You are on page 1of 9

8.

Hãy trình bày và phân tích vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong chính

sách tài chính - tiền tệ toàn cầu? Hãy đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu

quả khi sử dụng vốn vay của IMF?

https://thebank.vn/blog/19117-quy-tien-te-quoc-te-la-gi-vai-tro-cua-quy-tien-te-quoc-
te.html

https://lamchutaichinh.vn/imf-la-gi

https://luatminhkhue.vn/phan-tich-va-binh-luan-ve-imf-quy-tien-te-quoc-te.aspx

https://www.yourarticlelibrary.com/foreign-trade/remarkable-achievements-of-the-
international-monetary-fund-imf/26263

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/imf-thong-qua-goi-ho-tro-lon-nhat-lich-su-de-giup-
cac-nuoc-duong-dau-voi-covid-19-89566.html

Phần I: Khái quát chung về quỹ tiền tệ quốc tế

Phần II: Vai trò của IMF trong chính sách tài chính-tiền tệ toàn cầu
2. Nội dung

I-Tổng quan về quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

1.1. Sự hình thành quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (có tên tiếng Anh: International Monetary Fund-IMF) là một tổ chức
quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân
thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính
của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng
7 năm 1944. Cho tới nay, IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) bao gồm 190 quốc gia thành viên
(bao gồm Việt Nam) với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định
tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích
việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF (Quỹ tiền
tệ quốc tế) cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các
nước thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các
nước đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô và giảm
đói nghèo.

Hình 1: Hội nghị thường niên của IMF năm 2021

Nguồn: IMF.org

IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) được thành lập khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Những nước tham gia thành lập tổ chức này nhằm mục đích xây dựng một khuôn khổ
hợp tác kinh tế có thể giúp thế giới tránh sự lặp lại những chính sách kinh tế sai lầm đã
dẫn đến cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 cùng những mâu thuẫn toàn cầu đi kèm. Kể
từ lúc thành lập cho đến nay, thế giới đã thay đổi một cách đáng kể, nhiều quốc gia đã trở
nên giàu có hơn nhiều, và hàng triệu người đã thoát khỏi nạn đói nghèo, đặc biệt là ở
Châu Á. Nhìn chung, mục đích chính của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) hiện nay vẫn là đảm
bảo sự ổn định tài chính toàn cầu. Cụ thể hơn, IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) tiếp tục:

- Cung cấp diễn đàn cho hợp tác giải quyết những vấn đề về tiền tệ quốc tế;

- Tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại thế giới, từ đó thúc đẩy việc tạo việc làm,
phát triển kinh tế và giảm đói nghèo;

- Thúc đẩy sự ổn định về tỷ giá hối đoái và phát triển một hệ thống thanh toán mở;

- Cho các quốc gia vay ngoại hối khi gặp những vấn đề về cán cân thanh toán.

Cách thức hoạt động của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) đã được thay đổi rất nhiều trong
những năm qua và đặc biệt là từ những năm 1990 vì tổ chức này đã và đang cố gắng thích
ứng những nhu cầu đang thay đổi hàng ngày của các nước thành viên trong một nền kinh
tế toàn cầu hóa. Gần đây nhất, giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn đã đưa ra một
chương trình cải tổ đầy tham vọng nhằm đảm bảo rằng IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) tiếp tục
đưa ra những phân tích kinh tế và tham vấn đa phương để duy trì sự ổn định của hệ thống
tiền tệ toàn cầu. IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) đã cải tổ cách thức hoạt động theo những
hướng sau:

- Đẩy mạnh hoạt động của các phương tiện và cách thức cho vay của IMF (Quỹ tiền tệ
quốc tế); Tăng cường việc theo dõi các nền kinh tế riêng lẻ, khu vực và toàn cầu và giúp
giải quyết những bất cân bằng của nền kinh tế thế giới;

- Phân tích sự phát triển của thị trường tài chính, đánh giá những vấn đề dễ gây bất ổn của
các hệ thống ngân hàng;

- Giúp cắt giảm đói nghèo;

- Cải tổ quản lý trong IMF và giúp cho IMF có tránh nhiệm hơn và trong sạch hơn trong
hoạt động của mình.

IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua phí thành viên,
được gọi là hạn ngạch. Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy
mô kinh tế của quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn phải trả nhiều tiền hơn. Như vậy,
nguồn vốn hoạt động chủ yếu của quỹ là do các nước thành viên đóng góp. IMF (Quỹ
tiền tệ quốc tế) đã xây dựng một hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp với các nước
thành viên. Số phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy thuộc vào mức độ đóng góp của nước
đó cho IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế). Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF
(Quỹ tiền tệ quốc tế) hiê ̣n nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.
Trải qua các thời kỳ biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF (Quỹ
tiền tệ quốc tế) đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỷ
giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.

Năm 1972, theo Hiệp định Jamaica, các tỷ giá hối đoái được thả nổi. Điều này đã đẩy các
nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) không duy trì tỷ giá đồng tiền
của mình theo đồng đôla nữa mà mỗi nước tự do quy định, tuyên bố hay không tuyên bố
tỷ giá đồng tiền của mình. Lúc này vàng bị gạt ra khỏi hệ thống tiền tệ và được thay thế
bằng quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights - SDR) để tăng thêm mức cung về
phương tiện thanh toán quốc tế.

1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu quản trị của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) bao gồm những bộ phận chính như sau:

- Hội đồng thống đốc: là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và một
thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên. Thống đốc được chỉ định bởi quốc gia
thành viên và thông thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương.

- Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ trưởng:
Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế( IMFC- International Monetary and Financial
Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee).

- Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu trách nhiệm
quản lý các công việc hàng ngày của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế). 24 thành viên của Ban
Giám đốc Điều hành này thay mặt cho 190 quốc gia thành viên. Ban Giám đốc Điều hành
bàn luận và giải quyết tất cả các vấn đề từ việc xem xét tình trạng kinh tế của các nước
thành viên được chuẩn bị bởi nhân viên của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) cho đến các vấn đề
về chính sách kinh tế có liên quan đến nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn: IMF.org

IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29
nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF (Quỹ
tiền tệ quốc tế) ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm
1947 IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên
ngày 8 tháng 5 năm 1947.

Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự
tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc
vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.)
Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều
cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn
toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời
kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có
thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của
IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF (Quỹ tiền tệ quốc
tế) thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ
và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho
các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng
nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế).Ảnh hưởng của IMF (Quỹ
tiền tệ quốc tế) trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các
quốc gia thành viên. Hiện IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) có 190 thành viên, nhiều hơn bốn lần
so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.

1.3. Chính năng và nhiệm vụ của IMF

Nhiệm vụ chính của IMF là đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỷ
giá hối đoái và thanh toán quốc tế cho phép các quốc gia và công dân của họ giao dịch
với nhau.

Quỹ tiền tệ Quốc tế hỗ trợ các nước thành viên thông qua 3 chức năng chính sau đây:

- Giám sát: Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu và các nước thành viên, đồng
thời tư vấn về chính sách kinh tế cho các nước thành viên. Điều này được thực hiện thông
qua việc nghiên cứu, thống kê, phân tích và dự báo các nền kinh tế quốc gia, khu vực
hoặc toàn cầu. Ngoài ra, IMF sẽ cung cấp lời khuyên cho các nước thành viên và thúc
đẩy các chính sách được thiết kế để thúc đẩy sự ổn định kinh tế, giảm tính dễ bị tổn
thương trước các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, và nâng cao mức sống. IMF
cũng cung cấp các đánh giá định kỳ về triển vọng toàn cầu trong Triển vọng Kinh tế Thế
giới về các thị trường tài chính trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu, về các phát
triển tài chính công trong Giám sát Tài chính của quỹ. Và các vị trí bên ngoài của các nền
kinh tế lớn nhất trong Báo cáo ngành ngoài, thêm vào một loạt các dự báo triển vọng kinh
tế khu vực.

- Hỗ trợ tài chính: Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước thành viên
khi họ gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Cụ thể như đưa ra các
nguồn vốn cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài. Nhiệm vụ hỗ trợ tài chính
này chính là trách nhiệm cốt lõi của IMF.

- Phát triển năng lực: Trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên nhằm cải thiện khả năng
điều hành kinh tế. Ví dụ như thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn đối với
thuế và quản lý, quản lý chi tiêu, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều
tiết hệ thống ngân hàng và tài chính, khuôn khổ lập pháp và thống kê kinh tế.

1.4. Các loại tín dụng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IMF là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu.
Từ đó thiết lập tài chính an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế cũng
như đẩy mạnh việc làm, tăng trưởng kinh tế cao và giảm bớt đói nghèo. Xuất phát từ mục
đích này, IMF cũng đưa ra các loại tín dụng để hỗ trợ các nước thành viên trong việc phát
triển kinh tế. Cụ thể như sau:

- Tín dụng thông thường: Loại này yêu cầu nước được vay phải có chương trình điều
chỉnh kinh tế ngắn hạn. Mức cho vay tối đa là 100% cổ phần của nước đó tại quỹ; thời
hạn vay từ 3 - 5 năm; thời gian ân hạn 3 năm; lãi suất khoảng 5% - 7,5%/năm.

- Vốn vay bổ sung: Loại tín dụng này có mức vay có thể từ 100% - 350% cổ phần của
nước đó tại quỹ (tuỳ theo mức độ thiếu hụt). Thời hạn vay từ 3 - 5 năm; thời gian ân hạn
3,5 năm; lãi suất được tính theo lãi suất thị trường.

- Vay dự phòng: Loại tín dụng này của IMF có các đặc điểm: Mức vay tối đa được 62,5%
cổ phần. Thời hạn vay 5 năm; thời gian ân hạn 3,5 năm; lãi suất áp dụng theo thị trường.

- Vay dài hạn: Nước đi vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế trung hạn và mọi
khoản vay phải theo sát với việc thực hiện chương trình theo từng quý, năm. Trong đó:
Mức vay bằng 140% cổ phần tại quỹ; thời hạn vay 10 năm; thời gian ân hạn 4 năm; lãi
suất từ 6 - 7,5%/năm.

- Vay bù đắp thất thu xuất khẩu: Đây là khoản vay cho các nước đang phát triển có đột
biến thiếu hụt cán cân thương mại trong năm. Theo đó: Mức vay tối đa bằng 100% cổ
phần của nước đó tại quỹ. Thời hạn vay từ 3 - 5 năm; lãi suất khoảng 5% - 7,5%/năm.

- Vay chuyển tiếp nền kinh tế: Đây là loại tín dụng mới xuất hiện của IMF để hỗ trợ cho
các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, theo đó: Thời hạn
vay 5 năm; thời gian ân hạn 3,25 năm; lãi suất theo mức lãi suất thị trường.

Bên cạnh đó, IMF còn có một số loại tín dụng khác như: vay để duy trì dự trữ điều hòa,
vay để điều chỉnh cơ cấu…
Các nước thành viên cũng được quyền vay hay quyền rút vốn đối với IMF. Các nước có
thể sử dụng quyền rút vốn và dự trữ quốc tế của mình để tài trợ cho các khoản thâm hụt
cán cân thanh toán. Đối với cơ chế quyền rút vốn tại IMF, các nước thành viên cần đảm
bảo:

Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán các nước thành viên có thể rút vốn. Tức là mua
đồng tiền nước ngoài của IMF bằng đồng tiền của nước mình trong giới hạn bằng 125%
hạn mức của mình, trong đó các nước có thể rút 25% đầu tiên bất kì khi nào có nhu cầu.

Khi muốn rút một hay cả bốn phần 25% còn lại, các nước phải nhất trí với IMF về một
chương trình bao gồm các biện pháp xử lý thâm hụt cán cân thanh toán của mình. Các
nước thành viên phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình trong khoảng thời gian từ 3 - 5
năm.

Liên quan đến quyền rút vốn của các nước thành viên, năm 1970, IMF đã tạo ra một tài
sản dự trữ quốc tế gọi là Quyền Rút vốn Đặc biệt (viết tắt là SDR) để tăng thêm mức
cung về phương tiện thanh toán quốc tế. Quyền này cũng tạo ra những phương tiện vay
nợ bổ sung cho các nước thành viên nghèo của IMF. Tổng phân bổ toàn cầu hiện vào
khoảng 204 tỷ SDR (khoảng 283 tỷ USD). Các thành viên IMF có thể tự nguyện trao đổi
SDRs lấy tiền tệ giữa chính các thành viên.

II- Mối quan hệ Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF)

2.1. Việt Nam gia nhập IMF

Việt Nam Cộng hòa gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 1956. Năm 1976, CHXHCN Việt
Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các
khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200
triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Viê ̣t Nam
phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt
Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa VN - IMF được duy
trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh
tế vĩ mô.

Tháng 10/1993, Viê ̣t Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993-
2004, IMF đã cung cấp cho Viê ̣t Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triê ̣u
USD, giải ngân được 670,8 triê ̣u USD – trong đó 209,2 triê ̣u USD của chương trình Tăng
trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF.
Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù
giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. IMF vẫn rất tích cực tiến hành nhiều hoạt
động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực
ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách DNNN, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở,
thanh tra ngân hàng (Đoàn điều IV: giám sát kinh tế vĩ mô), cải cách thuế (tư vấn cho Bộ
Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố v.v.
Ngoài ra, hàng trăm lượt cán bô ̣ NHNN và các bô ̣ ngành liên quan được tạo điều kiê ̣n
tham dự các khóa đào tạo, hô ̣i thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình
do IMF tài trợ tại Singapore, Áo, Mỹ.

Tăng vốn cổ phần đặc biệt năm 2008: vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF đã tăng thêm
131,6 triệu SDR từ 329,1 triệu SDR lên 460,7 triệu SDR. Việc góp vốn của Việt Nam đã
hoàn tất và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 27/4/2011. Tính đến tháng 12/2021, vốn cổ
phần của Việt Nam tại IMF là 1381,31 triệu SDR.

2.2. Hoạt động nổi bật của IMF tại Việt Nam

III- Vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong chính sách tài chính - tiền tệ toàn cầu

https://luatduonggia.vn/imf-la-gi-chuc-nang-nhiem-vu-va-vai-tro-cua-quy-tien-te-quoc-
te-imf/

– Thông qua đối thoại, nghiên cứu, tư vấn, cũng hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, IMF sẽ giúp
tạo ra một cộng đồng toàn cầu các chuyên gia thực hành.

– IMF đóng vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách
nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc
tế.

– Quỹ tiền tệ Quốc tế tạo điều kiện mở rộng, tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch
quốc tế, từ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực
tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên.
– Tăng cường ổn định ngoại hối để duy trì một cách có trật tự các hoạt động giao dịch
ngoại hối giữa các thành viên. Từ đó tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh giữa các
nước.

– Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên
cũng như xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của mậu
dịch quốc tế.

– Bằng việc cung cấp các nguồn lực dự trữ của quỹ, đảm bảo an toàn, tạo ra cơ hội cho
các nước sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế, IMF đã tạo niềm tin cho
các nước thành viên.

– Có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong
cán cân thanh toán của các nước thành viên.

3.1. Cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu

IMF đóng vai trò trong việc phát triển các công cụ để các nước đo lường, đánh giá và cải
thiện tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu, bao gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như
ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả. Theo đó, IMF sẽ giúp các nước tìm ra giải pháp tốt
hơn để thực hiện các biện pháp trong tất cả các lĩnh vực nói trên và xác định những bài
học từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó có thể làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc
gia cụ thể bất kỳ có thể có.

3.2. Vai trò

IV- Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả khi sử dụng vốn vay của IMF

You might also like