You are on page 1of 39

OUTLINE

Đóng vai trò là một nhà quản trị doanh nghiệp TMĐT, phân tích cơ hội & thách thức,
thuận lợi & khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian đại dịch COVID 19.
Đưa ra chiến lược để giúp DN vượt qua khó khăn và định hướng để ổn định, phát triển
(Doanh nghiệp phải hoạt động về lĩnh vực Thương mại Điện tử)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Trang bìa ngoài (không yêu cầu theo mẫu, tự do thiết kế). Có tiêu ngữ 
2. Lời mở đầu
3. Mục lục
4. Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
5. Danh mục các sơ đồ, đồ thị (nếu có)
6. Danh mục các bảng biểu (nếu có)
7. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu
1.1. Lý do chọn Voso
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Bố cục đề tài
Chương 2: Tổng quan
2.1. Tổng quan thị trường
2.1.1. E-commerce
Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã
hội hay một lĩnh vực mới mẻ. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: “TMĐT bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua internet dưới dạng số hoá”.

Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế với GDP đạt 7,02%, thương mại điện tử góp phần
không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội
nhập sâu rộng và sự lan tỏa của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Cùng với xu thế phát triển
công nghệ trên thế giới, thương mại điện tử ở Việt Nam đang từng bước hình thành, tăng trưởng
mạnh mẽ, và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong phân phối hàng hóa. 
Đại dịch COVID-19 là cơn “ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới,
nhưng dường như lại là “vận may” của các trang web thương mại điện tử, khi mua sắm trên
mạng là cách duy nhất để có được những thứ người tiêu dùng cần trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Vượt qua khó khăn nghiêm trọng bởi đại dịch này thương mại điện tử vẫn đứng vững, thậm chí
có sự bứt phá trong một số lĩnh vực. Theo đó, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất ghi
nhận mức tăng trưởng TMĐT 2 con số trong năm 2020 và đã trở thành một trong những thị
trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á (ASEAN).

Tại Việt Nam, dù đại dịch Covid-19 tác động đa chiều, theo Báo cáo Thương mại điện tử
Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm
2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng
trung bình giai đoạn 2020 – 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta
đạt 52 tỷ USD.

2.1.2. Nông nghiệp


Dịch Covid-19 tác động lớn đến các hoạt động mua bán, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu
các mặt hàng nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, trong cái khó
ló cái khôn, cùng với kênh phân phối truyền thống, các địa phương trong vùng từng bước đưa
nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đây được xem là kênh phân phối mới, hiện đại và
hiệu quả. Hơn thế, việc tham gia giao dịch trên các sàn TMĐT không chỉ giải bài toán tiêu thụ
trước mắt trong mùa dịch Covid-19 mà còn giúp nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp
hướng tới chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh
nông sản bền vững.

Theo báo cáo của Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổ công
tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong
điều kiện dịch Covid-19), thông qua sàn TMĐT, hiện đã tập hợp được hơn 1.400 đầu mối cung
cấp nông sản và thực phẩm. Bên cạnh đó, mỗi ngày tổ công tác cũng kết nối tiêu thụ khoảng 400
tấn nông, thủy sản. Những trường hợp và số liệu trên là minh chứng thiết thực và rõ nét nhất cho
thấy, việc tham gia sàn TMĐT là hướng đi đúng đắn của các địa phương, doanh nghiệp trong
vấn đề tiêu thụ nông sản.
2.2. Background 
2.2.1. Viettel
2.2.2. Voso
Chương 3: Nội dung nghiên cứu
3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô: mô hình PEST
3.1.1. Political (Chính trị)
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, cộng đồng kinh doanh trực tuyến vẫn có thể nhận thấy
một số chính sách mới đã được ban hành theo hướng tạo môi trường vĩ mô thuận lợi hơn nữa cho
thương mại điện tử. Trước tiên là Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
15/5/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 –
2025. Quyết định này đưa ra quan điểm doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng
dụng thương mại điện tử, việc hỗ trợ, tạo động lực phát triển cho thương mại điện tử được
thực hiện theo mô hình: lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm một số lĩnh vực và địa
phương phát triển thương mại điện tử để đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tạo sự lan toả
trong xã hội. Với quan điểm này, Quyết định đề ra mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các thành
phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử. Cụ thể doanh số thương mại
điện tử tăng 25%/năm và tới năm 2025 đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, đồng thời các địa phương ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh chiếm 50% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C của toàn quốc.
Hạ tầng pháp luật về TMĐT trong giai đoạn 2016 - 2020 được hoàn thiện với các nội dung
quy định về quản lý thuế trong TMĐT (Luật Quản lý thuế 2019), về an toàn, an ninh thông tin
(Luật An ninh mạng 2018), về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ TMĐT (Nghị định 09/2018/NĐ-CP); về giao dịch
điện tử trong hoạt động tài chính (Nghị định số 165/2018/NĐ-CP).v.v...
Các thoả thuận thương mại quốc tế những năm gần đây và đặc biệt trong năm 2020 đã
cộng hưởng với các chính sách trên hỗ trợ phát triển kinh tế số và thương mại điện tử. Ngày 01
tháng 8 năm 2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu
lực. Tiếp đó, ngày 15 tháng 11 năm 2020 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
giữa ASEAN và năm nước đối tác đã được ký kết và khi có hiệu lực sẽ tạo ra khu vực thương
mại tự do lớn nhất thế giới. Hai hiệp định này cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là những thoả thuận thương mại thế hệ mới và đều có những
cam kết tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, các Bộ, ban, ngành từ
trung ương đến địa phương đã có những phương án đồng hành, hỗ trợ cụ thể nhằm tiêu thụ sản
phẩm nông sản. Cụ thể, quyết định 1034/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông phê
duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Voso và
Postmart với mục tiêu hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) đăng ký tham gia
các sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới,
mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; hướng tới đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp trên các sàn TMĐT thông qua các doanh nghiệp bưu chính. Kế hoạch được kỳ vọng
cùng với các Bộ chuyên ngành thông qua các sàn TMĐT và nền tảng số cung cấp các thông tin
hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và
năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân... từ đó thúc đẩy phát triển
kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
- Ký kết các Hiệp định Thương mại Quốc tế.
Các thoả thuận thương mại quốc tế những năm gần đây và đặc biệt trong năm 2020
đã cộng hưởng với các chính sách trên hỗ trợ phát triển kinh tế số và TMĐT. Cụ thể,
bằng việc kí kết thành công các hiệp định, thoả thuận thương mại thế hệ mới và có những
tác động tích cực như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định
Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và năm nước đối tác, cùng với
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo bệ đỡ
pháp lý vững chắc thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT xuyên biên giới và xuất khẩu
các sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm khác vốn là thế mạnh của Việt Nam
sang các thị trường lớn.
Đây là cơ hội không chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung mà cho cả các
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp địa phương, hợp tác xã và thậm chí các cá nhân có sản
phẩm chất lượng tốt và biết vận dụng TMĐT xuyên biên giới. Tuy nhiên, cơ hội bao giờ
cũng đi kèm thách thức. Đó là những khó khăn trong vận chuyển hàng hoá, bảo quản
hàng hoá, khâu thông quan hàng hoá, hiểu biết về thủ tục xuất nhập khẩu... Để có thể tối
đa hóa các thuận lợi cũng như giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro, các doanh
nghiệp và nhà bán hàng trên các sàn TMĐT cần chủ động tìm hiểu cũng như đưa ra các
sáng kiến nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình phát triển.
3.1.2. Economic (Kinh tế)
- Tỉ lệ lạm phát
Theo bà Bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, lạm phát của Việt
Nam đang được kiểm soát tốt. Cụ thể, dựa trên số liệu được báo cáo bởi Tổng cục Thống
kê, trong chín tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp
nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản chín tháng tăng 0,88%. Có thể nói, đây là những
tín hiệu khả quan, đã tạo ra điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện kiểm soát lạm phát
với mục tiêu giữ ổn định ở khoảng 4% theo yêu cầu của Quốc hội.
Việc duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định đem lại những tác động tích cực cho sự
phát triển của nền kinh tế và người tiêu dùng. Theo đó, tỉ lệ lạm phát ở mức này sẽ tạo
điều kiện cho các nhà sản xuất mua được nguyên liệu và sử dụng nguồn lao động với
mức chi phí thấp hơn. Ngược lại, việc tỉ lệ tăng lạm phát quá cao và mất kiểm soát được
cho rằng sẽ đem lại những tác động tiêu cực đến đời sống của người dân tiêu biểu như sự
suy giảm sức mua đồng tiền khiến người tiêu dùng có xu hướng sẽ cắt giảm chi tiêu ở
những mặt hàng khác để chỉ tập trung chi trả cho mặt hàng thiết yếu, do đó không chỉ gây
ảnh hưởng hoạt động tiêu dùng hàng hóa nói chung mà còn hoạt động mua sắm trên các
trang TMĐT nói riêng. Vì vậy, lạm phát luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng
đầu của nền kinh tế, do đó, yêu cầu đặt ra với Chính phủ là phải nỗ lực, linh hoạt trong
điều hành kiền chế và ổn định lạm phát hằng năm.
- Ảnh hưởng của COVID đến thu nhập của người tiêu dùng
COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập và làm sụt giảm thu
nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Theo kết quả khảo sát của UNDP và UN
WOMEN (2020), “trong tháng 12-2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên
tới 50,7% trong tháng 4-2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào
tháng 4-2020”.

- Nguồn nhân công bị thiếu


Đối với yếu tố cung, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động.
Năm 2020 kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về
thƣơng mại điện tử lại giảm nhiều so với các năm trước, một phần cũng do tác động lớn của đại
dịch và áp lực về tài chính nên việc cắt giảm biên chế và kiêm nghiệm nhiều vai trò đƣợc các
công ty triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.
3.1.3. Social (Xã hội)
Giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm, khiến ngay
cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng
truyền thống cũng cân nhắc về việc việc mua sắm trực tuyến. Theo Khảo sát người tiêu dùng
Việt Nam được thực hiện bởi Deloitte vào tháng 2 năm 2021, đại địch đã khiến người tiêu dùng
Việt Nam tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn, đặc biệt
khi mua một số danh mục sản phẩm nhất định, phản ánh một số sự thay đổi nhất định trong cách
làm việc và sinh hoạt mới mà người tiêu dùng Việt Nam đã áp dụng trong thời đại dịch.
Bên cạnh đó, cũng theo khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte, người dân có xu
hướng dành nhiều ưu tiên hơn cho các mặt hàng trong danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong
ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình. So với năm 2019, chi mua thực phẩm (bao gồm thực
phẩm chế biến sẵn, tươi sống và đồ hộp) tăng từ 34% lên 42%. Những thay đổi này trong hành vi
tiêu dùng nhiều khả năng là do ảnh hưởng của việc người dân phải tuân thủ các biện pháp giãn
cách xã hội, chẳng hạn như ở nhà nhiều hơn hoặc tự nấu ăn. Điều này đã giúp tạo cơ hội cho việc
phát triển các mặt hàng nông sản trên sàn TMĐT nói chung và Voso nói riêng.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý là các thuộc tính về an toàn thực phẩm, bao gồm hạn sử
dụng và độ tươi ngon, là các tiêu chí quan tâm hàng đầu đối với hầu hết người tham gia khảo sát.
Thực tế, đây là kết quả của việc ngày càng có nhiều vụ vi phạm an toàn thực phẩm được công bố
trên các phương tiện truyền thông. Tình trạng “thực phẩm bẩn” dường như đã trở thành một vấn
đề nhức nhối khi người bán xuất hiện trên các trang thương mại điện tử nhiều như nấm mọc sau
mưa, còn hàng hóa mà họ cung cấp thì gần như không có bất cứ giấy tờ gì chứng nhận về tiêu
chuẩn chất lượng hay kiểm định an toàn thực phẩm. Vì vậy, nếu một sàn thương mại điện tử có
khả năng cung cấp những sản phẩm nông nghiệp đảm bảo các điều kiện và yêu cầu về chất
lượng, cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thì sàn TMĐT đó sẽ có khả năng thu
hut được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

3.1.4. Technology (Công nghệ)


- một trong những hạ tầng trọng yếu để phát triển thị trường bền vững là hạ tầng thanh toán
điện tử trong TMĐT, xây dựng và chuyển đổi thói quen của người tiêu dùng và xã hội từ thanh
toán tiền mặt, COD sang thanh toán điện tử. Theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia
giai đoạn 2021-2025, về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho TMĐT, TTKDTM trong TMĐT đạt
50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
chiếm 80%; chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá
thành sản phẩm trong TMĐT; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa
đơn điện tử; xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về TMĐT.

Thúc đẩy hạ tầng hệ thống bù trừ điện tử phát triển là nền tảng thanh toán số tiếp cận mở,
kết nối liên thông các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán; Thúc đẩy hợp tác các ngân hàng
thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán áp dụng. Xây dựng chiến lược ngân hàng số, chiến
lược hệ thống thanh toán coi trọng vai trò hợp tác ngân hàng-trung gian thanh toán, tận dụng nền
tảng số, hệ sinh thái số do các trung tâm thanh toán tham gia, phát triển.

- Ví điện tử: khi dịch bệnh bùng phát, người dân đã có ý thức chuyển sang thanh toán
không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm.

Thanh toán điện tử, nền tảng để phát triển thương mại điện tử. Các chuyên gia nhận định
giảm tỉ lệ số đơn hàng thanh toán bằng tiền mặt (cash-on-delivery) có thể giúp các trang thương
mại điện tử giảm chi phí bán hàng. Ví dụ, số lượng đơn hàng mà khách huỷ, giao không thành
công sẽ giảm đáng kể nếu người dùng đã thanh toán trước.

Bên cạnh đó, việc có ví điện tử cũng giúp các trang TMĐT giảm chi phí luân chuyển dòng
tiền thông qua các đơn vị người bán, người mua và đơn vị bên thứ ba.

Không dừng lại ở những lợi ích ấy, có ví điện tử cũng giúp các nền tảng TMĐT "vẽ" được
chân dung người dùng với các "đường nét" như họ tài sản, mức thu nhập , hay họ dùng tiền vào
những việc gì.

Từ đây, các dịch vụ thương mại điện tử có thể may đo thêm các tính năng phù hợp nhất với
từng nhóm người dùng và tạo ra giá trị gia tăng từ đó. So với những lợi ích như hoàn thành trải
nghiệm người dùng hay hạ chi phí bán hàng, dữ liệu người dùng là mục đích sau cuối của các
nền tảng thương mại điện tử khi có ví.

- Chatbot AI: ứng dụng công nghệ AI trong hệ thống vận hành nền tảng và logistics, nhằm
mang về lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà bán hàng. Xuyên suốt hành trình trải nghiệm
khách hàng (user journey), công nghệ AI luôn có mặt để thông qua các công cụ tìm kiếm và đề
xuất thông minh giúp rút ngắn thời gian lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp
phần cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, nhờ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng đến hơn 20%.
AI sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để cải thiện kết quả tìm kiếm bằng hình ảnh cho người
mua hàng trực tuyến. Công cụ này có khả năng tìm kiếm trực quan, cho phép người mua sắm
khám phá các sản phẩm bổ sung và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 
Việc sử dụng AI thông qua chatbot trực tuyến là một cách để thúc đẩy cuộc trò chuyện
trong kỷ nguyên số. Thực tế, chatbot có thể tự động hóa các quy trình đặt hàng. Đây cũng là một
cách hiệu quả để cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 với chi phí thấp. Với chatbot, các trang web
thương mại điện tử có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách điều chỉnh trải nghiệm trực tuyến cho
người tiêu dùng. Với các thương hiệu, AI có thể dự đoán thông minh và hiệu quả hơn hành vi và
nhu cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra các khuyến nghị hữu ích.
Chatbot có thể ở dạng đơn giản, trong đó các từ khóa được quét từ các câu hỏi của khách
hàng để đưa ra các câu trả lời được chuẩn bị sẵn, trong khi các chatbot phức tạp hơn được tạo bởi
AI và máy học (ML).
Các chatbot AI có thể sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để tạo phản hồi lại các cuộc hội thoại,
đồng thời tích cực học hỏi từ các cuộc hội thoại với khách hàng. Kata, một công ty khởi nghiệp ở
Indonesia, đã sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để trao quyền cho các chatbot của họ nói và hiểu được
tiếng Indonesia nhằm cải thiện sự tương tác với khách hàng.
Đối với các trang TMĐT, số lượng hàng hóa khổng lồ đến từ nhiều gian hàng khác nhau,
để chatbot có thể tư vấn và đưa ra các sự lựa chọn phù hợp cho khách hàng là một việc không hề
đơn giản. Tuy nhiên, đối với những vấn đề chung thường gặp, chatbot hoàn toàn có thể xử lí và
gửi những câu trả lời chính xác đến khách hàng.
- Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao chất lượng
nông sản, gia tăng lượng cung sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao ra thị
trường. Nếu các sàn thương mại điện tử có thể tận dụng những nguồn cung ứng sản phẩm nông
nghiệp được đảm bảo về chất lượng thì sẽ đạt được lợi thế nhất định trong cạnh tranh với các đối
thủ khác.
3.2. Định vị thương hiệu
- Ngay từ khi ra mắt, chúng tôi đã xác định rõ hướng đi cho nền tảng TMĐT Voso.vn, là
công cụ hữu hiệu giúp đỡ bà con nông dân, đưa các sản phẩm là sản vật vùng miền đến tay người
tiêu dùng cuối cùng thông qua các nền tảng trực tuyến.
Chỉ trong 1 năm đầu tiên, Vỏ sò đã phát huy lợi thế mạng lưới của Viettel Post để xây
dựng mỗi tỉnh có một gian hàng đặc sản của địa phương. Đặc sản địa phương trên Vỏ sò có cam
kết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín và được kiểm định
chất lượng bởi Bưu chính Viettel. Đây là gian hàng được người tiêu dùng đánh giá rất cao, vì họ
được sử dụng đúng đặc sản, và không sợ hàng kém chất lượng.
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi vui mừng nhất là chúng tôi đã thành công bước đầu trong
sứ mệnh đồng hành cùng bà con 63 tỉnh thành để đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ bà con bước đầu
làm quen với thương mại điện tử, từ cách chụp ảnh sản phẩm thế nào cho đẹp, đóng gói sản
phẩm ra sao để vừa bảo quản được sản phẩm nhưng vẫn giảm thiểu chi phí vận chuyển… Nhờ sự
đồng hành của chúng tôi, nhiều bà con bước đầu đã tìm được hướng đi mới trong việc tìm nguồn
đầu ra cho sản phẩm mà không bị phụ thuộc vào thương lái như trước đây.
- Vỏ Sò không phải sàn TMĐT đầu tiên tại Việt Nam nhưng tự hào là "sàn TMĐT của
người Việt". Quan trọng hơn đấy là, Vỏ Sò được ra đời để phục vụ cho nhu cầu của người Việt
và thực hiện sứ mệnh giúp người nông dân Việt Nam trở nên giàu có, thịnh vượng.
- Chúng tôi lại quan tâm nhiều hơn đến những người nông dân, trăn trở làm sao để họ cũng
không nằm ngoài "cuộc chơi" 4.0 đang diễn ra khắp mọi nơi trên toàn cầu. Vỏ Sò chính là cách
để Viettel Post đồng hành chuyển đổi số cùng bà con, góp phần chuyển đổi số tại các địa
phương, đưa TMĐT vươn đến các vùng nông thôn trên toàn đất nước.
Sự đồng hành của chúng tôi được bà con địa phương ủng hộ, họ thích cách làm mới, và
quan trọng hơn nữa là họ nhìn thấy tiềm năng phát triển trong tương lai.
 Vỏ sò sẽ được phát triển trở thành nền tảng thương mại điện tử nông sản, giúp kết nối nhà
sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng theo mô hình
O2O2O (online to offline to online).
- Khách hàng:

3.2. Đối thủ: Shopee


3.3. Mô hình SWOT
3.3.1. Strengh
- Có ưu thế về chi phí vận chuyển do tận dụng được mạng lưới vận chuyển của Viettel
- Uy tín do được bảo trợ bởi Nhà nước và Viettel
- Sản phẩm có chứng nhận đảm bảo chất lượng như OCOP, VietGap,..
- Mã QR giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm
3.3.2. Weakeness
- Việc giao hàng thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, kể cả khi người bán và người ở cùng một
thành phố, dễ dẫn đến sự bất tiện và làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Sản phẩm còn chưa nhiều và chưa đa dạng
- Còn tồn tại nhiều bất cập trong khâu quản lí và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
3.3.3. Opportunity
- Sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khiến việc sử dụng các trang thương mại
điện tử có xu hướng gia tăng
- Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm gia tăng các đối tượng khách hàng tham gia và hình
thức phân phối online.
- Sự gia tăng sử dụng các dịch vụ đặt hàng trực tuyến do nỗi lo lây lan dịch Covid.
- Nước ta có lợi thế về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp
3.3.4. Threat
- Ảnh hưởng của dịch COVID đến kinh tế sẽ làm giảm chi tiêu và nhu cầu mua sắm của
người tiêu dùng
- Đại dịch covid gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng và khó khăn trong vận chuyển
hàng hóa
- Do không tự sản xuất hàng hóa mà bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, nên dễ rơi vào trạng
thái bị động và có thể mất uy tín với khách hàng.
- Thị trường TMĐT là một thị trường mới mẻ, và còn khá non trẻ tại VN nhưng số lượng
doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại khá đông đúc.
- Việc giao dịch có thể bị hạn chế bởi tốc độ đường truyền Internet
Chương 4: Kết luận
Chương 5: Giải pháp
5.1. Phát triển dịch vụ giao hàng trong ngày
5.2. Áp dụng Frequency marketing
5.3. Bộ phận kiểm định chất lượng sản phẩm
5.4. Phát triển giao hàng bằng hệ thống vận chuyển không người lái (drone)
8. Tài liệu tham khảo
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngoai-thuong/principle-of-
marketing/international-marketing-strategy-of-shopee-in-vietnam/7816154

https://www.academia.edu/42099318/SHOPEE_QTKD_NH%C3%93M

1. Đối với yêu cầu phân tích đối thủ của doanh nghiệp,

- Em có cần phải chọn đối thủ cụ thể không ạ? Và nếu cần thì em sẽ phải chọn bao nhiêu
đối thủ ạ?

- Em có thể dùng mô hình SWOT để phân tích không ạ? Nếu không, thì em cần phân tích
những yếu tố nào ạ?

2. Đối với yêu cầu về phân tích thị trường, xã hội, em có thể sử dụng mô hình PEST được
không ạ? Nếu không, thì em cần phân tích những yếu tố nào hay chỉ cần nêu khái quát thôi ạ?

3. Nếu sử dụng mô hình SWOT, em chỉ cần cần ghi ý ra hay phải phân tích ý đó bằng một
đoạn văn nữa ạ?

* Strengths (Điểm mạnh)

- Có ưu thế về chi phí vận chuyển do tận dụng được mạng lưới vận chuyển của Viettel

Voso được thừa hưởng hệ sinh thái rộng lớn từ tập đoàn Viettel, có thể kế đến như mạng
lưới chuyển phát nhanh rộng khắp 63 tỉnh thành với hơn 2400 bưu cục, 5000 điểm giao dịch,
2500 cửa hàng, 18.000 nhân viên giao hàng đến tận thôn xã xa xôi, hẻo lánh, biên cương, hải
đảo. Điều này đã tạo cho Voso.vn những lợi thế nhất định trong khâu vận chuyển hàng hóa, giúp
Voso tối ư hóa chi phí vận chuyển cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

- Uy tín do được bảo trợ bởi Viettel

Theo báo cáo của KPMG– một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, năm 2020,
Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất nằm trong 10 thương hiệu có trải nghiệm khách
hàng tốt nhất. Bênh cạnh đó, Trong bảng xếp hạng Doanh nghiệp công nghệ uy tín năm 2020
theo công bố chính thức của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), vị
trí số 1 của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel, khẳng định Viettel tiếp tục là
công ty công nghệ thông tin uy tín nhất Việt Nam. Do đó, Vỏ Sỏ, với tư cánh là một thành phần
không thể thiếu trong hệ sinh thái của Viettel, đã tận dụng được lợi thế về sự uy tín của tập đoàn
giúp trang TMĐT này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và xây dựng niềm tin với khách hàng.

- Tính năng Scan QR cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Thông qua sự ký kết hợp tác với iCheck – đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp
truy xuất nguồn gốc, Vỏ Sò là sàn TMĐT đầu tiên tiên phong đến triển khai biện pháp nhằm đảm
bảo tính minh bạch của sản phẩm trên sàn. Hai bên triển khai tích hợp tính năng quét mã truy
xuất nguồn gốc của iCheck trên Ứng dụng Voso và tính năng đặt hàng qua Voso trên Ứng dụng
iCheck Scannser. Điều này đã tạo điều kiện bảo vệ các thương hiệu Việt; đồng thời đảm bảo cơ
sở niềm tin cho người tiêu dùng là sự minh bạch thông tin, từ đó, không chỉ giúp nâng cao giá trị
nông sản Việt và khả năng tiêu thụ trong nước, mà còn là tấm “giấy thông hành” xuất khẩu ra thế
giới.

* Weaknesses (Điểm yếu)

- Chưa phát triển dịch vụ giao hàng nhanh, giao hàng trong ngày

Việc giao hàng thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, kể cả khi người bán và người ở cùng một
thành phố, dễ dẫn đến sự bất tiện và làm giảm chất lượng sản phẩm.

- Do không tự sản xuất hàng hóa mà bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, nên dễ rơi vào
trạng thái bị động và có thể mất uy tín với khách hàng.

Trên hệ thống Voso.vn, các bạn sẽ thấy có một gian hàng gọi là Voso Mall. Với gian hàng
này, Viettel Post cam kết sản phẩm đúng như quảng cáo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu sai,
chúng tôi sẽ đền khách hàng gấp 10 lần.

Còn mô hình C2C bản chất là dành cho hoạt động bán hàng tự do, nên chúng tôi chỉ cung
cấp các công cụ cho người bán, chứ không đi kèm cam kết.

* Opportunities (Cơ hội)


- Nỗi lo lây lan dịch Covid cùng sự gia tăng nhu cầu về tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian khiến việc sử dụng các trang thương mại điện tử có xu hướng gia tăng

Biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều địa phương do đại dịch COVID-19 đã thay đổi những
thói quen lâu năm, thúc đẩy cả những khách hàng lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ
trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc việc tăng mức tiêu thụ hàng hóa
thông qua các sàn TMĐT. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà, nhu cầu thực hiện
hoạt động giao dịch mua sắm trực tuyến càng tăng thay vì thông qua kênh thương mại truyền
thống trước đây. Có thể thấy, sự gia tăng mức độ sẵn sàng mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng dưới tác động của dịch Covid đã tạo ra những cơ hội nhất định cho sự phát triển các trang
TMĐT.
- Nhu cầu về các mặt hàng nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm tăng cao trong bối
cảnh dịch COVID-19

Một xu hướng dễ nhìn thấy trong bối cảnh đại dịch là các mặt hàng loại nhu yếu phẩm cần
thiết ngày càng được chiếm được sự quan tâm, lựa chọn của người tiêu dùng, phản ánh mức độ
ưu tiên của người tiêu dùng cho nhu cầu cơ bản trước những tác động của dịch bệnh. Theo khảo
sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte, các mặt hàng trong danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu
đang chứng kiến một sự gia tăng chi tiêu đáng kể trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia
đình. Theo đó, so với dữ liệu với năm 2019, chi mua thực phẩm (bao gồm thực phẩm chế biến
sẵn, tươi sống và đồ hộp) tăng từ 34% lên 42%. Những thay đổi này trong hành vi tiêu dùng chủ
yếu xuất phát từ ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc người dân phải tăng thời
gian ở nhà cũng như hạn chế đi lại để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Trước xu thế này, các sàn TMĐT dường như đã xác định được ngành hàng thực phẩm tươi
sống là một xu hướng cạnh tranh dài hạn, dẫn đến những bước đi cụ thể, quyết đoán hơn. Điều
này đã giúp tạo ra một động lực phát triển lớn cho ngành bách hóa trực tuyến, bao gồm các mặt
hàng nông sản trên sàn TMĐT nói chung và Voso.vn nói riêng.

- Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm gia tăng các đối tượng khách hàng tham gia và
hình thức phân phối online.

* Threats (Thách thức)


- Ảnh hưởng của dịch COVID đến kinh tế sẽ làm giảm chi tiêu và nhu cầu mua sắm
của người tiêu dùng

Đại dịch đã đem lại những tác động tiêu cực rất nghiêm trọng với người lao động như làm
tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao
động. Theo báo cáo Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người
lao động trong một số ngành kinh tế chính (2020), 18,1% người lao động chủ yếu làm việc trong
các hộ kinh doanh và doanh nghiệp cực nhỏ, nhỏ và vừa, đã mất việc làm hoặc toàn bộ thu nhập
tại thời điểm phỏng vấn và 5,8% chỉ còn mức lương thấp hơn mức tối thiểu. Khảo sát thực hiện
bởi UNDP và UN WOMEN năm 2020 cũng chỉ ra rằng “trong tháng 12-2019, trung bình tỷ lệ hộ
nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4-2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ
3,8% vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào tháng 4-2020”.

Sự giảm thiểu trong thu nhập đã gây những ảnh hưởng trực tiếp lên kế hoạch chi tiêu của
người tiêu dùng. Dựa trên số liệu thu thập trong báo cáo của Deloitte, trước tình hình dịch bệnh
vẫn tiếp diễn, tỷ lệ người tiêu dùng có dự định cắt giảm chi tiêu đã tăng lên đáng kể. Theo đó,
36% người tham gia khảo sát đã chia sẻ quan điểm trên, trong khi ở khảo sát tương tự được thực
hiện năm 2019, tỷ lệ này chỉ đạt 6%. Xu hướng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng có những
tác động sâu sắc đến sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp TMĐT nói
riêng. Cụ thể, khi người tiêu dùng tiêu dùng ít đi đồng nghĩa với doanh thu của các doanh nghiệp
sẽ giảm xuống, điều này sẽ tạo không tạo nên động cơ thúc đẩy sự gia tăng, mở rông quy mô
phát triển của các doanh nghiệp TMĐT cũng như không tạo nên sự khuyến khích các doanh
nghiệp mới gia nhập ngành.

- Đại dịch covid gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng và khó khăn trong vận chuyển
hàng hóa.

- Thị trường TMĐT là một thị trường mới mẻ, và còn khá non trẻ tại VN nhưng số
lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại khá đông đúc.

5.2. Phát triển giao hàng bằng hệ thống vận chuyển không người lái (drone)

- Đây là biện pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu shipper và nỗi sợ lây lan dịch bệnh do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
- Rủi ro: Chí phí cao, nguy cơ về an toàn khi sử dụng trong phạm vi các thành phố lớn.

5.3.

- Cơ cấu dân số trẻ nên khả năng tiếp cận TMĐT cao

Dựa trên kết quả Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam: Kiên cường trước khó khăn
thực hiện bởi Deloitte (2020), xu hướng sử dụng của các kênh TMĐT tỷ lệ nghịch với
nhóm tuổi. Theo đó, “trong số những người tham gia khảo sát trẻ hơn từ 35 tuổi trở
xuống, tỷ lệ tiếp nhận TMĐT là khoảng 80%, nhưng con số này giảm nhanh theo độ tuổi,
cùng với độ am hiểu hiểu kỹ thuật số đang giảm dần.”

Với đa phần là dân số trẻ, Việt Nam nhiều năm liền nằm trong nhóm thị trường bán
lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Theo đánh giá của Đặng Thúy Hà - Giám đốc Khu vực miền Bắc
Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, năm 2020, kết cấu dân số Việt Nam
đang duy trì ở mức trẻ với khả năng tiếp cận internet nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của các hoạt động mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT. Với tổng số dân
là hơn 96 triệu người, hiện nay số người trong độ tuổi lao động ở nước ta chiếm 2/3 số
dân. Theo GS Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em, “đây là
dư lợi lớn của "dân số vàng" cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, với khoảng một nửa dân
số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và
linh hoạt trong chuyển đổi nghề.”

- Ứng dụng công nghệ Chatbot AI.


Chatbot là một trong những công cụ hiệu quả giúp chăm sóc khách hàng tự động
24/7 và là một trong những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp trong thời công nghệ 4.0.
Việc sử dụng AI thông qua chatbot trực tuyến là một cách để thúc đẩy cuộc trò chuyện
trong kỷ nguyên số, cung cấp công cụ đắc lực, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình
trong kinh doanh, tăng hiệu suất kinh doanh và cắt giảm chi phí nhân lực, hỗ trợ tốt các
yêu cầu chăm sóc khách hàng, và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Các chatbot AI có thể sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để tạo phản hồi lại các cuộc hội
thoại, đồng thời tích cực học hỏi từ các cuộc hội thoại với khách hàng. Đối với các trang
TMĐT, số lượng hàng hóa khổng lồ đến từ nhiều gian hàng khác nhau, để có thể liên tục
tư vấn và đưa ra các sự lựa chọn phù hợp cho khách hàng là một việc không hề đơn giản.
Tuy nhiên, Chatbot có thể hoạt động không ngừng nghỉ để tiếp nhận và xử lý yêu cầu
khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này làm tăng trải nghiệm mua sắm cho khách
hàng và nâng cao tỷ lệ chốt đơn, doanh số cũng tăng nhanh hơn.
Ngoài ra, Chatbot AI còn có thể làm tốt vai trò thu thập phản hồi tự động, từ đó,
người quản trị không chỉ có thể thu thập những đánh giá đúng về chất lượng phục vụ hiện
tại mà còn giúp khai thác những “insight” tiềm ẩn. Dựa trên báo cáo cuối cùng, người
quản lý có thể đưa ra kế hoạch hành động thực hiện một số thay đổi phù hợp.
Strengths (Điểm mạnh) Weaknesses (Điểm yếu)
- Việc giao hàng thường kéo dài từ 1 đến 2
ngày, kể cả khi người bán và người ở cùng
- Có ưu thế về chi phí vận chuyển do tận dụng một thành phố, dễ dẫn đến sự bất tiện và làm
được mạng lưới vận chuyển của Viettel giảm chất lượng sản phẩm.
- Uy tín do được bảo trợ bởi Viettel - Do không tự sản xuất hàng hóa mà bị phụ
- Mã QR giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuộc vào nhà cung cấp, nên dễ rơi vào trạng
thái bị động và có thể mất uy tín với khách
hàng.
Opportunities (Cơ hội) Threats (Thách thức)
- Ảnh hưởng của dịch COVID đến kinh tế sẽ
- Nỗi lo lây lan dịch Covid cùng sự gia tăng
làm giảm chi tiêu và nhu cầu mua sắm của
nhu cầu về tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm
người tiêu dùng
thời gian khiến việc sử dụng các trang thương
- Đại dịch covid gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi
mại điện tử có xu hướng gia tăng
cung ứng và khó khăn trong vận chuyển hàng
- Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm gia
hóa
tăng các đối tượng khách hàng tham gia và
- Thị trường TMĐT là một thị trường mới mẻ,
hình thức phân phối online.
và còn khá non trẻ tại VN nhưng số lượng
- Nước ta có lợi thế về sản xuất các sản phẩm
doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại
nông nghiệp
khá đông đúc.

Strengths (Điểm mạnh)


Ngoài ra, Vỏ Sò của Viettel Post định hướng phát triển thành nền tảng thương mại điện tử
nông sản, giúp kết nối nhà sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và
người tiêu dùng theo mô hình O2O. Chất lượng sản phẩm đảm bảo và hoa hồng tốt là hai yếu tố
then chốt thu hút được một lượng đối tác lớn chỉ sau 2 tháng triển khai. Với số lượng đối tác gần
100.000, đây được coi là lực lượng bán hàng đông đảo để đưa các sản phẩm trên Vỏ sò đến với
người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

Xác định sẽ “không làm hộ”, Vỏ Sò cử người đến tận nơi đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ,
người dân được làm quen với thương mại điện tử, hướng dẫn từ cách chụp ảnh sản phẩm,
viết content (nội dung), xây dựng các kịch bản marketing bán hàng, lựa chọn kênh bán,
livestream,… Mỗi nông dân đang được đào tạo để trở thành một chủ doanh nghiệp, chủ
động nắm thông tin thị trường, mở rộng kênh phân phối, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến
người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Song song với đào tạo, chuỗi hội thảo của dự án “Phát triển thị trường nông sản bản
địa qua kênh thương mại điện tử do phụ nữ làm chủ trong khuôn khổ dự án GREAT với
xu hướng cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0” được triển khai tại nhiều tỉnh thành như Sơn
La, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình.

Tới nay, Vỏ Sò có hơn 60.000 nhà cung cấp, trong đó 70% là nhà cung cấp các đặc
sản, sản vật. Đơn vị này đã tiếp cận và hỗ trợ gần 1000 nhà cung cấp tại tất cả tỉnh thành,
bao gồm miền núi, vùng sâu, vùng xa trong việc cải thiện kiến thức và kỹ năng bán hàng.

Tỷ lệ tiếp xúc người bán OCOP có nơi lên tới 97%, trong đó các tỉnh miền núi phía
Bắc có tỷ lệ ký hợp đồng với Vỏ Sò trung bình trên 50%. Năng lực tự quản lý và bán hàng
của bà con nông dân có nhiều cải thiện, chất lượng hình ảnh và bao bì đóng gói tăng cao,
nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.

Hà Nội, Bến Tre, Đồng Tháp, Sơn La, Thái Nguyên là những tỉnh, thành có số lượng
sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử nhiều nhất.

Theo báo cáo của KPMG– một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, năm
2020, Viettel là doanh nghiệp viễn thông nằm trong 10 thương hiệu có trải nghiệm khách
hàng tốt nhất. Bên cạnh đó, trong bảng xếp hạng Doanh nghiệp công nghệ uy tín năm
2020 theo công bố chính thức của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam, vị trí số
1 của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, khẳng định Viettel tiếp tục là
công ty công nghệ thông tin uy tín nhất Việt Nam. Do đó, Vỏ Sỏ, với tư cánh là một phần
không thể thiếu trong hệ sinh thái của Viettel, đã tận dụng được lợi thế về sự uy tín của
tập đoàn giúp trang TMĐT này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và xây dựng niềm tin với
khách hàng.
Các bước tiến hành Chi tiết thực hiện
Mục tiêu
kinh doanh
1. Xác định Mục tiêu
mục tiêu truyền thông
Mục tiêu
Marketing
Nhân khẩu
2. Xác định
học
đối tượng Địa lí
mục tiêu Tâm lí
Hành vi
Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những khó khăn nhất
định trong cuộc sống của mọi người, đặc biệt là những
3. Insight
hộ nông dân khi nông sản trồng ra lại không thể bán
được.
4. Big idea Tết của mọi nhà
5. Giai đoạn
thực hiện
https://laodongthudo.vn/tuong-lai-cho-su-phat-trien-cua-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-
128359.html

https://drive.google.com/file/d/17vAxGS2Yp81efF3lE6jWRn5_4qLQESbL/view

https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/viet-nam-diem-den-tiem-nang-cua-
thuong-mai-dien-tu-654328

https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu-len-ngoi-trong-dai-dich-covid-
19/7bdd8bff-5ca9-41d5-81b9-d206c35c4f4d

https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/consumer-business/vn-cb-
consumer-survey-2021-vn-version.pdf

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuong-mai-dien-tu-trong-phat-trien-kinh-te-
tai-viet-nam-330340.html

https://vov.vn/kinh-te/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang-truong-so-1-dong-nam-a-
851645.vov

https://vov.vn/kinh-te/danh-thuc-tiem-nang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-872120.vov

https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/thuong-mai-dien-tu-va-nong-san-cua-nguoi-dan-
671370

https://baodantoc.vn/nong-san-viet-dang-nong-tren-cac-san-thuong-mai-dien-tu-
1633420283049.htm

---------

https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/16609-Loi-the-cua-tan-binh-Vo-So-tren-
chien-truong-thuong-mai-dien-tu

https://ndh.vn/doanh-nghiep/chien-thuat-nhat-hat-de-trong-lo-lua-cua-viettel-post-
1241184.html

https://atpweb.vn/blog/phan-tich-loi-the-cua-san-thuong-mai-dien-tu-moi-vo-so-voso-vn/

https://nld.com.vn/kinh-te/vo-so-cua-viettel-co-canh-tranh-lai-lazada-shopee-
20190712111258983.htm
https://brands.vn/san-thuong-mai-dien-tu-voso-vn-la-gi-tong-hop-cac-thong-tin-ban-can-
nam-ve-website-moi-cua-viettel/

https://vovgiaothong.vn/covid19-co-%E2%80%98giup%E2%80%99-chuyen-doi-so-de-
san-pham-nong-nghiep-co-dau-ra-ben-vung

https://techbike.vn/threads/nhung-uu-diem-va-dieu-kien-khi-ban-hang-tren-voso-vn.4860/

https://cafebiz.vn/sau-hon-1-nam-ra-mat-san-tmdt-vo-so-cua-viettel-post-hien-ra-sao-
2020101222533699.chn

https://vneconomy.vn/thach-thuc-cua-doanh-nghiep-khi-nong-san-len-san-thuong-mai-
dien-tu.htm

https://www.reputa.vn/blog-detail/download-ban-tin-nganh-thuong-mai-ien-tu-thang-10?
fbclid=IwAR3XXKGgx0OJEMuE6rSG7nTjz9LrFl0SUbfbc65sL59GPRE83cruINOzu2g

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/dua-nong-dan-len-san-thuong-mai-dien-
tu.html

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/ket-noi-de-nguoi-dan-dua-nong-san-len-
san-thuong-mai-dien-tu.html

------------------

https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?
subfolder=11/57/93/&doc=11579368804787331058665714447750244799&bitsid=cd831
91e-2012-4105-b72b-6e864b13c320&uid=12371bd2-d47b-4acc-87b0-350b6bfc7e86

https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?
subfolder=23/82/99/&doc=23829928452078762176233835566485568944&bitsid=e4813
19c-d4f7-4b8e-9295-3a4ec4ae75ad&uid=12371bd2-d47b-4acc-87b0-350b6bfc7e86

https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?
subfolder=68/29/10/&doc=68291029540501990448973605114810786323&bitsid=ff94c
9d7-9fec-4ede-9e81-69af628eeb04&uid=12371bd2-d47b-4acc-87b0-350b6bfc7e86
https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?
subfolder=11/68/04/&doc=116804733126497064522073773634381587767&bitsid=03f2
1f40-c537-48f4-9d82-4c18f5e7cdc4&uid=12371bd2-d47b-4acc-87b0-350b6bfc7e86

https://nhanh.vn/so-sanh-cac-san-thuong-mai-dien-tu-pho-bien-nhat-hien-nay-nen-
chon-mua-lazada-tiki-shopee-hay-sendo-n61661.html

https://daotaoladigi.com/swot-la-gi-phan-tich-swot-cua-tiki-san-thuong-mai-dien-
tu-co-nhieu-buoc-chuyen-minh/

https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2020/BCTN/VN/VTP_Baocaothuongnien_20
20.pdf

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/viettel-duoc-danh-gia-la-doanh-nghiep-vien-
thong-co-trai-nghiem-tot-nhat-17262.html

http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/Viettel-tiep-tuc-la-cong-ty-cong-nghe-thong-
tin-uy-tin-nhat-Viet-Nam/408245.vgp

https://hocvien.haravan.com/blogs/kinh-doanh-online/chan-dung-khach-hang-mua-
sam-tmdt-tai-viet-nam

https://myvt.net/tin-tuc/vo-so-tich-cuc-3-mo-nang-tam-san-vat-viet/

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/VTP_BCNgan_20190628.pdf

https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn/?gd=7&cn=85&tc=22662

https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-
bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/-anh-gia-khach-quan-toan-dien-tinh-hinh-
phong-chong-dich-phat-trien-kt-xh

https://sites.unicef.org/knowledge-
exchange/files/SWOT_and_PESTEL_production.pdf

522941166-MOI-TRƯỜNG-VĨ-MO.pdf
https://hal.inria.fr/hal-01348261/document

PESTEL Analysis of External Environment as a Success Factor of Startup Business,


Ivana Marinovic Matovic, 2020

USE OF PESTEL ANALYSIS FOR ASSESSING THE SITUATION OF POLISH


TRANSPORT ENTERPRISES (PART I) Monika Strzelczyk, Monika Chłąd 2017
SUMMARY

1.1. Lý do chọn đề tài


Với quy mô ngày càng mở rộng, cùng sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin ,
thị trường TMĐT VN dần thay đổi theo hướng dần hiện đại và hoàn thiện hơn. Đặc biệt,
dịch bệnh đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi giúp thị trường TMĐT trở nên sôi động
hơn bao giờ hết và từng bước đã trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp
Việt vượt qua khó khăn.

Ngoài những tác động tiêu cực lên các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, đại
dịch COVID-19 còn đem lại những ảnh hưởng nặng nề tới việc kinh doanh, phân phối, và
xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam nói riêng. Vì lí do đó, các sàn TMĐT dần
chứng tỏ bản thân là một sự lựa chọn mới, hiện đại và đem lại hiệu quả cao trong tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp.

Từ những ngày đầu ra mắt thị trường vào năm 2019, trang TMĐT Vỏ Sò sớm định
vị bản thân như một cầu nối trung gian với trách nhiệm kết nối người tiêu dùng với
những mặt hàng nông sản được cam kết về chất lượng được cung cấp bởi bà con nông
dân. Vì chỉ mới đưa vào hoạt động trong những năm gần đây, vẫn có rất ít các công trình
nghiên cứu về một sàn TMĐT mới Vỏ Sò.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu chọn đề tài: “Thực
trạng và giải pháp nâng cao hoạt động mua bán nông sản trên trang TMĐT Vỏ Sò trong
bối cảnh đại dịch COVID-19”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát được đặt ra trong lựa chọn và nghiên cứu đề tài là tập trung phân
tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm trực tuyến các sản phẩm
nông sản trên nền tảng TMĐT Voso.vn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Từ đó, đề ra các giải pháp giúp Vỏ Sò cải thiện, vượt qua những khó khăn để định
hướng phát triển ổn định trong tương lai.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Thu thập dữ liệu
Phần lớn các dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là các dữ liệu thứ cấp.

Các nguồn thông tin dùng để tham khảo có thể kể đến như các báo cáo thường niên,
các bài báo được đăng chính thống bởi các tổ chức có uy tín và các cơ quan nhà nước,
cũng như các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khác.

Bởi vì đa số các số liệu là dữ liệu thứ cấp, để có thể đảm bảo tính chính xác của
chúng, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tham khảo chéo. Đây là phương pháp kết
hợp và so sánh dữ liệu từ một số lượng lớn các nguồn đáng tin cậy, nhằm mục đích thu
thập những dữ liệu có tính xác thực cao.

1.3.2. Phân tích dữ liệu


Các dữ liệu được thu thập từ các bài báo cáo hay tạp chí khoa học sẽ được tổng hợp
một cách chọn lọc, sau đó sẽ được phân tích, tóm tắt bằng lời hoặc được thể hiện một
cách trực quan hơn bằng các bảng biểu và biểu đồ.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan về Voso.vn

3.1.1. Giới thiệu về Voso.vn

“Voso.vn” hay còn được biết đến với cái tên Vỏ Sò. ra mắt vào ngày 1/7/2019, là sàn
giao dịch TMĐT được sở hữu và phát triển bởi Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel
Post).

Dưới sự bảo trợ của ViettelPost, Voso được thừa hưởng hệ sinh thái rộng lớn bao gồm
mạng lưới chuyển phát nhanh rộng khắp 63 tỉnh thành với hơn 2400 bưu cục, 5000 điểm giao
dịch, 18.000 nhân viên giao hàng đến tận thôn xã xa xôi, hẻo lánh, biên cương, hải đảo. Thuận
lợi này đã giúp Voso.vn dễ dàng kết nối với người mua và bán ở khắp mọi nơi trên cả nước.
Không đơn thuần giới hạn với mục đích kinh doanh sản phẩm như những sàn TMĐT
khác, Voso.vn còn hướng đến việc xây dựng môi trường kết nối đặc biệt tạo ra cơ hội để đặc sản
vùng miền có thể đến với mọi miền tổ quốc thông qua nền tảng TMĐT.

3.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh

Từ những ngày đầu ra mắt, Vỏ sò được định hướng phát triển để nằm trong top ba sàn
TMĐT, dẫn đầu thị trường TMĐT về đặc sản và hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Vỏ Sò ra đời với sứ mệnh nâng tầm sản vật Việt, là công cụ hữu hiệu giúp đỡ bà con
nông dân đưa các sản vật vùng miền đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các nền
tảng trực tuyến và t giúp bà con iếp cận với cách kinh doanh hiện đại, không mất nhiều chi phí
trung gian.

3.1.3. Mô hình hoạt động

Vỏ Sò hoạt động theo mô hình Marketplace hỗn hợp, gồm cả hai mô hình B2C và C2C.
Sự đa dạng về mô hình kinh doanh này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa nguồn hàng
hóa, cũng như cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn.

Tuy nhiên, sự kết hợp hai mô hình cũng tồn tại những khuyết điểm. Theo đó, trên hệ
thống Voso.vn, với gian hàng Voso Mall, Viettel Post cam kết sản phẩm đúng như quảng cáo, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Còn mô hình C2C bản chất là dành cho hoạt động bán hàng tự do,
nên Voso.vn chỉ cung cấp các công cụ cho người bán, chứ không đi kèm cam kết.

3.1.4. Chính sách vận chuyển

3.1.4.1. Hình thức hợp tác vận chuyển:

Sau khi nhận được đơn hàng từ người mua, Voso.vn sẽ chuyển thông tin đơn hàng đó đến
người bán và xác nhận hình thức vâ ̣n chuyển: Tự vâ ̣n chuyển hoă ̣c thuê bên thứ ba vâ ̣n chuyển.

3.1.4.2. Thời gian giao hàng

Thời gian giao hàng cụ thể phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa Người Mua và Người
Bán. Tuy nhiên, thời gian giao nhận hàng dự kiến như sau

- Trong phạm vi nội tỉnh: từ 1 đến 2 ngày.


- Liên tỉnh, khoảng cách từ người bán đến người mua dưới 300 km: từ 2 - 4 ngày.

- Liên tỉnh, khoảng cách từ người bán đến người mua trên 300 km: từ 4 - 7 ngày.

3.1.5. Tình hình hoạt động

Là một tân binh trong lĩnh vực TMĐT, nhưng kể từ những ngày đầu ra mắt, Vỏ Sò vẫn
ghi nhận những thành tích khả quan và đáng khích lệ.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 7 năm 2019, hiện tại trên sàn có 70.000 nhà cung cấp với số
lượng đặc sản địa phương lên tới 150.000, trong đó có 600 sản phẩm OCOP. Không chỉ đảm bảo
về số lượng, các sản phẩm đặc sản trên Voso.vn còn được cam kết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,
được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín và được kiểm định chất lượng bởi ViettelPost.

Tháng 3-2021, chiến dịch “Cùng nông dân Hải Dương chuyển đổi số thoát cảnh giải cứu”
được Voso.vn thực hiện đã mang lại kết quả tích cực. Sau 3 tuần triển khai đã có hơn 31 tấn rau
củ, gần 6.200 con gà và hơn 290.000 quả trứng được tiêu thụ qua Voso.vn. Nhờ chiến dịch này,
rất nhiều bà con nông dân đã thoát khỏi cảnh trắng tay khi nông sản đổ đồng, không thể tiêu thụ
do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

13/7/2021, gian hàng “An tâm ở nhà – Mọi thứ có Voso lo”, đã được triển khai thông qua
cả 2 kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Chỉ sau 4 ngày, theo ghi nhận, Voso.vn đã nhận nhiều phản
hồi tích cực, của người dân thành phố. Vì vậy, dù không chiếm vị trí những trang web có lượt
truy cập cao, nhưng trong báo cáo TMĐT tháng 8/2021 của Reputa, Voso.vn đã chứng kiến sự
gia tăng thứ hạng tốt nhất với 4 bậc so với tháng trước

3.2. Phân tích môi trường vi mô của Voso.vn

3.2.1. Khách hàng

- Nhân khẩu học

Độ tuổi của khách hàng chủ yếu dao động từ 18 cho đến 34 tuổi (Thế hệ Z và thế hệ Y).
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khách hàng thuộc thế hệ X đã có nhiều thời
gian tiếp xúc với các trang TMĐT, dẫn đến sự gia tăng khả quan về tỷ lệ người dùng ở độ tuổi
này.
Voso.vn tập trung vào khách hàng ở mọi giới tính. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng là
phụ nữ - những người có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến yêu cầu sức khỏe, hoặc chịu trách
nhiệm chính trong công việc nấu ăn cho cả gia đình. Với các nghề nghiệp đa dạng từ sinh viên,
nhân viên văn phòng, nội trợ, thu nhập chủ yếu của phân khúc khách hàng này chủ yếu từ thấp
cho đến cao hơn mức trung bình.

- Địa lí

Với sứ mạng mang nông sản Việt đến tay người tiêu dùng ở khắp mọi miền đất nước, Vỏ
Sò không đặt giới hạn địa lí cho nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, do thực trạng
tỷ lệ tiếp cận Internet chưa thật sự đồng đều giữa các địa phương trên cả nước, đa số khách hàng
thuộc các thành phố lớn.

- Tâm lí

Về khía cạnh tâm lý, họ là những người tiêu dùng có những hiểu biết nhất định về công
nghệ, nhanh nhạy với việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống của mình cũng sử dụng thành thạo
các thiết bị di động và mạng xã hội. Bên cạnh đó, họ còn là những người quan tâm đến sức khỏe
cũng như có thói quen so sánh giá cả các mặt hàng cẩn thận trước khi mua. Một vài tính cách
tiêu biểu có thể bắt gặp như trẻ tuổi, tiết kiệm, năng động, hiện đại,..

- Hành vi

Khi đối mặt với chỉ thị giãn cách và hạn chế đi lại người tiêu dùng có xu hướng tích trữ
đồ. Do đó, tuy những sản phẩm được mua là các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt
hằng ngày, người tiêu dùng cố gắng duy trì tần suất mau sắm ít dày đặc hơn trước Cũng vì lí do
đó, số lượng sản phẩm được mua trong một lần đã gia tăng đáng kể.

Đại dịch COVID đã đem lại những tác động đáng kể đến thu nhập do đó, khi lựa chọn
các loại nông sản để mua sắm, những khách hàng này càng đặt nhiều quan tâm hơn về giá. Bên
cạnh giá cả, yếu tố về chất lượng cũng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Ngoài ra, dưới bối cảnh phức tạp của dịch bệnh, sự thuận tiện cũng như yếu tố an toàn cũng là
nguyên nhân khiến họ lựa chọn mua sắm trực tuyến thông qua các trang TMĐT.

3.2.2. Nhà cung cấp


Đối tác cung cấp hàng hóa chủ yếu của Voso.vn là các nông dân, hộ nông dân, hợp tác
xã, và doanh nghiệp sản xuất nông sản có nhu cầu quảng bá sản phẩm của mình đến với khách
hàng thông qua nền tảng mua sắm trực tuyến.

Bối cảnh bùng phát mạnh mẽ của những làn sóng dịch bệnh đã gây ra một nghịch lý.
Trong khi nhu cầu về các mặt hàng nông sản tại các thành phố lớn là tương đối lớn cũng như
nguồn hàng ở các địa phương nơi cung ứng là rất dồi dào nhưng người dân lại gặp không ít khó
khăn trong phân phối và tìm đầu ra cho hàng hóa.

Để tháo gỡ khó khăn cho nông dân, rất nhiều giải pháp đã được đề xuất, trong đó vận
hành sàn giao dịch ảo để tạo thêm kênh xúc tiến, bán hàng cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch
COVID-19 là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất.

3.2.3. Đối thủ

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã tạo nên những cơ hội vàng cho sự phát triển cho lĩnh
vực hàng nông sản trên nền tảng TMĐT. Do đó, các “ông lớn” khác trong thị trường TMĐT
cũng đã từng bước tiến vào cuộc chiến tranh giành thị phần của lĩnh vực này. Tiêu biểu có thể kể
đến dự án Tiki Ngon được khởi xướng bởi Tiki.

Vào tháng 5/2020, gian hàng thực phẩm tươi sống TikiNGON đã ra mắt tại thị trường
TP.HCM, đánh dấu thời điểm sàn TMĐT này chính thức lấn sân sang mảng bán hàng tươi sống
– hoặc cụ thể hơn là lương thực thực phẩm.

TikiNGON hướng đến mục tiêu cung cấp nền tảng đi chợ online khác biệt, đem đến cho
người tiêu dùng những loại thực phẩm sạch, tươi sống, tốt cho sức khỏe, được tuyển chọn kỹ
lưỡng, là sự lựa chọn an toàn cho người dân trong mùa dịch COVID-19.

TikiNGON có thể được đánh giá là một trong những ngành hàng triển vọng của Tiki với
số liệu và tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ .

Từ tháng 5 năm 2021, TikiNGON triển khai thử nghiệm mô hình “Từ Nông trại đến Bàn
ăn” (From Farm to Table). Theo Tiki, chỉ tính riêng trong ngày mở đầu dự án, đã có đến 2.5 tấn
sầu riêng và 2 tấn gạo được bán ra, chiếm gần 75% tổng số đơn hàng của ngành hàng thực phẩm
TikiNGON. Đây chính là tín hiệu tích cực cho thấy mức độ quan tâm và ủng hộ của Khách Hàng
dành cho hình thức mới mẻ này.
Với mục tiêu hỗ trợ đầu ra cho nguồn vải thiều Bắc Giang trước tình hình dịch Covid-19
căng thẳng, từ ngày 5/6 đến hết ngày 15/6 năm 2021, Tiki phối hợp triển khai chương trình “Ủng
hộ Vải Bắc Giang”. Theo dự kiến, lượng vải thiều tiêu thụ trong chiến dịch sẽ lên đến 16 tấn.
Ngoài ra, với mỗi đơn hàng TikiNGON thành công, Tiki sẽ trích 5% giá trị mỗi đơn hàng để
chung tay cùng đồng bào tỉnh Bắc Giang phòng chống dịch Covid-19.

Với những số liệu cùng phản hồi tích cực được ghi nhận, có thể hi vọng, dù mới ra mắt
vào đầu tháng 5 – 2020, nhưng TikiNGON hứa hẹn sẽ là địa chỉ đáng tin cậy và quen thuộc của
các bà nội trợ.

3.2.3.1. Điểm mạnh

- Sản phẩm do TikiNGON phân phối được đảm bảo về chất lượng.

Tiki là một trong số ít các sàn TMĐT bắt buộc tất cả người bán phải có giấy phép đăng
ký kinh doanh. Đó chính là điều kiện cơ sở để Tiki có thể cam kết với khách hàng về nguồn thực
phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - ưu điểm vượt trội so với các nguồn hàng ở chợ
truyền thống, hay phần lớn các trang TMĐT khác.

- Thời gian giao hàng nhanh góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm.

TikiNGON còn tận dụng được thế mạnh về logistics và kho bãi từ hệ sinh thái của Tiki.
Điều này giúp TikiNGON có thể chủ động kiểm tra và quản lý chất lượng mặt hàng tươi sống,
đồng thời tối ưu hóa thời gian giao hàng. Vì vậy, sản phẩm sẽ luôn được đảm bảo độ tươi sống,
không chỉ vậy, còn giúp đáp ứng nhu cầu đi chợ online tăng cao của khách hàng một cách nhanh
chóng và kịp thời.

3.2.3.2. Điểm yếu

- Sản phẩm còn chưa đa dạng

Cụ thể, theo “Báo cáo toàn cảnh thị trường TMĐT Việt Nam 2020” thực hiện bởi Reputa,
về sự đa dạng của hàng hóa, khi so sánh với các trang TMĐT khác như Shopee (71%) hay
Lazada (45%), có thể thấy Tiki không được đánh giá cao với chỉ 31%.

Điều này xuất phát từ chính sách kiểm tra mặt hàng rất gắt gao với mục đích đảm
bảo tối đa chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đã vô hình chung làm giảm một
lượng nhà bán dẫn đến số lượng mặt hàng ít hơn các trang TMĐT còn lại. Tuy nhiên,
điều này giúp người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi mua các sản phẩm trên Tiki. 

- Dịch vụ giao hàng tươi sống TikiNGON chưa áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Hiện tại, dịch vụ giao hàng thực phẩm tươi sống của TikiNGON vẫn chưa được Tiki triển
khai thực hiện trên phạm vi cả nước mà chỉ mới được áp dụng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và
Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu về các loại nông sản ở các địa phương khác đang tăng cao, đặc
biệt là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Tiki lại không thể kết nối với những khách hàng tiềm
năng này. Do đó, Tiki cần nhanh chóng cải thiện vấn đề này nếu muốn xây dựng mối quan hệ
chặt chẽ với tệp khách hàng này.

3.3. Phân tích môi trường vĩ mô của TMĐT Việt Nam

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những tác động tiêu cực đối với hoạt động mua bán, kinh
doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiều địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên, trước những ảnh hưởng làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 toàn
cầu, sự xuất hiện của các sàn TMĐT như một bước đột phá, cung cấp cho bà con nông dân một
địa chỉ tiêu thụ nông sản đáng tin cậy. Đây được đánh giá là kênh phân phối mới, hiện đại và
hiệu quả.

Những thuận lợi mà việc ứng dụng công nghệ trong tiêu thụ nông sản thông qua các sàn
TMĐT là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, những thay đổi này vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn và
thách thức đến từ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.

3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng (PEST)

3.3.2.1. Political (Chính trị)

- Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 có mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy
việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng; xây dựng môi trường hoạt
động TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; trở thành quốc gia có thị
trường TMĐT phát triển dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Đây được đặt kỳ vọng là một trong những biện pháp chính tạo cơ sở pháp lý hiệu quả và
vững chắc góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho những bước tiến xa và bền vững của thị trường
TMĐT Việt Nam trong tương lai.

- Chính sách hỗ trợ đưa nông sản lên sàn TMĐT

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Nhà nước đã có những phương
án đồng hành, hỗ trợ cụ thể nhằm tiêu thụ sản phẩm nông sản. Cụ thể, quyết định 1034/QĐ-
BTTTT được phê duyệt với mục tiêu hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia
các sàn TMĐT để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; hướng
tới đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT thông qua các doanh nghiệp
bưu chính.

Việc kết hợp đưa các sản phẩm nông sản lên các kênh hiện đại như sàn TMĐT là giải
pháp hiệu quả, không chỉ trong bối cảnh phức tạp dịch bệnh mà đây còn là xu hướng tất yếu,
định hướng lâu dài trong tương lai.

3.3.2.2. Economic (Kinh tế)

- Ảnh hưởng của COVID đến thu nhập của người tiêu dùng

Đại dịch đã đem lại những tác động tiêu cực với người lao động như làm tăng tỷ lệ nghèo
và cận nghèo và làm sụt giảm thu nhập tạm thời Sự giảm thiểu trong thu nhập đó đã gây những
ảnh hưởng trực tiếp lên kế hoạch chi tiêu của người tiêu dùng.

Xu hướng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng có những tác động sâu sắc đến sự phát
triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp TMĐT nói riêng. Cụ thể, khi người tiêu
dùng tiêu dùng ít đi đồng nghĩa với doanh thu của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống, điều này sẽ
tạo không tạo nên động cơ thúc đẩy sự gia tăng, mở rông quy mô phát triển của các doanh
nghiệp TMĐT cũng như không tạo nên sự khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành.

- Thiếu hụt nguồn cung lao động

Có thể nói, đại dịch gây ra bởi virus Corona đã làm trì trệ hoạt động sản xuất,.... điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.
Bối cảnh phức tạp của đại dịch đã buộc doanh nghiệp sa thải một lượng lớn lao động, dẫn
đến việc các lao động này đã phải di chuyển về quê do lo sợ nguy cơ lây lan dịch bệnh ở các
thành phố lớn cũng như không chịu được sức ép về chi phí sinh hoạt.

Khi tình hình bệnh dịch tạm ổn định và các doanh nghiệp được phép sản xuất trở lại,
nguồn lao động này lại không sẵn sàng để quay lại làm việc. Điều này đã trực tiếp gây ra tình
trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động. Việc thiếu hụt nguồn cung lao động mang lại
những tác động tiêu cực đến cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

3.3.2.3. Social (Xã hội)

- Thay đổi thói quen mua sắm từ truyền thống đến hiện đại.

Biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều địa phương do đại dịch COVID-19 đã thay đổi
những thói quen lâu năm. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà, nhu cầu thực hiện
hoạt động giao dịch mua sắm trực tuyến càng tăng thay vì thông qua kênh thương mại truyền
thống trước đây. Có thể thấy, sự gia tăng mức độ sẵn sàng mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng dưới tác động của dịch Covid đã tạo ra những cơ hội nhất định cho sự phát triển các trang
TMĐT.

- Nhu cầu cho các mặt hàng thiết yếu tăng lên.

Một xu hướng dễ nhìn thấy trong bối cảnh đại dịch là các mặt hàng loại nhu yếu phẩm
cần thiết ngày càng được chiếm được sự quan tâm của người tiêu dùng, phản ánh mức độ ưu tiên
của người tiêu dùng cho nhu cầu cơ bản trước những tác động của dịch bệnh.

Những thay đổi này trong hành vi tiêu dùng chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng của các biện
pháp giãn cách xã hội đã buộc người dân phải tăng thời gian ở nhà cũng như hạn chế đi lại để
giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Trước xu thế này, các sàn TMĐT dường như đã xác định được ngành hàng nông sản là
một xu hướng cạnh tranh dài hạn. Điều này đã giúp tạo ra một động lực phát triển lớn cho ngành
bách hóa trực tuyến, bao gồm các mặt hàng nông sản trên sàn TMĐT nói chung và Voso.vn nói
riêng.

3.3.2.4. Technology (Công nghệ)


- Sự phát triển của dịch vụ thanh toán điện tử.

Một trong những hạ tầng trọng yếu để phát triển thị trường bền vững là hạ tầng thanh
toán điện tử trong TMĐT.

Trong bối cảnh bùng phát mạnh mẽ của các làn sóng dịch bệnh, phần lớn người dân đã
dần có ý thức chuyển sang sử dụng các dịch vụ thanh toán không tiền mặt nhằm đảm bảo an
toàn, cũng như hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Theo nhận định từ phía các chuyên gia, việc thanh
toán bằng tiền mặt có thể giúp các trang TMĐT cắt giảm chi phí giao dịch, sản xuất, bán hàng,
tiếp thị, mở rộng thị trường

Không dừng lại ở những lợi ích ấy, thanh toán điện tử cũng giúp các trang TMĐT khắc
họa được cụ thể chân dung khách hàng với các gần như đầy đủ các thông tin như tài sản, mức thu
nhập, hay họ dùng tiền vào những việc gì. Từ đây, các dịch vụ TMĐT có thể linh hoạt tùy biến
thêm các tính năng sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng.

- Ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được
các HTX và người dân đẩy mạnh

Các công nghệ hướng tới mục đích đưa nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng
hiện đại, giữ ổn định lượng cung sản phẩm dù trong bối cảnh dịch bệnh, gia tăng sản xuất sản
phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao ra thị trường. Nếu các sàn TMĐT có thể
tận dụng những nguồn cung ứng sản phẩm nông nghiệp được đảm bảo về chất lượng thì sẽ đạt
được lợi thế nhất định trong cạnh tranh với các đối thủ khác.

3.4. Mô hình SWOT của Voso.vn

Bảng 1. Mô hình SWOT của Voso.vn

Strengths (Điểm mạnh) Weaknesses (Điểm yếu)


- Có ưu thế về chi phí vận chuyển do tận - Chưa phát triển dịch vụ giao hàng nhanh,
dụng được mạng lưới vận chuyển của giao hàng trong ngày
Viettel
- Ngoài trừ sản phẩm thuộc gian hàng
- Uy tín do được bảo trợ bởi Viettel VosoMall, các sản phẩm đến từ nhà bán tự
do không được cam kết về chất lượng.

- Thời gian gia nhập thị trường TMĐT chưa


- Tính năng Scan QR cung cấp giải pháp
lâu nên độ nhận diện thương hiệu còn thấp
truy xuất nguồn gốc hàng hóa
- Chưa có được lượng khách hàng trung
thành cao
Opportunities (Cơ hội) Threats (Thách thức)
- Nỗi lo lây lan dịch Covid cùng sự gia tăng
- Ảnh hưởng của dịch COVID đến kinh tế sẽ
nhu cầu về tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm
làm giảm chi tiêu và nhu cầu mua sắm của
thời gian khiến việc sử dụng các trang
người tiêu dùng
TMĐT có xu hướng gia tăng
- Đại dịch covid gây ra nguy cơ đứt gãy
- Nhu cầu về các mặt hàng nhu yếu phẩm,
chuỗi cung ứng lao động và khó khăn trong
trong đó có thực phẩm tăng cao trong bối
vận chuyển hàng hóa
cảnh dịch COVID-19
- Thị trường TMĐT là một thị trường mới
- Sự bùng nổ ứng dụng công nghệ cao vào
mẻ, và còn khá non trẻ tại VN nhưng số
TMĐT giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.
lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường
- Hành lang pháp lý về TMĐT ngày càng
này lại khá đông đúc.
được cải thiện

CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1. Phát triển dịch vụ giao hàng trong ngày

Theo kết quả nghiên cứu thực hiện bởi Google,, 77% người khảo sát cho rằng
chính sách giao hàng tác động rất nhiều đến quyết định có mua hàng hay không của họ.
Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu rút ngắn thời gian giao và nhận hàng của người tiêu
dùng dẫn đến sự ra đời của dịch vụ giao hàng trong ngày. Giao hàng trong ngày vừa đáp
ứng được mong muốn giao hàng của các chủ shop vừa phục vụ được người mua hàng nhận được
sản phẩm nhanh chóng. 
Bên cạnh đó, đối với các mặt hàng nông sản, thời gian giao hàng quá lâu sẽ gián tiếp làm
giảm chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, việc Voso phát triển dịch vụ giao
hàng trong ngày là cần thiết để bảo đảm chất lượng nông sản.

Rủi ro:

- Đòi hỏi phát triển hạ tầng cơ sở phù hợp với mức độ tự động hóa cao để cắt giảm tối đa
thời gian xử lí và giao đơn hàng đến người tiêu dùng, dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong chi phí
vận hành.

- Khối lượng luân chuyển hàng hóa hạn chế cũng như chi phí nhiên liệu tăng lên do phải
vận chuyển nhiều lần trong ngày sẽ khiến phí ship mà khách hàng trả tăng lên, ảnh hưởng đến
trải nghiệm khách hàng.

5.2. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program)

Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) là một chiến lược marketing nhằm
tặng thưởng cho những khách hàng trung thành, có nhiều tương tác thường xuyên với nhãn
hàng. 

Theo đó, Voso có thể áp dụng mô hình tích điểm thành viên (Point-based model) để
khuyến khích sự gắn kết và tăng số lần quay lại mua hàng của khách hàng. Với mô hình tích
điểm, khách hàng sẽ được thưởng điểm cho mỗi hoạt động mà họ thực hiện trên sản phẩm của
Voso.vn, đạt tới một số điểm nào đó thì họ có thể đổi điểm lấy quà hoặc đổi điểm lấy quyền lợi
tương ứng.

Một đặc trưng quan trọng của người tiêu dùng Việt Nam là phần lớn thu nhập được dành
cho tiêu dùng các mặt hàng nhu yếu phẩm, trong đó có nông sản. Bên cạnh đó, vì bản chất nông
sản không thể giữ độ tươi quá lâu nên nhu cầu về mặt hàng này là khá thường xuyên. Hơn nữa,
dịch bệnh đã làm người tiêu dùng dần trở nên nhạy cảm hơn với giá cả hàng hóa.

Do đó, bằng việc thiết kế các hoạt động để khách hàng có thể tích điểm như điểm danh
hằng ngày, các trò chơi, thuởng điểm cho mỗi đơn hàng thành công, feedback sau mỗi lần mua
hàng, hay chia sẻ trên mạng xã hội,… từ đó, khách hàng có thể đổi lấy voucher hoặc các mã
giảm giá, Voso có thể khuyến khích khách hàng quay lại mua hàng thường xuyên hơn để có
được nhiều ưu đãi tốt hơn.
Rủi ro:

- Là một chiến dịch Marketing lâu dài cần được duy trì thường xuyên để giữ chân khách
hàng nên chi phí về nhân lực và vận hành không hề nhỏ nhưng tỷ lệ thất bại lại khá cao.

- Bên cạnh đó, đây là một phương pháp phổ biến đã được sử dụng nhiều bởi các đối thủ
cạnh tranh khác (Shopee, Lazada,..) nên khách hàng sẽ dễ bỏ đi khi nhận ra sự trùng lặp của mô
hình này.

5.3. Hợp tác với Tiktok Influencer

Do Voso chỉ mới gia nhập thị trường trong hai năm gần đây nên việc nâng cao độ nhận
diện về thương hiệu là một điều cần thiết để tăng lượng khách hàng tiếp cận đến với sàn. Một
trong những hình thức Marketing phố biến gần đây là thông qua các Influencers trên nền tảng
TikTok.

TikTok Influencer Marketing được hiểu là hình thức Marketing thông qua các
Influencer trên nền tảng TikTok. Đây là một phương pháp Marketing thông qua người ảnh
hưởng (Influencers) – những người có lượt theo dõi và tương tác nhiều trên nền tảng mạng xã
hội TikTok.

Cụ thể, với đặc trưng là các sản phẩm nông sản chiếm giữ vai trò chủ đạo trên sàn, Voso
có thể hợp tác với những Influencer có tầm ảnh hưởng về nấu ăn hay lối sống lành mạnh để tạo
ra TikTok Hashtag Challenge, từ đó tăng độ phủ sóng và nhận biết của về thương hiệu đến với
các khách hàng mục tiêu.

Rủi ro:

- Một trong những khó khăn lớn nhất khi làm TikTok Influencer Marketing là kinh phí
yêu cầu khá lớn.

- Việc tìm kiếm và kết nối với các Influencer thích hợp với mục tiêu truyền thông và định
hướng nội dung mà chiến dịch yêu cầu là không dễ dàng do hầu hết các bạn TikToker tại Việt
Nam hiện nay đều là cá nhân hoạt động độc lập, không qua công ty quản lý.

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN


Dựa trên kết quả thu được từ bài nghiên cứu, có thể thấy diễn biến phức tạp của từng làn
sóng đại dịch COVID-19 đã đánh dấu sự sụp đổ của rất nhiều doanh nghiệp nhưng song song đó,
cũng tạo nên cơ hội vàng cho những doanh nghiệp tỏa sáng nếu có thể nhạy bén nắm bắt cơ hội.
Và trường hợp của doanh nghiệp TMĐT cùng nông sản chính là minh chứng rõ ràng cho sự nhạy
bén với biến đổi của thời cuộc đó.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Voso.vn, với tư cách là một thành viên mới nhưng mang tham
vọng lớn, đã phần nào thành công trong việc xây dựng cho mình một vị thế nhất định trong lòng
người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng như các sàn TMDDT khác, Voso.vn cũng còn tồn tại những
hạn chế. Dựa trên những hạn chế đó của Voso.vn, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất một vài giải
pháp với mong muốn giúp sàn TMĐT đầy triển vọng có thể tiến xa hơn tại một thị trường tiềm
năng như Việt Nam.

You might also like