You are on page 1of 4

http://petrotimes.vn/imf-va-wb-tim-ly-do-ton-tai-138657.

html

IMF và WB tìm lí do tồn tại

WB và IMF là bộ cột đôi chống đỡ cấu trúc trật tự kinh tế và tài chính thế giới từ khi thành
lập. WB là tổ chức phát triển, trong khi IMF là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách
trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia.

WB có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho sự phát triển kinh tế.

Một trong những điều luật quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành viên phải để đồng
tiền mình được trao đổi tự do với các đơn vị tiền tệ nước ngoài, và trong mọi trường hợp phải
cáo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính – kinh tế nước mình, nhằm
tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế các nước thành viên. Thành viên đồng thời phải hiệu
chỉnh chính sách liên quan đến tài chính theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của
toàn bộ khối nằm chung trong tổ chức.

IMF cho vay tiền khi thành viên gặp rắc rối về tài chính. Do đó không có gì ngạc nhiên khi
IMF luôn can thiệp khá thô bạo vào nền kinh tế một nước đang cần được trợ giúp. Mục tiêu
của IMF là hi sinh một số lợi ích kinh tế của một vài quốc gia để duy trì sự ổn định và trật tự.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng ít bị thống trị bởi Mỹ và châu Âu, trong khi
BRICs đang bước những bước vững chắc vào trung tâm quyền lực của kinh tế thế giới, IMF
cần có được tính chính đáng mới thông qua cải cách tính đại diện của các quốc gia thành viên
sao cho phù hợp với trọng lượng kinh tế của mỗi nước.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde thừa nhận không có cách nào làm cho cổ đông số một
của định chế này là Mỹ thông qua dự thảo cải cách IMF đã được đưa ra về quyền bỏ phiếu
của các nền kinh tế đang lên và việc Tổng giám đốc của IMF luôn là một người châu Âu kể
từ năm 1944. Bộ trưởng Tài chính Argentina Hernan Lorenzo nói thẳng rằng việc mất dân
chủ trong lãnh đạo và quản lý IMF cho thấy định chế này cần phải được cải tổ sâu rộng.

Các nước BRICs đã quá sốt ruột và bắt đầu phản công khi quyết định sẽ thành lập một quỹ
tiền tệ riêng của họ.

Bất chấp những chỉ trích, IMF vẫn có một vị thế quan trọng trong tương lai và đứng ở tuyến
đầu trong cuộc chiến chống khủng hoảng. Thể chế tài chính này đã tham gia vào bốn chương
trình giải cứu Eurozone trong thời gian qua, đồng thời vẫn duy trì là vị trí trung tâm trong
mạng lưới kinh tế toàn cầu với vai trò là người giám sát, tư vấn, hỗ trợ các thành viên cải tổ
cơ cấu kinh tế, tái lập cân bằng ngân sách.

Với WB, nhà tài trợ khổng lồ cho phát triển, những khó khăn và thách thức còn lớn hơn và
cấp bách hơn nhiều: bộ máy cồng kềnh, tốn kém, thiếu vốn đóng góp, cạnh tranh của các đối
tác mới trong lĩnh vực phát triển, trong đó có cả từ khu vực tư nhân, Trung Quốc và các quỹ
phát triển khác, những thành phần đang đe doạ sẽ giảm đóng góp tại các nước nghèo, đặc biệt
là Châu Phi.

Chủ tịch WB đưa ra kế hoạch tiết kiệm 400 triệu USD cho WB, với mục tiêu là trong vòng 3
năm tới sẽ đưa ngân sách hoạt động của WB giảm xuống còn 4.6 tỉ USD/năm. Các khoản tiết
kiệm sẽ được thực hiện qua việc cắt giảm chi phí đi lại, công tác, hạn chế mua sắm trang thiết
bị và giảm bớt số nhân viên hiện lên tới con số 10 ngàn người toàn cầu.

http://nghiencuuquocte.net/wp-content/uploads/2013/09/the-imf-a-cure-or-a-curse.pdf

The IMF: A Cure or a Curse?

Whose interests exactly does the IMF represent? Its actions during the Asian financial crisis
not only cast the answers to these questions in sharp and disturbing relief, but also raise
serious doubts about the soundness of the institutional architecture for global governance in
general, and for international economic and financial management in particular.

Letting the record speak

If the IMF had a dollar for every criticism of its purpose and role by the Right, the Left, and
the Centre, it would perhaps never again have to approach its shareholders for more money to
sustain its operations.

The purpose of the IMF was to promote international monetary cooperation, exchange rate
stability, and the expansion of international trade by acting as a lender of last resort when a
member country faced an economic crisis.

In principle, the IMF has a structure akin to a financial cooperative. A member country’s
contributions to the IMF (quota) are based on its weight in the global economy. This weight
also determines its voting power and borrowing capacity (drawings).
By approaching the IMF, a member country facing a financial crisis has access to the fund’s
resources and advice. As a country’s drawings become larger relative to its quotas, it must
meet more exacting standards or ‘conditionalities’, which typically mean significant changes
in economic policies to ensure that the country’s domestic and external deficits are drastically
lowered or even eliminated. Failure to meet those conditions results in suspension,
renegotiation, or even cancellation of the programme.

The advent of structural reforms

The IMF, rather than just focus on the size of budget deficits and the magnitude of revenue
increases and the expenditure cuts needed to correct them, the fund began to demand specific
cuts and increases – for example, pressing some countries to protect social programmes and
prune military spending.

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/imf-va-wb-truoc-suc-ep-can-thay-mau-de-giu-vi-the-
2015021915462464.chn

Một số chuyên gia lên tiếng chỉ trích rằng IMF và WB chưa thật chuẩn xác trong những dự
đoán hay cảnh báo về tình hình kinh tế và bị động trong ứng phó với các cuộc khủng hoảng.
Khi cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở Châu Âu, IMF và WB dường như không có được
một kế hoạch tổng thể và giải pháp rõ ràng, hai tổ chức này chỉ thụ động phối hợp chi tiền
giải cứu từng quốc gia riêng lẻ.

Hai tổ chức này đã đi lệch trọng tâm sứ mệnh ban đầu và ngày càng bị chính trị hoá. Biểu
hiện rõ nét là việc áp đặt những điều kiện cho vay khắt khe đối với các nước đang phát triển.

Tình hình kinh tế thế giới thế kỉ 21 có nhiều biến đổi, phức tạp hơn so với nhiều thập kỷ
trước đây, khi IMF và WB được thành lập. Quy mô của nền kinh tế tăng gấp nhiều lần, cuộc
cách mạng công nghệ đã tác động đáng kể đến lối sống và phong cách kinh doanh. Nhưng
phương thức điều hành của hai thể chế tài chính lớn này hầu như không có nhiều thay đổi.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS đang lên tiếng yêu cầu gia tăng tiếng
nói trong các thể chế quốc tế tương ứng với sức mạnh kinh tế lớn dần của họ.

Các bản sao mới


Gần đây, BRICS đã nhất trí lập Ngân hàng phát triển mới (NDB) và Quỹ Dự trữ Khẩn cấp
(CRA), được đánh giá là bản sao của IMF và WB.

NDB ra đời là kết quả của những bất đồng giữa Mỹ, phương Tây và các quốc gia Đông Á
(nhất là Trung Quốc) trong việc cải tổ cấu trúc tài chính và tiền tệ thế giới.

Áp lực cần thay máu

Để công cuộc cải tổ IMF và WB đi vào thực chất, hai tổ chức này cần tập trung nâng cao hiệu
quả quản trị toàn cầu, theo đó IMF cần làm đúng chức năng là cơ quan giám sát, cảnh báo và
ổn định hệ thống tài chính, còn WB có thể ra quyết sách cho vay phát triển hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, các nước thành viên cũng cần tăng cường tiềm lực tài chính cho hai tổ chức
này, để có đủ nguồn quỹ cho bộ máy hoạt động, cũng như cấp các khoản vay phát triển và hỗ
trợ các nước thành viên gặp khó khăn về tài chính.

You might also like