You are on page 1of 16

Bổ sung tên biểu đồ ở dưới (căn lề giữa) + nguồn(lề trái)

3.1. Môi trường chính trị


3.1.1. Chế độ chính trị
Việt Nam là một quốc gia đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị ở Việt Nam
là chế độ chính trị một đảng duy nhất cầm quyền (Đảng Cộng sản Việt Nam). Hệ thống chính
trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập.
Với định hướng như vậy, thể chế kinh tế của Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thể chế này, nền kinh tế vận hành theo các quy luật
khách quan của thị trường và có sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế. Tuy
nhiên mức độ can thiệp và kiểm soát không sâu sắc như trong thể chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung thường thấy ở các nước như Cuba hay Triều Tiên.
3.1.2. Quan hệ ngoại giao
Tính đến năm 2023, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với hơn 192 quốc gia trên thế
giới và chính thức trở thành thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như ASEAN,
WTO,... Chính sách mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa đã
giúp Việt Nam tranh thủ được sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế thông qua chương trình viện
trợ không hoàn lại, đồng thời hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, tăng
cường các quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là
thị trường kết nối rất mạnh qua các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, các FTA với
ASEAN, với các đối tác khu vực. Mở rộng hoạt động tại Việt Nam cũng là cánh cửa thuận lợi
để các sản phẩm Lenovo tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường khác trong ASEAN cũng
như thị trường của các quốc gia có kết nối với nền kinh tế của Việt Nam thông qua FTA.
3.1.3. Sự ổn định chính trị tại Việt Nam
Trong tình hình xung đột xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới như Syria, Sudan, chiến tranh
Nga - Ukraine, nền chính trị của Việt Nam được đánh giá cao. Nền chính trị ổn định là một
yếu tố thu hút dòng vốn FDI, yếu tố này của Việt Nam luôn được các doanh nghiệp FDI đánh
giá cao với tỷ lệ trên 90%. Theo kết quả từ cuộc điều tra PCI 2020, các doanh nghiệp FDI tiếp
tục coi Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành
chính dần thông thoáng, thanh kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt. Năm 2022
ghi nhận gần 27.72 tỷ USD tổng vốn FDI được đăng kí vào Việt Nam, mức vốn FDI thực hiện
đạt kỷ lục 22.4 tỷ USD, tăng 13.5% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao
nhất trong giai đoạn 5 năm từ 2017-2022, góp phần khẳng định sức hút của một nền chính
trị ổn định.
Chỉ số chính phủ tốt Chandler
Chỉ số chính phủ tốt Chandler là chỉ số toàn diện nhất thế giới, công bố bởi viện quản trị
Chandler (Singapore), được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của chính phủ quốc
gia. Chỉ số tập trung vào 7 trụ cột: Năng lực lãnh đạo và tầm nhìn xa; luật pháp và chính sách
mạnh mẽ; thể chế mạnh; quản lý tài chính; thị trường hấp dẫn; tầm ảnh hưởng, danh tiếng
toàn cầu và hỗ trợ phát triển con người.
Năm 2022, chỉ số này nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị, chống tham nhũng cũng như
năng lực quản trị của quốc gia trong đối phó với các cuộc khủng hoảng. Việt Nam xếp hạng
56/104 quốc gia được xếp hạng, trong đó chỉ số “Thị trường hấp dẫn” xếp hạng 39, cho thấy
những nỗ lực và hiệu quả hoạt động của chính phủ trong việc duy trì một môi trường ổn
định nhằm góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hình 1. Bảng xếp hạng “Chỉ số chính phủ tốt” của Việt Nam năm 2022
Nguồn: Viện Quản trị Chandler (Singapore)
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI)
Việt Nam là một trong 6 quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có tiến bộ nổi trội về Chỉ
số cảm nhận tham nhũng vào năm 2022, với 42 điểm, tăng 9 điểm kể từ 2018, xếp thứ
77/180 quốc gia được xếp hạng; cho thấy những nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ chống tham
nhũng trong nước.

Hình 2. Bảng xếp hạng Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 2022
Nguồn: Tổ chức minh bạch quốc tế (TI)
Hai chỉ số trên đã giúp Lenovo có thể đưa ra đánh giá khách quan về hiệu quả hoạt động của
Chính phủ và mức độ kiểm soát tham nhũng của thị trường Việt Nam, từ đó đánh giá mức
độ an toàn khi thâm nhập vào Việt Nam.
3.3. Môi trường xã hội
3.3.1.Nhân khẩu học
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam vào năm 2022 là 99.46 triệu người,
tăng 955.5 nghìn người, tương đương tăng 0.97% so với năm 2021. Tỷ số giới tính của dân
số năm 2022 là 99.5 nam/100 nữ. 73.6 là tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2022
với nam là 71.1 tuổi và nữ là 76.4 tuổi. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68.9% tính đến
quý IV năm 2022, cao hơn 0.8 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ
lệ thiếu việc làm của Việt Nam năm
2022 đã giảm 454.5 nghìn người so với
năm trước, khoảng 991.5 nghìn người.
Hình 5. Lực lượng lao động theo quý của Việt Nam, 2020-2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Có thể thấy ở thời điểm hiện tại Việt Nam là thị trường có một nguồn nhân lực dồi dào và
đầy tiềm năng so với các quốc gia khác có số dân thấp hơn. Ưu điểm này sẽ thu hút doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động với năng suất cao nhờ lực lượng lao động
phong phú. Tuy nhiên, Việt Nam là một xã hội có nhiều tầng lớp và cấp bậc; khiến Lenovo
gặp phải khó khăn trong việc xác định thị trường mục tiêu của mình.

Source: Vietnamnet.vn
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với già hóa dân số. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể
thấy trong giai đoạn 2009 – 2019, nhóm trên 60 tuổi ở đỉnh tháp ngày càng tăng và chạm
mốc 14% vào năm 2019. Theo khác chuyên gia, nếu không có chính sách can thiệp, đến năm
2038, tỷ lệ người trên 60 tuổi ở nước ta sẽ tăng lên 20%. Khi đó Việt Nam chính thức bước
sang giai đoạn dân số già. Đây sẽ là một thách thức lớn cho thị trường lao động và là một
điểm đáng cân nhắc khi Lenovo mở rộng hoạt động tại nước ta.
3.2.2.Thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng
Về thu nhập, 4.67 triệu đồng là thu nhập bình quân một người một tháng của cả nước năm
2022,
đã
tăng
11.1
điểm
% so
với
năm
2021 theo thông cáo báo chí về kết quả “Khảo sát mức sống dân cư năm 2022” của Tổng cục
Thống kê. Cũng trong năm 2022, gần 5.95 triệu đồng và 3.86 triệu đồng lần lượt là thu nhập
bình quân ở thành thị và nông thôn.

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn từ năm 2012-2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2022, một người đã chi bình quân khoảng 2.8 triệu đồng trong một tháng, giảm 3.3
điểm % so với 2020. Xu hướng chi tiêu của người dân ở thành thị và nông thôn có sự khác
biệt, trong khi chi tiêu ở thành thị giảm 13.6 điểm % thì ở khu vực nông thôn lại tăng 4.7
điểm %. Việc người dân ở thành thị có xu hướng giảm chi tiêu đã thu hẹp khoảng cách chi
tiêu của thành thị và nông thôn. Qua các số liệu về thu nhập và chi tiêu, Lenovo có thể đánh

giá được khả năng chi trả của người tiêu dùng Việt Nam khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị
trường Việt Nam.

Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn từ năm 2012 – 2022
Source: Tổng cục Thống kê
3.3.3. Một số xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam
Thay đổi trong quy mô hộ gia đình
Theo kết quả từ các cuộc Tổng điều tra dân số (TĐTDS) từ năm 1979 đến năm 2019 cho thấy
quy mô hộ gia đình tại Việt Nam ngày càng có xu hướng nhỏ lại. Số người bình quân trong
hộ gia đình qua các năm 1979, 1989, 1999, 2009, 2019 lần lượt là 5,22; 4,84; 4,6; 3,8; 3,3
người/ hộ. Điều này thể hiện sự dịch chuyển dần từ mô hình gia đình đa thế hệ sang mô
hình gia đình hạt nhân, và xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong tương lai. Bên
cạnh đó, trong vòng 30 năm từ 1989 đến 2009, tỷ suất sinh tại Việt Nam giảm gần 1 nửa từ
3,8 con/phụ nữ xuống 2,09 con/phụ nữ, phản ánh xu hướng có ít con hơn của các hộ gia
đình. Những thay đổi này sẽ tác động đến cơ cấu thu chi của gia đình cũng như sự đầu tư
nhiều hơn cho con cái của mình.
Thay đổi trong giáo dục
Tại Việt Nam, giáo dục ngày càng được chú trọng, mức chi tiêu của các hộ gia đình cho lĩnh
vực này ngày càng tăng lên. Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2020 cho thấy trung bình các
hộ dân cư phải chi khoảng hơn 7 triệu đồng cho một thành viên đang đi học, tăng 7% so với
năm 2018. Ở thành thị, các hộ chi 10,7 triệu đồng cho một thành viên đi học, gấp 2,1 lần so
với mức chi ở nông thôn.

Source: Tổng cục Thống kê


Trong thời đại 4.0 và dưới tác động của đại dịch Covid thì xu hướng số hóa giáo dục ngày
càng trở nên phổ biến, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu cho các thiết bị điện tử phục vụ
cho việc học tập trực tuyến như laptop, điện thoại cũng sẽ ngày một gia tăng tại Việt Nam.
Thay đổi trong xu hướng làm việc
Dưới tác động kép của kỷ nguyên số và đại dịch, người lao động trên toàn thế giới nói chung
và người lao động Việt Nam nói riêng đang có xu hướng chuyển sang hình thức làm việc từ
xa và làm việc kết. Không chỉ đảm bảo mức thu nhập người lao động có thể tạo ra, hình thức
làm việc này có thể giúp người lao động có lịch làm việc linh hoạt, giảm bớt đi đáng kể thời
gian di chuyển. Với xu hướng này thì nhu cầu cho các thiết bị điện tử nhằm hỗ trợ quá trình
làm việc một cách thuận tiện và hiệu quả nhất dự báo sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.
Xu hướng chi tiêu dùng đồ điện tử của người Việt Nam
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đều có xu hướng đầu tư về các thiết bị điện tử tiêu dùng
để phục vụ cuộc sống và làm việc. Kết quả khảo sát “Người tiêu dùng Việt Nam” của Deloitte
(2021) cho thấy chất lượng, giá cả và công nghệ là ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy hành vi mua
hàng điện tử của người Việt Nam.

Hình 7. Các yếu tố hàng đầu được cân nhắc trong quyết định mua hàng đối với các danh
mục phụ của đồ điện tử tiêu dùng
Nguồn: Khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte (2022)
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư

3.6. Môi trường sinh thái


3.6.1.Vị trí địa lý
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình
Dương, với đường biên giới trên đất liền trải dài 4550km và tiếp giáp với các quốc gia như
Trung Quốc, Lào, Campuchia và biển Đông. Địa hình Việt Nam đa dạng với đồi núi, đồng
bằng, bờ biển và thềm lục địa và thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
Việt Nam có vị trí địa lý- chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu trên
thế giới. Nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trên trục
đường giao thông quan trọng các tuyến hàng hải, thương mại nhộn nhịp nhất Châu Á.
3.6.2.Nguồn tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam vô cùng đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60
loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672.1 triệu tấn),
apatit (0.778 triệu tấn), titan (15.71 triệu tấn), than (3520 triệu tấn), dầu mỏ (6 tỷ tấn) và khí
đốt (4.000 tỷ m3),
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ là một lợi thế cho Lenovo trong việc mở rộng
sản xuất ở Việt Nam khi có sẵn các nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. Ví dụ như
Coban, đồng, Vonfram lớn để sản xuất thẻ RAM, thạch anh để sản xuất các bộ phận dành
cho bộ nhớ của máy tính, tất nhiên là với các điều kiện và quy định cụ thể về khai thác tài
nguyên.
3.6.3. Một số vấn đề môi trường tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Nồng độ khí thải CO2
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 đến 2.5 lần, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… quá mức cũng là nguyên nhân
làm hủy hoại môi trường sinh thái.
Nồng độ bụi ở đô thị đã nhiều lần vượt quá chỉ tiêu cho phép. Theo báo cáo của Iqair, hết
năm 2021, so với mức độ không khí đảm bảo được công bố bởi WHO, nồng độ bụi mịn
PM2.5 tại Việt Nam cao gấp 4.9 lần và đứng thứ 36 toàn thế giới về mức độ ô nhiễm không
khí.

Nguồn: Tapchigiaothong.vn

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế, đời sống
vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đã gây
ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên, khiến cân bằng sinh thái bị đe
dọa. Đây là khó khăn và thách thức cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, đòi
hỏi những biện pháp để giải quyết. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm ở mức đáng báo động,
Việt Nam đã đưa ra nhiều thể chế, cơ chế để bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp
nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi Lenovo cần có biện pháp
đúng đắn và cách thức hoạt động phù hợp với chính sách khi quyết định mở rộng thị trường
của Việt Nam.
Biến đổi khí hậu
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến
đổi khí hậu. Việt Nam đã ghi nhận nhiều hiện tượng khí hậu kì lạ như mùa hè ở miền Bắc
đến chậm hơn so với chu kỳ hàng năm, sương mù dày đặc xuất hiện vào thời điểm miền Bắc
đang chuyển sang hè,... Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu không có các biện pháp
thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến GDP của Việt Nam giảm
12% đến 14.5% GDP mỗi năm vào năm 2050.
Tình hình biến đổi khí hậu có thể có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, gây ra tình trạng gián đoạn sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất tăng,.. Trước
những thách thức trên, Lenovo cần xem xét kỹ lưỡng để có thể đưa ra những quyết định
đúng đắn và chính xác.
Đối với Lenovo, doanh nghiệp đã có những chính sách nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Bằng việc thực hiện nhiều dự án nâng cao hiệu suất năng lượng và lắp đặt các hệ thống
năng lượng tái tạo trong các nhà máy sản xuất, Lenovo đã tạo ra những dấu mốc nổi bật
trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu. Trong báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu năm
2030, lượng phát thải (trực tiếp) được Lenovo công bố thuộc Phạm vi 1 và 2 theo tiêu
chuẩn khí nhà kính GHG Protocol đã giảm 15%. GreenPeace đã xếp Lenovo ở vị trí thứ nhất
trong nhóm 14 công ty công nghệ hàng đầu về những chính sách và công việc cho môi
trường vào năm 2007.
Tài liệu tham khảo:
1. Anh Minh (2021). Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI.
Báo Chính Phủ. [online]
Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI (baochinhphu.vn)
2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2019). Tìm hiểu về chỉ số Môi
trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.
http://ciem.org.vn/Content/files/T%C3%A0i%20li%E1%BB%87u%20h
%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn%20EoDB-final(3).pdf
3. Tổng cục Thống kê (2022). Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế- xã hội quý
IV và năm 2022. [online].
https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2022/12/thong-cao-bao-chi-ve-
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/
4. Tổng cục Thống kê (2022). Thông cáo báo chí Tình hình lao động việc làm quý
IV và năm 2022. [online].
https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023/01/thong-cao-bao-chi-tinh-
hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2022/#:~:text=T%E1%BB%B7%20l
%E1%BB%87%20tham%20gia%20l%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng
%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20n%C4%83m%202022,tr%C4%83m
%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.
5. Tổng cục Thống kê (2022). Thông cáo báo chí Kết quả khảo sát mức sống dân
cư năm 2022. [online].
https://www.gso.gov.vn/su-kien/2023/05/thong-cao-bao-chi-ket-qua-khao-
sat-muc-song-dan-cu-2022/#:~:text=N%C4%83m%202022%20chi%20ti
%C3%AAu%20b%C3%ACnh,3%20%C4%91i%E1%BB%83m%20%25%20so%20v
%E1%BB%9Bi%202020.
6. Deloitte (2022). Khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam, phục hồi, tái cân bằng
và đổi mới. [online].
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/
consumer-business/sea-cb-vietnam-consumer-survey-2022-vn.pdf
7. PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên (2021). Một số vấn đề về môi trường ở Việt
Nam hiện nay- thực trạng và giải pháp. [online].
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-van-de-ve-moi-truong-o-viet-
nam-hien-nay--thuc-trang-va-giai-phap.html
8. Tạ Nhị (2022). Việt Nam xếp hạng 36 trên toàn cầu về ô nhiễm không khí. Tạp
chí điện tử Kinh tế Môi trường. [online].
https://kinhtemoitruong.vn/viet-nam-xep-hang-36-tren-toan-cau-ve-o-
nhiem-khong-khi-71906.html
Trong tình hình xung đột xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, nền chính trị của Việt
Nam được đánh giá cao. Việt Nam đã chú trọng nghiên cứu lý luận, có nhiều chủ
trương, chính sách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng một hệ thống chính sách ngày càng trở nên phù hợp hơn với luật
pháp và thực hiện cam kết hội nhập quốc tế. Từ khi đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa với sự điều
tiết Nhà nước, sự nhất quán về chính trị giúp Việt Nam trở thành điểm đến tiềm
năng của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2022, gần 27.72 tỷ USD là tổng vốn FDI
được đăng kí vào Việt Nam, mức vốn FDI kỷ lục đã thực hiện được là 22.4 tỷ USD,
cao hơn 13.5% so với cùng kỳ năm 2021. Sự nhất quán về chính trị là điều kiện quan
trọng để thu hút FDI vào Việt Nam. Cuộc điều tra PCI 2020 cho thấy Việt Nam vẫn
được coi là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ trên
90%.
Việt Nam cũng mở rộng quan hệ quốc tế với hơn 192 quốc gia trên thế giới và gia
nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO,... Việt Nam là thị trường kết nối rất
mạnh qua các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, các FTA với ASEAN, với các
đối tác khu vực. Mở rộng hoạt động tại Việt Nam cũng là cánh cửa thuận lợi để các
sản phẩm Lenovo tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường khác trong ASEAN cũng
như thị trường của các quốc gia có kết nối với nền kinh tế của Việt Nam thông qua
FTA.
“Chỉ số Chính phủ tốt Chandler” được công bố bởi Viện Quản trị Chandler
(Singapore), trong tổng số 104 quốc gia được xếp hạng, Việt Nam Xếp thứ 56 và đối
các nước có thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam đứng thứ 3 . Việt Nam là một
trong 6 quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có tiến bộ nổi trội về Chỉ số cảm
nhận tham nhũng vào năm 2022, với 42 điểm, tăng 9 điểm kể từ 2018; cho thấy
những nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng trong nước.
2 chỉ số trên đã giúp Lenovo có thể đưa ra đánh giá khách quan về hiệu quả hoạt
động của Chính phủ và mức độ kiểm soát tham nhũng của thị trường Việt Nam, từ
đó đánh giá mức độ an toàn khi thâm nhập vào Việt Nam.
Theo Bảng Xếp hạng Môi trường kinh doanh được đánh giá bởi World Bank, điểm số
của Việt Nam liên tục được cải thiện từ năm 2015 và đứng thứ 69/190 nền kinh tế
với điểm số 68.36 điểm vào năm 2018.

Điểm số trên đã phản ánh rằng Việt Nam là quốc gia có quy tắc cho kinh doanh và
bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn. Điều này có thể được coi là một yếu tố thuận lợi khi
Lenovo thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Cơ cấu dân số
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam vào năm 2022 là 99.46
triệu người, tăng 0.97% so với năm 2021. Tỷ số giới tính của dân số năm 2022 là 99.5
nam/100 nữ. 73.6 là tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2022 với nam là
71.1 tuổi và nữ là 76.4 tuổi.
Tỷ lệ người dân tham gia lực lượng lao động là 68.9% tính đến quý IV năm 2022, cao
hơn 0.8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.Có thể thấy Việt Nam là thị trường
có một nguồn nhân lực dồi dào và đầy tiềm năng so với các quốc gia khác có số dân
thấp hơn. Ưu điểm này sẽ thu hút doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt
động với năng suất cao nhờ lực lượng lao động phong phú.

Phân bố dân cư
Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế- xã hội, trong đó
dân số thành thị 37.09 triệu người, chiếm 37.3%; dân số nông thôn 62.37 triệu
người, chiếm 62.7%.
Dân cư tập trung đông nhất ở Đồng bằng sông Hồng với 22.5 triệu người, chiếm
23.4% tổng dân số cả nước; đứng thứ 2 là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung với 20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21.0%, ở đồng bằng sông Cửu Long
có 17.7 triệu người, chiếm 17.9%. Tây Nguyên là nơi tập trung ít dân cư nhất với 5.8
triệu người, chỉ chiếm 6.1% dân số cả nước.

Tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam năm 2022 đã giảm 454.5 nghìn người so với năm
trước, khoảng 991.5 nghìn người. Số liệu này chính là cơ sở đánh giá được thị trường
lao động tại Việt Nam, đồng thời cho thấy Lenovo sẽ có nhiều thuận lợi để sử dụng
nguồn nhân lực đông đảo với chi phí rẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam là một xã
hội có nhiều tầng lớp và cấp bậc; khiến Lenovo gặp phải khó khăn trong việc xác định
thị trường mục tiêu của mình.Cấu trúc gia đình: Quy mô gia đình tại Việt Nam ngày
càng nhỏ, chuyển từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình chỉ có hai thế hệ cha mẹ-con
cái sống chung. Sự khác biệt giữa quy mô hộ gia đình ở thành thị và nông thôn không
lớn với 3.5 người/hộ ở thành thị và 3.6 người/hộ ở nông thôn. Bên cạnh đó, trong
các gia đình Việt Nam hiện nay, sự bình đẳng giữa người vợ và người chồng đã được
thể hiện rõ hơn khi cả vợ và chồng đều có vai trò như nhau trong việc làm chủ gia
đình và công việc nội trợ.
Thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng:
4.67 triệu đồng là thu nhập bình quân một người một tháng của cả nước năm 2022,
đã tăng 11.1 điểm % so với năm 2021 theo thông cáo báo chí về kết quả Khảo sát
mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê. Cũng trong năm 2022, gần 5.95
triệu đồng và 3.86 triệu đồng lần lượt là thu nhập bình quân ở thành thị nông thôn.

Năm 2022, một người đã chi bình quân khoảng 2.8 triệu đồng trong một tháng, giảm
3.3 điểm % so với 2020. Xu hướng chi tiêu của người dân ở thành thị và nông thôn có
sự khác biệt, trong khi chi tiêu ở thành thị giảm 13.6 điểm % thì ở khu vực nông thôn
lại tăng 4.7 điểm %. Việc người dân ở thành thị có xu hướng giảm chi tiêu đã thu hẹp
khoảng cách chi tiêu của thành thị và nông thôn. Qua các số liệu về thu nhập và chi
tiêu, Lenovo có thể đánh giá được khả năng chi trả của người tiêu dùng Việt Nam khi
doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đều có xu hướng đầu tư về các thiết bị điện tử
tiêu dùng để phục vụ cuộc sống và làm việc. Kết quả khảo sát “Người tiêu dùng Việt
Nam” của Deloitte (2021) cho thấy chất lượng, giá cả và công nghệ là ba yếu tố hàng
đầu thúc đẩy hành vi mua hàng điện tử của người Việt Nam.
Thay đổi trong giáo dục: Theo Tổng cục Thống kê, người Việt Nam có tỷ lệ đi học
đúng tuổi các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2022 lần
lượt là 95.8%, 90.5% và 77.2%. Việc giáo dục ngày càng được chú trọng đầu tư trong
các hộ gia đình có thể thấy qua mức chi giáo dục với các khoản học phí, trái tuyến
(40.3%); học thêm (16.6%) và chi giáo dục khác (19.3%).
Thay đổi trong xu hướng làm việc: Người lao động Việt Nam đang có xu hướng
chuyển sang hình thức làm việc từ xa và làm việc kết hợp từ khi đại dịch bùng nổ.
Không chỉ đảm bảo mức thu nhập người lao động có thể tạo ra, hình thức làm việc
này có thể giúp người lao động có lịch làm việc linh hoạt, giảm bớt đi đáng kể thời
gian di chuyển.
Xu hướng sử dụng Internet của người Việt Nam:Tính tới tháng 9/2022, khoảng 72.1
triệu người là số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đạt được, chiếm tới 70%
dân số cả nước. Đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77.93 triệu người sử dụng Internet,
chiếm 79.1% tổng dân số, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có lượng người dùng
Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Số người dùng sử
dụng Internet hàng ngày tại Việt Nam có tỷ lệ lên tới 94%. Có thể thấy, thị trường
Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và tiềm năng của thị trường công nghệ và
Internet đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Số liệu trên đã cho thấy Việt
Nam là một trong những thị trường hấp dẫn đối với ngành điện tử, trong đó có
Lenovo.

Vị trí địa lý:


Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái
Bình Dương, với đường biên giới trên đất liền trải dài 4550km và tiếp giáp với các
quốc gia như Trung Quốc, Lào, Campuchia và biển Đông. Địa hình Việt Nam đa dạng
với đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa và thấp dần theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam.
Việt Nam có vị trí địa lý- chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu
trên thế giới. Nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trên trục đường giao thông quan trọng các tuyến hàng hải, thương mại nhộn
nhịp nhất Châu Á.
Nguồn tài nguyên khoáng sản:
https://www.moha.gov.vn/baucu/tin-tuc-su-kien/khong-ngung-doi-moi-noi-dung-va-
phuong-thuc-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-he-thong-chinh-tri-o-viet-nam-
48761.html#:~:text=%E1%BB%9E%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ta%2C%20t
%C3%ADnh%20nh%E1%BA%A5t,%C4%91%E1%BA%A3ng%20ch%C3%ADnh%20tr
%E1%BB%8B%20%C4%91%E1%BB%91i%20l%E1%BA%ADp.
https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/de-viet-nam-la-diem-den-ly-tuong-cua-dong-
fdi-578876.html
https://baochinhphu.vn/viet-nam-duoc-danh-gia-cao-ve-chi-so-chinh-phu-tot-
102220429100510238.htm
https://datacollection.gso.gov.vn/dieutracososanxuatkinhdoanhcathenam2022/
cong-bo-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-2019
https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/
7ng11fEWgASC/content/nhin-tu-cuoc-tong-ieu-tra-dan-so-va-nha-o-2019-co-hoi-va-
thach-thuc-tu-xu-huongbien-oi-ho-gia-inh-viet-nam
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/chi-tieu-cho-giao-duc-
dao-tao-cua-cac-ho-gia-dinh-o-viet-nam-nhung-nam-gan-day/

You might also like