You are on page 1of 25

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP LỚN


QUẢN TRỊ RỦI RO

GVHD: TS. Lê Thị Nhung


Thành viên:
1. Nguyễn Thị Thư - 71131101264
2. Nguyễn Kiều Trang - 71131101288
3. Nguyễn Ngọc Hạnh Phúc - 71131101214
Lớp: Kinh tế đầu tư 11B

HÀ NỘI - NĂM 2022


1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chũng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô - TS.
Lê Thị Nhung. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Quản trị rủi ro em đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn rất tận tình tâm huyết của cô. Cô đã
giúp chúng em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện
hơn trong việc học tập cũng như trong cuộc sống. Từ những kiến thức mà Cô
truyền tải, nhóm chúng em đã dần hiểu về bộ môn Quản trị rủi ro. Thông qua bài
tập lớn này, chúng em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về các
ngành, mã chứng khoán đã chọn và những nội dung vấn đề cần giải quyết gửi
đến Cô.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi
người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành
bài tập lớn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất
mong nhận được ý kiến , những góp ý của cô để bài tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn.
Kính chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trên con đường sự
nghiệp giảng dạy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ........................................4
1.1 Phân tích môi trường vĩ mô...........................................................................4
1.1.1 GDP............................................................................................................ 4
1.1.2 Tỉ giá hối đoái.............................................................................................5
1.1.3 Tỉ lệ thất nghiệp..........................................................................................5
1.1.4 Lạm phát.....................................................................................................6
1.1.5 Lãi suất....................................................................................................... 7
1.1.7 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới............................................................9
1.2 Phân tích môi trường ngành........................................................................12
1.2.1 Ngành dầu khí...........................................................................................12
1.2.2 Ngành tài chính ngân hàng.......................................................................12
1.2.3 Ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát................................................13
1.2.4 Ngành công nghệ thông tin.......................................................................14
1.2.5 Ngành sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế...............................................14
1.3 Phân tích công ty...........................................................................................15
1.3.1 Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP
1.3.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội...............................................18
1.3.3 Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn...................20
1.3.4 Công ty Cổ phần FPT...............................................................................21
1.3.5 Công ty Cổ phần TRAPHACO..................................................................22
II. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH.......................................................................23
2.1 Thu thập số liệu.............................................................................................23
2.2 Xác định lợi suất của các cổ phiếu trong danh mục...................................23
2.3. Xác định lợi suất trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn của danh mục và
ma trận hiệp phương sai của lợi suất các cổ phiếu trong danh mục..............24
2.4. Xác định Var (1 ngày, 99%), Var (10 ngày, 99%) cho danh mục theo
phương pháp phương sai, hiệp phương sai và hậu kiểm mô hình VaR.........24
2.5. Xác định Var(1 ngày, 99%) cho danh mục theo phương pháp mô phỏng
lịch sử và hậu kiểm mô hình VaR trong 250 phiên..........................................25
I. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ
Trong bài tập lớn này, nhóm chúng em lựa chọn danh mục bao gồm 5 cổ
phiếu: GAS, MBB, SAB, FPT, TRA dựa trên các phân tích sau đây:
1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
1.1.1 GDP
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022 quy mô nền kinh tế
Việt Nam (GDP) dự báo đạt 413,8 tỷ USD, đứng thứ 5 ASEAN, 14 châu Á và nền
kinh tế 37 thế giới.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc
độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng
của quý I.
Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%;
quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được
khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Trong mức
tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%,
đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng
9,99%, đóng góp 56,65%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền
kinh tế. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%,
đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm
phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%,
đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế.
Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng
năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị
trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền
kinh tế như sau:
- Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm
phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm;
- Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với
mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm;
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53

4
điểm phần trăm;
- Ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.

- Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13
điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.

1.1.2 Tỉ giá hối đoái


Kể từ tháng 3 năm 2022, thị trường ngoại hối đã có sự biến động nhanh
chóng khi đồng yên mất giá còn đồng đô la tăng giá.
Tỷ giá hối đoái vốn vẫn ở mức khoảng 115 yên 1 đô la cho đến đầu tháng 3,
kể từ đó đã chuyển sang xu hướng giảm giá của đồng yên. Vào cuối tháng 4, đồng
USD từng chạm mức 131 yên, mức cao nhất trong khoảng 20 năm. Sự giảm giá của
đồng yên có phần chậm lại trong tháng 5, nhưng sau đó lại tiếp tục giảm xuống mức
129 yên so với đồng đô la vào đầu tháng 6. Nguyên nhân khiến đồng yên giảm giá
lần này là do sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.Để đối
phó với sự suy thoái của nền kinh tế, cả Nhật Bản và Mỹ đều áp dụng chính sách
nới lỏng tiền tệ trong thời gian dài. Họ đã cố gắng vực dậy nền kinh tế bằng cách
giữ lãi suất xuống gần 0%. Kết quả là giá cả và tiền lương ở Hoa Kỳ đã tăng đáng
kể và việc kiềm chế lạm phát trở nên cần thiết.
Ở trong nước, do phải bán USD để ổn định thị trường, một số dữ liệu cho
thấy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tiệm cận mức chú ý mà IMF đưa ra là tương
đương 12 tuần nhập khẩu. Đồng thời, nguồn kiều hối vẫn đang có xu hướng giảm;
giá vàng trên thị trường vẫn chênh lệch lớn giữa trong và ngoài nước, dẫn đến một
lượng ngoại tệ tiếp tục đổ vào khu vực này; chưa kể, không ít doanh nghiệp FDI
tiếp tục xu hướng chuyển lợi nhuận về công ty mẹ…
Gần nhất, Quốc hội thông qua mục tiêu năm 2023; trong đó, GDP tăng 6,5% và CPI
4,5%. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế thấp so với đà tăng 13,67% của quý
3/2022 và theo các chuyên gia, có vẻ như Chính phủ sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng
kinh tế để giữ ổn định tỷ giá, không để lạm phát nhập khẩu vào trong nước. Đồng
thời, CPI được nới lên cũng để tạo dư địa trong trường hợp tỷ giá không giữ được
như kỳ vọng.

1.1.3 Tỉ lệ thất nghiệp


Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tình hình phục
hồi việc làm của thanh niên đang diễn ra chậm chạp, trong đó xác nhận rằng đại
dịch COVID-19 đã gây hại cho thanh niên nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác.
Theo ILO, tổng số thanh niên thất nghiệp trên toàn thế giới dự kiến sẽ còn 73
triệu người vào năm 2022, giảm 2 triệu người so với năm trước. Con số này thể hiện
5
sự cải thiện một chút so với năm 2021 (75 triệu người), nhưng vẫn cao hơn 6 triệu
so với mức của năm 2019, trước đại dịch COVID-19.
ILO cho biết trong giai đoạn năm 2019 – 2020, những người từ 15 – 24 tuổi
phải trải qua tỷ lệ mất việc làm cao hơn nhiều so với phần còn lại của thị trường lao
động. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm, giáo dục hoặc đào tạo (NEET) vào năm
2020 - năm gần nhất theo ước tính toàn cầu - đã tăng lên 23,3%. Đây là mức tăng
1,5 điểm phần trăm so với năm trước. ILO cho biết thêm, mức này đã không đạt
được trong vòng ít nhất 15 năm qua.
Trong số những người tìm việc trẻ tuổi này, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
hơn nam giới. Báo cáo cho biết chỉ 27,4% phụ nữ trẻ dự kiến sẽ làm việc vào năm
2022, so với 40,3% nam giới trẻ. Điều này có nghĩa là nam giới trẻ có khả năng
được tuyển dụng cao hơn gần 1,5 lần so với phụ nữ trẻ. Nhìn chung, theo ILO,
khoảng cách về giới "ít dấu hiệu thu hẹp trong hai thập kỷ qua".
Tình hình kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục đà hồi phục nhanh ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng
kỳ năm trước do thời điểm quý III năm 2022 nhiều địa phương trên cả nước phải
thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên,
tình hình kinh tế-xã hội nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế
giới còn diễn biến phức tạp, sức ép lạm phát rất cao,… Trong bối cảnh đó, với
quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát
triển kinh tế – xã hội của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành và địa phương triển khai tích cực các nhiệm vụ, giải pháp
của Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi,
phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó, tình hình thất nghiệp của người lao động vẫn
tiếp tục duy trì xu hướng giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Cụ thể, số
người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là gần 1,06 triệu người,
giảm 13,9 nghìn người so với quý trước và đặc biệt giảm 658,1 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là
2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,70 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý III năm 2022 là 8,02%, tăng
0,39 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,87 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,54%, cao hơn
3,84 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

1.1.4 Lạm phát


Năm 2022, căng thẳng địa chính trị đã đẩy chi phí năng lượng tăng vọt, trong
khi những gián đoạn về nguồn cung khiến giá cả tiêu dùng leo thang. Kết quả là gần
6
50% quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở mức từ hai con số trở lên. Tình hình
có thể tồi tệ hơn tại các nền kinh tế đang phát triển, nơi lạm phát được dự báo bình
quân là 9,9% trong năm nay. Còn ở các nước phát triển, con số này là 7,2%.
Theo các nhà phân tích, với các nền kinh tế đang phát triển đang trải qua thời
kỳ tăng trưởng cao, lạm phát tại đây nhìn chung cao hơn. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa là lạm phát không ảnh hưởng nặng nề tới các nước phi công nghiệp
nếu điều này xảy ra giữa lúc nền kinh tế của họ đang gặp khó khăn.
Với những quốc gia đang trải qua xung đột, biến động hoặc gặp các vấn đề kinh tế
lớn, lạm phát năm nay được dự báo sẽ ở mức cao hơn nhiều so với bình quân 8,8%
toàn cầu. Các nước này bao gồm Venezuela, Sudan, Zimbabwe, Thổ Nhĩ Kỳ và
Argentina. 95 quốc gia - gồm cả nước phát triển và đang phát triển - được dự báo sẽ
có mức lạm phát từ 5-10%. Trong khi đó, khoảng 80 nước được dự báo có lạm phát
ở mức 5% trở xuống và Việt Nam năm trong nhóm này. IMF dự báo lạm phát của
Việt Nam là 3,7% trong năm 2022 và tăng lên 3,9% vào năm sau. Từ năm 2024, tỷ
lệ này giảm xuống khoảng 3,5%.
Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo công bố số liệu
thống kê kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2022 vừa diễn ra cho thấy chỉ số giá tiêu
dùng CPI (lạm phát) tháng 12-2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình
quân quý 4-2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ, tính chung cả năm 2022, CPI tăng
3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Giá xăng dầu trong nước phải
điều chỉnh 34 đợt. Sau các đợt điều chỉnh, giá tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm
trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng chung của thế giới. Chúng ta đã sử
dụng linh hoạt quỹ bình ổn xăng dầu và giảm thuế, phí để kiểm soát giá xăng dầu

1.1.5 Lãi suất


Tính đến thời điểm tháng 9/2022, kinh tế toàn cầu trong năm 2022 được điều
chỉnh giảm so với các dự báo đưa ra trước đó. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng
trưởng toàn cầu năm 2022 giảm đáng kể, từ mức 4,1% trong dự báo vào thời điểm
đầu năm 2022 xuống còn 2,8% trong dự báo tháng 8/2022. Fitch Ratings đã cắt
giảm dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 xuống chỉ còn 2,4%, điều chỉnh
giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022. Báo cáo Triển vọng
kinh tế thế giới tháng 7/2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định tăng trưởng toàn
cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng
4/2022. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế dự báo tăng trưởng của thế giới trong
năm 2022 đạt 3%, giữ nguyên so với dự báo đưa ra tháng 6/2022
WB và IMF dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam lần lượt là
7,5% và 7%. ADB giữ nguyên mức 6,5% so với dự báo đưa ra vào tháng 4/2022.
Tính đến ngày 14/12/2022, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng
đa số dao động ở mức từ 6,1% - 8,3%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến
11%/năm với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên…

7
Trong nước,để tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng,
NHNN quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 25 tháng 10 năm
2022; cụ thể như sau:
1. Quyết định số 1809/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 về lãi suất tái
cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN
đối với TCTD. Theo đó, tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi
suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh
toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ
của NHNN đối với TCTD từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm.
2. Quyết định số 1812/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 về mức lãi
suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại
TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm
2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn
dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền
gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm, riêng lãi suất
tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi
mô từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do
TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
3. Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 về mức lãi
suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp
ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư
số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn
hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn
phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm; lãi suất
cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính
vi mô đối với các nhu cầu vốn này tăng từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm.

1.1.6 Thâm hụt ngân sách


Thâm hụt ngân sách ở Mỹ, đã giảm hơn 50% trong 6 tháng đầu của tài khóa
2022 (từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022), giảm từ 1.000 tỷ USD xuống còn 668 tỷ
USD. Báo cáo được Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/4 cho thấy trong bối cảnh
nền kinh tế đầu tàu thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19 và các công ty hoạt
động bình thường trở lại, các khoản chi của chính phủ cho trợ cấp thất nghiệp giảm
mạnh, trong khi nguồn thu thuế từ các cá nhân và gia đình tăng lên. Điều này giúp
thâm hụt ngân sách trong giai đoạn từ tháng 10/2021 đến tháng 3 vừa qua đã giảm
61% so với cùng kỳ của tài khóa 2021.
Cũng theo báo cáo, trong 6 tháng đầu tài khóa 2022, các khoản thu tăng 25%
8
trong khi các khoản chi tiêu giảm 18%, mặc dù chi tiêu của Bộ Lao động, cơ quan
quản lý nhiều chương trình hỗ trợ người thất nghiệp trong đại dịch, đã giảm 87%.
Số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết dù nền kinh tế đầu
tàu châu Âu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, song trong nửa đầu năm 2022, tỷ
lệ thâm hụt ngân sách quốc gia của nước này vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu của Destatis cho thấy trong nửa đầu năm 2022, tổng thu ngân sách của Đức
tăng 11,9% lên 841,4 tỷ euro, trong khi tổng chi đã giảm 1% xuống 874,3 tỷ euro.
Như vậy, mức thâm hụt ngân sách là 32,9 tỷ euro, giảm mạnh so với mức thâm hụt
131,1 tỷ euro trong nửa đầu năm 2021.
Các chuyên gia thống kê của Destatis nhấn mạnh do lạm phát cao, nguồn thu
từ thuế và các loại phí tăng mạnh đã góp phần gia tăng thu ngân sách. Trong nửa
đầu năm 2022, nguồn thu từ thuế và các loại phí đã tăng 12,5% so với cùng kỳ năm
ngoái, lên 744,2 tỷ euro.
Ở Việt Nam, thâm hụt ngân sách/GDP theo kịch bản tích cực ước tính ở mức
5,5% GDP năm 2022 và 5,6% GDP năm 2023, cao hơn 0,2-0,3 điểm % so với kịch
bản tiêu cực.

1.1.7 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới


*Kinh tế thế giới
Tính đến thời điểm tháng 9/2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm
2022 được điều chỉnh giảm so với các dự báo đưa ra trước đó. Theo Ngân hàng Thế
giới (WB), dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 đã bị hạ thấp đáng kể so
với thời điểm đầu năm 2022. Vào tháng 01/2022, WB dự báo tăng trưởng GDP toàn
cầu năm 2022 và 2023 là 4,1% và 3,3%. Đến tháng 8/2022, các dự báo này đã bị hạ
xuống còn 2,8% và 2,3% cho năm 2022 và 2023. Theo đó, hơn 90% các nền kinh tế
phát triển và 80% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đều bị hạ dự
báo tăng trưởng đối với năm 2022 và 2023.
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2022 của Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần
trăm so với dự báo trong tháng 4/2022. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu
tháng 9/2022, Fitch Ratings nhận định cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, lạm
phát cao và chính sách thắt chặt tiền tệ toàn cầu đang ảnh hưởng nặng nề đến triển
vọng kinh tế thế giới. Fitch Ratings đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng, theo đó
GDP toàn cầu năm 2022 được dự báo tăng 2,4%, điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần
trăm so với dự báo đưa ra trong tháng 6/2022.
Trong Báo cáo sơ bộ Triển vọng kinh tế ngày 26/9/2022, Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) nhận định kinh tế toàn cầu mất đà tăng trưởng trong năm
2022. Sau khi phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19, tăng trưởng của kinh tế thế
giới bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc xung đột ở U-crai-na, các đợt bùng phát liên tục
của dịch Covid-19 tại một số khu vực trên thế giới và áp lực tăng giá năng lượng và

9
thực phẩm. GDP toàn cầu trì trệ trong Quý II/2022 và giá trị sản xuất của các nền
kinh tế G20 đều giảm. OECD vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của thế giới trong
năm 2022 (so với dự báo trong tháng 6/2022), ở mức 3%, nhưng hạ dự báo tăng
trưởng toàn cầu năm 2023 xuống mức 2,2% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với dự
báo trong tháng 6/2022).

*Tổng quan biến động thị trường thế giới


Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm trong nửa cuối năm 2022. Thước đo
thương mại hàng hóa của Tổ chức thương mại thế giới tháng 8/2022 cho thấy,
thương mại hàng hóa toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong Quý II/2022 nhưng tốc độ
tăng chậm hơn so với Quý I và có khả năng tiếp tục yếu đi trong nửa cuối năm
2022. Số liệu dự báo dự kiến sẽ được điều chỉnh giảm do xung đột đang diễn ra ở
U-crai-na, áp lực lạm phát gia tăng và chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế
phát triển.
Giá cả và lạm phát tăng. Theo WB, những cú sốc do nguồn cung đã gây ra
biến động mạnh trên thị trường năng lượng toàn cầu. Xung đột tại U-crai-na đã làm
gián đoạn đáng kể hoạt động thương mại và sản xuất các mặt hàng năng lượng. Cú
sốc năng lượng hiện nay sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho tăng trưởng toàn cầu.
Theo WB, thị trường hàng hóa tiếp tục biến động. Giá dầu thô Brent giảm xuống
dưới 100 USD/thùng vào giữa tháng 7/2022, chủ yếu do hoạt động kinh tế toàn cầu
đang chậm lại. Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng khi Nga cắt giảm xuất khẩu
khí đốt sang châu Âu. Giá kim loại giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu
của Trung Quốc giảm và tăng trưởng toàn cầu yếu.
Chỉ số giá lương thực, thực phẩm của Tổ chức lương thực và nông nghiệp
Liên hợp quốc (FFPI) đạt 138,0 điểm vào tháng 8/2022, giảm 2,7 điểm (1,9%) so
với tháng 7/2022. Tuy giảm nhưng chỉ số này vẫn cao hơn 10,1 điểm (7,9%) so với
cùng kỳ năm trước. Tất cả năm chỉ số phụ của FFPI đều giảm nhẹ trong tháng
8/2022. IMF nhận định giá lương thực, thực phẩm toàn cầu đã ổn định trong những
tháng gần đây nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2021. Theo IMF, lạm phát năm
2022 được dự báo tăng 6,6% ở các nền kinh tế phát triển và 9,5% ở thị trường mới
nổi và các nền kinh tế đang phát triển, điều chỉnh tăng lần lượt là 0,9 và 0,8 điểm
phần trăm, dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt. Theo WB, các điều kiện
tài chính toàn cầu ngày càng xấu đi, phản ánh chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn
thế giới và sự lo lắng về rủi ro ngày càng tăng. Tại các nền kinh tế phát triển, lợi
suất trái phiếu chính phủ có nhiều biến động. Đồng đô la Mỹ tăng mạnh so với các
đồng tiền của các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi.
IMF nhận định các điều kiện tài chính thắt chặt hơn gây ra tình trạng khó khăn về
nợ ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Theo OECD, lạm phát tiến tới trên mức mục tiêu khiến các ngân hàng trung ương

10
phản ứng mạnh mẽ hơn, dẫn đến thắt chặt các điều kiện tài chính. Thị trường chứng
khoán ở nhiều nơi trên thế giới đã giảm mạnh, lợi suất trái phiếu danh nghĩa tăng,
đồng đô la Mỹ tăng giá đáng kể.
*Một số nhân tố rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế thế giới
Theo IMF, rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu là lớn và nghiêng về
xu hướng làm giảm tăng trưởng. Những rủi ro nổi bật nhất bao gồm:
Thứ nhất, cuộc xung đột ở U-crai-na làm tăng giá năng lượng. Việc ngừng
hoàn toàn xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nền kinh tế châu Âu vào năm 2022 sẽ
làm tăng đáng kể lạm phát trên toàn thế giới do giá năng lượng cao hơn.
Thứ hai, lạm phát vẫn ở mức cao. Các cú sốc liên quan đến nguồn cung đối
với giá lương thực và năng lượng từ cuộc xung đột ở U-crai-na có thể làm tăng
mạnh lạm phát và tác động tới lạm phát cơ bản, dẫn đến việc thắt chặt chính sách
tiền tệ hơn nữa. Giá lương thực và năng lượng tăng gây khó khăn, đói kém và bất
ổn trên diện rộng, không chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, mà còn ảnh hưởng tới
ổn định xã hội ở nhiều quốc gia.
Thứ ba, điều kiện tài chính thắt chặt hơn gây ra tình trạng khó khăn về nợ ở
các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Thứ tư, suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hướng
đến các nền kinh tế khác.
Thứ năm, trong trung hạn, xung đột ở U-crai-na sẽ phân chia nền kinh tế thế
giới thành các khối địa chính trị với các tiêu chuẩn công nghệ khác biệt, hệ thống
thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ dự trữ.
*Chính trị thế giới
Năm 2022, thế giới tiếp tục chứng kiến sự biến chuyển ở từng khu vực và
toàn cầu theo hướng đa cực, đa trung tâm, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự
báo. Đặc biệt, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh cục bộ, xung đột
vũ trang,... tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt
hơn. Điều đó đã, đang tác động mạnh mẽ, tạo sự chuyển dịch chính trị - quân sự lớn
trên thế giới, được dư luận hết sức quan tâm.
Năm 2022, bức tranh tình hình chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, khó
lường, chịu tác động sâu sắc từ xung đột giữa Nga với Ukraine, theo đó đã gây ra
nhiều hệ lụy, hậu quả về chính trị, kinh tế trên trường quốc tế, đặc biệt là ở Châu
Âu. Các nước lớn đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược, tập hợp lực lượng, gia tăng ảnh
hưởng, kiềm chế lẫn nhau. Mặt khác, với biện pháp phong tỏa để phòng, chống dịch
của Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và
Châu Á. Đây là những điểm nổi bật của tình hình chính trị năm 2022 cần đặc biệt
quan tâm.

11
1.2 Phân tích môi trường ngành
1.2.1 Ngành dầu khí
Theo Báo cáo ngành mới nhất của CTCP Chứng khoán VNDirect, lĩnh vực
phân phối dầu khí có tiềm năng hồi phục trong năm 2023.
Mặc dù bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng do USD mạnh hơn, chính sách zero-
Covid của Trung Quốc và khủng hoảng Nga – Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến nhu cầu dầu thô, nhưng nhóm phân tích vẫn cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức
cao trong năm 2023 nhờ lệnh cấm vận của EU sẽ khiến sản lượng dầu thô của Nga
giảm trong năm 2023, và OPEC+ phát đi tín hiệu rằng nhóm sẽ luôn sẵn sàng can
thiệp để hỗ trợ giá dầu.
Do đó, VNDirect kỳ vọng giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình khoảng 90
USD/thùng (tương đương 2 triệu VNĐ) (giảm 10%) trong năm 2023.
Thêm vào đó sẽ có cơ hội tăng trưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí
do giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao, VNDirect cho rằng nhu cầu đối với các
dịch vụ dầu khí sẽ tăng dần trong những năm tới.
Sang năm 2023, VNDirect tin tưởng vào tiềm năng phục hồi mạnh của các
doanh nghiệp phân phối lớn (từ mức nền thấp của năm 2022) nhờ giá dầu thế giới
dự kiến sẽ có diễn biến ổn định hơn so với năm 2022, giúp giảm thiểu rủi ro đánh
giá lại hàng tồn kho.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành cơ chế để PVN xử lý vấn đề tài chính đối
với Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSR). Đây sẽ là tiền đề để NSR hoạt động ổn định
trong những năm tới, giúp tăng tỉ trọng nguồn cung nội địa và giảm áp lực chi phí
nhập khẩu cho các doanh nghiệp phân phối.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng
trưởng kép là 5,5% trong giai đoạn 2022-2030, là cơ sở để các doanh nghiệp phân
phối tăng trưởng trong những năm tới.
1.2.2 Ngành tài chính ngân hàng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mặc dù tình hình thị trường năm 2022
vẫn khá “xám xịt”, ngành ngân hàng vẫn có triển vọng khả quan với mức định giá
thấp, trong khi sức khoẻ vẫn ở mức tốt.
Trong một số báo cáo ngành mới nhất, các chuyên gia đã chỉ ra một số cơn
gió ngược chiều có thể ảnh hưởng lên ngành ngân hàng trong năm 2023 như suy
thoái kinh tế thế giới, xu hướng tăng tỷ lệ chi phí tín dụng và tỷ lệ trích lập phòng sẽ
12
hạn chế phần nào triển vọng định giá và tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng quý
IV/2022 và năm 2023.
Tuy vậy, các chuyên gia vẫn tiếp tục giữ quan điểm khả quan với triển vọng
ngành ngân hàng. Các cổ phiếu trong ngành đang được định giá ở mức tương đối
sâu so với các giai đoạn trước.
Trong nửa đầu năm 2023, căng thẳng thanh khoản và rủi ro trái phiếu doanh
nghiệp vẫn hiện hữu. Tuy vậy, sang nửa cuối năm, tình hình sẽ trở nên khả quan
hơn khi rủi ro lãi suất và căng thẳng tỷ giá được dịu bớt; và vấn đề căng thẳng thanh
khoản cũng được giải quyết phần nào nhờ Chính phủ đẩy mạnh các gói đầu tư công.
Ngân hàng nhà nước sẽ ưu tiên các ngân hàng thương mại có cơ cấu tín dụng lành
mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản và trái phiếu doanh
nghiệp thấp và/hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài
chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao và quản trị rủi ro
tốt.
Dựa trên những yếu tố này, dự báo tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng
có thể kể đến như VPB, MBB, HDB và VCB. Đây là 4 ngân hàng tham gia vào việc
cơ cấu lại tổ chức tín dụng, khi đó sẽ được nhận hạn mức tín dụng cao hơn so với
các ngân hàng khác, góp phần cải thiện thị phần tín dụng trong năm 2023.
1.2.3 Ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát
Thị trường trong nước có tiềm năng tiêu thụ lớn do đặc điểm khí hậu thuộc
vùng nhiệt đới, dân số trẻ có xu hướng tiếp cận với lối sống hiện đại. Theo Global
Agricultural Information and World Bank, ngành công nghiệp sản xuất bia trên thế
giới vẫn đang giữ được mức tăng trưởng đều đặn khoảng 4%/năm. Trong khi đó,
Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng cho ngành bia với mức tiêu thụ ấn tượng
tăng khoảng 6% mỗi năm. Việt Nam nằm trong danh sách 25 nước uống bia nhiều
nhất thế giới, đứng thứ 3 châu Á và liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong
nhiều năm. Có thể thấy thị trường bia Việt Nam đang có tốc độ tăng mạnh mẽ.
Các thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam (các nước ASEAN, Trung
Quốc,…) đều là thị trường có tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm, đồ uống cao.
Cùng với một loạt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, thực phẩm, đồ uống
Việt Nam phần lớn đã có thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm tự do
(không có thuế quan).

13
1.2.4 Ngành công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam là một trong những ngành mũi nhọn
đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của đất nước.
Tình hình ngành công nghệ thông tin hiện nay ở nước ta đã có những bước
tiến đáng kể, phát triển nhanh chóng trong vòng hơn 20 năm. Theo thống kê năm
2000, ngành công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP của cả nước. Được
đánh giá là ngành kinh tế nhỏ bởi nó thua kém hẳn so với các ngành nông nghiệp,
thương mại,… Tuy nhiên chỉ trong 2 thập kỷ, công nghệ thông tin ngày càng phát
triển mạnh mẽ, với những bước phát triển nhảy vọt đáng kinh ngạc:
Doanh thu năm 2019 tăng gấp 400 lần so với năm 2000, tương đương mức
bình quân 37% trong 19 năm.
Nguồn lực lao động ngành công nghệ thông tin tăng gấp 20 lần chiếm 1,88%
tổng số lao động Việt Nam hiện nay
Năng suất lao động bình quân tăng 7,6 lần so với cả nước
Thực trạng ngành công nghệ thông tin hiện nay đã đóng góp 14,3% vào GDP
của cả nước, gấp 28 lần so với năm 2000. Đây là một con số đáng tự hào của chúng
ta.
Với sự phát triển nhảy vọt nhanh và mạnh mẽ, chúng ta đã có vị trí trên bản
đồ công nghệ thông tin thế giới. Trở thành một trong những nước mạnh về công
nghệ thông tin trong khu vực. Trong đó đứng thứ nhất về ngành dịch vụ phần mềm
trong số 6 nước phát triển mạnh nhất khu cự ASEAN.
Chúng ta cũng có những thành tựu công nghệ nhất định. Trở thành điểm lựa
chọn đầu tư của nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như: IBM, Microsoft, Intel,
Toshiba, Samsung… Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin vươn tầm thế
giới như Viettel, FPT, VNPT,… hứa hẹn có nhiều khởi sắc hơn nữa trong tương lai
sắp tới.
1.2.5 Ngành sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế
Hiện nay, thị trường dược phẩm tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh
mẽ với tổng giá trị tăng từ 2,7 tỉ USD trong năm 2015 lên đến 3,6 tỷ USD vào năm
2018 với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 10,6%.
Theo Vietnam Report, thị trưởng ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và
ngành dược phẩm Việt Nam nói riêng đang gia tăng nhanh chóng. Nỗ lực của Chính

14
phủ nhằm làm cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận hơn với giá cả phải chăng
là một trong những động lực phát triển ngành. Thêm vào đó, Việt Nam là 1 trong
những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới; nhận thức của người
tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và thu nhập của người dân cao
hơn, khiến chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược
phẩm bình quân đầu người nói riêng sẽ nhiều hơn.
Thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt giá trị 16,2 tỷ USD vào năm
2020, chiếm 6,0% GDP. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỷ USD vào năm 2017
lên hơn 20 tỷ USD năm 2021, dự kiến đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ
USD vào năm 2030, với tốc độ CAGR (2020-2030) là 7,6%. Chi tiêu cho dược
phẩm cũng tăng đến hơn 6,6 tỷ USD trong năm 2021.
Theo khảo sát của Vietnam Report triển khai trong tháng 10-11/2022, gần
90% số doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm cho biết doanh
thu tăng lên, gần 80% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trong 9
tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.
IQVIA dự báo đến năm 2025, thị trường dược phẩm toàn cầu được thiết lập
trị giá 1,7 nghìn tỷ USD (theo giá nhà sản xuất) còn Fitch Solutions ước tính doanh
thu từ dược phẩm trong nước sẽ đạt trên 7,5 tỷ USD, chiếm gần 1,8% GDP. Động
lực của ngành dược trong dài hạn là sự đầu tư của các đơn vị dược phẩm đa quốc
gia, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mở rộng bảo hiểm y tế xã hội và nhân
khẩu học cả nước.
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 69,2% số doanh nghiệp trong ngành
có niềm tin rõ rệt vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 và 42,9% số doanh
nghiệp tỏ ra lạc quan vào triển vọng ngành Dược trong năm tới.

1.3 Phân tích công ty


1.3.1 Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP
Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn
Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển,
chế biến, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc
và mở rộng ra thị trường quốc tế.
*Tình hình tài sản
Tổng Tài sản của Tổng Công ty Khí Việt Nam tại 31/12/2021 là 78.768 tỷ
đồng, tăng 13,2% so với tổng tài sản tại 31/12/2020. Tỷ lệ tăng trưởng Tổng tài sản

15
bình quân từ 2012 đến 2021 là 14,9%/năm là do từ năm 2012 đến nay, PV GAS đã
hoàn thành đầu tư xây dựng công trình đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai
đoạn 1, Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau, Dự án đường ống thu gom vận chuyển
khí Sao Vàng Đại Nguyệt và đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 2.
Đây là mức tăng tài sản tương đối lớn đối với những doanh nghiệp có tổng tài sản
lớn như PV GAS. Tuy nhiên, trong các năm trở lại đây, tỷ lệ tăng tải sản của PV
GAS đã chậm lại do các công trình đường ống và nhà máy xử lý khí đã được hoàn
thiện và đưa vào hoạt động.

*Tình hình nguồn vốn:


Tính đến hết ngày 31/12/2021, nợ phải trả đạt 26.575 tỷ đồng, chiếm khoảng
33,7% tổng nguồn vốn, trong đó trên 62% là nợ ngắn hạn. So với năm 2020, nợ
phải trả tăng 93,8% do PV GAS trong năm 2021 đã đẩy mạnh giải ngân vốn vay từ
các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để phục vụ cho việc xây dựng các dự án
trọng điểm như đường ống Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 2, Đường ống thu gom và
vận chuyển khí Sao Vàng – Đại Nguyệt và dự án Kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị
Vải. Việc duy trì dư nợ vay ở mức phù hợp thông qua kế hoạch giải ngân hợp lý
giúp giảm bớt rủi ro về chi phí lãi vay và áp lực trả nợ gốc. Bên cạnh đó, chỉ số nợ
vay trên vốn chủ sở hữu thấp cũng thể hiện khả năng dễ dàng huy động vốn vay
trong tương lai cho các dự án đầu tư mới của PV GAS khi cần thiết.
Vốn chủ sở hữu:
Mặc dù là đơn vị sản xuất với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhưng tỷ trọng vốn
chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn luôn duy trì trên mức 60% từ năm 2015 trở đi. Tỷ
trọng này thể hiện lợi nhuận để tái đầu tư của PV GAS lớn và khả năng tự chủ về
nguồn vốn để đầu tư của PV GAS cao. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
như trên và khả năng tự chủ về tài chính như trên, PV GAS là một doanh nghiệp
được các tổ chức tín dụng đánh giá rất cao. Đây là một lợi thế lớn của PV GAS
trong việc thu xếp nguồn vốn để tiếp tục thực hiện các dự án lớn trong tương lai.

*Năm 2022
Trong quý 3/2022, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của GAS ghi
nhận ở mức 24.329 tỷ đồng, duy trì đà tăng tốt trên 30% so với cùng kỳ, từ đó đưa
doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm lên mức 78.672 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng
thời điểm năm 2021. Giá vốn hàng bán trong 9 tháng cũng tăng nhưng với tốc độ
chậm hơn so với doanh thu, góp phần đưa lợi nhuận gộp của 3 quý đầu năm tăng
mạnh 57% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện đáng kể, tăng lên
mức 20,9%.
Về mặt chi phí, chí phí tài chính trong 9 tháng của GAS tăng khá mạnh
(+69%), với nguyên nhân chính do lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó chi phí quản
lý doanh nghiệp được tiết giảm đáng kể và giảm gần 24% so với cùng kỳ.
Sau khi tổng hợp các khoản doanh thu và chi phí, GAS báo cáo lợi nhuận sau thuế
quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt là 3.089 và 11.726 tỷ đồng. Lợi nhuận của
16
quý 3 có phần tăng chậm lại nhưng được bù đắp bởi hai quý đầu năm tăng trưởng
cao nên lợi nhuận thuế lũy kế 9 tháng của Công ty vẫn đạt được mức tăng ấn tượng
với gần 72% so với cùng kỳ.
Về mặt tài sản,Tại cuối quý 3/2022, GAS ghi nhận tổng tài sản ở mức
85.224 tỷ đồng, tăng nhẹ 8,2% kể từ đầu năm. Cơ cấu tài sản của Công ty nghiêng
nhiều về phía tài sản ngắn hạn (chiếm hơn 67% tổng tài sản). Đảng chú ý, các tài
sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu là
tiền gửi có kỳ hạn) đang có giá trị lớn và tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Công
ty.
Ngoài ra, Tài sản cố định cũng chiếm tỷ lệ đáng kể với 20% trong tổng tài
sản, trong khi đó, giá trị hàng tồn kho đã giảm khá mạnh (-27%) kể từ đầu năm và
chỉ còn chiếm 3% của tổng tài sản.
Về mặt nguồn vốn, Tại ngày 30/9/2022, tổng nợ phải trả của GAS ở mức
27.211 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,4% so với thời điểm đầu năm. Các khoản nợ phải trả
đang chiếm tỷ lệ gần 32% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Cụ thể hơn, các khoản
mục nợ, vay có giá trị và trọng cao như vay ngân hàng dài hạn (tăng 19,3% kể từ
đầu năm và chiếm 10,5% trong tổng nguồn vốn), phải trả người bán ngắn hạn (tăng
10,2% so với đầu năm và chiếm 8,6% tổng nguồn vốn).
Nhìn chung, cơ cấu vốn của GAS đang khá thận trọng, Công ty sử dụng nhiều vốn
chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh (chiếm hơn 68%), trong khi vốn từ
vay, nợ chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
Công ty được duy trì đảm bảo, thể hiện qua các hệ số thanh toán ở mức cao (tỷ số
thanh toán hiện hành = 3,7 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 3,5 lần).
Tình hình dòng tiền, Trong 9 tháng đầu năm 2022, GAS ghi nhận tổng lưu
chuyển tiền thuần ở mức dương 4.364 tỷ đồng, từ đó, đưa số dư tiền và tương điền
cuối kỳ lên 10.206 tỷ đồng, tăng mạnh gần 93% so với mức đầu năm.
Về mặt cơ cấu, hoạt động kinh doanh thu rồng 10.946 tỷ đồng và là nguồn tạo tiền
chủ yếu cho Công ty, điều này là phù hợp với kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh
kể từ đầu năm của GAS. Dòng tiền mạnh từ hoạt động kinh doanh giúp cho GAS
đang có lượng thanh khoản khá dồi dào, làm cơ để để Công ty tiếp tục hoạt động
đầu tư, mua sắm tài sản cố định cũng như trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông.

*Nhận xét
Kết quả kinh doanh của GAS trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022
nhìn chung có sự tăng trưởng tích cực. Giả khí đốt tiếp tục giữ ở mức cao giúp cho
doanh thu của Công ty duy trì được mức tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2022.
Các khoản chi phí kinh doanh như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, quản lý
doanh nghiệp được kiểm soát tốt cũng góp phần đưa lợi nhuận lũy kế 9 tháng của
GAS tăng mạnh hơn 70% so với cùng kỳ và đã vượt khá xa so với kế hoạch lợi
nhuận của cả năm 2022.

17
Bên cạnh đó, Công ty cũng duy trì được cơ cấu tài chính ổn định và an toàn.
Vốn chủ sở hữu là nguồn chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, trong khi vốn
từ nguồn vay, nợ chiếm tỷ trọng vừa phải với chỉ 32% tổng nguồn vốn. Khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo. Đồng thời, Công ty cũng có
nguồn thanh khoản khá dồi dào khi hoạt động kinh doanh cũng tạo được dòng tiền
mạnh, là cơ sở cho GAS tiếp tục đầu tư, mở rộng kinh doanh mà không phải phụ
thuộc nhiều từ vốn vay, nợ.

1.3.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB) là một ngân hàng thương
mại cổ phần của Việt Nam và đồng thời cũng là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ
Quốc Phòng, được thành lập vào ngày 4 tháng 11 năm 1994 bởi các cổ đông chính
là: Viettel, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng Công ty Trực
thăng Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Trải qua gần 25 năm xây dựng và trưởng thành, MB ngày càng phát triển lớn
mạnh, trở thành một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam
& nước ngoài (Lào, Campuchia) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng
khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân
thọ). Với các mặt hoạt động kinh doanh hiệu quả, MB đã khẳng định được thương
hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. MB có các hoạt động dịch
vụ và sản phẩm đa dạng trên nền tảng quản trị rủi ro vượt trội, hạ tầng công nghệ
hiện đại, phát triển mạnh mẽ mở rộng hoạt động trên các phân khúc thị trường mới
bên cạnh thị trường truyền thống của một ngân hàng thương mại. Sau hơn 25 năm
xây dựng và trưởng thành, hiện nay MB được đánh giá là một định chế tài chính
vững vàng, tin cậy, phát triển an toàn bền vững, có uy tín cao.

Năm 2022, xét trong năm nay thì cổ phiếu MB được khá nhiều người quan
tâm bởi nó mang lại không ít lợi nhuận cho những nhà đầu tư sở hữu. Kèm theo đó
là lợi nhuận khủng mà ngân hàng này kiếm được trong năm 2022 là tiền đề, cơ hội
của họ trong năm 2023 này. Như vậy chúng ta có quyền tin vào những tiềm năng
lớn đối với cổ phiếu của ngân hàng này trong tương lai.

Về mặt tài sản, Tại ngày 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của MBBank ghi
nhận tăng hơn 8% so với thời điểm đầu năm và đạt mức 656.804 tỷ đồng. Trong đó,
tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng tại cuối quý 3 đạt mức 475.291 tỷ đồng, tương
ứng với mức tăng trưởng trên 17% kể từ đầu năm. Về cơ cấu tín dụng thì các khoản
cho vay khách hàng thông thường chiếm 426.233 tỷ đồng, cho vay thông qua trái
phiếu doanh nghiệp ở mức 49.058 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 10,3%.
18
Về mặt chất lượng tài sản, tổng giá trị nợ xấu hợp nhất của MBBank tại
thời điểm cuối quý 3/2022 được ghi nhận ở mức 4.415 tỷ đồng, tăng hơn 35% so
với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tại cuối quý 3 ở mức 1,03%, con số này
có phần cải thiện so với mức 1,18% tại cuối quý 2 nhưng vẫn tăng so với mức
0,88% của đầu năm. Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu tại cuối quỷ 3 đạt 250% và
cũng có cải thiện so với quý 2/2022.

Về mặt nguồn vốn, tính đến cuối quý 3/2022, MBBank đã huy động được
377.145 tỷ đồng từ nguồn tiền gửi khách hàng, tăng, giảm nhẹ 2% so với thời điểm
đầu năm. Để bù lại, Ngân hàng đã tăng cường huy động thông qua phát hành giấy
tờ có giá (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi), đạt 101.773 tỷ đồng, tăng 52% kể từ đầu
năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cuối quý 3 của MBB ở mức 42,2% và
tiếp tục có sự sụt giảm so với tỷ lệ 45,5% của cuối quý 2 và 48,7% hồi đầu năm.

Tại thời điểm 30/9/2022, tổng vốn chủ sở hữu của MBBank đạt 75.910 tỷ
đồng, tăng 21,5% so với thời điểm đầu năm. Đóng góp chủ yếu vào mức tăng của
vốn chủ sở hữu là khoản lợi nhuận chưa phân phối khi lợi nhuận kinh doanh của
MBB ghi nhận mức tăng trưởng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm.

*Nhận xét

Trên phương diện kết quả kinh doanh, MBB tiếp tục duy trì tăng trưởng lợi
nhuận trước thuế khá ấn tượng trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022 với lần
lượt +61,5% và +53,1% so với cùng kỳ năm trước.

Mảng hoạt động tín dụng vẫn là điểm sáng lớn nhất trong hoạt động kinh
doanh của MBB khi đóng góp hơn 82% tổng thu nhập hoạt động và có mức tăng
trưởng thu nhập thuần trên 38% trong quý 3/2022. Tuy nhiên một số mảng kinh
doanh ngoài tín dụng như dịch vụ tài chính và mua bán chứng khoán đầu tư đang
cho kết quả không thực sự tốt trong quý 3.

Chất lượng các khoản cho vay của MBBank có phần được cải thiện hơn
trong quý 3. Tổng giá trị nợ xấu ở mức 4.415 tỷ đồng, giảm 11,2% so với cuối quý
2, tuy nhiên vẫn tăng hơn 35% so với thời điểm đầu năm. Tính đến cuối quý 3, tỷ lệ
nợ xấu và tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của MBBank lần lượt ở các mức 1,03% và
250%, đều tốt hơn sơ với quý trước. Từ đó, tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm
mạnh mức trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ tốt cho kết quả lợi nhuận cuối cùng

19
1.3.3 Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
Tổng công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có tiền thân
là Nhà máy bia Sài Gòn được thành lập năm 1977. Năm 2004, công ty chuyển sang
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và chính thức cổ phần hóa, đổi tên
thành Tổng công ty CP bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào đầu năm
2008.
Trong suốt quá trình hoạt động, Sabeco luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu
ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả
cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa phương và đất nước. Sabeco
hiện đang nắm giữ 40% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam, phân phối khắp cả nước
và xuất khẩu tới gần 20 quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, Sabeco luôn
duy trì được tốc độ phát triển vượt trội hàng năm trên 20%.

Về mặt tài sản, tổng tài sản của Sabeco tại cuối quý 3/2022 ghi nhận ở mức
33.949 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, các khoản mục có
mức tăng mạnh kể từ đầu năm là các khoản phải thu ngắn hạn (+62%), đầu tư tài
chính ngắn hạn (+21,4%) và hàng tồn kho (+19%). Ngoài ra, các loại tài sản ngắn
hạn đang chiếm ưu thế trong cơ cấu tài sản của SAB với tỷ trọng gần 78%. Đáng
chú ý, đầu tư tài chính ngắn hạn dưới dạng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn đang
chiếm đến 60,7% tổng tài sản của Công ty. Điều này cho thấy công ty đang có
lượng tiền nhàn rỗi khá lớn, là sơ cở tốt để Công ty đảm bảo khả năng thanh toán
các khoản nợ, đầu tư mở rộng kinh doanh hoặc trả cổ tức cho cổ đông.

Về mặt nguồn vốn, tại ngày 30/9/2022, tổng nợ phải trả của SAB ở mức
8.103 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,7% so với thời điểm đầu năm và tiếp tục chiếm tỷ trọng
tương đối thấp (gần 24%) trong tổng nguồn vốn của Công ty. Ngoài ra, các khoản
nợ của SAB chủ yếu không phải trả lãi như phải trả người bán, thuế phải nộp Nhà
nước, chi phí phải trả... và các khoản nợ tài chính (vay ngân hàng, trái phiếu) chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ với 2,4% tổng nguồn vốn. Điều này giúp Công ty hạn chế được
chi phí lãi vay, không bị ảnh hưởng nhiều trong môi trường lãi suất tăng.

Nhìn chung, cơ cấu vốn của Sabeco đang khá an toàn khi Công ty chủ yếu sử
dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh (chiếm 76% tổng nguồn
vốn) và vốn từ vay, nợ chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Với nguồn thanh khoản dồi dào
và tài sản chủ yếu là ngắn hạn nên SAB tiếp tục đảm bảo được khả năng thanh toán
các khoản nợ, thể hiện qua các hệ số thanh toán ở mức cao (tỷ số thanh toán hiện
hành = 3,6 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 3,3 lần).
20
Tình hình dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh của
Công ty mang lại dòng tiền mạnh, thu về 4.734 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức
1.669 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả hợp lý khi lợi nhuận hoạt
động của Công ty tăng trưởng cao cộng với việc tài sản, công nợ được quản lý tốt.
Dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh sau đó được Công ty sử dụng cho đầu
tư, mua sắm tài sản cố định, trả cổ tức. Phần tiền nhàn rỗi còn lại tiếp tục được đầu
tư trong ngắn hạn thông qua tiền gửi ngân hàng. Đó là các nguyên nhân khiến cho
tổng lưu chuyển tiền thuần trong 9 tháng của SAB ở mức âm 763 tỷ và số dư tiền
mặt cuối kỳ giảm 21% so với thời điểm đầu năm.

*Nhận xét

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Sabeco trong quý 3 cũng như 9 tháng
đầu năm 2022 đều có sự tăng trưởng tích cực so với cùng thời điểm năm 2021. Nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty phục hồi tốt sau dịch giúp cho doanh thu đã về
gần với mức trước dịch. Ngoài ra các loại chi phí hoạt động cũng được kiểm soát ổn
định giúp cho lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ và biên lợi nhuận cũng được mở
rộng.

Bên cạnh đó, tình hình, tài chính của SAB vẫn giữ được sự ổn định và an
toàn. Vốn chủ sở hữu là nguồn chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, trong khi
vốn từ nguồn vay, nợ chiếm tỷ trọng tương đối thấp với chỉ gần 24%
1.3.4 Công ty Cổ phần FPT
FPT là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam thành lập ngày 13/09/1988,
với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT đã cung
cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động
trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 46 văn phòng tại nước ngoài.

Về tài sản, tính đến quý 3/2022, tài sản ngắn hạn của FPT tăng 15% so với
cùng kỳ. Trong đó, sự gia tăng chủ yếu đến từ việc tăng các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn và tăng các khoản phải thu. Ngược lại, lượng tiền mặt của FPT đã giảm
31.39% so với cùng kỳ. Về tỷ trong tài sản ngắn hạn của FPT chủ yếu nằm ở các tài
sản đầu tư tài chính với 37%.

Về tài sản dài hạn, tỷ trong phân phối của FPT chỉ đạt 36%, trong đó chiếm
phần lớn là các tài sản cố định với tỷ trọng 20.61%. Cuý 3/2022 ghi nhận giá trị tài

21
sản dài hạn tăng 12.74%, trong đó tài sản cố định đóng góp chủ yếu vào đà tăng với
mức tăng 34.52% so với cùng kỳ.

Về nguồn vốn, nợ phải trả của công ty đã tăng 11.28% so với cùng kỳ. Về nợ
ngắn hạn, tài khoản phải trả người bán ghi nhận con số tăng trưởng 34%. Tuy nhiên
tổng thể nợ ngắn hạn của FPT chỉ tăng 10.84%. Lý do bởi tỷ trọng nghĩa vụ tài
chính của công ty chủ yếu nằm ở vay nợ ngắn hạn, chiếm 29.49% tổng tài sån. Vốn
chủ sở hữu của FPT đạt 24,055 tỷ đồng, tăng 18.36% so với cùng kỳ. Sự tăng
trưởng đến từ các hoạt động tăng vốn của công ty qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu
và lợi nhuận giữ lại được duy trì tăng 14% so với cùng kỳ.

Tình hình dòng tiền, về hoạt động kinh doanh, dòng tiền của FPT vẫn duy
trì một cách ổn định, ghi nhận 3,016 tỷ đồng. Số tiền này không có quá nhiều đột
biến so với cùng kỳ Ngược lại, dòng tiền đầu tư của FPT đã có sự suy giảm so với
cùng kỳ. Cụ thể FPT trong quý 3/2022 chỉ chi khoảng 907 tỷ đồng cho hoạt động
đầu tư. Quý 3/2022 FPT chi ròng 3,782 tỷ vào hoạt động tài chính. Điều này đến từ
việc FPT đã tất toán 26,855 tỷ đồng nợ gốc và lãi của doanh nghiệp.

*Nhận xét

Tính đến quý 3 năm 2022, tình hình kinh doanh của FPT vẫn duy trì mức
tăng trưởng bền vững. Biên lợi nhuận của FPT vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao dù
cho môi trường lãi suất và vĩ mô trong năm 2022 có nhiều biến động. Mảng công
nghệ thông tin vẫn tiếp tục mang lại doanh thu lớn cho FPT, chiếm 47% cơ cấu lợi
nhuận.

Tình hình tài chính của FPT cũng không có quá nhiều sự đổi mới, FPT vẫn
duy trì tỷ lệ đòn bẩy tương đương với thời kỳ trước. Tuy nhiên công ty cũng đang
có xu hướng hạ bớt tỷ trọng vốn vay khi mà mức tăng trưởng nợ vay ngắn và dài
hạn trong quý 3/2022 chỉ ở mức xấp xỉ 1 − 2%. Điều này dự kiến sẽ giúp FPT giảm
bớt gánh nặng về nợ vay trong hoạt động kinh doanh dài hạn.
1.3.5 Công ty Cổ phần TRAPHACO
Công ty CP Traphaco tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt
được thành lập ngày 28/11/1972. Sau nhiều lần chuyển đổi, ngày 01/01/2000, Công
ty CP Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco chính thức bắt đầu hoạt động theo hình
thức công ty CP với 45% vốn Nhà nước. Ngày 05/07/2001, Công ty đổi tên thành

22
Công ty CP Traphaco. Ngày 26/11/2008, công ty chính thức niêm yết trên Sàn Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Traphaco: Doanh nghiệp tăng trưởng, cổ phiếu tiềm năng

Cổ phiếu TRA của CTCP Traphaco được đánh giá có nhiều tiềm năng dựa
trên kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng cùng việc duy trì mức chia cổ tức
bằng tiền mặt cao.

Trong năm sau, nhiều khả năng Traphaco CNC sẽ sát nhập vào TRA nên các
tỷ suất sinh lợi trên doanh thu sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, TRA đang đẩy mạnh
khai thác thị trường miền Nam và dự kiến doanh thu từ thị trường này sẽ tăng
khoảng 50% so với năm trước.

VDSC cho rằng giá trị hợp lý của cổ phiếu TRA tại thời điểm này xoay
quanh mức 49.922 đ/cp. Trong điều kiện thị trường hiện tại, mức giá này chưa thật
sự hấp dẫn. Vì vậy, mặc dù TRA là công ty có KQKD ổn định và đang là công ty
dẫn đầu trong lĩnh vực đông dược nhưng VDSC chỉ đưa ra khuyến nghị nắm giữ
trong dài hạn đối với cổ phiếu này.

II. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

2.1 Thu thập số liệu


Thu thập dữ liệu giá đóng cửa của danh mục đầu tư bao gồm 5 cổ phiếu:
GAS, MBB, SAB, FPT, TRA trong 500 phiên tính đến ngày 22/12/2022.
2.2 Xác định lợi suất của các cổ phiếu trong danh mục
Ý nghĩa của VaR (k,1-α): nhà đầu tư nắm giữ danh mục P sau chu kỳ k, với
độ tin cậy (1-α)100%, khả năng tổn thất một khoản sẽ bằng |𝑉𝑎𝑅(𝑘,1- 𝛼)| trong điều
kiện thị trường hoạt động bình thường.
Lợi suất hằng ngày của từng loại cổ phiếu được tính theo công thức:
S t−S t−1
rt ¿
S t−1

2.3. Xác định lợi suất trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn của danh mục và
ma trận hiệp phương sai của lợi suất các cổ phiếu trong danh mục.
*Xác định lợi xuất trung bình của danh mục:
23
m
Ep(R)= ∑ WjEj (R)= 0,0007157
i=1

*Xác định Phương sai của danh mục

σ =
2

2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
W A ⋅ σ A +W B ⋅σ B +W C ⋅σ C +W D ⋅ σ D + W E ⋅ σ E +2.W A W B σ AB +2.W A W C σ AC +2. W A W D σ AD + 2.W A W E σ AE +2.W
= 0.0001664

*Xác định độ lệch chuẩn của danh mục


σ = √ σ 2 = 0,0129006

*Ma trận hiệp phương sai


GAS MBB SAB FPT TRA
0.0007772 GAS 0.0006080 0.0002187 0.0001003 0.0002219 -0.0000205
0.0004675 MBB 0.0002187 0.0006507 0.0000795 0.0002787 -0.0000112
-0.0000204 SAB 0.0001003 0.0000795 0.0003074 0.0000852 -0.0000010
0.0015178 FPT 0.0002219 0.0002787 0.0000852 0.0003959 0.0000005
0.0008366 TRA -0.0000205 -0.0000112 -0.0000010 0.0000005 0.0002943
Tỷ trọng 20% 20% 20% 20% 20%

2.4. Xác định Var (1 ngày, 99%), Var (10 ngày, 99%) cho danh mục theo
phương pháp phương sai, hiệp phương sai và hậu kiểm mô hình VaR.
a, Var(1 ngày, 99%)
VaR lợi suất (1 ngày, 99%) = µ + N-1(α)*δ = -0,0292956
VaR danh mục(1 ngày, 99%) = VaR lợi suất (1 ngày,99%) * Vt
= -0,0292956 * 1000 = -29,2956 (triệu đồng)
Ý nghĩa: Nếu nhà đầu tư nắm giữ danh mục 5 cổ phiếu sau một ngày với độ tin cậy
99% thì khả năng thua lỗ là -29,2956 triệu đồng trong điều kiện thị trường hoạt
động bình thường.

b, Var(10 ngày, 99%)

24
VaR lợi suất (10 ngày, 99%) = µ + N-1(α)*δ = -0,0877467
VaR danh mục (10 ngày, 99%) = VaR lợi suất (10 ngày,99%) * Vt
= -0,0877467*1000 = -87,7467258 ( triệu đồng)
Ý nghĩa: Nếu nhà đầu tư nắm giữ danh mục 5 cổ phiếu sau 10 ngày với độ tin cậy
99% thì khả năng thua lỗ là 87,7467258 triệu đồng trong điều kiện thị trường hoạt
động bình thường.
b, Hậu kiểm mô hình VaR trong 250 phiên
Với mức ý nghĩa 99%, α = 0.01
Số lần vi phạm là 5 => Mô hình VaR phù hợp
2.5. Xác định Var(1 ngày, 99%) cho danh mục theo phương pháp mô phỏng
lịch sử và hậu kiểm mô hình VaR trong 250 phiên
a, Var(1 ngày, 99%)
VaR lợi suất (1 ngày, 99%) = µ + N-1(α)*δ = -0,0292956
VaR danh mục( 1 ngày, 99%) = VaR lợi suất (1 ngày,99%) * Vt
= -0,0292956 * 1000 = -29,2956 (triệu đồng)
Ý nghĩa: Nếu nhà đầu tư nắm giữ danh mục 5 cổ phiếu sau một ngày với độ tin cậy
99% thì khả năng thua lỗ là 29,2956 triệu đồng trong điều kiện thị trường hoạt động
bình thường.
b, Hậu kiểm mô hình VaR trong 250 phiên
Với mức ý nghĩa 99%, α = 0.01
Số lần vi phạm là 5 => Mô hình VaR phù hợp

25

You might also like