You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA NGOẠI THƯƠNG
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ- PHẦN 1

Đề tài: Bài tiểu luận kết thúc học phần

Giảng viên: Trương Thị Minh Lý


Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Chi
Lớp: LT26.2FT03 MSSV: 35211025582

TP.HCM, ngày 08 tháng 05 năm 2022


Câu 1 (6đ): Hãy thảo luận ý kiến sau:
Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới chứa đựng nhiều biến cố, theo bạn việc các nền kinh
tế kết nối chặt chẽ với nhau có thực sự cần thiết và có ích với các quốc gia hay không. Theo
bạn, sự ảnh hưởng của những sự kiện kinh tế chính trị trên thế giới lên các nước phát triển và
các quốc gia đang phát triển có giống nhau không? Tại sao? Hãy thảo luận các quốc gia đang
phát triển cần làm gì để bảo vệ đất nước của họ tránh khỏi những hậu quả bất lợi của các sự
kiện kinh tế toàn cầu.
Trả lời:
 Theo em việc các nền kinh tế kết nối chặt chẽ với nhau là thực sự cần thiết và hữu ích
với các quốc gia, bởi lẽ:
Việc các nền kinh tế kết nối hay sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào một hệ thống
kinh tế toàn cầu là một trong những bước phát triển quan trọng nhất, là xu thế lớn của thế giới
hiện đại. Quá trình hội nhập này, thường được gọi là Toàn cầu hóa, đã hiện thực hóa bằng sự
tăng trưởng đáng kể trong thương mại giữa các quốc gia, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế
cùng với đời sống của từng quốc gia. Việc liên kết kinh tế còn góp phần giúp duy trì và ổn
định hòa bình, tạo dựng một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, cơ chế quản lý, các
chính sách kinh tế ngày càng được minh bạch hơn, nâng cao vị trí của quốc gia trên trường
quốc tế.
“Buôn có bạn, bán có phường” luôn là phương châm làm ăn và cũng là câu thành ngữ mang
ý nghĩa hàm súc, liên quan chặt chẽ đến các tính chất, quy luật của việc buôn bán và kinh
doanh, nói lên được tinh thần của kinh doanh truyền thống và ý nghĩa rất lớn với kinh doanh
hiện đại.
Việc tạo dựng các nhóm doanh nghiệp, các cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa xã hội to lớn,
nó góp phần thống nhất hành động, đưa ra tiếng nói chung, có đầu mối để nắm bắt ý kiến, để
có biện pháp tác động.
 Sự ảnh hưởng của những sự kiện kinh tế chính trị trên thế giới lên các nước phát triển
và các quốc gia đang phát triển không giống nhau, hay nói cách khác những sự kiện
kinh tế chính trị trên thế giới tác động đến các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ hơn
so với các quốc gia phát triển, do:
Các quốc gia phát triển với các hệ thống chính trị khác nhau đã dẫn đến các lợi ích toàn cầu
khác nhau. Và các yếu tố ảnh hưởng khác nhau: các yếu tố trực tiếp như nguồn nhân lực
(tăng dân số hoạt động, đầu tư vào vốn con người), tài nguyên thiên nhiên (đất đai, tài nguyên
dưới lòng đất), vị trí địa lý, sự gia tăng vốn sử dụng hoặc tiến bộ công nghệ. Tăng trưởng kinh
tế còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố gián tiếp như thể chế (tổ chức tài chính, hành chính tư
nhân, v.v.), quy mô tổng cầu, tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư, hiệu quả của hệ thống tài chính,
chính sách ngân sách và tài khóa, di cư lao động và vốn và hiệu quả của chính phủ,…
Mỗi chính phủ đều phải đối mặt với những quyết định khó khăn về các biện pháp thích hợp:
áp đặt những hạn chế nào và khi nào nới lỏng chúng, tiền sẽ được chi vào đâu và số tiền đó sẽ
được huy động như thế nào, và những mối quan tâm quốc gia nào có thể được hạn chế để có
lợi cho hợp tác quốc tế. Các quyết định này phải tính đến các khuyến nghị về sức khỏe cộng
đồng, các cân nhắc kinh tế và các ràng buộc chính trị, do đó, các phản ứng của chính sách
quốc gia là khác nhau vì lý do sức khỏe, kinh tế và chính trị.
Như đã biết các nước đang phát triển có nền kinh tế phụ thuộc vào các nước phát triển: Thứ
nhất là sự phụ thuộc vào các nguồn đầu tư, để phát triển kinh tế, các nước này phải hướng tới
vay nợ và phụ thuộc nhiều vào nước chủ nợ. Thứ hai phụ thuộc bởi công nghệ kỹ thuật và lao
động có trình độ cao của các nước phát triển. Thứ ba, phụ thuộc bởi thị trường quốc tế, nhất là
thị trường cung cấp hàng hóa trung gian. Nên khi có khủng hoảng xảy ra các quốc gia đang
phát triển sẽ gặp nhiều trở ngại và khó vực dậy hơn so với các nước phát triển.
Ví dụ điển hình như trong nạn dịch Covid-19, thiệt hại kinh tế to lớn đã gây ra bởi đại dịch và
các đợt đóng cửa trên diện rộng mà hầu hết các nước đang phát triển đã áp đặt. Các cơ quan
của Liên Hợp Quốc ước tính rằng 1,5 tỷ người - một nửa lực lượng lao động toàn cầu - sẽ trở
nên thất nghiệp, với 500 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo trong khi 250 triệu người có thể
đối mặt với nạn đói.

Sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến cơ hội phục hồi, làm ảnh
hưởng đến xuất khẩu, phá vỡ chuỗi cung ứng và đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu. Việc
không ngăn chặn được sự lây lan toàn cầu của vi-rút cũng sẽ đảm bảo rằng một ổ chứa vi-rút
vẫn có thể quay trở lại các nước phát triển. Dẫn đến các nước này đang phải đối mặt với một
đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của họ trên nhiều mặt trận:

Các nền kinh tế trong nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc đóng cửa. Đa số -
những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức không có việc làm thường xuyên,
không có quyền làm việc hoặc lợi ích xã hội - đã ngay lập tức mất kế sinh nhai và không có
mạng lưới an toàn của chính phủ để trả lương cho họ hoặc ngăn chặn tình trạng túng
thiếu. Kết quả là sản lượng kinh tế sụt giảm nhanh chóng và sự phân tán lớn do hàng triệu
người buộc phải trở về nông thôn.

Sự sụp đổ của thương mại thế giới đã đẩy nhanh sự suy giảm này. Không có đủ thu nhập từ
xuất khẩu, nhiều nước đang phát triển đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cán cân thanh
toán, nơi họ không kiếm đủ ngoại tệ để mua các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cần thiết để
duy trì hoạt động của nền kinh tế, chẳng hạn như nhiên liệu, thực phẩm và thuốc.

Trong nhiều trường hợp, điều này còn khiến giá trị đồng tiền của họ giảm mạnh , khiến hàng
hóa nhập khẩu nước ngoài thậm chí còn đắt hơn. Hầu hết các công việc tốt ở các nước đang
phát triển là trong các ngành công nghiệp xuất khẩu, và từ công nhân may mặc ở
Bangladesh đến thợ khai thác đồng ở Zambia , giống như trong cuộc khủng hoảng năm 2008,
họ đang bị sa thải hàng loạt.

Sự suy sụp kinh tế đang đe dọa hệ thống tài chính thế giới. Các quốc gia thị trường mới
nổi nợ 17 nghìn tỷ đô la Mỹ (14 nghìn tỷ bảng Anh) cho các nhà đầu tư phương Tây và nhiều
quốc gia đang trên bờ vực vỡ nợ. Vốn đang tháo chạy khỏi các nước đang phát triển với tốc
độ nhanh hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 . Cuộc khủng hoảng nợ
chính phủ đang nổi lên có thể làm tê liệt đầu tư nước ngoài trong nhiều thập kỷ và gây ra thiệt
hại nghiêm trọng cho thị trường trái phiếu toàn cầu vốn đang quay cuồng với gánh nặng nợ
doanh nghiệp.
 Để bảo vệ đất nước tránh khỏi những hậu quả bất lợi của các sự kiện kinh tế toàn
cầu, các quốc gia đang phát triển cần:

- Các chính phủ có thể thúc đẩy sự phát triển ngay cả với mức chi tiêu của chính phủ thấp:
Trong khi nỗ lực tăng cường thuế nội địa và tăng thêm nguồn thu để tài trợ cho hàng hóa
công, ưu tiên cần phải là cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút vốn tư nhân - huy động
tài chính tư nhân để phát triển.

- Các nền kinh tế đang phát triển ngày nay cần tập trung vào việc xây dựng các thể chế tài
khóa và thị trường trước khi nhu cầu chi tiêu tăng lên — chứ không phải sau khi chúng thành
hiện thực: Sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp sang hậu công nghiệp
đòi hỏi những kỹ năng khác nhau của người lao động. Sự gián đoạn kinh tế đã định hình lại
các chính phủ trong quá khứ, cũng như hiện nay đang diễn ra cùng với sự thay đổi của thế
giới việc làm, dẫn đến sự mở rộng lớn của chi tiêu bảo hiểm xã hội và bảo vệ.

- Chi tiêu chính phủ của các nền kinh tế đang phát triển ngày nay có thể sẽ tăng lên, nhưng
vẫn cần có sự lựa chọn để thực hiện trong phạm vi phân phối lại và các dịch vụ của chính
phủ: Các mô hình phát triển khác nhau giữa các nước tiên tiến và đang phát triển ngày
nay. Nói chung, tăng trưởng mạnh mẽ có thể xảy ra với một chính phủ nhỏ hơn hoặc lớn
hơn. Tuy nhiên, việc tái phân phối quá lớn có thể tạo ra những bất lợi đáng kể để làm việc và
đầu tư, hoặc dẫn đến căng thẳng giữa người lao động chính thức và phi chính thức, nhân viên
của các công ty lớn hoặc doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Mối nguy
này hiện nay rõ ràng hơn bao giờ hết: Thế giới việc làm đang thay đổi đang phải đối mặt với
tình trạng không chính thức dai dẳng ở các nước đang phát triển và hệ thống bảo trợ xã hội
chỉ bao phủ một phần dân số.

Câu 2 (4đ): Hãy đọc bài báo “Xuất khẩu ngày 20-22/11: Giải mã nguyên nhân nông sản Việt
chưa thành công khi vào EU; hàng Việt Nam liên tục 'vướng' phòng vệ thương mại” của Vân
Chi ngày 22/11/2021 tại đường link: https://baoquocte.vn/xuat-khau-ngay-20-2211-giai-ma-
nguyen-nhan-nong-san-viet-chua-thanh-cong-khi-vao-eu-hang-viet-nam-lien-tuc-vuong-
phong-ve-thuong-mai-165577.html
và cho biết các rào cản thương mại mà hàng nông sản Việt Nam thường gặp phải là những rào
cản nào. Theo bạn, khi sử dụng các rào cản thương mại phi thuế quan này, ai được hưởng lợi,
ai chịu thiệt hại? Vì sao?
Trả lời: Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát
triển nhanh hơn, toàn diện hơn nhưng cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt đòi hỏi chúng
ta phải nỗ lực vượt qua. Các rào cản thương mại mà hàng nông sản Việt Nam thường gặp
phải:
+ EU là một thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các hàng
rào kỹ thuật. Vì vậy, các chính sách quản lý nông sản của EU nghiêm ngặt, đặc biệt các rào
cản kỹ thuật của EU với nông sản thực phẩm có xu hướng ngày càng khắt khe hơn.
+ Để chinh phục thị trường EU và được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA, hàng
nông sản xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá.
+ Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thị trường và hiểu
biết tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng.
+ vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức, trong khi đó,
đây là nội dung được EU đặt lên hàng đầu. Tương tự như vậy, một số doanh nghiệp mới chỉ
chú trọng tới số lượng xuất khẩu, chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu.

* Khi các nước EU sử dụng các rào cản thương mại phi thuế quan (PTQ), chính phủ và người
dân nước đó được hưởng lợi vì hàng rào phi thuể quan giúp bảo vệ an ninh quốc gia; bảo vệ
sức khỏe và sự an toàn của con người, của đời sống động thực vật; bảo vệ môi trường; bảo vệ
ngành sản xuất trong nước đó; điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh. Việc tăng cường sử dụng các các biện pháp kỹ thuật (TBT) và vệ sinh dịch
tễ (SPS) không chỉ hạn chế hàng hóa kém chất lượng được lưu thông trên thị trường mà còn
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
* Các biện pháp phi thuế quan bộc lộ những tác động tiêu cực và có thể được các nước sử
dụng để tạo ra những rào cản trong thương mại quốc tế (TMQT). Những tác động không tích
cực của biện pháp PTQ trong hoạt động TMQT bao gồm: Làm hạn chế điều kiện tiếp cận thị
trường của hàng nhập khẩu, từ đó làm hạn chế khối lượng và giá trị của hàng hóa mua bán
quốc tế, cũng như làm cản trở tốc độ tăng trưởng của kim ngạch TMQT và tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở mỗi quốc gia; Làm tăng chi phí của hàng NK và làm suy giảm lợi ích của người tiêu
dùng; Làm mất động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) trong nước. Các doanh
nghiệp Việt Nam cũng chịu nhiều thiệt hại bởi: Việt Nam chưa có nhiều sự am hiểu về luật
thương mại, các nguyên tắc thương mại, các án lệ; khả năng kiểm định, giám định sản phẩm
còn hạn chế và giá thành kiểm định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các DN Việt Nam
gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật. Thêm vào đó, DN Việt Nam
chưa nắm rõ thông tin về các biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia EU với những
quy định khắt khe, tinh vi và luôn được thay đổi, bổ sung; trong khi điều kiện thực hiện đáp
ứng các rào cản thương mại của Việt Nam còn rất kém, bảo hộ thương mại thực sự là thách
thức lớn với xuất khẩu của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. http://tapchimattran.vn/kinh-te/rao-can-phi-thue-quan-doi-voi-xuat-khau-hang-hoa-cua-
viet-nam-35721.html

2. https://trungtamwto.vn/file/21397/chuyen-san-evfta-voi-tm-vn_q4.2021_nganh-nong-
san.pdf

3. https://vietnamlife.vn/su-dung-bien-phap-phi-thue-quan-tren-the-gioi-va-nhung-tac-dong-
doi-voi-xuat-khau-cua-viet-nam/

You might also like