You are on page 1of 12

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát

triển: (Tổng quát chung)


- Một số cơ hội:
+ Quá trình toàn cầu hóa kinh tế không những mở rộng thị trường ra
nước ngoài, mà còn mở rộng thị trường trong nước do nền kinh tế có
cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Tăng nguồn vốn đầu tư

Kinh tế toàn cầu hóa, KVH biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn
toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu
hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó
có cơ chế thu hút thích hợp.

Nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ

Trong quá trình toàn cầu hóa, KVH các nước đang phát triển có điều
kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại
của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các
nước đang phát triển

Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

toàn cầu hóa, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các
nước đang phát triển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới
đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri
thức.

Mở rộng kinh tế đối ngoại

toàn cầu hóa, KVH làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở
thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển
cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học
– công nghệ. toàn cầu hóa, KVH đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi
hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh
tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển

- Một số thách thức:


+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của
mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây
dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.

+Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi

Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài
nguyên… nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang
các nước đang phát triển việc các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các
nước đang phát triển ngày càng trở nên xấu đi nhanh chóng.

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng
hoá.
Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm
nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát
triển đặt ra, dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn
thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá
cho các mặt hàng nông sản trong nước….
+ Cần có vốn và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các
ngành kinh tế mũi nhọn.
VÍ DỤ RIÊNG VỀ 1 TỔ CHỨC: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và
Phát triển-> cơ hội và hạn chế của tổ chức này đối vs các nước đang
ptrien

- Sơ lược
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, viết tắt là
UNCTAD, được thành lập năm 1964 theo nghị quyết 1995 của Đại Hội
đồng Liên hợp quốc.
UNCTAD hiện có 194 thành viên quốc gia và vùng lãnh thổ, đặt trụ sở tại
Gevena, Thụy Sĩ. UNCTAD được coi là tổ chức kinh tế thương mại lớn
nhất thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc. Mục đích của UNCTAD là thúc đẩy
sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các
nước thành viên, nhất là các nước đang phát triển.
Các hội nghị diễn ra 4 năm một lần, hiện được điều hành bởi tổng thư
kí Mukhisa Kituyi của Kenya.

- Cơ hội

Tham gia vào các dự án toàn cầu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển:

VD: Sáu con đường biến đổi

Phân tích tập trung vào sáu “con đường” mang tính chuyển đổi để phát
triển bền vững: bảo trợ xã hội và việc làm bền vững, chuyển đổi giáo
dục, hệ thống lương thực, biến đổi khí hậu, mất mát và ô nhiễm đa
dạng sinh học, chuyển đổi năng lượng và số hóa toàn diện.

Nó bao gồm các chỉ số từ giảm phát thải khí nhà kính và tăng độ che
phủ rừng được bảo vệ đến đảm bảo khả năng tiếp cận điện và internet
toàn cầu, thúc đẩy xóa mù chữ, chống đói và giảm tử vong có thể phòng
ngừa được.

Nghiên cứu cũng ước tính chi phí để đạt được bình đẳng giới đối với
một số chỉ số liên quan đến chấm dứt nghèo đói và trao quyền cho phụ
nữ.

Bình đẳng giới và hệ thống lương thực đòi hỏi chi phí cao nhất, trong
khi con đường bảo trợ xã hội và việc làm lại ít tốn kém nhất, mặc dù nó
bao gồm nhiều mục tiêu quan trọng đối với hạnh phúc của chúng ta.

Các dữ liệu của unctad cũng nhấn mạnh các cơ hội. Ví dụ, hành động
nhanh chóng trên toàn cầu nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính cho
bình đẳng giới có thể giúp hầu hết trong số 48 nền kinh tế đang phát
triển đáp ứng hơn 60% các chỉ số bình đẳng giới trong nghiên cứu.

Nour Barnat, nhà thống kê của UNCTAD, cho biết: “Chúng tôi không nói
về một lượng tài chính cắt cổ cần thiết để lấp đầy khoảng cách bình
đẳng giới”.
- Hạn chế

Thế giới đang phải đối mặt với môi trường vô cùng phức tạp và đầy
thách thức, trong đó các nước đang phát triển gặp phải những thách
thức lớn hơn, không gian tài chính bị thu hẹp, giá lương thực và năng
lượng tăng cao và tình trạng nợ nần chồng chất. Đồng thời, những căng
thẳng địa chính trị quốc tế gần đây đã gây sức ép lên hệ thống đa
phương vốn đã có nhiều rạn nứt.

Trong bối cảnh thế giới chưa đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững
(SDG), những người ra quyết định cần khẩn trương ước tính chi phí chi
tiết để định hướng cho các lựa chọn đầu tư và chi tiêu của họ.

Trong sáu tháng qua, UNCTAD đã thống kê các con số của gần 50 chỉ số
SDG trên 90 quốc gia, bao gồm 48 nền kinh tế đang phát triển, chiếm
3/4 dân số toàn cầu.

Ví dụ, phân tích cho thấy 48 nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt
với mức chênh lệch chi tiêu hàng năm là 337 tỷ USD cho các chỉ số liên
quan đến biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.
Khi mở rộng để bao gồm tất cả các nền kinh tế đang phát triển, sử dụng
chi phí bình quân đầu người trung bình cho 48 nền kinh tế trong nghiên
cứu, tổng nhu cầu hàng năm rơi vào khoảng từ 6,9 nghìn tỷ USD đến 7,6
nghìn tỷ USD.

Các quốc đảo nhỏ đang phát triển cũng phải đối mặt với chi phí bình
quân đầu người cao. Ví dụ, yêu cầu chi tiêu dự kiến của họ cho bình
đẳng giới là 3.724 USD/người - gần gấp ba mức trung bình.

Và trong khi các quốc gia kém phát triển nhất trong nghiên cứu phải đối
mặt với chi phí đầu người thấp hơn nhiều, thì tỷ lệ chi tiêu bắt buộc
trong GDP của họ lại rất đáng ngại – vượt quá 40% cho tất cả các lộ
trình và đạt 47% cho giáo dục.

Các tính toán cho thấy những khoảng trống đáng kể trong quỹ đạo chi
tiêu hiện tại. Sự thiếu hụt lớn nhất là ở lĩnh vực số hóa toàn diện, ở mức
468 tỷ USD hàng năm. Để bù đắp khoảng cách này sẽ cần tăng chi tiêu
hàng năm thêm 9%.

Phân tích của UNCTAD cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải giải
quyết cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu. Khoảng 3,3 tỷ người sống ở các
quốc gia chi trả lãi vay nhiều hơn cho các dịch vụ công thiết yếu như
giáo dục và y tế.

1. Cơ hội của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển
+ Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển: khu vực hóa kinh tế
mang lại cho những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực
hiện được mô hình phát triển rút ngắn.Việc phát huy tối đa lợi thế so
sánh trong quá trình khu vực hóa của các nước đang phát triển là nhằm
tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, phát triển xã hội.

Các nước đang phát triển cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá
trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu
hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước
đang phát triển đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp
xuất khẩu trên toàn thế giới.

+ Tăng nguồn vốn đầu tư: tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có
thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu
nước đó có cơ chế thu hút thích hợp.

Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước đang
phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước
đang phát triển tăng lên 198 tỷ USD.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ: có điều kiện tiếp cận và thu
hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó
mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước.

+ Mở rộng kinh tế đối ngoại: Khu vực hóa làm cho quá trình quốc tế
hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức
mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Khu vực hóa đang diễn ra với tốc
độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

+ Cơ sở hạ tầng được tăng cường: khu vực hóa đã tạo ra cơ hội để


nhiều nước đang phát triển phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao
thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước... ở các nước
đang phát triển, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó tích
luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt.

2. Thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.
+ Đều là các nước đang phát triển, sự cạnh tranh giữa các quốc gia sở
hữu trình độ công nghệ và chi phí tương đồng cũng sẽ phát sinh.

+ Khu vực hóa trong khi làm tăng vai trò của các ngành công nghiệp,
dịch vụ, nhất là những ngành có công nghệ cao, lao động kỹ năng... thì
sẽ giảm tầm quan trọng của các hàng hóa sơ chế và lao động không kỹ
năng. Cuộc cách mạng công nghệ sinh học, tin học, điện tử... làm giảm
tầm quan trọng của các mặt hàng công nghệ thô. Do đó, các nước đang
phát triển, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên
thiên nhiên, thì ngày nay đang trở thành những nước nghèo.

+ Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội
và rủi ro của các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của các nước
đang phát triển dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không
ngang sức này.

Trong hơn 10 năm qua, thu nhập đầu người của hơn 100 nước đang
phát triển giảm đi, hơn 60 quốc gia bình quân đầu người về tiêu dùng
giảm đi mỗi năm 1%.

+ Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài
nguyên... nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang
các nước đang phát triển.

Toàn thế giới mỗi năm có 2,7 triệu người chết vì không khí bị ô nhiễm,
thì 90% số người đó là ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, mỗi năm
còn có khoảng 25 triệu người bị trúng độc vì thuốc trừ sâu, 5 triệu
người bị chết vì nhiễm bệnh do nước bị nhiễm bẩn...

Liên hệ với Việt Nam:


Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang và sẽ thay đổi đáng kể như trên,
tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đứng trước
một số cơ hội, thách thức chủ yếu đó là:
Những cơ hội phát triển
- Tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường
kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế
đất nước, nâng cao vị thế quốc gia. Chẳng hạn, tham gia các FTA giúp
Việt Nam mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, gia tăng thu hút FDI,
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… Việc tham gia các sáng kiến
hợp tác khu vực, toàn cầu như: Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Mê
Công - Lan Thương (MLC), Vành đai và Con đường (BRI), Đối tác chuyển
đổi năng lượng công bằng (JETP)… giúp Việt Nam có cơ hội thuận lợi
phát triển và kết nối các tuyến hành lang kinh tế xuyên biên giới, đối
phó với thách thức biến đổi khí hậu.
- Tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa một cách tích cực, chủ
động cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa,
ngôn ngữ Việt Nam ra thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản
thiên nhiên, công viên địa chất, công viên sinh thái, di sản văn hóa thế
giới cả vật thể lẫn phi vật thể; khẳng định các giá trị xã hội và truyền
thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham gia sáng
tạo các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học...
- Cơ hội tiến nhanh, bắt kịp nhờ tận dụng động lực phát triển từ CMCN
4.0, và lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia để đạt mục
tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 đã được Đảng ta xác định là:
Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việt Nam đang đẩy mạnh
thực hiện kế hoạch chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính quyền số,
kinh tế số, xã hội số. Thực hiện thành công kế hoạch nêu trên giúp Việt
Nam tham gia hiệu quả vào toàn cầu hóa 4.0, nâng cao vị thế và sức
cạnh tranh trong các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, rút ngắn
khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Các FTA,
sáng kiến hợp tác khu vực và toàn cầu mà Việt Nam tham gia, như:
CPTPP, EVFTA, Kết nối ASEAN đến 2025 (MPAC)… sẽ tạo ra cơ hội kinh
doanh mới cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa
sang các thị trường lớn, bao gồm: Nhật Bản, Australia, New Zealand,
Canada… Đồng thời, FTA giúp thu hút mạnh mẽ FDI và tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường của các nước đối tác.
Một số thách thức
- Gia tăng các thách thức về văn hóa. Toàn cầu hóa, khu vực hóa những
thập kỷ tới diễn ra trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ.
Theo đó, các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng có vai trò lớn
trong quảng bá văn hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa các giá
trị xã hội nhưng cũng làm xói mòn các giá trị xã hội. Truyền thông có
thể phát huy “sức mạnh mềm”, nhưng cũng có thể dùng để hạn chế
“sức mạnh mềm” của các quốc gia; phát triển ổn định xã hội và cả gây
bất ổn xã hội... Với Việt Nam, các thách thức về đấu tranh quan điểm
trên mặt trận truyền thông; thách thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc cũng sẽ gia tăng.
- Việt Nam cũng đối mặt nguy cơ tụt hậu và các thách thức phát triển
khi tiến trình hội nhập, tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa của Việt
Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế được dự báo không thuận lợi. Như
đã phân tích ở trên, sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ
là một trong hai động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa, khu vực hóa và
trong những năm tới, quốc gia nào nắm lợi thế về công nghệ sẽ chiếm
ưu thế tuyệt đối trong cạnh tranh phát triển. Việt Nam hiện là nước
đang phát triển có trình độ công nghệ vào loại thấp so với khu vực và
toàn cầu, nếu không có bước phát triển đột phá về khoa học, công nghệ
và chuyển đổi số, thì sẽ tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu
vực và trên thế giới trong những thập kỷ tới.

You might also like