You are on page 1of 6

Ảnh hưởng của IMF với các nước đang phát triển

1. Khái quát về IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế)

IMF tên đầy đủ theo tiếng Anh là International Monetary Fund – có nghĩa là Quỹ Tiền
tệ Quốc tế. Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập đồng thời với Ngân hàng Thế giới
(World Bank) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng 7 năm 1944 và vào
01/03/1947, IMF bắt đầu hoạt động và được hưởng theo quy chế cơ quan chuyên môn
của Liên hợp quốc. IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu
bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và
giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Cho tới tháng 11 năm 2022, IMF bao gồm 190 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc
đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền
vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới.

IMF cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các nước
thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các nước
đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô.

Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

2. Ảnh hưởng của IMF với các nước đang phát triển

- Hỗ trợ các QG trong đợt Covid-19:

- Hỗ trợ tài chính khẩn cấp: IMF ban hành Thể thức Tín dụng nhanh (RCF) và Công
cụ Tài trợ nhanh (RFI) nhằm hỗ trợ các nước hội viên gặp khó khăn về cán cân thanh
toán do những bất ổn, điểm yếu trong nền kinh tế, các cú sốc từ bên ngoài và tác động
của thảm họa thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu tài trợ ứng phó với COVID-19. Trong đó,
RCF là thể thức hỗ trợ tài chính ưu đãi cho các nước hội viên thu nhập thấp với lãi suất
0%, kỳ hạn 10 năm. RFI là thể thức hỗ trợ các nước hội viên IMF khác không thuộc
diện cho vay theo RCF; lãi suất gồm 02 cấu phần: (i) lãi suất thị trường Quyền rút vốn
đặc biệt (SDR) cộng với một khoảng biên độ (hiện tại là 1%), và (ii) một khoản phụ
phí được tính trên cơ sở dư nợ chậm trả và thời gian chậm thanh toán dư nợ chậm trả;
kỳ hạn vay 3,25 – 5 năm. Đến ngày 9/3/2022, đã có 90 nước đang phát triển tiếp cận
các thể thức hỗ trợ tài chính khẩn cấp của IMF với tổng giá trị khoảng 170,6 tỉ đô la.

Vd: Ban Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua việc mở cơ chế
Tín dụng linh hoạt (FCL) với tổng trị giá lên tới 23,93 tỷ USD trong 2 năm để giúp
Chile đối phó với tác động tiêu cực của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

- Tư vấn chính sách: Tháng 10/2020, IMF đề ra khuôn khổ chính sách tích hợp (IPF)
với việc kết hợp các công cụ chính sách tiền tệ với chính sách quản lý dòng vốn và
chính sách an toàn vĩ mô trong giai đoạn khủng hoảng. IMF khởi động tiến trình rà soát
khuôn khổ IPF vào đầu năm 2021 với mục đích đảm bảo các chính sách được thực thi
phù hợp và không nhắm tới tạo lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động
của các đoàn đánh giá định kỳ, IMF phối hợp với chính phủ các nước tiến hành phân
tích, đánh giá tác động của khủng hoảng COVID-19 tới các khu vực kinh tế, từ đó đưa
ra các khuyến nghị chính sách liên quan cho các chính phủ.

Vd: Đợt lũ lụt chưa từng có ở Pakistan vào mùa hè năm 2022 đã khiến hơn 1.700
người thiệt mạng, gây ngập lụt hơn 1/3 diện tích và làm sụt giảm một nửa tốc độ phát
triển của quốc gia này. Lũ lụt đã gây thiệt hại khoảng 32 tỷ USD cho nền kinh tế quốc
gia. IMF đã đồng ý cung cấp cho Pakistan khoản tiền trị giá 340 tỷ Rupee (1,5 tỷ USD)
nhằm hỗ trợ khoản thâm hụt ngân sách gia tăng do các chi phí liên quan đến lũ lụt
trong tài khóa hiện tại. IMF cũng đã thúc giục nước này thực hiện các bước bổ sung để
giải quyết những trở ngại đối với mục tiêu của Cơ quan thuế vụ liên bang (FBR)
Pakistan.

- Giảm nhẹ gánh nặng nợ cho các nước thu nhập thấp: thông qua Quỹ Tín thác
Ngăn chặn và Giảm nhẹ Thảm họa (CCRT), IMF đã giúp giảm nghĩa vụ trả nợ cho 31
nước thu nhập thấp với tổng giá trị 965,29 triệu đô la (đến ngày 9/3/2022). Bên cạnh
đó, IMF cũng phối hợp với WB đưa ra Sáng kiến Hoãn trả nợ có thời hạn cho các nước
thu nhập thấp (DSSI) với sự tham gia của các chủ nợ song phương chính thức trong
Câu lạc bộ Paris.

Nhằm giúp các quốc gia thành viên có thêm nguồn lực để chiến đấu chống lại đại dịch
Covid-19, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua gói hỗ trợ tài chính lớn kỷ lục, với
tổng trị giá lên tới 650 tỷ USD_gói hỗ trợ tài chính này được cấp dưới dạng tài sản dự
trữ quốc tế với tên gọi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

Các quốc gia thành viên IMF có thể vay SDR từ IMF với lãi suất ưu đãi, rồi sau đó giải
ngân ra một loại tiền tệ mạnh nào đó, chủ yếu với mục đích điều chỉnh, tạo ra vị thế có
lợi cho cán cân thanh toán của họ. Đáng chú ý, SDR được phân bổ dựa theo quy mô
nền kinh tế của một quốc gia và đóng góp của quốc gia đó vào dự trữ của IMF. Trong
trường hợp các quốc gia giàu có không cần khoản phân bổ này thì có thể nhường lại
cho những quốc gia nghèo hơn.

Thông báo của IMF cũng cho biết, trong gói hỗ trợ trị giá 650 tỷ USD lần này, 275 tỷ
USD sẽ được phân bổ cho các quốc gia đang phát triển và phần còn lại được dành cho
các nền kinh tế lớn nhất thế giới

- Nhóm Đặc trách về Vắc-xin COVID-19: Tháng 6/2021, IMF đã phối hợp với WB,
WHO và WTO thành lập Nhóm Đặc trách về Vắc-xin, thiết bị điều trị, xét nghiệm
COVID-19 nhằm thực hiện các mục tiêu: (i) đảm bảo tới cuối năm 2021, ít nhất 40%
dân số và 6 tháng đầu năm 2022, ít nhất 70% dân số được tiêm chủng tại tất cả các
nước, (ii) theo dõi và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh, và (iii) đảm bảo cung
cấp đủ bộ test, thiết bị chẩn đoán và điều trị COVID-19, đồng thời đảm bảo cung cấp
đầy đủ dịch vụ y tế công tại những nơi diện bao phủ vắc-xin còn thấp. Tại cuộc họp thứ
nhất của Nhóm Đặc trách vào ngày 30/6/2021, Nhóm đã kêu gọi các nước G20 tăng
cường chia sẻ vắc-xin COVID-19 với các nước đang phát triển, đảm bảo chia sẻ ít nhất
1 tỉ liều vắc-xin trong năm 2021; cung cấp tài chính, bao gồm cả các khoản viện trợ và
cho vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tự chủ sản xuất vắc-xin, thiết bị chẩn
đoán, xét nghiệm và điều trị COVID-19 của các nước đang phát triển; và loại bỏ mọi
rào cản đối với hoạt động xuất khẩu nguyên liệu vắc-xin cũng như vắc-xin thành phẩm,
loại bỏ mọi rào cản đối với hoạt động của chuỗi cung ứng. Sau 01 năm triển khai hoạt
động, về cơ bản Nhóm Đặc trách đã đạt được các mục tiêu đề ra.

- Ứng phó với những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu:

- Quỹ Tín thác Tự cường và Bền vững (Resilience and Sustainability Trust -
RST): Được IMF thông qua vào ngày 13/4/2022, có hiệu lực từ ngày 1/5/2022, nhằm
hỗ trợ các nước nâng cao khả năng chống đỡ trước các cú sốc và thúc đẩy tăng trưởng
bền vững, góp phần đảm bảo ổn định cán cân thanh toán trong dài hạn. RST bổ sung
cho các công cụ cho vay của IMF bằng cách tập trung vào những thách thức dài hạn và
mang tính cơ cấu như biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch bệnh... vốn tạo ra rủi ro lớn
đối với ổn định kinh tế vĩ mô. IMF xem xét cho vay trên cơ sở đánh giá các chính sách
cải cách và bền vững nợ. Đã có khoảng 3/4 hội viên của IMF đủ điều kiện tiếp cận các
khoản vay của RST.

- Cơ chế cho vay ứng phó với cú sốc lương thực (food shock window - FSW): Được
IMF thông qua vào ngày 30/9/2022 nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho
những nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán do khủng hoảng/cú sốc lương thực
toàn cầu. Ukraine là 1 trong số 5 nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới trước khi Nga
mở chiến dịch quân sự ở nước này, chiếm khoảng 15% lượng ngô và 12% lượng lúa mì
xuất khẩu toàn cầu. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết cuộc xung đột Ukraine làm
gián đoạn dòng chảy ngũ cốc và phân bón đã dẫn đến cuộc khủng hoảng an ninh lương
thực tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.

Quỹ kêu gọi tăng thêm hỗ trợ nhân đạo thông qua Chương trình Lương thực thế giới và
các tổ chức khác, cũng như các biện pháp khác ở các nước bị ảnh hưởng để giúp họ
cứu trợ người nghèo. "Cứu trợ xã hội ngắn hạn nên tập trung vào việc hỗ trợ lương
thực khẩn cấp hoặc tiền mặt cho người nghèo", Tổng giám đốc IMF Kristalina
Georgieva cho biết. Quỹ cũng kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm xuất khẩu lương thực và các
biện pháp bảo hộ khác.

Theo IMF, việc cải thiện sản xuất và phân phối cây trồng, bao gồm thông qua việc tăng
tài trợ thương mại, cũng giúp giải quyết cú sốc giá lương thực hiện nay. Các khoản đầu
tư vào nông nghiệp thích ứng với khí hậu, quản lý nước và bảo hiểm cây trồng cũng
cần thiết để đối phó với hạn hán và các hiện tượng thời tiết khó lường khác.

* Quan hệ Việt Nam - IMF

- Giám sát kinh tế vĩ mô: Hàng năm theo định kỳ, IMF thực hiện các đợt đánh giá về
tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam thông qua 2 Đoàn công tác: Đoàn Điều IV (thực hiện
vào Quý 2) và Đoàn đánh giá giữa kỳ (Đoàn cán bộ, thực hiện vào Quý 3 hoặc Quý 4)
để nghiên cứu cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam để đưa ra các tư vấn,
đánh giá, đề xuất về chính sách vĩ mô trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại,
cải cách DNNN…

Trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, IMF không tổ chức
các Đoàn công tác đánh giá định kỳ sang Việt Nam như các năm trước, thay vào đó, là
tiếp xúc, thảo luận với các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp, viện
nghiên cứu, trường đại học... theo hình thức trực tuyến. Ngoài ra, Đoàn Điều IV cũng
xây dựng các kịch bản tăng trưởng và thực hiện các nghiên cứu chuyên đề về tác động
của đại dịch COVID-19 tới một số lĩnh vực, khu vực kinh tế để từ đó đưa ra các
khuyến nghị, tư vấn chính sách liên quan cho Chính phủ và các cơ quan quản lý của
Việt Nam. Kể từ khi nổ ra khủng hoảng COVID-19, Đoàn Điều IV đã 03 lần thực hiện
kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cùng với đó, Đoàn cũng tích cực thực hiện các
nghiên cứu chuyên đề về tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động thương
mại, khu vực doanh nghiệp, khu vực hộ gia đình, v.v...

Năm 2022, IMF khôi phục các Đoàn đánh giá định kỳ trực tiếp tại Việt Nam. Bên cạnh
đó, Đoàn Điều IV tiếp tục thực hiện các báo cáo nghiên cứu, đánh giá tác động của
những bất ổn kinh tế toàn cầu tới kinh tế trong nước cũng như các vấn đề có tính thời
sự khác và đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan cho Chính phủ và các cơ quan
quản lý.

- Hỗ trợ kỹ thuật: Từ 1994 - 2022, IMF đã cung cấp hơn 200 đoàn hỗ trợ kỹ thuật cho
các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam về các nội dung đa dạng về tài chính
công, nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thống kê, phòng chống rửa tiền… Năm 2022,
ngoài một số hỗ trợ kỹ thuật bị hoãn dưới ảnh hưởng dịch COVID, đa số các dự án hỗ
trợ kỹ thuật vẫn được tiếp tục dưới hình thức trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp. Ngoài
ra, IMF cũng thường xuyên tổ chức đối thoại tư vấn chính sách và thông tin cho các cơ
quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

- Đào tạo: Hàng năm, IMF cung cấp học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và tài trợ cho cán bộ của
NHNN và các Bộ, ngành liên quan tham dự các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn về các
chủ đề chính sách và kinh tế vĩ mô, tài chính, ngân hàng, tiền tệ, thống kê… tại các
Viện đào tạo khu vực của IMF tại Singapore, Mỹ; các Văn phòng khu vưc của IMF
như Văn phòng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (OAP), Văn phòng Tăng cường
Năng lực tại Thái Lan (CDOT)…; và các nước thành viên được lựa chọn. Từ năm 1993
đến tháng 11/2022, IMF đã đào tạo khoảng hơn 1880 lượt cán bộ của Việt Nam trong
các lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, kinh tế, tài chính, ngân hàng...

You might also like