You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

------

BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KÌ

MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh


Sinh viên thực hiện : Nhóm 1
 Phạm Phương Ngọc Anh – 207TC23393 ( đóng góp 100%)
 Nguyễn Linh Chi – 207TC23445 ( đóng góp 100%)
 Hoàng Phương Uyên – 207TC24656 ( đóng góp 100%)
 Đinh Hải Yến – 207TC39045 ( đóng góp 100%)
Lớp học phần : 223_DFB0560_02

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................6
PHẦN I. TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN THIÊN LONG......................................................................................................7
1/ Mô tả tình huống về chính sách cổ tức tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long.....................7
1.1. Sơ lược về chính sách cổ tức và tình hình chi trả cổ tức của công ty qua các năm.......................7
1.2. Một số tình huống về chính sách cổ tức của công ty Thiên Long..................................................8
1.3. Một ví dụ tình huống cụ thể..........................................................................................................8
2/ Tác động của chính sách này đến: (1) Bảng CĐKT, (2) biến động giá cổ phiếu trên thị trường
sau khi chia cổ tức....................................................................................................................................9
2.1. Bảng CĐKT..................................................................................................................................9
2.2. Tác động biến động giá cổ phiếu trên thị trường sau khi chia cổ tức.........................................12
PHẦN II. TÌNH HUỐNG HUY ĐỘNG VỐN DÀI HẠN ĐÁP ỨNG NHU CẦU
ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG.........................14
1/ Phân tích tình huống huy động vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Thiên Long....................................................................................................................................14
1.1. Khái niệm...................................................................................................................................14
2/ Đánh giá kết quả huy động vốn........................................................................................................18
3/ Ví dụ về tình huống huy động vốn dài hạn của Công ty Thiên Long...........................................19
PHẦN III. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI CHÍNH..............................................................20
1/ Dữ liệu về hợp đồng thuê tài chính..................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................21

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TLG Tên viết tắt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
CP Cổ phiếu
HĐQT Hội đồng quản trị
ĐHCĐ Đại hội cổ đông
Group Tập đoàn
ESOP Employee stock ownership - kế hoạch phát hành cổ phần thuộc sở hữu
của người lao động

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Doanh thu thuần và Lợi nhuận hợp nhất sau thuế của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Thiên Long năm 2022
Bảng 2.2. Phân phối lợi nhuận năm 2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
Bảng 2.3. Phân phối lợi nhuận năm 2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long

Bảng 2.4. Bảng cân đối kế toán quý I/2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2019-2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thiên Long

Hình 1.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2022-2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thiên Long

Hình 1.3. Bảng cân đối kế toán giai đoạn quý 3/2019 đến quý 2/2020 của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Thiên Long

Hình 2.1. Kết quả kinh doanh của Thiên Long giai đoạn từ năm 2012 đến 2022

LỜI NÓI ĐẦU


.
Bài báo cáo được thực hiện bởi Nhóm 1 – QTRRTC_Lớp 03 dưới đây sẽ nhận dạng 6
rủi ro tài chính quan trọng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) – một
công ty hoạt động kinh doanh lĩnh vực văn phòng phẩm rất quen thuộc với người tiêu
dùng. Bài tiểu luận sẽ giới thiệu về công ty, nhận dạng các rủi ro tài chính quan trọng
và đưa ra các giải pháp hạn chế những rủi ro đó của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên
Long.
Bài báo cáo cuối kì này được thực hiện bởi Nhóm 1 – PT&LKHTC_Lớp 03 dưới đây
nhằm mục đích phân tích Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) – một
công ty hoạt động kinh doanh lĩnh vực dược rất quen thuộc với người tiêu dùng. Bài
báo cáo sẽ giới thiệu về công ty, phân tích các tỷ số tài chính, lập kế hoạch tài chính
đồng thời đưa ra những kết luận để nhận xét, chỉ ra điểm mạnh điểm yếu và đóng góp
giải pháp để cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.
Khi phân tích Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, nhóm chúng em cùng so sánh
với công ty đối thủ cùng ngành – Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC (OPC) để có thể
khái quát hơn tình hình tài chính.

Nhóm 1 chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Trần
Thái Hà và Ths.Lê Thanh Hằng đã giúp nhóm hoàn thành tốt bài dự án cuối kì này.
Trong quá trình thực hiện bài không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Nhóm rất
mong nhận được sự góp ý của Thầy/Cô.

PHẦN I. TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN THIÊN LONG
1/ Mô tả tình huống về chính sách cổ tức tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long

1.1. Sơ lược về chính sách cổ tức và tình hình chi trả cổ tức của công ty qua các năm
 Chính sách cổ tức
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) là một trong những công ty sản
xuất và kinh doanh văn phòng phẩm hàng đầu Việt Nam. Công ty có trụ sở chính
tại Thành phố Hồ Chí Minh và có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.

- Công ty Thiên Long có kết quả kinh doanh tốt và khả năng tạo ra dòng tiền mạnh
mẽ. Vì thế công ty có chính sách cổ tức ổn định và đã trả cổ tức đều đặn trong
nhiều năm qua bằng 2 hình thức là: cổ phiếu và tiền mặt.

 Tình hình chi trả cổ tức của công ty qua các năm
- Trước năm 2019 chi sách cổ tức của TLG đa dạng như ở đợt 1 năm 2018 là bằng
thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 20:1 và đợt 2/2018 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20:1 thì sau năm
2019 hình thức chi trả đều bằng tiền mặt tính đến thời điểm hiện tại 2023

- Trong năm 2019-2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên tình hình hoạt
kinh doanh của TLG có nhiều biến động đáng. Ảnh hưởng đến chính sách chia cổ
tức cụ thể: Ngày 12/12/2019 TLG trả cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền, 1,000
đồng/CP.Nhưng đến ngày 6/03/2020 TLG Trả cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền, 500
đồng/CP do diễn biến dịch ngày càng phức tạp đẫn đến sụt giảm tỷ lệ chi trả. Đến
ngày 28/07/2021 TLG trả cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền, 1,500 đồng/CP tỷ lệ đã cao
và ở mức ổn định do kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

- Năm 2022, TLG đặt mục tiêu 3.250 tỷ doanh thu và 280 tỷ lợi nhuận. Sau 11
tháng, công ty đã vượt 2% mục tiêu doanh thu và vượt 58% mục tiêu lợi nhuận
năm. Theo như các nhà phân phối sẽ tận dụng khoảng thời gian cuối năm để giải
phóng hàng tồn của năm. Và quý 4 thường không phải là mùa bán hàng tốt của
Thiên Long. Tuy nhiên, trong năm 2021,có sự thay đổi trong do thời gian giãn
cách xã hội làm cho nhu cầu đã dồn sang quý 4. Nên nếu so sánh cùng kỳ năm
ngoái, doanh thu thuần tháng 11 của Thiên Long đi ngang, trong khi đó biên lãi
gộp giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời trong tháng 11, nhiều chi phí
tiếp thị và nhân viên tiếp tục được ghi nhận, kéo theo biên lãi ròng giảm. Xu
hướng này sẽ tiếp tục diễn ra cho tới hết năm 2022 tỷ lệ chi phí trên doanh thu vẫn
sẽ được kiểm soát tốt so với 2021. Trong năm 2022, TLG trả cổ tức bằng tiền mặt
với tỷ lệ 15%. Đây là mức cổ tức cao hơn so với mức trung bình của ngành văn
phòng phẩm. Chính sách cổ tức của TLG được đánh giá là phù hợp với tình hình
kinh doanh của công ty. Chính sách cổ tức này giúp TLG chia sẻ lợi nhuận với cổ
đông và cũng là một cách để thu hút và giữ chân nhân viên.
1.2. Một số tình huống về chính sách cổ tức của công ty Thiên Long

 Nếu TLG tiếp tục có kết quả kinh doanh tốt, công ty có thể tăng tỷ lệ cổ tức trong
những năm tới.

 Nếu TLG gặp khó khăn về tài chính, công ty có thể tạm ngưng trả cổ tức hoặc
giảm tỷ lệ cổ tức.

 Nếu TLG có kế hoạch đầu tư lớn, công ty có thể sử dụng lợi nhuận để đầu tư thay
vì trả cổ tức.

1.3. Một ví dụ tình huống cụ thể

 Nhờ tình hình kinh doanh khả quan, cổ phiếu TLG của Thiên Long là một trong số
ít những chiến thắng thị trường trong năm 2022 nhiều biến động. Tháng 9/2022,
TLG vươn lên mức đỉnh cao nhất từ khi niêm yết năm 2010, 66.000 đồng/cp,
tương ứng tăng 65% so với hồi đầu năm.

 Ngày 30/12 vừa qua, Thiên Long chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2022 bằng
tiền mặt với tỷ lệ 15%. So với mức chi trả cổ tức cùng đợt 2 năm 2021là mức 500
đồng/CP vì ảnh hưởng của covid thì đợt 2 năm 2022 đã tăng với mức 1,500
đồng/CP. Và trước đó, công ty đã chi 116,7 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022, tỷ
lệ 15% vào hồi tháng 6 cũng ở mức 1,500 đồng/CP. Như vậy, chưa kết thúc năm
tài chính 2022, Tập đoàn Thiên Long đã hoàn thành xong việc chia cổ tức theo kế
hoạch đã được cổ đông thông qua.Nhận định rằng nếu TLG tiếp tục có kết quả
hoạt động kinh doanh tốt,công ty có thể xem xét tang tỷ lệ chi trả cổ tức trong
những năm tới.

=> KẾT LUẬN: TỔNG THỂ, CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA TLG ĐƯỢC ĐÁNH
GIÁ LÀ PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ MANG
LẠI LỢI ÍCH CHO CẢ CỔ ĐÔNG VÀ NHÂN VIÊN.
2/ Tác động của chính sách này đến: (1) Bảng CĐKT, (2) biến động giá cổ phiếu
trên thị trường sau khi chia cổ tức

2.1. Bảng CĐKT

Hình 1.1. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2019-2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thiên Long

Nhận xét: Chính sách chia cổ tức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long sẽ tác động
đến bảng cân đố kế toán của công ty. Khi cổng ty chia cổ tức bằng tiền mặt, số tiền cổ tức
sẽ được trừ đi từ khoản lợi nhuận sau thuế của công ty. Do đó, khoản lợi nhuận sau thuế
sẽ giảm đi. Điều này ảnh hưởng đến số liệu trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt là khoản
lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.

 Nếu công ty trả cổ tức bằng tiền, tài khoản vốn chủ sở hữu sẽ giảm.Lấy ví dụ sau
khi chia cổ tức Ngày 12/12/2019 TLG trả cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền thì vốn chủ
sở hữu đã giảm từ 1,806,987 tỷ xuống còn 1,748,260 tỷ Điều này là do công ty
đang chuyển một phần lợi nhuận của mình cho cổ đông. Giảm vốn chủ sở hữu sẽ
làm giảm tổng tài sản của công ty. Có thể nhìn thấy qua bảng cân đối kế toán tổng
tài sản năm 2019 là 2,416,904 tỷ nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 2,314,599
tỷ.
Hình 1.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2022-2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thiên Long

Nhận xét: Ngoài ra, chính sách cổ tức cũng có thể tác động đến tài khoản nợ phải trả.
Nếu công ty không có đủ tiền mặt để trả cổ tức, công ty có thể vay nợ để trả cổ tức. Điều
này sẽ làm tăng tài khoản nợ phải trả. Như sau khi chia cổ tức ngày 30/12 năm 2022 bằng
tiền mặt với tỷ lệ 15% thì tài khoản nợ phải trả ở quý 4 đã lên tới mức 911,164 trong khi
quý 3 chỉ ở mức 677,718.

Hình 1.3. Bảng cân đối kế toán giai đoạn quý 3/2019 đến quý 2/2020 của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Thiên Long
Nhận xét: Nếu công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên. Do đó,
vốn chủ sở hữu của công ty sẽ tăng. Điều này ảnh hưởng đến số liệu trên bảng cân đối kế
toán, đặc biệt là phần vốn chủ sở hữu. Cụ thể ngày 20/09/2019 Trả cổ tức đợt 1/2018
bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20:1 làm cho vốn chủ sở hữu ở quý 4 đã tăng lên 1.806,987 tỷ so với
quý 3 chỉ có 1,791,883.

=> KẾT LUẬN: Chính sách cổ tức là một quyết định quan trọng của công ty. Công ty
cần cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định chính sách cổ tức, bao gồm tình hình kinh
doanh của công ty, khả năng tạo ra dòng tiền của công ty và kỳ vọng của cổ đông.Tuy
nhiên, chính sách cổ tức của công ty cũng có thể tăng sự hấp dẫn của cổ phiếu của công
ty đối với các nhà đầu tư. Từ đó, có thể tăng giá trị thị trường của công ty. Điều này ảnh
hưởng đến số liệu trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt là phần giá trị vốn hóa của công
ty.Tóm lai, chính sách chia cổ tức của Công ty Cổ phần Thiên Long sẽ tác động đến bảng
cân đối kế toán của công ty, đặc biệt là khoản lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở hữu và giá
trị vốn hóa.

 Chính sách chia cổ tức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long sẽ tác động
nhiều đến bảng cân đối kế toán của công ty. Khi cổng ty chia cổ tức bằng tiền mặt,
số tiền cổ tức sẽ được trừ đi từ khoản lợi nhuận sau thuế của công ty. Do đó, khoản
lợi nhuận sau thuế sẽ giảm đi. Điều này ảnh hưởng đến số liệu trên bảng cân đối
kế toán, đặc biệt là khoản lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.

 Nếu công ty trả cổ tức bằng tiền, tài khoản vốn chủ sở hữu sẽ giảm. Điều này là do
công ty đang chuyển một phần lợi nhuận của mình cho cổ đông. Giảm vốn chủ sở
hữu sẽ làm giảm tổng tài sản của công ty.

 Ngoài ra, chính sách cổ tức cũng có thể tác động đến tài khoản nợ phải trả. Nếu
công ty không có đủ tiền mặt để trả cổ tức, công ty có thể vay nợ để trả cổ tức.
Điều này sẽ làm tăng tài khoản nợ phải trả và giảm tài sản của công ty.

 Nếu công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên. Do đó, vốn
chủ sở hữu của công ty sẽ tăng. Điều này ảnh hưởng đến số liệu trên bảng cân đối
kế toán, đặc biệt là phần vốn chủ sở hữu.

 Chính sách cổ tức là một quyết định quan trọng của công ty. Công ty cần cân nhắc
nhiều yếu tố trước khi quyết định chính sách cổ tức, bao gồm tình hình kinh doanh
của công ty, khả năng tạo ra dòng tiền của công ty và kỳ vọng của cổ đông. Tuy
nhiên, chính sách cổ tức của công ty cũng có thể tăng sự hấp dẫn của cổ phiếu của
công ty đối với các nhà đầu tư. Từ đó, có thể tăng giá trị thị trường của công ty.
Điều này ảnh hưởng đến số liệu trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt là phần giá trị
vốn hóa của công ty.
 Tóm lai, chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần thiên long sẽ tác động đến
bảng cân đối kế toán của công ty, đặc biệt là khoản lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở
hữu và giá trị vốn hóa.

2.2. Tác động biến động giá cổ phiếu trên thị trường sau khi chia cổ tức
Chính sách cổ tức có thể tác động đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường sau khi chia
cổ tức theo nhiều cách khác nhau:

 Tỷ lệ cổ tức: Tỷ lệ cổ tức là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của công ty được trả cho cổ
đông dưới hình thức cổ tức. Tỷ lệ cổ tức cao hơn có thể thu hút nhiều nhà đầu tư
hơn, điều này có thể làm tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ tức cao cũng có thể
khiến công ty có ít tiền hơn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, điều này có thể
làm giảm giá cổ phiếu trong dài hạn.

 Tình hình kinh doanh của công ty: Nếu công ty có kết quả kinh doanh tốt và có
khả năng tạo ra dòng tiền mạnh mẽ, thì khả năng cao công ty sẽ có thể duy trì hoặc
tăng tỷ lệ cổ tức trong tương lai. Điều này có thể khiến giá cổ phiếu tăng lên.
Ngược lại, nếu công ty có kết quả kinh doanh kém và có khả năng tạo ra dòng tiền
yếu, thì khả năng cao công ty sẽ phải giảm tỷ lệ cổ tức hoặc thậm chí tạm ngưng
trả cổ tức. Điều này có thể khiến giá cổ phiếu giảm xuống.

 Kỳ vọng của thị trường: Kỳ vọng của thị trường về chính sách cổ tức cũng có thể
tác động đến biến động giá cổ phiếu. Nếu thị trường kỳ vọng công ty sẽ tăng tỷ lệ
cổ tức, thì giá cổ phiếu có thể tăng lên trước khi công ty thực sự trả cổ tức. Ngược
lại, nếu thị trường kỳ vọng công ty sẽ giảm tỷ lệ cổ tức hoặc thậm chí tạm ngưng
trả cổ tức, thì giá cổ phiếu có thể giảm xuống trước khi công ty thực sự trả cổ tức.
Cụ thể:

- Nếu công ty chia cổ tức bằng tiền mặt, giá cổ phiếu của công ty có thể giảm sau
khi chia cổ tức bởi vì giá trị của công ty đã giảm đi do số tiền cổ tức được trả cho
cổ đông. Tuy nhiên, nếu chính sách cổ tức được công bố trước đó cà được thị
trường đánh giá tích cực, giá cổ phiếu có thể tắng trước khi chia cổ tức và giảm
sau khi chia cổ tức.

- Nếu công ty chia cổ tức bẳng cổ phiếu, giá cổ phiếu của công ty có thể tăng lên.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu có thể giảm nếu thị trường đnahs giá rằng việc chia cổ tức
bằng cổ phiếu không có giá trị tương đương với việc chai cổ tức bằng tiền mặt.

Ngoài chi trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu ra công ty cũng có thể sử dụng các
chính sách cổ tức như:
 Chính sách có tỷ lệ chi trả không đổi.Nếu lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi theo
nhiều năm thì cổ tức có thể dao động theo.

 Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hằng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối
năm.Chính sách này thích hợp với doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền
mặt biến động giữa năm này với năm khác giúp doanh nghiệp linh hoạt giữ lại lợi
nhuận khi cần nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư nhận mức cổ tức
đảm bảo.=>Nhìn chung, chính sách cổ tức có thể tác động đến biến động giá cổ
phiếu trên thị trường theo nhiều cách khác nhau sau khi chia cổ tức.

KẾT LUẬN: NHÌN CHUNG, CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN
BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG THEO NHIỀU CÁCH KHÁC
NHAU SAU KHI CHIA CỔ TỨC. TÙY THUỘC VÀO CÁCH CHIA CỔ TỨC VÀ
THỊ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG TY. NGOÀI RA CÒN PHỤ THUỘC
MỘT PHẦN VÀO CÁCH THỨC CHIA CỔ TỨC MÀ DOANH NGHIỆP LỰA
CHỌN TRONG BỐI CẢNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÓI
RIÊNG CŨNG NHƯ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NÓI CHUNG PHẦN CÒN
LẠI LÀ DỰA VÀO ĐÁNH GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG SO VỚI GIÁ TRỊ CÔNG TY
HIỆN CÓ.
PHẦN II. TÌNH HUỐNG HUY ĐỘNG VỐN DÀI HẠN ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẦU
TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG

1/ Phân tích tình huống huy động vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
1.1. Khái niệm
- Huy động vốn dài hạn được các chủ doanh nghiệp huy động nhằm tạo ra một
nguồn vốn mang lại lượng tài sản nhất định có thể duy trì một hoạt động đầu tư
trong 1 thời gian dài. Vừa để doanh nghiệp có thể đáp ứng đủ nhu cầu của các chủ
đầu tư và các cổ đông, vừa có thể thêm một phần doanh thu để tạo ra một sản
phẩm mới. Vốn dài hạn đều là nguồn vốn của doanh nghiệp và được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau.

- Các kênh huy động vốn dài hạn gồm:


+ Phát hành trái phiếu
+ Vốn vay dài hạn các tổ chức tín dụng
+ Thuê tài chính
+ Huy động từ lợi nhuận giữ lại
+ Phát hành cổ phiếu: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

1.2. Phân tích tình huống huy động vốn dài hạn

 Chính sách huy động vốn dài hạn


- Thiên Long Group cần có nguồn vốn lớn ổn định để mở rộng sản xuất kinh
doanh, hướng tới những mục tiêu dài hạn đề ra đồng thời có tình hình kinh
doanh tốt nên công ty huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành cổ phiếu
thường. Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính
sách cổ tức của công ty.

- Căn cứ Biên bản họp số 06/2023/BBH-HĐQT ngày 07/06/2023 của Hội đồng
Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên long, thống nhất quyết nghị các nội
dung sau:
+ Ngày chốt danh sách cổ đông: 26/06/2023
+ Tỷ lệ chi:
 Cổ tức còn lại của năm 2022: 5%/mệnh giá (500 đồng/cổ phần)
 Tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023: 15%/mệnh giá (1.500 đồng/cổ phần)
+ Thời điểm thực hiện chi trả: 05/07/2023

- Có thể thấy, Với gần 77,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính số tiền Thiên
Long chi ra cho 2 đợt cổ tức lần này là gần 156 tỷ đồng.
 Khái quát tình hình tài chính để Công ty Thiên Long huy động vốn dài hạn
Bảng 2.1. Doanh thu thuần và Lợi nhuận hợp nhất sau thuế của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Thiên Long năm 2022
ĐVT: VNĐ

(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất năm 2022 của Thiên Long Group)

Nhận xét: Trong năm 2022, Tập đoàn Thiên Long ghi nhận doanh thu và lãi sau thuế lần
lượt đạt 3.521 tỷ và 401 tỷ đồng - tăng 32% và 45% và là mức cao kỷ lục trong lịch sử
hoạt động.

Bảng 2.2. Phân phối lợi nhuận năm 2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
ĐVT: VNĐ

(Nguồn: Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2022 của Thiên Long Group)

Nhận xét: Với kết quả khởi sắc trên, tại ĐHCĐ thường niên 2023, TLG đã thống nhất
nâng mức cổ tức bằng tiền năm 2022 từ 30% lên 35%, đồng thời công ty cũng đề xuất
trích quỹ khen thưởng, phúc lợi tỷ lệ 10% từ lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.3. Phân phối lợi nhuận năm 2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
ĐVT: VNĐ

(Nguồn: Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2023 của Thiên Long Group)

Nhận xét: Ngoài ra, HĐQT Thiên Long cũng lên phương án phát hành cổ phiếu theo
chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số lượng dự kiến phát hành là
800.000 cổ phiếu với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu - thấp hơn 82% so với mức
56.000 đồng/cp (phiên sáng 9/6/2023).

Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của TLG ở mức 2.783 tỷ đồng; vốn chủ
sở hữu đạt 2.015 tỷ đồng trong đó có 613 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Bên
kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của công ty chỉ ở mức 769 tỷ đồng (bao gồm 295 tỷ
vay nợ tài chính).

Bảng 2.4. Bảng cân đối kế toán quý I/2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thiên Long
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Qúy I/2023 (ngày 31/03/2023) của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Thiên Long)

Nhận xét: Tập đoàn Thiên Long có thể hoạt động lâu dài nhờ vào việc lấy ý kiến cổ đông
bằng văn bản để thông qua phương án phát hành 5 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ để
tăng vốn điều lệ.

2/ Đánh giá kết quả huy động vốn

- Có thể thấy, việc phát hành cổ phiếu là 1 quyết định sáng suốt khi cho ra để đầu tư
vốn huy động cho việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Từ việc phát hành 5
triệu cổ phiếu với giá bán 50.000/cổ phiếu và tăng 0.54%, lên 55.700 đồng/CP vào
năm 2022 và đã lên đến 57.000/cổ phần vào năm 2023.
- Và con số vẫn biến động không ngừng theo hướng tốt hơn, chỉ riêng việc lãi doanh
thu đã lên đến 2.783 tỷ đồng.
- Và từ năm 2016 đến nay, thị phần hãng bút bi này liên tục duy trì ở mức trên 60%.
Việc phát hành cổ phiếu giúp cho Thiên Long có thể đạt được mục tiêu doanh thu
10.000 tỷ đồng vào năm 2027.

Hình 2.1. Kết quả kinh doanh của Thiên Long giai đoạn từ năm 2012 đến 2022

3/ Ví dụ về tình huống huy động vốn dài hạn của Công ty Thiên Long

 Ví dụ: Năm 2015, Tập đoàn Thiên Long đã đầu tư 50 tỷ đồng vào cổ phiếu của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Novaland. Novaland là một tập đoàn bất động sản
hàng đầu Việt Nam, với các dự án bất động sản lớn ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
thành khác. Sau khi đầu tư, giá trị cổ phiếu của Novaland đã tăng lên đáng kể,
giúp Tập đoàn Thiên Long thu về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận từ cổ tức.

 Nhận xét: Từ kết quả lợi nhuận thu lại được hơn 100 tỷ đồng có thể thấy việc huy
động vốn dài hạn của TLG tốt và có kế hoạch hợp lý.

=> KẾT LUẬN: Phát hành cổ phiếu là một việc làm khôn ngoan mà một doanh
nghiệp cần có, ngoài ra Thiên Long cũng hoàn thành xuất sắc trong việc điều lệ vốn
cổ phần và huy động vốn, thu giữ và mua bán hợp lí, giúp cho doanh nghiệp có thể
vươn xa thêm trên thị trường quốc tế và tăng lợi nhuận doanh thu cho doanh
nghiệp mình.
PHẦN III. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI CHÍNH

1/ Dữ liệu về hợp đồng thuê tài chính


 Dữ liệu:
- Giá trị tài sản thiết bị: 1.500
- Thời hạn cho thuê: 2 năm, thu hồi hết
- Kỳ hạn trả nợ: 6 tháng, trả cuối kỳ
- Lãi suất tài trợ: 12%/năm
- Phương thức trả nợ: kỳ khoản cố định
- Khi kết thúc hợp đồng thuê, tài sản sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thuê.
Giải
Trong đó: Đơn vị tính: triệu đồng
Số tiền tài trợ : 1.500
Lãi suất mỗi kỳ = 12%/2 = 6%/6 tháng
Tổng số kỳ hạn thanh toán tiền thuê: 4 kỳ

 Tính toán
Mức thanh toán định kỳ:
= 203,8 (triệu đồng)

Làm chẵn mỗi kỳ trả 204 triệu đồng


- Số tiền thanh toán kỳ 1:
+ Phí thuê: 1.500 * 6% = 90
+ Tiền thuê: 204 – 90 = 114
+ Số dư cuối kỳ =1.500 - 114 = 1.386

- Số tiền thanh toán kỳ 2:


+ Số dư đầu kỳ = 1.386
+ Phí thuê: = 1.386 *6% = 83,16;
+ Tiền thuê = số tiền gốc còn lại = số dư đầu kỳ = 1.386
+ Tổng số tiền thuê = 1.386 + 83.16 = 9.702
+ Số dư cuối kỳ = 1.386 – 1.386 = 0

2/ So sánh các phương thức huy động vốn dài hạn khác
 Vốn góp ban đầu:Vốn góp ban đầu là vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng
góp khi thành lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và
hình thức tạo vốn củabản thân doanh nghiệp.

 Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu:Theo Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán
2019, cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
 Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài
sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là cáctổ chức kinh tế, cá nhân trong nền
kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản chobên đi vay sử dụng trong
một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay cótrách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

 Huy động vốn bằng tín dụng thương mại:Tín dụng thương mại là quan hệ tín
dụng giữa các doanh nghiệp trực tiếp sảnxuất kinh doanh với nhau dưới hình
thức mua bán chịu hàng hóa.

 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu:Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng
khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên dodoanh nghiệp phát hành, xác nhận ngh5a
vụ trả nợ gốc, lãi, và các ngh5a vụ khác (nếucó) của doanh nghiệp đối với nhà
đầu tư sở hữu trái phiếu

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1/ https://nguoiquansat.vn/co-dong-tlg-tap-doan-thien-long-sap-nhan-cung-luc-2-dot-co-
tuc-bang-tien-80195.html
2/ https://vnexpress.net/but-bi-thien-long-lai-mot-ty-dong-moi-ngay-4569407.html
3/ https://finashark.vn/tin-hieu-giao-dich/tap-doan-thien-long-tlg-loi-nhuan-quy-2-cao-
trong-boi-canh-doanh-thu-ban-hang-va-bien-loi-nhuan-tang-yoy.html
4/ https://s.cafef.vn/hose/tlg-cong-ty-co-phan-tap-doan-thien-long.chn

You might also like