You are on page 1of 8

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2017-2021


Giai đoạn 2017-2021 là 5 năm với nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam. Việt
Nam đạt nhiều cột mốc mới trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, dịch COVID-19
cũng đã gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế của Việt Nam.

GDP

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81%, vượt mục tiêu đề
ra 6,7% và cao hơn mức tăng của năm 2016. Năm 2018, mức tăng đạt tới 7.08% và là mức
tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%.

Năm 2021, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm
qua, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi
lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt
Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng. Theo giá hiện hành, GDP năm 2016
đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 205,3 tỷ USD); năm 2018 đạt 5.542,3 nghìn tỷ
đồng (tương đương 245,2 tỷ USD). Đến năm 2021 quy mô GDP của nền kinh tế đạt
8.479,7 ngàn tỉ đồng (tương đương 366,1 tỷ USD) [1]
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2
triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm
2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, có sự cải
thiện đáng kể so với các năm trước.

Năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao
động); năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017 do lực lượng lao động
được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng cao.

Năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 theo giá hiện hành đạt 110,5 triệu
đồng/lao động (tương đương 4.792 USD/lao động). Cụ thể, NSLĐ của khu vực công
nghiệp và xây dựng đạt 126,5 triệu đồng/lao động, tăng 16,8 triệu đồng/lao động so với
năm 2016; khu vực dịch vụ đạt 129,8 triệu đồng/lao động, tăng 25,9 triệu đồng/lao động,
đồng thời là khu vực có NSLĐ cao nhất trong 3 khu vực kinh tế; khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản đạt 44,7 triệu đồng/lao động, tăng 11,6 triệu đồng/lao động. Mặc dù NSLĐ của
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế nhưng đây lại là
khu vực có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất (10,62%), tiếp theo là khu vực dịch vụ (tăng 5,66%)
và khu vực công nghiệp và xây dựng (giảm 2,16%). Theo giá so sánh, năng suất lao động
tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng
cao.
Đến năm 2020 đạt mức 117,94 triệu đồng/lao động theo giá hiện hành (tương đương
5.081 USD/lao động), tăng 5,4% so với năm 2019

Năng suất lao động theo giá so sánh giai đoạn 2017-2021 tăng bình quân 7,7%/năm;
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3
triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020.
Theo giá so sánh, năng suất lao động trong năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao
động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%,
cao hơn mức 25,3% của năm 2020)

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP

Nguồn: Tổng Cục Thống kế


Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24%, trong đó khu vực
thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24
tuổi) năm 2017 là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%; khu vực nông thôn là
5,87%. [2]

Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn là
1,74%. [3]
Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam là 2,17%. Tỷ lệ thất nghiệp
khu vực thành thị cao gần gấp 2 lần khu vực nông thôn (3,11% so với 1,69%). Mức độ thất
nghiệp của nữ cao hơn của nam 0,17 điểm phần trăm (2,26% và 2,09%).

Trong năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ước khoảng 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%; Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động là 2,48%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%.

Tổng cục Thống kê đánh giá, tình hình lao động, việc làm quý IV/2020 có nhiều
dấu hiệu khởi sắc so với quý trước nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất
nghiệp, thiếu việc làm tính chung cả năm 2020 cao hơn năm 2019 trong khi số người có
việc làm, thu nhập của người làm công ăn lương thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, đây cũng
là một thành công của Chính phủ trong nỗ lực thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống
dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. [4]

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng
203,7 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%,
tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,42%,
cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Mặc dù Chính phủ đã có các chính
sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng chống Covid-19, vừa thực hiện phục hồi,
phát triển kinh tế xã hội nhưng tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp
nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành
thị vượt mốc 4%. [5]

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG


Đánh giá chung: Đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân dưới 4%
nhà nước quản lý đặt ra mỗi năm.

Năm 2017: CPI bình quân tăng 3,53% so với năm 2016.
Năm 2017 có nhiều cơn bão, gây thiệt hại to lớn về con người và vật của tại các tỉnh
miền Trung, khiến cho chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm tại các tỉnh này tăng cao.

Năm 2018: CPI bình quân tăng 3,54% so với năm 2017.
Có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng
trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 5,76%, làm CPI chung tăng
0,29%.

Riêng quý 4/2018, CPI tăng 3,44% do một số nguyên nhân:


 Giá thịt lợn tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2017.
 Giá thủy sản tươi sống, rau xanh làm tăng giá thực phẩm. 
 Giá dịch vụ y tế và học phí tăng.
Năm 2019: CPI bình quân tăng 2,79% so với năm 2018.
Có 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến CPI như
những năm trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,42%, còn lại chỉ tăng
nhẹ từ 0,01% - 0,63%.

Năm 2020: CPI bình quân tăng 3,23% so với năm 2019.
 Giá lương thực tăng 4,51% (làm CPI chung tăng 0,17%) vì nhu cầu tiêu dùng trong
nước tăng.
 Giá thực phẩm tăng 12,28% (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó giá thịt lợn tăng
57,23%.
 Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
 Dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32%. [6]

Năm 2021: CPI bình quân tăng 1,84% so với năm 2020 - Mức tăng thấp nhất kể từ
năm 2016.
Mức tăng thấp là do dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu tiêu dùng
của người dân.

 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm
2020.
 Dịch vụ du lịch, giải trí giảm mạnh; hỗ trợ đại dịch COVID-19 như giảm giá tiền
điện, hỗ trợ dịch vụ viễn thông; tiếp tục miễn, giảm học phí… [7]
Đây là một thành tích trong kiểm soát lạm phát. “Bình ổn được giá cả đồng nghĩa
với việc đã hỗ trợ doanh nghiệp, người dân có điều kiện tốt hơn để duy trì sinh hoạt và kinh
doanh.”
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 428,34 tỷ USD.

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 480,94 tỷ USD, tăng
12,2% so với năm 2017 (tương ứng 52,6 tỷ USD). Trong đó xuất khẩu tăng 13,2% (tương
ứng 28,58 tỷ USD), nhập khẩu tăng 11,1% (tương ứng 24,02 tỷ USD) so với năm 2017.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 517,97 tỷ USD, tăng 7,7%
so với năm 2018 (tương ứng 35,03 tỷ USD). Trong đó xuất khẩu tăng 8,4% (tương ứng
20,57 tỷ USD), nhập khẩu tăng 6,9% (tương ứng 16,46 tỷ USD) so với năm 2018.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 545,32 tỷ USD, tăng
5,28% so với năm 2019 (tương ứng 27,35 tỷ USD). Trong đó xuất khẩu tăng 6,94% (tương
ứng 18,36 tỷ USD), nhập khẩu tăng 3,54% (tương ứng 8,99 tỷ USD) so với năm 2019.

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%
so với năm 2020 (tương ứng 123,18 tỷ USD). Trong đó xuất khẩu tăng 19% (tương ứng
53,62 tỷ USD), nhập khẩu tăng 26,5% (tương ứng 69,56 tỷ USD) so với năm 2020. [8]
Kể từ năm 2017 đến năm 2020, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam liên tục đạt thặng dư với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2017, xuất siêu hàng hóa đạt 1,9 tỷ USD, năm 2018 tăng lên 6,46 tỷ USD,
năm 2019 đạt 10,57 tỷ USD và năm 2020 đạt 19,94 tỷ USD. Năm 2021, do ảnh hưởng nặng
nề của dịch COVID-19, nhiều nước đóng cửa, tăng cường sử dụng sản phẩm nội địa thay
cho hàng hóa nhập khẩu nên chỉ số xuất siêu của Việt Nam chỉ đạt mức 4 tỷ USD.
MỤC LỤC
GDP...................................................................................................................................................1
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG..............................................................................................................2
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP...................................................................................................................4
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG..............................................................................................................5
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.............................................................................................................7

Tài liệu tham khảo

[1] T. c. T. kê, "Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh," 2021.

[2] T. c. T. kê, "Báo cáo tình hình Kinh tế- Xã hội quý IV và năm 2017," 2018.

[3] T. c. D. s.-. K. h. h. g. đình, "Tình hình kinh tế- xã hội năm 2018," 2018.

[4] C. Thủy, "Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao do ảnh hưởng của dịch
Covid-19," VOV, 2020.

[5] T. c. T. kê, "Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và chỉ số
phát triển con người Việt Nam 2016-2020.," 2022.

[6] T. c. T. kê, "Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số đô la Mỹ tháng 12 năm
2020," 2020.

[7] M. Ngọc, "Chỉ số giá tiêu dùng năm 2021 tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016," Báo
điện tử Chính Phủ, 2021.

[8] T. c. T. kê, "Vượt qua khó khăn, xuất, nhập khẩu năm 2021 về đích ngoạn mục," 2021.

You might also like