You are on page 1of 35

BÀI 1

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ


PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh A đã có một
số quyết định sau đây:
1. Quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn Tỉnh A để tăng thu cho ngân
sách của tỉnh.
2. Yêu cầu Cục Hải quan của tỉnh giữ lại 50 tỷ đồng tiền thu từ thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phát sinh trên địa bàn để đưa vào dự phòng ngân
sách của tỉnh.
3. Quyết định lấy quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân
sách của tỉnh
4. Quyết định sử dụng toàn bộ số tăng thu của tỉnh để thưởng Tết cho các cơ quan,
đơn vị thuộc tỉnh.
Hỏi:
Các quyết định trên của Chủ tịch UBND Tỉnh A là đúng hay sai? Vì sao?

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2


MỤC TIÊU

• Hiểu được khái niệm ngân sách, ngân sách nhà nước, phân biệt ngân sách nhà
nước và ngân sách của các chủ thể khác.
• Nắm được cấu trúc của ngân sách nhà nước gồm hai nội dung cơ bản là thu
ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước.
• Hiểu được khái niệm pháp luật ngân sách nhà nước và đối tượng điều chỉnh của
luật ngân sách nhà nước.
• Nắm được nội dung hai chế định cơ bản của pháp luật ngân sách nhà nước là
chế định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và chế định quá trình ngân
sách

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3


NỘI DUNG

Những vẫn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước

Pháp luật về ngân sách nhà nước

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 4


1. Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước

1.1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước

1.2. Cấu trúc của ngân sách nhà nước

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 5


1. Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nước

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 6


1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
• Khái niệm ngân sách nhà nước trên thế giới
➢ Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai
đoạn nhất định của quốc gia (Nga)
➢ Ngân sách nhà nước là bản dự toán cho các chỉ tiêu của Chính phủ và nguồn
trang trải cho các chỉ tiêu đó (Anh)
➢ Ngân sách nhà nước là một tài liệu kế toán mô tả các khoản thu, chi của Chính
phủ trong một thời hạn nhất định (Pháp)

• Khái niệm ngân sách nhà nước tại Việt Nam


➢ Ngân sách nhà nước là “toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.” (Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015)

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 7


1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

• Đặc điểm:
➢ Là bản dự toán thu chi của nhà nước hoặc một kế hoạch thu chi của nhà nước dự
trù trong thời hạn một năm
➢ Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền quyết định ngân sách nhà
nước
➢ Mục đích của ngân sách nhà nước là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 8


1.2. Cấu trúc của ngân sách nhà nước
1.2.1. Phần thu ngân sách nhà nước

1.2.2. Phần chi ngân sách nhà nước

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 9


1.2.1. Phần thu ngân sách nhà nước

• Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tập trung được một bộ phận
của cải xã hội để lập quỹ ngân sách nhà nước và chi dùng cho nhu cầu của nhà nước.

• Các khoản thu ngân sách nhà nước: (Khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015):
➢ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
➢ Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do
cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán
chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu
từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập
và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật;
➢ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các
nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính
phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
➢ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
• Thuế là khoản thu quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu ngân sách hằng
năm, đươc thu dựa trên nguyên tắc bắt buộc và nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 10


1.2.2. Phần chi ngân sách nhà nước

• Chi ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm mục đích phân phối và sử dụng
quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định
• Chi ngân sách nhà nước bao gồm (Khoản 2 Điều 5 Luật ngân sách nhà nước 2015)
➢ Chi đầu tư phát triển;
➢ Chi dự trữ quốc gia;
➢ Chi thường xuyên;
➢ Chi trả nợ lãi;
➢ Chi viện trợ;
➢ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

• Phân loại phần chi ngân sách nhà nước:


➢ Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ
máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện
các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

➢ Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ
bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ
chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các
chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 11


Mối liên hệ giữa các khoản thu và các khoản chi ngân
sách nhà nước

• Mọi khoản thu ngân sách nhà nước đều có


mục đích tài trợ cho các nhiệm vụ chi và mọi
khoản chi ngân sách nhà nước đều bắt nguồn
từ các khoản thu do Nhà nước xây dựng và
thực hiện làm sao đảm bảo cân đối ngân sách
nhà nước.
• Nguyên tắc căn bản của hoạt động ngân
sách:

➢ Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ
phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao
để chi đầu tư phát triển; Trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số
chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.

➢ Các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho mục
đích chi đầu tư phát triển không sử dụng cho mục đích chi thường xuyên

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 12


2. Pháp luật về ngân sách nhà nước

2.1. Khái niệm pháp luật ngân sách nhà nước

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật ngân sách nhà nước

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 13


Văn bản pháp luật sử dụng

• Luật ngân sách nhà nước 2015 được thông qua


tại kỳ họp thứ 9 QH K13 ngày 25/6/2015 & bắt
đầu có hiệu lực từ 2017 (Luật ngân sách nhà
nước 2015)

• Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016


của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật ngân sách nhà nước 2015

• Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của


Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-
CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà
nước 2015.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 14


2.1. Khái niệm pháp luật ngân sách nhà nước
• Khái niệm: Pháp luật ngân sách nhà nước bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập,
quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước
• Những quan hệ xã hội mà pháp luật ngân sách điều chỉnh bao gồm 4 nhóm:

Nhóm quan hệ Nhóm quan hệ Nhóm quan hệ Nhóm quan hệ


thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tư
• Những QHXH phát sinh • Những QHXH phát sinh • Những QHXH phát sinh • Những QHXH phát sinh
trong quá trình ngân trong quá trình phân trong quá trình tạo lập trong quá trình sử dụng
sách, cụ thể là các cấp quản lý ngân sách quỹ ngân sách nhà quỹ ngân sách nhà
quan hệ xã hội phát nhà nước nước hay quá trình thu nước hay quá trình chi
sinh trong quá trình lập, • Phát sinh giữa các cơ nộp ngân sách nhà tiêu ngân sách.
phê chuẩn, chấp hành quan nhà nước có nước. • Phát sinh giữa các chủ
và quyết toán ngân thẩm quyền tham gia • Phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà
sách nhà nước. vào hoạt động quản lý thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi
• Phát sinh giữa các chủ và điều hành ngân nước có chức năng thi hành công vụ trong
thể là cơ quan nhà sách nhà nước chứ hành công vụ trong lĩnh việc chấp hành dự toán
nước có chức năng thi không có sự tham gia vực thu nộp ngân sách chi ngân sách nhà
hành công vụ trong của các tổ chức cá với các tổ chức, cá nước hàng năm với
việc lập, chấp hành và nhân khác trong xã hội. nhân có nghĩa vụ đóng các đơn vị dự toán
quyết toán ngân sách góp một khoản tiền ngân sách nhà nước,
nhà nước hoặc giữa nhất định cho nhà có quyền được tiếp
các cơ quan này với nước để chia sẻ gánh nhận và sử dụng kinh
các đơn vị dự toán nặng chi tiêu với nhà phí ngân sách nhà
ngân sách nhà nước. nước. nước cấp hàng năm.
Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 15
2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật ngân sách nhà nước

2.2.1. Các quy định pháp luật về quá trình ngân sách

2.2.2. Các quy định pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16


2.2.1. Các quy định pháp luật về quá trình ngân sách
• Khái niệm quá trình ngân sách:
Quá trình ngân sách là toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình
thành (từ khi bắt đầu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước) cho tới khi báo cáo quyết
toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn
• Các giai đoạn của quá trình ngân sách:

➢ Giai đoạn lập dự toán ngân sách nhà nước: là giai đoạn xây dựng và quyết định kế
hoạch thu - chi tài chính của nhà nước trong năm ngân sách.

➢ Giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước: là giai đoạn thực hiện dự toán ngân
sách đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

➢ Giai đoạn quyết toán ngân sách nhà nước: là giai đoạn cuối cùng của một quá trình
ngân sách, là hoạt động tổng kết, đánh giá việc chấp hành ngân sách nhà nước và
xác nhận kết quả thực hiện kế hoạch ngân sách của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 17


2.2.1. Các quy định pháp luật về quá trình ngân sách (tiếp
theo)
a. Giai đoạn thứ nhất: lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
Lập dự toán ngân sách nhà nước là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong một quá trình
ngân sách ở mỗi quốc gia. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn lập và trình Quốc hội dự
toán ngân sách nhà nước. Quá trình lập dự toán NSNN hằng năm bao gồm các bước:
•Chuẩn bị lập dự toán ngân sách nhà nước
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau
➔ Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán thu chi ngân sách đối với các cơ quan ➔
UBND cấp tỉnh hướng dẫn việc lập dự toán ở cấp địa phương; Các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương hướng dẫn việc lập
dự toán ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc

•Lập dự toán ngân sách nhà nước


➢Tất cả các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách
trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp

➢Ở địa phương, dự toán ngân sách nhà nước được xây dựng từ cấp thấp nhất là cấp xã, theo nguyên tắc dự toán ngân
sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên

➢Ở Trung ương, các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân
sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

➢Dự toán ngân sách Trung ương cùng với dự toán ngân sách địa phương hợp thành dự toán ngân sách nhà nước

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 18


2.2.1. Các quy định pháp luật về quá trình ngân sách (tiếp
theo)
a. Giai đoạn thứ nhất: lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
• Quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
Chính phủ trình các tài liệu báo cáo về dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau lên
UBTVQH để cho ý kiến và gửi đến các đại biểu Quốc hội trước kỳ họp Quốc hội ➔ Quốc hội xem xét và quyết định
dự toán NSNN năm sau trước 15/11 năm trước➔ Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau
cho từng bộ,các cơ quan khác ở TW và từng tỉnh trước 20/11 năm trước (dựa trên nghị quyết Quốc hội) ➔ HĐND
quyết định dự toán ngân sách địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, căn cứ vào nguồn thu, chi đã
được phân cấp và chế độ chính sách hiện hành.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND các cấp phải thực hiện việc giao
dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới trước ngày 31/12 hằng năm.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 19


2.2.1. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUÁ TRÌNH
NGÂN SÁCH (Tiếp theo)
b. Giai đoạn thứ hai: Chấp hành ngân sách nhà nước

Chấp hành ngân sách nhà nước về bản chất là quá trình thực hiện dự toán NSNN
hàng năm sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nội dung chấp hành
NSNN bao gồm: Chấp hành thu NSNN và chấp hành chi NSNN.

Nguyên tắc thu, chi NSNN:

• Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo Luật ngân sách
nhà nước và các văn bản pháp luật về thu ngân sách nhà nước.

• Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều
kiện mà pháp luật quy định.

• Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ
nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí
ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Cơ
quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp
thời các khoản chi theo dự toán.

• Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu,
chi trái với quy định của pháp luật; tất cả các khoản thu, chi của
ngân sách nhà nước phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách
nhà nước
Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 20
2.2.1. các quy định pháp luật về quá trình ngân sách (tiếp
theo)

c. Giai đoạn thứ ba: Quyết toán ngân sách nhà nước

Quyết toán ngân sách nhà nước là giai đoạn cuối cùng của quá trình ngân sách, là hoạt
động tổng kết, đánh giá việc chấp hành NSNN. Quyết toán NSNN được thực hiện ở tất
cả các cấp, các ngành, các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách.
Trình tự các bước thực hiện quyết toán NSNN:
• Lập quyết toán thu, chi ngân sách; xét duyệt và thẩm định quyết toán của các
đơn vị dự toán
➢ Lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
➢ Xét duyệt quyết toán
➢ Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước

• Tổng hợp, lập báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước
➢ Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi
quản lý gửi về Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10 năm sau; Các địa phương lập báo cáo
quyết toán thu, chi ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo
cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 01 tháng 10 năm sau.
➢ Trên cơ sở các báo cáo, kết quả thẩm định, Bộ Tài chỉnh tổng hợp, lập báo cáo tổng quyết toán NSNN trình
Chính phủ và gửi Kiểm toán nhà nước.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 21


2.2.1. Các quy định pháp luật về quá trình ngân sách (tiếp
theo)

c. Giai đoạn thứ ba: Quyết toán ngân sách nhà nước
• Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

➢Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước; HĐND phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương
➢Báo cáo quyết toán NSNN được Kiểm toán nhà nước kiểm toán rồi được Chính phủ
trình Quốc hội và gửi đến các đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội
giữa năm ➔ Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN để thừa nhận kết quả
chấp hành ngân sách và sự chấp thuận nhuwnagx khác biệt giữa kết quả thực tế với
dự toán NSNN
➢Trong trường hợp quyết toán NSNN chưa được Quốc hội phê chuẩn thì Chính phủ và
cơ quan Kiểm toán nhà nước phải làm rõ nhưng nội dung Quốc hội yêu cầu để trình
Quốc hội.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 22


2.2.2. Các quy định pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước

• Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước


Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính
quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước
phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
• Các nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
➢ Phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động
ngân sách nhà nước.
➢ Phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 23


2.2.2. Các quy định pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
a. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà
nước
• Quốc hội (Điều 19 Luật NSNN 2015)
➢ Ban hành luật, sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với quá trình
chấp hành ngân sách nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của ngân sách nhà nước.

➢ Ngoài ra còn có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Ủy ban Tài chính ngân sách của
Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của quốc hội; Kiểm toán nhà nước; Chủ tịch nước

• Chính phủ (Điều 25 Luật NSNN 2015)


➢ Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các báo cáo, dự án khác về lĩnh vực tài
chính - ngân sách; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền; lập
và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương hằng năm; dự toán
điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; lập và trình Quốc hội kế hoạch tài chính 05 năm, kế
hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước
và phân bổ ngân sách Trung ương quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho cơ quan nhà nước ở Trung
ương; nhiệm vụ thu, chi, bội chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách từng địa
phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách Trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; quyết định các giải pháp và tổ chức điều hành thực hiện ngân sách nhà nước...

➢ Ngoài ra còn có các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực ngân sách nhà nước của các Bộ như Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan
khác ở Trung ương

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 24


2.2.2. Các quy định pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
a. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà
nước

• Hội đồng nhân dân (Điều 30 Luật NSNN 2015)


Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách
địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán
ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện
ngân sách địa phương; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân
quyết định; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần
thiết,…
• Ủy ban nhân dân (Điều 31 Luật NSNN 2015)
Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các
nội dung pháp luật quy định; lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp phê chuẩn; căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp,
quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm
vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa
các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia; quyết định các giải
pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương,…

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 25


2.2.2. Các quy định pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
b. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước

• Nguyên tắc trong việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và mối quan hệ giữa ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương (Điều 9, điều 39 Luật NSNN 2015)
➢ Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi
cụ thể.

➢ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương
chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương thực hiện các chế độ, chính sách, chương trình mục
tiêu theo quy định của pháp luật

➢ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa
phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên
địa bàn.

➢ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ
sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các
vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định trong 05 năm (gọi là thời kỳ ổn định ngân sách). Số bổ sung từ ngân
sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trong thời kỳ ổn định ngân sách, không thay đổi tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;

➢ Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa
phương.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 26


2.2.2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
b. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước

• Phân cấp nguồn thu


➢ Nguồn thu hưởng 100% (hay còn gọi là thu cố định) là
các khoản thu phát sinh trên địa bàn lãnh thổ nhất định
mà pháp luật quy định một cấp ngân sách được
hưởng toàn bộ.

➢ Nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách (còn gọi
là thu điều tiết) là khoản thu phát sinh trên địa bàn lãnh
thổ nhất định mà pháp luật quy định có nhiều cấp ngân
sách được hưởng khoản thu đó theo tỷ lệ % do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

➢ Khoản thu bổ sung là khoản thu mà ngân sách cấp


trên chi cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo cân đối
thu chi ngân sách cho cấp dưới hoặc để họ thực hiện
các nhiệm vụ, mục tiêu nhất định.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 27


2.2.2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
b. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước
• Phân cấp nhiệm vụ chi

Đối với ngân sách trung ương Đối với ngân sách địa phương

•Chi đầu tư phát triển •Chi đầu tư phát triển


•Chi dự trữ quốc gia •Chi thường xuyên cho các cơ quan,
•Chi thường xuyên đơn vị ở địa phương
•Chi trả nợ lãi các khoản tiền do •Chi trả nợ lãi các khoản do chính
Chính phủ vay quyền địa phương vay
•Chi viện trợ •Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ
•Chi cho vay theo quy định pháp luật sung có mục tiêu cho ngân sách cấp
dưới
•Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
trung ương •Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm
vụ
•Chi chuyển nguồn của ngân sách
trung ương sang năm sau
•Chi bổ sung cân dối ngân sách, bổ
sung mục tiêu cho ngân sách địa
phương

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 28


Giải quyết tình huống
TRẢ LỜI

1.Sai. Căn cứ Điểm đ Khoản 9 Điều 30 và Điểm a Khoản 9 Điều 31 Luật


NSNN 2015:
• Quyền hạn ban hành một số khoản phí trên địa bàn tỉnh thuộc về
HĐND tỉnh A
• UBND tỉnh A lập và trình HĐND tỉnh A để quyết định vấn đề trên
2.Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Luật NSNN 2015, UBND không có quyền
chỉ đạo cơ quan hải quan ở địa phương làm như vậy, tất cả các khoản thu
liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu thuộc về ngân sách trung ương.
3.Có thể được. Căn cứ Điều 11Luật NSNN 2015, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh và các nguồn tài
chính hợp pháp khác và phải hoàn trả trong năm ngân sách để xử lý thiếu
hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
4.Sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Luật NSNN 2015

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 29


Câu hỏi mở
Trình bày các căn cứ để lập dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của của
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13? Phân tích vai trò của lập dự toán trong
quản lý ngân sách nhà nước?

Trả lời:
•Các căn cứ để lập dự toán NSNN: Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015

•Lập dự toán tạo khuôn khổ pháp lý cho việc chấp hành ngân sách, là khâu đầu tiên và
quan trọng trong chu trình quản lý ngân sách.
•Lập dự toán ngân sách giúp Chính phủ và chính quyền các cấp không bị động trong hành
động.
•Xác lập rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, ngành, địa phương trong quản lý ngân
sách.
•Thiết lập kỷ luật tài khóa về thu, chi và cân đối ngân sách cho các hoạt động của bộ máy
nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bằng việc xác định một số chỉ tiêu cụ thể trong dự toán
(như tổng thu; tổng chi, tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi; mức thâm hụt ngân sách so
với GDP,…).
•Lập dự toán NSNN thể hiện tổng thể đường lối, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 30


Câu hỏi trắc nghiệm 1
Theo Luật Ngân sách nhà nước 2015, việc quyết định mức bội chi ngân sách nhà
nước và nguồn bù đắp thuộc nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan nào?
A. Kho bạc nhà nước
B. Bộ tài chính
C. Quốc hội
D. Chính phủ

Trả lời:
•Đáp án C.
•Căn cứ Điều 19 Khoản 4 điểm c Luật NSNN 2015

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 31


Câu hỏi trắc nghiệm 2
Theo Luật Ngân sách nhà nước 2015, vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
được sử dụng cho mục đích nào?
A. Được sử dụng cho chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
B. Chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên
C. Chỉ được sử dụng cho chi chi thường xuyên, không sử dụng cho đầu tư phát triển

Trả lời:
•Đáp án B
•Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Luật NSNN 2015

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 32


Câu hỏi tự luận 1
Phân biệt “ngân sách nhà nước” và “Luật ngân sách nhà nước”

Trả lời:

Luật ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các


Luật Ngân sách nhà nước bao gồm
khoản thu, chi của Nhà nước được dự
tổng thể các quy phạm pháp luật do
toán và thực hiện trong một khoảng
Khái nhà nước ban hành để điều chỉnh các
thời gian nhất định do cơ quan nhà
niệm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
nước có thẩm quyền quyết định để
tạo lập, quản lý và sử dụng ngân sách
bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhà nước
nhiệm vụ của Nhà nước.
Hình
Luật của Quốc hội Nghị quyết của Quốc hội.
thức
Thời gian Lâu dài, không xác định được cụ thể. Một năm.

Sử dụng 1 cách có hiệu quả ngân sách Sử dụng ngân sách nhà nước
Mục đích
nhà nước. đúng chức năng nhiệm vụ.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 33


Câu hỏi tự luận 2
Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Tác động của bội chi ngân sách kéo dài?

Trả lời:

•Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng tổng số chi lớn hơn tổng số thu trong năm ngân
sách, tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính.
•Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa
phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa
tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung
ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của
từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh
không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương. (Khoản
1 Điều 4 Luật NSNN 2015)
•Bội chi ngân sách kéo dài sẽ rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh
hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân
dân.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 34


Tóm lược cuối bài
• Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Ngân sách nhà
nước phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
• Ngân sách nhà nước khác với ngân sách của các chủ thể khác ở chỗ, nó không chỉ
là bản dự toán các khoản thu chi thuần túy mà nó còn có giá trị pháp lý như một
đạo luật, còn gọi là đạo luật ngân sách thường niên.
• Cấu trúc của ngân sách nhà nước gồm hai phần là thu ngân sách nhà nước và chi
ngân sách nhà nước.
• Pháp luật ngân sách nhà nước là một bộ phận của pháp luật tài chính. Pháp luật
ngân sách nhà nước bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và
sử dụng ngân sách nhà nước.
• Nội dung cơ bản của pháp luật ngân sách nhà nước gồm pháp luật về phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước và pháp luật về quá trình ngân sách.

Copyright © 2020 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 35

You might also like