You are on page 1of 3

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:

Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra
trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… trong đó
toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, vừa là trung tâm vừa là cơ sở
và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.
Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế
vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền
kinh tế thế giới thống nhất.
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế trở thành tất yếu
khách quan vì: Toàn cầu hóa đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống
phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao
đổi ngày càng gia tăng, khiến co nền kinh tế của các nước trở thành một
bộ phận hữu cơ và không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu.

Hội nhập kinh tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước,
nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập quốc tế là:
- Cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài
chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển.
- Con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận
dụng thời cơ phát triển và rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước
tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
-Giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích
lũy; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương
đối của các tầng lớp dân cư.
Ví dụ:Tiến trình 30 năm hội nhập kinh tếquốc tế của nước ta
Sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã từng bước
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn
quan hệ với các nước, tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn
đàn, tổ chức quốc tế. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
Nhà nước được hiện thực hóa một cách sinh động.
Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệkinh tế với hàng loạt quốc gia
và khu vực, trởthành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ
chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu
quả hơn. Nối lại các quan hệ với các nước lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, kết
quả Chính phủMỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm
1994, Tổng thống Mỹ tuyên bốchính thức bình thường hóa quan hệ với
Việt Nam năm 1995,…
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với hầu hết các nước trong tổ chức Liên hiệp quốc và có quan hệ
kinh tế - thương mại, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,
54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn
hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Hiện nay, Việt
Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn200 quốc gia và vùng lãnh
thổ, được xem là một trong những nước có nền kinh tế hướng xuất khẩu
mạnh mẽ nhất trong khối các nước ASEAN7 . Về hợp tác đa phương và
khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính
tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế
giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các
tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp
tác kinh tế đa phương.
Thành tựu và những vấn đề đặt ra của hội nhập kinh tế sau 30 năm đổi
mới
4.1. Thành tựu
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp
quốc gia
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xă hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở
rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương
mại, các ngành dịch vụ…
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tếthúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của
Việt Nam đã phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu,
mở rộng thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam
Bốn là, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt được nhiều kết quả
khởi sắc.
3. Mặt trái của hội nhập quốc tế
- Hội nhập quốc tế có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp và các
ngành vì nó sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lẫn nhau. Điều này có thể dẫn đến
các doanh nghiệp thất bại và các ngành công nghiệp sụp đổ.
- Hội nhập quốc tế có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc
gia vì nó có thể làm cho quốc gia đó phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường
khu vực và thế giới. Điều này có thể khiến một quốc gia dễ bị khủng
hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực hơn.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến việc các quốc gia trở nên dễ bị
tổn thương hơn trước các loại vấn đề khác nhau, như khủng bố, buôn lậu,
tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp.
- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng có thể dẫn đến việc các nước như
các nước đang phát triển trở thành bãi rác công nghiệp cho các nước phát
triển hơn. Điều này có thể có nghĩa là các quốc gia này mất đi sự phát
triển kinh tế và xã hội của chính họ, và thậm chí có thể trở nên nghèo
hơn.
- Hội nhập quốc tế có thể khiến một quốc gia khó kiểm soát công việc của
mình, bởi vì họ đang chia sẻ quyền lực với các quốc gia khác.
- Hội nhập quốc tế có thể tác động tiêu cực đến bản sắc dân tộc, văn hóa
truyền thống. Điều này có nghĩa là những điều này có thể bị mất đi do
ảnh hưởng của các nền văn hóa khác.
- Hội nhập sẽ không dẫn đến việc tất cả mọi người trong xã hội đều có lợi
ích và rủi ro như nhau. Điều này sẽ dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn
giữa người giàu và người nghèo, giữa các quốc gia hoặc các tầng lớp
khác nhau trong xã hội.
1. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công.
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải
bằng mọi giá. Để hội nhập thành công cần những điều kiện chủ yếu: tư
duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế,
nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, nền kinh tế có năng
lực sản xuất thực…
b) Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiến trình hội nhập quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp
đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự
do (FTA), Liên minh thuế quan (CTU), Thị trường chung (hay thị trường
duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ…
Các tổ chức có nhiều quyền lực và ảnh hưởng trên toàn thế giới là Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân
hàng Thế giới. Ngoài ra còn có các tổ chức trong hệ thống Liên Hợp
Quốc, như Ủy ban Luật Thương mại của Liên Hợp Quốc.

Việt Nam xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 1995 sau 12
năm đàm phán. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của WTO. Điều này có nghĩa là Việt Nam được tiếp cận thị trường
hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên WTO với thuế nhập
khẩu giảm và các ngành dịch vụ không bị phân biệt đối xử. Việt Nam có
vị trí bình đẳng như các thành viên khác trong hoạch định chính sách.

You might also like