You are on page 1of 6

1.

Thực chi TCC 2018


a, Chi đầu tư phát triển: quyết toán 393.304 tỷ đồng, bằng 97,9% so dự toán, chiếm
27,4% tổng chi NSNN.

b, Chi trả nợ lãi: quyết toán 106.584 tỷ đồng, bằng 94,7% so với dự toán.

c, Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 931.859 tỷ
đồng, bằng 95,6% so với dự toán, chiếm 64,9% tổng chi NSNN.

Trong năm, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã điều hành ngân sách bám
sát mục tiêu, dự toán được giao. Chính phủ đã bảo đảm kinh phí phòng, chống khắc phục
hậu quả thiên tai; tăng kinh phí bảo đảm nhiệm vụ quan trọng và thực hiện chế độ, chính
sách an sinh xã hội theo quy định.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ chi thường xuyên quan trọng như chi sự nghiệp khoa
học công nghệ, chi giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chính sách an sinh xã hội, bảo vệ
môi trường, tiếp tục được chú trọng bố trí ngân sách để thực hiện; đồng thời tích cực đổi
mới, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tài
chính đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình tính chi phí đầy đủ.

=> Nhiệm vụ chi NSNN năm 2018 đã đảm bảo kinh phí đáp ứng kịp thời các
nhiệm vụ chính trị, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất
sau thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với
cách mạng, an toàn xã hội. Công tác quản lý, kiểm soát NSNN chặt chẽ theo quy định
của Luật NSNN và nghị quyết của Quốc hội. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã
triển khai thực hiện nhiều giải pháp, điều hành dự toán NSNN từng bước có hiệu quả và
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí..

2. Thực chi 2019

a, Chi đầu tư phát triển: quyết toán 421.845 tỷ đồng, bằng 97,8% so dự toán, chiếm
27,6% tổng chi NSNN.
b, Chi trả nợ lãi: quyết toán 107.065 tỷ đồng, bằng 85,7% so dự toán, chủ yếu do dư nợ
trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả lãi trong năm 2019 thấp hơn dự toán. 

c, Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 994.582 tỷ
đồng, bằng 95,6% so với dự toán.

⇒ Trong năm, công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, đảm bảo
chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ, bám sát mục tiêu, dự toán được giao; kỷ luật
tài chính được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ. Chính phủ đã
bảo đảm nguồn lực xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng, khắc phục hậu quả
thiên tai, dịch bệnh, thực hiện chế độ, chính sách an sinh xã hội theo quy định.
⇒ Bên cạnh đó, các nhiệm vụ chi thường xuyên quan trọng như chi sự nghiệp
khoa học công nghệ, chi giáo dục đào tạo, chính sách an sinh xã hội, tiếp tục
được chú trọng bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đồng
thời tích cực đổi mới, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức
bộ máy và cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình tính
chi phí đầy đủ theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội. 

3. Thực chi 2020

a, Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 497,26 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm số
được chuyển nguồn sang năm 2021) đạt 550 nghìn tỷ đồng, vượt 52,8 nghìn tỷ đồng
(+10,6%) so dự toán, do được bổ sung từ dự phòng ngân sách các cấp và nguồn vượt thu
tiền sử dụng đất của ngân sách địa phương.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư có tiến bộ; đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách
năm 2020 (31/01/2021) đạt xấp xỉ 96,6% dự toán Quốc hội quyết định đầu năm, đạt
97,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn thực hiện năm 2019 (tương ứng đạt
73,7% và 76,75%)

b, Chi trả nợ lãi: Dự toán chi là 118,19 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 107,3 nghìn tỷ
đồng, giảm 10,9 nghìn tỷ đồng (-9,2%) so dự toán, chủ yếu là giảm chi trả nợ lãi của
NSTW do dư nợ trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả trong năm 2020 thấp
hơn mức xây dựng dự toán; đồng thời, trong năm đã đàm phán thành công với Ngân hàng
thế giới để giãn thời điểm trả nợ lãi nhanh một số khoản vay IDA.

c, Chi thường xuyên: Dự toán chi là 1.056,49 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.072,07
nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 nghìn tỷ đồng (+1,5%) so với dự toán.

=> Công tác điều hành chi thường xuyên năm 2020 được thực hiện chủ động, đảm bảo
chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ; tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử
dụng NSNN. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai
các giải pháp đã đề ra; rà soát, cắt giảm mạnh các khoản kinh phí chưa thực sự cần thiết
(thực hiện tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí và 10% kinh phí thường xuyên
khác của các Bộ, cơ quan trung ương); bố trí các nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức
bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng kinh phí ngân sách và tài sản công.

4. Thực chi 2021- 2022

Năm 2021 là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế, khi cả nước phải đối diện
với những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động kinh tế và đời sống xã hội của người dân, đồng thời tác động tiêu cực tới thực hiện
dự toán ngân sách khi một số nguồn thu sụt giảm.
Chỉ tính riêng năm 2021, Bộ Tài chính dự kiến miễn, giảm, giãn gần 140.000 tỷ
đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất. Đây là gói hỗ trợ rất lớn trong bối cảnh thu
ngân sách gặp khó khăn trong khi nhu cầu chi lại nhiều lên với nhiều khoản chi không có
trong dự toán.
Ngân sách Nhà nước phải tăng chi lớn cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân
bị ảnh hưởng của dịch bệnh với con số ước tới hơn 60.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngân
sách dự phòng Trung ương với 17.500 tỷ đồng đã chi hết, do đó, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đồng ý chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ đồng điều chỉnh
vào dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho phòng
chống dịch COVID-19.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Bộ Tài chính đã lên các kịch bản về điều
hành chính sách tài chính và quản lý ngân sách Nhà nước phù hợp với mức tăng trưởng
kinh tế cũng như diễn biến của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, có thời gian, tới 23 địa phương chiếm 70% tổng thu ngân sách Nhà
nước thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 khiến số thu nội địa giảm mạnh qua
các tháng, quý so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, thu nội địa từ thuế, phí từ mức tăng 9,1% của tháng Sáu, sang tháng Bảy
giảm 10,8%, tháng Tám giảm 21% và tháng Chín giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhiều tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách đạt rất thấp và thấp hơn rất nhiều so
với bình quân thu ngân sách những tháng đầu năm như Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân
sách 9 tháng giảm gần 6.000 tỷ đồng so với tháng Tám/2021.
Cùng với số thu nội địa, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tại một số tháng trong
năm cũng có xu hướng giảm mạnh với số thu tháng 8 giảm 19,1%; tháng 9 giảm 13,6%
so với những tháng trước đấy.
Việc triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước, hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, hồi phục sản xuất kinh
doanh, thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đã cán đích trước 1 tháng với số thu dự kiến
đạt 1.471.000 tỷ đồng, vượt 9,5% so với dự toán; trong đó, thu ngân sách trung ương ước
vượt 3,5% và thu ngân sách địa phương vượt 17,5% so với dự toán.
Ngân sách nhà nước năm 2022 với dự toán thu ngân sách nhà nước là 1.411,7
nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 15,1% GDP; từ thuế,
phí khoảng 12,7% GDP.
Đối với dự toán thu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, năm 2022 thu
ngân sách trung ương là 739,13 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,36% tổng thu ngân sách nhà
nước; dự toán thu ngân sách địa phương 672,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,64% tổng thu
ngân sách nhà nước.
4. Thực tế thâm hụt ngân sách của Việt trong những năm vừa qua.
Thâm hụt (hay bội chi ) ngân sách đang là một vấn đề nan giải chưa tìm ra
hướng giải quyết của Việt Nam trong những năm vừa qua kéo theo một loạt các
hậu quả làm gia tăng tỷ lệ nợ công trên GDP, làm tăng lãi suất, tác động tiêu cực
tới tỷ giá, bất ổn kinh tế vĩ mô và gây áp lực trở lại đối với ngân sách nhà nước
khiến Việt Nam đi vào một vòng luẩn quẩn với gánh nặng nợ ngày càng tăng.
Năm 2018:
Theo rà soát của Kiểm toán Nhà nước, tổng thu cân đối ngân sách 2018 trên 1,35
triệu tỷ đồng, vượt dự toán 39.200 tỷ đồng. Con số này tăng 3% dự toán, nhưng là
tỷ lệ tăng thấp nhất so với kết quả thực hiện 4 năm gần đây (năm 2014, 2015 tăng
9,6%; 2016 là 9,2% và 2017 tăng 6,2% so với dự toán). Trong đó, thu ngân sách
Trung ương vượt 4,3%, thu ngân sách địa phương cũng vượt 12,5% so với dự toán.
Đồng thời chi ngân sách hơn 1,56 triệu tỷ đồng.  Về bội chi, quyết toán số bội chi
NSNN là 153.110.403 triệu đồng, bằng 2,8% GDP (năm 2018 GDP thực hiện năm
là 5.542.300 tỷ đồng), giảm 50.889.597 triệu đồng , tương đương 0,9% GDP, so
với dự toán Quốc hội quyết định là 3,7% GDP.

2019: Theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu ngân sách đạt hơn 1,55 triệu tỷ đồng,
vượt gần 140.000 tỷ (khoảng 9,9%) so với dự toán

Trong khi đó, tổng chi ngân sách gần 1,75 triệu tỷ đồng, vượt xấp xỉ 115.000 tỷ
(khoảng 7%) so với dự toán, và tăng hơn 81.000 tỷ so với báo cáo Quốc hội. 

Như vậy, bội chi ngân sách năm 2019 gần 203.000 tỷ đồng (khoảng 8,7 tỷ USD),
bằng 3,36% GDP thực hiện (hơn 6 triệu tỷ đồng). So với 2018, thâm hụt ngân sách
năm 2019 giảm gần 19.000 tỷ đồng. trong đó bội chi NSTW giảm 6,5 nghìn tỷ
đồng, bội chi NSĐP giảm 12,5 nghìn tỷ đồng. So với dự toán ban đầu, bội chi ngân
sách này giảm 60.509 tỷ đồng (1% GDP).
2020: Tổng hợp chung, bội chi NSNN năm 2020 là 251,35 nghìn tỷ đồng, tăng
16,55 nghìn tỷ đồng so dự toán, bằng 3,99% GDP thực hiện là 6.293 nghìn tỷ
đồng.
2021: ngân sách nhà nước bội chi 315,7 nghìn tỷ đồng.
2022: Về bội chi ngân sách nhà nước, năm 2022, bội chi ngân sách là 372,9 nghìn
tỷ đồng tương đương 4% GDP
Trong các giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách, giải pháp nào phù
hợp với Việt Nam hiện nay?
Giảm chi tiêu công -> thắt lưng buộc bụng, sẽ có nguy cơ suy thoái và bất ổn xã
hội, không thể giảm chi tiêu mãi được, cắt giảm chi tiêu là điều không dễ
Tăng thuế ảnh hưởng lên thu nhập, giá cả , giảm kích cầu ảnh hưởng cả nền kinh
tế, ngoài ra tăng thuế đòi hỏi nghiên cứu tác động của việc tăng thuế lên toàn bộ
nền kinh tế của Việt Nam sau đó ần trình họp sửa đổi mới đưa ra quyết định cuối
cùng
Pháp hành tiền làm cung tiền tăng sẽ khiến cho tỉ lệ lạm phát tăng trong nền kinh
tế
Vay nợ mang tính chất hoàn trả trực tiếp khi kinh tế càng khó khăn thì phải đầu
tư nhiều sẽ khơi mào cho tăng trưởng tương lai
 Vậy giải pháp phù hợp với Việt Nam là vay nợ

You might also like