You are on page 1of 2

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ

(GIAI ĐOẠN 2, HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023)

Họ và tên sinh viên: Mai Hoàng Thắng Chữ ký của sinh viên: Thắng

MSSV: 7123101212 Lớp Địa lý Kinh tế (01 hoặc 02): 01

Đề bài: Anh/Chị hãy lý giải nguyên nhân phong trào phản đối toàn cầu hóa diễn ra cả
ở các nước đang phát triển và các nước phát triển?

BÀI LÀM
Tâm lý chống toàn cầu hóa bắt nguồn từ nhiều nguồn cơn khác nhau. Ở các nước đang phát
triển, phản ứng này bắt nguồn từ việc lo ngại toàn cầu hóa đe dọa đến truyền thống dân tộc,
do sự du nhập ồ ạt của hàng hóa và luồng tư tưởng từ nước ngoài.
-Việc làm và lương :
+ Ở các quốc gia giàu có hơn, những người lao động bị sa thải ở vành đai công nghiệp thuộc
bang Ohio hoặc ở nước Pháp đổ lỗi cho toàn cầu hóa vì đã gây ra nỗi bất hạnh, tình trạng
mất việc làm và trì trệ kinh tế.
+ Nỗi lo sợ về việc làm và mức lương là có thật, mặc dù có thể đã bị làm quá lên bởi một số
chính trị gia – những người đang muốn đổ lỗi cho thương mại quốc tế, cho tình trạng di dời
sản xuất ra nước ngoài và cho tình trạng nhập cư đang cướp đi việc làm của người bản xứ.

-Về khía cạnh kinh tế : Nguyên nhân cốt lõi khiến cho một số người chống lại tiến trình toàn
cầu hóa chính là vấn đề cạnh tranh quốc tế, một sự cạnh tranh không cân sức giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển.
+ Các nước phát triển với một tiềm lực mạnh mẽ có thể chịu đựng cái gọi là “chu kỳ kinh
doanh”, trong khi hầu hết các nước đang phát triển do tư bản trong nước và kết cấu còn thấp
kém, chưa thật thích hợp với cơ chế thị trường.
+ Thêm vào đó, để mở cửa và hội nhập các nước còn phải chịu rất nhiều những chính sách
và sự ép buộc từ các tập đoàn xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế.
+ Tăng trưởng kinh tế không bền vững do còn phụ thuộc vào xuất khẩu ( Ở các nước đang
phát triển ) vì xuất khẩu còn phụ thuộc vào sự bình ổn của thị trường quốc tế , giá cả và lợi
ích của các quốc gia nhập khẩu . Do đó có nhiều sự bất thường , biến động , khó lường
trước .
+ Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên , Sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng yếu
kém đi
+ Nền kinh tế thế giới chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang tri thức nên những yếu
tố được coi trọng của các nước đang phát triển như tài nguyên , lực lượng lao động dồi dào ,
chi phí lao động thấp sẽ yếu dần
- Về khía cạnh chính trị : Quá trình toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề phải xử lý, liên quan
đến độc lập chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Tính độc lập của mỗi
quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Chính những
lo lắng đó gây ra “tâm lý lo sợ” và “tâm lý chống đối” với toàn cầu hóa.

- Về văn hóa : Truyền thống đạo đức cũng bị mai một khi tiến hành mở cửa, nhiều luồng
văn hóa mới sẽ du nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và nhiều người sợ rằng những giá trị
văn hóa của quốc gia mình sẽ bị mai một.

- Về xã hội :
+ Sự phát triển của toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự phát triển và lan truyền của nhiều tệ
nạn như mại dâm; buôn bán và sử dụng ma túy; tội phạm, khủng bố quốc tế, làm tăng mối
đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình, an toàn của con người gây ra
những bất ổn và nỗi lo sợ dẫn tới tâm lý chống đối toàn cầu hóa.
+ Phân hóa giàu nghèo giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển tăng lên.

- Về môi trường - ô nhiễm – bệnh dịch :


+ Sự phát triển toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi trường. Sự phát triển kinh tế và
quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn
kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm đe dọa an toàn cuộc sống con
người.
+ Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi.

You might also like