You are on page 1of 34

NHÓM 1 - CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN

PNJ

Quách Phương Ngân (Nhóm trưởng) 030134180319

Nguyễn Mai Thảo Ngân 030134180313

Trần Phước Lộc 030134180267

Trần Đại Nghĩa 030134180326

Đặng Thị Bích Ngọc 030134180330

Huỳnh Thị Yến Ngọc 030134180331

Đặng Thị Thanh Nhật 030134180348

Huỳnh Thị Hồng Như 030134180374

Nguyễn Thị Yến Nhi 030134180357

Nguyễn Thị Hồng Nhi 030134180356

Bài luận theo nhóm: Tác động của nền kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán
VN và ngành mà nhóm nghiên cứu (nộp buổi 2).

1. GDP

Sự đổi mới về kinh tế và chính trị của Việt Nam sau những năm 1986 đã thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, nhanh chóng đưa
Việt Nam từ một những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung
bình thấp. Giai đoạn 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 3500 USD
năm 2020, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%.

Việt Nam với độ mở của nền kinh tế và hội nhập sâu rộng nên chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi dịch bệnh Covid 19. Song, kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng
GDP đạt 2,91%, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD thuộc nhóm tăng
trưởng cao nhất thế giới. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên do chịu tác động bởi dịch
bệnh Covid-19, kinh tế thế giới bị suy giảm trong đó thị trường chủ yếu là Trung Quốc
lại bị phong tỏa, giao thương hàng hóa không thuận lợi, khu vực dịch vụ du lịch chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất do ngành vận tải bị tê liệt. GDP Việt Nam tăng trưởng qua các năm.

Năm 2018, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,08% (tăng 3,96%) so với năm 2017
(6,81%) quy mô đạt 245 tỷ USD cao nhất kể từ năm 2008. Trong mức tăng chung của
GDP năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cao nhất với 3,76%, đóng
góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%,
đóng góp 48,6% và khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.

Năm 2019, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,02% (giảm 0,85%) so với năm 2018
(7,08%) nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017, vẫn đạt được mục tiêu mà
Chính Phủ đề ra, nguyên nhân được cho là do tác động của cuộc căng thẳng thương mại
Mỹ - Trung dẫn đến Trung Quốc co hẹp thị trường bởi các chính sách rào cản thương
mại.

GDP năm 2020 đạt mức thấp nhất trong các năm qua, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn
động lực cho sự tăng trưởng ở các năm sau nhờ nội lực và, tận dụng tốt các cơ hội và khả
năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế.
8.00

7.00

6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

0.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 - 2020. (Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Trong khi đó, theo Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu mang tựa đề “Việt Nam - Tăng trưởng
bị gián đoạn trong quý III/2020, nhưng triển vọng phục hồi ổn định”, Ngân hàng
Standard Chartered nhận định, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng vượt lên 7,8% vào năm
2021. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng
6,8% vào năm 2021. Ngân hàng HSBC cũng vừa công bố Báo cáo "Kinh tế châu Á: Tất
cả đều chịu đựng", trong đó dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt
mức 8,1% trong năm 2021. HSBC khuyến nghị, Việt Nam cần có thêm các chính sách hỗ
trợ tiền tệ để giúp nền kinh tế phục hồi. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global
Ratings cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 11,2% vào năm 2021.

Trong năm 2021, Việt Nam cần thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không
để dịch bệnh làm gián đoạn nền kinh tế, vừa nỗ lực phục hồi và phát triển KT-XH trong
trạng thái bình thường mới. Chính phủ cần có những chính sách bảo vệ người dân trước
đại dịch để đảm bảo người lao động trở lại làm việc và các doanh nghiệp nối lại hoạt
động trong môi trường an toàn. Đây là những điều kiện thiết yếu để bảo đảm kinh tế khu
vực sẽ dần hồi phục một cách toàn diện và bền vững.
2. Lạm phát

Tháng 12 năm 2017 lạm phát của Việt Nam quay trở lại với hai con số, giá cả hàng hóa
tăng vọt vào năm 2008, trong 10 tháng đầu năm 2013, cùng với những dấu hiệu tích cực
về tăng trưởng kinh tế, lạm phát được kiểm soát gần mức 6%. Đây là một thành công
trong việc duy trì mức lạm phát của Việt Nam ổn định trong 2 năm liên tiếp, mặc dù mức
lạm phát này của Việt Nam vẫn được coi là khá cao trong khu vực ASEAN.

Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2020 có xu hướng tăng qua các năm
nhưng biến động không lớn ở dưới mức 4% vẫn đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
Nhìn chung, Việt Nam cơ bản kiểm soát được lạm phát so với các nước trong khu vực.

4.00

3.50

3.00

2.50

2.00

1.50

1.00

0.50

0.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 2: Tăng trưởng lạm phát giai đoạn 2010 - 2020. (Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Lạm phát năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 (2,79%) tăng 15,77%, điều này phản
ánh biến động giá chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và giá dịch vụ
giáo dục tăng. Hơn nữa, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp,
nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất
khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân năm 2020
giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% so với năm trước.
Lạm phát năm 2019 đạt 2,79% giảm 21,2% so với năm 2018 (3,54%), nguyên nhân
giảm được cho là do giá hàng hóa thế giới giảm, chính sách tín dụng thận trọng, tỷ giá ổn
định và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều.Ngoài yếu tố giá hàng hóa thế giới giảm, giá
dịch vụ y tế trong nước tăng không nhiều cũng góp phần kiểm soát lạm phát. Giá dịch vụ
y tế trong năm 2019 ước tăng bình quân 4,8%, thấp hơn nhiều mức tăng bình quân 13,9%
của năm 2018.

Lạm phát năm 2018 tăng 3,53% so với năm 2017 (2,66%) tăng 32,71%, yếu tố gây tăng
giá hàng hóa do dịch vụ y tế tăng theo lộ trình khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng
13,86% làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thực
hiện lộ trình tăng học phí, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các
cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018 tăng 7,06%, giá thịt lợn tăng
10,37% so cùng kỳ năm trước, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,54%.

Năm 2021, trước sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu thì nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ
tăng, từ đó sẽ đẩy mặt bằng giá cả lên. Bên cạnh đó, lượng tiền mà các nước, các ngân
hàng trung ương bơm ra để phòng chống dịch, hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn, hay các động
thái tiếp tục nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất… trong thời gian qua sẽ có tác động mạnh hơn
trong năm tới, khiến lạm phát trên toàn cầu dự báo có thể tăng tương đối. Ngoài ra, các
dự báo đều cho thấy giá các hàng hóa cơ bản, trong đó có giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng
tăng trở lại, dù mức tăng không lớn nhưng cũng tạo thêm sức ép.

3. Thất nghiệp

Đại dịch COVID đã làm ảnh hưởng nặng đến tình hình kinh tế - lao động cả thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Tình trạng “đứt gãy” chuỗi cung ứng nguyên vật liệu,
thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc đình trệ cũng khiến hàng loạt nhà máy, xí nghiệp trong
nước phải tạm dừng hoạt động. Giãn cách xã hội làm cho không chỉ doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh mà cả ngành giáo dục, du lịch, nhà hàng, khách sạn... cũng bị ảnh
hưởng nặng nề. Lao động những ngành này vì vậy đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên là 54.2 triệu người, giảm gần 1.3 triệu người so với cùng kỳ năm 2019;
tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ước đạt 73.8%, giảm 2.8% so với cùng kỳ năm trước;
số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53 triệu người, giảm 1.3 triệu người so với
cùng kỳ năm trước.

Sự suy giảm diễn ra mạnh ở đối tượng làm công hưởng lương khi tình trạng sa thải,
ngưng việc ở các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng, tập trung ở một số ngành nghề như:
May mặc, da giầy, túi xách; thương mại điện tử, du lịch; khách sạn nhà hàng; vận
chuyển, giao nhận...

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị cao nhất trong
10 năm trở lại đây; tỷ lệ thiếu việc làm tăng, thu nhập của người làm công hưởng lương
trong quý II giảm.

Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng bị
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Mặc dù tình hình kinh tế cũng như lao động - việc làm gặp khó khăn nhưng với sự chỉ
đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc, triển khai mạnh mẽ của các cấp chính quyền
và sự đồng thuận từ Nhân dân, vấn đề giải quyết việc làm đã có những tín hiệu khả quan
hơn. Quý III-2020 so với quý trước, nền kinh tế đang cho thấy sự phục hồi trở lại. Tình
hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động tại Việt Nam trong quý III năm
2020 cũng được cải thiện so với quý trước nhưng các chỉ số về lao động, việc làm và thu
nhập của người lao động quý III và 9 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM 2020

Tỷ lệ thất
Tỷ lệnghiệp
thiếu của
việc
làmLLLĐ trong độ
của LLLĐ
trongtuổi
độ tuổi
2%2%

Lực lượng lao


động từ 15 tuổi
Lao động từ 15 trở lên
tuổi trở lên 48%
đang làm việc
47%

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
Tỷ lệ thiếu việc làm của LLLĐ trong độ tuổi Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi

Biểu đồ 3: Lao động và việc làm quý III và 9 tháng/2020. (Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Tính đến tháng 9-2020, cả nước có 31.8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân
phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó:

- Lao động bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ) là 68.9%.

- Lao động phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên là gần 40%.

- Lao động buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng
14%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc quý III-2020 tăng 1.5 triệu người so với quý
trước và tăng chủ yếu ở nhóm lao động phi chính thức. Số người thiếu việc làm tăng
560.4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý III năm 2020 là 2.50%, trong đó, khu
vực thành thị là 4.0%, giảm 0.46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0.89 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ này của nhóm lao động thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là
61.7%, cao hơn 23.2 điểm phần trăm so với nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật
(38.5%). Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động không có trình độ dễ bị
tổn thương hơn nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Kết quả Điều tra lao động việc làm quý III năm 2020 cho thấy người lao động vẫn tiếp
tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, đây là những đối tượng quan trọng góp
phần vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.

3.5

2.5

1.5

0.5

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 4: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý
III các năm 2011 – 2020 (%). (Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

4. Tỷ giá hối đoái

Khá ổn định trong Quý 1/2019. Sau tuyên bố đình chiến thương mại Mỹ - Trung và Fed
quyết định không nâng lãi suất, giá bán USD của các ngân hàng gần như ổn định. Tỷ giá
trung tâm của NHNN tiếp tục đà tăng nhẹ từ đầu Quý 4/2018 cho đến hết Quý 1/2019.
Cụt thể tỷ giá ngày 31/03/2019 đạt 22,976 VND/USD, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm
2018.

Tỷ giá giao dịch VND/USD của NHTM trong Quý 1/2019 neo sát mức trần 3% (so với
tỷ giá trung tâm) mà NHNN đặt ra, tuy có một số biến động nhẹ trước Tết. Theo đó, tỷ
giá giao dịch tại các NHTM vào thời điểm 31/03/2019 ở mức 23,250 VND/USD, tăng
không đáng kể so Quý 4/2018 tại 23,245 VND/USD và cao hơn 1.8% so với cùng kỳ
2018. Trước Tết, thị trường chứng kiến hoạt động chuyển đổi mạnh từ ngoại tệ sang
VND. Nhu cầu VND những ngày cao điểm thanh toán, chi trả đã đẩy tỷ giá VND/USD
giảm xuống 23,196 VND/USD (ngày 28/01/2019), tỷ giá trung tâm cũng được điều chỉnh
xuống mức thấp trong Quý tại 22,858 VND/USD.

Diễn biến tỷ giá USD trong nước từ đầu năm 2020 đến giữa tháng 3 là khá ổn định với
mức dao động chỉ ở 0.2-0.3%. Đến giai đoạn từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2020,
tỷ giá USD tăng khá mạnh, khoản 1.86% do nhu cầu USD tăng mạnh trước biến động của
thị trường tài chính toàn cầu.

Từ giữa tháng 4, tỷ giá có xu hướng hạ nhiệt và thời điểm cuối tháng 6 năm 2020, tỷ
giá đã ổn định trở lại và quay về gần mức đầu năm.

5. Lãi suất

Năm 2018, lãi suất huy động đều có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ quý III và tiếp tục
kéo dài đà tăng sang các tháng của quý IV. Theo số liệu của Viện Chiến lược ngân hàng,
Ngân hàng Nhà nước, đối với lãi suất huy động, tính đến hết tháng 10, lãi suất 3 tháng
giảm 0,01 điểm % so với cuối năm 2017; lãi suất 6 tháng tăng từ 0,11 - 0,14 điểm % so
với cuối năm 2017; lãi suất 12 tháng tăng từ 0,07 đến 0,14 điểm % so với cuối năm 2017.

Đối với lãi suất liên ngân hàng, tính đến ngày 31/10/2018, lãi suất liên ngân hàng đã
tăng ở tất cả các kỳ hạn so với đầu năm, tăng trong khoảng từ 1,9 – 3,39 điểm phần trăm
ở các kỳ hạn ngắn và từ 0,01 – 0,62 điểm phần trăm đối với các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.

Đối với lãi suất cho vay, mặc dù chịu các áp lực từ việc tăng lãi suất huy động và lãi
suất trên thị trường liên ngân hàng kể từ khi bước vào quý III nhưng với những chính
sách điều hành linh hoạt, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước (như bơm tiền qua OMO,
phát hành tín phiếu, ổn định lãi suất USD...), thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, hỗ trợ cho
việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Sau 10 tháng, lãi suất cho vay nền
kinh tế đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể lãi suất đã giảm khoảng 0,8 điểm % đối
với lãi suất cho vay thông thường kỳ hạn ngắn và 0,3 điểm % đối với lãi suất cho vay
thông thường kỳ hạn dài. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6 - 9%/
năm đối với ngắn hạn; 9 - 11%/ năm đối với trung và dài hạn.

Nhìn chung năm 2019 lãi suất sẽ tăng nhẹ việc tăng lãi suất huy động sẽ làm ảnh hưởng
không ít tới thị trường chứng khoán bởi lẽ có sự cạnh tranh sẽ làm hạn chế nhiều hơn cho
các khoản đầu tư. Ngoài ra lãi suất cho vay theo đó cũng tăng sẽ là khó khăn cho các
công ty khi vay vốn để hoạt động.

Việc tăng lãi suất thì không ai mong muốn ngoài người gửi tiền tiết kiệm. Tăng lãi suất
sẽ làm cho cả nền kinh tế biến động đầy khó khăn. Với các chính sách của NHNN về
kiểm soát cho vay với các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán hay bất động sản thì cũng có
khó khăn nhất định. Đối với dòng tiền thì nếu như lãi suất thấp thì sẽ kéo các nhà đầu tư
chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác sinh lợi cao hơn như chứng khoán.

Bên cạnh đó, lãi suất thay đổi thì sẽ làm cho tất cả các cá thể trong thị trường biến đổi
theo, như lãi suất biến động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp vay nợ nhiều, lãi suất tăng
thì sẽ có yếu tố chuyển giá cho người mua và tăng lợi nhuận.

6. Nợ công

Cơ cấu nợ đã có chuyển biến tích cực, dư nợ công giảm từ mức đỉnh 63,7% GDP năm
2016 xuống còn khoảng 55,0% GDP cuối 2019; tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình
18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019; tỷ
trọng nợ trong nước tăng từ 38,9% năm 2011 lên 60,1% năm 2016 và 61,9% tổng dư nợ
của Chính phủ cuối năm 2019; đồng thời lãi suất giảm dần, kỳ hạn trả nợ tăng dần, cơ sở
nhà đầu tư được mở rộng, góp phần giảm rủi ro danh mục nợ Chính phủ.
Kết quả là, tỷ lệ nợ công/GDP từ 63,7% năm 2016 đã giảm dần về mức 55% năm 2019,
ước năm 2020 đạt 56,8%. Chỉ tiêu nợ Chính phủ/GDP cũng giảm tương tứng từ 52,7%
xuống 50,8% ước năm 2020.

Báo cáo đánh giá nợ công giai đoạn 2016 -2020 của Chính phủ cho rằng các chỉ tiêu an
toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ công được Quốc hội phê
chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, góp phần làm tăng dư địa
chính sách tài khóa. Năm 2021, dự kiến nợ công của Việt Nam tiếp tục giảm mạnh.

2020

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

48 50 52 54 56 58 60 62 64 66

Biểu đồ 5: Tỷ lệ nợ công/ GDP từ năm 2013 – 2020 (%).

7. Nợ xấu

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam trong 3 quý
đầu 2017 tuy có chiều hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao lần lượt là 2.55%, 2.48%,
2.34%. Tuy nhiên, việc nghị quyết 42/2017/QH14 được thông qua vào ngày 21/6/2017 và
chính thức có hiệu lực vào ngày 15/8/2017 đã làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, cụ thể
là tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các TCTD tại thời điểm cuối tháng 12/2017 là
1,99%, cuối tháng 3/2018 là 2,18%. Tổng các khoản nợ xấu được xử lý năm 2017 đạt
115,54 nghìn tỷ đồng, phần lớn là do khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và bán
cho VAMC.

Tính từ năm 2012 đến hết tháng 3/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 753,5
nghìn tỷ đồng nợ xấu. Về số liệu xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, đến cuối
tháng 3/2018, toàn hệ thống xử lý được 100,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu do các
TCTD tự xử lý là 454,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 60,3%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán
cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 39,7%.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2018, nợ xấu đã được xử lý được
một bước quan trọng và tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống đã giảm mạnh. Cụ thể, ước
tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 149,22
nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,91%, giảm
so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. 1,91% cũng là mức thấp
nhất ghi nhận kể từ năm 2012 đến nay - thời điểm nợ xấu ngân hàng bắt đầu được nhận
diện một cách đầy đủ và sát thực hơn, với các bước nâng cao tiêu chuẩn phân loại nợ.

Vào đầu năm 2019, Nợ xấu đang có dấu hiệu tăng trở lại với 2.02% so với 1.91% vào
cuối năm 2018. Tính đến thời điểm này, hầu hết ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính
(BCTC) quý II/2019. Song hành với con số lợi nhuận cao kỷ lục là dự nợ mở rộng nợ
xấu, đặc biệt nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có khả năng mất vốn có xu hướng gia tăng so với
cuối năm 2018.Thống kê số liệu từ BCTC quý II/2019 của 17 ngân hàng đang niêm yết
trên sàn cho thấy tính đến ngày 30/6/2019, tổng nợ xấu ở mức gần 81,3 nghìn tỷ đồng,
tăng 9% so với đầu năm.Trong đó, tổng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tính đến
cuối tháng 6 tăng 5,5% so với đầu năm, lên mức hơn 43,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 54% tổng
nợ xấu, trong khi hồi cuối năm 2018 ở mức 55,8%. Tuy nhiên khoảng thời gian còn lại
trong năm 2019 tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm mạnh (1.63% vào Quý 4/2019) . Điều
đó được giải thích ở việc lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm qua cũng giúp các ngân
hàng có thêm nguồn lực để xử lý nợ xấu. Điều đó thể hiện qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu (được
tính bằng số dư dự phòng rủi ro của các khoản nợ xấu/nợ xấu) tại nhiều nhà băng tăng
mạnh so với năm trước. Mặc dù việc duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ làm giảm lợi
nhuận của các ngân hàng, thế nhưng theo các chuyên gia, đó là nguồn lực cần thiết để các
ngân hàng xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Đó cũng là lý do NHNN trước đây đã
cấm các nhà băng chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro sẽ không được chia cổ tức, lợi nhuận
để các nhà băng có nguồn lực xử lý nợ xấu.

8. ICOR

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) ở Việt Nam đang
ngày một cải thiện với mức trung bình trong 3 năm 2017 tới 2019 là khoảng 6. Trong bối
cảnh tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP không tăng nhiều duy trì ở mức độ 36-37%
GDP thì tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức hợp lý. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt
mức 7,08% là mức tăng trưởng cao nhất trong cả giai đoạn 2010-2018. Việt Nam đang
bước vào giai đoạn phát triển mới, với tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cho cả giai
đoạn 5 năm 2016 - 2020 lên tới gần 10.600.000 tỷ đồng, bằng khoảng 32-34% GDP. Phải
huy động được nguồn vốn này, Việt Nam mới có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế
6,5-7% và thực hiện đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Huy
động vốn ngày càng khó khăn, nhất là trong bối cảnh ngân sách thâm hụt, bội chi ngân
sách lớn, nợ công đang tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, buộc chúng ta phải sử dụng hiệu
quả từng đồng vốn đầu tư, giảm thiểu ICOR.
6.8

6.6

6.4

6.2

5.8

5.6

5.4

5.2
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 6: Hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) tại Việt Nam 2013 – 2019. (Nguồn: Tổng
cục Thống Kê)

Tuy có những tín hiệu tích cực nhưng chỉ số ICOR của Việt Nam vẫn đang khá cao nếu
so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư
của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Nếu muốn nói tới nguyên nhân cho những vấn đề
này, thì ta phải xét hai mặt khách quan và chủ quan.

Khách quan: Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung cho phát triển hạ tầng, bao gồm
cả hạ tầng vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn, cùng lúc
phải triển khai xây dựng nhiều công trình nên không bảo đảm đủ vốn chậm đưa công
trình vào khai thác, đây cũng là một nguyên nhân khách quan kéo lùi hiệu quả đầu tư.

Chủ quan:

 Vẫn chủ yếu đầu tư chiều rộng: Đầu tư vẫn tập trung chủ yếu vào việc gia
tăng các yếu tố cơ học, các yếu tố tăng chiều rộng mà chưa chú trọng đúng mức
đến đầu tư vào các yếu tố gia tăng chiều sâu, gia tăng bền vững.
 Yếu kém trong quy hoạch, lãng phí, thất thoát: do công tác quy hoạch còn
nhiều hạn chế, quyết định đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp và nhiều công trình, nhiều
dự án đầu tư còn để xảy ra thất thoát, lãng phí. Do phân cấp quá rộng dẫn tới tình
trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và
vốn trái phiếu Chính phủ. Do đầu tư phân tán, nên các dự án thường bị thiếu vốn
và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng.
 Đầu tư dàn trải: Mặc dù về lý thuyết ai cũng biết đầu tư phải có trọng tâm,
trọng điểm, lấy hiệu quả kinh tế làm hàng đầu, phải tuân thủ quy hoạch. Nhiều địa
phương vẫn trông chờ “bầu sữa” ngân sách.
 Cơ chế: Do Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh nghiệp vẫn thiếu các văn bản dưới luật và chưa có cơ chế
đủ mạnh để kiểm tra, giám sát và chưa có chế tài xử lý các vấn đề phát sinh, đặc
biệt là tình trạng nhiều dự án trì hoãn triển khai nhằm điều chỉnh tăng vốn đầu tư
làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn. Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ
đối với hoạt động đầu tư, nhất là với các doanh nghiệp nhà nước được coi là "tự
chủ". Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành nghề, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ. Cơ
chế phản biện khách quan, dân chủ và công khai đối với cơ chế, chính sách và đặc
biệt là các quyết định về đầu tư công còn hạn chế.
9. FDI

Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tính đến tháng 12/2018 là 35,45 tỷ
USD với tổng số vốn thực hiện đạt 19,1 tỷ USD tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhìn chung trong năm 2019, tổng số vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp được giải ngân đạt
20,38 tỷ USD trong tổng số vốn đăng ký là 30,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm
2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới vào ngày 20/12/2019 đạt 16,75 tỷ USD với 3.883 dự án
mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký vốn đầu tư tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vốn điều chỉnh có xu hướng tăng so với năm ngoái, gần hơn 1,3 nghìn dự án đăng ký vốn
điều chỉnh với tổng vốn đăng ký điều chỉnh khoảng 5,8 tỷ USD. Đáng chú ý trong năm
2019 đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh chiếm khoảng
40,7% so với tổng vốn đăng ký.
40,000 37,100
35,405
35,000
30,020
30,000 28,530
26,891
24,115
25,000 22,352 21,922
19,886 20,380 19,900
19,100
20,000 17,500
16,348 15,800
15,598
14,500
15,000 12,500
11,000 11,000 11,500
10,046
10,000

3883
5,000 2613 2741 3045 2523
1530 1843 2120
1237 1186 1287

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng số vốn thực hiện (tỷ USD) Tổng vốn đăng ký (tỷ USD) Số dự án được cấp mới

Biểu đồ 7: FDI vào Việt Nam từ 2010-2020. (Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Trong năm 2020, vốn đầu tư đăng ký vào nước ta khoảng 28,53 tỷ USD, giảm 25% so
với cùng kỳ năm 2019 và 19,9 tỷ USD tổng số vốn thực hiện. Cả nước có 2.523 dự án
mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với vốn đăng ký đầu tư cấp mới 14.646
triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời có 1.140 dự án tăng vốn đầu
tư với tổng vốn đăng ký thêm là 6.414 triệu USD, tăng 10.6% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng trong năm 2020, tổng vốn góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài khoảng
7.469 triệu USD giảm 51,7% so với năm ngoái, số dự án góp vốn mau cổ phẩn giảm
37,6% so với năm ngoái đạt được 6.141 dự án. Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm
qua có xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

10. FII

Dòng vốn FII vào Việt Nam dao động mạnh, khá bấp bênh với quy mô tương đối nhỏ
và rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế trong nước cũng như ngoài nước. FII
vào Việt Nam đỉnh điểm vào giai đoạn năm 2007 với hơn 6,2 tỷ USD cao gấp năm 2016
4.77 lần. Nhưng sau đó, dòng vốn này tụt dốc nghiêm trọng trong năm 2008 thậm chí các
nhà đầu tư rút khỏi thị trường nước ta 578 triệu USD; việc này xảy ra do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008-2009. Hiện tượng dòng FII âm lại xảy ra một lần nữa
vào giai đoạn năm 2015, nhà đầu tư rút khỏi thị trường dòng vốn FII -65 triệu USD. Hiện
nay, dòng vốn này đã khởi sắc xu hướng tăng trở lại đạt được gần 3 tỷ USD. Nhìn chung
dòng vốn FII ở Việt Nam chưa thực sự là kênh huy động vốn vững chắc cho nền kinh tế
nước nhà.

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

-1000

Biểu đồ 8: Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Đơn vị: triệu USD). (Nguồn:
WDI)

11. Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những nguồn vốn đóng góp
rất nhiều trong việc phát triển kinh tế và đất nước. Tại Việt Nam, trung bình giai đoạn
2011-2019, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã đóng góp 6,9% tổng vốn đầu tư toàn
xã hội, 34,09% vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà Nước và chiếm khoảng 2,4% GDP Việt
Nam. Ở giai đoạn 2016-2020, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 12,553 tỷ USD,
trong đó vốn vay là 12,04 tỷ USD (vay ODA: 9,169 tỷ USD, vay ưu đãi: 2,871 tỷ USD),
viện trợ không hoàn lại là 513 triệu USD.
CƠ CẤU VỐN ODA HUY ĐỘNG
Ngành khác 11.05

Giáo dục - Đào tạo 3.35

Y tế - Xã hội 4.65

Nhà nước - Xoá đói giảm nghèo 9.47

Năng lượng và công nghiệp 17.14

Môi trường và Phát triển đô thị 18.65

Giao thông vận tải 35.68

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Biểu đồ 9: Cơ cấu vốn ODA huy động trong giai đoạn 2016 - 2020. (Nguồn: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư)

Theo như số liệu từ Biểu đồ 9, Nguồn vốn ODA được huy động phần lớn vào các
ngành như giao thông vận tải, môi trường và phát triển đô thị, năng lượng và công
nghiệp. Và điều này phù hợp với định hướng về các lĩnh vực ưu tiên thu hút trong “Đề án
định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020”.

Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA giảm đáng kể, có thể nói từ sau sự kiện
Việt Nam Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp vào năm 2010. Cụ thể, trong
giai đoạn 2011-2015: tỷ lệ vốn ODA/GDP là 2.9%, tỷ lệ ODA/Tổng đầu tư phát triển là
8.8%, đóng góp của ODA và vốn vay ưu đãi trong tổng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà
Nước là 38,8%. Nhưng khi so sánh giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ
vốn ODA/GDP giảm một nửa từ 2,9% còn 1,5%, tỷ lệ ODA/Tổng đầu tư phát triển giảm
từ 8,8% xuống còn 4,7%, đóng góp của ODA và vốn vay ưu đãi trong tổng vốn đầu tư từ
Ngân sách Nhà Nước cũng đã giảm từ 38,8% xuống còn 27,3%.
45

40

35

30

25

20

15

10

0
ODA/ Tổng ĐTPT ODA/ ĐT từ NSNN

2011 - 2015 2016 - 2019

Biểu đồ 10: Tỷ lệ vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong tổng đầu tư phát triển, đầu tư từ
Ngân sách Nhà Nước và trong GDP giai đoạn 2011-2015 và 2016-2019. (Nguồn: NCIF
tính toán từ số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính)

Một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu hút vốn ODA vào Việt Nam đó là giải
ngân, tình trạng giải ngân nguồn vốn còn rất chậm. So với kế hoạch ban đầu trong giai
đoạn 2016-2020, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 46%. Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA chậm
không chỉ làm phát sinh chi phí, ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án, mà có thể dẫn tới
tranh chấp hợp đồng với nhà thầu, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam cũng như quyết
định đầu tư của các nhà tài trợ.

12. Đầu tư Chính phủ

Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã dần đi vào ổn định nhờ những chính sách bình
ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét, duy trì tốc độ cao,
đặc biệt là trong các năm 2017-2019 (với tốc độ tăng tương ứng đạt 6,81 và 7,08% năm
2017, 2018 và 7,02% năm 2019). Một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế
giới, thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế
chỉ đạt khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5 - 7% kế hoạch 2016 - 2020 đã đề ra).
Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2010-2019 liên tục tăng và duy trì ở mức
cao, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP trung bình đạt 33,5%. Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư
của khu vực công có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư Chính phủ đã
phát huy vai trò của mình trong giai đoạn kinh tế khó khăn, là động lực quan trọng góp
phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Ở khu vực công có những
chuyển biến tích cực như đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần cải thiện môi
trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; chú trọng đầu tư
cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế.

Bên cạng đó, điều không thể không nhắc đến là tình trạng giải ngân vốn đầu tư công rất
chậm; hiệu suất các công trình chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tổng vốn đầu tư công
nguồn ngân sách nhà nước được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ
đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019 (312 nghìn tỷ đồng), bao gồm:
470,6 nghìn tỷ đồng trong dự toán năm 2020 và 225,2 nghìn tỷ đồng vốn năm 2019
chuyển sang.

Cũng trong năm 2020, Chính phủ đã quyết liệt tăng tốc độ giải ngân đầu tư công để
khởi công các công trình cũng như tiếp sức để các công trình hoàn thành tiến độ.

13. Đầu tư khu vực tư nhân

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị
quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về “Phát triển KTTN trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Song song với đó “Kinh tế tư nhân
đã trở thành “chân kiềng” vững chắc của nền kinh tế Việt Nam”, phát biểu tại Diễn đàn
Kinh tế tư nhân 2019. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 40% GDP,
30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước, nghĩa là cứ
100 lao động, thì 85 người làm việc trong khối tư nhân. Những thay đổi về thể chế, chính
sách đã tạo nên những thành tựu trong sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của Việt
Nam.

Thứ nhất: Số lượng doanh nghiệp và lao động.


Tính đến cuối năm 2018, chỉ riêng số lượng các cơ sở kinh doanh trong khu vực KTTN
đã rơi vào khoản 700 nghìn doanh nghiệp, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp ngoài nhà
nước (tư nhân) luôn chiếm từ 96% trong tổng số doanh nghiệp và con số này vẫn duy trì
vào năm 2019 và 2020, theo đó ngành được cho là có tỷ trọng doanh nghiệp lớn nhất là
thương mại dịch vụ. Theo Tổng cục Thống kê, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước năm 2018 khoảng 45,19 triệu người,
chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế (khoảng
54,25 triệu người), năm 2019 chiếm 83,3% đương gần 45,2 triệu người. Trong 2 giai
đoạn 2017 đến 2018, số doanh nghiệp thành lập mới đã tạo gần 2,3 triệu việc làm mới.

Thứ hai: Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân.

Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, đến năm
2018 ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và dự kiến đóng góp
khoảng 50% GDP vào năm 2020 nhưng lại gặp nhiều thách thức (dịch Covid-19).

Thứ ba: Kinh tế tư nhân huy động nguồn vốn lớn trong xã hội cho phát triển kinh tế.

Trong 2 năm 2017-2018, số doanh nghiệp thành lập mới có tổng số vốn đăng ký là 2,77
triệu tỷ đồng (chưa bao gồm gần 4,28 triệu tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh nghiệp
đang hoạt động).

Nhìn chung, đầu tư tư nhân tại Việt Nam còn có những mặt hạn chế nhất định, đầu tiên
là doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính và
trình độ công nghệ chưa cao, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất
còn hạn chế. Tiếp theo đó, là những rào cản về phân biệt với doanh nghiệp nhà nước.
Cuối cùng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vào cuối năm 2019, doanh nghiệp tư nhân là
chủ thể chịu ảnh hưởng lớn nhất.

14. Tiêu dùng

Trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19 và đối
mặt với tình trạng suy giảm trong năm 2020. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đạt
được mục tiêu tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào người tiêu dùng. Theo số liệu công bố của
Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 11/2018 tăng 3,46% so với
cùng kỳ năm 2017 và tăng 3,24% so với tháng 12/2017. Trong 11 nhóm hàng hóa dịch vụ
tính CPI tháng 11/2018, có 7 nhóm có chỉ số giá tăng và 04 nhóm ghi nhận chỉ số giá
giảm so với tháng 10/2018. Đóng góp vào mức giảm trên, nhóm giao thông giảm nhiều
nhất với với mức giảm 1,81%. Tiếp theo, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức giá
giảm 0,64%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14% và cuối cùng là nhóm bưu
chính viễn thông giảm 0,06%.

0.8

0.6

0.4

0.2

0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

-0.

-0.

Biểu đồ 11: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) T11/2018 (%). (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có mức giá tăng bao gồm: Nhóm may mặc, mũ nón và
giày dép tăng 0,26%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%; nhóm thiết bị và đồ
dùng gia đình tăng 0,08%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%; nhóm giáo dục và
nhóm văn hóa, giải trí, du lịch đều tăng 0,05%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 0,08%
so với tháng 12/2019 và tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong các nhóm
hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 11/2020, có 3/11 nhóm có chỉ số giá giảm, trong đó:
Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 0,47%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17%;
nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm may mặc, mũ nón và
giày dép tăng 0,14%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07%; Nhóm đồ uống và
thuốc lá tăng 0,06%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05%; nhóm thiết bị và đồ
dùng gia đình tăng 0,03%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa, dịch
vụ khác tăng 0,12%. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi, góp phần giúp Việt Nam đạt
được tốc độ tăng trưởng ấn tượng 7% trong quý III/2019. Quan trọng hơn, tăng trưởng
được duy trì chủ yếu do khu vực sản xuất và bán lẻ.

Biểu đồ 12: Các nhóm tiêu dùng hàng hoá dịch vụ tính CPI tháng 11/2018 (%).
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhìn chung tất cả điều phù hợp với bối cảnh dịch Covid hiện nay, mặc dù tình hình
dịch bệnh diễn ra phức tạp nhưng nhờ có các chính sách đề ra của Nhà nước kịp thời
cũng như ổn định tỷ giá, sức tiêu dùng của người dân vẫn duy trì và hơn hết tiêu dùng cá
nhân góp phần tăng trưởng GDP trong những năm gần đây chiếm 75% tổng GDP. Việt
Nam đang chuyển dần sang nền kinh tế tập trung vào tiêu dùng và chỉ số niềm tin tiêu
dùng cũng thuộc hàng cao nhất thế giới.

15. Xuất nhập khẩu

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước trong
năm 2020 đạt 546,36 tỷ USD. Tương ứng với mức tăng là 5,4% so với năm 2019. Trong
đó, xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu
đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD.

Măc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động xấu đến nền kinh tế thế giới, xuất
khẩu các nước trong khu vực đều có khuynh hướng giảm so với năm trước, tuy nhiên,
xuất khẩu của nước ta vẫn đạt được mức tăng trưởng dương và có những kết quả ấn
tượng.

Trong năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước được tính toán là thặng dư
19,95 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục trong 5 năm liên tiếp Việt Nam xuất siêu kể từ 2016
và điều này đã đưa nước ta xếp thứ 22 thế giới về năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 thế
giới về quy mô thương mại quốc tế. Đây sẽ là bước đệm vững chắc cho những phấn đấu
của nước ta trong công tác xuất nhập khẩu trong các giai đoạn tới.

30

25

20

15

10

0
T1 T2 T2 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

-5

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Biểu đồ 13: Diễn biến tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam
theo tháng trong năm 2020. (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

16. BOP
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn 2008 – 2009, nền kinh tế thế giới cũng như Việt
Nam đã phục hồi và phát triển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, cũng như các quốc gia khác,
Việt Nam phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn
gần đây, trong đó nổi bật là giá trị xuất khẩu sụt giảm do hạn chế trong vấn đề vận
chuyển. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán của tổng thể nền kinh tế
Việt Nam, song, giá trị BOP 2020 tiếp tục thặng dư so với giai đoạn trước là dấu hiệu tốt
cho sự phát triển.

Biểu đồ 14: BOP của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019. (Nguồn: Ngân hàng Nhà
Nước)

Nhìn chung sau 2009, BOP Việt Nam giữ được vị thế thặng dư khá ổn qua các năm, tạo
khả năng chống đỡ trước các rủi ro bên ngoài. Thặng dư trong BOP chủ yếu dựa vào
luồng vốn FDI lớn, từ đó tài khoản vốn dương giúp cải thiện cán cân tổng thể.
Trung Quốc

Nhật Bản

Singapore Vốn đăng ký mới


Dự án đăng ký mới

Hong Kong

Hàn Quốc

0 200 400 600 800 1000 1200

Biểu đồ 15: 5 đối tác đầu tư FDI lớn nhất năm 2019 của Việt Nam. (Nguồn: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư)

Cụ thể, 2019 Việt Nam đã có được thặng dư BOP cao kỷ lục là 23 000 triệu USD, nhìn
vào sự gia tăng của BOP này, có thể thấy động lực dẫn dắt BOP thặng dư đã phần nào
thay đổi. Nếu như giai đoạn trước năm 2011, thặng dư cán cân vốn lớn là đóng góp chính
thì ở giai đoạn sau năm 2011, việc cán cân vãng lai chuyển từ thâm hụt sang thặng dư là
yếu tố đã giúp chuyển BOP sang vị thế có thặng dư lớn. Dòng vốn FDI vào các ngành
xuất khẩu hiệu quả cũng giúp cán cân vãng lai của Việt Nam chuyển sang một vị thế
thuận lợi hơn, từ đó giúp thay đổi cục diện BOP của Việt Nam trong những năm gần đây.

Những nỗ lực của Việt Nam hướng tới vị thế BOP thuận lợi hơn trong vài năm qua đã
chuyển thành sự tích lũy nhanh chóng dự trữ ngoại hối. Hiện dự trữ ngoại hối của Việt
Nam đã đạt khoảng 84 tỷ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu, tốt hơn rất nhiều giai
đoạn trước đây. Dự trữ ngoại hối cao đã góp phần nâng cao uy tín vị thế của Việt Nam
trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời hỗ trợ đồng VND duy trì trạng thái ổn
định.

17. Chính sách tiền tệ


Hòa cùng với xu hướng chung trên toàn cầu, chính sách tiền tệ trong năm 2019 đã dịch
chuyển theo hướng nới lỏng rõ nét hơn. Ngân hàng Nhà nước đã giảm đồng loạt các lãi
suất điều hành, trong đó 2 lần giảm lãi suất OMO và 3 lần giảm lãi suất tín phiếu, mức
giảm tổng cộng đều là 0,75%. Vùng dao động của lãi suất trên liên ngân hàng đã được
kéo giảm đáng kể, về 2,25% - 4,0%/năm.

Ngân hàng Nhà nước cũng hạ trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các ngân hàng
thương mại. Với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,8%/năm và kỳ hạn 1
đến dưới 6 tháng là 5%/năm (mức cũ là 1%/ năm và 5,5%/ năm). Lãi suất cho vay ngắn
hạn VND của các ngân hàng thương mại với 5 lĩnh vực ưu tiên giảm xuống 6%/năm
(mức cũ là 6,5%/năm) kể từ 19/11/2019. Với các yêu cầu trên, lãi suất huy động thực tế
của các ngân hàng đã giảm mạnh ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Lãi suất các kỳ hạn trên 6
tháng dù vẫn neo cao nhưng tín hiệu giảm đã bắt đầu xuất hiện.

Nhìn chung năm 2019 là năm có tỷ giá và lãi suất tương đối ổn định. Tuy nhiên bước
vào đầu năm 2020, là một nền kinh tế có quy mô nhỏ và có độ mở cao đối với thương
mại và đầu tư nước ngoài, Việt Nam nhanh chóng cảm nhận được những hệ lụy về kinh
tế từ đại dịch Covid-19. Đặc biệt, tác động suy giảm từ nền kinh tế bên ngoài như Châu
Âu, Mỹ cũng đem đến nhiều thách thức cho xuất khẩu Việt Nam.

Trước tình hình đó, Việt Nam đã thực hiện một số động thái chính sách để tháo gỡ khó
khăn cho hoạt động kinh tế. Bên cạnh việc đề ra các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã công bố gói
tín dụng 255.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ thuế 30.000 tỷ đồng. Chính phủ cũng yêu cầu
Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt
hồ sơ vay vốn, cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay.

Một điểm tích cực là các chính sách khác cũng có sự phối hợp tích cực để chia sẻ với
chính sách tiền tệ. Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn tất dự thảo Nghị định gia hạn thời
hạn nộp thuế và tiền thuê đất, dự kiến có thể theo hướng cụ thể hóa để áp dụng luôn,
không cần thông tư hướng dẫn và sẽ có hiệu lực ngay sau khi ban hành.
18. Chính sách tài khoá

Năm 2020, nền kinh tế thế giới phải đối mặt và chịu ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch
Covid-19. Chính vì thế, để hạn chế sự ảnh hưởng và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, chính
sách tài khóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp các quốc gia đạt được mục
tiêu của mình.

Ở Việt Nam, Chính phủ đã có những biện pháp giúp đỡ người dân gặp khó khăn trong
mùa dịch, cụ thể: hỗ trợ 250,000 đồng/người/tháng cho các hộ nghèo và cận nghèo; hỗ
trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng cho người lao động thất nghiệp không được chi trả bảo
hiểm thất nghiệp và người lao động tự doanh, giảm giá điện tối đa 10% trong ba tháng để
hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả cao, Chính phủ
cũng miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư, thiết bị y tế,… các nguyên liệu
đầu vào của các doanh nghiệp da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí,…
cũng được miễn giảm thuế để giảm bớt gánh nặng cho người dân cũng như doanh nghiệp
trong nước.

2,000,000
1,800,000 1,754,515
1,686,200
1,616,414
1,600,000 1,551,074
1,424,914
1,400,000 1,355,034 1,323,100
1,293,627
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
0
2017 2018 2019 2020

Thu Chi
Biểu đồ 16: Thu, chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2017 – 2020. (Nguồn: Tổng cục
Thống kê)

Theo như số liệu thống kê, tính đến 30/12/2020, Ngân sách nhà nước đã chi ra khoảng
18,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch. Đứng trước bối cảnh, thu ngân sách
giảm ( 2019: 1,551,074 tỷ đồng; 2020: 1,323,100 tỷ đồng), công tác cân đối ngân sách
gặp phải nhiều khó khăn, tuy nhiên bội chi ngân sách cũng được kiểm soát chặt chẽ và
đạt khoảng 265 nghìn tỷ đồng (tăng 30,3 nghìn tỷ đồng so với dự toán).

Trong năm 2021, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp
với chính sách tiền tệ để góp phần khôi phục nhanh sản xuất, kinh doanh. Dự toán tăng
thu ngân sách là 1,343,330 tỷ đồng, chi là 1,687,000 tỷ đồng, giảm bội chi ngân sách
343,670 tỷ đồng.

19. Chính sách thu hút vốn đầu tư

Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm tương thích với các quy định của
WTO, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự thống nhất, không còn phân biệt
đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Hiện tại, có thể khái quát các chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút vốn FDI, gồm
các nội dung sau:

Về ưu đãi thuế

Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định
hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập
trung vào chính sách thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế
thu nhập cá nhân. Cụ thể:

- Một là, đối với ưu đãi thuế TNDN: Để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển
đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế được cải cách với thay đổi quan trọng nhất là
giảm thuế suất thuế phổ thông. Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật
Thuế TNDN theo xu hướng giảm từ 28% trong giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25%
trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016...
Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4
năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới
trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần
mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường... Ngoài ra, các doanh nghiệp, bao
gồm cả các doanh nghiệp FDI, còn được hưởng các ưu đãi khác như: (i) Được chuyển lỗ
sang năm sau, trừ vào thu nhập tính thuế, thời gian không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo
năm phát sinh lỗ; (ii) Cho phép thực hiện khấu hao nhanh; (iii) Ưu đãi giảm thuế TNDN
trong một số lĩnh vực đặc thù để giải quyết các vấn đề xã hội.

- Hai là, ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Từ năm 2016 đến nay, chính sách ưu đãi
được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016. Theo đó, Luật đã bổ sung
DN công nghệ cao, DN khoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễn
thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời
hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu,
vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết
bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.

Một số ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đang được áp dụng như: (i) Miễn thuế nhập
khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và khi xuất trả sản phẩm
cho phía nước ngoài thì được miễn thuế xuất khẩu; (ii) Hàng hóa nhập khẩu để gia công
được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và hàng hóa là nguyên liệu vật tư phục vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày
mở tờ khai hải quan; hàng hóa tạm nhập tái xuất có thể được kéo dài thời gian nộp thuế
tới 15 ngày kể từ ngày hết hạn; (iii) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản
cố định đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực
khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn...

Nhìn chung, việc giảm thuế suất thuế TNDN và đa dạng hóa các hình thức ưu đãi thuế
đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó,
đến 20/8/2020, Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư từ 106 quốc gia/vùng lãnh thổ. Các
dự án FDI đã hiện diện tại 63 địa phương và đầu tư vào hầu hết các ngành nghề sản xuất -
kinh doanh của Việt Nam. Việc miễn, giảm thuế đã thúc đẩy gia tăng doanh thu xuất
khẩu qua các năm, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực FDI.

Về ưu đãi đất đai

Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm
2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt
nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng
vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng
thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất
đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt
nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư
thông thường...

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với DN như:
(i) Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014; (ii) Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn
giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1%
(quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ
trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử
dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; (iii) Áp dụng hệ số điều chỉnh giá
đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất.

Trong thời điểm nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài
đã nhận định rằng Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư hiệu
quả và hấp dẫn. Trong những năm vừa qua, nhờ có chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn lợi
nhuận từ việc thu hút vốn FDI đã tăng lên đáng kể, nâng cấp công nghệ, giảm bớt áp lực
việc làm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đem lại sự công bằng, bình đẳng và
góp phần giảm các vấn đề xã hội tiêu cực khác,…
Vì vậy, những chính sách về ưu đãi đầu tư được ban hành là một điều cần thiết trong
bối cảnh phát triển, hội nhập kinh tế thế giới.

20. Các văn bản pháp luật mới

Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong
thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng
có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển y tế, giáo dục,
đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên
tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh
gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện thể chế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận
lợi là một dung quan trọng nhằm phát huy vai trò kiến tạo của Nhà nước trong phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới của Đảng. Kiên
quyết, kiên trì giữ ổn định kinh tế vĩ mô, không tăng trưởng bằng mọi giá, là mục tiêu
xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”- chúng ta cần sử dụng
linh hoạt các công cụ chính sách để ứng phó kịp thời với những biến động tình hình quốc
tế, trong nước để giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong những năm gần đây, Chính phủ rất rõ ràng trong định hướng ổn định vĩ mô hàng
đầu song song với tăng trưởng kinh tế. Cùng với ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư
kinh doanh được cải thiện. Trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, môi trường
kinh doanh năm 2014 của Việt Nam xếp thứ 78, năm 2015 là 90, năm 2016 là 82, năm
2017 là 68. Trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 do Ngân hàng Thế giới công bố,
MTKD năm 2018 của Việt Nam xếp thứ 69/190 nền kinh tế với 66,77 điểm trên thang
điểm 100. Việt Nam hiện đứng sau 4 nước trong khu vực ASEAN gồm: Singapore (thứ
2), Malaysia (thứ 15), Thái Lan (thứ 27) và Brunei (thứ 55). Đánh giá triển vọng của hệ
thống ngân hàng Việt Nam được nâng lên, từ “ổn định” lên “tích cực”. Quyết tâm đổi
mới của Việt Nam và những kết quả quan trọng đạt được đã tạo không khí phấn khởi
trong đầu tư kinh doanh và toàn xã hội, củng cố niềm tin nhà đầu tư và cộng đồng doanh
nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước áp dụng công thức tính lãi suất trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp
tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

Với phương án hỗ trợ hộ nghèo 90%, hộ cận nghèo 75% phí bảo hiểm rủi ro thiên tai,
kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 2.135 tỷ đồng/năm, trong đó hỗ trợ
hộ nghèo khoảng 1.356 tỷ, hỗ trợ hộ cận nghèo khoảng 778 tỷ đồng.

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh,
khuyến khích khởi nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng của nền
kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Thế Hùng, Trần Thị Lan Hương, Vũ Thị Tuyết Nhung (2020),
“Hoàn thiện thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”, Tạp chí
Tài chính kỳ 2 tháng 12/2019;
2. Tô Hà (2020), “Tăng trưởng kinh tế khởi sắc”.
3. Nguyễn Thị Việt Nga (2019), “Bàn về chính sách ưu đãi đầu tư của Việt
Nam đối với doanh nghiệp FDI”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 10/2019.
4. Trần Ngọc, VOV.VN (2021), “Những điểm nhấn về dòng vốn FDI vào Việt
Nam năm 2020”.
5. Tổng cục thống kê (2020), “Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình
hình lao động việc làm tại Việt Nam quý III/2020”.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), “Tình hình thu hút đầu tư gián tiếp nước
ngoài của Việt Nam thời gian qua”.
7. Tạp chí Tài chính (2020), “Đầu tư công giai đoạn 2010-2019 và những vấn
đề đặt ra cho giai đoạn mới”.
8. Báo Chính phủ (2020), “Đầu tư công – một trong 5 mũi đột phá tăng
trưởng”.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), “Cán cân thanh toán quốc tế: Điểm tựa
cho sự ổn định của VND”.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế -
Xã hội Quốc gia: “Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ( ICOR)”.
11. Công ty quản lý Tài sản VAMC.
12. Tạp chí Tài chính (2020), “Nợ xấu ngân hàng đã giảm thực chất?”.
13. Tạp chí Tài chính (2019), “Nợ xấu đang có dấu hiệu tăng trở lại”.

You might also like