You are on page 1of 9

I.Tổng quan về ngân sách nhà nước Việt Nam.

-Khái niệm Ngân sách nhà nước:

1.Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu, chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước.

2.Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà
nước: toán thu chi, thời gian xác định, thực hiện mục tiêu định trước.

3.Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử
dụng các nguồn tài chính khác nhau.

Vai trò của Ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai
trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước
đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

Ngân sách nhà nước thể hiện vai trò ở một số nội dung cơ bản sau:

Kích thích tăng trưởng kinh tế:

+Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng và đầu tư cho các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn.

+Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết đảm
bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới hợp lí hơn.

+Ngân sách nhà nước còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để giúp
cho các doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất góp phần làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng
và phát triển.

+Nhờ ngân sách ta có thể tranh thủ các nguồn vay trong và ngoài nước để tạo thêm nguồn vốn cho
nền kinh tế nhằm thỏa mãn cho nhu cầu đầu tư phát triển.

Điều tiết thị trường giá cả và chống lạm phát:

+Để đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng Nhà nước sử dụng ngân sách để can
thiệp vào thị trường thông qua các khoản chi của Ngân sách Nhà nước dưới hình thức tài trợ vốn,
trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hóa và dự trữ tài chính.Trong quá trình điều
chỉnh thị trường NSNN còn tác động đến sự hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn và trên
cơ sở đó thực hiện giảm lạm phát, kiểm soát lạm phát.

+Khi có lạm phát: Nhà nước rút tiền vào Ngân hàng bằng cách tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng.

+Để chống lạm phát Nhà nước áp dụng các biện pháp: giải quyết cân đối NSNN, khai thác các nguồn
vốn vay trong và ngoài nước dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước
ngoài, tham gia trên thị trường vốn với tư cách là người mua và bán chứng khoán.

+ Điều tiết thu nhập dân cư để góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Với sự phân hóa kinh tế xã hội hiện nay, Nhà nước cần phải có chính sách phân phối lại thu nhập hợp
lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. Ngân sách Nhà nước là một
công cụ tài chính hữu hiệu được Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập của dân cư trên phạm vi
toàn xã hội ở cả hai mặt thu và chi bằng việc áp dụng thuế trực thu, thuế gián thu, chi phúc lợi công
cộng, chi trợ cấp với bộ phận dân cư nằm trong diện thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước.

2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

* Khái niệm: Là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính
quốc gia để hình thành các quỹ tiền tệ quốc gia và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

⇨ Thu ngân sách nhà nước gắn với quyền lực chính trị của Nhà nước, có tính cưỡng chế.

⇨ Thu của NSNN gắn liền với thực trạng kinh tế, xã hội (trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng
GDP,....)

Các nguồn thu của ngân sách Nhà nước

Thuế: Là khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước theo luật định nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

Đặc điểm:

+ Là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện bằng quyền lực. + Là khoản đóng góp không hoàn trả
trực tiếp cho người nộp. + Là khoản đóng góp được quy định trước và có tính pháp lý cao. + Là công
cụ nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô.

Phân loại:

+ Theo tính chất điều tiết: Thuế trực thu và Thuế gián thu.

+ Theo đối tượng chịu thuế: Thuế thu nhập, Thuế tiêu dùng và Thuế tài sản

Lệ phí: Là khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền nhà nước khi cung cấp các dịch
vụ hành chính, pháp lý cho người dân. Lệ phí thường là khoản thu nhỏ, rải rác, chủ yếu phát sinh ở
cơ quan chính quyền địa phương. Lệ phí chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng thu ngân sách nhà
nước.

Doanh thu trong nước và quốc tế:

Trong nước: - Lợi tức của các cơ sở kinh tế của nhà nước.

- Lợi tức liên doanh kinh tế.

- Lợi tức cổ phần của nhà nước tại CTCP.

- Các khoản thu từ khai thác tài sản thuộc sở hữu nhà nước: quyền sử dụng đất, tài nguyên thiên
nhiên,...

- Vay nợ: phát hành trái phiếu, tín phiếu,....

Quốc tế: - Vay nước ngoài: vay song phương, đa phương, phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính
quốc tế,....

- Viện trợ không hoàn lại do các chính phủ hoặc tổ chức quốc tế cấp: ODA không hoàn lại từ các
nước và tổ chức quốc tế (WB, ADB,...),...

Một số chính sách thu thuế hiện nay để tăng cường thu ngân sách:
Tăng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước. Gia hạn nộp
thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất. Chính sách giảm 2% thuế GTGT.

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: CHI

Chi ngân sách nhà nước (là việc thực hiện phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm
bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước) gồm:

 Chi đầu tư phát triển;


 Chi dự trữ quốc gia;
 Chi thường xuyên;
 Chi trả nợ lãi;
 Chi viện trợ;
 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
 Dự phòng ngân sách;
 Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Một số lĩnh vực chi ngân sách nhà nước:

1. Chi đầu tư phát triển (là việc nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát
triển sản xuất và dữ trữ quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế)
gồm:

 Chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội


 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước
 Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh
 Chi thực hiện các mục tiêu chương trình quốc gia
 Chi dự trữ nhà nước

2. Chi thường xuyên ( là khoản chi có thời hạn tác động thường dưới 1 năm chủ yếu phục vụ cho các
chức năng quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước):

 Chi sự nghiệp: giáo dục, nghiên cứu khoa học, y tế,..


 Chi cho các cơ quan nhà nước
 Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

Nguyên tắc và tiêu chí phân bổ ngân sách:

Việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải góp phần thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của
cả nước; ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.

Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2023. Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả
sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, sắp xếp bộ máy quản lý
hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên
chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ chính trị của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng
hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để
giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ
người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hoá, huy
động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước.

Tiêu chí phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát; bảo
đảm công bằng, công khai và minh bạch; từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các bộ, cơ quan
trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác
nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp, Kiểm toán nhà nước, Thanh
tra Chính phủ.

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4 . CÂN BẰNG NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM

1)Tại sao cân bằng ngân sách là quan trọng và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của đất nước:

Cân đối ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước để can thiệp vào hoạt động
kinh tế xã hội của đất nước, với vai trò quyết định đó thì cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh
tế thị trường có những vai trò sau:

– Một là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước thực hiện cân đối
ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hằng năm và quyết định mức bội
chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ
đó, góp phần ổn định việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng mức
thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định
và có thể dự toán được.

– Hai là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả, để
đảm bảo được vai trò này ngay từ khi lập dự toán nhà nước đã lựa chọn trình bày ưu tiên hợp lý
trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội
với công tác lập kế hoạch ngân sách.

– Ba là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự bất bình
đẳng giữa các địa phương. Nước ta với mỗi một vùng lại có một điều kiện kinh tế xã hội khác nhau,
có những vùng có điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn làm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng
cuộc sống của người dân, có những vùng điều kiện kinh tế xã hội rất thuận lợi, phát triển làm cho thu
nhập và cuộc sống của người dân được cải thiện. Nhà nước có thể huy động nguồn lực từ những
người có thu nhập cao, những vùng kinh tế phát triển.

2)Thống kê
Dự toán NSNN năm 2020 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.512.300 tỷ đồng, tổng số chi
là 1.747.100 tỷ đồng

quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 được trình lên Quốc hội phê chuẩn, với tổng số thu cân
đối ngân sách nhà nước (NSNN) là 2.387.906 tỷ đồng, tổng chi cân đối NSNN 2.484.439 tỷ đồng.

Năm 2022, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, chi ngân sách nhà nước ước
đạt 1,45 triệu tỷ đồng,

Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2023 đạt 875,8 nghìn tỷ đồng, , Tổng chi NSNN 6 tháng năm
2023 ước đạt 804,6 nghìn tỷ đồng,

5. THÁCH THỨC TRONG VIỆC CÂN BẰNG NGÂN SÁCH.

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi cố gắng cân bằng ngân sách. Sau
đây là một số điểm chính:

Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Kinh tế Việt Nam gặp nhiều rủi ro từ sự chậm lại của nền kinh tế toàn
cầu, điều này có thể làm giảm thu nhập từ xuất khẩu cũng như thu nhập từ thuế.

Nợ công cao: Nợ công của Việt Nam đã vượt quá mức an toàn, đặt ra rủi ro về khả năng trả nợ và
tạo áp lực lớn lên ngân sách.

Thuế và thu nhập: Việc thu thập thuế không hiệu quả là một vấn đề lớn đối với ngân sách. Sự trốn
thuế và gian lận thuế làm giảm nguồn thu của ngân sách.

Gánh nặng chi tiêu xã hội: Chi phí cho giáo dục, y tế, an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng,
trong khi nguồn thu lại bị giới hạn.

Dịch bệnh Covid-19: Dịch bệnh đã tạo ra khó khăn đáng kể cho nền kinh tế, từ việc giảm thu nhập
đến việc tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.

Việc cân đối ngân sách là một công việc khó khăn và phức tạp. Việt Nam cần tiếp tục thực hiện cải
cách thuế, nâng cao hiệu quả chi tiêu và tăng cường quản lý nợ công để đảm bảo sự ổn định và bền
vững của ngân sách.

VD:

Theo tổng cục thống kê, hết tháng 8, ngân sách nhà nước còn duy trì thặng dư 43,3 nghìn tỷ đồng;
giảm gần 16 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 7 (59,2 nghìn tỷ đồng) và ngày càng co hẹp so với những
tháng trước đó.

Khó khăn và sức ép của việc cân bằng ngân sách là không hề nhỏ.

6. Giải pháp cân bằng ngân sách

Cân băng ngân sách nhà nước:


Tổng thu= tổng chi. cân bằng thu chi ngân sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt được
mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến động Nhà nước phải điều chỉnh hoạt
động thu, chi cho phù hợp

GIẢI PHÁP CÂN BẰNG NGÂN SÁCH

Trong trường hợp bội chi (G>T) thì có thể đi vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và chỉ dùng cho
đầu tư và phát triển, không dùng cho chi tiêu thường xuyên. Vì tổng số thuế, lệ phí, … phải lớn hơn
chi tiêu chính phủ trong trường hợp chi tiêu chính phủ lớn hơn thì phải dựa trên nguyên tắc số bội
chi phải nhỏ hơn đầu tư và phát triển

Nếu bội thu ngân sách nhà nước thì dùng để trả những khoản nợ gốc và lãi các khoản vay

Để ngân sách nhà nước được cân bằng cần có 1 chính sách tài khóa ổn định, tránh được những ảnh
hưởng hoặc ít ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế

Giảm bội chi (là giảm mức chi tiêu chính phủ ) và duy trì nợ công (là tổng giá trị các khoản tiền mà
chính phủ các cấp từ trung ương đến địa phương tài trợ để bù vào thâm hụt ngân sách) trong phạm
vi cho phép

Hạn chế tăng nợ

Đẩy mạnh huy động thu, hạn chế tăng chi, tái cơ cấu và nâng cao hiệu suất chi tiêu, tăng cường hiệu
quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, quản lý nợ công và rủi ro tài khóa

-Về chính sách thuế, cần tiếp tục cải cách theo hướng đẩy mạnh huy động thu nội địa, thông qua
một số phương án chính sách cụ thể như:

• Mở rộng cơ sở thu thuế GTGT (giá trị gia tăng), hướng đến áp dụng một mức thuế suất GTGT duy
nhất và diện miễn giảm rất hạn chế;

• Mở rộng cơ sở thu thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp), rà soát và điều chỉnh các hình thức ưu đãi
thuế, nhằm phát huy đúng hiệu quả của các chính sách ưu đãi, tránh ưu đãi không phù hợp, dàn trải,
gây lãng phí nguồn lực, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch và tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp;

• Tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng (ví dụ
như thuốc lá, rượu, bia), giúp huy động thêm nguồn thu và hạn chế những thói quen tiêu dùng
không lành mạnh;

• Mở rộng cơ sở thu thuế TNCN (thu nhập cá nhân) phù hợp với thông lệ quốc tế, thông qua điều
chỉnh các mức thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế;

• Xây dựng hệ thống thuế tài sản thống nhất, hiện đại, thay cho chính sách thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành, đưa thuế tài sản trở thành một trong
những nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN (ngân sách nhà nước) và phân cấp nguồn thu này
cho NSĐP (ngân sách địa phương), đồng thời nâng cao động lực sử dụng đất đai và tài sản hiệu quả
hơn;
• Hợp lý hóa các chính sách thu liên quan đến tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ và sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu, bảo vệ môi
trường.

7.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ.

1.Khái niệm

Chính sách tài khóa ( còn gọi là chính sách ngân sách) là hệ thống các chính sách tài chính về thu chi
ngân sách nhà nước theo niên độ (năm tài khóa) của mỗi quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế vĩ mô.

Hay: Chính sách tài khóa là quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế khóa.

2.Vai trò

Là công cụ để giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế.

Chính sách tài khóa tác động tới tổng cầu, thông qua đó tác động đến các hoạt động kinh tế.

 Trong điều kiện hoạt động bình thường chính sách tài khóa được sử dụng để tác
động vào tăng trưởng kinh tế.
 Trong điều kiện kinh tế suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài
khóa được sử dụng để giúp đưa nên kinh tế về trạng thái cân bằng.

Là công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường

 Chính sách tài khóa giúp phân phối thu nhập và của cải giữa các bộ phận dân cư khác nhau.
 Phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của
chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả.

Là công cụ để phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân

 Điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, các rủi ro thị trường…tạo lập nên xã hội ổn
định,môi trường an toàn cho tăng trưởng đầu tư và phát triển.

3.Ví dụ

Những chính sách về miễn, giảm, giãn các khoản thuế, phí, lệ phí được thực hiện ngay từ năm 2020.
Nhưng gói hỗ trợ có quy mô lớn nhất phải kể đến năm 2022, được bắt đầu từ việc Quốc hội ban
hành Nghị quyết 43/2022/QH15 với hàng loạt các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ. Các chính sách hỗ trợ
nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất
nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng,
đã miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách. Tính từ năm 2021 đến nay, tổng
số miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí… lên đến 530.000 tỷ đồng. Năm 2023, tổng số thuế, phí được
miễn, giãn, giảm ước khoảng 200.000 tỷ đồng, đến nay, đã thực hiện trên 130.000 tỷ đồng.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2022, kết quả thực hiện các chính sách
miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -
xã hội đã lên đến khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng,
bằng 5,5% số dự kiến gia hạn (135 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách; số tiền miễn, giảm khoảng
khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35,8% trên tổng số dự kiến miễn, giảm (90,5 nghìn tỷ đồng) khi xây
dựng chính sách. Nếu tính cả 6,1 nghìn tỷ đồng số tiền miễn, giảm theo Nghị quyết số 406/NQ-
UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chính sách ban hành từ năm 2021, tác động làm giảm
thu ngân sách trong đầu năm 2022 khi quyết toán thuế năm 2021), tổng số tiền đã thực hiện miễn,
giảm, gia hạn khoảng 45,9 nghìn tỷ đồng.

8.BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỂ ỔN ĐỊNH KINH TẾ
VĨ MÔ VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế đều có nhiều khó khăn, khi dư địa chính sách
tiền tệ không còn nhiều, chính sách tài khóa là yếu tố quyết định cùng với chính sách thương mại,
xuất nhập khẩu và các chính sách khác để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế.Việc thực hiện các
chính sách tài khóa trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu tập trung ổn định vĩ mô, kiểm soát
lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế hiệu quả, trong đó ưu tiên:

-Kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Cần chủ động, kịp thời có các điều
chỉnh chính sách thuế, phí vừa góp phần giảm giá thành, kiểm soát giá cả, đồng thời giảm khó khăn
cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách tài
chính, cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý giá. Trong khi lạm phát tiếp tục được kiểm
soát, cần quyết liệt tận dụng dư địa tài khóa sẵn có để đẩy mạnh kích thích kinh tế với sự linh hoạt
lớn hơn.

-Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đôn đốc giải
ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ phục hồi kinh tế, là nền tảng để giải quyết các vấn đề xã hội.

-Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, ưu tiên chi đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội,
thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội, vừa là tiền đề để đưa nền
kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới, đồng thời hỗ trợ tổng cầu, tăng cường năng lực của nền
kinh tế.

-Bảo đảm sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính, huy động vốn hiệu quả cho nền kinh
tế, ngân sách nhà nước và tăng khả năng chống chịu trước diễn biến khó lường của tình hình thế
giới, khu vực.

Tìm các tài liệu có liên quan đến vấn đề trên

Luật Ngân sách Nhà nước: Đây là tài liệu chính thức quy định về thu, chi ngân sách và các vấn đề liên
quan. Bạn có thể tìm đọc và nghiên cứu văn bản này trên trang web của Quốc Hội hoặc Bộ Tài chính

"Các giải pháp quản lý và giai đoạn hoàn thành cân đối ngân sách nhà nước" của Bộ Tài Chính.

"Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước" - Bộ Tài chính Việt Nam

"Tăng trưởng kinh tế và ngân sách nhà nước ở Việt Nam" của Ngân hàng Thế giới.

"Chính sách tài khoá và quản lý ngân sách nhà nước" của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương (CIEM).

"Chi tiết kế toán ngân sách 2022" của Bộ Tài Chính.


Phối hợp chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô 2014 –
2015.PGS,TS.Đào Văn Hùng,(chủ biên)

"Chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế" - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2021): Tài liệu này
giới thiệu về vai trò của chính sách tài khóa trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp ví dụ và
phân tích các biện pháp sử dụng chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô.

Những tài liệu trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề quản lý ngân sách, chính sách tài
khóa và cách chính phủ Việt Nam sử dụng chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy
tăng trưởng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc tìm hiểu thêm từ các nguồn tin chính thức và các nghiên
cứu khác cũng là rất quan trọng để có được cái nhìn đa chiều về vấn đề này.

9.KẾT LUẬN

Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tài khóa, tạo đòn bẩy cho tăng
trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Thu ngân sách từ các nguồn như thuế giúp tài trợ cho các hoạt động
công cộng và chính sách xã hội. Chi ngân sách như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế tạo ra nhu
cầu tổng thể và tăng cường tăng trưởng. Đối với việc cân bằng ngân sách, chính phủ cần tìm ra sự
cân đối giữa thu và chi. Các giải pháp có thể bao gồm việc tăng thuế, kiểm soát chi tiêu, hay vay vốn.
Trên căn bản, chính sách tài khóa được sử dụng để ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách điều chỉnh tỷ lệ
thuế, lãi suất và lượng tiền tệ trong lưu thông. Việc này giúp kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng
trưởng và tạo việc làm, loại bỏ khoảng cách về thu nhập và giảm nghèo. Quản lý thu, chi ngân sách
Nhà nước và việc sử dụng linh hoạt chính sách tài khóa sẽ quyết định tới sự phát triển bền vững của
kinh tế Việt Nam.

You might also like