You are on page 1of 75

Chương 2:

HỆ THỐNG NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC

GV: ThS. Trần Thị Thanh Thu


KẾT CẤU CHƯƠNG

1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN

2. Hệ thống NSNN

3. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN

4. Phân cấp quản lý NSNN

5. Mục lục NSNN

6. Chu trình NSNN và quản lý chu trình NSNN


1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN

1.1 Khái niệm NSNN:

A budget is much more than a collection of


numbers.

A budget is a reflection of a nation’s priorities, its


needs, and its promises.

Alexander Hamilton
1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN
1.1 Khái niệm NSNN:

NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước


đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để đảm bảo các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.

➔ Từ khái niệm, ta thấy NSNN có 3 nội dung :

+ Dự toán thu và chi.

+ Thời gian xác định.

+ Thực hiện mục tiêu định trước.


1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN

1.2 Đặc điểm của NSNN:

‾ Là một bộ luật tài chính đặc biệt (yếu tố pháp lý)

‾ Là một bản dự toán thu chi (yếu tố vật chất)

‾ Là một công cụ quản lý


1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN

1.3 Nguyên tắc của NSNN:

❖ Nguyên tắc niên hạn

(1) Mỗi năm quốc hội phải thông qua NSNN một lần

(2) Chính phủ thi hành NSNN trong thời gian một năm.

+ Cơ sở hình thành nguyên tắc niên hạn bao gồm:

(1) Cơ sở chính trị

(2) Cơ sở tài chính.


1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN
1.3 Nguyên tắc của NSNN:

❖ Nguyên tắc niên hạn


+ Hạn chế của ngân sách niên hạn:
• Hàng năm phải lập lại NSNN nên dẫn đến tốn kém về chi phí.
• Ngân sách quá cứng nhắc; các khoản chi đã ghi trong dự toán nhưng chưa
phát sinh trong năm thì vào cuối năm sẽ hết giá trị.
• Người quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt các khoản chi đã ghi trong dự
toán, không chú trọng đến hiệu quả.
• Không xác định kết quả thực sự của việc chấp hành ngân sách. Chế độ
niên khóa có thể dẫn đến tình trạng người quản lý tài chính có thể trì hoãn
các khoản chi để tạo ra một ngân sách cân đối theo ý của mình vào cuối
năm.
1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN
1.3 Nguyên tắc của NSNN:

❖ Nguyên tắc niên hạn


+ Cơ sở thiết lập ngân sách đa niên là: (3) lý do
• Các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế không thể đặt ra giới hạn
trong một năm. Xây dựng một tầm chiến lược sẽ khó khăn cho Chính phủ
nếu mọi hoạt động cùng một lúc phải giải quyết trong một năm.
• Với nguồn lực giới hạn, thực hiện NS đa niên giúp cho Chính phủ phân bổ
nguồn lực có hiệu quả hơn trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động.
• Cần phải lập kế hoạch cho các chi phí thường xuyên phát sinh từ các hạng
mục đầu tư mới trong giai đoạn trung hạn vì chúng có thể phát sinh trong
năm thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi cơ sở vật chất được xây dựng xong.
1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN
1.3 Nguyên tắc của NSNN:

❖ Chính xác

❖Cân đối: thu = chi

❖Quản lý hiệu quả: sử dụng hiệu quả nguồn lực công

❖Chuyên biệt

❖Minh bạch

❖Đơn vị tính: đồng Việt Nam

❖Toàn diện
Tình hình cân đối NSNN Việt Nam năm 2014:
Dự toán
STT CHỈ TIÊU Năm 2014
(tỷ đồng)
A TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 782.700
1 Thu nội địa 539.000
2 Thu từ dầu thô 85.200
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154.000
4 Thu viện trợ 4.500
B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN 1.006.700
1 Chi đầu tư phát triển 163.000
2 Chi trả nợ và viện trợ 120.000
3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý 704.400
hành chính
4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
5 Dự phòng 19.200
C BỘI CHI NSNN 224.000
Tỷ lệ bội chi ngân sách so GDP 5,3%
2. Hệ thống NSNN

2.1 Tổ chức hệ thống NSNN:

- Hệ thống NSNN

- Cấp NSNN

+ Thể chế Liên Bang


+ Chính thể thống nhất
- Hệ thống NSNN Việt Nam:

+ Cơ sở xây dựng hệ thống NSNN

Hiến pháp năm 1992


HIẾN PHÁP 2013

Hiến pháp được thông qua tại kỳ họp thứ sáu - Quốc hội
khóa XIII gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và
27 điều so với Hiến pháp năm 1992) có hiệu lực từ ngày
1-1-2014.
Sơ đồ tổ chức hệ thống NSNN
HỆ THỐNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH CẤP TỈNH

NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

NGÂN SÁCH CẤP XÃ


Quan hệ giữa các cấp Ngân sách

• Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể

• Nhiệm vụ chi thuộc cấp NS nào do cấp NS đó cân đối

• Bổ sung từ NS cấp trên


LUẬT NGÂN SÁCH 2015
• Không được dùng NS của cấp này để chi cho nhiệm vụ của
cấp khác và không được dùng NS của địa phương này để chi
cho nhiệm vụ của địa phương khác;
LUẬT NGÂN SÁCH 2015
• Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể trong Luật các t/h đặc biệt
được dùng NS cấp mình chi cho nhiệm vụ của NS cấp khác và dùng
NS của ĐP mình để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác như sau:

+ NS cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên
địa bàn trong t/h cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy
ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để
bảo đảm ổn định tình hình KT-XH, an ninh và trật ATXH của ĐP;

+ Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức
năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của
cấp dưới;

+ Sử dụng dự phòng NSĐP để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục
hậu quả thiên tai, thảm hoạ nghiêm trọng.
2. Hệ thống NSNN
2.2 Đặc điểm các cấp NSNN:
- Đặc điểm NSTƯ

✓ Về cơ cấu tổ chức: Bao gồm NS của cơ quan lập pháp, NS


của cơ quan tư pháp và NS của cơ quan hành pháp.
✓ Ngân sách trung ương là công cụ kinh tế để Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội:
• NSTƯ là khâu trung tâm, giữ vai trò chủ đạo
• Tập trung nguồn thu chủ yếu
• Điều hoà vốn cho NSĐP
2. Hệ thống NSNN
2.2 Đặc điểm các cấp NSNN:

- Đặc điểm NSĐP

• Ngân sách các cấp CQĐP bao gồm: ngân sách của các cơ quan
Nhà nước, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị xã hội ở cấp tỉnh,
huyện, xã và đơn vị hành chính tương đương.

• NSĐP phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo địa phận hành chính,
đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý KT – XH của
các cấp CQĐP với vai trò thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

• Đảm bảo vốn phát triển kinh tế địa phương

• Huy động, quản lý và giám sát vốn của NSTƯ.


3. Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN:
3.1 Nguyên tắc thống nhất:

Cơ sở
Về chính trị: Về kỹ thuật:
-Tổ chức bộ máy -Giảm thiểu biệt
chính quyền lập
- NS cấp dưới là bộ - Thống nhất hệ
phận NS cấp trên thống báo cáo
3.2 Nguyên tắc tập trung - dân chủ:
• Sự tập trung quyền lực của Quốc hội trong việc
quyết định NSNN.

• Sự tập trung quyền lực của chính phủ trong


quản lý NSNN

• Tính chủ đạo của NSTƯ trong hệ thống NSNN


3.3 Nguyên tắc công khai – minh bạch
• Xuất phát từ xu hướng mở rộng chế độ dân chủ trong
hệ thống chính trị.

• Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán


NSNN, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân
sách phải công bố công khai cho công chúng.
3.4 Nguyên tắc cân đối
• Cân đối tổng thể kinh tế vĩ mô liên quan đến tiết kiệm
và đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế.

• Phản ánh các nguồn lực tài chính mà Nhà nước có thể
chi phối trực tiếp để thực hiện các nhiệm vụ mà hiến
pháp quy định.
4. Phân cấp quản lý NSNN

4.1. Khái niệm về phân cấp quản lý NSNN

Phân cấp quản lý NSNN là phân cấp nhiệm vụ,


quyền hạn của các cấp Ngân sách từ Trung Ương đến
địa phương trong quản lý điều hành ngân sách, phân
định nguồn thu - nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách
nhằm đảm bảo phục vụ cho các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước và của từng vùng.
4.2 Nội dung phân định thu giữa NSTƯ và NSĐP

4.2.1 Thu 100% của các cấp ngân sách:

a. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng


100%
Đặc điểm:

Nguồn thu Các sắc Các sắc thuế


lớn, gắn thuế có thể mà cơ sở tính
liền với thực hiện thuế không
hđộng ktế phân phối lại được phân
XH quốc cho toàn xã phối đồng đều
gia hội cho các ĐP
a. Các khoản thu ngân sách trung
ương hưởng 100%
➢ Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;

➢ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

➢ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;

➢ Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập


khẩu;

➢ Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi


được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu
khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
a. Các khoản thu ngân sách trung
ương hưởng 100%
➢ Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các
tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở
nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

➢ Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà


nước trung ương thực hiện, trường hợp được khoán
chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu
từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước trung ương thì được phép
trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện
nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ
phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
a. Các khoản thu ngân sách trung
ương hưởng 100%
➢ Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, trừ
lệ phí trước bạ do địa phương thu hưởng 100%;

➢ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu


khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà
nước trung ương thực hiện;

➢ Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng


đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc trung ương quản lý;

➢ Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà
nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung
ương xử lý;
a. Các khoản thu ngân sách trung
ương hưởng 100%
➢ Các khoản thu hồi vốn của NSTƯ đầu tư tại các tổ
chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở
trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận
sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh
nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện
chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
a. Các khoản thu ngân sách trung
ương hưởng 100%
➢ Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;

➢ Thu kết dư ngân sách trung ương;

➢ Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của


ngân sách trung ương;

➢ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
b. Các khoản thu ngân sách địa
phương hưởng 100%
➢ Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động
thăm dò, khai thác dầu, khí;

➢ Thuế môn bài;

➢ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

➢ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

➢ Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất gắn với tài
sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
trung ương quản lý;
b. Các khoản thu ngân sách địa
phương hưởng 100%
➢ Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;

➢ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà


nước;

➢ Lệ phí trước bạ;

➢ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;


b. Các khoản thu ngân sách địa
phương hưởng 100%
➢ Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại
các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau
khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;

➢ Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

➢ Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn
với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa
phương quản lý;
b. Các khoản thu ngân sách địa
phương hưởng 100%
➢ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức
khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

➢ Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước
địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt
động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động
dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà
nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì
được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại
thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí,
lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b. Các khoản thu ngân sách địa
phương hưởng 100%
➢ Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;

➢ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy
định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;

➢ Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;

➢ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

➢ Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định
của pháp luật;

➢ Thu kết dư ngân sách địa phương;

➢ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015

LƯU Ý:
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nguồn thu NSĐP
được hưởng 100%; đồng thời, Luật NSNN 2015 quy định
nguồn thu XSKT không sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP hoặc xác
định số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP, để cân đối
tương ứng trở lại cho địa phương đầu tư các công trình phúc
lợi xã hội.
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015

LƯU Ý:
+ Quy định toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành
chính, phạt, tịch thu khác phải nộp vào NSNN và phân cấp rõ
do cơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó
hưởng (Luật NSNN 2002 chưa quy định rõ, dẫn đến có khoản
xử phạt vi phạm hành chính nộp toàn bộ vào NSNN, có
khoản để lại một phần cho đơn vị thực hiện xử phạt vi phạm
hành chính để trang trải chi phí, phần còn lại nộp ngân sách);
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015

LƯU Ý:
+ NSTW hưởng các khoản thu hồi vốn của NSTW đầu tư tại các tổ
chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công
ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích
lập các quỹ của DNNN do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu;
+ NSĐP hưởng các khoản thu hồi vốn của NSĐP đầu tư tại các tổ
chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công
ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do UBND
cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau
khi trích lập các quỹ của DNNN do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở
hữu.
4.2.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần
trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương
a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập
khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm thuế TNDN của các đơn vị
hạch toán toàn ngành; Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết và thuế TNDN thuộc NSTƯ;
c) Thuế thu nhập cá nhân
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hoá sản xuất trong nước,
không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
đ) Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa
nhập khẩu
e) Phí xăng, dầu.
Các đơn vị hạch toán toàn ngành:

• Tổng cty điện lực VN; điện lực I, II, III; Cty điện lực
Tp HN, Tp.HCM, Hải Phòng, Đồng Nai.
• NH Công thương VN, NH NN&PTNN, NH Ngoại
thương, NH ĐT&PT, NH Chính sách XH, NH PT
Nhà ĐB Sông Cửu Long
• Hãng hàng không quốc gia VN
• Tcty bưu chính VN
• Tcty bảo hiểm VN
• Tcty đường sắt VN
4.2.3 Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các
khoản thu giữa ngân sách các cấp
• A = Tổng số chi ngân sách địa phương sau khi
trừ đi các khoản sau: chi bổ sung cho ngân sách
cấp dưới, chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách trung ương, chi đầu tư từ nguồn huy
động, chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, chi từ
nguồn viện trợ, chi từ nguồn Chính phủ vay
ngoài nước, chi chuyển nguồn sang ngân sách
năm sau, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết.
• B = Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương
hưởng 100% sau khi trừ đi các khoản thu sau: thu
bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu huy
động, thu từ đóng góp tự nguyện, thu viện trợ, thu
chuyển nguồn từ ngân sách năm trước, thu từ
nguồn xổ số kiến thiết.

• C = Tổng số các khoản thu được phân chia giữa


ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Mất cân đối ngân sách:
Mất cân đối theo chiều dọc:

NSTƯ NSĐP

Mất cân đối theo chiều ngang:

NSĐP NSĐP
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015
LƯU Ý:

• Về bội chi NSĐP, Ngân sách cấp tỉnh được bội chi và bội
chi của ngân sách cấp tỉnh được tổng hợp vào bội chi NSNN,
do Quốc hội quyết định (Trước cho phép ngân sách cấp tỉnh
được phép huy động bản chất là vay nhưng không quy định là
bội chi).

Để bảo đảm quản lý chặt chẽ việc vay nợ của ngân sách cấp
tỉnh, phù hợp khả năng trả nợ, đảm bảo quản lý chặt chẽ ở từng địa
phương, góp phần bảo đảm an toàn nợ công và phù hợp với thông lệ
quốc tế và để khuyến khích các địa phương tăng thu, Luật NSNN 2015
đã quy định khống chế mức giới hạn vay của NSĐP tính trên số thu
NSĐP được hưởng theo phân cấp, thay vì khống chế mức huy động trên
chi đầu tư xây dựng cơ bản như Luật NSNN 2002.
b. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên
cho ngân sách cấp dưới bao gồm:
b1. Bổ sung cân đối thu chi:

Tổng số các
Tổng số thu
Tổng số chi khoản thu
Mức bổ ngân sách địa
= của ngân sách - + phân chia
sung phương được
địa phương giữa NSTƯ và
hưởng 100%
NSĐP
b2. Bổ sung có mục tiêu:
• Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban
hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu
thời kỳ ổn định ngân sách;

• Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các
chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới
thực hiện;

• Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh trên
diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới;

• Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách


b2. Bổ sung có mục tiêu:
• Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt
quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của
địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương
trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hàng năm
của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định
tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư
XDCB của NSTW.
Ví dụ: Một số chương trình mục tiêu

• Chương trình giảm nghèo

• Chương trình dân số & kế hoạch hoá gia đình

• Chương trình phòng chống bệnh dịch xã hội…

• Chương trình việc làm

• Chương trình 135

• Ct trồng mới 5 triệu hecta rừng


ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015
LƯU Ý:

• Về số bổ sung cân đối trong thời kỳ ổn định ngân


sách, Luật NSNN 2015 đã bổ sung nguyên tắc căn cứ khả
năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền
quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân
sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ
ổn định (Luật NSNN 2002 quy định số bổ sung cân đối từ
NSTW cho NSĐP được ổn định bằng số tuyệt đối trong suốt
thời kỳ ổn định ngân sách, dẫn đến các địa phương có nguồn
thu thấp sẽ rất khó khăn).
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015
LƯU Ý:

Về dự phòng ngân sách, Luật NSNN mới đã không


quy định về dự phòng ngân sách tại một số bộ, ngành trung
ương, vì cho rằng nếu quy định thì sẽ mâu thuẫn với nguyên
tắc giao, phân bổ ngân sách phải bảo đảm đủ, đúng cho các cơ
quan sử dụng NSNN theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.

• Dự phòng NSNN là một khoản mục trong dự toán chi ngân


sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết
định ở từng cấp ngân sách.
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015
LƯU Ý:

Về dự phòng ngân sách

• Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi


cấp.

• Dự phòng NSNN sử dụng để: Chi phòng, chống, khắc phục


hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ
quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần
thiết khác....
• Luật cũng quy định: Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử
dụng dự phòng NSTW, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội
việc sử dụng dự phòng NSTW và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015
LƯU Ý:

Về thẩm quyền quyết định ngân sách địa


phương, Luật NSNN 2015 bổ sung một số nội dung sau:
• Để tăng cường quyền hạn cho HĐND cấp tỉnh trong việc quyết
định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân
sách ở địa phương phù hợp với thực tế của địa phương, ngân
sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ thuế nhà đất, thuế
môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông
nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất để bảo đảm
chủ động thực hiện các nhiệm vụ chi của xã. Việc quyết định tỷ
lệ phần trăm (%) cho ngân sách xã hưởng do HĐND cấp tỉnh
quyết định theo tình hình thực tế tại địa phương.
ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015
LƯU Ý:

Về thẩm quyền quyết định ngân sách địa


phương, Luật NSNN 2015 bổ sung một số nội dung sau:

• Bổ sung các nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
giữa ngân sách các cấp ở địa phương và xác định số bổ sung
cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp để làm
căn cứ cho HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa
phương và xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung
có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
giữa ngân sách các cấp.
4.3 Phân cấp quản lý chi NSNN:

4.3.1 Nhiệm vụ chi NSTƯ:


a. Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
- Đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước
- Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn
- Đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu QG
- Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính do TƯ qlý
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước
b. Chi thường xuyên NSTƯ:

- Các hoạt động văn hoá – xã hội – thể dục thể thao

- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

- Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế

- Chi quản lý hành chính

- Chi thường xuyên khác


c. Các khoản chi khác thuộc NSTƯ:

- Chi trả nợ gốc và lãi vay

- Chi viện trợ cho các tổ chức chính phủ

- Chi cho vay

- Bổ sung quỹ dự trữ tài chính

- Chi bổ sung cho NSĐP

- Chi chuyển nguồn NSTƯ năm trước sang năm sau


4.3 Phân cấp quản lý chi NSNN:

4.3.2 Nhiệm vụ chi NSĐP:


a. Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do
địa phương quản lý.
- Đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài
chính nhà nước theo quy định pháp luật.
b. Chi thường xuyên NSĐP:

- Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào
tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, văn hoá nghệ
thuật, thể dục thể thao, khoa học công nghệ môi
trường các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương
quản lý.

- Chi cho an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội


(phần giao cho địa phương)

- Chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước, Đảng Cộng
sản, tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương…
b. Chi thường xuyên NSĐP:

- Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề


nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương theo
quy định của pháp luật.

- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng
do địa phương quản lý.

- Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa


phương quản lý.

- Trợ giá theo chính sách của nhà nước.


c. Các khoản chi khác thuộc NSĐP:

- Chi trả nợ gốc và lãi vay những khoản tiền huy động
cho đầu tư xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng thông
qua việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

- Chi bổ sung cho NS cấp dưới.

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.


ĐIỂM MỚI LUẬT NSNN 2015

LƯU Ý:

• Về phân cấp nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP:

+ Chỉ phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh,
còn các cấp huyện, xã không có nhiệm vụ chi cho nghiên cứu
khoa học.

+ Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố
thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường
phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước,
giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi
công cộng khác.
4.4 Nguyên tắc phân cấp NSNN

- Phân cấp NSNN phải phù hợp với phân cấp về hành
chính

- Phân cấp NSNN đảm bảo tính hiệu quả

- Phân cấp NSNN phải đảm bảo tính công bằng


5. Mục lục NSNN:

5.1 Khái niệm về mục lục NSNN:

Là bảng phân loại các nội dung thu chi theo những
tiêu thức nhất định

5.2 Tiêu thức xây dựng ML NSNN:

- Định vị

- Định tính
5.3 Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng mục lục
NSNN
❖Yêu cầu:
+ Phải phù hợp với yêu cầu của chính sách quản lý kinh tế - tài
chính, đặc biệt là công tác quản lý và điều hành NSNN thống
nhất trong cả nước
+ Phải cung cấp thông thông tin về tình hình thu chi tài chính Nhà
nước cho chủ thể quản lý một cách kịp thời, toàn diện và chi
tiết.
+ Phải xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội
nhập của nền kinh tế. Các chỉ tiêu về thu chi NSNN phải có sự
tương đồng với quốc tế để làm cơ sơ cho việc so sánh và đánh
giá mức độ phát triển KT – XH giữa Việt Nam với các nước
trên thế
5.3 Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng mục lục
NSNN
❖Nguyên tắc:

+ Nguyên tắc thống nhất

+ Nguyên tắc đầy đủ

+ Nguyên tắc tiết kiệm chi phí và hiệu quả

+ Nguyên tắc mở
5.4 Vai trò của ML NSNN:

- Đối với hoạt động điều hành quản lý NSNN:


- Trong khâu lập dự toán NSNN:
- Trong khâu chấp hành NSNN:

- Trong khâu quyết toán NSNN:

- Đối với hoạt động thống kê:


5.5 Nội dung của ML NSNN:
• Chương: đơn vị đứng đầu thuộc cấp quản lý, k/h bằng
3 chữ số từ 001->160 được phân loại theo 4 cấp NS và
kí hiệu A,B,C,D.

• Loại: dùng để hạch toán ngành KT quốc dân cấp I, k/h


bằng 2 chữ số từ 01->20

• Khoản: hạch toán ngành KT quốc dân cấp II,III,IV


được k/h bằng 2 chữ số từ 01->99
5.5 Nội dung của ML NSNN:
• Nhóm: có 9 nhóm (Nhóm thu: 1->5, Nhóm chi: 6->9)

• Tiểu nhóm: 31 tiểu nhóm (19 tiểu nhóm thu, 12 tiểu


nhóm chi)

• Mục: k/h bằng 3 chữ số từ 001->165 (Mục thu: 001->


099, mục chi: 100 ->165)

• Tiểu mục: k/h bằng 2 chữ số từ 01->15.

Tùy vào nội dung của mục mà quy định số lượng tiểu
mục cho phù hợp.
6. Chu trình NSNN và quản lý chu trình
NSNN
6.1 Khái niệm chu trình NSNN

Theo nguyên tắc niên hạn, chu trình gồm 3 giai


đoạn: Lập dự toán NSNN; Chấp hành NSNN; Quyết
toán NSNN
6. Chu trình NSNN và quản lý chu trình
NSNN
6.2. Quản lý chu trình NSNN:
6.2.1. Lập dự toán NSNN:
+ Vai trò của lập NSNN
+ Yêu cầu lập dự toán NSNN
+ Căn cứ lập dự toán NSNN
+ Trình tự lập NSNN: Hình thành dự toán NSNN, phê
chuẩn và công bố NSNN.
6. Chu trình NSNN và quản lý chu trình
NSNN
6.2.2. Chấp hành NSNN:

(Đọc thêm trong giáo trình Tài chính công của GS-TS
Dương thị Bình Minh - chủ biên).
6. Chu trình NSNN và quản lý chu trình
NSNN
6.2.3. Kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN:
▪ Bộ tài chính chủ trì quyết toán NSNN trình Chính Phủ để
Chính phủ trình Quốc hội.
▪ Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN; Hội đồng nhân
dân các cấp xem xét phê chuẩn quyết toán NSĐP.

▪ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức kiểm toán quyết
toán NSNN trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

▪ Cơ quan kiểm toán Nhà nước có quyền độc lập và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình.
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

You might also like