You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


MÃ HỌC PHẦN: INE3104 5 2022
Học kỳ I năm học 2022 - 2023

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO
CHỦ ĐỀ: SẢN XUẤT SẠCH HƠN – 1 XU THẾ SẢN XUẤT KẾT HỢP VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Giảng viên : TS. Nguyễn Tiến Minh Chữ ký____________

Sinh viên : Dương Ngọc Huyền Linh Chữ ký ___Linh_________

Mã sinh viên : 20050861 Lớp: QH2020E-KTQT 3

Hà Nội, tháng 1 năm 2023


Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử ......................................................................... 1
1.2. Khái quát về chủ đề............................................................................................... 4
II. Phần lý thuyết ............................................................................................................. 5
2.1. Khái niệm của website và vai trò của website đối với doanh nghiệp ................... 5
2.1.1. Khái niệm của website.................................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của Website đối với doanh nghiệp ..................................................... 5
2.2. SEO và các khái niệm cơ bản ............................................................................... 6
2.2.1. Định nghĩa SEO .............................................................................................. 6
2.2.2. Quy trình SEO ................................................................................................ 6
III. Phần thực hành .......................................................................................................... 9
3.1. Tìm kiếm từ khóa .................................................................................................. 9
3.2. Viết bài viết chuẩn SEO ...................................................................................... 13
3.3. Đăng bài viết chuẩn SEO .................................................................................... 21
3.4. Chạy backup link cho bài viết ............................................................................. 22
IV. Kết luận ................................................................................................................... 23
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền
tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán,
trao đổi, thanh toán trực tuyến. Những năm gần đây, thương mại điện tử nhanh chóng
trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và dần trở thành xu hướng tất yếu mà
không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc trong thời đại công nghệ 4.0. Đặc biệt,
tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp khiến nhiều nơi trên thế giới phải thực hiện các
biện pháp “giãn cách xã hội” giúp cho thương mại điện tử đạt được những con số tăng
trưởng ấn tượng. Xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên toàn cầu đã
góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực
ASEAN.
● Tình hình thương mại điện tử trên thế giới
Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng ở các quốc gia lớn trên thế giới như
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU… và lan rộng tới các quốc
gia đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…
Theo báo cáo của UNCTAD, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong
bối cảnh các hạn chế về di chuyển do tác động của đại dịch COVID 19 đã giúp tăng tỷ
trọng doanh số bán lẻ trực tuyến trên tổng doanh số các mặt hàng bán lẻ từ 16% lên
19% vào năm 2020. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ trọng doanh số bán lẻ trực
tuyến cao nhất đạt mức 25,9% vào năm 2020, tăng 20,8% so với năm 2019.
Bên cạnh đó, doanh số thương mại điện tử toàn cầu đã tăng lên 26,7 nghìn tỷ USD
vào năm 2019, tăng 4% so với năm 2018, tương đương với 30% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) toàn cầu trong cùng năm, bao gồm: doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C).

Bảng 1: Doanh số bán lẻ trực tuyến của một số nền kinh tế năm 2018 - 2020

Nền kinh Bán lẻ trực tuyến (tỷ Doanh số bán lẻ (tỷ Tỷ trọng bán lẻ trực
tế USD) USD) tuyến (% doanh số
bán lẻ)

2018 2019 2020 2018 2019 2020 2018 2019 2020

Úc 13,5 14,4 22,9 239 229 242 5,6 6,3 9,4

1
Canada 13,9 16,5 28,1 467 462 452 3,0 3,6 6,2

Trung 1.060, 1.233, 1.414, 5.755 5.957 5.681 18,4 20,7 24,9
Quốc 4 6 3

Hàn Quốc 76,8 84,3 104,4 423 406 403 18,2 20,8 25,9

Singapore 1,6 1,9 3,2 34 32 27 4,7 5,9 11,7

Vương 84,0 89,0 130,6 565 564 560 14,9 15,8 23,3
Quốc Anh

Hoa Kỳ 519,6 598,0 791,7 5.269 5.452 5.638 9,9 11,0 14,0

Các nền 1.770 2.038 2.495 12.752 13.102 13.003 14 16 19


kinh tế
Nguồn: Viện thống kê Việt Nam

Doanh số thương mại điện tử B2B toàn cầu đạt 21,8 nghìn tỷ đô la, chiếm 82% tổng
thương mại điện tử vào năm 2019, bao gồm cả doanh số bán hàng trên các nền tảng thị
trường trực tuyến và giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). Mỹ dẫn đầu về thị trường
thương mại điện tử, theo sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc (Bảng 2).

Năm 2019, giá trị thương mại điện tử B2C trên toàn cầu ước tính đạt 4,9 nghìn tỷ
đô, tăng 11% so với năm trước đó. Ba quốc gia dẫn đầu về doanh số thương mại điện tử
B2C vẫn là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Thương mại điện tử B2C xuyên
biên giới đạt khoảng 440 tỷ đô la vào năm 2019, tăng 9% so với năm 2018.

Bảng 2: Doanh số thương mại điện tử: 5 quốc gia hàng đầu 2019

2
Nguồn: Viện thống kê Việt Nam

● Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam

Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch Covid-19,
thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một
trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Với mức tăng trưởng 20%, có thể thấy, trong suốt 7 năm qua, thương mại điện tử Việt
Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%.
Hình 1: Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 (tỷ USD)

Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam


Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, nếu như năm 2017 doanh thu
thương mại điện tử Việt Nam chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2021, con số này đã đạt
13,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam
năm 2017 chỉ đạt 33,6 triệu người nhưng con số này đã được nâng lên 54,6 triệu người
vào năm 2021.
Hình 2: Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến

Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam


Việt Nam có 74,8% người người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến trong
số 75% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Những loại hàng hóa dịch vụ được người

3
tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất bao gồm quần áo, giày dép, mỹ
phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa quà tặng; thực
phẩm. Điện thoại di động tiếp tục là phương tiện chủ yếu thường được người tiêu dùng
sử dụng để đặt hàng trực tuyến (chiếm 91%).
Hình 3: Tỷ lệ người dùng mua sắm hàng tuần Việt Nam tháng 1 năm 2022

Nguồn: We are social & Hootsuite


Theo Báo cáo “Digital 2022 global overview report” của We are social &
Hootsuite, tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng tuần Việt Nam đứng thứ 18 trong
số các quốc gia (58,4%), ngang bằng với mức trung bình toàn cầu, cao hơn một số
quốc gia như Mỹ, Australia, Pháp, Nhật Bản,…

1.2. Khái quát về chủ đề


Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, các quốc gia liên tiếp phải trải qua những
thảm họa môi trường xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng
trưởng dân số mạnh mẽ và quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng kèm theo sự phát
thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễm vào môi trường. Do đó, việc tìm những giải
pháp giảm thiểu chất thải ra môi trường từ các nhà máy, xí nghiệp luôn là một vấn đề
mang tính cấp bách với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong những năm gần đây, một trong những giải pháp bảo vệ môi trường đang
được ứng dụng hiệu quả ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Anh… đó là
áp dụng sản xuất sạch hơn (cleaner production) vào trong quá trình hoạt động sản xuất
- kinh doanh ở nhiều lĩnh vực. Mục tiêu chính của phương pháp sản xuất sạch hơn là
tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách
có hiệu quả nhất. Sản xuất sạch hơn hướng tới việc tránh hay giảm thiểu được các chất
thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra. Phương pháp sản xuất này sẽ tiếp cận
theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với nền công nghiệp lạc hậu,

4
tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, dẫn đến một lượng lớn chất thải được sinh ra trong
quá trình sản xuất. Kết quả là chi phí sản xuất lớn và làm giảm khả năng cạnh tranh
trong cơ chế thị trường đối với các doanh nghiệp. Mặt khác, việc xây dựng các hệ
thống xử lý chất thải đòi hỏi chi phí đầu tư lớn mà trong điều kiện kinh tế còn nhiều
hạn chế như Việt Nam thì khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc áp dụng các
nguyên lý của sản xuất sạch hơn một cách phù hợp vào các ngành sản xuất công
nghiệp nhằm hạn chế lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồng thời nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp là một xu thế tất yếu hiện nay.

II. Phần lý thuyết


2.1. Khái niệm của website và vai trò của website đối với doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm của website
Trang mạng (website) là một tập hợp các trang Web bắt đầu bằng một tệp với địa
chỉ tên miền. Đối với kinh doanh, website đang trở thành trung tâm mua bán lẻ tại nhà,
trung tâm thông tin cho thương mại, giải trí và giao tiếp.
Để sử dụng Web cần có:
- Mạng Internet, Intranet và Extranet
- Ngôn ngữ siêu văn bản
- Giao thức truyền tệp
- Giao thức truyền siêu văn bản
- Phần mềm trình duyệt Web
Một trang Web có thể bao gồm chữ, hình ảnh, video, âm thanh và đường kết nối
Trang web bao giờ cũng bao gồm trang chủ và các trang nội dung
Hình 3: Trang web hoạt động theo mô hình Client/Server

Nguồn: Giáo trình Thương mại điện tử

2.1.2. Vai trò của Website đối với doanh nghiệp


- Mở rộng thị trường và kênh bán hàng
Doanh nghiệp có thể tận dụng và phát triển kênh bán hàng online với website để
tăng thị phần và doanh số, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

5
- Bán hàng không giới hạn vị trí địa lý
Website là một hình thức kinh doanh tối ưu, giúp doanh nghiệp không bị giới hạn
ở vị trí địa lý. Khách hàng có thể mua hàng ở bất kỳ đâu chỉ với một thiết bị
thông minh có kết nối với các thiết bị không dây khác như 4G, Wifi.
- Website giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ
Website được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing
online, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm,
dịch vụ đến khách hàng, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự
uy tín, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trước các đối thủ.
- Website là nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích
Tất cả mọi thông tin mà doanh nghiệp mong muốn truyền tải đến khách hàng như
giới thiệu về công ty, thông tin liên hệ, thông tin về sản phẩm dịch vụ, chương
trình khuyến mãi…. đều có thể cập nhật trên trang web
- Hiện diện trực tuyến 24/7
Khách hàng luôn có thể tìm kiếm về doanh nghiệp hay mua sản phẩm trực tuyến
ở mọi lúc, mọi nơi. Website mang đến sự tiện lợi cho khách hàng khi mà họ có
thể truy cập mọi nơi mà không cần trực tiếp đến cửa hàng vào mọi thời điểm
trong ngày ngay cả lúc nửa đêm hay cuối tuần, ngày lễ.
- Công cụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng
Website cho phép sự tương tác từ cả 2 phía giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng website để thực hiện các cuộc khảo sát hoặc thu
thập những đáng giá của khách hàng về doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, công cụ chăm sóc khách hàng trực tuyến có thể kịp thời giải quyết
những vấn đề khiếu nại của khách hàng hoặc tiếp thu những góp ý về sản phẩm.

2.2. SEO và các khái niệm cơ bản


2.2.1. Định nghĩa SEO
- SEO là viết tắt của "Search Engine Optimization" là quá trình tối ưu hóa website
nhằm cạnh tranh thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả công cụ tìm kiếm, từ đó
tăng traffic website và chất lượng traffic.
- Các phương pháp để nâng cao thứ hạng của 1 website bao gồm việc tối ưu hóa
website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên
kết đến trang
2.2.2. Quy trình SEO
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

6
- Mục đích nghiên cứu từ khóa: Nghiên cứu cụ thể nhu cầu tìm kiếm của người
dùng để cung cấp thứ họ cần
- Từ khóa dài ít cạnh tranh, dễ SEO web hơn so với từ khóa ngắn
- Phân loại từ khóa theo mục tiêu của bài viết
+ Từ khóa có tính cạnh tranh thấp: được ưa chuộng nhất, có tính ổn định
cao.
+ Từ khóa dễ liên kết/hay có khả năng liên kết cao: nhóm từ khóa có tính
mở, phù hợp với nhiều lĩnh vực, thường dùng để viết các bài có tính xâu
chuỗi nhằm liên kết các site với nhau nhằm mục tiêu nâng hạng site.
+ Từ khóa kiếm tiền: từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm dịch vụ của
doanh nghiệp, thường trực tiếp tác động đến doanh thu của doanh nghiệp
- Các công cụ nghiên cứu từ khóa
+ Sự am hiểu sản phẩm của người viết
+ Các công cụ Google
+ Các công cụ bên thứ 3 như keywordtool, keywordeverywhere, moz…
- Đánh giá từ khóa:
+ Xác định từ khóa “chính”
+ Các từ khóa mở rộng, liên quan đến từ khóa “chính”
Bước 2: Xây dựng bố cục bài viết
a) Tiêu đề bài viết
- Chỉ có 01 Tiêu đề dao động từ 60 - 65 ký tự.
- Không bị trùng lắp so với đối thủ
- Viết một tiêu đề thu hút bằng cách chèn số, từ ngữ cảm xúc tích cực hoặctiêu cực
trong tiêu đề. (Kinh ngạc, Bí kíp, Bất ngờ…)
b) Phần mở bài
- Đoạn đầu tiên (thường viết dưới 155 từ) thể hiện nội dung chính của bài viết và
đi thẳng vào vấn đề người dùng quan tâm, hứa hẹn đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề
hiện tại.
- Trong bài viết nên chèn từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên một cách tự nhiên nhất
và các từ khóa phụ, từ khóa liên quan 1-2 lần
- Sẽ tốt hơn nếu mở đầu bằng câu hỏi và để phần thân bài trả lời cho câu hỏi đó.
- Có thể đưa ra lý do vì sao bài viết lại quan trọng, nêu vấn đề của người dùng.
c) Thân bài
- Thân bài nên được viết từ 1000 - 2000 từ
- Thân bài nên là câu trả lời giải đáp truy vấn của người dùng, phải thể hiện được
những gì người viết chia sẻ thực sự có ích đối với họ.

7
- Bố cục thân bài nên rõ ràng, ngắt thành nhiều đoạn nhỏ là những nội dung xoay
quanh chủ thể của bài viết, mỗi ý có heading chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên
quan.
- Cụ thể như sau:
● Tiêu đề ý 1… (H2 số 1 = từ khóa chính)
● Tiêu đề ý 2… (H2 số 2 = từ khóa phụ)
● Tiêu đề ý 3… (H2 số 3 = từ khóa liên quan)
- Nên chèn hình ảnh, video, infographic… xen kẽ với nội dung chữ viết nhằm giúp
content hấp dẫn hơn
- Phân bố từ khóa đều, tự nhiên xuyên suốt bài viết với mật độ từ 1- 3%.
- Chèn internal link vào đúng ngữ cảnh với anchor text phù hợp.
c) Kết bài
- Phần kết bài viết chuẩn SEO thường có vai trò tóm tắt nội dung và nhấn mạnh
tầm quan trọng của bài viết, có độ dài từ 80-150 từ
- Đây là cơ hội để nhắc lại thương hiệu mình nhằm kêu gọi khách hàng hành động.
- Chèn từ khóa và trích dẫn nguồn (nếu có)
Bước 3: Tối ưu bài viết chuẩn SEO
- Tối ưu URL
+ URL nên chứa từ khóa chính (có lượng search cao nhất)
+ Càng ngắn càng tốt (nhưng phải giữ đúng nghĩa, dễ đọc, dễ nhớ)
- Tối ưu Sub-heading (H2, H3, H4 …)
+ Khi viết bài SEO, nên dùng subheading để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài
viết.
+ Các thẻ H2 hỗ trợ làm rõ nghĩa (support) cho H1, H3 support cho H2, H4
support cho H3 …
+ Nên in đậm các subheading và chèn LSI keywords vào các subheading.
+ Một subheading nhỏ không chứa quá 300 chữ.
+ Nếu đã dùng đến H2 thì phải có từ 2 H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm
bảo tính logic.
- Tối ưu Meta Description
+ Từ ngữ trong thẻ meta description cần ngắn gọn, súc tích chứa nội dung
chính, hấp dẫn người dùng click vào bài viết.
+ Thẻ meta description tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện desktop và
tối ưu trên cả thiết bị di động.
+ Không nhồi nhét từ khóa vào phần meta description.
- Tối ưu hình ảnh

8
+ Nên chọn đuôi hình ảnh là .jpg và dùng keyword không dấu đặt tên cho hình
ảnh khi upload lên website.
+ Kích thước ảnh: 1200 x 628 pixels
+ Ảnh chèn trong bài viết: 600 x 400 pixels
+ Căn giữa và viết chú thích cho tất cả các hình ảnh chèn vào bài viết.
+ Chất lượng hình ảnh càng sắc nét càng tốt.
Bước 4: Kiểm tra và chèn Keyword
- Phân bổ keyword một cách tự nhiên nhất.
- Tần suất keyword chính cần SEO nên xuất hiện nhiều nhất (chèn tầm 5-6 lần) so
với các keyword còn lại.
- Mật độ từ khóa khoảng 1-3% là ổn nhất cho một bài viết.
Bước 5: Tối ưu internal link và external link
- Internal link là liên kết nội bộ trỏ từ trang này sang trang khác trong cùng website
- External link là liên kết trỏ từ website của bạn ra bên ngoài website khác trên
Internet.
- Nên dùng tối thiểu 3 internal links và dùng tối thiểu 1 external link trong bài.
Bước 6: Đăng tải bài viết

III. Phần thực hành

3.1. Tìm kiếm từ khóa


Có thể nói tìm kiếm từ khóa cho chủ đề là công việc quan trọng để viết bài chuẩn
SEO và để làm được việc này chúng ta cần thực hiện theo các bước sau :
Bước 1: Tìm kiếm từ khóa :
- Tìm từ khóa chính (lõi) : Chỉ ra các từ 5-10 khóa chính của chủ để….
Chủ đề A : Sản xuất sạch hơn
từ khóa 1, sản xuất
từ khóa 2, sản xuất sạch
từ khóa 3, sản xuất sạch hơn
từ khóa 4, xu hướng sản xuất sạch hơn
từ khóa 5, sản xuất sạch hơn khái niệm
từ khóa 6, sản xuất sạch hơn là gì
từ khóa 7, sản xuất sạch hơn trong nhóm ngành
- Tìm từ khóa mở rộng bằng các công cụ
Công cụ keywordtool.io
từ khóa mở rộng 1, ví dụ về sản xuất sạch hơn
9
từ khóa mở rộng 2, lợi ích của sản xuất sạch hơn
từ khóa mở rộng 3, ứng dụng sản xuất sạch hơn
từ khóa mở rộng 4, thực trạng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam

Công cụ keywordseverywhere
từ khóa mở rộng 4, xu thế sản xuất sạch hơn
từ khóa mở rộng 5, sản xuất sạch hơn ở Việt Nam
từ khóa mở rộng 6, sản xuất sạch hơn trong ngành

10
- Tìm từ khóa có liên quan bằng Google (2 cách)
Gợi ý trong ô tìm kiếm:

Gợi ý trong «Các tìm kiếm liên quan đến…. »

từ khóa mở rộng từ google 1: Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
từ khóa mở rộng từ google 2: Sản xuất sạch hơn trong ngành dệt nhuộm
từ khóa mở rộng từ google 3: Sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may
- Tìm từ khóa từ website đối thủ hoặc tương tự....
11
(scp.gov.vn; vilas.edu.vn)
từ khóa mở rộng từ website tương tự 1: xu thế sản xuất sạch hơn
từ khóa mở rộng từ website tương tự 2: Doanh nghiệp Việt Nam vận dụng sản
xuất sạch hơn
từ khóa mở rộng từ website tương tự 3: mục tiêu của sản xuất sạch hơn
- TỔNG HỢP CÁC TỪ KHÓA TÌM ĐƯỢC.
từ khóa 1: sản xuất sạch hơn
từ khóa 2: sản xuất sạch hơn là gì
từ khóa 3: mục tiêu của sản xuất sạch hơn
từ khóa 4: lợi ích của sản xuất sạch hơn
từ khóa 5: thực trạng sản xuất sạch hơn
từ khóa 6: sản xuất sạch hơn ở Việt Nam
từ khóa 7: ví dụ sản xuất sạch hơn
Bước 2: Đánh giá từ khóa
Cửa số nhập các từ khóa để đánh giá

Cửa sổ kết quả đánh giá

12
Từ khóa chính của bài viết sẽ là: sản xuất sạch hơn

Từ khóa phụ của bài viết sẽ là: sản xuất sạch hơn là là gì, ví dụ về sản xuất sạch
hơn, sản xuất sạch hơn mục tiêu, lợi ích sản xuất sạch hơn

3.2. Viết bài viết chuẩn SEO


- Tên bài: SẢN XUẤT SẠCH HƠN – 1 XU THẾ SẢN XUẤT KẾT HỢP VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI
- Thân bài:
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dần trở nên khan hiếm và những tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhu cầu phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi
trường dần trở thành xu thế của thời đại, đồng thời là động thực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên,
các hoạt động sản xuất thường xuyên không được tận dụng tối đa nguồn lực và gây lãng phí nguyên
vật liệu trong suốt quá trình hoạt động.
Vì vậy, cleaner production (hay sản xuất sạch hơn) được ra đời như một giải pháp bảo vệ môi
trường thông qua việc thực hiện tổng hợp các biện pháp can thiệp vào hoạt động sản xuất với mục
đích làm giảm tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Hãy cùng tìm hiểu sản xuất sạch hơn là gì, mục tiêu của sản xuất sạch hơn, lợi ích của phương
pháp sản xuất sạch hơn và cách các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng sản xuất sạch hơn vào các lĩnh
vực trong bài viết này nhé!

1. Sản xuất sạch hơn là gì?

Khái niệm sản xuất sạch hơn


Sản xuất sạch hơn (Clear production) là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi
trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động
xấu đến con người và môi trường (UNEP, 1994).

13
Định nghĩa về Sản xuất sạch hơn (Theo UNEP) – Nguồn: Vilas
• Đối với các quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất
thải vào nước và khí quyển.
• Đối với các sản phẩm, chiến lược sản xuất sạch hơn nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các
tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu
đến khâu thải bỏ cuối cùng.
• Đối với các dịch vụ, sản xuất sạch hơn là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
2. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn

Mục tiêu hướng tới của sản xuất sạch hơn là nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên/năng lượng và
giảm các tác động tiêu cực tới môi trường.

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và
năng lượng một cách có hiệu quả nhất.

Khác với suy nghĩ truyền thống về môi trường là tập trung vào vấn đề phải làm gì với các chất thải
và phát thải đã phát sinh. Sản xuất sạch hơn hướng tới việc tránh hay giảm thiểu được các chất thải và
ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra.

14
Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn là thời điểm thực hiện. Trong
khi kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có các chất thải, tiếp cận theo hướng “phản ứng và xử
lý” thì sản xuất sạch hơn là tiếp cận theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” với phương châm “phòng
bệnh hơn chữa bệnh”.

3. Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng sản xuất sạch hơn?

Có thể thấy rất rõ việc áp dụng sản xuất sạch hơn mang đến nhiều lợi ích đến doanh nghiệp:
• Giảm các chi phí đầu vào của sản phẩm, giảm chi phí cho việc xử lý môi trường (các khoản
chi phí, thuế ngày càng trở thành sức ép lớn đối với doanh nghiệp).
● Giúp doanh nghiệp thu về khoản lợi nhuận cao hơn nhờ vào việc giảm chi phí sản xuất
● Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm do được quản lý tốt hơn, hiệu suất sử dụng
nguyên liệu, nhiên liệu cũng như nguồn lực tăng
● Khích lệ doanh nghiệp đổi mới nhờ vào việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn như đổi
mới thiết bị, công nghệ,...
● Nâng cao tính cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường nhờ vào chất lượng sản phẩm được cải
thiện, uy tiến của doanh nghiệp tăng lên trong mắt cộng đồng, người tiêu dùng
● Nâng cao năng suất do cải tiến quá trình và lôi kéo mọi người tham gia. Việc thực hiện các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo cách tiếp cận này là một cách tiếp cận chủ
động, làm thay đổi tích cực thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp

Lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn

=> Từ đó, việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

4. Doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng sản xuất sạch hơn như thế nào

Ngày 7/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp đến năm 2020” với mục tiêu sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sản xuất
công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu;

15
giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường,
sức khỏe con người và phát triển bền vững.

Toàn cảnh hội nghị

Qua 10 năm triển khai Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đến nay đã có 68,5%
doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn, tăng 20,5% so với năm
2010. 46,9% cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, tăng 35,9% so với năm 2010, 12% trong số
đó đã đạt mức tiết kiệm 8% trở lên trong giảm năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản
phẩm. Ngoài ra, đã có 21% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất
sạch hơn.

>> Xem thêm về Chiến lược sản xuất sạch hơn tại: Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp

Ngành công nghiệp sản xuất

Trong công nghiệp sản xuất, một trong những DN đầu tiên đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng sản xuất
sạch hơn là Công ty CP Mía đường Phan Rang. Trước đây, để bảo đảm công suất trên 1.500 tấn
mía/ngày, công ty phải sử dụng hơn 400 kWh điện, và thải ra môi trường một lượng lớn bã mía.

Từ khi đơn vị đầu tư gần 20 tỷ đồng để xây dựng lò hơi cao áp siêu nhiệt và sử dụng bã mía làm
chất đốt để chạy tuabin phát điện theo mô hình sản xuất sạch hơn, công ty đã tiết kiệm được hơn 70%
điện năng và giải quyết được thực trạng bã mía thừa, làm sạch môi trường, hạ giá thành sản phẩm, nên
được xem là điểm sáng trong ứng dụng SXSH tại tỉnh Ninh Thuận.

16
Ngành dệt may

Ngoài ra, trong ngành dệt may, một số công nghệ tiên tiến đang được áp dụng tại các nhà máy sản
xuất tại Việt Nam.

Công nghệ Plasma

Các nhà sản xuất sử dụng plasma để sửa đổi các đặc tính bề mặt vật liệu dệt nhằm cải thiện chức
năng nhuộm hoặc loại bỏ các hóa chất dư thừa khỏi vật liệu (khắc plasma). Do không làm thay đổi đặc
tính vốn có của vật liệu dệt, và được thực hiện ở giai đoạn khô nên không phát sinh vấn đề xử lý nước
thải.

Sử dụng các công nghệ hiện đại giúp tăng cường hiệu quả xử lý vật liệu, giảm các nguy cơ tiềm ẩn
về môi trường trong ngành dệt may – Nguồn: Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững – Bộ Công
Thương

Công nghệ nhuộm sóng siêu âm

Sử dụng sóng siêu âm trong chế biến ướt hàng dệt giúp tiết kiệm năng lượng tới 20%, giảm thời gian
xử lý và tiêu thụ nước.

Hệ thống máy nhuộm tân tiến – Nguồn: Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững – Bộ Công
Thương

Ngành Nông nghiệp

17
Không riêng các ngành công nghiệp, trong nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt cũng đầu tư, nâng
cấp hệ thống sản xuất. Điển hình là nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoàng Đăng, thuộc Công ty TNHH
chế biến nông sản Hoàng Đăng đã đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại: hệ thống sản xuất dây chuyền
khép kín cùng với hệ thống xử lý nước thải tối tân giúp cho việc sản xuất không gây ảnh hưởng, ô nhiễm
môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải hiện đại giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường

Nước thải đã qua sử dụng sẽ được đi qua hệ thống lọc, rồi xử lý để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau đó lại được tái sử dụng. Ngoài ra, bã sắn còn được
nhà máy tận dụng để chế biến thành thức ăn chăn nuôi hoặc bán cho bà con nông dân làm phân bón.

Ngành dịch vụ

Bên cạnh đó, một số tòa nhà, công trình được xây dựng với công nghệ xây dựng hiện đại, áp dụng
các tiêu chuẩn quốc tế về công trình kiến trúc xanh và tiết kiệm năng lượng. Tòa nhà Vincom Center
có thể được lấy như một ví dụ cho công trình thân thiện với môi trường giữa lòng TP.HCM. Bên cạnh
sự hiện đại và đẳng cấp, Vincom Center còn là tòa nhà “xanh” và tiết kiệm năng lượng đầu tiên của TP
HCM và Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn thiết kế “kiến trúc xanh” – một trong những tiêu chí đầu tiên
để đánh giá các công trình hàng đầu trên thế giới

Ngoài việc tận dụng phát triển các không gian xanh trong và ngoài tòa nhà; tất cả các công trình
thuộc Vincom Center còn đều được sử dụng kính Low-E, một loại kính tiết kiệm năng lượng và nhiên
liệu đang được nhiều công trình và tòa nhà cao cấp trên thế giới ưa dùng. Loại kính này sẽ giúp các văn
phòng giảm được chi phí vận hành điều hòa nhiệt độ, chống lãng phí năng lượng; tăng tuổi thọ, độ bền
cho các thiết bị văn phòng.

18
Vincom Center – Tòa nhà “xanh” giữa lòng TP.HCM- Nguồn: Cyber Real

Ngoài ra, Tòa nhà Vincom Center còn tích hợp hệ thống nước nóng năng lượng Mặt trời; Hệ thống
xử lý nước đảm bảo khi thải ra không gây ô nhiễm môi trường; Hệ thống thông gió và điều hòa không
khí tiết kiệm.

KẾT LUẬN

Có thể nói, các loại chất thải từ các khâu sản xuất không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn gây ra những tác hại lớn tới môi trường và đời sống của các
hộ dân ở các khu vực xung quanh.
Vì vậy, việc áp dụng sản xuất hơn trong sản xuất là vô cùng cần thiết.Việc áp dụng sản xuất sạch
hơn nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, giảm tiêu hao và ít gây ô nhiễm môi
trường hơn.
Ngoài ra, áp dụng các giải pháp này là phương pháp chủ động tiếp cận theo hướng dự báo, phòng
ngừa, hạn chế quá trình phát sinh chất thải từ nguyên liệu đầu vào và các công đoạn trong quá trình
vận hành.

| Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây:

Xem thêm phát triển bền vững môi trường có thực sự cần thiết? 4 nguyên tắc phát triển bền vững
môi trường tại đây

Xem thêm ''kinh tế xanh" - 1 con đường hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế ở Việt Nam tại
đây

Xem thêm 5 giải pháp phát triển bền vững gắn liền với kinh tế xanh tại đây

- Thẻ mô tả (bài) : sản xuất sạch hơn là một phương pháp sản xuất kết hợp với
bảo vệ môi trường nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường.
Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp sản xuất này nhé!

19
- Hình ảnh (hình, tiêu đề hình, thẻ alt cho hình):

Tiêu đề: Định nghĩa sản xuất


sạch hơn (theo UNEP) - Nguồn:
Vilas
Thẻ alt: Sản xuất sạch hơn là gì

Tiêu đề: Mục tiêu của sản xuất


sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng
cách sử dụng tài nguyên,
nguyên vật liệu và năng lượng
một cách có hiệu quả nhất.
Thẻ alt: Mục tiêu của sản xuất
sạch hơn

Tiêu đề: Lợi ích khi áp dụng


sản xuất sạch hơn
Thẻ alt: Lợi ích của sản xuất
sạch hơn

Tiêu đề: Toàn cảnh hội nghị


Thẻ alt: Hội nghị tổng kết 10
năm “Chiến lược sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp đến năm
2020”

Tiêu đề: không có (hình ảnh


chỉ dùng để minh họa)
Thẻ alt: sản xuất sạch hơn
trong ngành công nghiệp sản
xuất

20
Tiêu đề: Sử dụng các công
nghệ hiện đại giúp tăng cường
hiệu quả xử lý vật liệu, giảm
các nguy cơ tiềm ẩn về môi
trường trong ngành dệt may –
Nguồn: Văn phòng Sản xuất và
tiêu dùng bền vững – Bộ Công
Thương
Thẻ alt: sản xuất sạch hơn
trong ngành dệt may

Tiêu đề: Hệ thống máy nhuộm


tân tiến – Nguồn: Văn phòng
Sản xuất và tiêu dùng bền vững
– Bộ Công Thương
Thẻ alt: sản xuất sạch hơn
trong ngành dệt may

Tiêu đề: Hệ thống xử lý nước


thải hiện đại giúp giảm tác động
tiêu cực đến môi trường
Thẻ alt: sản xuất sạch hơn
trong ngành nông nghiệp

Tiêu đề: Vincom Center – Tòa


nhà “xanh” giữa lòng TP.HCM-
Nguồn: Cyber Real
Thẻ alt: sản xuất sạch hơn
trong ngành dịch vụ

3.3. Đăng bài viết chuẩn SEO


Chụp màn hình bài viết ví dụ

21
3.4. Chạy backup link cho bài viết
Chụp screen bài đăng trên forum (02 bài)

22
Đăng lên trang cá nhân

IV. Kết luận

Mục tiêu của em đối với bài tập là nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về tình hình thương
mại trên thế giới và Việt Nam, cùng với đó là học hỏi và thực hành viết một bài chuẩn
SEO.
Để đạt được mục tiêu đầu tiên, em đã tìm hiểu tình hình thương mại điện tử trên thế
giới và Việt Nam thông qua các trang báo và tạp chí uy tín như Cổng thông tin Bộ
Công Thương (MOIT), Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu Tư …Cùng với đó là tham
khảo số liệu từ những nguồn uy tín như báo cáo của UNCTAD, Sách Trắng Thương
mại điện tử Việt Nam, Báo cáo “Digital 2022 global overview report của We are social
& Hootsuite. Bằng cách kế thừa và tổng hợp thông tin, em đã viết về tình hình thương
mại điện tử trên thế giới và Việt Nam với những số liệu cụ thể và rõ ràng.
Để hoàn thành mục tiêu viết một bài chuẩn SEO, em đã trải qua một giai đoạn nỗ lực
học hỏi và thực hành. Trước tiên, để hiểu rõ về cách viết cũng như những tiêu chuẩn
viết một bài chuẩn SEO, em đã tham khảo bài giảng môn thương mại điện tử của thầy
Nguyễn Tiến Minh. Sau khi đã nắm chắc kiến thức lý thuyết, em đã tìm hiểu chủ đề và
tham khảo bài viết của đối thủ từ các nguồn uy tín như vilas.vn hoặc các bài viết từ
văn phòng Sản xuất và Phát triển Bền vững. Nhận thấy rằng, việc tìm kiếm từ khóa
cho chủ đề là công việc quan trọng để viết bài chuẩn SEO, em đã sử dụng các công cụ
như keywordseverywhere.com và https://keywordtool.io hay mục gợi ý các từ liên
quan của Google để giúp cho công việc tìm kiếm từ khóa được nhanh chóng và chính

23
xác hơn. Sau giai đoạn tổng hợp các từ khóa đã tìm được, em sử dụng Google Ads để
đánh giá từ khóa và tìm ra những từ khóa phù hợp, có lượng tìm kiếm cao và tính cạnh
tranh thấp. Sau khi đã chọn được những từ khóa phù hợp, em bắt tay vào xây dựng bài
viết và chỉnh sửa trên trang web Clibme.com. Bước cuối cùng là chỉnh sửa bài viết dựa
vào sự gợi ý của Rankmath để thăng hạng bài viết chuẩn SEO và đạt được số điểm ưng
ý.

24

You might also like