You are on page 1of 94

Chương 1: Khái quát về Hội nhập KTQT

Chủ đề 1: Trình bày các khái niệm: Toàn cầu hóa kinh tế, Liên kết kinh tế
quốc và Hội nhập KTQT; đặc điểm và các hình thức lien kết và hội nhập.
(giáo trình)

Chủ đề 2: Đặc trưng của hội nhập KTQT từ sau đại chiến thế giới thứ hai
đến nay. Cho ví dụ minh họa.
1.Về tiến bộ công nghệ
Tiến bộ công nghệ được xem là một nhân tố chính thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu. Các tiến bộ về công
nghệ, nhất là công nghệ cao tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những phương thức tiên tiến phục vụ cho
thương mại quốc tế.
Ví dụ: tàu viễn dương thế hệ mới, phương thức vận tải công-ten-nơ, vận tải hàng không, Internet => Nhờ
vậy, chi phí vận tải và giao dịch đã được giảm thiểu một cách đáng kể.

2. Về quy mô địa lý của HN kinh tế toàn cầu


Xét trên bình diện chính trị, vào thời kỳ chiến tranh lạnh (1947-1991), hội nhập kinh tế giữa các nền kinh tế
phương Tây vừa nhằm hình thành các khối kinh tế và thương mại, lại vừa là chiến lược kinh tế để đối phó
với khối các nước xã hội chủ nghĩa.
Đến cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, hội nhập kinh tế toàn cầu bước sang giai đoạn mới sau sự sụp
đổ của khối các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Phạm vi lãnh thổ địa lý của hội nhập kinh tế
toàn cầu không còn giới hạn bởi ranh giới hai phe, mà đã được mở rộng ra quy mô toàn thế giới.
Ví dụ: ngày càng có nhiều các quốc gia không chỉ những nước phát triển mà còn cả nước đang phát triển và
các khu vực tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế Điều này có thể được biểu hiện rõ ở việc các liên minh,
khối thương mại và kinh tế khu vực diễn ra ở tất cả các châu lục. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA - 1994)Hình thành Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN -1967) Thị trường chung Nam Mỹ
Mercosur 1991 giữa các nước Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay..v.v

GS
3.Về quy mô nội dung của HN kinh tế toàn cầu
Hội nhập kinh tế toàn cầu không chỉ mở rộng trên quy mô địa lý mà cả về quy mô nội dung.
Không chỉ thương mại hàng hoá mà cả thương mại dịch vụ, lưu chuyển vốn, lao động, lưu chuyển về tài
chính quốc tế đang có quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử (xem xét ở khối lượng các
luồng di chuyển quốc tế về hàng hoá, dịch vụ; ở sự tham gia của các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và các
nước XHCN trước đây)
ví dụ: Điều này có thể được chứng minh thông qua ví dụ tiêu biểu về dòng di chuyển vốn và lao động quốc
tế như sau: có các làn sóng dịch chuyển lao động giữa các nước.
Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, chỉ riêng từ năm 2017-2019, di cư lao động ra nước ngoài tăng
từ 164 triệu người lên 169 triệu người. Chỉ riêng năm 2019, di cư lao động ra nước ngoài chiếm gần 5% lực
lượng lao động toàn cầu.
Đối với nội dung về vốn quốc tế, thị trường vốn quốc tế có sự phát triển bùng nổ cả về quy mô lẫn hình thức
và công cụ chu chuyển. Xu hướng tự do hoá thị trường vốn đang diễn ra mạnh mẽ, các nước đang dần bãi bỏ
các biện pháp kiểm soát nguồn vốn.
Ví dụ: Về quy mô, quy mô của thị trường vốn phát triển bùng nổ có thể thấy được qua việc thị trường chứng
khoán thế giới đang hoạt động rất sôi nổi và ngày càng lớn mạnh. Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế
giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong
khu vực Đông nam Á. Tt chung khoan phát triển vào những năm 1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như
Balan, Hungary, Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990.
Về hình thức, các hình thức di chuyển về vốn ngày càng được đa dạng gồm có 2 nhóm hình thức chính: các
hình thức đầu tư trực tiếp (Hợp đồng phân chia sản phẩm, BOT, BTO, BT, M&A ;Hợp đồng cấp
giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng Li-xăng;Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);Doanh nghiệp
liên doanh) và các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (Đầu tư phiếu khoán và hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) )

4.Sự hình thành các hệ thống thương mại đa biên, liên minh kinh tế và thương mại khu vực

GS
Dưới sự tác động của trào lưu tự do hoá thương mại, hệ thống thương mại đa biên đã ra đời nhờ việc ký kết
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1947. Trong suốt thời gian tồn tại của
mình, GATT đã có đóng góp cực kỳ to lớn cho tự do hoá thương mại và thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu.
Sự hình thành của liên minh kinh tế và thương mại khu vực cũng là những nhân tố tích cực của hội nhập
kinh tế toàn cầu. Sự xuất hiện của một thể chế thương mại toàn cầu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
vào năm 1995, cùng với trào lưu ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa các nước, đã đưa
hội nhập kinh tế toàn cầu đạt tới một sự hội nhập kinh tế rộng lớn và toàn diện.
Ví dụ về liên minh kinh tế khu vực Benenux, một liên minh giữa Bỉ, Hà Lan và Luxembourg được thiết lập
năm 1921 là ví dụ về liên minh kinh tế, mặc dù về mặt chính trị họ vẫn là những nước có chủ quyền. Theo
định nghĩa, tất cả các vùng tạo thành một nhà nước dân tộc đều tạo thành một liên minh kinh tế.

5.Mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới
Mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới đã có những thay đổi cơ bản so với thế kỷ
19
Trong thế kỷ 19, các nước thuộc địa có vai trò là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực cho các nước công
nghiệp, các nước công nghiệp là nơi sản xuất hàng công nghiệp cung cấp cho thế giới. Các nền kinh tế đầu
tàu như Anh (với thặng dư khổng lồ về vốn) còn giữ vai trò chi phối các nền kinh tế khác thông qua xuất
khẩu vốn của mình.
Ngày nay, thế giới đang chứng kiến quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn
cầu. Quá trình sản xuất sản phẩm không đơn thuần diễn ra ở một nước, mà được phân đoạn sản xuất ở các
nước khác nhau thông qua chuỗi giá trị toàn cầu với mục đích tối thiểu hoá chi phí và khai thác hiệu quả các
nguồn lực, lợi thế của các quốc gia.
Ví dụ, sản phẩm công nghiệp có thể được sản xuất từ nhiều quốc gia khác nhau trước khi đến tay người tiêu
dùng. Một chiếc áo hàng hiệu châu Âu, rất có thể, nó được thiết kế ở trung tâm thời trang thế giới Paris, vải
sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu làm tại Ấn Độ và may đo ở Việt Nam. => Chính quá trình phân công lao
động quốc tế đã dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế . Các quốc gia chịu sự tác động qua lại, bị ảnh
hưởng bởi nhau ngày càng sâu sắc.
6.Các chính sách của chính phủ:

GS
Với sự lựa chọn chính sách của mình, chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc hỗ trợ và
thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu.
Do áp lực của xu thế tự do hoá kinh tế và thương mại của thế giới, buộc chính phủ phải có lựa chọn phù hợp
nếu không muốn bị đất nước tụt hậu so với trào lưu của nhân loại. Những hạn chế của chính phủ đối với
thương mại và các luồng vốn quốc tế ngày càng giảm đi.
VÍ DỤ: Tiêu biểu trong việc giảm các rào cản thương mại, di chuyển luồng vốn quốc tế có thể kể đến việc
các quốc gia kí kết hiệp định thương mại tự do FTA - các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và
xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.
(chỉ tính riêng VN, VN kí kết 16 FTA cả song phương và đa phương tính đến năm 2022 và con số này cũng
đang dần tăng lên)

7.Trào lưu phản đối HN kinh tế và TCH


Bên cạnh xu hướng ủng hộ hội nhập kinh tế toàn cầu, ở các nước cũng đang nổi lên trào lưu phản đối hội
nhập kinh tế và toàn cầu hoá.
Một trong những ví dụ về phong trào chống hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá có thể kể đến Phong trào N30 –
Cuộc chiến ở Seattle Tháng mười hai năm 1999. Hơn 15.000 người biểu tình chống lại WTO ( Hội nghị Bộ
trưởng lần thứ 3 của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Seattle, Mỹ). Đó là cuộc họp của những vòng đàm
phán tự do hóa thương mại nhằm mang tới cho thế giới sự hội nhập sâu hơn về kinh tế.
=> làm cho cuộc họp của WTO phải dừng lại, không thể thực hiện được quá trình

8.Xu thế hội nhập song phương


Ngày nay xu thế hội nhập song phương đang được phát triển mạnh mẽ và có xu thế nổi trội hơn hội nhập đa
phương. Tư duy, nhận thức và quan điểm của mỗi quốc gia có ảnh hưởng đến thúc đẩy hoặc làm chậm, thậm
chí kìm hãm tiến trình hội nhập của quốc gia.
Ví dụ: trong các thoả thuận thương mại tự do được thành lập trong những năm gần đây thì các FTA song
phương là xu thế chủ yếu đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển, ví dụ, FTA Hoa Kỳ-Chi-lê,
FTA EU- Thái Lan, EPA Việt Nam - Nhật Bản v.v..

GS
Chủ đề 3:Trình bày xu hướng của hội nhập KTQT? Ý nghĩa của việc nghiên
cứu các xu hướng này đối với Việt Nam.
III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các xu hướng này
● Như đã nói ở trên thì hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội mới nhưng cùng với đó
là những thử thách mà nước ta cần đối mặt nếu muốn tận dụng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển.
Việc nghiên cứu các xu hướng hội nhập kinh tế quốc sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức cần thiết để
có thể và đảm bảo rằng quá trình hội nhập mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân.
- Tối ưu hóa cơ hội thương mại và đầu tư:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc nước ta sẽ tiếp cận với nền kinh tế của nhiều khu vực bên
ngoài hơn bao giờ hết. Chỉ khi hiểu rõ các xu hướng mở rộng và gia tăng hội nhập kinh tế khu vực, liên
minh, và khối hợp tác thương mại thì Việt Nam mới có thể tận dụng cơ hội thương mại và đầu tư trong khu
vực và trên toàn cầu. Qua đó chúng ta có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho
người dân.
+ Tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do song phương, khu vực và đa phương, như Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã tận dụng CPTPP (Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương) để tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm nông sản và dịch vụ, ví dụ như gạo, dịch
vụ tài chính, và dịch vụ công nghiệp.
- Tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững:
+ Việc giảm thiểu sự ngăn cách giữa các quốc gia sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam
nói riêng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế. Hội nhập kinh tế giữa các nước có thể mang lại kiến thức
khoa học, kỹ thuật hiện đại, và vốn đầu tư ngoại quốc cho Việt Nam. Hiểu biết về các xu hướng hội nhập sẽ
giúp chúng ta tận dụng những lợi thế này để
phát triển quốc gia hiệu quả hơn và bền vững hơn
- Đối mặt với thách thức:
+ Sự mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế có thể mang theo nhiều thách thức, như sự cạnh tranh khốc liệt
hơn, áp lực thích nghi với quy tắc quốc tế,.... Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì những thách

GS
thức này sẽ là một vấn đề to lớn trong quá trình hội nhập. Nghiên cứu các xu hướng này giúp Việt Nam
chuẩn bị cho những thách thức này và phát triển chiến lược thích hợp để đối phó.
Việc nghiên cứu những xu hướng hội nhập KTQT giúp chúng ta nhận ra và nhận thức rõ được những thách
thức đối với Việt Nam như:
+ Thách thức về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm: Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc
liệt từ các nước khác, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Năng lực sản xuất của Việt Nam còn yếu
kém, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp.
+ Áp lực từ các đối tác thương mại lớn, như Trung Quốc và Mỹ, trong việc đàm phán thương mại và giải
quyết tranh chấp thương mại. + Thách thức về chính sách kinh tế: Việt Nam phải tuân thủ các cam kết trong
các hiệp định thương mại tự do, như mở cửa thị trường, giảm thuế quan, bảo hộ sở hữu trí tuệ, tuân thủ các
tiêu chuẩn lao động và môi trường. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh và cải thiện các chính sách
kinh tế để phù hợp với quy định quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia.
+ Thách thức về môi trường kinh doanh: Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của
Việt Nam còn gặp nhiều rào cản, như thủ tục hành chính phức tạp, minh bạch kém, chi phí giao dịch cao,
thiếu cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động chưa hiệu quả.
- Áp dụng chính sách hiệu quả:
+ Quá trình hội nhập quốc tế sẽ xây dựng mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy Việt Nam có thể
học hỏi từ các nước khác về những chính sách đúng đắn như là cách thức áp dụng mô hình chính sách hướng
ngoại và tự do hóa,.... Nghiên cứu các xu hướng này giúp đánh giá và thích nghi với các chính sách đã và
đang áp dụng để tối ưu hóa lợi ích của hội nhập kinh tế.
+ Về cam kết thuế xuất khẩu trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần
lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5-10 năm
- Đảm bảo chất lượng hội nhập kinh tế:
+ Vì sự tồn tại của những thách thức to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản lý chất lượng của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ để đảm bảo rằng nó
mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu có thể giúp nhà nước xác định
những chỉ số và tiêu chí để đánh giá và nâng cao chất lượng này, đồng thời kiểm soát quá trình ngăn ngừa
những mối đe dọa tiềm tàng

GS
Chủ đề 4: Trình bày các lợi ích của hội nhập đối với các quốc gia. Cho ví dụ
minh họa. Giải pháp cần thực hiện để đạt được và tận hưởng các lợi ích này.
A. KINH TẾ
I. Lợi ích khi tham gia HN & TCH
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia hợp tác với nhau để tạo ra một thị trường lớn hơn, nâng
cao hiệu quả kinh tế và cạnh tranh, phát triển công nghệ và sáng tạo, cải thiện môi trường sống và làm việc
của người dân. Các lợi ích kinh tế của hội nhập đối với các quốc gia có thể được liệt kê như sau:
1. Tham gia toàn cầu hóa, quốc gia có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát
triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế quốc gia.
2. Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền KT&DN; làm tăng khả năng thu hút đối tác nước ngoài.
3. Tăng trưởng kinh tế: Hội nhập kinh tế cho phép các quốc gia mở rộng thị trường tiêu thụ, tận dụng lợi thế
so sánh, giảm chi phí sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm và
thu nhập cho người dân. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hội nhập kinh tế đã giúp nâng cao tỷ
lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của các quốc gia thành viên lên 4,5% trong giai đoạn 1990-2014,
cao hơn 1,6 điểm phần trăm so với các quốc gia không tham gia hội nhập.
4. Khuyến khích sự đổi mới và cải tiến công nghệ, giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước; giúp các quốc gia tiếp cận với các nguồn
lực nhân lực, vật liệu, thiết bị và kiến thức chuyên môn từ các đối tác hợp tác, góp phần nâng cao năng suất
lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực.
5. Góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa các quốc gia, giảm bớt căng thẳng và xung đột
lợi ích; giúp các quốc gia hợp sức để đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, đói nghèo,
bệnh dịch, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia; làm tăng uy tín và vị thế của các quốc gia trên trường quốc
tế, giúp các quốc gia có tiếng nói chung trong các diễn đàn đa phương.
II. Ví dụ

GS
- Thời gian qua, hoạt động thương mại ở Việt Nam phát triển nhanh, xếp thứ ba (sau In-đô-nê-xi-a và Thái
Lan) trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về quy mô bán lẻ và thương mại điện tử,
trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, đạt được nhiều kết quả:
+ Thương mại quốc tế với đóng góp tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với 15 hiệp định thương
mại tự do (FTA) được ký kết và thực thi, đã mở
rộng không gian và động lực tăng trưởng cho xuất khẩu và là điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam thời gian qua, trong đó có các kết quả nổi bật:
+ Một là, quy mô xuất khẩu liên tục được mở rộng, tỷ trọng so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ
71,5% năm 2011 lên 104,2% năm 2020 (nếu tính cả nhập khẩu thì tỷ trọng xuất, nhập khẩu/GDP tăng tương
ứng từ 134,53% lên 204,2%) và đạt tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2022 là 731,3 tỷ USD. Việt Nam
trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, với quy mô xuất khẩu đứng thứ 20 trên thế
giới (năm 2020) và thứ hai (sau Xin-ga-po) trong ASEAN; đứng thứ 17 về xuất khẩu mặt hàng công nghiệp
chế biến, chế tạo (năm 2020) và nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với nhiều mặt
hàng, như dệt may, da giày, gạo, điện thoại di động,...
+ Hai là, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chuyển dịch ngày càng tích cực, bền vững và hướng vào lõi công
nghiệp hóa, đã thể hiện được sức chống chịu tốt hơn trong những thời điểm khó khăn của thương mại thế
giới và khu vực; trong đó: Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng giảm mạnh mặt hàng xuất
khẩu thô, hàm lượng chế biến thấp (tỷ trọng xuất khẩu của nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 11,6% năm
2011 xuống còn khoảng hơn 1,3% năm 2022); tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo (từ 61,3%
năm 2011 lên 86% năm 2022) và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao (lên 41,4% năm 2015 và lên
khoảng hơn 48% năm 2022). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, đóng góp quan trọng trong
việc duy trì và cải thiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng có sự chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường có FTA và có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Cơ
cấu về thành phần xuất khẩu chuyển dịch theo hướng gia tăng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong
nước.
III. Giải pháp
1 Cần phấn đấu giành chỗ đứng trong các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; ưu tiên thúc đẩy phát triển
nhanh các ngành kinh tế số và công

GS
nghiệp 4.0. Cơ hội đang mở ra cho Việt Nam ở thời hậu dịch bệnh COVID-19, không được bỏ lỡ. Muốn thế,
cần ưu tiên phát triển các mạng kết nối Việt Nam với thế giới, cả “kết nối cứng” và “kết nối mềm”.
2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách gắn với việc thực hiện các cam kết hội nhập; Thay đổi chính sách
thu hút FDI theo hướng chọn lọc các dự án, đối tác phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; Chú trọng
hướng phát triển bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực; Tăng cường công tác kiểm soát các doanh
nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp thường báo lỗ để tránh các hiện tượng chuyển giá.
3. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế theo
lộ trình. Trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn định môi
trường đầu tư, kinh doanh, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động
cũng như các nhà đầu tư mới. Kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bãi bỏ quy định không phù hợp với các
cam kết quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương và
khu vực mà Việt Nam là thành viên.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực về đầu tư, xây dựng, đất đai,
thuế, hải quan, xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; Giám sát chặt chẽ việc ban
hành và áp dụng các giấy phép, điều kiện kinh doanh; Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo
tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cam kết quốc tế.

B. CHÍNH TRỊ
1. Đôi nét về Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị:Hội nhập quốc tế về chính trị là quá trình các quốc
gia tham gia vào các cơ chế quyền lực tập thể vì những mục tiêu, lợi ích của quốc gia mình. Quốc gia có thể
hội nhập chính trị quốc tế thông qua ký điều ước quốc tế đa phương, khu vực, tiểu khu vực hoặc song
phương để thiết lập các mối liên kết quyền lực (hiệp ước liên minh hay đồng minh) hoặc tham gia vào các tổ
chức chính trị khu vực
a. Lợi ích, giải pháp, ví dụ:
- Nâng cao uy tín, vị thế của quốc gia, tăng cường tin cậy chính trị và mang lại lợi ích đan xen giữa quốc gia
với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
VD: Việt Nam có cơ hội phát huy được vai trò trong các tổ chức, diễn đàn đa phương. Cụ thể, ngày
1/1/2020, Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN lần thứ 3 (hai lần trước là vào năm 1998 và 2010);

GS
đồng thời bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kéo dài 2 năm
(2020-2021) lần thứ hai.
=> Hiện nay, các đối tác đều coi trọng, tín nhiệm và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam
GP: Chủ động tích cực, tham gia có trách nhiệm, cũng như phối hợp với các đối tác trong nhiều vấn đề trọng
yếu và trên các diễn đàn ở các cấp độ khu vực, liên khu vực và quốc tế
- Tạo điều kiện thuận lợi để duy trì được môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao tiềm lực quốc phòng, an
ninh quốc gia, tạo điều kiện phát triển trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến rất nhanh
và phức tạp hiện nay.
vd: VNam có cơ hội tham gia chủ động và sâu hơn vào quá trình định hình và cải cách các định chế, cơ chế,
cấu trúc khu vực và quốc tế. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, năm 2007) tạo áp lực cải
cách thể chế kinh tế từ thế giới dội vào Việt Nam mạnh mẽ. Nhờ cải cách, chúng ta có một thể chế kinh tế
linh hoạt trong ứng phó với các biến động toàn cầu từ dịch COVID-19 vừa rồi, góp phần ổn định kinh tế vĩ
mô, giữ lạm phát mức thấp, giảm bội chi, giảm nợ công, tạo không gian cho chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh
nghiệp vượt qua dịch bệnh.
Gp: sáng tạo triển khai hiệu quả các hoạt động hội nhập quốc phòng theo kênh đa phương, phát huy vai trò
sáng kiến trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực - Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, cải cách
thể chế, luật pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy hội nhập chính trị, thiết lập các thỏa thuận hợp tác về
chính trị. - Đối với các nước láng giềng/trong khu vực: Tăng cường hội nhập quốc phòng - an ninh; giải
quyết các vấn đề biên
C. VĂN HÓA
1. Khái niệm, lợi ích của hội nhập quốc tế về văn hoá.
Khái niệm hội nhập quốc tế về văn hoá: được hiểu là sự chủ động của một quốc gia liên kết, xây dựng các
mối quan hệ văn hóa với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để giao lưu, hợp tác thông qua các thể
chế (cam kết, nghị định, công ước...) song phương và đa phương, tôn trọng, học hỏi lẫn nhau, bình đẳng,
cùng có lợi, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm chia sẻ các giá trị văn
hóa của nhau làm nền tảng cho các loại hình hội nhập quốc tế khác.
Hội nhập quốc tế về văn hoá mang lại cho quốc gia nhiều lợi ích như:
- Nâng cao sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc hơn về đất nước, con người và nền văn hóa của quốc gia, tạo
hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và

GS
ngôn ngữ quốc gia trên thế giới
- Quảng bá các thiết chế, tính chất, hệ giá trị và bản sắc văn hóa đặc sắc của một quốc gia ra thế giới ở các
cấp độ song phương, đa phương, qua đó nâng cao
“sức mạnh mềm”, tạo vị thế cho quốc gia đó
- Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế
giới được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm
phong phú thêm nền văn hóa của quốc gia
2. Ví dụ về lợi ích nhận được
a. Việt Nam
Năm 1987, Việt Nam tham gia Thập kỷ quốc tế về phát triển văn hóa của UNESCO. Văn hóa Việt Nam bắt
đầu chuyển mình từ cột mốc này. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, quan điểm coi văn hóa là nền tảng
tinh thần, đồng thời là mục tiêu và động lực của sự phát triển đã được khẳng định trong các văn kiện quan
trọng của Đảng. Điều đó đã xoay chuyển nhận thức, tạo ra sự hồi sinh của nhiều giá trị truyền thống bị mai
một, thậm chí từng bị lãng quên.
Việt Nam chủ động tham gia là thành viên và tích cực thực thi các công ước quốc tế liên quan đến văn hóa,
con người do Liên hiệp Quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa (UNESCO) của Liên hiệp quốc đề
xướng như Công ước về quyền con người, Công ước quyền trẻ em, Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể … Tham gia các sự kiện văn hóa, thể
thao lớn do tổ chức khu vực và quốc tế tổ chức. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế tổ
chức các sự kiện văn hóa ở Việt Nam, như: Liên hoan phim quốc tế; các trận giao lưu, đấu bóng đá quốc tế:
Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (VESAK)… Nhiều lễ hội văn hóa du lịch có sự tham gia của các nước trên
thế giới như: Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; lễ hội hoa quốc tế Đà Lạt; Festival Huế; Lễ hội cồng chiêng
quốc tế Gia Lai; Lễ hội Cà phê quốc tế Buôn Mê Thuột; Lễ hội trà quốc tế Thái Nguyên…
3. Giải pháp cần thực hiện để tận hưởng những lợi ích này.
● Xây dựng con người:
Từ những điều nêu trên, đòi hỏi trước tiên là phải xây dựng chiến lược con người, vì con người là trung tâm
phát triển văn hóa Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam và họ chính là người thể
hiện đậm nét "chất Việt", giữ gìn bản sắc văn hóa rất riêng của dân tộc mình qua mỗi thế hệ. Giá trị con
người Việt Nam được định vị từ cội nguồn dân tộc mà thang giá trị cao nhất là lòng yêu nước. Lòng yêu

GS
nước đó gắn chặt với lòng tự tôn, tự cường dân tộc; gắn kết cá nhân với gia đình, làng xã, Tổ quốc; gắn kết
với các đức tính nhân ái, bao dung.
● Cần phải có những hoạt động theo chiều sâu. Rất nhiều học giả, người nước ngoài, cộng đồng quốc tế yêu
quý kho tàng văn hóa Việt Nam với các loại hình nghệ thuật đã và sẽ được UNESCO vinh danh như: ca trù,
quan họ, hát xoan, chầu văn, hát xẩm, ví dặm... vì họ thấy được cái hay, cái lạ của những loại hình này,
nhưng chưa giúp họ thấy hết chân giá trị của nền văn hóa mang màu sắc Việt.
● Trong quá trình hoạch định chính sách cần xác định đúng các mục tiêu văn hóa cần đạt được và đánh giá
đầy đủ tác động văn hóa trước khi ban hành các chính sách, pháp luật, cũng như quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước. Tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng, hoàn thiện các chính sách "phát triển văn hóa
trong phát triển kinh tế và kinh tế trong phát triển văn hóa", để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn các giá
● Cần gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài: Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã được
Thủ tướng Chính phủ trao trọng trách xúc tiến việc dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài. Việc này đã trở nên quan trọng và cấp thiết vì khi khơi dậy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho
gần năm triệu kiều bào thuộc các thế hệ khác nhau sống ở khắp năm châu, họ sẽ trở thành những người
mang đặc trưng văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Và đó cũng là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển lâu dài của đất nước.

Chủ đề 5: Trình bày các bất lợi, rủi ro của hội nhập đối với các quốc gia.
Cho ví dụ. Giải pháp cần thực hiện để vượt qua các bất lợi này.
I. Kinh tế:
1. Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt
Việc các quốc gia mở cửa HNKTQT ngày càng phổ biến dẫn đến các nước đều có nhiều cơ hội lựa chọn
hàng hóa nhập khẩu với yêu cầu cao hơn. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu các loại
mặt hàng tương tự nhau. Bên cạnh đó còn lại việc cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
● Cạnh tranh gay gắt: Quốc gia phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên toàn cầu, đòi hỏi tăng cường hiệu suất
và chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

GS
● Áp lực giảm giá và lợi nhuận tuy nhiên vẫn phải không ngừng nâng cao chất lượng: Các công ty trong nước
thường không có sức mạnh tài chính và kỹ thuật để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Để cạnh tranh với
những doanh nghiệp lớn, đã có thâm niên trong lĩnh vực, doanh nghiệp trong nước thường phải giảm giá sản
phẩm và dịch vụ nhưng không được hoặc ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ => ảnh hưởng đến
lợi nhuận.
● Thách thức về quản lý rủi ro tài chính: Sự cạnh tranh có thể làm gia tăng rủi ro tài chính do sự biến động của
thị trường toàn cầu.
● Sự biến đổi công nghiệp: Hội nhập có thể dẫn đến sự biến đổi trong cách hoạt động của các ngành công
nghiệp truyền thống, đòi hỏi sự thích nghi và đầu tư vào công nghệ và đổi mới.

Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh: Một số doanh nghiệp có thể thực hiện các hành vi không lành mạnh để
loại bỏ hoặc đè bẹp đối thủ. Các doanh nghiệp này đi theo các chiến lược để có thể thực hiện các hành vi
độc quyền, chặn đứng lối vào thị trường mới của những doanh nghiệp đối thủ, hoặc thậm chí sử dụng thông
tin giả mạo để lừa đối thủ và người tiêu dùng. Điều này làm suy yếu tính công bằng và cạnh tranh công
bằng trên thị trường.

=> Giải pháp:

● Quốc gia cần đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, và xây dựng chiến
lược thị trường hiệu quả để tận dụng cơ hội thị trường toàn cầu.
● Tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp mới và tiên tiến để cải thiện sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước.
● Ngoài ra, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại để giúp các doanh nghiệp trong nước
cạnh tranh với các công ty nước ngoài

2. Nền kinh tế bị phụ thuộc: Việc hội nhập có thể tạo ra sự phụ thuộc kinh tế đối với các quốc gia. Nếu một
quốc gia quá phụ thuộc vào một số ngành công nghiệp hoặc một số thị
trường xuất khẩu, nó có thể trở nên dễ bị tổn thương nếu có biến động trong thị trường hay các vấn đề kinh
tế toàn cầu.

GS
● Phụ thuộc vào thị trường quốc tế: Quốc gia khi tham gia vào HNKTQT có thể bị phụ thuộc vào thị trường
quốc tế, nếu các ngành sản xuất trong nước không thể cung cấp đủ sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhu cầu nội
địa. Nền kinh tế quốc gia khi bị phụ thuộc sẽ trở nên nhạy cảm hơn đối với biến động trong thị trường quốc
tế. Sự biến đổi trong tình hình thế giới có thể tác động lên giá cả, nguồn cung cấp và nhu cầu việc làm trong
nước. Khi thị trường quốc tế gặp khó khăn, nền kinh tế nội địa có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
● Mất độc lập kinh tế: Nếu quốc gia trở nên quá phụ thuộc vào nhập khẩu sản phẩm quan trọng, họ có thể mất
khả năng kiểm soát giá cả và tình hình kinh tế nội địa.

Ví dụ, Việt Nam đã tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế và có nhiều lợi ích, nhưng cũng phải đối mặt với
sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế và rủi ro từ biến động thế giới.

=> Giải pháp: Để giải quyết bất lợi này, quốc gia có thể đầu tư vào việc phát triển các ngành kinh tế nội địa,
tạo sự đa dạng hóa trong sản xuất và thúc đẩy năng lực xuất khẩu. Bảo vệ và phát triển những ngành công
nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế nội địa để đảm bảo tính ổn định và độc lập kinh tế.

3. Chảy máu chất xám và thất thoát nguồn nhân lực:


● Cắt giảm nhân sự: Khi các quốc gia tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty và doanh nghiệp trong
nước phải cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Trong một số trường hợp, các công ty trong nước không thể
cạnh tranh với những công ty nước ngoài có kỹ thuật và vốn đầu tư mạnh hơn. Do đó, các công ty này có thể
phải cắt giảm nhân sự, giảm sản xuất và đôi khi phải đóng cửa do không thể cạnh tranh.
● Di cư lao động: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho sự di chuyển tự do của lao động giữa các quốc gia,
các lao động có tài năng và trình độ cao rời bỏ quốc gia gốc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài. Điều
này dẫn đến sự mất mát nguồn nhân lực quan trọng, góp phần lớn vào hiện tượng chảy máu chất xám.
● Phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài: Khi mở cửa thị trường và tiếp cận với công nghệ tiên tiến từ nước
ngoài, các công ty trong nước có thể không còn đủ động lực để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nội bộ,
dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất xám và mất đi khả năng sáng tạo của quốc gia.
Ví dụ: Di cư lao động trong ngành công nghệ:

GS
Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành một thiên đường đầu tư hấp dẫn cho các công ty
công nghệ đa quốc gia. Điều này đã tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động có trình độ cao trong lĩnh vực
này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và lập trình viên trình độ cao đã lựa chọn rời khỏi Việt Nam để tìm kiếm
cơ hội tốt hơn ở các quốc gia phát triển, có nền tảng khoa học tiến bộ như Mỹ, Canada hoặc Úc. Sự di cư lao
động này đã dẫn đến sự mất mát nguồn nhân lực chất lượng cao và sự thiếu hụt chất xám trầm trọng trong
lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam.

=> Giải pháp:


● Đầu tư vào giáo dục và đào tạo: để nâng cao trình độ công dân trong các lĩnh vực có nhu cầu cao và thúc đẩy
sự chuyển đổi nghề nghiệp.
● Bảo vệ quyền lợi lao động: bằng việc thiết lập các chính sách bảo vệ lao động, đảm bảo điều kiện làm việc an
toàn và công bằng, và thúc đẩy việc tạo ra các cơ hội việc làm mới.
● Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi: Chính phủ có thể tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn để thu
hút đầu tư và tạo nên cơ hội việc làm mới thông qua việc giảm bớt quy định thủ tục hành chính, cải thiện hạ
tầng, tăng tính minh bạch và giảm tham nhũng.
● Đầu tư vào phát triển kỹ thuật và nghiên cứu: Điều này giúp tạo ra giá trị gia tăng và giúp công nghiệp
trong nước tiến bộ hơn trong quá trình hội nhập kinh tế.

II. Chính trị - pháp luật


1. Ảnh hưởng chính trị:
+ Hội nhập đôi khi có thể làm mất đi sự độc lập của quốc gia trong việc quyết định chính sách kinh tế và chính
trị. Các quy định và thỏa thuận quốc tế có thể gây ảnh
hưởng để yêu cầu các quốc gia tuân thủ và thay đổi các quy định nội địa, giới hạn sự tự do của một quốc gia
trong việc hoạch định tương lai của mình. + Hội nhập kinh tế càng cao, mức độ từ bỏ các quyền lợi càng lớn.
Trong trường hợp liên minh kinh tế, thậm chí các nước còn phải hy sinh ở mức độ lớn quyền chủ quyền đối
với quốc gia. Ngoài ra, khối thương mại khu vực liên kết chặt chẽ có thể làm gia tăng sức mạnh độc quyền
khu vực, điều đó có thể làm nảy sinh những xung đột, thậm chí chiến tranh thương mại.

GS
Ví dụ: Brazil đang đối mặt với nhiều thách thức chính trị khi tham gia hội nhập quốc tế. Một trong những
thách thức đó là sự gia tăng cường quyền lực của các quốc gia và tổ chức quốc tế. Khi Brazil tham gia vào
thỏa thuận thương mại quốc tế hay tham gia thảo luận với các quốc gia khác, nó phải đối mặt với yêu cầu và
áp lực từ các đối tác quốc tế. Điều này có thể yêu cầu Brazil phải điều chỉnh chính sách nội địa và thay đổi
các quy định pháp lý và kinh tế. Đồng thời, sự thay đổi này có thể gây ra những phản ứng phức tạp trong nội
chính sách của Brazil, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm như môi trường, quyền lao động và nhân
quyền.
=> Giải pháp:
● Xây dựng các quy định và chính sách rõ ràng: Chính phủ cần phải có những quy định và chính sách rõ ràng để
giúp đảm bảo rằng việc hội nhập quốc tế sẽ không ảnh hưởng đến chính trị nội bộ của đất nước.
● Xây dựng mạng lưới đối tác đáng tin cậy: Cần xây dựng một mạng lưới đối tác đáng tin cậy trong khu vực để
tăng cường quan hệ đối tác, giúp giải quyết các vấn đề chính trị phát sinh trong quá trình hội nhập.
● Nhất quán chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đi đôi với giữ vững độc lập, tự chủ và bản sắc dân tộc, bảo
đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc gắn với lợi ích của các nước đối tác.
Một mặt, thúc đẩy hợp tác, mở rộng và lấy hợp tác là chủ đạo để phát huy mặt tác động tích cực, sự thống
nhất giữa hội nhập quốc tế với giữ vững độc lập, tự chủ, bản sắc dân tộc. Mặt khác, đấu tranh nhằm hạn chế,
khắc phục những tác động tiêu cực, giải quyết mâu thuẫn và thu hẹp bất đồng.

2. Thách thức về vấn đề pháp lý:


+ Hội nhập thường đòi hỏi sự hài hoà trong vấn đề pháp lý, quy định và tiêu chuẩn giữa các quốc gia. Đây có thể
là một quá trình phức tạp và tốn thời gian, vì các quốc gia có thể có các hệ thống pháp lý, chuẩn mực văn
hóa và mức độ phát triển khác nhau. Những thách thức quy định có thể cản trở việc thực hiện hội nhập suôn
sẻ và tạo ra chi phí bổ sung cho các doanh nghiệp.
Ví dụ: Khi Việt Nam tham gia vào hiệp định thương mại tự do EVFTA với EU, chúng ta phải tuân theo các
quy định về hàng hóa xuất khẩu mà bên phía EU yêu cầu thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan. Ví dụ như
mặt hàng thủy hải sản phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do các cơ quan thẩm
quyền châu Âu đưa ra mới có thể xuất khẩu vào EU. Điều này đòi hỏi VN phải ban hành các luật hoặc các
quy định mới, đào tạo nhân lực và cung cấp khả năng thực hiện đúng yêu cầu mà bên EU đề ra.

GS
=> Giải pháp:
● Nghiên cứu và hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế
● Sửa đổi và cải cách pháp luật nội địa: Quốc gia cần sửa đổi và cải cách pháp luật nội địa để tuân thủ các quy
định và tiêu chuẩn quốc tế.
● Tăng cường đào tạo và năng lực thực hiện: Quốc gia cần tăng cường đào tạo cho cán bộ công chức và nhân
viên pháp lý để họ có đủ kiến thức và kỹ năng để áp dụng và thực hiện các quy định và tiêu chuẩn quốc tế
● Hợp tác đa phương và tìm kiếm hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế: Quốc gia có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế như Liên hợp quốc, WTO hoặc các tổ chức khu vực để nhận được hỗ trợ về chính sách và pháp
lý khi hội nhập quốc tế.
● Xây dựng và duy trì một hệ thống pháp luật nội địa vững mạnh: Việc có một hệ thống pháp luật nội địa vững
mạnh và minh bạch là quan trọng để xem xét và thực hiện các quy định quốc tế. Điều này bao gồm việc tăng
cường quy trình luật pháp, công khai thông tin và chống tham nhũng trong hệ thống pháp luật.

=> Những giải pháp này sẽ giúp các quốc gia hội nhập quốc tế đạt được tuân thủ pháp luật quốc tế và tạo ra
một môi trường pháp lý ổn định và đáng tin cậy để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

III. Văn hóa - xã hội


1. Có thể làm ảnh hưởng tới những giá trị văn hóa truyền thống: Giao lưu, hội nhập quốc tế chứa đựng nguy
cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống đã được tích tụ và tạo nên bản sắc văn hóa
dân tộc. ● Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế tiếp thu cái mới dễ làm nảy sinh tư tưởng “sính ngoại”, sự lai
căng, mất gốc, dẫn đến nguy cơ làm phai nhạt bản sắc dân tộc.Thêm vào đó, nếu thiếu bản lĩnh trong giao
lưu, quản lý các hoạt động trong công cuộc phát triển sự nghiệp văn hóa, thì các yếu tố phản giá trị, phi văn
hóa từ bên ngoài sẽ có cơ hội thâm nhập, phá vỡ những giá trị truyền thống tốt đẹp.
● Khi các quốc gia kém phát triển khi bị lệ thuộc quá nhiều vào các quốc gia phát triển, họ có thể bị mất dần
chủ quyền về văn hóa, đồng nhất văn hóa đất nước mình với văn hóa của những nước phát triển.
● Công nghệ số gắn kết văn hóa xuyên biên giới, tuy nhiên cũng có nguy cơ làm biến dạng các giá trị văn hóa:
những thông tin tràn lan trong các trang mạng xã hội, những bài báo có nhiều thông tin không chính xác,

GS
không được kiểm định ảnh hưởng xấu tới tư tưởng người đọc. Những văn hóa phẩm độc hại dễ dàng du nhập
vào quốc gia, đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông nếu không có sự quản lý chặt chẽ.
VD: Tại Việt Nam: Nền văn hóa phương Tây dần xâm lấn, tác động tới các giá trị truyền thống và văn hóa
của xã hội, ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi và suy nghĩ của con người ở các xã hội khác nhau, đặc biệt là
giới trẻ. Nhiều người chạy theo những trào lưu sống không lành mạnh trên mạng xã hội, xem những giá trị
truyền thống là lỗi thời, lạc hậu.
=> Giải pháp:
● Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân
● Khuyến khích, động viên tham gia vào các hoạt động văn hóa tại các địa phương để có cái nhìn toàn diện hơn
về văn hóa
● Tăng cường rà soát, quản lý các thông tin trên không gian mạng, đảm bảo mọi người tiếp cận được những
thông tin không độc hại, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ các văn hóa phẩm
2. Nguy cơ về các yếu tố khách quan tác động: Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ
gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp
pháp.
● Các cá nhân, tổ chức hoạt động bất hợp pháp ở nhiều quốc gia dễ dàng hơn trong việc kết nối với nhau trong
thời kỳ hội nhập, tạo nên mạng lưới buôn lậu xuyên quốc gia rộng lớn. Điều này dẫn tới khó khăn trong
kiểm soát, ngăn chặn cho chính quyền các nước.
● Lao động di chuyển giữa các quốc gia cùng dòng người nhập cư bất hợp pháp qua biên giới mang tới nguy
cơ về sự xuất hiện của những mầm bệnh mới cho quốc gia VD: Mỹ mang lại cho người nhập cư nhiều lợi ích
khác nhau, bao gồm cơ hội việc làm, học tập và nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe, quyền lợi và tự do, an ninh
và an toàn, đa dạng và tiếp nhận. Năm 2021 những đoàn người di cư từ Trung Mỹ, đặc biệt là Guatemala,
Honduras và El Salvador, đổ về Mexico để rồi tìm cách vượt biên vào Mỹ. Trong cuộc hành trình dài và đầy
nguy hiểm, người di cư có thể trở thành nạn nhân của các đường dây buôn người hay tội phạm có tổ chức.
Mặc dù vậy họ cũng không từ bỏ để đến được với “giấc mơ Mỹ”, mong muốn được thoát khỏi cái nghèo. =>
Giải pháp:
● Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp tục duy trì, mở rộng các hoạt động phòng, chống tội phạm, đặc biệt tội phạm
sử dụng công nghệ cao.

GS
● Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng công an, cảnh sát quốc gia

Chủ đề 6: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập KTQT( Nhân tố
chung và các nhân tố đặc thù- thuộc về quốc gia).
(SLIDE)

Chương 3: Các nguyên tắc và thể chế thương mại thế giới( WTO)
Chủ đề 1: Vì sao các quốc gia lại tham gia WTO. Quốc gia gia nhập sớm WTO có những thuận lợi gì.

Chủ đề 2: Trình bày các nguyên tắc của WTO.


(giáo trình)

Chủ đề 3: Trình bày những cơ hội, thuận lợi của WTO đối với nền kinh tế
và Nhà nước Việt Nam. Giải pháp thực hiện để tận dụng tốt cơ hội này.
III. Cơ hội của WTO đối với nền kinh tế Việt Nam
A. Cơ hội bên trong
1. Hoàn thiện thể chế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh để phát triển
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường:
+ Điều XVI Khoản 4 Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO quy định:
“Mỗi Thành viên phải đảm bảo sự thống nhất của các luật, các quy định dưới luật và những quy tắc hành
chính của nước mình với các nghĩa vụ của mình được quy định trong các Hiệp định của WTO”. Để thực hiện
được quy định này, Việt Nam đã tiến hành rà soát, đối chiếu, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật Việt
Nam với các quy định, yêu cầu của WTO. Việc rà soát theo tiêu chuẩn WTO tập trung vào 3 lĩnh vực lớn:
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại liên quan đến

GS
quyền sở hữu trí tuệ.
+ Về luật và pháp lệnh, trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, từ năm 2008 - 2022 Việt Nam đã ban hành và 4
lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt để thực thi cam kết về thuế đối với rượu, bia, thuốc lá...
+ Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đã điều chỉnh một số quy định của Bộ Luật hình sự để bảo đảm các cam kết
về các biện pháp chế tài hình sự liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...
+ Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Việt Nam đã ban hành Luật Dầu khí 2022 để bổ sung, hoàn thiện các
quy định về hợp đồng dầu khí theo hướng thuận lợi, linh hoạt cho nhà đầu tư; cho phép thành lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho khai thác dầu khí.
- Cải thiện môi trường kinh doanh:
+ Theo các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá, ba yếu tố thuận lợi chính của môi trường đầu tư Việt Nam là sự
ổn định về chính trị, vị trí thuận tiện về địa lý và việc quản lý hiệu quả tỉ giá.
+ Từ khi gia nhập WTO, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó rõ
nhất là việc bãi bỏ 343 loại phí và lệ phí và giảm thu trung bình 20% loại phí, lệ phí; giảm giá cước các dịch
vụ viễn thông; áp dụng thống nhất thuế thu nhập doanh nghiệp; bình ổn giá nguyên vật liệu...
- Môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn. Từ 2008 Việt
Nam đã bỏ cơ chế thông báo thuế, các loại hồ sơ hải quan cũng được giảm thiểu đáng kể; áp dụng 1 mã số
duy nhất cho thuế và hải quan...
- Nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy cạnh tranh để phát triển:
+ Với việc thể chế kinh tế thị trường dần được hoàn thiện, tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh ngày
càng cao, dẫn đến những doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Đó là
còn chưa kể đến các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng xâm nhập thị trường trong nước. với sản phẩm cùng
loại, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo uy thế trên thị trường.Doanh nghiệp Việt
Nam muốn phát triển không có con đường nào khác ngoài chấp nhận sự cạnh tranh, liên tục đổi mới công
nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ nhằm để sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh
+ Việc phát triển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm mở ra các kênh tài chính cạnh tranh đã và sẽ tạo cơ hội
tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc những ngành ưu tiên như đóng
tàu, phát triển năng lượng mới...

GS
2. Cấu trúc lại nền kinh tế về các mặt cơ cấu ngành, sản phẩm, thị trường, lao động, các khu vực doanh
nghiệp theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tạo lợi thế mới
- Về mặt cơ cấu theo ngành
+ Phương hướng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nước ta là giảm tỉ trọng của khu vực I (nông, lâm nghiệp và
thủy sản), tăng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và phát triển mạnh khu vực III (dịch vụ).
+ Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2006 (trước khi gia nhập WTO) là: khu
vực I chiếm tỷ trọng 20,37%, khu vực II chiếm 41,56% và khu vực III là 38,08%. Tới năm 2022, khu vực I
chỉ còn chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực II chiếm 38,26%; khu vực III chiếm 41,33%; còn lại thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%, chủ yếu thuộc về khu vực II và III. (Từ 2011, yếu tố thuế trừ đi trợ cấp
đã được tách khỏi khỏi tổng giá trị gia tăng của các ngành)
- Về mặt cơ cấu theo thành phần kinh tế, theo thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ cấu kinh tế
Việt Nam gồm có 4 thành phần: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.
+ Việc gia nhập WTO là lợi thế lớn để nước ta phát triển thành phần kinh tế tư nhân. Theo định hướng của
thể chế, thành phần kinh tế tư nhân là một động lực lớn của nền kinh tế. Các doanh nghiệp tư nhân dưới cơ
chế kinh tế thị trường được khuyến khích mở rộng cạnh tranh trong sân chơi toàn cầu, qua đó gia tăng năng
lực của các doanh nghiệp.
+ Môi trường đầu tư hấp dẫn ở Việt Nam cộng với việc các rào cản dần được gỡ bỏ cũng là động lực để
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ.

3. Phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập
- Với việc Việt Nam tham gia WTO, việc cải thiện môi trường đầu tư sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn vốn
nước ngoài vào các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, làm tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho một
bộ phận người lao động Việt Nam, tạo đà cho việc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu
ngành nghề. Các ngành dịch vụ thương mại sẽ có cơ hội tăng nhanh hơn, tạo môi trường thuận lợi cho
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tự do hoá thương mại còn mang lại thuận lợi cho những ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt
may, da giày, chế biến thuỷ, hải sản, cà phê...

GS
- Việc gia nhập WTO sẽ đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Sẽ có một lượng
lớn lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm bắt đầu tham gia vào hoạt động
kinh tế trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể...
4. Phát triển khoa học công nghệ, các ngành công nghệ cao, tiếp cận kinh tế tri thức
- Tham gia WTO giúp Việt Nam nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài
chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển. Thành viên WTO có những quốc gia là
những nền kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính,
tiền tệ phát triển ở trình độ cao. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới,
tiếp thu và ứng dụng vào sản xuất, điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành viên WTO;
đồng thời tiếp nhận được nguồn nhân lực và vật lực lớn từ những nước này.
- Về các hiệp định hợp tác về khoa học - công nghệ trong WTO, như hiệp định về các khía cạnh của quyền
sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, về rào cản kỹ thuật đối với thương mại, Việt Nam đã tích cực hợp
tác, thực thi các quy định với các thành viên WTO khác; triển khai nhiều chương trình hành động nhằm thực
thi các cam kết về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WTO.

5. Khai thác và phân bổ các nguồn lực của đất nước theo hướng hiệu quả, bền vững hơn
- Việt Nam đã bước đầu tận dụng được cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại để khai thác, huy động được
nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động,
đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra nước ta cũng đang được tiếp thu nguồn tri thức khoa học - công nghệ, kiến
thức và kỹ năng quản lý chiến lược từ các cường quốc lớn nhất trên thế giới.
- Với những tác động từ các thành viên khác của WTO, đầu tư nước ngoài và cùng với đó nhu cầu trong thị
trường lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao ngày càng tăng. Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh hợp tác,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo
nhân lực số, nhân lực có chuyên môn cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh Cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế sâu rộng.
B. Cơ hội bên ngoài
1. Mở cửa thị trường các nước, không bị phân biệt đối xử, tăng khả năng xuất khẩu, nhập khẩu một cách
hiệu quả hơn.

GS
- Ví dụ: Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thủy sản sang thị trường Mỹ. Trước khi gia nhập WTO, các sản
phẩm nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ thường phải đối mặt với các rào cản
thương mại và các biện pháp tự vệ như thuế quan cao, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và yêu cầu đặc biệt.
Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tận dụng quy chế MFN, quy chế NT và không bị phân biệt
đối xử để tăng khả năng xuất khẩu và nhập khẩu một cách hiệu quả hơn:
+ Không bị phân biệt đối xử: Quy định không bị phân biệt đối xử của WTO cũng đảm bảo rằng các sản
phẩm nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam không bị phân biệt đối xử so với các sản phẩm từ các quốc gia
khác. Điều này giúp đảm bảo rằng Việt Nam có cơ hội cạnh tranh bình đẳng trên thị trường Mỹ.
=> Nhờ vào những quy chế này của WTO, Việt Nam đã có khả năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và
thủy sản sang Mỹ một cách hiệu quả hơn, giúp tăng cường thương mại và phát triển kinh tế của đất nước.
2. Thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp hiệu quả hơn các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển
- Ví dụ: Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu công nghiệp điện tử
- Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thể hiện tiềm năng trong ngành công nghiệp điện tử, nhưng đối mặt
với nhiều hạn chế và hạn ngạch khi thử thâm nhập thị trường quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, cơ hội và lợi
ích sau đây đã nổi lên:
+ Mở cửa thị trường quốc tế: Việt Nam đã cam kết giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản thương mại khác,
giúp các doanh nghiệp trong ngành điện tử của Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Điều này
đã làm cho Việt Nam trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các tập đoàn điện tử quốc tế.
+ Thu hút FDI: Với việc cải thiện môi trường đầu tư và cam kết đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã
thu hút một lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các tập đoàn điện tử nổi tiếng như Samsung, LG,
và Foxconn. Các tập đoàn này đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Việt Nam để xây dựng các nhà máy sản xuất điện
tử, tạo ra hàng ngàn việc làm và thúc đẩy phát triển ngành này.
+ Kết hợp nguồn lực trong và ngoài nước: Việt Nam đã tận dụng sự kết hợp giữa nguồn lực trong nước và
đầu tư nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp điện tử. Các doanh nghiệp Việt Nam đã hợp tác với các
tập đoàn FDI để cung cấp các thành phần và dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu
quả.
+ Tăng giá trị gia công: Việt Nam không chỉ thu hút các nhà sản xuất điện tử, mà còn nâng cao giá trị gia
công thông qua việc phát triển các sản phẩm và thương hiệu riêng. Điều này giúp tạo ra lợi nhuận cao hơn và
thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện tử. => Tóm lại, Việt Nam đã sử dụng cơ hội

GS
tham gia WTO để thu hút đầu tư nước ngoài và kết hợp nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển một
ngành công nghiệp điện tử mạnh mẽ. Điều này đã tạo ra lợi ích kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho
người dân Việt Nam.
3. Tham gia phân công lao động quốc tế thuận lợi hơn, giành vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu
- Ví dụ: Ngành dệt may và sản xuất quần áo
- Trước khi gia nhập WTO, ngành dệt may và sản xuất quần áo của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhưng
chủ yếu dựa vào gia công đơn đặt hàng (OEM) cho các tập đoàn quốc tế. Khi gia nhập WTO, cơ hội và lợi
ích sau đây đã nổi lên:
+ Quyền truy cập thị trường quốc tế: WTO đã yêu cầu các nước thành viên giảm giới hạn và thuế quan, giúp
sản phẩm dệt may của Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn các thị trường quốc tế. Điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may.
+ Hợp tác đầu tư và công nghệ: Nhờ vào các hiệp định thương mại quốc tế và cam kết hỗ trợ đầu tư nước
ngoài, Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các tập đoàn dệt may nổi tiếng. Các tập
đoàn này không chỉ đầu tư vào sản xuất, mà còn chia sẻ công nghệ và quản lý sản xuất hiện đại.
+ Xây dựng thương hiệu Việt Nam: Việt Nam đã có cơ hội phát triển và thúc đẩy các thương hiệu thời trang
của riêng mình. Nhờ sự hợp tác với các tập đoàn FDI và việc tạo ra các sản phẩm có giá trị gia công cao, các
thương hiệu thời trang Việt Nam đã có thể tham gia vào thị trường quốc tế và giành được vị trí cao hơn trong
chuỗi giá trị toàn cầu.
+ Tăng cường cạnh tranh trong ngành: Việt Nam đã phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may
thông qua cải thiện chất lượng, thiết kế, và quản lý. Điều này đã giúp ngành dệt may của Việt Nam không
chỉ tồn tại, mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
+ Tạo nhiều việc làm: Sự phát triển của ngành dệt may đã tạo ra hàng ngàn công việc mới và cơ hội cho
người lao động Việt Nam, đặc biệt là trong các khu vực nông thôn và khu vực đang phát triển.
=> Tóm lại, tham gia WTO đã giúp Việt Nam tham gia phân công lao động quốc tế một cách thuận lợi hơn
và tạo điều kiện để nâng cao vị trí của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong các ngành như dệt
may và sản xuất quần áo. Điều này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế và cải thiện cơ hội việc làm cho
người dân Việt Nam.
IV. Các biện pháp nhằm áp dụng tận dụng WTO
* Cải thiện môi trường kinh doanh:

GS
- Môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa hoàn thiện và điều này sẽ tạo ra nhiều vấn đề trong quá trình
giao thương trên trường quốc tế. Để không bị lép vế trong thị trường thế giới nói chung và WTO nói riêng
thì Việt Nam cần phải cải thiện môi trường trong nước.
+ Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động mà không gặp phải quá nhiều rào cản
pháp lý và hành vi thụ động từ phía các cơ quan chức năng.
+ Cải thiện minh bạch trong quản lý tài chính công và ngăn ngừa tham nhũng là một phần quan trọng. Các
biện pháp như công bố thông tin tài chính của các cơ quan và tổ chức công quyền, xây dựng cơ chế kiểm tra
và cưỡng chế có thể giúp đảm bảo sự minh bạch và đạo đức trong hoạt động kinh doanh.
+ Hệ thống tài chính phải được phát triển để hỗ trợ việc đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Điều này bao
gồm cả việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và SMEs thông qua hệ thống ngân hàng
và các dịch vụ tài chính khác.
* Phát triển hạ tầng
- Phát triển hạ tầng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng nội tại của Việt Nam cũng như là
năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Hạ tầng giao thông, viễn thông, và năng lượng đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp sự hỗ trợ cho sản xuất, xuất khẩu và sự phát triển kinh tế tổng thể của một quốc
gia.
* Nâng cao chất lượng lao động
- Đào tạo và phát triển lao động chất lượng cao là rất quan trọng. Lao động chất lượng cao không chỉ là
nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, mà còn là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư và cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Lao động chất lượng cao là yếu tố quyết định trong việc cải thiện năng lực cạnh
tranh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế
bền vững của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quốc tế ngày càng cạnhtranh.

Chủ đề 4: Trình bày những cơ hội, thuận lợi của WTO đối với các doanh
nghiệpViệt Nam. Giải pháp thực hiện để tận dụng tốt cơ hội này.
Lợi ích 1: Mở rộng thị trường
a, Nội dung

GS
Khi chưa gia nhập WTO, với nền kinh tế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước
mở rộng quan hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới. Trong mối quan hệ thương mại
này, nước ta với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản
phẩm xuất khẩu. Nhưng trong những mối quan hệ thương mại quốc tế thì vẫn là nước chịu nhiều thiệt thòi
do chưa thiết lập được hiệp định thương mại song phương và đa phương với những đối tác của mình, đặc
biệt là những thị trường lớn như thị trường mậu dịch tự do Bắc Mỹ, thị trường mậu dịch tự do EU. Một minh
chứng điển hình là việc xuất khẩu cá da trơn (cá tra, cá ba sa), tôm vào thị trường Mỹ, giày, dép vào thị
trường EU. Với giá xuất khẩu rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam bị các nước này áp đặt là bán phá giá. Các
quốc gia này đã "bảo vệ sản xuất trong nước", bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ thông qua đánh thuế
nhập khẩu rất cao, gây rất nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khi tham gia WTO, Việt Nam có
cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 150 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các
quốc gia đó. Hàng hóa có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là
không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại và hàng hóa thay
thế. Cơ hội mở rộng thị trường từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một lợi thế vô cùng quan trọng
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tham gia vào các thị
trường quốc tế một cách rộng rãi hơn. Để tận dụng tốt cơ hội này, các doanh nghiệp cần chú trọng vào
nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như xây dựng mối quan hệ với đối tác
quốc tế.
b, Giải pháp
1. Tìm hiểu thị trường đích: Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu, bao gồm nhu cầu,
sở thích, văn hóa và quy định thị trường của quốc gia đó.
2. Chất lượng và tiêu chuẩn: Đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng
của thị trường đích.
3. Xây dựng mối quan hệ với đối tác: Thiết lập mối quan hệ với các đối tác địa phương ở thị trường đích giúp
nắm vững thông tin về thị trường và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.
4. Tham gia vào sự kiện và triển lãm quốc tế: Tham gia các sự kiện thương mại quốc tế để tìm kiếm cơ hội tiếp
cận thị trường mới.

GS
5. Linh hoạt và thích nghi: Thị trường quốc tế luôn thay đổi, do đó, doanh nghiệp cần sẵn sàng thay đổi chiến
lược và sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Lợi ích 2: Doanh nghiệp cắt giảm thời gian và chi phí thông quan, tăng cường năng lực cạnh tranh,
đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường

1. Ví dụ:
Việc cắt giảm thời gian làm thủ tục được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Theo nghiên
cứu của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, nếu thời gian thông quan của Việt Nam cũng ngang mức trung bình
của ASEAN, GDP sẽ cao
hơn hiện nay 14%. Cứ mỗi ngày cắt giảm trên tổng thời gian làm thủ tục hải quan, nền kinh tế và các doanh
nghiệp tiết kiệm được 1,6 tỷ USD. Còn một nghiên cứu khác của Nhóm các quốc gia phát triển (OECD),
việc cắt giảm thời gian làm thủ tục được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế như tăng GDP,
cắt giảm chi phí thương mại…, đối với các nước thu nhập trung bình thấp, cắt giảm thủ tục hải quan sẽ giúp
cắt giảm 2,2% chi phí thương mại.

Quyết tâm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính một lần nữa được lãnh đạo ngành hải quan nêu
lên tại hội thảo về cải cách thủ tục theo Hiệp định của WTO ngày 14/10 tại Hà Nội. Trước đó, câu chuyện
này đã được nhiều lần nhắc đến và hạ quyết tâm, sau khi thống kê của WB cho thấy doanh nghiệp Việt Nam
mất đến 872 giờ mỗi năm cho thủ tục thuế, hải quan, và Thủ tướng yêu cầu giảm con số này xuống 300 ngay
trong năm nay.

Cũng tại hội thảo, ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng Cục trưởng của Tổng Cục Hải quan cho biết thời gian thông
quan hiện nay của Việt Nam là 21 ngày, cao hơn mức trung bình của ASEAN là 13 ngày đối với xuất khẩu
và 14 ngày với nhập khẩu. Theo thống kê do cơ quan này công bố vào tháng trước, thời gian giải
phóng hàng (kể từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai) của hải quan Việt Nam là 32 giờ đối với hàng nhập
khẩu và 11 giờ đối với hàng xuất khẩu.

2. Biện pháp:

GS
- Tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng có lợi cho xuất nhập
khẩu: Minh bạch và quyền của doanh nghiệp, ban hành một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh
nghiệp chủ động thích ứng và phát triển bền vững; phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định pháp luật
về quản lý và kiểm tra chuyên ngành để kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc; tập hợp để kiến nghị
các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành hoặc có ý kiến để kịp thời
hướng dẫn các cục hải quan và doanh nghiệp thực hiện thống nhất

- Cải cách thủ tục và nỗ lực cắt giảm phí nhập khẩu/xuất khẩu/quá cảnh: Tiếp tục cải cách toàn diện
thủ tục hành chính Hải quan, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các thủ tục hành chính, cung cấp miễn
phí phần mềm khai hải quan cho doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK, tích cực nắm bắt điều kiện thuận lợi mà
các hiệp định thương mại mang lại cho Việt Nam

- Triển khai nhiều giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin như: thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn
bằng phương thức điện tử; thanh toán điện tử (E-Payment); thay thế các thủ tục hành chính bằng việc chuyển
đổi sang hình thức kết nối, trao đổi dữ liệu thông tin điện tử; xây dựng Hệ thống giám sát trực tuyến quá
trình làm thủ tục hải quan-giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu và đánh giá mức độ hài lòng của người đi làm
thủ tục hải quan.

Lợi ích 3: Tăng cường liên kết trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

a) Nội dung

- Liên kết với công ty nước ngoài: Các doanh nghiệp trong nước sẽ được chuyển giao kiến thức và kinh
nghiệm giúp cải thiện chất lượng nguồn lao động, qua đó nâng cao hiệu suất sản xuất, đồng thời có động lực
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để giành được những cơ hội hợp tác tiềm năng với khối
doanh nghiệp FDI các doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, khi xác nhận các doanh nghiệp trong nước có khả
năng trở thành nhà cung cấp đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra, họ có thể trở thành đối tác chiến lược hoặc cho
doanh nghiệp trong nước vay vốn để phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tập trung nâng
cao chất lượng lao động ở các công ty trong nước theo các thông lệ quốc tế như hệ thống quản lý chất lượng

GS
toàn diện (TQM), lập kế hoạch tài chính và các lĩnh vực khác liên quan đến tối ưu hóa sản xuất. Họ cũng sẽ
thuê các công ty tư vấn để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước vận hành hiệu quả hơn và nâng cao công tác lập
kế hoạch phát triển kinh doanh.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): sau gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có thể thu hút thêm được nhiều
nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước trên thế giới đầu tư vào trong nước, giúp doanh nghiệp Việt Nam
thay đổi tư duy kinh doanh, có các chiến lược kinh doanh mới.
VD: Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, lũy kế đến ngày 20/7/2023, cả nước có 37.839 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 452,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 285,58
tỷ USD, bằng 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó,
Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3,64 tỷ USD, chiếm hơn 22,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam,
giảm 15,5% so với cùng kỳ
2022; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 2,34 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư, giảm 28,2% so với cùng
kỳ. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,33 tỷ USD, chiếm gần 14,4% tổng vốn đầu
tư, tăng 77,8% so với cùng kỳ.

b) Giải pháp:
- Phát huy sức sáng tạo và linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh nhạy tận dụng các cơ hội thị
trường; dám chấp nhận rủi ro
- Nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực về tất cả các mặt,
từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý…, tạo dựng uy tín, đáp ứng yêu cầu
của các doanh nghiệp đối tác và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
- Doanh nghiệp cũng phải tận dụng thị trường nội địa vì thị trường nội địa mới là "bàn đạp" để vươn ra thị
trường thế giới. Song song với đó, cần đẩy mạnh các hoạt động giao thương trên môi trường số, phát triển hạ
tầng thương mại theo hướng hài hòa giữa truyền thống và điện tử…

Lợi ích 4: Các tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết công bằng hơn. Trong nhiều trường hợp,
việc tranh chấp diễn ra giữa những thành viên có trình độ phát triển kinh tế không giống nhau. Do đó,

GS
thường diễn ra sự không bình đẳng giữa các nước phát triển, các nước đang phát triển và những nước kém
phát triển. Trên thực tế, những nước có trình độ kinh tế cao hơn luôn có ưu thế hơn so với những nước có
nền kinh tế thấp. Tuy nhiên, ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động
như một trọng tài giải quyết tất cả các tranh chấp giữa các nước thành viên. WTO là nơi bảo vệ những quyền
lợi chính đáng, phù hợp với những quy định của hiệp định và thỏa thuận trong WTO cho tất cả các nước
thành viên khi xảy ra những tranh chấp thương mại ở nhiều góc độ như thuế quan, chất lượng hàng hóa,
phân biệt đối xử, phá giá, tự vệ,....
Điều này được thể hiện qua những điểm sau:
- Thứ nhất, bất kỳ nước thành viên nào đều có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu
như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO.
Một khi một quốc gia thành viên bị khiếu nại ra WTO, họ không có cơ hội lựa chọn nào khác là chấp nhận
tham gia giải quyết tranh chấp theo các thủ tục của cơ chế này. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt cũng
như hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO so với các cơ chế giải quyết các tranh
chấp quốc tế
đang tồn tại ( thẩm quyền giải quyết của các cơ chế truyền thống không có tính bắt buộc mà phụ thuộc vào
sự chấp thuận của các quốc gia liên quan).
- Thứ hai, với cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương, WTO không cho phép các nước phát triển áp đặt luật
của mình trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Thay vì bên mạnh có đủ khả năng quyết định kết
quả của các mối quan hệ, mâu thuẫn như trước kia, với hệ thống giải quyết tranh chấp WTO, các tranh chấp
đã được giải quyết trên cơ sở các quy định luật pháp quốc tế. Nhờ cơ chế giải quyết tranh chấp này, các
thành viên WTO có thể đảm bảo rằng, các quyền của mình theo Hiệp định WTO được thực hiện.
- Thứ ba, khi một thành viên có sự không tuân thủ theo Hiệp định WTO, hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ
đưa ra cách giải quyết bằng một quyết định độc lập buộc phải thi hành ngay và nếu thành viên thua kiện
không chịu thi hành thì sẽ có thể bị trừng phạt thương mại.
Vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO là vụ “DS404 - Việt Nam kiện Hoa Kỳ về một số biện pháp mà
nước này sử dụng trong điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam”.Đầu năm 2009, sau 4 năm gồng mình
chịu thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp đặt với tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam, các nhà xuất khẩu
tôm Việt Nam xôn xao trước nguy cơ Hoa Kỳ có thể sẽ chặn con đường thoát mà nhiều doanh nghiệp đang

GS
mong mỏi bằng việc sử dụng một số biện pháp kỹ thuật bất hợp lý trong đợt điều tra rà soát hành chính lần
4, đặc biệt là phương pháp quy về 0. Nhận thấy các phương pháp mà Hoa Kỳ đang sử dụng có dấu hiệu vi
phạm WTO, các chuyên gia tính đến phương án sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để buộc
Hoa Kỳ chấm dứt việc sử dụng các phương pháp này nhằm bảo vệ lợi ích hiện tại và trong tương lai của
cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Kết quả, Ban Hội thẩm kết luận phương pháp “quy về 0” của
Hoa Kỳ là vi phạm điều 2.4 và 9.3 Hiệp định về chống bán phá giá của WTO và phương pháp tính mức thuế
suất toàn quốc của Hoa Kỳ vi phạm điều 9.4 Hiệp định về chống bán phá giá. Ban Hội thẩm khuyến nghị
Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp các Hiệp định nêu trên (theo Điều 19.1 DSU). Kết
quả này đã không bị Hoa Kỳ kháng nghị và được DSB thông qua ngày 1/9/2011. Theo VASEP và các luật
sư tư vấn, thắng kiện sẽ giúp khả năng cạnh tranh của tôm đông lạnh trên thị trường Mỹ tăng rất nhiều do
không phải đặt cọc tiền chống bán phá giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ được hưởng mức thuế rà soát
lần 2 bằng 0 thay cho mức thuế từ 4,13 đến 25,75% tùy đơn hàng. Các doanh nghiệp có thể thoát hoàn toàn
khỏi thuế chống bán phá giá do 3 lần rà soát liên tục có kết quả 0%. Thắng kiện không chỉ có ý nghĩa với
xuất khẩu tôm mà còn có ý nghĩa với nhiều mặt hàng khác sau này khi có cơ hội xuất khẩu sang thị trường
Mỹ.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO là nơi bảo vệ những quyền lợi chính đáng,
phù hợp với những quy định của hiệp định và thỏa thuận trong WTO cho tất cả các nước thành viên khi xảy
ra những tranh chấp thương mại ở nhiều góc độ như thuế quan, chất lượng hàng hóa, phân biệt đối xử, phá
giá, tự vệ, trademark,... Ta có thể thấy chức năng giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới trong
thương mại quốc tế có vai trò tại thuận lợi cho hoạt động thương mại và đảm bảo công bằng cho các bên liên
quan. Được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp WTO là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách
thương mại của mình, tăng cường uy tín về chất lượng, giá cả hàng hóa dịch vụ, mặt khác hỗ trợ Việt Nam
trong bảo vệ quyền lợi thương mại chính đáng trên thương trường quốc tế.
Giải pháp:

● Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho các luật sư, nhân viên phục vụ trong lĩnh vực trọng tài.
● Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan có uy tín trong lĩnh vực trọng tài.

GS
● Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về vai trò của trọng tài trong giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở Việt Nam hiệu quả, cần có sự phối hợp từ các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hơn nữa. Trực tiếp ở đây chính là Tòa án, trong chức năng cưỡng chế thi hành
cũng như công nhận phán quyết

Lợi ích 5: Hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng, cạnh
tranh hơn.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện một loạt các điều chỉnh về chính sách và pháp luật liên quan đến
môi trường kinh doanh nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và quy định liên quan đến tổ chức này.
Những thay đổi này sẽ có tác động hai mặt tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Những tác động
tích cực là khá rõ ràng đối với tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt quy mô, loại hình):
- Môi trường thương mại thuận lợi, thông thoáng và bình đẳng: các quy định trong WTO về cơ bản đều
hướng tới việc tự do hóa thương mại bằng việc giảm thuế quan và thủ tục,bãi bỏ hạn ngạch, đơn giản hóa thủ
tục hành chính… Việc tuân thủ các yêu cầu này của WTO sẽ khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam
thuận lợi, thông thoáng, hợp lý và bình đẳng hơn, do đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho tất cả doanh nghiệp.
- Chính sách, thủ tục thương mại minh bạch: nguyên tắc minh bạch của WTO đòi hỏi Nhà nước phải
công khai các thông tin về chính sách, luật lệ, thủ tục… có liên quan đến hoạt động kinh doanh cho doanh
nghiệp. Đây là điều kiện các doanh nghiệp có thông tin cần thiết cho việc lập và triển khai hiệu quả kế hoạch
kinh doanh của mình.
● Giải pháp
1. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các Bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc
cải thiện các bộ chỉ số và các Bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số,
chỉ số thành phần. - Các Bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các Bộ, cơ
quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm:
Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các Bộ, ngành,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng

GS
Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện
các chỉ số được phân công.
2. Chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây: - Tập trung dỡ bỏ rào cản đối với
hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật.
- Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.
- Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh
phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát.
- Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền
vững.
- Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

GS
Chủ đề 5: Trình bày những thách thức , khó khăn của việc tham gia WTO
đối với nền kinh tế và Nhà nước Việt Nam. Giải pháp thực hiện để vượt qua
các thách thức, khó khăn này.
I. Thách thức bên trong
1. Hệ thống luật pháp, chính sách
a) Khó khăn, thách thức

-Một là, hệ thống pháp luật còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ. Nhiều luật của Việt Nam chưa đầy đủ nội
dung cần thiết, chưa có khả năng bao quát tình huống pháp luật có liên quan nên cần rất nhiều văn bản
hướng dẫn của cơ quan hành pháp dưới dạng thông tư, nghị định mới có thể áp dụng. Đây là thách thức
không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với
các doanh nghiệp nước ta.
Ví dụ Luật Doanh nghiệp - một văn bản luật được coi là có nhiều quy định mang tính đột phá về đảm bảo
các nguyên tắc của thể chế kinh tế thị trường - sau khi được thông qua đã phải chờ một hệ thống văn bản
hướng dẫn thi hành về đăng ký kinh doanh, về chuyển đổi công ty nhà nước, về chuyển đổi doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, về vấn đề chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn…
-Hai là, tính ổn định của hệ thống pháp luật còn thấp. Nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực
kinh tế tài chính, ngân hàng... thường xuyên thay đổi. Pháp luật không ổn định, gây khó khăn cho người thực
hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ kinh tế - xã hội.
-Ba là, tính minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn chế. Chính hạn chế này khiến các chủ thể thực sự lúng
túng khi thực hiện hay áp dụng pháp luật, gây ra những rủi ro pháp lí và chi phí tuân thủ.
-Bốn là, pháp luật khó có thể tiên liệu trước. Các bên tham gia kinh doanh không thể dự liệu trước các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải thích và thực thi pháp luật liên quan điều chỉnh lĩnh vực hoạt động của
họ như thế nào, gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
b) Giải pháp

GS
Khuôn khổ pháp lý phải nhất quán, đồng bộ, ổn định và đảm bảo thực thi trong thực tế. Tiếp tục hoàn thiện
hệ thống luật pháp theo 16 Hiệp định Đa phương của WTO mà Việt Nam đã ký kết nhằm tạo lập môi trường
cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những yêu cầu, nguyên tắc của WTO về đối xử quốc gia và tối huệ quốc.
Đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các cam kết, chuẩn mực trong các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tạo sự phù hợp giữa pháp luật trong nước và quốc tế, đảm bảo thực hiện
đúng các cam kết quốc tế trong hội nhập. Khẩn trương rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành luật, loại bỏ
những văn bản chồng chéo, trùng lặp, trái ngược nhau, không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi, đồng
thời nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật để có thể có hiệu lực tương đối ổn định trong một
thời gian nhất định. Đặc biệt là các VBQPPL do chính quyền địa phương ban hành tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
pháp lý cần phải rà soát kỹ vì có thể làm phát sinh các vụ kiện đầu tư quốc tế.

2. Cải cách hành chính quốc gia


a) Khó khăn, thách thức
Thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO và để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ sau khi Quốc hội chính thức phê chuẩn văn kiện gia nhập WTO,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác cải cách hành chính nói chung,
cải cách về quy trình, thủ tục hành chính nói riêng.
Vẫn còn tồn tại nhiều quy định, những giấy phép bất hợp lý. Tình hình đó dẫn đến hiện tượng nhiều quy
định tiếp tục chồng chéo lên nhau. Tổng số những giấy phép “con” của các cơ quan hành chính nhà nước các
cấp ban hành khá lớn và vẫn là một ẩn số.
Thủ tục vẫn còn nhiều phức tạp, không rõ, không nhất quán, khiến cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân hết
sức bức xúc khi phải thực hiện
Việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn những bất cập do hệ thống thông tin của các bộ, ngành, tỉnh,
thành phố chưa hoàn chỉnh. Sự phối hợp giữa việc tin học hóa, xây dựng chính phủ điện tử với quá trình
thực hiện cải cách hành chính chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
Nhiều quy chế không quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức khi giải quyết các thủ tục cho người
dân, doanh nghiệp nên khi thụ lý công việc nhiều cán bộ, công chức không nói rõ ngay từ đầu những yêu cầu

GS
hồ sơ, tài liệu cần có khiến cho người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần; tinh thần thái độ phục vụ của
cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan chưa cao, còn có biểu hiện quan liêu, sách nhiễu.
b) Giải pháp
Để tiếp tục thực hiện đúng các cam kết khi gia nhập WTO, đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách về thủ tục hành chính
tốt hơn trong thời gian tới. Để làm được điều đó cần tập trung làm tốt các công việc sau đây:
Một là, đẩy mạnh đổi mới tư duy trong công tác quản lý nhà nước. Cải cách về tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành,
mỗi cấp hành chính, tránh sự chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm quyền, giảm bớt các thủ tục không cần thiết; rà
soát, loại bỏ các thủ tục bất hợp lý, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Hai là, công bố công khai các thủ tục (các biểu mẫu, các loại giấy tờ) và quy trình giải quyết công việc, thời
gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi, đồng thời giúp cho việc
đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả;
Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm thông tin
về những thủ tục hành chính đến tổ chức, doanh nghiệp và người dân một cách nhanh nhất, rõ ràng, công
khai, đồng thời tạo cơ sở tiến tới mở rộng việc thực hiện cung cấp các thủ tục hành chính qua mạng điện tử.
Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ giải quyết công việc của cán bộ công chức.
Xử lý nghiêm những công chức, cơ quan hành chính các cấp tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, trái
thẩm quyền;
Đào tạo cán bộ, công chức cung cấp dịch vụ hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân;
Có những hình thức thích hợp để tiếp xúc, trao đổi, đối thoại với tổ chức, doanh nghiệp và người dân qua đó
có thể lắng nghe, tiếp thu những đánh giá, phản ánh.
3. Thể chế kinh tế thị trường
a) Khó khăn, thách thức
Dù vậy, so với cam kết và chuẩn mực quốc tế, thì thể chế, luật pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Ví
dụ, chưa tuân thủ nguyên tắc tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, các doanh nghiệp
nhà nước vẫn được ưu tiên nhiều hơn so với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; Nhà nước vẫn can thiệp sâu vào nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường, vào các hoạt động của
các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng; vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách doanh nghiệp nhà nước

GS
diễn ra quá chậm, vẫn còn nhiều rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế- xã hội. Đó là rào cản về
luật pháp & chính sách; rào cản về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành nền kinh tế và rào cản đối với các chủ
thể tham gia trong nền kinh tế thị trường (Lê Du Phong, 2018); nhiều rào cản về điều kiện kinh doanh chậm
được dỡ bỏ…( Rào cản cản trở hoạt động tự do của các chủ thể tham gia KTTT) và do đó dẫn đến sự méo
mó trong nền kinh tế thị trường và các nhà kinh doanh khó dự đoán được các biến động, thay đổi do Nhà
nước gây ra. Những hạn chế, bất cập trên cho thấy, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là tất
yếu trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể hơn, từ khi gia nhập WTO, cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc
tế diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Sự yếu kém về thể chế thị trường
đã hạn chế phần nào hiệu quả khai thác các nhân tố sản xuất, làm nảy sinh các hành vi gian lận thương mại,
gây ra các chi phí nội sinh và méo mó về thị trường. Cho đến nay, mới chỉ 71/168 quốc gia thành viên WTO
công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường (23/7/2023): Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản
xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường), đa số các nước còn lại, trong đó có Hoa
Kỳ, EU chưa công nhận Việt Nam có một nền kinh tế thị trường đầy đủ (Bộ Công Thương, 2018, 142).
Chiều 11/9/2023, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden, đề nghị Hoa Kỳ sớm hoàn tất thủ tục công nhận Việt Nam là nền
kinh tế thị trường.
b) Giải pháp để vượt qua thách thức, khó khăn:
Hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ thị trường các yếu tố sản xuất
Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường
Tiếp tục mở rộng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh thị trường và đảm bảo cạnh
tranh công bằng, bình đẳng
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới để DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động (cổ phần hóa mạnh mẽ hơn, phải hoạt động theo luật DN)
Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế nhà nước
4. Năng lực tổ chức bộ máy nhà nước
a) Khó khăn, thách thức
Thiếu kỹ năng quản lý hiện đại: Một số lãnh đạo và nhân viên trong bộ máy nhà nước thiếu hụt kiến thức và
kỹ năng chuyên môn cần thiết đã hạn chế khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả.

GS
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức chưa tương xứng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu công
việc; tính chủ động, ý thức trách nhiệm còn thấp.
Phân cấp, phân quyền vẫn “từ trên xuống”, chưa phải “từ dưới lên”, vì vậy chưa tạo sự chủ động cần thiết
cho các cấp địa phương, đồng thời làm cho cấp trung ương quá tải, khó kiểm soát, dễ xảy ra tham nhũng,
thất thoát. Điều này thể hiện trên tất cả các mặt như phân bổ vốn, ngân sách, đầu tư; quyết định và quản lý
các tài sản địa phương; quyết định nhân sự của địa phương. v.v…
GIẢI PHÁP
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích, tạo môi trường học tập và tự học tập cho đội ngũ cán
bộ.
Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nói không đi đôi với làm … Tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện tinh giảm biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
Cần tiếp tục đẩy mạnh việc phân quyền, phân cấp đảm bảo tính hợp lý, khoa học nhằm tinh gọn bộ máy, tinh
giản biên chế, nâng cao hiệu lực; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng
cấp, từng ngành gắn với kiểm soát quyền lực.
5. SL và CL NNL
a) Khó khăn, thách thức
Chất lượng nguồn nhân lực thấp :
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2022), tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ kỹ năng chuyên môn là
chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ chuyển đổi số.
Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng lao động của học sinh tốt nghiệp trong Báo cáo về cạnh tranh
toàn cầu.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hầu hết chỉ tiêu về nhân lực của Việt Nam đều thấp, nếu so sánh với
các nước ASEAN, gần như tất cả các chỉ số của Việt Nam chỉ vượt hơn được Campuchia. Do vậy, nguồn
nhân lực Việt Nam được coi là “vừa thừa-vừa thiếu”, thừa về số lượng nhân công giá rẻ, nhưng lại thiếu lực
lượng tay nghề chuyên môn cao.
NSLĐ thấp
Tính theo PPP (sức mua tương đương) 2017 - 2020, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4
nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 60,3% của Trung Quốc;

GS
“Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của
Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần)” - Tổng cục Thống kê nhận định.
Sự chênh lệch về nguồn nhân lực giữa các ngành
Nạn chảy máu chất xám:
Chắc có lẽ bạn sẽ không thể không biết câu chuyện 13 nhà vô địch Olympia đi du học nhưng chỉ có duy nhất
1 người trở về Việt Nam để làm việc.
Chảy máu chất là sự di chuyển của nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ thuật từ một nước qua những nước
khác. Đây chính là thất thoát nguồn nhân lực, lao động giỏi trong nước ra nước ngoài làm việc.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” tại Việt Nam, đó là chế độ lương
thưởng, môi trường làm việc chưa thực sự thỏa đáng. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng lao động, bố trí việc làm
cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao chưa hợp lý. Họ chưa được tạo mọi điều kiện, cơ hội để
phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp.
b) Giải pháp
Thứ nhất, đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó
có chất lượng giáo dục đào tạo, trọng tâm là chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, thay đổi
phương thức giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, cả doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích
cực tham gia vào hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng nghề.
Thứ ba, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động theo
từng vùng, từng địa phương phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.
Thứ tư, đẩy mạnh dự báo nhu cầu về đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là ngành nghề khoa học và kỹ thuật công
nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao.
6. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện quan hệ cả mặt định lượng và định tính giữa các ngành trong nền kinh tế.
Trong đó, mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng về sản lượng, lao động, vốn của mỗi ngành, còn mặt
định tính thể hiện vị trí và vai trò của ngành đó trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Việt Nam là nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu so với các nước trong
khu vực và trên thế giới, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò là “bệ đỡ” của nền kinh tế.

GS
Năm 2009, tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản là 20%, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng là 42%,
tỷ trọng khu vực dịch vụ là 38%. Trong khi đó, ở các nước phát triển tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ chiếm
từ 1 – 7%
Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn có nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển
Tốc độ chuyển dịch còn chậm. Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu còn hạn chế, thể hiện ở năng suất lao động xã
hội tăng chậm, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư kém, sức cạnh tranh thấp. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh
tế vẫn còn khoảng cách lớn để đạt đến mức là một nước có nền kinh tế phát triển.
b) Giải pháp
Chuyển hướng phát triển nông nghiệp
Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn,
từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Đầu tư mạnh vào việc phát triển, cải tạo các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho
nông dân có sự hỗ trợ giá từ ngân sách nhà nước.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững, coi trọng chất lượng và tiêu chuẩn sản
phẩm, tập trung vào những ngành có giá trị gia tăng cao hơn và có thị trường xuất khẩu đa dạng hơn.
Chuyển hướng từ việc sản xuất các mặt hàng nông nghiệp truyền thống sang việc phát triển các sản phẩm
gia trị gia tăng như nông sản chế biến, thực phẩm công nghệ cao, và các sản phẩm hữu cơ, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng từ việc trồng cây lương thực truyền thống sang việc trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn như cây
công nghiệp (như cao su, cà phê, hạt điều) và cây ăn quả xuất khẩu (như lựu và xoài).
Ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất.
Phát triển công nghiệp một cách hợp lý
Phát triển những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng mở rộng thị trường. Điều chỉnh đầu
tư của nhà nước và DNNN tập trung vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu.
II. Thách thức bên ngoài
1. Luật chơi chung(WTO) và hệ thống pháp luật của các nước
a) Những thách thức trong lĩnh vực thương mại hàng hoá
Trong mọi trường hợp, trừ các trường hợp khẩn cấp, khi trở thành thành viên WTO, Việt Nam không được
tăng thuế vượt quá mức trần cam kết. Do đó nhu cầu bảo hộ một ngành sản xuất trong nước cần được hoạch
định ngay từ bây giờ (trong ý dồ chiến lược dài hạn).

GS
Thuế nhập khẩu giảm sẽ kích thích nhập khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh ngày
càng trực diện hơn với hàng ngoại nhập.
Việt Nam không thể sử dụng những biện pháp cấm nhập khẩu hoặc các biện pháp mang tính chất hạn ngạch
kiểu “chỉ tiêu định hướng” để bảo hộ sản xuất trong nước mà không có lý do chính đáng theo các quy định
của WTO.
Việc sử dụng các thủ tục giấy phép như là một công cụ trá hình để bảo hộ cho sản xuất trong nước sẽ không
được duy trì khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
WTO cho phép các thành viên được đặt ra thuế chống bán phá giá để khắc phục những thiệt hại do phá giá
gây nên. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế chống phá giá phải tuân theo những thủ tục chặt chẽ và phức tạp. Thủ
tục điều tra không những tốn kém mà còn cần một thể chế hoàn chỉnh khiến cho những nước đang phát triển
như Việt Nam khó có thể sử dụng đầy đủ công cụ này.
Khi hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên WTO bị hạn chế một cách tuỳ tiện, Việt Nam có
thể áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời. Tuy nhiên, thủ tục điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ hết sức
phức tạp. Hơn nữa, tự vệ khẩn cấp sẽ không được áp dụng đối với trường hợp khó khăn phát sinh từ năng
lực quản lý kém, công nghệ lạc hậu.
Việt Nam khó có khả năng trợ cấp cho các ngành công nghiệp non trẻ, nhất là trợ cấp trực tiếp từ ngân sách
nhà nước (trợ cấp và thuế đối kháng). Khi một ngành sản xuất bị thiệt hại do không cạnh tranh được với
hàng nhập khẩu được trợ cấp, Việt Nam cũng khó có thể tiến hành điều tra theo đúng quy định của WTO
được vì thủ tục này yêu cầu chuyên môn cao và rất tốn kém.
Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có lợi thế và tiềm năng phát triển
cao. Tuy vậy, liệu doanh nghiệp Việt Nam có thắng được trong các cuộc cạnh tranh quốc tế không còn bị
ngược đãi nhưng cũng không có ưu đãi không? WTO đem lại cơ hội về thị trường cho tất cả các nước. Vì
vậy, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cũng trở nên khốc liệt. Hiệp định về dệt may (ATC - Agreement on
Textiles and Clothing) quy định rõ lịch trình loại bỏ hạn ngạch và các hạn chế số lượng theo bốn giai đoạn
cụ thể, bắt đầu vào năm 1995 và hoàn thành vào 31/12/2004. Việc bãi bỏ hạn ngạch cũng đồng nghĩa các
nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ không còn chắc chắn giữ được thị phần bằng lượng hạn ngạch được hưởng bấy
lâu nay. Để có thể vươn lên trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên, không chỉ
dừng lại ở gia công mà phải tạo them nhiều giá trị gia tăng hơn nữa.
🡪Giải pháp

GS
Hoàn thiện khung pháp lý về BHTM, PVTM để bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của Việt Nam trong quá
trình hội nhập mà không ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh.
Tăng cường năng lực thực thi BHTM, PVTM
Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về BHTM, PVTM: Việc vận hành việc quản lý và soạn thảo các
chính sách thì cần các cán bộ có kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế cũng như
bảo hộ thương mại, nhưng Việt Nam hiện nay đang rất thiếu những cán bộ như thế này. Đào tạo cán bộ là
việc hết sức cần thiết và cấp bách nhằm tạo ra một đội ngũ chuyên môn cao có năng lực xử lý các vụ việc
tranh chấp thương mại, có khả năng phối hợp làm việc giữa các ban ngành, đặc biệt trong giai đoạn Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.
Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực PVTM nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác PVTM trong
bối cảnh mới, hỗ trợ xử lý các vụ việc nước ngoài điều tra PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt nên trang bị các kiến thức và quy định về BHTM, PVTM.
Các doanh nghiệp nên tự nguyện tham gia vào hiệp hội ngành hàng để tăng cường sức mạnh đoàn kết và
củng cố vị trí của mình trước sự thâm nhập của nguồn hàng nhập khẩu.
Đồng thời, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin để phán đoán và nắm bắt nhanh, nhằm xử lý
kịp thời các vụ kiện PVTM ngay từ giai đoạn đầu, khi cơ quan điều tra của nước nhập khẩu tiếp nhận đơn
kiện.
Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, khảo sát, thâm nhập và xây dựng mạng lưới thương mại ở các thị
trường các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc… để thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất
nhập khẩu, tránh các rủi ro và sự lệ thuộc vào một thị trường.
Nâng cao năng lực cạnh tranh HH
Đẩy nhanh quá trình công nhận Việt Nam là nền KTTT
b) Thách thức trong lĩnh vực đầu tư liên quan đến thương mại
Hiệp định TRIMs (Agreement on Trade Related Investment Measures) cấm áp đặt một số biện pháp bị coi là
vi phạm nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia - NT" và các biện pháp làm cản trở tự do thương mại, chủ yếu bao
gồm:
i) Các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định một “tỷ lệ nội địa hoá” đối với các doanh nghiệp;
ii) Các biện pháp “cân bằng thương mại" buộc các doanh nghiệp phải tự cân đối khối lượng và trị giá xuất
nhập khẩu, về ngoại hối, v.v...

GS
Theo Hiệp định TRIMs, các thành viên phải có nghĩa vụ thông báo các biện pháp này và phải tiến hành loại
bỏ trong vòng 2 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và 7 năm đối với
các nước chậm phát triển.
Nhưng khi gia nhập WTO đồng nghĩa với việc loại bỏ TRIMs, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức
liên quan tới việc phát triển kinh tế đất nước, phải bảo vệ và phát triển các ngành sản xuất có thế mạnh của
mình; các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất đi một số ưu đãi đầu tư, ví như miễn giảm thuế theo tỷ lệ xuất
khẩu của doanh nghiệp, v.v
🡪Giải pháp
Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết cần phải đặt ra trong bối cảnh tuân thủ quy định của Hiệp định TRIMs là bắt
buộc chúng ta phải nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước không chỉ về năng lực tài chính, quy
mô hoạt động, chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất mà còn phải nâng cao trình độ quản lý để không bị lép
vế trước nhà đầu tư nước ngoài.
Qua quá trình phân tích, tìm hiểu các tranh chấp liên quan tới TRIMs, cùng với thực tiễn thực hiện tại Việt
Nam, chúng ta cần thiết phải sử dụng TRIMs một cách hiệu quả và hợp lý (giống với các quốc gia thành
viên đang phát triển đã và đang sử dụng) nhằm tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng đối với một số
ngành nghề quan trọng theo định hướng phát triển quốc gia, từng bước đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp hiện đại. Thứ nhất, cần phải tạo ra sự phát triển nhanh chóng đối với các sản phẩm, ngành hàng được
ưu tiên sản xuất và tiêu thụ trong nước. Thứ hai, cần phải áp dụng TRIMs linh hoạt với một số ngoại lệ trong
các Hiệp định có liên quan, chú ý tới thời điểm áp dụng TRIMs để đạt hiệu quả cao nhất. Thứ ba, phải có sự
chuẩn bị tinh thần sẵn sàng tham vấn, sẵn sàng tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs.
Thứ tư, cần có sự chuẩn bị trước về khung thể chế pháp lý liên quan tới TRIMs nhằm kịp thời sửa đổi cho
phù hợp với quy định của WTO.
c) Thách thức trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài như ngân hàng, bảo hiểm,
vận tải, thông tin, kỹ thuật và đầu tư vv.. Như vậy, một số ngành dịch vụ có mức bảo hộ rất cao như bảo
hiểm, ngân hàng, viễn thông sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới.
Nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ nước ngoài sẽ được hưởng những ưu đãi ngang bằng với nhà cung cấp dịch
vụ và dịch vụ của Việt Nam (nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia).

GS
Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thâm nhập thị trường Việt Nam tự do hơn trên cơ sở những
điều kiện đưa ra trong cam kết.
Nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam sẽ phải tự khẳng định mình qua chất lượng dịch vụ, giá sản phẩm, giảm sự
dựa dẫm và độc quyền.
d) Thách thức trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
Việt Nam sẽ phải cam kết bảo vệ ở mức độ phù hợp theo Hiệp định TRIPs về sở hữu trí tuệ đối với các đối
tượng sở hữu công nghiệp và đối tượng quyền tác giả bằng các thủ tục pháp lý trong nước đáp ứng các tiêu
chuẩn của pháp luật quốc tế.
Một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của
nước ngoài một cách bất hợp pháp, do đó chi phí cho sản phẩm có thể sẽ tăng lên.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một rào cản mà các quốc gia phát triển đang áp dụng có khả năng gây thiệt
hại lớn và lâu dài đến xuất khẩu của Việt Nam và đang có nguy cơ gia tăng.
Năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn hạn chế. Các chế tài xử phạt của Việt Nam chưa
nghiêm, chưa đủ sức răn đe.
🡪Giải pháp
Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, để giảm thiểu thiệt hại, các doanh nghiệp rà soát và thực thi ngay việc bảo vệ tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp như đăng ký bảo hộ tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý.
Thứ hai, nghiêm túc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ, đặc biệt sử dụng các phần mềm tin học có bản
quyền tránh bị xử lý hình sự hoặc cấm quan hệ thương mại với các nước được bảo vệ cao trong lĩnh vực này.
Đối với Chính phủ
Thứ nhất, cần rà soát lại các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến sở hữu trí tuệ, phải điều chỉnh,
bổ sung phù hợp với cam kết trong WTO và cần có kế hoạch cụ thể.
Thứ hai, cần có các giải pháp hỗ trợ đối với khu vực sản xuất trong nước đối với các ngành nghề chịu tác
động nhiều khi thực thi hiệp định TRIPS; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến doanh nghiệp và
người dân biết và có những bước chuẩn bị phù hợp; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
của doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
2. SỰ CẠNH TRANH QUYẾT LIỆT TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ.

GS
a) Khó khăn, thách thức
Thách thức không kém phần nan giải mà chúng ta phải đối mặt trong quá trình tham gia WTO đó là phải
chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt ở các thị trường quốc tế ở hầu hết các lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ,
nhân lực... ở nhiều cấp độ.
Hạn chế của ta đó là quy mô sản xuất còn khá nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh
của ta còn kém: Các nhà máy chất lượng thấp; công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, tuy nguồn nhân lực dồi dào
nhưng trình độ chuyên môn thấp.
Chính vì nhược điểm đó nên khi xảy ra tranh chấp với các nước thành viên WTO, đặc biệt là các phát triển
thì ta - ở vị trí yếu thế hơn, tỷ trọng trong thương mại chiếm rất ít – dẫn đến khả năng trả đũa của ta trong
trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại với 1 nước phát triển là rất hạn chế.
Về lĩnh vực hàng hóa
Gia nhập WTO nghĩa là tham gia một sân chơi bình đẳng. Ta phải cạnh tranh với cả các nước đang phát triển
và các nước phát triển.
Nhiều nước đang phát triển có cùng trình độ như Việt Nam, có các chủng loại hàng hóa, dịch vụ tương tự
như chúng ta, nhưng họ đã gia nhập WTO trước và đã được hưởng một số ưu đãi. Việt Nam sẽ là đối thủ
cạnh tranh với các nước đang phát triển khác về hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU…
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các nước đã phát triển, nhất là trong lĩnh vực
nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh. Tại một số nước phát triển, nông sản vẫn tiếp tục được trợ giá và
hàng nông sản Việt Nam xuất sang các nước phát triển sẽ khó cạnh tranh được với hàng nông sản nội địa
vốn vẫn đang được các nước này bảo hộ.
Khi hạ thấp, xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch thì cạnh tranh thương mại sẽ càng quyết liệt. Hàng hóa
không có sức cạnh tranh nên không thể xuất khẩu được, hàng nội địa bị đánh bại bởi hàng ngoại nhập khẩu.
Hàng hóa từ các nước có trình độ phát triển cao, rẻ và chất lượng sẽ tràn vào nước ta làm cho chủ trương
“nội địa hóa” trong cộng nghiệp của ta mất đi tác dụng, nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lệ thuộc nước
ngoài. Ngoài ra, việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam
khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá
rẻ.
Ví dụ: Hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt với các sản phẩm
cùng loại, bởi hiện nay, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh sản xuất, trồng trọt các sản phẩm cùng loại mà

GS
Việt Nam có ưu thế như thanh long, cà phê, cao su, sầu riêng, chanh leo…Chỉ riêng tại tỉnh Quảng Đông, có
một số sản phẩm có sản lượng cụ thể: vải thiều là 1,5 triệu tấn/năm, nhãn là 1 triệu tấn/năm, chuối là 4,8
triệu tấn/năm, thanh long là 380.000 tấn/năm, xoài là trên 200.000 tấn/năm, chanh leo là 220.000 tấn/năm.
Diện tích và sản lượng các loại trên của Quảng Đông hoặc lớn hơn Việt Nam, hoặc đang tăng trưởng mạnh
Trong lĩnh vực dịch vụ

Chủ đề 6: Trình bày những thách thức , khó khăn của việc tham gia WTO
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Giải pháp thực hiện để vượt qua các
thách thức, khó khăn này.
(SLIDE)

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP


1. WTO: Mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng, các nguyên tắc hoạt động và
*Ảnh hưởng của các nguyên tắc này đến hoạch định chính sách thương mại quốc tế của
Việt Nam.
Đối với Việt Nam, một nước có nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi thì những nguyên tắc này là hoàn
toàn cần thiết, quy định và thực hiện tốt các nguyên tắc sẽ tăng khả năng hấp dẫn của thị trường Việt Nam,
thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài, góp phần thúc đẩy quan hệ dân sự, thương mại quốc tế ở
Việt Nam thực sự phát triển, đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới, thị trường
xuất, nhập khẩu đa dạng, chất lượng hàng hóa được nâng cao, điều này cùng góp phần đổi mới trang thiết bị
kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Tuy nhiên, khi áp dụng

GS
các nguyên tắc luật lệ trong khuôn khổ WTO Việt Nam cũng phải đối diện với các thách thức lớn cho sự
phát triển kinh tế, bao gồm việc cắt giảm thuế, mở cửa thị trường dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mở
cửa nền kinh tế cũng có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt
với sự cạnh tranh khốc liệt.

3.WTO và Việt Nam: Tóm tắt các cam kết và tình hình thực hiện cam kết
của Việt Nam khi gia nhập WTO (cho ví dụ cụ thể để minh họa).
Cam kết đa phương
Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia
nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu
và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến
thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh...
Các cam kết chính như sau :
1. Kinh tế phi thị trường : Ta chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn
31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam
hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta.
Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có
quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
2. Dệt may: Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta khi vào WTO, riêng
trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện
pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng
dệt may của ta.
3. Trợ cấp phi nông nghiệp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ
cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước
ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm( trừ ngành dệt may).
4. Trợ cấp nông nghiệp: Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia
nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát
triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở

GS
mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào
khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.
Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức
này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông (như hỗ trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ
phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
5. Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu hàng hóa): Tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá
nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với
các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo
chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược
phẩm).
Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký
quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ
tục xuất nhập khẩu.
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống
phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc
đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng
dầu, báo - tạp chí...
6. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia: Các thành viên WTO đồng ý cho ta thời gian chuyển đổi không
quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO.
Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn ta hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế
phần trăm. Đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.
7. Doanh nghiệp Nhà nước/doanh nghiệp thương mại Nhà nước: Cam kết của ta trong lĩnh vực này là Nhà
nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước
với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác.
Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước không phải là mua sắm Chính phủ.
8. Tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại doanh nghiệp: Điều 52 và 104 của Luật doanh nghiệp quy định
một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của công ty TNHH và công ty cổ phần chỉ được phép
thông qua khi có số phiếu đại diện ít nhất làng 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có thể vô

GS
hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các bên
tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công ty.
9. Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn
ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập.
Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức
thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các
loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.
10. Minh bạch hóa: Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho
việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Ta cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các
tạp chí hoặc trang tin điện tử của các Bộ, ngành.
11. Một số nội dung khác : Về thuế xuất khẩu, ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim
loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác.
Ta còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần
mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại... Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ
các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.
Cam kết về thuế nhập khẩu
1. Mức cam kết chung : Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình
quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7
năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện
trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.

2. Mức cam kết cụ thể : Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất
trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu
xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất
bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Ta
đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là
phương tiện vận tải. Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm

GS
thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải
tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị
y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa
chất và thiết bị xây dựng. Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá
thuốc lá và muối.

Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ


Về cam kết mở của thị trường dịch vụ. Xét về diện cam kết, trong BTA ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ
khoảng 65 phân ngành. Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành
khoảng 110.
Về mức độ cam kết, thỏa thuận WTO đi xa hơn BTA nhưng không nhiều. Với hầu hết các ngành dịch vụ,
trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch... ta giữ được mức độ cam kết gần như
trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước
tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê
duyệt cho các ngành này.
1 - Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: Về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được
hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể
mà những ngành như thế là không nhiều. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý
vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối
cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam
nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng
nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.
2 - Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Ta đồng ý cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công
ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, ta còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các
công ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Ta cũng bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các
doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ...

GS
Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
3 - Dịch vụ viễn thông: Ta có thêm một số nhân nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với
chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch
vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng, phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát
và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn
thông có gắn với hạ tầng mạng chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng,
nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép.
Như vậy, với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng, ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp
phần bảo đảm an ninh quốc phòng.
4 - Dịch vụ phân phối: Về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nước mới gia nhập. Trước
hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là như BTA vào 1/1/2009. Thứ hai,
tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng
hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng,
phân bón... ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. Quan trọng nhất, ta hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm
bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo
từng trường hợp cụ thể.
5 - Dịch vụ bảo hiểm: Về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập
chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập.
6 - Dịch vụ ngân hàng: Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày
1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó
không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân
Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong
ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.
7 - Dịch vụ chứng khoán: Ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh
sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO
8 - Các cam kết khác : Với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải...,
mức độ cam kết về cơ bản không khác xa so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.

GS
4. WTO và Việt Nam: Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO tới nền
kinh tế Việt Nam (Lấy ví dụ về một ngành/lĩnh vực cụ thể để minh họa hoặc
hoạt động xuất khẩu, thu hút FDI) và đề xuất giải pháp.
<DỆT MAY>
1. Những tác động tích cực đến các doanh nghiệp việt nam
-Cơ hội lớn đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam bởi các hàng rào hạn ngạch dược gỡ bỏ. vì không bị khống
chế về hạn ngạch. Khi đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng sê quan tâm đầu tư vào sản xuất dệt may tại
Việt Nam, các doanh nghiệp tại nước thứ ba cùng sẽ vào đặt hàng. Như vậy số lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ
tăng lên. Điều đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, đầu tư mới và thu hút thêm các nhà đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may và các lĩnh vực hạ tầng phục vụ cho sản xuất tạo điều kiện thuận
lợi cho nền kinh tế cùng như ngành dệt may phát triển hơn nữa. Việt Nam cùng sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận
trình độ quản lý và công nghệ kỹ thuật mới. Sau khi Việt Nam gia nhap WTO, cái được lớn nhất của ngành
Dệt May là các rào cản xuất khẩu vào Mỹ đối với sản phẩm dệt may sẽ được xóa bỏ. Các doanh nghiệp dệt
may không phải lo chạy hạn ngạch. Với những doanh nghiep truoc kia không có han ngach thì nay có nhiều
khả năng tiếp cận với thị trường may mặc Mỳ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mì rồi, việc không
còn han ngach sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Việt Nam vân có nhiều cơ hội
gia tăng xuất khẩu vào thị trường day tiem nang này.

2. Những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp việt nam
Mặt trái của WTO là các doanh nghiệp cùng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài.
Điều lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp dệt may chính là sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt
hơn, bởi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế
quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cùng bị dỡ bỏ. Dù ngày từ năm nay, thuế nhập khẩu vải và
hàng may mặc từ các nước ASEAN và giam xuong còn 5%, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của sản pham
det may 15 zBook.vn Việt Nam lai năm ở những nước ngoài khối ASEAN như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan,
Pakistan, Trung Quốc và ấn Độ... Hiện tại, hàng dệt may nhập từ các nước không thuộc khối ASEAN đang
phải chịu thuế suất rất cao, 50% voi san pham may và 40% với sản phẩm dệt. Nhưng khi Việt Nam trở thành
thành viên WTO, mức thuế trên sẽ giảm xuống còn tối đa là 15%, do đó, các doanh nghiệp dệt và may sẽ

GS
phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở thị trường noi dia. Trong xuất khẩu, Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi khi
cạnh tranh về giá với các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc thì ngày trong thị trường noi dia, hang Trung
Quốc giá rẻ cùng là nỗi lo lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nói đến cạnh tranh với hàng Trung Quốc, chắc
chúng ta không thể vượt qua được bồi Trung Quốc chủ động được các nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may,
trong khi Trung Quoc chù động được các nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, trong khi chúng ta phải nhập
khẩu tới 80% các nguyên, phụ liệu. Mặt khác, trong khi một nhà máy dệt của Trung Quốc trung bình có
khoảng 6.000 máy dệt thì các doanh nghiệp dệt Việt Nam chỉ có khoảng vài trăm máy, da phan là cu, lạc
hậu.

Những hạn chế - Thách thức vì xuất phát điểm của Việt Nam còn nhỏ bé, những mặt yếu của Việt Nam còn
rất nhiều, Việt Nam đà có két quà xuất khẩu dệt may rat tot trong nam 2007 tạo đà phát triển cho những năm
tiếp theo. Nhưng cùng là vô vàn những thách thức Thu nhát, hầu hết nguyên vật liệu (vải, phụ liệu…) vân
phải nhập khẩu là chính. Điều này cho thấy tỷ lệ nội địa hóa trong ngành dệt may còn rất thấp, phan gia công
còn cao (khoang 65%). Thú hai, khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yêu, chưa
chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Thứ ba là vấn đề về thương hiệu. Việt Nam xuất
khẩu năm 2007 là 7,8 ty USD. những thương hiệu chính của Việt Nam là chưa đáng kể, những doanh nghiệp
manh nhu Thành Công, Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thái Tuấn…. mặc dù đích thân sản xuất nhưng thương
hiệu lại là nước ngoài. Việt Nam chưa có đủ điều kiện canh tranh vì thương hiệu chiếm vị trí rất quan trọng.
Cùng sản phẩm như vay, thoi gian sản xuất như vậy nhưng với thương hiệu nổi tiếng, uy tín, giá cà có the
gap 3 lần số cùng sản phẩm kém vệ thương hiệu nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh cao. Điểm này Việt Nam
còn yếu. Thứ tư là Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, có kỷ luật, có tay nghè nhung cán bộ quản lý, cán
bộ kỹ thuật còn thiếu, những giám đốc giới, doanh nhân giỏi trong ngành dệt may rất thiểu. Đây là điểm khó
khăn cùng nhau bất lợi của dệt may Việt Nam, bởi chính con người sẽ tạo nên giá trị và mong muon trong
viec phat trien nganh det may

5. Liên minh châu Âu (EU): Nội dung hợp tác, cơ hội, thách thức và
giải pháp đối với quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với EU.

GS
(giống EVFTA)

6. ASEAN: Tóm tắt quá trình hội nhập của ASEAN, nội dung về loại bỏ
hàng rào thuế quan và phi
thuế quan của trong ASEAN.
Phần 2. Trình bày các danh mục( 04 danh mục) cắt giảm thuế quan trong Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung( CEPT)
* Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
lần thứ IV vào tháng 01/1992 diễn ra tại Singapore. là một thỏa thuận chung giữa các nước thành viên
ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5% thông qua các kế hoạch giảm thuế khác
nhau. Đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm,
bắt đầu từ 1-1-1993 và hoàn thành vào 1-1-2003. (Đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký
Hiệp định ban đầu: từ 15 năm xuống còn 10 năm). Bên cạnh thực hiện cắt giảm thuế quan, việc loại bỏ các
rào cản phi thuế quan và hợp tác trong lĩnh vực hải quan (hài hòa các thủ tục hải quan) cũng đóng vai trò
quan trọng và không thể tách rời khi xây dựng FTA.
Vấn đề loại bỏ hàng rào thuế quan
Các danh mục sản phẩm và tiến trình giảm thuế theo CEPT
Theo chương trình CEPT, mỗi nước thành viên ASEAN phải phân loại tất cả hàng hóa của mình trong biểu
thuế nhập khẩu thành 4 danh mục:
Nhóm danh mục IL và TEL
Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay ( IL) và Danh mục sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL) : Là 2
Danh mục mà sản phẩm trong những Danh mục này phải thực hiện các nghĩa vụ CEPT, tức là phải cắt giảm
thuế và loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Tuy nhiên tiến độ có khác nhau. Sản phẩm hàng hoá trong 2 Danh
mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm nông nghiệp...
1, Danh mục cắt giảm ngay (IL)
Danh mục cắt giảm ngay (tên tiếng anh - Inclusion List) bao gồm những mặt hàng mà các nước thành viên
ASEAN đã sẵn sàng cắt giảm thuế. Việc cắt giảm thuế của các sản phẩm được đưa vào diện cắt giảm thuế
ngay theo hai lộ trình sau đây:

GS
+ Lộ trình cắt giảm thuế bình thường: Việc cắt giảm thuế xuống 0-5% sẽ được thực hiện trong vòng 15 năm
(từ ngày 1-1-1993 đến ngày 1-1-2008). Tuy nhiên, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI được tổ
chức vào tháng 12/1998, các nguyên thủ quốc gia đã quyết định đẩy nhanh mốc thời gian hoàn thành việc cắt
giảm thuế quan xuống 0-5% tới 1-1-2003 đối với ASEAN-6. Đối với các nước thành viên ASEAN-4, thời
hạn thực hiện cắt giảm thuế chậm hơn, tới ngày 1-1-2–6 cho Việt Nam, ngày 1-1-2008 cho Lào và My-an-
ma và ngày 1-1-2010 cho Campuchia. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đưa ra IL bao gồm 856 mặt
hàng để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1996. Thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải
giảm thuế quan vì có những mặt hàng ngay từ trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5% thậm chí là 0%.
+ Lộ trình cắt giảm thuế nhanh: Việc cắt giảm thuế xuống còn 0-5% sẽ được thực hiện trong vòng 7 năm, áp
dụng đối với 15 nhóm mặt hàng: dầu thực vật, hóa chất, phân bón, sản phẩm cao su, giấy và bột giấy, đồ gỗ
và song mây, đá quý và đồ trang sức, xi- măng, dược phẩm, chất dẻo, các sản phẩm bằng da, hàng dệt, các
sản phẩm gốm và thủy tinh, điện cực đồng và hàng điện tử.
-Tổng quan, các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời điểm bắt đầu thực
hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm như sau :
+ Các sản phẩm có thuế suất trên 20% (> 20%) sẽ được giảm xuống 20% trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục
giảm xuống còn 0-5% trong 5 năm còn lại.
Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào 1/1/1998, và tiếp tục giảm xuống
còn 0-5% vào 1/1/2003.
+ Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% (⊆ 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% trong vòng 7
năm đầu .Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào
1/1/2000.
- Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi năm 5 %, không được duy trì cùng
thuế suất trong 3 năm liền, trong trường hợp thuế MFN thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế
suất CEPT tại thời điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó; trường hợp thuế MFN
thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo thuế suất MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình.
Không được nâng mức thuế CEPT của năm sau lên cao hơn năm trước. (Thuế MFN là mức thuế Việt Nam
áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam)
2. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)

GS
Danh mục loại trừ tạm thời (tên tiếng anh - Temporary Exclusion List) bao gồm những mặt hàng chưa đưa
vào giảm thuế quan ngay do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất
trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Tuy nhiên, sau ba năm kể từ khi bắt đầu
tham gia chương trình CEPT, các nước thành viên phải chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL. Quá trình
chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong vòng 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng,
kể từ ngày 1-1-1996 đến 1-1-2000 đối với ASEAN-6. Đối với Việt Nam, thời hạn hoàn thành chuyển toàn
bộ các dòng thuế từ TEL sang IL là năm 2003, mỗi năm 20% số mặt hàng trong danh mục này phải được
chuyển sang IL. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ 8 thì IL đã mở rộng ra bao trùm toàn bộ TEL và TEL
không còn tồn tại, Khi chuyển mỗi mặt hàng vào IL, các nước thành viên đồng thời phải chỉ ra lịch trình
giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành chương trình CEPT.
- Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL này như sau:
- Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế suất xuống bằng 20% vào thời điểm
năm 1998, trường hợp các sản phẩm được chuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập
tức phải bằng hoặc thấp hơn 20% , và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 như lịch trình đối với sản
phẩm trong Danh mục IL.
- Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% (⊆ 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào
1/1/2003. Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục IL nói trên.
II. Nhóm danh mục SEL và GE
1. Danh mục SEL
- Bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải giảm thuế theo Chương trình CEPT. Các nước thành
viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này trên cơ sở nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ
đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật, bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, di
lích lịch sử và khảo cổ...
- Đối với các mặt hàng trong TEL và GEL, lộ trình cắt giảm thuế sẽ được thực hiện theo lộ trình giảm thuế
xuống còn 0 - 5% vào năm 2002 cho các nước ASEAN-6, và vào năm 2006 cho Việt Nam, năm 2008 cho
Lào và My-an-ma. Đối với các mặt hàng trong SEL, việc cắt giảm thuế sẽ được thực hiện theo một lộ trình
giảm thuế có thời hạn riêng. Thời hạn để bắt đầu cắt giảm thuế đối với các sản phẩm trong danh mục này từ
ngày 1/1/2001 và kết thúc vào ngày 1/1/2010.
Danh mục SE

GS
- Là một trong những danh mục hàng hoá CEPT, bao gồm những mặt hàng nông sản chưa chế biến mà việc
cắt giảm thuế quan có thể gây tác động lớn đến sản xuất, đời sống trong nước.
- Các mặt hàng trong SL được dành một khung thời gian dài hơn trong việc cắt giảm thuế quan, đến năm
2010 mới phải đưa thuế suất các mặt hàng này xuống 0 - 5%. Bên cạnh đó, các mặt hàng này cũng có những
qui định riêng về thuế suất khi bắt đầu cắt giảm thuế quan, các biện pháp tự vệ.
- Tương tự như vậy, các mặt hàng trong Danh mục Nhạy cảm cao (Highly Sensitive List) được dành một
khung thời gian dài hơn nữa. Các nước ASEAN còn đang đàm phán về những chi tiết của hai Danh mục này.
- Theo Chương trình CEPT được ký kết vào năm 1992, những mặt hàng nông sản chưa chế biến được loại
trừ, không phải cắt giảm thuế quan. Tuy nhiên, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26 được tổ chức
ở Chiang Mai, Thái Lan vào tháng 9/1994 đã quyết định đưa các mặt hàng nông sản chưa chế biến vào thực
hiện CEPT. Theo Chương trình này, các sản phẩm nông sản chưa chế biến được phân loại thành ba loại danh
mục khác nhau: danh mục cắt giảm ngay, danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm. Phần lớn các
mặt hàng nông sản chưa chế biến được các nước thành viên ASEAN đưa ngay vào Danh mục Giảm thuế
hoặc Danh mục Loại trừ Tạm thời của nước mình. Chỉ một số ít các mặt hàng nông sản chưa chế biến có tầm
quan trọng đối với nền kinh tế đất nước được các nước thành viên ASEAN đưa vào Danh mục Nhạy cảm và
Danh mục Nhạy cảm cao.
- Điểm lưu ý là trong quá trình xây dựng và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ Chương trình
CEPT, các nước thành viên ASEAN không được lùi về tiến độ. Điều này có nghĩa là một mặt hàng đã đưa
vào tiến trình giảm thuế sẽ không được tăng thuế suất lên nữa mà chỉ có tạm dừng và tiếp tục giảm. Tương
tự, một mặt hàng chỉ có thể được chuyển từ GEL sang TEL, từ GEL sang IL hoặc từ TEL sang IL mà không
có chiều ngược lại. Nếu nước thành viên nào vi phạm thì nước đó phải đàm phán lại với các nước thành viên
khác và phải có nhân nhượng bồi thường. Trên cơ sở Lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm
các nước thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế suất CEPT của năm đó
và văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho tất cả các nước thành viên.
III.Ký kết và thực hiện cam kết quốc tế về thuế thu nhập ở Việt Nam
Tại Việt Nam, thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối
ngoại, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đồng thời cho phép các nhà đầu tư Việt Nam
đầu tư ra nước ngoài thì việc đánh thuế trùng đã trở thành hiện tượng phổ biến. Vì thế, song song với việc
xây dựng hệ thống pháp luật thuế đáp ứng các nhu cầu về thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế của

GS
đất nước thì việc kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước được thực hiện một
cách tích cực. Từ năm 1991, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và kí kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
với nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1995, Việt Nam đã kí kết được 19 hiệp định tránh đánh thuế hai lần,
chủ yếu với các nước đang có đầu tư lớn tại Việt Nam như: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia, Anh, Pháp, Thụy Điển... Trong giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam đã kí kết được thêm 15 hiệp định
với các nước, đưa tổng số hiệp định kí kết lên 34, trong đó 33 hiệp định đã có hiệu lực thi hành.(1) Tính cho
đến năm 2003 nước ta đã kí kết được trên 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần vói các quốc gia khác nhau.
Đến nay, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam kí kết đã trở thành một bộ phận của pháp luật
thuế của Việt Nam, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế và đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Việc kí kết và tuân thủ các quy định quốc tế về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập và thuế tài sản
trong hiệp định đánh thuế hai lần biểu hiện thiện chí hợp tác, phát triển của các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Ngoài ra, đối với Việt Nam, các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần còn có vai trò định
hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện các luật thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Để các quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã kí với các nước được thực hiện
đúng và đầy đủ, Tổng cục thuế đã quy định và hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện trong ngành thuế như
sau:
Đối với Tổng cục thuế, ngoài nhiệm vụ tham gia đàm phán và phục vụ kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai
lần với các nước thì Phòng hợp tác quốc tế thuộc Tổng cục thuế là đầu mối giúp Tổng cục thuế các công việc
sau:
+ Nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn và giải thích việc thực hiện đối với từng hiệp định tránh
đánh thuế hai lần đã có hiệu lực thi hành để trình Bộ hoặc Tổng cục ban hành theo thẩm quyền.
+ Hướng dẫn và kiểm tra các cục thuế trong việc thực hiện các hiệp định.
+ Nghiên cứu và tham gia đàm phán với cơ quan thuế nước ngoài về các ttanh chấp, khiếu nại xảy ra trong
quá trình thực hiện hiệp định đòi hỏi phải giải quyết bằng thoả thuận song phương giữa cơ quan thuế Việt
Nam với cơ quan thuế nước ngoài.
+ Trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài theo quy định của hiệp định.
+ Giải thích hiệp định cho các cục thuế và các đối tượng nộp thuế đối với từng trường hợp cụ thể.

GS
- Đối với cục thuế các tỉnh, thành phố, mỗi cục thuế các tỉnh, thành phố cần bố trí một tổ cán bộ từ 2 đến 3
người thuộc phòng đầu tư nước ngoài (đối vói những cục thuế đã được phép của Bộ tài chính thành lập
phòng đầu tư nước ngoài) hoặc thuộc phòng thu thuế đối với các xí nghiệp quốc doanh (đối với những cục
thuế chưa được thành lập phòng đầu tư nước ngoài) để làm nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu các hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã kí với các nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện hiệp định này để thường xuyên giúp cục thuế cũng như các chi cục thuế nắm đựợc nội dung quy
định của từng hiệp định và thực hiện đúng hiệp định.
+ Làm đầu mối của cục thuế trong việc giải thích hiệp định đối với tất cả các đối tượng nộp thuế ở mỗi tỉnh,
thành phố.
+ Xác nhận các chứng từ đã nộp thuế ở Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có yêu cầu) để
họ được phép khẩu trừ thuế ở nước ngoài.
+ Thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin để phục vụ việc trao đổi thông tin vói cơ quan thuế nước ngoài
theo yêu cầu của Tổng cục thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
* Ảnh hưởng tích cực của việc áp dụng cắt giảm thuế quan ưu đãi của CEPT
- Tăng khả năng cạnh tranh chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa
các nước ASEAN, do thuế trước kia cao mà chưa được đưa ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
- Tăng luồng đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, tăng cơ hội việc làm cho người lao động, giải quyết
được số lượng lớn người lao động đang thất nghiệp, đồng thời làm tăng chất lượng cuộc sống.
- Việc giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ làm giảm chi phí và giá thành sản
phẩm tăng khả năng sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều nguyên liệu chất lượng cao được đưa vào để tạo ra nhiều
sản phẩm chất lượng phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân trong nước, nâng cao sức khỏe và đời
sống tinh thần

7. FTA Việt Nam - Hàn Quốc (KVFTA): Nội dung, những cơ hội, thách thức
khi thực thi và những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cho ví

GS
dụ minh họa cụ thể về một ngành hàng hoặc hoạt động xuất khẩu, thu hút
FDI. (SLIDE)

GS
8. AEC: Nội dung, những cơ hội, thách thức khi thực thi, triển vọng và
những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cho ví dụ minh họa cụ
thể về một ngành hàng.

GS
GS
GS
GS
GS
GS
GS
9. FTA Việt Nam và EU (EVFTA): Cơ hội, thách thức và giải pháp
đối với xuất khẩu và thu hút FDI của Việt Nam với EU.
Cơ hội của EVFTA đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
A. CƠ HỘI
Cơ hội từ cắt giảm thuế quan
Một trong những cơ hội lớn nhất mà EVFTA đem lại cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU chính
là các cam kết ưu đãi thuế quan của EU. Theo đó, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu
lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim
ngạch XK của Việt Nam vào EU.
Điều này có nghĩa là hàng hóa của Việt Nam sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang EU, giúp
giảm chi phí và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường này.
Cơ hội từ mở cửa thị trường
Bên cạnh cắt giảm thuế quan, EVFTA cũng mở cửa thị trường EU cho hàng hóa của Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực, bao gồm:
Nông sản: EVFTA tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các loại nông sản của Việt Nam vào thị trường EU.
Các mặt hàng nông sản bao gồm nhiều loại cây trồng, động vật nuôi, và các sản phẩm liên quan đến ngành
nông nghiệp.
Hàng công nghiệp: EVFTA cung cấp cơ hội rộng lớn cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, từ sản xuất
hàng may mặc, giày dép, đồ điện tử, đến các sản phẩm chế biến. Việc giảm thuế quan và tiêu chuẩn nhập
khẩu giúp hàng hóa của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường EU.
Dịch vụ: EU cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: vận tải, viễn
thông, tài chính, dịch vụ kinh doanh, du lịch,...
Việc mở cửa thị trường EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận với thị trường tiêu
thụ lớn và tiềm năng này.
Cơ hội từ các cam kết khác
Ngoài cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường, EVFTA còn có nhiều cam kết khác có lợi cho xuất khẩu của
Việt Nam, bao gồm:

GS
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, giúp hàng hóa của Việt Nam dễ dàng
đáp ứng các yêu cầu của thị trường EU.
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn và công nghệ từ EU.
Hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, giúp hàng hóa của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với người tiêu
dùng EU.
B. VÍ DỤ
Gạo
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong 11 tháng năm
2021 ghi nhận giá xuất khẩu và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể với 53,91 nghìn tấn, trị giá 38,07 triệu
USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 0,8% về lượng nhưng trị giá thu về tăng tới 21,6%.
Trong 11 tháng năm 2021, gạo Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU
như: Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển, Bỉ… và đem lại kết quả khá tích cực.
Mặc dù EU hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và
1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao. Trong 11
tháng năm 2021, lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 37,39 nghìn tấn, trị giá 26,82 triệu
USD, tăng 9,3% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số giống gạo
đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường trong khối EU. Tỷ
trọng gạo thơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11 tháng năm
nay so với 64% của cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, gạo trắng tăng 40,9%, gạo giống Nhật tăng 137,6%, gạo nếp tăng 323,2%. Đáng chú ý, giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng mạnh so với 11 tháng năm 2020 như: Gạo thơm tăng 17,5%, đạt
bình quân 665 USD/tấn; gạo trắng tăng 41,8%; gạo giống Nhật tăng 7,5%, nhóm gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo
huyết rồng... tăng 38,5%.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu u (Eurostat), nhập khẩu gạo của EU trong 9 tháng đầu năm 2021
đã giảm 10,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,63 triệu tấn, trị giá
2,1 tỷ USD. Trong đó, chiếm 43,8% là nhập khẩu từ nội khối EU với 1,15 triệu tấn; từ các nước ngoại khối
là 1,48 triệu tấn, chiếm 56,2% thị phần. Trong 9 tháng năm 2021, Việt Nam đứng thứ 10 về cung cấp gạo
cho EU với khối lượng đạt 43,57 nghìn tấn, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần gạo Việt Nam

GS
trong tổng nhập khẩu gạo của EU đã tăng nhẹ lên mức 1,7% từ 1,6% của 9 tháng năm 2020. Con số này nhìn
chung vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam, đòi hỏi VN cần nỗ lực hơn nữa.
Tuy nhiên, trong số 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU trong 9 tháng năm 2021, giá xuất khẩu gạo
của Việt Nam vào EU đạt mức tăng mạnh nhất, tăng 20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn. Do đó, dù lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu thu về vẫn tăng 13,2%, đạt 34,03
triệu USD.
Tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn như khủng hoảng kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng,... Thì theo cam kết từ
Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát,
20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm
(cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm). Đối với sản
phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể
cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các
loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
Dệt may
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may
thế giới, với tổng cầu may mặc tăng trưởng bình quân 3%/năm. Trong khi đó, thị phần xuất khẩu của dệt
may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2,7%, dư địa để ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị
trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực là rất triển vọng.
Với Hiệp định EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau
tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công Thương đối với mặt hàng
dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim
ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.
Cùng với lợi ích xóa bỏ thuế quan, EVFTA với quy tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải” kết hợp với yêu cầu “từ sợi
trở đi” của Hiệp định CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ đầu nguồn đến cắt
may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên
phụ liệu bên ngoài.
Đây được coi là cơ hội giúp doanh nghiệp bứt phá, chuyển mình sau đại dịch Covid 19. Nhập khẩu hàng
may mặc của Liên minh châu u (EU) từ Việt Nam có xu hướng tăng trong những quý gần đây khi thương

GS
mại song phương được đẩy mạnh sau khi thực thi FTA. Theo công cụ thị trường TexPro của Fibre2Fashion,
EU đã nhập khẩu hàng may mặc trị giá 1,202 tỷ USD từ Việt Nam trong quý II năm nay, so với mức nhập
khẩu 1,215 tỷ USD trong quý I. Trong quý IV/2021, các nước châu u đã nhập khẩu hàng may mặc trị giá
0,974 tỷ USD, thấp hơn mức nhập khẩu 1,090 tỷ USD trong quý III/2021. Xu hướng của số liệu nhập khẩu
cho thấy thương mại vẫn khá biến động. Hai quý vừa qua ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng so với các quý
trước. Kim ngạch nhập khẩu đã vượt mốc 1 tỷ USD trong quý 3 năm 2020, ngay sau đợt Covid-19 đầu tiên.
Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu đã giảm xuống 0,574 tỷ đô la trong quý 2 từ 0,948 tỷ đô la trong quý 1 năm
2020, tăng lên 1,128 tỷ đô la trong quý 3, chỉ giảm xuống 1,234 tỷ đô la vào quý IV/2020.
Nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Việt Nam trị giá 1,132 tỷ đô la trong quý II/2021 và 1,170 tỷ đô la
trong quý 1 năm 2021. Số liệu hàng năm về nhập khẩu của EU từ Việt Nam cho bức tranh rõ ràng hơn. Theo
TexPro, nhập khẩu trị giá 3,836 tỷ USD vào năm 2021, 3,650 tỷ USD vào năm 2020, 4,190 tỷ USD vào năm
2019 và 4,081 tỷ USD vào năm 2018. Các số liệu hàng năm cho thấy thương mại song phương bị ảnh hưởng
bởi đại dịch nên chưa phục hồi như mức trước FTA.

C. GIẢI PHÁP
Về phía doanh nghiệp
Chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối
tác quan tâm thông qua việc tham gia các chương trình phổ biến, hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn về
EVFTA; tra cứu tài liệu, thông tin cập nhật về Hiệp định, cơ hội thị trường EU; liên hệ trực tiếp Bộ Công
Thương nếu có thắc mắc trong quá trình tận dụng, thực thi Hiệp định. Doanh nghiệp cần lưu ý, trong vòng 7
năm đầu tiên, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang EU sẽ được lựa chọn thuế suất ưu đãi nhất trong số các
cơ chế ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam (EVFTA, GSP, WTO).
Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh: chủ động thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép
về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển; chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng; xây dựng kế
hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ
nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có
sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngay trên “sân nhà”
Các doanh nghiệp cần liên kết với nhau đầu tư hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào khâu nguyên liệu (VD:
ngành Dệt may cần khẩn trương triển khai dự án trồng bông vải theo mô hình trang trại thay thế phương thức

GS
trồng bông phân tán trong các hộ dân để nguồn nguyên liệu được sản xuất và cung ứng ổn định, cơ cấu lại
ngành Dệt may, các doanh nghiệp cần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ thông tin để vượt qua khó khăn và cùng
phát triển)
Đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và bảo hộ sở hữu trí tuệ Để
tránh bị áp dụng những hình thức phòng vệ thương mại khi xuất hàng vào EU. Doanh nghiệp cũng phải tìm
hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn, an
toàn vệ sinh thực phẩm,… để từ đó gia tăng chất lượng hàng hóa, chinh phục các thị trường.
Chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định EVFTA để thu hút mạnh mẽ đầu tư
trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn
lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng
khu vực và toàn cầu.
Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chú ý đến vấn đề phát triển bền vững của Hiệp định, cụ thể
cần lưu ý đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động (ví dụ như quy định về chấm dứt hình thức lao động
cưỡng bức, không được sử dụng lao động trẻ em, không được phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp
tại nơi làm việc...), và các quy định, nguyên tắc về bảo vệ môi trường (ví dụ như yêu cầu về chống biến đổi
khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng và lâm sản, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển và thủy sản) do
đây là những nội dung mà phía EU đặc biệt quan tâm.
Chủ động và chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo
dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực
Về phía Nhà nước
Nâng cao sự hiểu biết của người dân và DN về các cam kết của Hiệp định: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phương án cam kết cắt
giảm/xóa bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa,..; tổ chức các hội thảo giới thiệu, khóa tập huấn chuyên sâu về Hiệp
định EVFTA; tổ chức các hội thảo/diễn đàn doanh nghiệp tại EU để giới thiệu, phổ biến về Hiệp định và các
cơ hội tiếp cận thị trường, cũng như kết nối xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư của doanh nghiệp EU vào
Việt Nam; xây dựng cổng thông tin điện tử về Hiệp định EVFTA để doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu
một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất cam kết mở cửa thị trường của các đối tác dành cho hàng hóa và
dịch vụ của Việt Nam

GS
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ
sung một số đạo luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, một số Luật về thuế... nhằm tiếp tục
đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động xuất khẩu của các
DN. Cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường, nhằm đáp ứng những cam kết và thể hiện quyết tâm của nước ta khi chấp
nhận các “luật chơi” quốc tế, nhất là thị trường các nước phát triển như EU, cải cách các thủ tục hành chính
trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại: Cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại và cung cấp thông
tin thị trường thông qua phát triển hệ thống thông tin thị trường, ban hành các chính sách tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình xúc tiến thương
mại, tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường, nghiên cứu tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất
khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tham gia
hiệu quả vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đối với các hàng hóa, đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các
sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu. Thúc đẩy việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các
tiêu chuẩn riêng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu chính có khả năng tạo ra các rào cản thương mại đối
với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Phổ biến, tư vấn, đào tạo DN sản xuất xuất khẩu về áp
dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa vào thị trường EU.
Tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo
thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU rộng lớn.
Có chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm đảm bảo
thỏa mãn yêu cầu về xuất xứ: Nhà nước cần xác định về các ngành xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch phát
triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Với nguồn lực có hạn, Việt Nam không thể phân tán lực lượng mà phải
tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ mũi nhọn như: Dệt may, giày dép... và lắp ráp (như ôtô,
xe máy, thiết bị điện và điện tử).
Với các Hiệp hội hành nghề

GS
Các hiệp hội nghề nghiệp cần thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo để tạo sự gắn kết, hiểu biết và hỗ trợ
lẫn nhau, các thông tin về đối tác nhập khẩu cần được chia sẻ rộng rãi cho các doanh nghiệp để cùng nhau
khai thác tốt nhất những lợi thế, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực từ phía thị trường.
VD: Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần tích cực tuyên truyền cung cấp thông tin về thị trường để các doanh
nghiệp chuẩn bị.

II. Cơ hội của EVFTA đối với thu hút FDI từ EU vào Việt Nam
Thúc đẩy FDI từ EU vào Việt Nam về khía cạnh quy mô
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có những cơ hội đầu tư lớn nhờ vào những cam kết của EVFTA và
EVIPA (Hiệp định bảo vệ đầu tư). Trong đó, những cam kết thương mại trong EVFTA sẽ mang lại cho Việt
Nam cơ hội tăng nguồn vốn FDI từ các quốc gia nội khối và FDI nói chung do những cam kết về cắt giảm
thuế quan. Đồng thời, EVFTA sẽ giúp tăng quy mô FDI của EU vào Việt Nam do hiệp định này giúp cho
doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như thị trường ASEAN với hơn 650 triệu người tiêu
dùng, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Các dự án có dòng vốn FDI đến từ EU chảy vào hầu hết các ngành, lĩnh vực( 18/21 ngành theo hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân), trong đó tập trung ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân
phối điện, khí; bất động sản, thông tin và truyền thông; dầu khí,... Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại 54 tỉnh
thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân
bay như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương…Tính đến
tháng 8/2022, có 25/28 quốc gia EU tham gia đầu tư vào Việt Nam, với tổng số dự án là 2378 dự án với tổng
giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỷ USD. Các doanh nghiệp lớn đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam như Shell
Group ( Hà Lan), Total Elf Fina ( Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy
Điển)...

Có thể thấy rõ rằng, những kỳ vọng từ EVFTA đã là một trong những động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư từ
EU vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư bình quân năm 2017- 2021 (giai đoạn sau khi EVFTA diễn ra đàm
phán) tăng 86% so với thời gian 2015-2016 liền trước đó.
Từ các cam kết về thương mại dịch vụ

GS
Cam kết của Việt Nam và Eu trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng tới việc tạo ra một môi
trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hai bên. Tham chiếu với các
cam kết trong WTO, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU so với WTO
trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính và chuyển phát, ngân hàng, bảo hiểm
và vận tải biển. Vì thế những lĩnh vực này có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn từ EU trong thời gian
tới. Các cam kết mở cửa rộng hơn ở nhiều lĩnh vực tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ EU trong
nhiều phân ngành hơn, và các cam kết mở cửa sâu hơn giúp thị trường Việt Nam dễ dàng tiếp cận hơn đối
với các nhà đầu tư EU.
Từ các cam kết về đầu tư
Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ EU trong một số ngành sản
xuất như: Thực phẩm và đồ uống; Phân bón và hợp chất nitơ; Săm lốp; Găng tay và sản phẩm nhựa, Đồ
gốm; Vật liệu xây dựng; lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng và đối với sản xuất xe
đạp. Đây là những ngành có thể thu hút nhiều FDI hơn trong thời gian tới vì đây vừa là những ngành thế
mạnh của EU, lại được hưởng ưu đãi và có thể tiếp cận thị trưởng dễ dàng hơn khi hiệp định có hiệu lực.
EVFTA cũng quy định đối xử công bằng, thỏa đáng và dành sự bảo hộ đầu tư an toàn, đầy đủ. Do đó, với
EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các các nước phát triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở
cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ, bảo hộ cho các doanh nghiệp EU. Điều này sẽ tạo ra những động
lực mới cho dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam.
Việt Nam và EU cam kết không phân biệt đối xử với nhà đầu tư bên kia trên cơ sở cho các nhà đầu tư FDI
các điều kiện không kém gì các nhà đầu tư trong nước mình hoặc một nhà đầu tư của nước thứ ba. Không
chỉ được đối xử công bằng như các nhà đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư EU còn được Nhà nước Việt Nam
bảo hộ với nhiều cam kết ưu đãi cao như cam kết bồi thường tổn thất cho nhà đầu tư EU trong trường hợp
thiệt hại do xung đột vũ trang, cam kết cho phép nhà đầu tư EU chuyển các khoản thu nhập ra nước ngoài
không hạn chế và không chậm trễ theo tỷ giá chuyển đổi tự do. Với cam kết về tự do hóa, mở cửa đầu tư,
bảo hộ đầu tư nói trên cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài của
EVFTA và EVIPA, các nhà đầu tư EU có lợi thế khi đầu tư vào Việt Nam hơn các nhà đầu tư của các nước
khác mà Việt Nam chưa có cam kết về tự do hóa và bảo hộ đầu tư, do đó tạo thuận lợi thu hút đầu tư từ các
doanh nghiệp EU vào Việt Nam.

GS
EVFTA cam kết cho các nhà đầu tư chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài. Cam kết này được EVFTA xây
dựng chi tiết hơn, rõ ràng những hành vi mà nhà đầu tư được làm và không được làm đồng thời giúp nhà đầu
tư nước ngoài được hiểu và áp dụng một cách nhất quán ngăn ngừa các trường hợp tranh chấp, vi phạm xảy
ra. Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của EVFTA sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn
thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Eu tăng cường các dự
án FDI hiệu quả tại Việt Nam.
Cải thiện chất lượng FDI từ EU vào Việt Nam
Từ các cam kết về đầu tư
Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của EVFTA sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện
thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc tăng cường các dự án FDI chất lượng
và hiệu quả từ EU vào Việt Nam. Các nhà đầu tư EU sẽ đầu tư chiều sâu vào thị trường Việt Nam, tính minh
bạch, rõ ràng, các dự án FDI sẽ được cải thiện, có nhiều triển vọng hơn, nâng cao về chất lượng, hiệu quả
hơn. Tính đến nay, các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng, tập trung nhiều
nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ. Quá trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế
thu hút được các dự án FDI chất lượng từ EU ngày càng hoàn thiện nền kinh tế Việt Nam.
Các cam kết bảo đảm lợi ích cao, và cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong EVFTA và nhiều dịch
vụ hỗ trợ đi kèm cùng các thị trường đầu tư mới xuất hiện, nên dòng vốn đầu tư lưu chuyển mạnh hơn, chất
lượng cao hơn. Như vậy, EVFTA hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình
phát triển dựa trên công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho
người lao động. EVFTA có tác động toàn diện đến nền kinh tế như: làm gia tăng thương mại, hàng hóa, dịch
vụ của Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và EU, góp phần nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế mở rộng quy mô thị trường, gia tăng GDP, từ đó thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn
và chất lượng hơn.
Từ các cam kết về sở hữu trí tuệ
Việt Nam và EU có những cam kết quan trọng trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Việc bảo hộ lợi ích cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại một nước có vai trò nhất định trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là thu hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia. Trong thời gian gần đây, đầu tư nước
ngoài tập trung vào các quốc gia có chỉ số bảo hộ sở hữu trí tuệ cao. Theo nghiên cứu của Keith Markus, cứ
1% tăng sức mạnh của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ thì sẽ mở rộng 0,49% đơn vị FDI, xác suất sai số là

GS
0,04 (4,4%). Do đó, việc thi hành các nghĩa vụ sở hữu trí tuệ theo EVFTA sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FDI từ EU cũng như doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ
thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo một cách dễ dàng, hiệu quả hơn, từ sáng tạo đổi mới công nghệ,
mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động
thu hút đầu tư có chất lượng cao từ EU vào Việt Nam.
Cụ thể, đối với những cam kết về Sở hữu trí tuệ, trong Hội nghị “Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh châu u (EVFTA) - Các cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ và những điều cần lưu ý”,
riêng về sở hữu trí tuệ với một chương, 63 điều và 2 phụ lục, những cam kết cụ thể mức độ bảo hộ trong
EVFTA cùng với nguyên tắc tối huệ quốc nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hai bên được hưởng sự bảo hộ
cao nhất mà mỗi bên dành cho bên thứ ba được cho là đã đặt ra một tiêu chuẩn mới trong việc bảo hộ và
thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng về bảo hộ của chủ thể quyền; đồng thời, vẫn
đảm bảo độ linh hoạt nhất định để một quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể hưởng lợi được từ bảo
hộ sở hữu trí tuệ. Đây là một thuận lợi lớn có thể phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp
hai bên và là động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ từ EU sang Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Việc thực hiện các cam kết sở hữu trí tuệ cũng sẽ thúc đẩy đầu tư gắn với công nghệ và chuyển
giao công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghệ chế biến, chế tạo máy móc
thiết bị và các lĩnh vực khác — các lĩnh vực mà EU có lợi thế.
Tác động từ các cam kết về thương mại và phát triển bền vững
Các cam kết về thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA sẽ giúp hạn chế bớt những dòng vốn đầu tư
có công nghệ lạc hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với
môi trường. Điều đó cũng làm giảm đi một phần chi phí thực hiện dự án FDI từ EU vào Việt Nam về các
vấn đề lao động, chuyển từ lao động bằng sức người là chính sang lao động bằng công nghệ.
EVFTA có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và sử dụng tốt những thành tựu về khoa
học – công nghệ từ EU thông qua các dự án FDI chất lượng cao và công nghệ cao. EVFTA có hiệu lực mở
ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ cao từ EU, bởi đây là
một trong những trung tâm công nghệ của cả thế giới. Theo Báo Đầu tư (09/09/2019), một nghiên cứu về lợi
ích từ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế Việt Nam cho thấy; nếu áp dụng những công
nghệ mới, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tạo được thêm 30 - 60 tỷ USD đến năm 2030. EVFTA tạo
thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp hai bên và là động lực thúc đẩy hoạt động

GS
chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ chế biến, sản xuất hàng nông sản, thực phẩm,
công nghiệp năng lượng, dược phẩm, chế tạo máy móc thiết bị và nhiều lĩnh vực khác từ EU vào Việt Nam.
Nhờ có những điều chỉnh trong cơ chế và chính sách kinh tế trong EVFTA mà quan hệ thương mại được mở
rộng, tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận được những thành tựu mới của KHCN, từ đó
đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao
động và năng suất lao động được nâng lên. Từ đó môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện.
Ví dụ trong lĩnh vực công nghệ chế chiến ngành chế biến của Việt đứng trước
thách thức về tiếp thu và phát triển công nghệ kỹ thuật khi hợp tác với các nhà đầu tư từ EU. Tiếp theo là
ngành sản xuất và công nghệ ô tô cũng được tiếp cận những chuẩn chất lượng mới để cạnh tranh hơn trên thị
trường xuất khẩu.
Đa dạng hóa hình thức FDI từ EU vào Việt Nam
EVFTA tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư như liên doanh hay mua bán và sáp nhập, từ đó không chỉ giúp
các doanh nghiệp EU có lợi thế trong việc đầu tư sang Việt Nam theo hình thức này, mà còn tạo điều kiện
tốt để thu hút lượng lớn FDI của các doanh nghiệp EU vào Việt Nam.
EVFTA với những cam kết tự do hóa cao hơn trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư giúp các nhà đầu tư EU
dễ dàng tiếp cận được thị trường Việt Nam, quan tâm góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Các cam kết trong EVFTA nới lỏng các quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư trong liên doanh với
doanh nghiệp Việt Nam ở một số ngành dịch vụ như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân
phối, dịch vụ vận tải. Điều này có thể thúc đẩy hình thức liên doanh phát triển. Cụ thể, EVFTA cam kết sẽ
xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49%
vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần (ngoại trừ các ngân hàng BIDV, Vietinbank,
Vietcombank và Agribank) của Việt Nam trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với dịch
vụ vận tải, Việt Nam cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51%. Đối với dịch vụ mặt đất ở sân bay,
Việt Nam cam kết sau 05 năm kể từ khi ta mở cửa cho khu vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU
lập liên doanh không quá 49%.
Đối với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua M&A (Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua
lại)), EVFTA là cú huých cho Việt Nam ban hành các luật nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, từ đó
thúc đẩy hoạt động M&A. Điển hình là việc ban hành Thông tư số 06/2019/TT-NHNN (năm 2019) nhằm
khắc phục những bất cập, chồng chéo trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển nhượng vốn. Việc thi hành

GS
các Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2020 góp phần vào việc đơn giản hóa và đồng bộ
các thủ tục hành chính cũng như pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam nói chung trong đó
có hình thức M&A.
EVFTA giúp dịch chuyển cơ cấu lĩnh vực đầu tư
EVFTA thúc đẩy đầu tư của EU vào lĩnh vực dịch vụ
Giai đoạn 2011-2016 chứng kiến sự thay đổi lớn trong cơ cấu FDI của EU vào ASEAN, trong đó rõ nét nhất
là sự lên ngôi của dịch vụ tài chính và các lĩnh vực dịch vụ khác (đặc biệt là bán buôn và bán lẻ) với tỷ trọng
lên tới 85% tổng FDI từ EU vào ASEAN. Trong khi đó, đầu tư của EU tại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu ở
các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí, bất động sản. Đầu tư vào một số
ngành dịch vụ như tài chính, bưu chính viễn thông, cho thuê văn phòng, bán buôn, bán lẻ tuy có sự gia tăng
song vẫn còn hạn chế.
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư làm gia tăng dòng vốn FDI của
EU vào Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ vốn là thế mạnh của các nước EU, phù hợp với xu hướng đầu
tư ra nước ngoài của EU trong thời gian gần đây, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư cũng như cơ
cấu kinh tế Việt Nam sang lĩnh vực dịch vụ.
EVFTA thúc đẩy đầu tư của EU vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Cam kết mở cửa thị trường mua sắm công cho các nhà đầu tư EU giúp họ có cơ hội cung cấp dịch vụ và
hàng hóa cho khu vực công của Việt Nam, tạo sự liên kết giữa khu vực nhà nước và khu vực FDI. Đặc biệt
trong đó có nhiều lĩnh vực Việt Nam đang cần thu hút FDI như cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, cảng
biển,...). Việt Nam và EU cam kết mở cửa các gói thầu mua sắm Chính phủ cho các nhà thầu của nhau. Cụ
thể, Việt Nam cam kết cho phép nhà thầu EU được tham gia đấu thầu các gói thầu mua sắm của 20 cơ quan
trung ương và 2 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh); trong lĩnh vực xây dựng, sau 5 năm kể từ
ngày EVFTA - IPA có hiệu lực, nhà thầu EU được tham gia đấu thầu các gói thầu có giá trị từ 40 triệu SDR
trở lên (khoảng 1.200 tỷ đồng).
EVFTA thúc đẩy đầu tư của EU vào lĩnh vực logistics
Việc mở cửa thị trường hàng hóa, tự do hóa lĩnh vực đầu tư, dịch vụ trong EVFTA chính là điều kiện tiền đề
tăng nhu cầu vận chuyển, cung ứng, kho bãi. Từ đó, các cam kết này kích thích cầu về vận chuyển, đối lưu
giữa Việt Nam và EU, giúp mở rộng thị trường logistics, tăng sản lượng vận tải cho doanh nghiệp Việt Nam,
hướng về tăng trưởng xanh trong Logistics.

GS
Tự do hoá cũng sẽ mời gọi các nhà đầu tư EU cùng tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ logistics, vận tải
hàng hải khác nhau cho thị trường Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ có cơ hội hợp
tác, học hỏi và kêu gọi vốn từ các công ty đa quốc gia, các đội tàu lớn hiện đại và chiếm thị phần lớn trên thị
trường logistics thế giới.
Các cam kết tiêu chuẩn cao trong EVFTA thúc đẩy đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng cao ở trong
nước, thân thiện với môi trường thông qua việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa và các cam kết về môi
trường, phát triển bền vững. Đầu tư nước ngoài sẽ giảm dần vào các ngành thâm dụng lao động.
EVFTA góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới đầu tư và liên kết với
EU cũng như thế giới
EVFTA tạo cơ hội tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
EVFTA là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động,
giảm dần việc gia công lắp ráp. Sau khi mở rộng thị trường thông qua tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu,
các doanh nghiệp Việt Nam có thể thu hút được một lượng lớn nguồn vốn FDI không chỉ từ EU mà còn từ
các nước khác trên thế giới. Từ đó, EVFTA hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ
và phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.
EVFTA tạo động lực phát triển công nghiệp phụ trợ.
Quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với hàng dệt may là quy tắc tương đối chặt “từ vải trở đi”, tức vải nguyên
liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU. Tuy nhiên,
EVFTA cho phép sử dụng linh hoạt 10% (theo trọng lượng) sợi hoặc xơ và 8% (theo giá trị) nguyên liệu dệt
may khác không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Đây là thách thức không nhỏ của ngành
do hiện nay ngành vẫn phải chủ yếu dựa vào nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu do chưa chủ động nguồn
cung trong nước, trong khi các đơn hàng chủ yếu làm gia công và việc sử dụng vải và nguyên liệu theo chỉ
định của khách hàng nước ngoài. Quy tắc xuất xứ tạo cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa
hóa thông qua phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ hoặc thu hút FDI từ doanh nghiệp EU cũng như tham
gia vào mạng lưới đầu tư và sản xuất của các doanh nghiệp EU.
EVFTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, mở
rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp từ thị trường EU.
Ngày càng có nhiều công ty của EU chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư. Các công ty của Việt Nam
thường thiếu bí quyết, công nghệ và vốn. Trong khi đó, nhưng yếu tố này lại tương đối có sẵn ở các công ty

GS
EU. Bên cạnh đó, chi phí lao động ở châu u là khá cao, khác nhiều so với chi phí lao động của Việt Nam.
Chính điều này khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp EU là không cao. Ngược lại, cơ cấu chi
phí của các doanh nghiệp Việt Nam lại khá hấp dẫn, các lợi thế của Việt Nam khá đa dạng, chất lượng lao
động tốt hơn cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn so với những nước khác trong khu vực. Do
vậy, hợp tác giữa EU và Việt Nam là một quan hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các công ty Việt Nam tiếp cận
tri thức, công nghệ của châu u đồng thời đem lại cho các công ty châu u một cơ sở sản xuất đáng tin cậy,
hiệu quả về mặt chi phí tại châu Á. EVFTA cũng làm tăng sức hút đối với nguồn vốn từ EU vào Việt Nam.
Thông qua EVFTA sẽ góp phần tăng cường hợp tác đầu tư thương mại song phương. Hiện Việt Nam đang
điều chỉnh chiến lược thu hút vốn FDI, chú trọng chất lượng nhà đầu tư với khả năng chuyển giao công nghệ
mới. EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong
nhiều năm qua. Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường EU tiếp cận các nguồn đầu tư
trực tiếp nước ngoài từ EU, tạo thêm công ăn việc làm cho Việt Nam.
EVFTA thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện chính sách liên quan đến FDI và cải thiện môi trường đầu tư:
EVFTA là cơ hội và cũng là sức ép để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế - pháp luật theo hướng tiệm cận
với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán
hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác,
bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới.
III. Giải pháp tăng cường thu hút FDI từ EU trong bối cảnh tham gia EVFTA
1. Đối với nhà nước
1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền về EVFTA
EVFTA là một hiệp định sâu và phức tạp, có tác động đa chiều đến nguồn vốn FDI thông qua nhiều kênh
đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) số
lượng doanh nghiệp Việt Nam có am hiểu về cam kết và tác động của hiệp định FDI còn ít. Gây hạn chế khả
năng doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội, lợi ích cũng như chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức mà
EVFTA mang lại. Vì thế nhà nước cần:
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về hiệp định EVFTA cho các đối tượng có thể chịu tác động như cơ quan
quản lý cấp Trung ương và địa phương, nhà đầu tư, tổ chức tư vấn, hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh
nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo, tài liệu

GS
nghiên cứu, bình luận nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như tác động và các
công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA.
Thiết lập đầu mối, nguồn thông tin về EVFTA để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam
kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định và FTA khác mà Việt Nam tham gia.
Nghiên cứu chuyên sâu tác động của EVFTA đối với các ngành, lĩnh vực phân ngành của các doanh nghiệp
cụ thể là hết sức quan trọng, đặc biệt là các ngành có thể chịu sức ép cạnh tranh lớn từ sự gia tăng FDI trong
bối cảnh hội nhập EVFTA như khoa học-công nghệ, dịch vụ, chế biến thực phẩm và một số ngành dịch vụ.
1.2. Rà soát kiểm tra và điều chỉnh các chính sách, pháp luật, môi trường đầu tư phù hợp với EVFTA
Việt Nam cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể để rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật đảm bảo phù hợp với các cam kết trong EVFTA. Đặc biệt, rà sát, công bố, công khai và kiểm soát
chặt chẽ các quy định, điều kiện về đầu tư kinh doanh, các quy định của Luật đầu tư.
Cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện quy hoạch quốc gia về thu hút FDI, với định hướng ưu tiên thu hút
các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, cần đảm bảo thực hiện cơ chế tham vấn tiếp thu những ý
kiến đóng góp để không phát sinh những mâu thuẫn tranh chấp trong việc hiểu và áp dụng quy tắc của
EVFTA.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, quản lý tham gia vào quá trình phòng ngừa và giải quyết tranh chấp,
khiếu nại của đầu tư.
Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích
giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Nền tảng pháp lý ưu việt hơn, quốc tế hóa sẽ tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư từ EU tin trưởng và cam kết
đầu tư lâu dài vào Việt Nam. Đây cũng là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam về thể chế
và môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế đang liên tục tìm
kiếm các thị trường mới ngoài Trung Quốc.
1.3. Xây dựng định hướng, chiến lược và các chính sách thu hút FDI có chọn lọc, đặc biệt là FDI từ EU
Việt Nam cần có một chiến lược thu hút FDI phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam là một chiến
lược được chia theo các cấp độ khác nhau, áp dụng các chính sách ưu đãi riêng đối với ba nhóm dự án bao
gồm: (i) các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tương lai; (ii) các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ

GS
hiện đại và sản xuất trình độ cao; (iii) các dự án đầu tư vào lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, giày
da, có tính đến việc kiểm soát các tác động tiêu cực đến môi trường và quan hệ lao động.
Riêng với nhóm thứ ba nên định hướng phân bố lại các địa bàn khó khăn hơn nhằm tránh tạo khoảng cách
phát triển quá lớn giữa các địa phương trong cả nước.
Việt Nam cần có một cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên trách; đưa ra các danh mục dự án thu hút đầu tư phù
hợp với các doanh nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở trường của họ như công nghiệp chế biến, chế tạo
sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, bất động sản, các dịch vụ chất lượng cao, dịch
vụ tài chính, ngân hàng,viễn thông, vận tải, phân phối;
Tăng cường cơ chế đối thoại, mở rộng phương thức tiếp nhận, kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; giải quyết
các vướng mắc của nhà đầu tư EU trong quá trình đăng ký và thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
1.4. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong
nước
Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả tích cực trong cải thiện môi
trường đầu tư song vẫn còn tồn tại các yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh
đó chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Lao động phổ thông nhiều, không có kinh
nghiệm chiếm khoảng 81,8% trong tổng số lao động của Việt Nam. Chất lượng của nguồn nhân lực kém còn
cách xa so với nguồn nhân lực trong khu vực, ngoài ra trình độ ngoại ngữ là một trở ngại rất lớn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm nguồn nhân lực bản địa.
Muốn nâng có thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
thông qua các thủ tục hành chính như: minh bạch hóa, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà
nước, nâng cao trình độ công nghệ và dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam cần xác định công nghệ nào phù hợp và và đáp ứng được yêu cầu đưa ra, khuyến khích các nhà
đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ.
Cải thiện nguồn nhân lực, Việt Nam cần có chiến lược đào tạo, phát triển tổng thể nguồn nhân lực, đặc biệt
là đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường, thích nghi với khoa học công nghệ, học hỏi được tối
đa của công nghệ và trình độ quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là EU. Thúc đẩy quá trình
chuyển dịch từ nguồn lao động thu nhập thấp sang lao động thu nhập cao.
1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy các doanh nghiệp trong
nước liên kết với các doanh nghiệp FDI

GS
Để đảm bảo lợi ích của EVFTA có thể chuyển đến các doanh nghiệp trong nước thay vì các doanh nghiệp
của một nước thứ 3 đầu tư sang Việt Nam cũng như lan tỏa tác động của dòng vốn FDI tại Việt Nam. Quan
trọng nhất là các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và liên kết với khu vực FDI, hướng
tới một nền kinh tế ổn định và phát triển.
Chính phủ cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thông qua đẩy mạnh thực hiện luật hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích đổi mới nâng cao năng lực, sáng tạo, ứng dụng và nâng cao năng lực công
nghệ. Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư
trong nước; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh
tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và
quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc,
tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến.
1.6. Giảm sự phân bố không đồng đều của các dự án FDI về mặt địa lý
Để giảm sự phân bố không đồng đều của các dự án FDI về mặt địa lý, trong chính sách ưu đãi đầu tư của
Nhà nước cần tránh tạo khoảng cách quá lớn giữa các trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài với các tỉnh thành
đang khó khăn. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm về các hoạt động đầu
tư, về danh mục địa bàn, lĩnh vực, đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư trong các luật về đầu tư nước ngoài
và các luật có liên quan để thống nhất trong thực hiện và bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt
Nam.
Bên cạnh đó, cần xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh
thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao. Cần tạo điều kiện giúp đỡ các
doanh nghiệp và người lao động từ những tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên tiếp cận được các chương
trình, nguồn lực hỗ trợ từ EU do bản thân các nhà đầu tư EU cũng luôn quan tâm đến vấn đề xóa bỏ bất bình
đẳng xã hội và đói nghèo.
1.7. Cải thiện các điều kiện hạ tầng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác
Đầu tư cơ sở hạ tầng là yếu tố tối quan trọng trong việc thu hút FDI từ quốc tế nói chung và EU nói riêng.
Công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, thị
trường.

GS
Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư;
xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện.
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao
động, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại hối và các địa phương.
Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Đối với Doanh nghiệp
Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, vấn đề quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh vẫn là ở bản thân mỗi DN.
Do vậy, DN phải chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực
cạnh tranh trong môi trường hội nhập, phát triển.
Trước hết, mỗi doanh nhân thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết để có đủ sức cạnh
tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực
quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh
để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. DN cần phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để
nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia
tăng; Áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của
thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.
Mỗi DN tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị
gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới
mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng
hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội…
Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI không nên phân biệt khi hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp trong nước
hay cùng là FDI, doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu, có sản phẩm đạt chất lượng tốt thì sẽ thành đối
tác. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng
và đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong nước cần ứng dụng khoa
học công nghệ mới, tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cải tiến quy trình sản xuất,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần chủ động tiếp cận,
thu hút các đối tác đầu tư kinh doanh để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang
được định hình lại sau đại dịch Covid-19.

GS
Đồng thời, DN cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy
trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất
lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của DN
đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới; Đổi mới mô hình sản xuất
kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước do hàng hóa chất lượng cao
từ Âu được mở rộng vào thị trường Việt Nam. Hàng hóa của EU sẽ giảm giá mạnh do không phải chịu thuế
nhập khẩu, dẫn đến những cạnh tranh về giá sản phẩm ngay trên thị trường nước nhà. Về chất lượng sản
phẩm, sản phẩm của EU tuân thủ những nguyên tắc xuất khẩu khắt khe và hơn nữa, nên chất lượng sẽ đảm
bảo tới tay người tiêu dùng nội địa. Với những ấn tượng tốt về thị trường đã phát triển, người Việt Nam sẽ
dễ dàng bị thu hút về sản phẩm từ EU hơn sản phẩm của nội địa.

- Về nền tảng, các doanh nghiệp từ EU có thể dễ dàng thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
hoạt động ở Việt Nam và tham gia vào các lĩnh vực hiện nay Việt Nam chưa có thế mạnh, hoặc đang trong
giai đoạn phát triển ban đầu.

- Về tiến bộ khoa học, kỹ thuật: EVFTA là cơ hội, nhưng cũng là thách thức cho rất nhiều doanh nghiệp Việt
Nam khi mà chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, không đủ sức để thay đổi công nghệ trong một sớm một
chiều. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI từ châu Âu có công nghệ sản xuất tiên tiến từ lâu đời, nguồn vốn
lớn, tập trung đầu tư cho công nghệ, đổi mới, sáng tạo trong sản xuất và quy trình.

- Về quy tắc xuất xứ, nguyên liệu: Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất
xứ của EVFTA. EU có thu nhập đầu người cao, mức sống cao, nên thị trường này hết sức khó tính, đòi hỏi
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn của các quốc gia EU, thì mới tận dụng được
các thời cơ của EVFTA. Các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan, thì nguyên liệu phải đáp ứng
một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định. Đây là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

GS
- Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận biết sâu rộng về EVFTA. Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tìm
hiểu kỹ càng và chuẩn bị để chuyển đổi phù hợp nhằm tận dụng các cơ hội từ EVFTA. Nhiều doanh nghiệp
Việt Nam gặp những khó khăn trong việc thay đổi, cải thiện điều kiện lao động, đầu tư vào công nghệ mới,
khó đáp ứng các yêu cầu về nội địa hóa.

- Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử
dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa,
điều này cũng khiến cho Việt Nam sẽ có thể lúng túng về mặt pháp lý.

- Nguy cơ về nhận diện thương hiệu: Các mặt hàng của Việt Nam có sức quảng bá kém, độ nhận diện
thương hiệu không cao, hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến thương mại chưa cao nên đây cũng là một
thách thức không hề nhỏ.

Tuy nhiên, cần nhận định rằng cơ cấu kinh tế của EU và của Việt Nam mang tính bổ sung cho nhau, không
đối đầu trực tiếp và cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam có lộ trình, do đó, sức ép cạnh tranh này là
cạnh tranh lành mạnh, hợp lý, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Cạnh tranh sẽ mang tính hai mặt. Một
mặt, cạnh tranh sẽ là tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, có công nghệ sản xuất kinh doanh lạc hậu,
dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Mặt khác, cạnh tranh chính là yếu tố thúc đẩy để doanh nghiệp không
ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một số thách thức khác


- Về sở hữu trí tuệ: Đây là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những quy
tắc về sở hữu trí tuệ trong EVFTA để có thể khai thác được lợi ích từ hiệp định này.

- Về sử dụng lao động: Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao
động. Những vướng mắc phổ biến: người lao động làm thêm quá số giờ quy định, quy định về nghỉ tuần,
nghỉ lễ, môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động, quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy
đủ...

GS
- Về bảo vệ môi trường: Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường
trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại. Thực trạng này đặt ra những thách thức không
nhỏ cho Việt Nam.

Bên cạnh những quy định về xuất xứ, lao động và môi trường, thâm nhập vào thị trường EU vẫn còn khó
khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường EU.

10. Hiệp định CPTPP: Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với xuất
khẩu và thu hút FDI của Việt Nam với các thành viên trong CPTPP
Cơ hội
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) là nét chủ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất nhập khẩu của
Việt Nam. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có đóng góp tích
cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thêm nguồn cung nhập khẩu.
Việc tham gia vào Hiệp định CPTPP mang đến nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức cho doanh nghiệp
Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp và chính phủ cần nỗ lực hơn nữa.
- CPTPP tạo ra xung lực rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Nguồn: Tổng Cục thống kê.


Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 680 tỷ USD, mức tăng trưởng đạt 19%, là mức tăng
trưởng hết sức ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến kinh tế thế giới. Năm 2021,
xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ đạt 113,6 tỷ USD, tăng 26,7%, nhập khẩu 24,9 tỷ USD, tăng 14,1%, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 138,4 tỷ USD, tăng 24,2%. Đây là khu vực thị trường Việt Nam xuất siêu lớn
với giá trị xuất siêu khoảng 88,7 tỷ USD.
Thực tế cho thấy, sau khi CPTPP có hiệu lực và hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sang khối CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Điều này đã khẳng
định nhu cầu và dư địa thị trường hấp dẫn cho hàng xuất khẩu trong nước.
Bên cạnh đó, các thị trường này cũng còn có nhu cầu lớn đối với các lĩnh vực mặt hàng mới mà doanh
nghiệp Việt có thể khai thác như dây cáp điện và các thiết bị điện nhỏ; sản phẩm cao su, sản phẩm nhựa gia

GS
dụng, túi nhựa và đồ chơi; sản phẩm giấy và carton; trang sức; cửa nhôm nhựa và cửa sổ cuốn; dược mỹ
phẩm hữu cơ và dầu thơm…
- Thu hút và gia tăng đầu tư vốn FDI theo cả hai chiều nhờ nhận được những ưu đãi thuế và chính sách cạnh
tranh bình đẳng, những hỗ trợ và ngoại lực hữu ích khác

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ sau khi kết thúc đàm phán TPP đã có nhiều
hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, từ 2016 trở lại đây vốn FDI đăng ký tăng lên mức kỷ lục
34-35 tỷ USD mỗi năm, tăng 60% so với giai đoạn từ 2010-2015 mỗi năm chỉ đón nhận khoảng 22-23 tỷ
USD. Sau khi Việt Nam phê chuẩn CPTPP, dòng vốn FDI tiếp tục tăng cao, FDI quý 1/2019 đạt kỷ lục 10.8
tỷ USD, so với 4.03 tỷ quý 1/2016, 7.71 tỷ USD quý 1/2017 và 5.8 tỷ USD quý 1/2018. Đã có 129 quốc gia
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực khoảng 340 tỷ USD, dòng vốn chủ
yếu đến từ khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Bắc Mỹ, châu u. Vốn FDI giải ngân đạt khoảng 55% tổng vốn
đăng ký còn hiệu lực, tỷ lệ giải ngân có sự cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.

Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đổ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản
xuất, phân phối điện, bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản. Hiện nay, Việt Nam chưa thu
hút được dự án FDI lớn vào ngành nông lâm nghiệp và thủy sản để hình thành nền sản xuất hàng hóa lớn,
giá trị đầu tư bình quân vào ngành nông lâm nghiệp, thủy sản chỉ 7 triệu USD/dự án, thấp hơn nhiều so với
giá trị đầu tư bình quân chung là 12.4 triệu USD/dự án. Tính tới tháng 3 năm 2019, ngành nông lâm nghiệp,
thủy sản chỉ thu hút được 493 dự án FDI, với số vốn ở mức 3.5 tỷ USD, tương ứng với 1.76% số dự án và
1% số vốn đầu tư vào Việt Nam tính từ thời kỳ đổi mới.

Thách thức:
- Yêu cầu về yếu tố kỹ thuật, quy tắc xuất xứ hàng hóa:
Yếu tố kỹ thuật và quy tắc xuất xứ hàng hóa luôn là thách thức lớn đặt ra cho hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam. Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu rất cao và phức tạp về kỹ thuật cũng như quy tắc

GS
xuất xứ. Yêu cầu này đòi hỏi các ngành sản xuất phải đầu tư phát triển từ nguyên phụ liệu đầu vào cho tới
các khâu thiết kế, sản xuất hàng hóa.
VD:
Để hưởng lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan, các sản phẩm dệt may Việt Nam phải chứng minh xuất xứ “từ
sợi trở đi”. Nghĩa là nguyên liệu từ sợi trở đi phải được nhập khẩu từ các nước CPTPP thì sản phẩm dệt may
của Việt Nam mới được hưởng thuế quan. Trong khi đó, hiện nay ngành dệt may Việt Nam đa phần là thực
hiện gia công, nguồn vải nhập khẩu đều do các đối tác chỉ định (Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu hơn
60% nguyên phụ liệu (ngoài khu vực CPTPP)) vậy nên việc đáp ứng điều kiện “từ sợi trở đi” trong quy tắc
xuất xứ đối với hàng dệt may cũng không dễ dàng. Mặc dù CPTPP có một số ngoại lệ nhưng cũng rất hạn
chế: Trong CPTPP chỉ có 3 nhóm hàng được áp dụng quy tắc cắt may, không bắt buộc phải có nguyên liệu là
vải hay sợi ở nước sở tại gồm: vali, túi xách, áo ngực phụ nữ và quần áo trẻ em bằng vải sợi tổng hợp. Tuy
nhiên đây lại không phải là mặt hàng thế mạnh của dệt may Việt Nam

- Thách thức về hàng rào phi thuế quan của các nước CPTPP
Hàng rào phi thuế quan trong nhiều lĩnh vực được nâng lên, các yêu cầu thực thi nghiêm ngặt hơn, đồng
thời, chủ nghĩa bảo hộ các vụ kiện phòng vệ thương mại cũng có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo các quy
định về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, môi trường đối với xuất khẩu hàng hóa cần phải đáp ứng
các yêu cầu về công nghệ trong sản xuất. Trong khi đó, Việt Nam chưa thực sự phát triển về lĩnh vực công
nghiệp, năng suất còn thấp, công nghệ chưa cao. Để thâm nhập được những thị trường giá trị cao và quy mô
lớn như Nhật Bản, Úc,... các nông sản Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu như gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy
sản… cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh, an toàn thực phẩm để
chiếm lĩnh các thị trường này, nếu không, dù thuế suất nhập khẩu của các thị trường này bằng 0%, sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam cũng không thể tiếp cận, mở rộng thị trường

- Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đối với với doanh nghiệp trong
nước:

GS
Sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia Hiệp định mà ngay tại thị trường
Việt Nam trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
Các doanh nghiệp nước ngoài, với những lợi thế về tài chính, trình độ quản trị, chuỗi phân phối toàn cầu sẽ
nhanh hơn doanh nghiệp Việt Nam trong việc hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan. Ngoài ra, việc phải mở cửa
cho hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác tại thị trường Việt Nam đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt
Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà”, điều này sẽ gây nên không ít áp lực cho hàng hóa Việt Nam
trong việc cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác ngay tại thị trường nội địa, đặc biệt là cạnh tranh
về giá và chất lượng sản phẩm.
VD: Ngành bị thiệt hại nhiều nhất khi Việt Nam gia nhập CPTPP, chính là ngành chăn nuôi lấy thịt và thuỷ
sản. Vốn sản lượng thịt được sản xuất đã không đủ lượng cầu của người tiêu dùng Việt Nam, chúng ta đã
chủ động nhập khẩu thịt, nhưng cạnh tranh không lớn do thuế thịt ngoại tương đối cao. Khi tham gia CPTPP,
Việt Nam cũng phải buộc lòng giảm hoặc xóa thuế với mặt hàng này. Thịt được sản xuất trong nước sẽ phải
cạnh tranh với các mặt hàng thịt đến từ Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, vốn đã nổi tiếng về chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm. Kéo theo đó là ngành sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam, từ những
năm gần đây sản xuất sữa có nhiều tiến bộ, nhưng khi xóa thuế,ngành sữa phải cạnh tranh tương tự như thịt
(Sữa tươi của Úc và New Zealand rẻ hơn khoảng 30% so với sữa Việt Nam, ngành bò sữa của Việt Nam khó
có thể tồn tại; thịt gà,thịt bò và đường cũng tương tự). Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước
phải thích nghi, chuyển đổi, tái cơ cấu, phù hợp với thông lệ quốc tế

Giải pháp
Giải pháp đối với Nhà nước:
Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Bao gồm việc hoàn thiện pháp luật về thương mại, đầu tư, sở hữu
trí tuệ, lao động, môi trường…; đơn giản hóa thủ tục hành chính, hải quan, thuế; giảm bớt các rào cản phi
thuế quan; tăng cường minh bạch và công bằng trong hoạt động kinh doanh; bảo vệ quyền lợi của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước theo luật định.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của
doanh nghiệp về các quy định, cam kết của Hiệp định, định hướng cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất

GS
kinh doanh của mình, giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp; chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện
pháp phi thuế như các hàng rào kỹ thuật, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo các cam kết quốc
tế của Việt Nam nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng để hỗ trợ bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành
trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài.
Tăng cường hợp tác và xây dựng năng lực với các đối tác trong CPTPP. Điều này bao gồm việc tham gia
vào các hoạt động của các cơ quan thực thi hiệp định; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thông tin về thị
trường, quy định, tiêu chuẩn của các nước thành viên; tận dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo từ
các đối tác; thúc đẩy các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế… có tính chất toàn cầu.
Tăng cường quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định
chính sách giá cả vì nó giữ cho chi phí kinh doanh ở mức tối thiểu và lợi nhuận cao nhất có thể. Quản lý
chuỗi cung ứng bao gồm tất cả việc di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản
xuất và thành phẩm từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bao gồm ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và có tiềm năng xuất khẩu cao, như dệt
may, da giày, nông sản, thủy sản, điện tử…; khuyến khích sự đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao;
tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và giáo
dục; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Mở rộng và đa dạng hóa thị trường (tăng cầu) đối với các nông sản thông qua mở rộng thị trường cho nông
sản, nhất là mở rộng xuất khẩu nông sản ra thị trường EU với các chương trình hợp tác kinh tế song phương
và đa phương. Kiểm soát lượng cung thông qua kiểm soát quy mô sản xuất để hỗ trợ giá cho nông sản,
chẳng hạn như giảm bớt sản lượng, cho vay vốn canh tác và thu mua sản phẩm theo giá hợp đồng định trước
để đảm bảo nông dân không bị thiệt khi được mùa.

Giải pháp thu hút đầu tư của Việt Nam với các đối tác chủ yếu trong CPTPP từ phía doanh nghiệp:
Cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác
quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo hiệp định này đối với những mặt hàng ta
đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Doanh nghiệp cũng cần có cái nhìn

GS
bao quát đối với hiệp định, không chỉ tìm hiểu thông tin về lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực
để đổi mới và phát triển, chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn
trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.
Chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác nêu trên để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào việc nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ của mình để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực. Điều này đặc
biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia CPTPP, nơi các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn
sản phẩm rất cao.
Tăng cường tiếp cận thị trường: Doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường mới thông qua các
hoạt động tiếp thị, quảng cáo và truyền thông. Việt Nam cần đầu tư vào việc xây dựng hình ảnh quốc gia để
thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Đẩy mạnh đổi mới công nghệ: Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác trong khu vực để
học hỏi kinh nghiệm và công nghệ mới.
Tăng cường đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực để có được lực lượng lao động chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của các đối tác
trong CPTPP.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết với các đối tác: Việt Nam cần tham gia các hoạt động liên kết kinh
tế để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình và thu hút đầu tư từ các đối tác trong khu vực. Các doanh
nghiệp cần tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác trong khu vực để tạo ra giá trị cho cả hai bên.

11. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Cơ hội, thách thức
đối với xuất khẩu, thu hút FDI và giải pháp của Việt Nam.

GS
12. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 35 năm đổi mới: Những thành tựu đạt được, hạn chế,
nguyên nhân và giải pháp thúc đẩy hội nhập bền vững và hiệu quả đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

GS

You might also like