You are on page 1of 46

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH


SỰ NGHIỆP
(ACCOUNTING IN PUBLIC SECTOR)

GV: Trần Thị Thanh Thảo


Email: thaottt@due.edu.vn1
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Mục tiêu môn học
1. Nắm được những kiến thức cơ bản liên quan đến tài
chính công và Ngân sách Nhà nước.

2. Hiểu đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài chính của đơn
vị hành chính sự nghiệp, nội dung hoạt động tài chính
của đơn vị hành chính sự nghiệp.

3. Hiểu nội dung và quy trình kế toán các hoạt động tại đơn
vị hành chính sự nghiệp; quy trình và cách lập báo cáo
tài chính và báo cáo quyết toán của đơn vị HCSN.

2
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Nội dung môn học
❖ Chương 1: Tổng quan về tài chính công và Ngân sách Nhà nước

❖ Chương 2: Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp và quản lý


tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp

❖ Chương 3: Kế toán hoạt động hành chính sự nghiệp

❖ Chương 4: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh

❖ Chương 5: Kế toán tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản

❖ Chương 6: Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách

3
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Tài liệu môn học

1. Silde bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp.

2. Bộ Tài chính (2017). Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng


dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

3. Phạm Văn Liên và cộng sự (2013). Giáo trình Kế toán


hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.

4. Các tài liệu tham khảo khác theo từng chương.

4
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Đánh giá SV
STT Nội dung Tỷ lệ
1 Bài tập cá nhân 10%
2 Thuyết trình (Nhóm) 10%
3 Thi giữa kỳ (Tự luận) 20%

4 Thi cuối kỳ (Trắc nghiệm và tự luận) 60%

Tổng cộng 100%

Lưu ý:
- Cấm thi giữa kì nếu vắng trên 3 lần điểm danh
- Chuyên cần và phát biểu ý kiến dùng để tính điểm cộng/
điểm trừ bài tâp cá nhân 5
BÀI TẬP NHÓM
➢ Phân nhóm: 3-4 thành viên/nhóm
➢ Chuẩn bị thuyết trình:
▪ Chủ đề: random trong số các nội dung cho sẵn của chương
▪ Chuẩn bị nội dung: Slide
▪ Tất cả thành viên tham gia
▪ Nhóm trưởng nộp bài trên hệ thống Elearning trước buổi
học 1 ngày.
➢ Thuyết trình trên lớp
▪ Nhóm: random
▪ Tất cả thành viên tham gia thuyết trình
▪ Trả lời câu hỏi của giáo viên và các nhóm khác.

6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
TÀI CHÍNH CÔNG VÀ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

7
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1 Tổng quan về tài chính công

2 Ngân sách Nhà nước

8
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Khái niệm

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền
do Nhà nước tiến hành, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh
tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công,
nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của Nhà nước
và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.

9
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Đặc điểm

➢ Tài chính công gắn liền với sở hữu Nhà nước và quyền lực
chính trị của Nhà nước

➢ Tài chính công gắn liền lợi ích chung, lợi ích công cộng

➢ Không lượng hoá được hiệu quả của hoạt động thu chi tài
chính công

➢ Tài chính công có phạm vi hoạt động rộng.

10
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Sự phát triển của tài chính công
Tài chính công cổ điển
➢ Bối cảnh kinh tế - xã hội cuối thế kỷ 19 trở về trước

➢ Chức năng cơ bản của Nhà nước là thực hiện các nhiệm vụ
truyền thống như: cảnh sát, tư pháp, quốc phòng và ngoại giao

➢ Các hoạt động kinh tế do khu vực tư nhân hoàn toàn quyết
định
Tài chính công hiện đại
➢ Bối cảnh kinh tế - xã hội sau chiến tranh thế giới thứ nhất
➢ Nhà nước can thiệt vào các hoạt động kinh tế thông qua
hệ thống luật pháp và các công cụ kinh tế 11
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Vai trò của tài chính công

➢ Huy động nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của Nhà
nước và hệ thống chính trị
➢ Điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
▪ Ổn định kinh tế - xã hội
▪ Đầu tư tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế
▪ Thực hiện công bằng xã hội
➢ Kiểm tra hoạt động tài chính của các lĩnh vực khác

12
CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH NHÓM
Chương 1
▪ Chủ đề 1: Tổng quan về ngân sách nhà nước (khái niệm,
đặc điểm, chức năng) (Nhóm 5)

▪ Chủ đề 2: Thu Ngân sách Nhà nước (Nhóm 4)


▪ Chủ đề 3: Chi Ngân sách Nhà nước (Nhóm 3)
▪ Chủ đề 4: Cân đối Ngân sách Nhà nước + Phân cấp quản
lý Ngân sách nhà nước (Nhóm 2)

▪ Chủ đề 5: Mục lục Ngân sách Nhà nước (Nhóm 1)

13
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Khái niệm
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định do cơ quan có thẩm quyền
quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước”.

14
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Đặc điểm của NSNN
✓ Việc tạo lập và sử dụng NSNN luôn gắn với quyền lực
kinh tế - chính trị của Nhà nước

✓ Hoạt động thu, chi NSNN chứa đựng các quan hệ kinh
tế, quan hệ lợi ích nhất định

✓ Quá trình thực hiện thu, chi NSNN nhằm hình thành quỹ
tiền tệ tập trung của Nhà nước, đồng thời là quá trình
phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội

✓ Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách giải quyết
hài hoà giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của các thành
viên trong xã hội. 15
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Bản chất hoạt động của NSNN
Bản chất của Ngân sách Nhà nước là hệ thống các mối quan
hệ kinh tế giữa Nhà nước và các thành viên trong xã hội, phát
sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các
nguồn lực tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng
quản lý và điều hành nền kinh tế-xã hội của Nhà nước.

Doanh nghiệp Hoạt động tài chính


SXKD
Nhà nước
đối ngoại

Đơn vị hành chính Thị trường tài


Tầng lớp
sự nghiệp chính
dân cư
16
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Chức năng
Chức năng phân phối
Huy động các nguồn lực tài chính và đảm bảo nhu cầu chi tiêu
theo kế hoạch của Nhà nước, thực hiện việc cân đối thu chi
bằng tiền của Nhà nước

Chức năng giám đốc


✓ Kiểm tra, giám sát quá trình động viên các nguồn thu, tránh
tình trạng trốn lậu thuế, chây ỳ nộp thuế của các đối tượng
thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN hoặc bị lạm dụng, làm trái
pháp luật
✓ Kiểm tra, kiểm soát chi để tránh tình trạng làm sai luật và các
chế độ chi quy định; giám sát việc chấp hành các chế độ,
chính sách của Nhà nước. 17
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Thu ngân sách Nhà nước

Khái niệm

“Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của


mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia
hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước”

18
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Thu ngân sách Nhà nước
Phân loại thu NSNN
 Căn cứ vào phạm vi phát sinh
✓ Thu trong nước

➢ Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh


➢ Thu từ hoạt động dịch vụ
➢ Thu từ các hoạt động khác

✓ Thu ngoài nước


➢ Thu từ hoạt động xuất khẩu lao động và hợp tác
chuyên gia với nước ngoài
➢ Thu từ viện trợ của nước ngoài
➢ Thu từ vay nợ nước ngoài, kể cả vay các tổ chức tài
19
chính quốc tế
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Thu ngân sách Nhà nước
Phân loại thu NSNN
 Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế

✓ Các khoản thu thường xuyên


Là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định
về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí và lệ phí.

✓ Các khoản thu không thường xuyên


Là những khoản thu không ổn định về mặt thời gian phát sinh
cũng như số lượng tiền thu được

20
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Thu ngân sách Nhà nước
Phân loại thu NSNN
Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN
✓ Thu trong cân đối NSNN
➢ Thuế, phí, lệ phí
➢ Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
➢ Thu từ hoạt động sự nghiệp
➢ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
➢ Các khoản thu khác theo luật định
✓ Thu bù đắp thiếu hụt NSNN
➢ Vay trong nước từ các tầng lớp dân cư
➢ Vay các tổ chức kinh tế - xã hội
➢ Vay từ nước ngoài 21
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Thu ngân sách Nhà nước
Nội dung thu NSNN

Các khoản thu từ thuế

Các khoản phí, lệ phí


Thu ngân sách
Nhà nước
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

Các khoản thu khác

22
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Nội dung thu NSNN

✓ Các khoản thu từ thuế

“Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp
nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh
trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành,
không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối
tượng nộp thuế”

Tinh bắt buộc

Đặc trưng Tính không hoàn trả trực tiếp

Tính pháp lý cao


23
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Nội dung thu NSNN
✓ Các khoản phí, lệ phí

“Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng


mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là
khoản tiền mà mọi công dân trả cho Nhà nước khi họ
hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp”

24
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Nội dung thu NSNN
Các khoản thu từ phí

“ Phí là khoản thu do Nhà nước quy định


nhằm bù đắp một phần chi phí của ngân
sách Nhà nước đầu tư xây dựng, mua
sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài
nguyên hoặc chủ quyền quốc gia để
phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạt động
sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặc lợi
ích công cộng theo yêu cầu, không mang
tính kinh doanh”

25
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Nội dung thu NSNN

Các khoản thu từ lệ phí

“Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định thu đối với tổ
chức, cá nhân để Nhà nước phục vụ công việc quản lý
hành chính Nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định
của pháp luật”

26
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Nội dung thu NSNN

✓ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

▪ Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế

▪ Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi)

▪ Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế,
kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế
của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà
nước theo quy định của Chính phủ

27
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Nội dung thu NSNN

✓ Các khoản thu khác

▪ Thu từ bán tài sản hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản
thuộc sở hữu Nhà nước

▪ Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu

▪ Các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại

▪ Thu từ quỹ dự trữ tài chính…

28
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Chi Ngân sách Nhà nước
Khái niệm

“Chi ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng


quỹ ngân sách Nhà nước theo những nguyên tắc nhất
định nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước”

29
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Chi Ngân sách Nhà nước
Nội dung chi NSNN
✓ Chi đầu tư phát triển

✓ Chi dự trữ Nhà nước

✓ Chi thường xuyên

▪ Chi quản lý Nhà nước

▪ Chi an ninh quốc phòng

▪ Chi sự nghiệp

✓ Chi trả nợ lãi

✓ Chi viện trợ


30
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Cân đối Ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Chi ngân sách

CÂN ĐỐI

31
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN)
Cân đối Ngân sách Nhà nước

▪ Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số
thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên
và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển.

▪ Trường hợp còn bội chi NSNN thì số bội chi phải nhỏ hơn số
chi đầu tư phát triển. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho
chi thường xuyên.

▪ Trường hợp bội thu NSNN thì được sử dụng để trả nợ gốc và
lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
32
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN
Khái niệm

“Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định phạm


vi trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp chính quyền
Nhà nước từ trung ương tới các địa phương trong quá
trình tổ chức tạo lập và sử dụng NSNN phục vụ cho việc
thực thi các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”

33
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN
Tổ chức các cấp ngân sách

Ngân sách
trung ương
NS tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương

Ngân sách NS huyện, thị xã, thành


địa phương phố trực thuộc tỉnh

NS xã, phường,
thị trấn

34
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN
Nội dung của phân cấp quản lý NSNN

Phân cấp quản lý nguồn thu

Nhóm các nguồn


Nhóm các Nhóm các
thu chung
nguồn thu nguồn thu
(chia theo tỷ lệ
100% thuộc 100% thuộc
giữa NSTW và
NSTW NSĐP
NSĐP)

35
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN
Nội dung của phân cấp quản lý NSNN
1. Chi đầu tư phát triển
2. Chi dự trữ quốc gia
3. Chi thường xuyên
Nhiệm vụ 4. Chi trả nợ lãi
chi của 5. Chi viện trợ
NSTW 6. Chi cho vay
7. Chi bổ sung quỹ dự trữ TC của TW
Phân cấp 8. Chi chuyển nguồn của NSTW sang
năm sau
nhiệm vụ 9. Chi bổ sung cho NSĐP
chi
1. Chi đầu tư phát triển
Nhiệm vụ 2. Chi thường xuyên
chi của 3. Chi trả nợ lãi
NSĐP 4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ TC của ĐP
5. Chi chuyển nguồn sang năm sau
của ngân sách địa phương. 36
6. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
MỤC LỤC NSNN
Khái niệm

Hệ thống Mục lục Ngân sách Nhà nước là bảng phân


loại các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước theo hệ
thống tổ chức Nhà nước, ngành kinh kế và các mục
đích kinh tế do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ cho
công tác lập, điều hành, quản lý, kế toán và quyết toán
cũng như phân tích các hoạt động tài chính thuộc khu
vực Nhà nước.

37
MỤC LỤC NSNN
Vai trò

✓ Giúp Nhà nước bao quát được các hoạt động kinh tế
và các giao dịch kinh tế của quốc gia

✓ Là cơ sở thu thập, phân tích và xử lý số liệu về tình


hình thu, chi ngân sách

✓ Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho công tác lập
dự toán ngân sách Nhà nước, điều hành, quản lý,
kiểm soát ngân sách Nhà nước

✓ Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc đề ra các


quyết định phát triển kinh tế – xã hội
38
MỤC LỤC NSNN
Cơ sở lý luận và phương pháp luận xây dựng hệ thống Mục lục NSNN
Phân loại theo tổ chức hệ thống NSNN (gọi là Chương)
Dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc
một cấp chính quyền được tổ chức quản lý ngân sách riêng nhằm xác
định trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức đó đối với NSNN.

Chương thuộc Trung ương


(Mã số Chương từ 001 đên 399)

Chương thuộc cấp tỉnh


Chương
(Mã số Chương từ 400 đên 599)

Chương thuộc cấp huyện


(Mã số Chương từ 600 đên 799)

Chương thuộc cấp xã


39
(Mã số Chương từ 800 đên 989)
MỤC LỤC NSNN
Cơ sở lý luận và phương pháp luận xây dựng hệ thống Mục lục NSNN
Phân loại theo ngành kinh tế (gọi là Loại, Khoản)
Dựa vào tính chất hoạt động kinh tế (ngành kinh tế quốc dân) để
hạch toán thu, chi NSNN.
✓ Loại được xác định trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành
kinh tế cấp I
✓ Khoản được xác định trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành
kinh tế cấp II hoặc cấp III

Ví dụ: Loại 070 Giáo dục-đào tạo và dạy nghề


Khoản 071 Giáo dục mầm non
Khoản 072 Giáo dục tiểu học
Giáo dục phổ thông trung học cơ
Khoản 073
sở 40
MỤC LỤC NSNN
Cơ sở lý luận và phương pháp luận xây dựng hệ thống Mục lục NSNN
Phân loại theo nội dung kinh tế (gọi là Mục, Tiểu mục)
Dựa vào nội dung kinh tế (hay tính chất kinh tế) của khoản thu, chi
ngân sách nhà nước để phân loại vào các Mục, Tiểu mục; Nhóm,
Tiểu nhóm khác nhau.
Mã số
Ví dụ: Mã số
Nhóm 0110 Tiểu THU THUẾ, PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Mục
mục
Tiểu nhóm Thuế thu nhập và thu nhập sau thuế
0111 thu nhập
Mục 1000 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền
Tiểu mục 1001
công
Thuế thu nhập từ hoạt động SXKD
1003
của cá nhân
41
MỤC LỤC NSNN
Cơ sở lý luận và phương pháp luận xây dựng hệ thống Mục lục NSNN
Phân loại theo chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia
Dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách cho các chương trình, mục tiêu,
dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng.
Ví dụ:
Mã số Mã số tiểu
Tên chương trình, mục tiêu và các
Chương chương trình,
tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án
trình, mục nhiệm vụ, dự
thuộc từng chương trình, mục tiêu
tiêu án
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
0010
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
0022 Chương trình 30a

0023 Chương trình 135

0025 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin


42
MỤC LỤC NSNN
Cơ sở lý luận và phương pháp luận xây dựng hệ thống Mục lục NSNN
Phân loại theo nguồn NSNN

Dựa vào nguồn gốc hình thành nguồn NSNN để phân loại thành
nguồn chi từ vốn trong nước và nguồn chi từ vốn ngoài nước để
phục vụ yêu cầu kiểm soát chi theo dự toán.

Ví dụ:

Mã nguồn NSNN Nội dung

01 Nguồn chi từ vốn trong nước

50 Nguồn chi từ vốn ngoài nước

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

➢ Luật số 83/2015/QH13 về Ngân sách Nhà nước

➢ Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật


83/2015/QH13 về Ngân sách Nhà nước

➢ Thông tư số 324/2016/TT-BTC quy định hệ thống Mục


lục Ngân sách Nhà nước.

44
CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH NHÓM
Chương 2

▪ Chủ đề 1: Tổng quan về đơn vị HCSN (Nhóm 6)


▪ Chủ đề 2: Quy trình tài chính trong các đơn vị HCSN (Nhóm 5)
▪ Chủ đề 3: Cơ chế quản lý tài chính đơn vị HCSN (Nhóm 4,3)

Chương 5
▪ Chủ đề 1: Kế toán mua sắm tập trung TSCĐ trong đơn vị
HCSN (Nhóm 2)

▪ Chủ đề 2: Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ trong đơn vị HCSN
(Nhóm 1)

45
KẾT THÚC CHƯƠNG I

46

You might also like