You are on page 1of 14

2.

1 Tiến trình hội nhập APEC của Việt Nam:


2.1.1 Tình hình kinh tế trước khi Việt Nam gia nhập vào APEC:
Nền kinh tế Việt Nam vốn đã lạc hậu, khó khăn, lại chưa khắc phục được hậu quả chiến tranh
đã xảy ra hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam đã làm cho nền kinh tế
Việt Nam lâm vào khủng hoảng. Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm của tổng sản phẩm xã hội chỉ đạt 1,4% thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4%, trong khi đó
dân số tăng với tốc độ bình quân 2,24%/năm khiến cho đời sống dân cư thuộc mọi tầng lớp
trong xã hội hết sức khó khăn. Sau mấy năm đổi mới, năm 1986, mặc dù đã đạt được những
thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế nhưng khoảng cách trình độ phát triển của Việt
Nam so với các nước trong khu vực chậm được thu hẹp. Kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế
có trình độ phát triển thấp; cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở dưới mức trung bình của các nước đang
phát triển; trong các doanh nghiệp, trình độ thiết bị, công nghệ phần lớn lạc hậu, năng xuất
lao động thấp, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không đủ sức cạch tranh ngay tại thị
trường trong nước; việc sử dụng các nguồn lực trong nước như đất đai, tài nguyên và lao
động kém hiệu quả.
Trong khi chưa ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, Mỹ và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục cấm
vận và bao vây kinh tế thì Liên Xô tan rã, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Các
khoản viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể. Các
nước đồng minh của nước ta lúc bấy giờ là Liên Xô và các nước Đông Âu đã rơi vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng. Năm 1991 Liên Xô tan rã, cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ đã
tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta vì khoảng viện trợ của các nước này chiếm tới
70% ngân sách của nước ta. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của nước ta với khu vực
đồng Rúp giảm sút rõ rệt, cả năm 1991 chỉ đạt 366,4 triệu rúp, bằng 15,1% năm 1990, trong
đó xuất khẩu 77,3 triệu rúp, bằng 7,3%; nhập khẩu 289,1 triệu rúp, bằng 21,0%. Nhiều
chương trình hợp tác liên doanh với khu vực này đã đổ vỡ hoàn toàn. Các khoản viện trợ
không hoàn lại và cho vay ưu đãi đột ngột chấm dứt.
Năm 1979, nước ta rơi vào thế bị cô lập về chính trị và bao vây kinh tế vì Mỹ, các nước
phương tây và một số nước khác vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia, bao vây, cấm vận
toàn diện, cản trở Việt Nam gia nhập vào Liên hợp quốc nhằm ép ta phải chấp nhận các điều
kiện của họ. Đến năm 1994, Tổng thống Bill Clinton chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt
Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước nhằm nâng cao phát triển thương mại của hai quốc
gia và hợp tác tìm lại tù nhân, người Mỹ đã mất trong chiến tranh. Những bước gia tăng này
đã tạo ra một môi trường thuận lợi để chính quyền Clinton bình thường hóa quan hệ kể từ
năm 1995.
Đối với Nhật Bản, 2 nước đã đặc quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973. Sau khi Việt Nam
thống nhất đất nước, hai nước đã tiến hành trao đổi đại sứ quán, khởi động giao lưu, trao đổi
đoàn và ký thỏa thuận về việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đối với Việt Nam.
Tuy nhiên từ năm 1979, các hoạt động giao lưu giữa hai nước bị hạn chế, các khoản viện trợ
đang thực hiện bị tạm ngưng do vấn đề Campuchia nên nước ta bị cô lập kinh tế. Tuy nhiên
năm 1992 là dấu mốc đặc biệt trong quan hệ hai nước khi Nhật Bản quyết định mở lại viện
trợ cho Việt Nam. Kể từ đó, quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa… giữa hai nước
được mở rộng, sự hiểu biết và tin cậy từng bước tăng lên. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu
của Nhật Bản sang Việt Nam là 169 triệu USD, thì đến năm 1997 đã tăng lên 1.509,3 triệu
USD, tăng gần 9 lần trong vòng 8 năm. Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là xe
máy, ô tô các loại, xăng dầu, máy thu hình, phân bón, thuốc trừ sâu… phục vụ nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng của người dân. Tỷ trọng nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam cũng tăng dần, đạt 13,02% vào năm 1997. Từ năm 1996 đến 2000, Nhật
Bản xuất khẩu thêm sang Việt Nam những mặt hàng có giá trị cao, kỹ thuật cao như: máy
móc, phụ liệu may, linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính… đáp ứng nhu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đồng thời, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực năm 1997-1998, cuộc khủng hoảng
thứ 2 xảy ra. Nhưng do Việt Nam đồng tiền chưa chuyển đổi, sẵn có thùng gạo (có gạo xuất
khẩu), và thùng dầu (có dầu thô xuất khẩu), nên đã không bị cuốn hút vào vòng xoáy của
cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã bị tác động tiêu cực về nhiều mặt. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài bị sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm. Lạm phát
năm 1998 lên 9,2%. Tốc độ tăng GDP xuống nhanh và sâu năm 1998 còn 5,76%.
2.2.2 Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam:
Ngay từ khi trở thành thành viên của APEC vào năm 1998, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó
nêu rõ tình hình thực hiện luật lệ và cơ chế điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng,
xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để thực hiện IAP một cách hiệu quả, phù hợp
với thông lệ quốc tế và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đã được vạch ra của toàn khối.
Các cam kết trong IAP của Chính phủ Việt Nam nói chung và NHNN nói riêng được thiết kế
phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ hợp tác APEC và cam kết trong tiến trình đàm
phán gia nhập WTO. Hàng năm, chương trình này được rà soát việc thực hiện theo 3 nội
dung chính: (i) cập nhật những thay đổi về tình hình và cơ chế quản lý hiện tại trong các lĩnh
vực cam kết; (ii) tổng kết lại các cam kết trong kế hoạch ngắn hạn mà Việt Nam đã thực hiện
được và những nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa hoàn thiện như cam kết đặt ra ban
đầu; và (iii) nghiên cứu đưa ra những bổ sung cần thiết để thực hiện các cam kết trước đây và
đưa ra các kế hoạch triển khai trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa và thuận
lợi hóa thương mại.
Với chủ trương của Việt Nam về tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác đầu
tư với các thành viên APEC, trong thời gian qua, cùng với việc thực hiện các cam kết song
phương và đa phương về đầu tư, Việt Nam đã công bố và cập nhật thường xuyên IAP về tự
do hóa đầu tư và thuận lợi hóa thương mại trong APEC. Việc thúc đẩy Kế hoạch này là một
tín hiệu tích cực gửi đến cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài về quyết tâm của Chính phủ
Việt Nam trong việc đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn
vào nền kinh tế thế giới.
Trong quá trình hoạt động của Diễn đàn, APEC đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của thương
mại điện tử trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ,
thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Doanh thu thương mại điện tử B2C xuyên biên giới của khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỷ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh thu
thương mại điện tử B2C toàn cầu.
Trong đó Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại
điện tử trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC
2017. Theo đó, Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC tập trung vào 5
trụ cột : (i)Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế
trong APEC; (ii) Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên
giới trong khu vực và trên thế giới; (iii) Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên
biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC; (iv) Thuận lợi
hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực; (v) Giải quyết những vấn đề mới trong thương mại
điện tử xuyên biên giới.
Từ các nghị định, thông tư về TMĐT cho đến các Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT theo
từng giai đoạn 5 năm từ năm 2005 cho đến nay đã hình thành nên một hệ thống chính sách
xuyên suốt và nhất quán, tạo động lực cho sự phát triển đồng bộ của TMĐT trên quy mô cả
nước. Những năm qua cho thấy thị trường TMĐT Việt Nam luôn tăng trưởng ở tốc độ cao
(25-35%/năm), mức độ phổ cập TMĐT trong cộng đồng và doanh nghiệp đã ngang tầm, thậm
chí vượt một số nước trong khu vực. Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ và hạ tầng
viễn thông - internet, hoạt động kinh doanh và mua sắm trên môi trường mạng đang trở thành
một phần tất yếu của đời sống xã hội. Theo kết quả khảo sát về tình hình phát triển TMĐT do
Bộ Công Thương thực hiện, doanh số TMĐT bán lẻ Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 5 tỷ đô
la Mỹ và dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm, đạt 10 tỷ đô la
Mỹ vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
2.2 Phân tích tác động của APEC đối với nền kinh tế Việt Nam
2.2.1 Trao đổi thương mại của Việt Nam và khối APEC.
APEC được biết đến là khu vực phát triển năng động nhất, địa bàn hấp dẫn thương mại, đầu
tư, với năng lực cạnh tranh cao. APEC hiện chiếm tỷ trọng khoảng 45,8% thương mại thế
giới. Các doanh nghiệp APEC đã hình thành mạng lưới sản xuất và phân công lao động toàn
khu vực với tỷ trọng thương mại nội khối khoảng 70% tổng giá trị thương mại của 21 nền
kinh tế thành viên.
Năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc hơn 1.154 tỷ
USD, trong đó thương mại với các nền kinh tế APEC chiếm 70%, tổng kim ngạch xuất khẩu
của các doanh nghiệp Mỹ hơn 815 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang APEC hơn 575 tỷ USD.

Biểu đồ: Kim ngạch xuất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa
Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn năm 2009-2013
Nguồn: Tổng cục hải quan
Trong đó, Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản trong năm 2013 đạt  24,3
tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2012. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường này 13,65 tỷ USD hàng hóa, cao hơn 4,5 điểm % so với kết quả của một năm trước
đó. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có xuất xứ từ Nhật
Bản đạt trị giá 11,61 tỷ USD, hầu như không thay đổi so với năm 2012.  Số liệu trong Biểu
đồ 1 dưới đây cho thấy tính từ năm 2009 đến năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường này đã cao gấp 2,15 lần; trong khi đó sau 5 năm thì nhập khẩu hàng hóa vào
Việt Nam từ Nhật Bản chỉ gấp 1,55 lần. Trong những năm qua, tuy có những bước tăng
trưởng khả quan và đáng ghi nhận trong kết quả buôn bán thương mại giữa hai quốc gia
nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của một trong những thị trường
lớn nhất thế giới này. Trong năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản
xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, xếp thứ 2
về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu.
Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc có vai trò lớn trong
việc thúc đẩy kinh tế, kỹ thuật, công nghệ nội khối APEC và thế giới trong các lĩnh vực tin
học, máy tính, tài chính, ngân hàng, viễn thông, cơ khí chế tạo tự động hóa, hàng không, ô-tô,
vật liệu mới, tàu điện tốc độ cao... Tập đoàn Intel (Mỹ), năm 2005, đạt doanh thu 38,82 tỷ
USD, lãi 8,66 tỷ USD, số con chíp và bộ vi xử lý của tập đoàn được sử dụng chiếm tỷ trọng
90% tổng số máy tính cá nhân toàn cầu. Tập đoàn Microsoft (Mỹ) có phần mềm được chạy
trên máy tính cá nhân chiếm tỷ trọng 95% tổng số máy tính toàn thế giới.
Giảm thuế NK vào thị trường các nước theo cam kết FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường
xuất khẩu (XK), góp phần tăng trưởng kim ngạch XK. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan,
tính đến hết 10 tháng năm 2017, tổng trị giá XNK hàng hoá của Việt Nam đạt 346,54 tỷ
USD, tăng 21,5% (so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, tổng trị giá XK đạt 174,55 tỷ USD,
tăng 21,3%; xuất siêu 2,56 tỷ USD.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên APEC 10 tháng 2017
Nguồn: Tổng cục thống kê
Kim ngạch NK 10 tháng cũng được cải thiện. Tổng trị giá NK 10 tháng đạt 171,99 tỷ USD,
tăng 21,6%. Đây cũng là cơ hội để đa dạng hóa thị trường NK, bởi vì, một trong những nội
dung quan trọng của FTA là cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, loại bỏ phần lớn thuế NK.
Chính vì thế, thời gian gần đây, cán cân trên “bản đồ” nhập siêu của Việt Nam từ một số thị
trường đã thay đổi. Ví như, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đang chững lại, giảm dần,
thay vào đó nhập siêu tăng mạnh từ Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Các doanh nghiệp, tập đoàn của các nền kinh tế thành viên APEC đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam từ năm 1998 đến tháng 9-2006 có 6.527 dự án, với tổng số vốn hơn 49
tỷ 391 triệu USD, chiếm 83,1% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Mười nền kinh tế thành viên
APEC đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có số vốn đăng ký hơn 47 tỷ 273 triệu USD, chiếm
95,7% đầu tư của APEC, 66,2% tổng vốn FDI vào Việt Nam thuộc số 14 nền kinh tế trên thế
giới đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (mỗi nền kinh tế hơn một tỷ USD).
Ðầu năm nay, Intel triển khai dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử, bộ vi xử lý vào Việt Nam tại
TP Hồ Chí Minh, với số vốn đăng ký gần nửa tỷ USD, Microsoft cam kết giúp Việt Nam đào
tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực phần mềm công nghệ thông tin. Năm 2005, các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 26 tỷ USD, nhập khẩu hơn 37 tỷ USD, trong
đó giao dịch thương mại nội khối APEC chiếm 80%. Năm nền kinh tế thành viên APEC nhập
khẩu lớn từ Việt Nam, với kim ngạch từ hơn một tỷ USD trở lên là Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc, Australia, Singapore.
Việt Nam cũng nhập khẩu lớn từ chín nền kinh tế thành viên APEC (mỗi nền kinh tế hơn một
tỷ USD), trong đó có Trung Quốc, Singapor, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái-lan, Malaysia, Mỹ...
Bên cạnh những tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) của
APEC cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển, ổn định nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác
giữa các doanh nghiệp trong khu vực, tạo việc làm, thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã
hội. Trong các nền kinh tế APEC, các DNN&V chiếm 98% số lượng doanh nghiệp, đóng góp
35% tổng kim ngạch xuất khẩu, 12% GDP và tạo ra 58% chỗ làm việc.
Tháng 9/2006, tại Hà Nội, VCCI đã tổ chức "Hội nghị Vườn ươm doanh nghiệp APEC lần
thứ 4 và Diễn đàn Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC" dưới chủ đề: Thúc đẩy phát triển kinh tế,
sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, phát huy ý chí kinh doanh, sáng kiến phát triển
doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Thương mại là một động lực tăng trưởng lớn của toàn khu vực APEC trong quá khứ. Trong
một thập kỷ qua, thương mại đã là một phần rất quan trọng với tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam và cho đến thời điểm này thì vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nó sẽ dừng lại. 
Với việc Việt Nam là một đối tác thương mại lớn trong khu vực, và thương mại là một phần
quan trọng của nền kinh tế, trong khi Việt Nam cũng là một thành viên của Cộng đồng Kinh
tế ASEAN (AEC) và đang trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
(RCEP), rồi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP-11), Việt Nam vẫn đang tiếp tục
tìm kiếm một hướng đi cho những thỏa thuận thương mại này để mở ra những thị trường mới
và giúp đất nước phát triển xa hơn. 
Việt Nam đã đặt ra bốn ưu tiên trong năm chủ nhà và tiếp tục thúc đẩy những sáng kiến hội
nhập nền kinh tế khu vực. Chúng ta đang có rất nhiều những sáng kiến cho những vấn đề tại
biên giới, phía sau biên giới và cả qua biên giới.
Việt Nam tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực. Chủ đề này đã thu hút sự
quan tâm trong nhiều năm tại APEC nhưng định nghĩa chính xác của từ phát triển bền vững
thì vẫn chưa được chú trọng. Việt Nam đã triển khai một dự án tập trung vào những giải pháp
để toàn diện hóa xã hội, tài chính và kinh tế qua việc cải tổ những chính sách và học hỏi
những kinh nghiệm tốt nhất trong APEC. Hiện tại cũng đang có sự tập trung vào việc hiện đại
hóa những doanh nghiệp nhỏ trong thời kỳ số hóa với sự phát triển của thương mại điện tử,
đưa những doanh nghiệp nhỏ này vào trong chuỗi hoạt động thương mại. 
Nếu làm được điều này thì cùng với đó, chúng ta cần có những quy định về thương mại điện
tử đa biên giới theo hướng giúp đỡ những doanh nghiệp nhỏ chứ không chỉ những doanh
nghiệp lớn. Việt Nam đang tập trung vào an toàn thực phẩm với một tuần lễ thực phẩm lớn
tại Cần Thơ và một vài những kiến nghị để nâng cao an toàn thực phẩm trong bối cảnh biến
đổi khí hậu.
2.2.2 Đánh giá tác động của APEC đối với nền kinh tế Việt Nam
 Tính thiết thực
Với những kết quả đạt được đến thời điểm này mà đã đề cập ở trên, có thể khẳng định những
đóng góp của Việt Nam đều có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với tiến trình hợp tác APEC.
Tính thiết thực đó được thể hiện trên bốn khía cạnh:
Thứ nhất, Việt Nam đã cùng với các thành viên APEC khơi dậy những động lực mới cho
tăng trưởng và liên kết của khu vực thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp; tạo điều kiện cho người lao động có các kỹ năng
mới để tìm được việc làm trong thị trường lao động thời kỳ công nghệ số; bảo đảm an ninh
lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ tới ngành nông nghiệp
của khu vực; hỗ trợ phụ nữ và những đối tượng yếu thế tham gia vào kinh tế và hưởng các
thành quả của phát triển kinh tế; bảo đảm tính bao trùm trong phát triển…
Thứ hai, nhiều nội dung hợp tác mang tính kế thừa của hợp tác APEC những năm trước đó,
song chúng ta đã gắn thêm với những yếu tố mang tính thời sự. Đây là một đóng góp thiết
thực của Việt Nam nhằm nâng cao khả năng thích ứng của APEC trong một thế giới đang trải
qua những chuyển dịch to lớn, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa sâu rộng, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 cùng hàng loạt thách thức khu vực và toàn cầu đang nổi lên...
Thứ ba, 2017 được đánh giá là một trong những năm thách thức nhất đối với các cơ chế hợp
tác đa phương trên toàn cầu và APEC không phải là ngoại lệ. Trong tình hình đó, đến thời
điểm này chúng ta đã phát huy tốt vai trò của chủ nhà, vận dụng hiệu quả các nguyên tắc hợp
tác đồng thuận, tự nguyện, không ràng buộc, bình đẳng và cùng có lợi để thúc đẩy các thành
viên giữ đà hợp tác, liên kết, đi đến đồng thuận trên nhiều vấn đề hợp tác chuyên ngành.
Thứ tư, các hoạt động chúng ta tổ chức đã góp phần quan trọng nâng cao vai trò, vị thế của
APEC trong cục diện khu vực đang định hình. Đại diện và chuyên gia của nhiều tổ chức quốc
tế đã đến tham dự và phát biểu tại các hoạt động APEC chúng ta tổ chức; trong đó có Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... Cộng đồng doanh nghiệp và học giả cũng
tham gia và đóng góp tích cực tại các hoạt động này.
 Thành tựu đạt được
Thành tựu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta trong 20 năm qua đã khẳng
định chủ trương tham gia APEC là hoàn toàn đúng đắn và đúng thời điểm, thể hiện tầm
nhìn chiến lược của Ðảng và Nhà nước ta. Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại châu Á -
Thái Bình Dương, nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn
cầu, chiếm 39% dân số, đóng góp 59% GDP, hơn 49% thương mại của thế giới, APEC đã
mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy
phát triển toàn diện của đất nước. 

Với lượng vốn đầu tư lớn từ Châu Á đã cho thấy rằng nền kinh tế hiện tại của Việt Nam đã
tiến bộ vượt bậc từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra Châu
Âu cũng đang tăng đầu tư trực tiếp vào bất động sản thương mại. Với vị trí thứ 3, Mỹ giữ vai
trò đầu tư quan trọng vào FDI của Việt Nam. Điển hình là quỹ đầu tư tư nhân Warburg
Pincus có trụ sở tại New York đã cam kết rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam. Phần lớn dòng
vốn này được đầu tư vào các danh mục bất động sản bao gồm thương mại, khách sạn, và
công nghiệp.
Trước hết, APEC là diễn đàn quy tụ 14 trong số 28 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là
các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta, chiếm 75% kim ngạch xuất
nhập khẩu, 78% tổng vốn đầu tư trực tiếp và 79% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam.
14 trong 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ta đã, đang đàm phán và ký kết là với 17
trong số 20 thành viên APEC. Những con số này minh chứng rõ nét tầm quan trọng của
APEC đối với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Thứ hai, tham gia APEC góp phần quan trọng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Là
thành viên APEC, Việt Nam có vai trò, tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế
hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại
khu vực. Ðiều này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta đẩy mạnh triển khai chủ trương chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Thứ ba, Diễn đàn APEC là kênh quan trọng để chúng ta thúc đẩy quan hệ song phương, góp
phần tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, củng cố môi
trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Ðáng chú ý, thành công của
các chuyến thăm song phương mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song
phương dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tiếp tục đặt nền móng nâng tầm quan hệ song
phương của ta với nhiều đối tác trong khu vực.
Thứ tư, tham gia APEC và thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi
hóa kinh doanh góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện
thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế. Tham gia sân chơi APEC tạo
tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết hơn như
WTO, các FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Việc thực hiện các cam
kết quốc tế cũng là đòn bẩy để hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến
tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Thứ năm, là thành viên APEC, Việt Nam được hưởng những hỗ trợ nâng cao năng lực hội
nhập quốc tế. Việc triển khai các cam kết, đồng bộ hóa chính sách, cùng các dự án hỗ trợ kỹ
thuật của APEC đã góp phần nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho Việt Nam. Các chương
trình hợp tác về tăng cường trao đổi sinh viên, thúc đẩy du lịch, giao lưu nhân dân,... thực sự
đem lại nhiều cơ hội lớn đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Cuối cùng và cũng là điều khác biệt của hợp tác APEC so với nhiều cơ chế khác chính là
APEC mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. APEC
hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong tiếp cận thị trường,
hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh và điều kiện đi lại thuận lợi, tìm kiếm các nhà đầu tư
chiến lược, tiếp cận công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến.
 Hạn chế đối với nền kinh tế Việt Nam
o Ngoài nước
Cạnh tranh nước lớn gia tăng: Các nước lớn ở khu vực như Nga, Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ với quốc lực được cải thiện đều đề cao tinh thần nước lớn củng cố và mở
rộng khu vực vùng ảnh hưởng của mình, từ đó làm cho cạnh tranh nước lớn trong khu vực
tăng lên. Xu hướng gia tăng cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng giữa các nước lớn, kèm theo
đó là sự tập hợp lực lượng xoay quanh trục quan hệ Mỹ - Trung sẽ đặt Việt Nam vào “thế
kẹt,” theo đó chính trị cường quyền sẽ phát triển ở mức mới, đấu tranh và hợp tác nước lớn
gây tác động trực tiếp đến nước ta, từ đó làm cho sức ép phải lựa chọn bên sẽ nhiều hơn, cả
về thời điểm và lĩnh vực, nhu cầu duy trì thống nhất và đồng thuận nội bộ trong việc nhìn
nhận các đối tượng/đối tác của ta cũng lớn hơn.
Nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng: Sức ép trực tiếp từ sự trỗi dậy của Trung
Quốc, đưa nước ta vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc về địa chiến lược, tăng sự lệ thuộc
vào nền kinh tế Trung Quốc cũng như chịu sức ép lớn hơn từ việc Trung Quốc tăng cường
phát huy sức mạnh mềm trong khu vực.
Vai trò ASEAN có nguy cơ suy giảm: Dưới tác động của xu hướng dân túy, bảo hộ,
nhiều nước ASEAN một mặt ủng hộ thương mại tự do và hội nhập kinh tế quốc tế nhưng có
chủ trương quay về bên trong mạnh hơn, giảm cam kết với các cơ chế đa phương khu vực, từ
đó góp phần làm suy giảm vai trò của ASEAN. Kết hợp với sự cạnh tranh ảnh hưởng và tập
hợp lực lượng giữa các nước lớn đang tăng lên, việc giữ vững đoàn kết và đồng thuận nội bộ
và vai trò trung tâm của ASEAN cũng sẽ khó khăn hơn, theo đó thành viên ASEAN tiếp tục
bị các nước lớn phân hóa, tổ chức ASEAN tiếp tục bị giảm vai trò và tính hiệu quả khi các
nước lớn tăng cường đấu tranh và hợp tác trực tiếp với nhau và giảm cam kết vào các tiến
trình đa phương, coi nhẹ vai trò của ASEAN trên tư cách là chủ thể “dẫn dắt” các tiến trình
đa phương về chính trị và an ninh khu vực.
o Trong nước
Sản xuất, thương mại, đầu tư có khả năng bị ảnh hưởng: cải cách thể chế kinh tế và hội
nhập quốc tế có nguy cơ chậm lại: Đối với kinh tế trong nước, các ngành hàng xuất khẩu chủ
lực như dệt may, da giầy, nông-thủy sản có thể bị tác động nhiều nhất, bởi đây là nhóm hàng
có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ và châu Âu (chiếm 40% thị phần), dễ bị áp đặt các biện
pháp bảo hộ, rào cản kỹ thuật. Về đầu tư, xu hướng di chuyển sản xuất về nước của các tập
đoàn hàng đầu, nhất là Mỹ, có thể hạn chế việc mở rộng đầu tư ở Việt Nam, ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận vốn, công nghệ của các tập đoàn hàng đầu. Trong khi đó, trì trệ trong một
số liên kết kinh tế khu vực quan trọng như hiệp định TPP có thể khiến Việt Nam lỡ cơ hội mở
rộng thị trường và tiếp cận công nghệ do giá trị của nền kinh tế Việt Nam gắn với TPP đã bị
giảm đi.
Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn bất bình đẳng. Để phù
hợp với thông lệ quốc tế và tiến tới từng bước giảm dần sự khác biệt, thống nhất về hình thức,
thủ tục và điều kiện đầu tư giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, pháp luật về đầu tư của
Việt Nam cần phải phát triển theo hướng nhất thể hoá các đạo luật hiện hành, không chỉ là
xây dựng một đạo luật khuyên khích đầu tư áp dụng chung mà còn phải tạo một mặt bằng
pháp lý chung thống nhất cho các loại hình đầu tư. Hầu hết pháp luật các nước trên thê giới,
nhất là ở những nước có nền kinh tế thị trường truyền thông không có hệ thống pháp luật
riêng cho đầu tư nước ngoài. Tại Hoa Kỳ, hầu như không có sự phân biệt đôi xử giữa đầu tư
nước ngoài và đầu tư trong nước.
Các doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh kém gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Năng lực doanh nghiệp trong nước yếu, không tận dụng được lợi ích của hội
nhập giống như các doanh nghiệp FDI. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam cũng
không được cải thiện nhiều, năm 2007 Việt Nam đứng 68 trong số 131 nền kinh tế được xếp
hạng thì năm 2016 là 60 trên 138.
 Nguyên nhân về hạn chế đối với nền kinh tế Việt Nam
Môi trường khu vực bất ổn định: Châu Á - Thái Bình Dương đã và sẽ là khu vực có
khả năng xảy ra nhiều biến động nhất và những biến động này sẽ tác động mạnh trên phạm vi
toàn cầu. Các yếu tố tác động bao gồm: Dân số đông nhất: Dân số khu vực gần 4 tỷ người,
gấp 8-10 lần EU, chiếm hơn một nửa dân số thế giới; có 4 trong số những quốc gia đông dân
nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia, Xã hội đa dạng nhất về ý thức hệ, trình
độ phát triển, văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư duy, tập hợp gần hết các nền văn minh thế giới;
Môi trường chính trị/xã hội đang chuyển động nhanh  theo hướng đô thị hóa, dân chủ hóa,
trung lưu hóa, cá nhân hóa, kể cả bần cùng hóa - là khung cảnh thuận lợi cho các trào lưu dân
tộc cực đoan, dân túy phát triển; Nhiều chế độ chính trị đa dạng nhất và đang ở trong giai
đoạn chuyển tiếp sang dân chủ hóa; Có sự hiện diện của nhiều nước lớn nhất, nổi bật là Mỹ
và Trung Quốc; đồng thời thiếu trật tự an ninh, kinh tế bao trùm để điều hòa quan hệ giữa các
nước trong khu vực, sự đan xen của các yếu tố đối nội và đối ngoại, các vấn đề an ninh truyền
thống và phi truyền thống, và sự tồn tại lúc âm ỉ, lúc bùng phát của các điểm nóng khu vực
(Biển Đông, Hoa Đông, Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên...) và các tranh chấp về tài nguyên.
Kết quả là quan hệ quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vận động nhanh và biến
động khó lường. Điều chỉnh chính sách và cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn khu vực
châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành yếu tố quyết định đến trật tự thế giới trong tương lai. 
Cạnh tranh quyền lực Mỹ - Trung: Trong môi trường an ninh bất định của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, trước những phát triển mới trong quan hệ Mỹ - Trung và tác động
của tình trạng hội nhập,lệ thuộc lẫn nhau,đan xen lợi ích về kinh tế, các nước khác trong khu
vực cũng tích cực điều chỉnh chính sách đối ngoại dựa trên cơ sở tiềm lực quốc gia mới và ý
chí chấn hưng dân tộc cao hơn. Các nước lớn như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ can dự nhiều hơn
vào khu vực để tăng cường ảnh hưởng và hiện diện. Các quốc gia vừa và nhỏ trong khu vực
áp dụng chính sách linh hoạt và thực dụng hơn trong quan hệ với các nước lớn, vừa lợi dụng
vừa ‘phòng ngừa’ các cơ hội và thách thức của vận động trong quan hệ Mỹ-Trung. Xu hướng
chung là vừa hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích kinh tế, vừa tranh thủ Mỹ về mặt an
ninh/quốc phòng, đồng thời dựa vào các cơ chế khu vực để tăng cường các biện pháp quản lý
khủng hoảng, xây dựng lòng tin, hợp tác chống các thách thức an ninh phi truyền thống
Một số thách thức khác: Kinh tế thế giới chưa phục hồi mạnh mẽ. Kể từ sau cuộc
khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008, kinh tế thế giới đã phục hồi nhưng vẫn phát triển
chậm và chưa vững chắc. Điều này thể hiện qua mức độ tăng trưởng thấp: mức tăng trưởng
năm 2016 chỉ đạt khoảng 3%, là mức thấp nhất kể từ năm 2008-2009; các nền kinh tế lớn đều
bị kẹt trong “bẫy tăng trưởng thấp” đầu tư và thương mại vẫn nằm trong xu hướng giảm: FDI
toàn cầu giảm 5% năm 2016; thương mại toàn cầu năm 2016 chỉ tăng 1,7%, mức thấp nhất kể
từ năm 2008 – 2009; liên kết kinh tế toàn cầu và khu vực có xu hướng chậm lại và tăng mạnh
với làn sóng dân túy: đàm phán Doha của WTO, đàm phán RCEP/TTIP tiếp tục bế tắc hoặc
chưa có đột phá; Anh rút khỏi EU, Mỹ rút khỏi TPP; giá hàng hóa cơ bản phục hồi chậm và
không ổn định. Lợi dụng sự bất mãn và tâm lý thất vọng của người dân trước những tác động
tiêu cực của toàn cầu hóa hóa kinh tế và khủng hoảng kinh tế, trào lưu dân túy đã giành thắng
lợi trong bầu cử để lên nắm quyền, từ đó đưa đến những thay đổi lớn trong chính sách hội
nhập quốc tế và hợp tác kinh tế quốc tế. Một trong những nội dung chính của dân túy là lập
trường “chống toàn cầu hóa,” “chống hội nhập,” “chống nhập cư”; chống “chủ nghĩa tư bản
tự do.” Biểu hiện chính sách là rút cam kết, giảm nghĩa vụ quốc tế và giảm ủng hộ đối với các
cơ chế đa phương về chính trị và kinh tế - là những nền tảng luật lệ tạo ra trật tự quốc tế và
theo đó là sự ổn định trong quan hệ quốc tế.  Dân túy đã thắng thế ở nhiều nước lớn. Châu Âu
có Anh (đã giành được chính quyền); đang tranh giành chính quyền ở Pháp, Đức và một số
nước khác. Châu Mỹ có Hoa kỳ. Khu vực Đông Á có Nga, Nhật bản, Trung Quốc, Ấn độ;
một số nước ASEAN như Indonesia, Thái lan, Philippines, và Cambodia. Xu hướng chính
sách hiện nay là các nước, nhất là các nước lớn quay về bên trong, phục vụ lợi ích vị kỷ của
mình một cách cực đoan hơn, từ đó tạo ra hệ quả là giảm cam kết với các cơ chế đa phương
như TPP và ASEAN, coi trọng các cơ chế song phương hơn, tăng cường các biện pháp bảo
hộ mậu dịch, và tăng cường cạnh tranh quyền lực phục vụ các mục tiêu lợi ích quốc gia vị kỷ,
nhất là đẩy mạnh cạnh tranh vùng ảnh hưởng, tranh chấp lãnh thổ và nguồn tài nguyên. Hệ
quả là xu thế toàn cầu hóa, dân chủ hóa, hợp tác cùng phát triển đang có bị chững lại, không
thuận cho các chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Môi trường kinh doanh được cải thiện nhưng còn chậm, thể chế kinh tế thị trường
chưa vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật thị trường. Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt
Nam khẳng định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các pháp nhân Việt Nam,
song trên thực tế vẫn tồn tại hai hệ thông pháp luật và chính sách khác nhau giữa các doanh
nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

You might also like