You are on page 1of 6

tác động của covid 19

Chính sách cân đối bên trong và ngoài trong một nền
kinh tế mở của Việt Nam
* Bên trong:
<Thực hiện chính sách tài khóa>
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bô ̣ Tài chính đã bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ đánh giá tình hình thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm tại nhiều
quốc gia trên thế giới, chủ động rà soát hệ thống pháp luật và đề xuất triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp về tài chính - NSNN để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do đại dịch. Cụ
thể như sau:

Thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời hạn thu, nộp đối với một số khoản thu, sắc
thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân

Ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp có thẩm
quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ
khó khăn và khôi phục sản xuất kinh doanh (SXKD), tái khởi động nền kinh tế như: Gia hạn thời
hạn nộp các khoản thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN thuế TTĐB) và tiền thuê đất;
miễn, giảm các khoản thuế (như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi
trường), phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng; trong đó, số
tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số được miễn,
giảm khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, sang năm 2021, doanh nghiệp, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh chưa
được kiểm soát, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục thực
hiện một số giải pháp như: Gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN) và
tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; tiếp tục giảm
thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay để hỗ trợ ngành Hàng không; thực hiện tính vào
chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của
doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục giảm mức thu
hơn 30 loại phí, lệ phí từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Ngoài ra, trước làn sóng bùng phát lần thứ 4 của dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm
trọng đến SXKD, Bộ Tài chính đã khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ, trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 với trọng tâm: (i) Giảm thuế thu
nhập phải nộp của năm 2021 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (có doanh thu không quá 200 tỷ đồng
và giảm so với doanh thu năm 2020); (ii) Miễn thuế trong quý III và quý IV/2021 đối với hộ kinh
doanh và các nhân kinh doanh; (iii) Giảm thuế GTGT từ ngày 01/10/2021 đến hết 31/12/2021
đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ; và (iv) Miễn tiền chậm nộp trong năm 2020 và năm
2021 đối với các doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020.

Đồng thời, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ giảm tiền thuê đất cho các đối tượng
gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; trình Chính phủ giảm thuế suất thuế nhập khẩu
đối với nhiều nhóm mặt hàng... Tổng giá trị hỗ trợ dự kiến khoảng trên 139 nghìn tỷ đồng; trong
đó, số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí,
tiền chậm nộp thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 24,3 nghìn tỷ đồng.

Các giải pháp hỗ trợ nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng
doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động SXKD và duy trì tăng
trưởng.

Quản lý chi NSNN (ngân sách nhà nước)tiết kiệm, chặt chẽ; tập trung nguồn lực cho công tác
phòng, chống dịch; áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù trong mua sắm lĩnh vực y tế

Chính sách chi NSNN được quản lý và điều hành theo hướng tiết kiệm, chặt chẽ, ưu tiên phân bổ
và đảm bảo nguồn lực NSNN cho phòng, chống dịch; thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của đất
nước; đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
công nhằm góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Nguồn dự phòng NSNN, Quỹ dự trữ tài chính và Quỹ dự trữ ngoại hối cũng được huy động để
đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, để kiểm soát bội chi, hàng loạt các
giải pháp cắt, giảm, tiết kiệm chi đã được thực hiện như: Các bộ, cơ quan trung ương và địa
phương đã rà soát cắt giảm kinh phí hô ̣i nghị, công tác phí trong và ngoài nước; tiết kiê ̣m thêm
10% chi thường xuyên; đồng thời, tạm hoãn việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ,
công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP năm 2021 được thực hiện ở cả cấp NSTW
và NSĐP. Bên cạnh đó, cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách được áp dụng linh hoạt trong mua sắm
thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ và dự phòng cho công tác
phòng, chống dịch khi có diễn biến phức tạp, phát sinh.

Đảm bảo các cân đối lớn về tài chính ngân sách

Mặc dù dưới tác động của dịch COVID-19, hoạt động kinh tế gặp nhiều khó khăn, cùng với việc
triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế như đã nêu trên, nhưng kết quả thực hiện thu
NSNN khá tích cực. Tổng thu NSNN năm 2020 đạt 98% so dự toán; tỷ lê ̣ đô ̣ng viên vào NSNN
đạt 24% GDP; riêng thuế, phí đạt 19,1% GDP. Sang năm 2021, lũy kế thu NSNN 9 tháng đạt
80,2% dự toán, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó thu NSNN cả cấp trung ương và
địa phương đều đạt tiến độ dự toán.

Nhờ chủ đô ̣ng trong điều hành, chi NSNN năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã đáp ứng
kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước
và thanh toán các khoản nợ đến hạn. NSNN đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 và 29,1
nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân
theo các nghị quyết của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết định xuất cấp
trên 152 nghìn tấn gạo và cả vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống
dịch, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm.

Tiến độ giải ngân vốn ĐTPT cũng đạt nhiều tiến bộ, nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu giải
ngân đã được tháo gỡ; tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN năm 2020 và những tháng đầu
năm 2021 đều tăng so với các năm trước đó. Cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết
của NSTW năm 2021 được 14,62 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc
hội cho bổ sung dự phòng NSTW năm 2021 tập trung chi cho phòng, chống dịch COVID-19;
NSĐP được khoảng 6 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi NSNN đạt 61,1% dự toán.

Cân đối ngân sách những tháng đầu năm 2021 đã cơ bản được đảm bảo. Từ nay đến cuối năm,
ngành Tài chính cố gắng hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN và các nhiệm vụ chi
được thực hiện triệt để tiết kiệm, đảm bảo cân đối NSNN và tỷ lệ bội chi NSNN trong phạm vi
dự toán được Quốc hội giao.

Hình thành Quỹ Vắc xin phòng COVID-19


Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định thành lập Quỹ Vắc xin phòng COVID-19 nhằm huy động các nguồn lực phục
vụ tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng
của Nhà nước, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Đến ngày 04/10/2021, Quỹ Vắc xin phòng COVID-19 đã có 550 nghìn lượt tổ chức, cá nhân ủng
hộ, huy động được 8.692,6 tỷ đồng. Quỹ đã thực hiện đúng quy định, kịp thời chi cho công tác
phòng dịch, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi từ quỹ hơn 7,9 nghìn tỷ đồng để
mua vắc xin (2,55 nghìn tỷ đồng theo Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 30/6/2021; 2,65 nghìn
tỷ đồng theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 17/9/2021; gần 2 nghìn tỷ đồng theo Quyết định
số 1639/QĐ-TTg ngày 29/9/2021; và 759 tỷ đồng theo Quyết định số 1644/QĐ-TTg ngày
30/9/2021).

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

Với những đóng góp tích cực trong điều hành chính sách tài khóa đã góp phần vào kết quả tăng
trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%, các cân đối lớn của
nền kinh tế được đảm bảo, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, được quan tâm thực hiện tốt.

Bộ Tài chính tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:

(1) Tập trung thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong lựa chọn ưu
tiên phù hợp giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phục hồi sản
xuất, kinh doanh không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, tạo thuận lợi cho DN và người dân,
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và các cân đối lớn về tài chính - NSNN.

(2) Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao
động, doanh nghiệp.

(3) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, đặc biệt là về tài chính, ngân sách, tài sản
công, thuế, quản lý giá... Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho phát triển;
hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
(4) Thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu NSNN, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế, hải quan, Kho bạc Nhà
nước. Đồng thời, đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lâ ̣n thương mại, trốn thuế; đôn đốc
thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lê ̣ nợ đọng. Bên cạnh đó, chủ đô ̣ng cân đối, đảm bảo
đầy đủ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ cấp bách khác;
tăng cường quản lý công tác dự trữ nhà nước nhằm đảm nhu cầu hàng hoá thiết yếu cho người
dân.

(5) Tiếp tục rà soát, đánh giá, sắp xếp và cơ cấu lại các nhiê ̣m vụ, nhu cầu chi NSNN. Tổ chức
điều hành chi NSNN chă ̣t chẽ. Tâ ̣p trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để phục hồi sản
xuất, phát triển kinh tế; kiên quyết cắt giảm các dự án không có khả năng giải ngân để điều
chuyển cho các dự án có nhu cầu và khả năng giải ngân cao.

(6) Chủ động cân đối và kiểm soát chă ̣t chẽ bô ̣i chi NSNN. Quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công,
cơ cấu nợ công theo hướng bền vững; sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước; kiểm soát chặt chẽ
hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

(7) Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn
định và giảm mặt bằng lãi suất, chi phí vốn… góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ của ngành Tài chính là rất
lớn và nặng nề. Tuy nhiên, Bộ Tài chính tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm, phối hợp, chia sẻ của các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là
của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong
cả nước; cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ công chức toàn ngành, ngành Tài
chính sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống đoàn kết, nhất trí; nỗ lực phấn đấu vượt qua
khó khăn, thách thức, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021 ở mức cao
nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế sau
khi dịch bệnh được kiểm soát.

*Bên ngoài
Do cả cán cân thương mại hàng hóa và cán cân vãng lai đã trở nên xấu đi. Nhập khẩu tăng nhanh
hơn xuất khẩu, trong khi cán cân dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc đóng cửa biên
giới quốc gia đối với hầu hết khách quốc tế. Khu vực kinh tế đối ngoại đã mất đi một phần động
lực, vì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2021 ước tính
đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa đã
chuyển sang thâm hụt sau khi đạt kết quả thặng dư cao chưa từng có của năm 2020 (19,1 tỷ
USD), tính chung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,13 tỷ USD. Thực
tế này có lẽ do các đơn vị xuất khẩu phải đối mặt với tình trạng đứt gãy do đại dịch tái bùng phát,
buộc họ phải đóng cửa nhà máy hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, cũng như phải đối mặt với áp lực
cạnh tranh ngày càng lớn từ những quốc gia khác có các hoạt động sản suất đang phục hồi mạnh
mẽ hơn.

Trong 10 tháng đầu năm 2021, cán cân vãng lai tại Việt Nam đang bị thâm hụt -4.596 triệu USD.

Giải pháp:

-thực hiện các chính sách tài khóa bổ sung

- Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt đi kèm với giảm mức lạm phát để để đồng Việt Nam có thể xuống
giá từ từ, không gây bất ổn mất giá đồng tiền.

-Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái:

+ Tiếp tục thắt chặt tiền tệ

+ Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn.

-Ưu tiên các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại
địch; tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết; nắm bắt thông tin thị
trường và cảnh báo sớm các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự
thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán. Đồng thời
đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường nhỏ và thị trường ngách; đa
dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát
triển thương hiệu quốc gia Việt Nam…

-Giảm thuế xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ

You might also like