You are on page 1of 4

I.

Khái niệm toàn cầu hóa


Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên
kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời
sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường…) giữa các
quốc gia. Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa chỉ quá trình hình thành thị trường toàn
cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
Có hai động lực chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đó là: (i) việc dỡ bỏ các
rào cản trong các hoạt động thương mại và đầu tư ở các lĩnh vực; (ii) sự phát
triển của cách mạng khoa học và công nghệ. Trong khi đó, khu vực hóa là sự liên
kết giữa các quốc gia có những nét tương đồng về địa lý, kinh tế, văn hóa,
xã hội, có chung mục tiêu phát triển, nhằm cạnh tranh.............................
hiệu quả với các khu vực khác..................................................................
II. Lịch sử toàn cầu hóa:
Trong cuốn Thế giới phẳng, Thomas L.Friedman đã chia toàn cầu hóa thành 3
giai đoạn, đó là: toàn cầu hóa 1.0 (từ năm 1492 đến khoảng năm 1800); toàn cầu
hoá 2.0 (từ năm 1800 đến khoảng năm 2000); toàn cầu hóa 3.0 (bắt đầu từ
khoảng năm 2000). Thomas L.Friedman quan niệm thế giới phẳng chỉ là một giai
đoạn của toàn cầu hóa, đó là toàn cầu hóa 3.0.
III. Biểu hiện toàn cầu hóa:
Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu
hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ haiTrong số đó có lưu thông
quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với
việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc
lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một
số xu hướng.
Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế
giới
Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ
như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá
phẩm như phim ảnh hay sách báo.
Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn
đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu,
khủng bố, buôn lậu ma tuý và vẫn để nâng cao mức sống ở các nước nghèo
Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng
hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông
qua sự đồng hoá, lai tạp hoáTây hoá, Mỹ hoá của văn hoá
Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp
ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
Gia tăng di cư bao gồm cả nhập cư trái phép
Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các
giao dịch quốc tế
Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d luật bản quyền
Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến
tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:
- Thúc đẩy thương mại tự do
Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch
tự do với thuế quan thấp hoặc không có
Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
- Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt
Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
IV. Ý nghĩa toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa tạo ra một nền văn minh toàn cầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa giữa các khu vực, các quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hóa lĩnh
vực tin học và viễn thông tạo ra quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng
gần gũi hơn, giúp cho sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân
và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới".
Trong lĩnh vực kinh tế "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các
thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới
(toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi
kinh tế.
V. Tác động toàn cầu hóa:
Đối với các quốc gia, toàn cầu hóa và khu vực hóa có tác động tích cực là tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội; thúc đẩy mở cửa thị
trường; thúc đẩy tự do hóa thương mại đầu tư dịch vụ… Tuy nhiên, mặt tiêu cực
là toàn cầu hóa, khu vực hóa khiến các quốc gia có nguy cơ suy giảm độc lập, tự
chủ về kinh tế, suy giảm về quyền lực quốc gia; các ngành kinh tế trong nước bị
cạnh tranh khốc liệt khi mở cửa thị trường nội địa.
VI. Cơ hội và Thức thức toàn cầu hóa đến Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang và sẽ thay đổi đáng kể như trên, tham
gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đứng trước một số cơ hội,
thách thức chủ yếu đó là:
 Những cơ hội phát triển
- Tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối,
thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước, nâng
cao vị thế quốc gia.
- Tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa một cách tích cực, chủ động
cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt
Nam ra thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên, công viên
địa chất, công viên sinh thái, di sản văn hóa thế giới cả vật thể lẫn phi vật thể;
khẳng định các giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt
Nam; tích cực tham gia sáng tạo các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học...
- Cơ hội tiến nhanh, bắt kịp nhờ tận dụng động lực phát triển từ CMCN 4.0, và
lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia để đạt mục tiêu phát triển
đất nước đến năm 2045 đã được Đảng ta xác định là: Trở thành nước phát triển,
thu nhập cao.
- Việc tích cực, chủ động tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập quốc tế,
nhất là tham gia các FTA thế hệ mới còn tạo ra cơ hội quan trọng để Việt Nam
đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình phát triển.
 Một số thách thức
- Thách thức “chọn bên” sẽ gia tăng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ -
Trung diễn ra gay gắt, xu hướng tách rời giữa hai nền kinh tế đang dần hình
thành.
- Nguy cơ phân hóa nội bộ và suy giảm vai trò của ASEAN tác động tiêu cực đến
Việt Nam. Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, ASEAN không ngừng lớn mạnh
và được xem như trung tâm của hợp tác khu vực.
- Thách thức về độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong tiến trình
tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế (với 17
FTA đã ký kết và đang đàm phán), hội nhập mạnh mẽ. Toàn cầu hóa, khu vực
hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh
tế xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2021, song đang và sẽ đặt ra những thách
thức lớn về độc lập, tự chủ.
- Gia tăng các thách thức về văn hóa. Toàn cầu hóa, khu vực hóa những thập kỷ
tới diễn ra trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ.
- Việt Nam cũng đối mặt nguy cơ tụt hậu và các thách thức phát triển khi tiến
trình hội nhập, tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa của Việt Nam diễn ra trong
bối cảnh quốc tế được dự báo không thuận lợi.

You might also like