You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Toàn cảnh kinh tế xã hội trước đổi mới


Sau hơn 35 năm đổi mới (1986-2023), từ một đất nước đói nghèo, Việt Nam ta đã  bước qua ngưỡng thu
nhập trung bình, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông thuỷ sản và ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới.

Sau khi giải phóng thống nhất đất nước vào năm 1975, nền kinh tế của việt nam còn rất nhiều cứng nhắc

Nhiều địa phương đã thử nghiệm các cải tiến để đổi mới kinh tế từ năm 1981 như khoán trong nông
nghiệp, Song, những cố gắng vi mô trên vẫn không thể làm dịu đi khủng hoảng kinh tế trầm trọng của
nước ta. Tình trạng lạm phát vẫn tiếp diễn liên tục và đỉnh điểm có thể lên đến 700%. 

Ngày 10/9/1966, Đồng chí Kim Ngọc - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - đã ban hành Nghị quyết số
68-NQ/TU. Công văn này đề cập đến các thiếu sót cũng như nan đề của khoán việc, từ đó ban hành chính
sách khoán hộ vào thực tiễn.

2.2. Quá trình phát triển nhận thức về hội nhập quốc tế được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng:
Khái niệm “hội nhập” được đề cập lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996): “Xây
dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế
nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả
Đến Đại hội IX (năm 2001), chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được nhấn mạnh

Đại hội X của Đảng (năm 2006) tái khẳng định chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày 05/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về
một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
”. Đến Đại hội XI, sau 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đã có bước phát triển tư duy quan trọng
với việc chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về hội nhập quốc tế

Ngày 7 tháng 1 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 40/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5-11-2016, “Về thực hiện
có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta
tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. 

Đại hội XIII của Đảng (tháng 1-2021 đưa ra chiến lược và lưu ý quan trọng

Có 2 quan điểm cần được lưu ý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như sau: 
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực từ nước ngoài để phát triển đất nước nhưng
phải đảm bảo giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền đất nước; mở cửa hội nhập để khai thác các lợi ích
cho sự phát triển kinh tế nước nhà từ nền kinh tế thế giới.

2.3. Thành tựu hội nhập kinh tế 


2.3.1. Quan hệ hợp tác
Kể từ khi mở cửa hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tác đa lĩnh vực, Việt Nam ta đã trở thành một đối tác
đáng tin cậy đối với cộng đồng quốc tế. Điển hình như:
1. Về quan hệ hợp tác song phương, tính đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên
dưới 180 quốc gia khác, mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng hoá tới hơn 230 thị trường trên thế
giới, ký kết gần 100 Hiệp định thương mại song phương, khoảng 70 Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần, trên 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và các Hiệp định hợp tác song phương
khác. 

2. Về hợp tác đa phương và khu vực, Việt nam ta đã gia nhập nhiều tổ chức định chế tài chính quốc
tế. Việt Nam ta đã trở thành thành viên chính thức của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào ngày
15/9/1976, Ngân hàng thế giới (WB) vào ngày 21/9/1976, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
vào ngày 23/9/1976.  Với  việc gia nhập PECC (01/1995), ASEAN (07/1995), Ngày 25/7/1995,
nước ta đã chính thức gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA). Từ ngày 1/1/1996, chúng ta bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT) của AFTA. Tháng 3/1996 nước ta tham gia diễn
đàn hợp tác á - âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. ký kết hiệp định chung về hợp tác
kinh tế với EU (7/1995), tham gia APEC (11/1998), và đang chuẩn bị tích cực cho các cuộc đàm
phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ngày 15/6/1996, Việt Nam đã gửi đơn xin
gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - thái Bình Dương (APEC). Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của WTO vào ngày 11/1/2007.
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đang đàm phán một số hiệp định thương mại quan trọng khác.
Tính đến hết năm 2016, Việt Nam đã tham gia ký kết và thực thi 10 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA),
kết thúc đàm phán 2 FTA và đang trong quá trình đàm phán 4 FTA khác. Trong 10 FTA đã ký kết và thực
thi, có 6 FTA được ký kết với tư cách là một thành viên của ASEAN (bao gồm AFTA, 5 FTA giữa
ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand và Úc), 4 FTA ký kết với tư cách là
một đối tác độc lập (Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile và Liên minh Kinh tế Á - Âu). 2 FA đã kết thúc đàm
phán là với Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). 4 FTA
đang được đàm phán gồm có: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Khối Thương mại
Tự do Châu Âu (EFTA), FTA ASEAN - Hồng Kông và FTA với Israel. 

2.3.2. Thành tựu trong xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế:
2.3.2.1 Hoạt động ngoại thương
2.3.2.1.1 Xuất khẩu
 Xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 176,6 tỷ USD năm 2016 lên 282,7 tỷ USD năm
2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 11,9%/năm, cao hơn mục tiêu 10% do
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD tăng
dần, từ 28 mặt hàng năm 2016 lên 31 mặt hàng năm 2020. 
2.3.2.1.2. Nhập khẩu
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng 11/2022 đạt 28,28 tỷ USD, tăng 1,3% (tương ứng tăng 375 triệu
USD) so với tháng trước; trong đó, tăng chủ yếu ở các nhóm hàng: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng
tăng 370 triệu USD, dầu thô tăng 209 triệu USD, xăng dầu các loại tăng 186 triệu USD, ô tô nguyên chiếc
các loại tăng 149 triệu USD...Tính đến hết tháng 11/2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
đạt 331,51 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu dệt may theo thị trường chính 11 tháng     giai đoạn
2020 - 2022. (Nguồn: Tổng cục hải quan)

2.3.2.2. Đầu tư quốc tế:


Ngày 29/12/1987, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội VIII, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Đây được coi là bước ngoặt lịch sử
Vốn FDI thực hiện đạt được 15,8 tỷ USD, chiếm 23,4% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội và tăng 9,4% so
với cùng kỳ năm 2015. 
Đồng thời, các lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của đông đảo quần chúng nhân
dân, phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã
hội cho các vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số đã được quan tâm phát triển để từng bước đồng bộ với
phát triển kinh tế.

You might also like