You are on page 1of 7

1.

Huy động vốn


Huy động vốn được hiểu là các hoạt động của pháp nhân thương mại để tạo
vốn cho hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức. Ví dụ như: Vay
vốn; huy động vốn; Phát hành, chào bán chứng khoán; Liên doanh, liên kết
trong và ngoài nước; Hình thành quỹ tín thác bất động sản.

2. Chủ trương của Đảng, Nhà nước trong huy động nguồn vốn
ngân sách nhà nước.

Chính sách thu ngân sách: Trước hết, huy động nguồn lực NSNN thông qua
việc hoàn thiện hệ thống chính sách thu NSNN tiếp tục được hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý thu, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đối
tượng thu nộp ngân sách. Đại hội Đảng X (2006) khẳng định, để đảm bảo tính
bền vững của hệ thống chính sách thuế cần: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm
môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều
chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối
tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập. Không lồng ghép chính sách xã hội trong
chính sách thuế. Từng bước thực hiện phương pháp tính thuế, quản lý thu
thuế, xử lý các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại hóa công tác
quản lý hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế”.

Đại hội Đảng XII nhấn mạnh việc tăng cường quản lý và từng bước cơ cấu lại
NSNN. Động viên hợp lý các nguồn lực, phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN
trên GDP bình quân khoảng 20 - 21%. Tăng tỷ trọng thu nội địa và xây dựng
hệ thống thuế đồng bộ, hiện đại.

3. Các hình thức huy động vốn NSNN

a, tăng thu NSNN thông qua :


- Tăng thuế hợp lý : thông qua cải cách căn bản cấu trúc thuế và tăng tỷ lệ
thuế. Để thực hiện được phải đánh giá được tiềm năng về thuế của đất nước
theo các yếu tố sau
+ Mức thu nhập / đầu người
+ Mức chênh lệch thu nhập của các tầng lớp trong xã hội
+ Tầm quan trọng của các khu vực khác nhau trong nền sản xuất xã hội
+ Vai trò quản lý và hiệu lực của cơ chế hành chính, luật pháp của nhà nước

- Tận thu thuế, phí, lê phí : thu đúng, thu đủ.

b, Phân phối hợp lý giữa tích lũy và tiêu dung.


c, Tiết kiệm chi ngân sách.
+ Tiết kiệm chi thường xuyên
+ Tiết kiệm và chi hợp lý các khoản chi hành chính
+ Chống thất thoát trong ĐT XDCB
d, Tăng Khả Năng Huy Động Vốn
+ Phát Hành và đấu giá Trái Phiếu Chính Phủ theo hình thức đa giá
+Công Khai Minh Bạch NSNN : Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước năm 2015 và Luật Tiếp cận thông tin, việc công khai và cung cấp thông
tin về ngân sách nhà nước cho người dân là bắt buộc đối với các cơ quan thực
hiện ngân sách. Do vậy các cơ quan thực hiện ngân sách cần chủ động cung
cấp thông tin để người dân có thể liên hệ, trao đổi khi cần thiết. Việc công
khai sẽ đảm bảo quyền công dân, mọi tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, kiểm
tra và giám sát việc quản lý NSNN. Khi người dân tham gia quá trình giám sát
thì nguồn lực NSNN sẽ được phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn và cải thiện việc
cung cấp các dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, các công trình
đầu tư công, tránh lãng phí, tham nhũng. Việc công khai minh bạch NSNN
cũng góp phần thúc đẩy người dân đóng góp ý kiến về việc họ muốn tiền được
dùng vào việc gì mà chính họ cần nhất, tạo niềm tin của người dân đối với nhà
nước.

3.1 Các khoản thu ngân sách nhà nước được lấy từ đâu và chi ra cho những
việc gì?
Các khoản thu ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Luật
Ngân sách nhà nước 2015, hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, gồm:

(1) Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
(2) Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
(3) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp
được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
(4) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nhà nước thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định
của pháp luật.
(5) Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
- Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai
thác dầu, khí;
- Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
- Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
- Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà
nước;
- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước
ngoài của Chính phủ.
(6) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật.
(7) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
(8) Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển;
tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
(9) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác
khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
(10) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của
pháp luật.
(11) Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
(12) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân
ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa
phương.
(13) Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước.
(14) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

4. Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia

- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được
bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm và được
cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách hằng năm theo
từng nguồn vốn: Ngân sách trung ương đảm bảo cân đối, bố trí để thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia theo tổng mức đã được Quốc hội phê duyệt
trong chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 5 năm.Ngân sách địa phương đảm bảo cân đối, bố trí vốn
đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tỷ lệ vốn đối ứng từ
ngân sách địa phương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ
tướng Chính phủ quyết định.

- Nguyên tắc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương cho các cơ
quan chủ quản chương trình: Tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện từng chương trình mục
tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Phù hợp tiến độ thực
hiện kế hoạch giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Trên cơ sở
kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, kết quả
huy động vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, kết quả giải ngân vốn năm
thực hiện.

- Phân bổ vốn ngân sách nhà nước tại địa phương thực hiện theo quy định về
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước của cơ quan
có thẩm quyền tại địa phương.
- Các nội dung được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện: Thực hiện nội
dung, hoạt động, dự án đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên thực hiện hoạt động đầu
tư, bảo trì công trình xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định. Xây
dựng và duy trì hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.
Hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia ở trung ương và
địa phương.

- Thanh toán, quyết toán vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia theo quy định của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán
dự án sử dụng vốn đầu tư công, các quy định tại Nghị định này và hướng dẫn
của Bộ Tài chính.
=> Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi
hỏi phải hợp lý nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào
ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của
các chủ thể trong nền kinh tế.

5. Đặt Vấn Đề Về Việc Tối Ưu Việc Huy Động Vốn NSNN


Trong Thời Kì Dịch Bệnh COVID 19

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, những gói hỗ trợ kinh tế quy mô lớn
lần lượt được các chính phủ thực thi khiến hầu hết các nước, trong đó có Việt
Nam phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách và mức nợ chính phủ
tăng cao. => Cần Những Biện Pháp Nhằm Bù Đắp Thâm Hụt Và Nâng Cao
Hiệu Quả Huy Động Vốn Của NSNN

*Giải pháp
a, giải pháp huy động vốn
-Một trong những giải pháp chìa khóa để giải quyết vấn đề này chính là việc
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình huy động vốn cho
NSNN ( khối BlockChain ). Các đặc điểm chính của công nghệ chuỗi khối
blockchain có thể kể đến như:

+ Không thể làm giả, không thể phá hủy các khối và chuỗi blockchain
+ Bất biến
+ Bảo mật dữ liệu
+ Minh Bạch
+ Hợp đồng thông minh
-Chiến lược đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về huy động vốn cho
NSNN gồm: Thực hiện phát hành và quản lý danh mục TPCP chủ động, hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu vốn của NSNN với cơ cấu, kỳ hạn theo các mục tiêu của
chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý nợ công trung, dài hạn và kế
hoạch vay, trả nợ công hàng năm; bảo đảm nguyên tắc phối hợp chặt chẽ
trong điều hành chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ
mô khác, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ và bảo
đảm các cân đối lớn; phù hợp với khả năng trả nợ, giải ngân, khả năng hấp
thụ của nền kinh tế, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí; Điều hành lãi suất
phát hành TPCP phù hợp với nguyên tắc thị trường, định hướng điều hành
chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

-Bên cạnh đó, đa dạng các sản phẩm TPCP (trái phiếu chính phủ) đáp ứng
nhu cầu của các nhà đầu tư; hình thành các mã TPCP chuẩn với quy mô đủ
lớn để thúc đẩy thanh khoản của thị trường TPCP, tăng khả năng huy động
vốn cho NSNN và hình thành đường cong lãi suất chuẩn, hỗ trợ phát triển thị
trường vốn; Củng cố cơ sở nhà đầu tư theo hướng tiếp tục cải thiện tỷ trọng
đầu tư TPCP của các nhà đầu tư dài hạn.

b, giải pháp sử dụng vốn

-Nâng cao năng lực quản trị cùng với phát huy tinh thần trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ, công chức, giảm thiểu tình trạng tham nhũng. Chính quyền cần
tinh gọn bộ máy, tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ công vụ, xây dựng
chế tài thỏa đáng đối với người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước,
cũng như những người liên quan đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Thu hút
người dân tham gia quá trình đầu tư bằng nguồn vốn NSNN từ khi xây dựng
kế hoạch, đến đánh giá chất lượng thực hiện và quyết toán công trình.

- cần đánh giá hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Hàng năm cần tổ chức
đánh giá hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, đồng thời công khai minh
bạch các kết quả đánh giá, để kịp thời rút kinh nghiệm và nâng cao chất
lượng đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, tăng cường việc kiểm tra, giám sát,
kiểm soát quá trình thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Nên thành lập
Tổ chức đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp và hiệu
quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Tổ chức này phải có tính độc lập tương
đối và gồm những chuyên gia giỏi, có tâm và đạo đức công vụ.
- Nâng cao hiệu quả thu chi ngân sách nhà nước

Một là, cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính trong quản lý thu NSNN mà
trước mắt là nâng cao hơn nữa sự tiện lợi và hiệu quả trong giải quyết các thủ tục hành chính
về thuế và hải quan để góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển; thực hiện
tốt chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính cũng giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp
thuế và tạo thuận lợi để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác dự báo thu NSNN ở cấp chính quyền địa phương và chính
quyền trung ương; Hạn chế các tác nhân chủ quan nhằm làm sai lệch dự báo thu NSNN. Bên
cạnh đó, có thể nghiên cứu để bổ sung chỉ tiêu tổng thu chi ngân sách thực sau khi đã loại trừ
lạm phát hàng năm khi đánh giá về kết quả công tác ngân sách hàng năm. Vì sau khi loại trừ yếu
tố lạm phát để có thể sẽ đánh giá được nguồn lực tài chính thực sự từ nguồn thu ngân sách đáp
ứng cho chi tiêu hàng năm của Chính phủ, nhất là chi đầu tư phát triển vì cơ sở hạ tầng máy
móc thiết bị thường sẽ tăng giá do yếu tố lạm phát.
Hàng năm, công tác lập, giao dự toán thu NSNN đảm bảo bao quát hết nguồn thu; rà soát, quản
lý chặt chẽ các nguồn thu mới phát sinh, doanh nghiệp mới thành lập, hộ kinh doanh mới ra
kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có rủi ro cao như: ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng,
karaoke, kinh doanh bất động sản,… các doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp để quản lý thuế kịp thời theo quy định. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách,
đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực, từng sắc thuế và có phương án chỉ
đạo, điều hành thu kịp thời.
Ba là, Tổng cục Thuế cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai thuế của người
nộp thuế, tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu
hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế, rà soát tình hình tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ
tức, lợi nhuận còn lại của năm để chủ động đôn đốc doanh nghiệp nộp số thuế thu nhập doanh
nghiệp, cổ tức, lợi nhuận còn lại còn phải nộp theo quyết toán năm, tạm nộp thuế, cổ tức, lợi
nhuận còn lại phát sinh các quý năm tới sát với thực tế của hoạt động kinh doanh, kiên quyết
xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối
với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo đúng qui định của Luật Quản lý thuế. Tăng
cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế ngay từ đầu năm, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối
tượng, theo đúng chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện cho người nộp thuế có
thêm nguồn lực tài chính cho sản xuất, kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức
năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn
thuế bị gian lận vào NSNN. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác hoàn thuế điện
tử.
Đồng thời, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan
thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các ngành nghề, lĩnh vực có
rủi ro cao về thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu, các  doanh nghiệp, đơn vị và
cá nhân được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế, các giao dịch liên kết; giao dịch liên
quan đến thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, các giao dịch đáng ngờ. Trên cơ sở
đó, tiếp tục có biện pháp yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với
thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát
sinh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định (đặc biệt là các tổ chức nước ngoài lớn như
Facebook, Google, Youtube,...).
Bốn là, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách; rà soát, xác định những nguồn thu
còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, tập trung vào một số lĩnh vực
như: Các khoản thu từ đất; kinh doanh thương mại điện tử; xây dựng cơ bản; kinh doanh xăng
dầu; tăng cường công tác kiểm tra đối với các đơn vị có khoản thu từ phí chuyển sang giá dịch
vụ mà Nhà nước không định giá; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá nhân kinh
doanh.
Năm là, thực hiện phân bổ chi ngân sách tập trung, tránh dàn trải, lãng phí; việc phân bổ, quản
lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách phải tuân thủ Luật Đầu tư công. Tăng cường các biện pháp
đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công; quản lý chặt chẽ chi phí đầu
tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn được phân bổ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án;
kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân sang các dự án khác để
thanh toán khối lượng hoàn thành; hạn chế tối đa việc chuyển nguồn, phát sinh nợ đọng xây
dựng cơ bản mới.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng
vốn nhà nước và có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp chủ đầu tư vi phạm theo pháp
luật hiện hành. Đồng thời thực hiện nghiêm việc đầu tư xây dựng, mua sắm xe ô tô, tài sản công
theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm,
công khai, minh bạch.

nguồn : Luật ACC, tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thắm
Cổng thông tin điện tử bộ tài chính.

You might also like