You are on page 1of 55

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
******

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 2

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN


TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lăng Thị Minh Thảo


Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV Lớp
1 Lê Thị Ngọc Kiều 20083511 DHKT16I
2 Nguyễn Thị Ngọc 20083041 DHKT16I
3 Lê Thị Hồng Như 20083721 DHKT16I
4 Ngô Thị Diểm Thy 20082281 DHKT16I

TP. HCM, THÁNG 06/2023

CÔNG
STT VIỆCHọ
KẾvàTOÁN
tên MSSV Lớp
BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
******

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 2

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN


TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lăng Thị Minh Thảo


Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV Lớp
1 Lê Thị Ngọc Kiều 20083511 DHKT16I
2 Nguyễn Thị Ngọc 20083041 DHKT16I
3 Lê Thị Hồng Như 20083721 DHKT16I
4 Ngô Thị Diểm Thy 20082281 DHKT16I

TP. HCM, THÁNG 06/2023


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển mình và thu được những

thành tựu vô cùng to lớn. Việc này đòi hỏi những mầm non tương lai cụ thể là những học sinh,

sinh viên đang theo học các chuyên ngành cần phải linh hoạt, nhạy bén nắm bắt tình hình và

điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp.

Kế toán là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động của bất

kỳ doanh nghiệp kinh tế nào. Hoạt động kế toán hiệu quả sẽ giúp nâng cao chất lượng quản lý,

uy tín của đơn vị. Kế toán được chia làm rất nhiều khâu, bộ phận nhỏ khác nhau, mỗi bộ phận

lại có những nhiệm vụ không giống nhau. Do vậy, người làm kế toán cần phải có kiến thức,

trình độ chuyên môn và tư duy nhạy bén, xử lý và cập nhập số liệu nhanh, chính xác. Việc học

tập trên trường lớp có thể sẽ giúp chúng ta tích lũy được kiến thức cho sau này. Tuy nhiên song

song với đó chính là sự quan trọng của thực hành trong thực tiễn như thế nào ? Sự khác nhau

giữa việc học lí thuyết và thực tiễn làm việc ra sao ?

Trải qua thời gian tìm hiểu và quá trình thực tập thực tế tại Công ty TNHH Thương mại

Đầu tư Thiện Thắng. Bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của rất nhiều quý thầy cô, anh

chị, đồng nghiệp, em đã có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập doanh nghiệp này nhằm tìm

hiểu được những sự khác nhau trong quy trình làm việc kế toán của lý thuyết và thực tế.
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ
THIỆN THẮNG..........................................................................................................................5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư
Thiện Thắng.............................................................................................................................5
1.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng..........5
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư
Thiện Thắng..........................................................................................................................6
1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lí Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng........6
1.2.1 Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng..................6
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty TNHH Thương mại -Đầu
tư Thiện Thắng.....................................................................................................................7
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện
Thắng........................................................................................................................................8
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng8
1.3.2 Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán............................................................................9
1.4 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng
.................................................................................................................................................10
1.4.1 Hình thức kế toán sử dụng tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện
Thắng..................................................................................................................................10
1.4.2 Phương thức kế toán sử dụng tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện
Thắng...................................................................................................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI – ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG............................................................................................12
2.1 Vị trí kế toán số 1: Kế toán tổng hợp.............................................................................12
2.1.1 Công việc số 1: Kế toán phải trả nhà cung cấp......................................................12
2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.................................................15
2.1.3 Công việc kế toán số 3: Kế toán doanh thu tài chính............................................18
2.1.4 Công việc kế toán số 3: Kế toán chi phí kinh doanh và chi phí khác...................20
2.1.5 Công việc kế toán số 5: Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
..............................................................................................................................................24
2.1.6 Công việc kế toán số 6: Kế toán kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp................29
2.2 Vị trí kế toán số 2: Kế toán trưởng................................................................................31
2.2.1 Công việc kế toán số 1: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh...........31
2.2.2 Công việc kế toán số 2: Kế toán lập Báo cáo tình hình tài chính.........................35
2.2.3 Công việc kế toán số 3: Kế toán lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh......40
2.2.4 Công việc kế toán số 4: Kế toán lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.........................43
2.2.5 Công việc kế toán số 4: Kế toán lập Thuyết minh báo cáo tài chính...................47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI –
ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG........................................................................................................50
3.1 Nhận xét chung................................................................................................................50
3.2 Đề xuất một số giải pháp cho công việc kế toán............................................................50
3.2.1 Công việc kế toán phải trả nhà cung cấp................................................................50
3.2.2 Công việc kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ................................51
3.2.4 Công việc kế toán kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................51
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI - ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư
Thiện Thắng
1.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng
❖ Tên Công ty

Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG.

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: THIEN THANG INVESTMENT - TRADING
COMPANY LIMITED

❖ Mã số thuế: 0315484749

❖ Địa chỉ trụ sở chính: Số 81 Đường D2A, KDC Nam Long, Phường Phước Long B,
Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

❖ Điện thoại: 0901305553

❖ Vốn điều lệ của Doanh nghiệp: 5.000.000.000 đồng

❖ Ngành nghề kinh doanh:

- Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

- Buôn bán đồ gỗ xây dựng

- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

❖ Ngày hoạt động: 16/01/2019 (đã hoạt động 4 năm)

Trạng hoạt động: Đang hoạt động

❖ Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên: NGUYỄN NGÔN NĂNG

- Giới tính: Nam

- Năm sinh: 1982

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh


1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư
Thiện Thắng
❖ Ngày 16/01/2019, Công ty được thành lập với tên gọi Công ty TNHH Thương Mại-
Đầu Tư Thiện Thắng, do ông Nguyễn Ngôn Năng đại diện trên pháp luật vốn điều lệ là
5.000.000.000đ.

❖ Công Ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng
ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành đã được Sở Kế hoạch và
Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số thuế là 0315484749 và bắt đầu hoạt
động kể từ kể từ ngày 16/01/2019, tính đến nay Công Ty đã thành lập được hơn 4 năm
trong lĩnh vực chính là: Kinh doanh các mặt hàng nội thất bằng gỗ và cưa, xẻ, bào gỗ và
bảo quản gỗ. Và để càng ngày càng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, Công ty
TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng đã và đang hướng tới thị trường hiệu quả
bằng cách ngày càng mở rộng thêm ở các mảng kinh doanh khác như: Sản xuất đồ gỗ
xây dựng, bán buôn đồ dùng khác cho gia đình,… Ngoài ra, thì công ty còn nhập khẩu
các hàng hóa từ nước ngoài đảm bảo cho việc chất lượng, phù hợp nhu cầu tiêu dùng.
Trong suốt những năm hoạt động, công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trong
lòng người tiêu dùng với các mặt hàng, dịch vụ đa dạng không những tốt về chất lượng
mà còn tốt về giá cả.

1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lí Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng
1.2.1 Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự


Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty TNHH Thương mại -
Đầu tư Thiện Thắng
Bộ máy quản lý của công ty với cơ cấu đơn giản gọn nhẹ, cán bộ nhân viên có kinh
nghiệm trong công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ. Công ty thực hiện chế độ một
giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp. Bộ phận hỗ trợ cho giám đốc chịu trách nhiệm báo
cáo công việc, đề xuất những vấn đề có liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh,
từng cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả của mình. Như vậy, bộ máy công ty
sẽ hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty.
Chức năng các phòng ban:

❖ Giám đốc:
- Nhiệm vụ: Là người đứng đầu, lãnh đạo và điều hành các hoạt động của công ty,
đồng thời là người đại diện cho bộ mặt của công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với các
đơn vị kinh tế khác, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ đối
với nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
- Chức năng: Thiết lập, duy trì và chỉ đạo việc thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng trong toàn công ty. Định hướng hỗ trợ các phòng ban hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ được giao.

❖ Phó giám đốc:

- Nhiệm vụ: Kiểm tra, kiểm soát, quản lý công việc thực hiện của nhân viên thuộc
quyền. Sắp xếp, tổ chức nhận sự, quản lí hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý
lao động.
- Chức năng: tham mưu cho giám đốc về những đơn đặt hàng, tìm kiếm khách
hàng, tiến hành kí kết hợp đồng. Tham mưu về chế độ chính sách, quyền lợi toàn
thể nhân viên trong công ty.

❖ Phòng kinh doanh:

- Chức năng: Công tác nghiên cứu phát triển thị trường, công tác xây dựng & phát
triển mối quan hệ với khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các
hoạt động đó trong nhiệm vụ thẩm quyền được giao.
- Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm. Có
quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh. Phối hợp với
các phòng ban cùng hoàn thành công việc được giao. Xây dựng các phương án
kinh doanh, soạn thảo các hợp đồng kinh tế.

❖ Phòng kế toán:

- Nhiệm vụ: Tham mưu cho các cấp lãnh đạo, phản ánh chính xác số thực có, tình
hình luân chuyển, giữ gìn sử dụng các vật tư và nguồn vốn bằng tiền. Chấp hành
chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước và thực hiên kế hoạch tài
chính của đơn vị. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách
kịp thời đầy đủ đảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời cung cấp
chính xác kịp thời về tình hình tài chính để gám đốc và các nhà quản lý giao
quyết định một cách tối ưu nhất cho công ty của mình.
- Chức năng: Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghệp để tiến hành ghi chép
một cách chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công
ty.

❖ Phòng nhân sự:

- Nhiệm vụ: Trong doanh nghiệp vai trò của phòng nhân sự là tuyển dụng, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn
ra liên tục, hiệu quả. Đồng thời phòng nhân sự còn phụ trách việc chăm lo cho
đời sống của toàn bộ nhân viên trong công ty. Đại diện công ty xử lý các tranh
chấp xảy ra tại công sở. Xây dựng và quản lý các chế độ phúc lợi, đãi ngộ đối với
đội ngũ nhân sự trong công ty. Nói chung, phòng nhân sự có vai trò quản lý tất
cả các vấn đề liên quan đến xây dựng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng và bền vững nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Chức năng: Phòng nhân sự sẽ xác định nhu cầu, xây dựng và quyết định chương
trình đào tạo cụ thể. Ngoài ra, Phòng nhân sự xây dựng một hệ thống các quy
định và tiêu chuẩn để quản lý công việc của toàn bộ nhân sự trong công ty. Để
đảm bảo cho hiệu quả thông tin thì Phòng nhân sự cần nắm bắt các thông tin, quy
định về nhân sự trong công ty và kịp thời truyền tải các thông tin đó đến toàn thể
nhân viên của công ty.

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện
Thắng
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện
Thắng
(nguồn: Công ty TNHH Thiện Thắng cung cấp)
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp Thủ quỹ

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng

1.3.2 Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán


❖ Kế toán trưởng: Kế toán trưởng do giám đốc quyết định, bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu
trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện trách nhiệm được giao.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc hàng ngày thuộc chức năng, nhiệm
vụ của phòng kế toán.
- Tổ chức triển khai các công việc của phòng kế toán theo kế hoạch đã được giám
đốc phê duyệt, tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động của phòng trong từng
tháng, từng quý, từng năm để đối chiếu với nhiệm vụ kế hoạch được giao để báo
cáo giám đốc công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, triển khai công việc đã được phân công cụ thể .
- Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý toàn bộ tài sản, hồ sơ tài liệu thuộc
phòng kế toán .
- Có ý kiến đề xuất cho giám đốc về việc thay đổi bổ sung nhân sự bộ phận kế toán
cho phù hợp với số lượng và yêu cầu của phòng kế toán trong từng thời điểm hợp
lý để giám đốc quyết định.
- Kí duyệt các chứng từ sổ sách, báo cáo.

❖ Kế toán tổng hợp:

- Kiểm tra nội dung số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày
để phát hiện và điều chỉnh kịp thời các sai sót trong hạch toán, đảm bảo số liệu
chính xác, kịp thời.
- Lập và in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối các
tài khoản, tiền hàng theo đúng quy định.
- Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN trình cho kế toán trưởng duyệt.
- Cung cấp số liệu kế toán và thống kê cho kế toán trưởng và ban giám đốc khi
được yêu cầu.
- Thực hiện lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo đảm bảo an toàn bảo mật.

❖ Thủ quỹ:

- Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm
của người thủ quỹ.
- Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của công
ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định.
- Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo
về quỹ tiền mặt
1.4 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện
Thắng
1.4.1 Hình thức kế toán sử dụng tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện Thắng
Sổ kế toán
Phần mềm kế (Tổng hợp, chi tiết)
Chứng từ kế toán toán
(MISA)

Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính


chứng từ kế toán Báo cáo quản trị
cùng loại Máy vi tính

Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức máy tính


Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Bước 1: Hàng ngày, chứng từ gốc được chuyển về phòng kế toán, kế toán dựa trên
chứng từ gốc kiểm tra lại tất cả thông tin, đối chiếu với các chứng từ tham chiếu, sau
đó từ chứng từ gốc nhập liệu vào phần mềm MISA. Đánh dấu những chứng từ đã nhập
để tránh nhập liệu 2 lần vào hệ thống. Sau đó bảo lưu chứng từ gốc ở nơi hợp lý.

Bước 2: Cập nhật dữ liệu nhập vào cơ sở dữ liệu để theo dõi.

Bước 3: Cuối quý tiến hành kiểm tra lại tất cả những dữ liệu đã được nhập với chứng
từ lần 2. Sau đó xử lý và kết chuyển chi phí, thuế, lãi lỗ của Công ty và khóa sổ.

Bước 4: Lập báo cáo tài chính gồm:

- Bảng cân đối tài khoản;

- Báo cáo tình hình tài chính;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Thuyết minh báo cáo tài chính.


1.4.2 Phương thức kế toán sử dụng tại Công ty TNHH Thương Mại - Đầu Tư Thiện
Thắng
❖ Chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm
2014.

❖ Đơn vị áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày
31/12.

❖ Phương pháp kế toán tài sản cố định áp dụng theo nguyên tắc xác định nguyên
giá và giá trị còn lại.

❖ Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

❖ Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp thực tế.

❖ Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì theo phương pháp bình quân gia quyền.

❖ Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

❖ Đơn vị hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế suất
10%.

❖ Đơn vị sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán ngoại tệ.

❖ Đơn vị hạch toán kế toán theo kì kế toán là quý.

❖ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ.

❖ Phần mềm kế toán sử dụng tại: Phần mềm MISA


CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG
2.1 Vị trí kế toán số 1: Kế toán tổng hợp
2.1.1 Công việc số 1: Kế toán phải trả nhà cung cấp
2.1.1.1 Mô tả quy trình thực hiện công việc kế toán phải trả nhà cung cấp.
(Nguồn: Do Công ty TNHH Thương mại – Đầu tư Thiện Thắng cung cấp)

Nhà cung cấp Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Thủ quỹ

Giấy báo Phiếu chi (ủy


Bắt đầu thanh toán nhiệm chi)


Kiểm tra duyệt
và lập thủ
tục thanh
Lập
toán Lập phiếu Phiếu chi (ủy Phiếu chi đã
giấy
chi (ủy nhiệm chi) đã kí
báo
nhiệm chi) kí
thanh
toán

Ghi sổ Ngân hàng


Phiếu chi Chi tiền,
Giấy báo (ủy nhiệm xác
thanh toán chi) nhận

Ghi sổ

Sơ đồ 2. 1 Quy trình thực hiện công việc kế toán phải trả nhà cung cấp

- Mô tả quy trình: Nhà cung cấp sẽ lập giấy báo thanh toán và gửi cho kế toán tổng hợp,
sau khi kiểm tra kế toán tổng hợp sẽ tiến hành thủ tục thanh toán.
Nếu chưa thanh toán ngay, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ công nợ.
Nếu thanh toán ngay kế toán sẽ lập phiếu chi (ủy nhiệm chi) và chuyển sang cho kế toán
trưởng kí duyệt. Phiếu chi (ủy nhiệm chi) sau khi được kí duyệt sẽ được chuyển cho thủ
quỹ tiến hành chi tiền và xác nhận (gửi cho ngân hàng) và tiến hành ghi sổ
2.1.1.2 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
❖ Ghi tăng nợ phải trả trong các trường hợp:
- Mua hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp
❖Ghi giảm nợ phải trả trong các trường hợp:
- Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp
- Ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp
2.1.1.3 Phương pháp kế toán
❖Chứng từ kế toán sử dụng:
- Chứng từ gốc:
Hóa đơn GTGT
- Chứng từ ghi sổ:
Phiếu nhập kho
Phiếu chi
Ủy nhiệm

❖Tài khoản kế toán sử dụng:

- Tài khoản 331 – “Phải trả cho người bán”


Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản

331 Phải trả cho người bán

3311

❖Sổ sách kế toán:


- Sổ nhật kí chung
- Sổ cái tài khoản 331
- Sổ chi tiết tài khoản 331
❖ Nghiệp vụ minh họa:
Nghiệp vụ: Ngày 04/03/2021,nhập kho lô hàng hóa tấm xi măng sợi gỗ xenlulo kết
hợp với xi măng.Tổng tiền hàng là 136.699.488 đồng,thuế GTGT 10%.Chưa thanh
toán cho nhà cung cấp.
Hạch toán: Nợ TK 1561: 136.699.488
Nợ TK 133: 13.669.949
Có TK 331: 150.369.437
 Chứng từ:
- Hợp đồng mua hàng (phụ lục 01 trang)
- Kê khai hàng nhập khẩu (phụ lục 01 trang)
- Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu (phụ lục 01 trang)
 Sổ sách sử dụng:
- Sổ nhật kí chung
- Sổ chi tiết TK 331
2.1.1.4 Nhận xét
❖Ưu điểm:
- Kế toán công ty đã thực hiện đúng quy trình thanh toán nợ phải trả theo đúng quy
định.
- Công ty sử dụng tài khoản 331 theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Chứng từ kế toán được lập đầy đủ, rõ ràng về nội dung.
❖Nhược điểm:
- Công ty không lập bảng theo dõi chi tiết thời gian các khoản nợ phải trả, việc này có
thể dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp kéo dài. Nếu tình trạng này
diễn ra trong thời gian dài thì doanh nghiệp mất đi tính chủ động trong kinh doanh và có
thể dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Tại văn phòng kế toán, mọi chứng từ tập hợp về lại chưa có sự phân loại theo từng nội
dung. Bộ chứng từ cho nghiệp vụ phát sinh được kế toán lưu chung thành một tập gồm:
hóa đơn GTGT, phiếu chi… Như vậy muốn đối chiếu số liệu sẽ gây khó khăn và tốn
thời gian, đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc làm căn cứ ghi các sổ liên quan hoặc khi cơ
quan thuế đến kiểm tra
2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1.2.1 Quy trình thực hiện công việc kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khách hàng Phòng kinh doanh Giám đốc Kế toán tổng hợp

Đơn đặt hàng


HĐKT, đơn
đặt hàng
Đơn đặt hàng
Bắt đầu
HĐKT, đơn
Đồng ý đặt hàng đã
Kí được duyệt
Lập
duyệt
HĐKT
Không đồng ý Lập
PXK,

HĐKT, đơn GTGT
Đơn đặt hàng đặt hàng

Kết thúc PXK (2 liên),


PXK (2 liên),
HĐ GTGT (3
HĐ GTGT (3
liên)
liên)


duyệt

PXK (liên 2), Ghi sổ


HĐ GTGT
(liên 2) PXK (2 liên),
PXK (liên 2),
HĐ GTGT (3
HĐ GTGT
liên) đã duyệt
(liên 2)

Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện công việc kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Mô tả quy trình:
Khi phòng kinh doanh nhận được đơn đặt hàng của khách hàng sẽ lập Hợp đồng kinh tế
(2 bản) và chuyển cho Giám đốc. Giám đốc kiểm tra tính hợp lý, nếu đồng ý thì sẽ kí
duyệt sau đó chuyển Hợp đồng kinh tế và Đơn đặt hàng cho Kế toán Tổng hợp. Nếu
không đồng ý sẽ chuyển trả cho khách hàng và kết thúc quy trình.
Kế toán Tổng hợp tiến hành lập PXK (2 liên) và HĐ GTGT (3 liên) sau đó chuyển cho
Giám đốc ký. Sau khi Giám đốc ký sẽ chuyển PXK (liên 1) và HĐ GTGT (liên 1,2) cho
kế toán Tổng hợp xử lý và ghi sổ NKC, sổ cái 511 và lưu chứng từ. Liên 3 và PXK (liên
2) cho phòng kinh doanh, sau đó phòng kinh doanh sẽ chuyển cho Khách hàng.
2.1.2.2 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.
❖Doanh thu bán hàng:
- Công ty chuyên Sản xuất đồ gỗ xây dựng
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
2.1.2.3 Phương pháp kế toán.
❖Chứng từ kế toán sử dụng:
- Chứng từ gốc:
Hóa đơn GTGT
- Chứng từ ghi sổ:
Đơn đặt hàng
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho

❖Tài khoản kế toán sử dụng:


Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản
511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5111 Doah thu bán hàng hóa

❖Sổ sách kế toán:


- Sổ cái TK 511
- Sổ Nhật ký chung
❖ Nghiệp vụ minh họa:
Nghiệp vụ 1: Ngày 19/05/2021,xuất kho lô hàng hóa Thanh Concrete Wood C150 số
lương 300 thanh, đơn giá 54.545đ/ thanh. Tổng tiền hàng là 16.363.500 đồng,thuế
GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt.
Hạch toán: Nợ TK 1111: 17.999.850
Có TK 5111: 16.363.500
Có TK 33311: 1.636.350
 Chứng từ:
Hóa đơn GTGT số 00061 (phụ lục 01 trang )
Phiếu thu PT05.21 (phụ lục 01 trang)
 Sổ sách sử dụng:
- Sổ nhật kí chung
- Sổ cái TK 511
- Sổ chi tiết TK 5111
2.1.2.4 Nhận xét ưu điểm, nhược điểm.
❖Ưu điểm:
- Kế toán thực hiện quy trình một cách thủ công lại có một kế toán nên dễ nhận biết
được sự gian lận và tránh được các rủi ro. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
được theo dõi theo từng đối tượng khách hàng.
- Chứng từ kế toán có đầy đủ chữ ký, sử dụng hóa đơn GTGT đặt in hợp lệ theo thông
tư 200/2014/TT-BTC
-Kế toán sử dụng sổ Nhật ký chung và sổ Cái để ghi nhận doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ đúng mẫu theo thông tư 200 ban hành.
- Kế toán sử dụng đúng theo thông tư 200 tài khoản cấp 1 là tài khoản 511 doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ để ghi nhận doanh thu cho Công ty.
❖Nhược điểm:
- Về chứng từ kế toán, công ty sử dụng các hóa đơn GTGT giấy nên để sau một thời
gian sẽ dễ gặp tình trạng hư hỏng, cũ, phai màu.
- Hiện tại, kế toán công ty chỉ sử dụng đúng tài khoản 5111 để ghi nhận doanh thu bán
hàng hóa nhưng Công ty có nhiều loại sản phẩm mà lại chỉ sử dụng đến tài khoản cấp 2
nên khi phát sinh vấn đề khó xử lý và mất thời gian để giải quyết.
2.1.3 Công việc kế toán số 3: Kế toán doanh thu tài chính.
2.1.3.1 Quy trình thực hiện công việc kế toán doanh thu tài chính.
(Nguồn: Do Công ty TNHH Thương mại – Đàu tư Thiện Thắng cung cấp)

Ngân hàng Kế toán tổng hợp

Bắt đầu
Giấy báo có,
bảng sao kê tài
khoản
Tính lãi và trả lãi vào
tài khoản của Doanh
nghiệp

Ghi sổ

Giấy báo có, bảng


sao kê tài khoản Ghi sổ cái,
sổ NKC

Sơ đồ 2. 3 Quy trình thực hiện công việc kế toán doanh thu tài chính
Mô tả quy trình: Khi nhận được Giấy báo có của Ngân hàng về tiền lãi, kế toán ghi nhận
tăng doanh thu hoạt động tài chính vào tài khoản tương ứng và ghi nhận vào sổ Nhật ký
chung, sổ cái TK 515, đồng thời lưu trữ Giấy báo có. Đến cuối kì, kết chuyển vào bên
có TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
2.1.3.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.
❖Tiền lãi của tiền gửi ngân hàng
2.1.3.3. Phương pháp kế toán.
❖Chứng từ kế toán sử dụng:
- Chứng từ gốc:
Bảng sao kê tài khoản ngân hàng
- Chứng từ ghi sổ:
Giấy báo có
❖Tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản
515 Doanh thu hoạt động tài chính

❖Sổ sách kế toán:


- Sổ cái TK 515.
- Sổ Nhật ký chung.

❖ Nghiệp vụ minh họa


- Ngày 25/01/2022 công ty nhận tiền lãi Tháng 01/2021 bằng tiền gửi ngân hàng
số tiền là 29.988 đồng
Hạch toán: Nợ TK 11211: 29.988
Có TK 515: 29.988
• Chứng từ:
Sao kê ngân hàng ( Phụ lục 01)
• Sổ sách sử dụng:
-Sổ nhật kí chung
-Sổ cái TK 112 , TK 515
-Sổ chi tiết TK 112 , TK 515

2.1.3.4. Nhận xét ưu điểm, nhược điểm.


❖Ưu điểm:
- Lãi tiền gửi ngân hàng được hạch toán đúng tài khoản
- Chứng từ kế toán được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian
- Chứng từ kế toán chính xác, thể hiện rõ được nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Các bước thực hiện: Nhà cung cấp sẽ lập giấy báo thanh toán và gửi cho kế toán tổng
hợp, sau khi kiểm tra kế toán tổng hợp sẽ tiến hành thủ tục thanh toán.

✓ Nếu chưa thanh toán ngay, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ công nợ.

✓ Nếu thanh toán ngay kế toán sẽ lập phiếu chi (ủy nhiệm chi) và chuyển sang cho kế
toán trưởng ký duyệt. Phiếu chi (ủy nhiệm chi) sau khi được ký duyệt sẽ được chuyển
cho thủ quỹ tiến hành chi tiền và xác nhận (gửi cho ngân hàng) và tiến hành ghi sổ, lưu
theo số chứng từ.
2.1.4 Công việc kế toán số 4: Kế toán chi phí kinh doanh và chi phí khác.
2.4.1.1 Mô tả quy trình thực hiện công việc kế toán chi phí kinh doanh và chi phí
khác
(Nguồn: Do Công ty TNHH thương mại – đầu tư Thiện Thắng cung cấp)

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng, Giám đốc

Bắt đầu

Ghi nhận các


khoản chi phí Bộ chứng từ chi phí
và lập bộ
chứng từ chi
phí

Ký, xét
Bộ chứng từ duyệt
chi phí

Bộ chứng từ đã
Tiến hành nhập duyệt
liệu, lưu sau đó
chuyển cho thủ
quỷ hoặc ngân
hàng để thanh
toán.

Ghi sổ N

Lưu đồ 2.4. Quy trình thực hiện công việc kế toán chi phí kinh doanh và chi phí khác

- Khi công ty phát sinh chi phí kinh doanh và chi phí phí khác, dựa trên cơ sở các
chứng từ hợp pháp như hóa đơn GTGT, bảng thanh toán tiền lương, bảng trích khấu hao
TCSĐ,… kế toán tổng hợp tiến hành lập các chứng từ liên quan như phiếu chi (nếu
thanh toán bằng tiền mặt), lập ủy nhiệm chi (nếu thanh toán bằng tiền gửi NH), lập
chứng từ (đối với những khoản chưa thanh toán). Chứng từ lập xong chuyển cho kế toán
trưởng và Giám đốc phê duyệt sau đó đồng thời gửi lại cho thủ quỹ hoặc gửi qua ngân
hàng để thực hiện chi trả và sau đó kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu, lưu trữ các
chứng từ theo trình tự ngày phát sinh các nghiệp vụ. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí
bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 để “Xác định kết quả kinh doanh”.

2.1.4.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:


 Công ty TNHH thương mại – đầu tư Thiện Thắng có các chi phí bao gồm:
- Chi phí bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí vận chuyển, phí chứng từ,
chi phí tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Phí ngân hàng, phí tiếp khách, phí tiền lương
nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ,...
- Chi phí khác: Xử lý công nợ ChuYuYi

2.1.4.3 Phương pháp kế toán


 Chứng từ kế toán sử dụng:
- Chứng từ gốc:
 Ủy nhiệm chi
 Hóa đơn GTGT, hóa đơn thu phí dịch vụ
 Bảng lương nhân viên
 Bảng trích khấu hao TSCĐ
- Chứng từ ghi sổ:
 Giấy báo nợ
 Phiếu chi
 Phiếu kế toán
 Giấy nộp tiền vào ngân hàng nhà nước
 Tài khoản kế toán sử dụng:
- Tài khoản cấp 1: 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản


TK 632 Giá vốn hàng bán
TK 635 Chi phí tài chính
TK 641
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Chi phí bằng tiền khác
TK 642
6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
6425 Thuế, phí và lệ phí
6428 Chi phí bằng tiền khác
6429 Chi phí kế toán

 Sổ sách kế toán:
 Sổ nhật ký chung
 Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 632, 635, 641, 642, 811.
 Ví dụ minh họa:
- Nghiệp vụ: Chi phí giá vốn: Ngày 27/03/2021,xuất kho lô hàng hóa tấm xi
măng sợi gỗ xenlulo kết hợp với xi măng.Tổng tiền hàng 1.278.641.520
đồng,thuế GTGT 10%.Chưa thu tiền khách hàng. Biết giá vốn của lô hàng là
1.272.008.716
Hạch toán: Nợ TK 131: 1.406.502.672
Có TK 511: 1.278.641.520
Có TK 3331: 127.864.152
Nợ TK 632: 1.272.008.716
Có TK 1561: 1.272.008.716
 Chứng từ:

Hóa đơn GTGT (phụ lục 01 trang)

Phiếu xuất kho PXK01.21 (phụ lục 01 trang)

 Sổ sách sử dụng:

- Sổ nhật kí chung

- Sổ cái TK 632

- Nghiệp vụ: Chi phí bán hàng: Ngày 06/12/2021, xuất kho hàng làm mẫu
tấm xi măng bằng sợi xenlulo kết hợp xi măng (không chứa amiang) (11 x
165 x3000)mm – Siding với số tiền là 5.515.112,07 đồng.
 Hạch toán:
Nợ TK 6418: 5.515.112,07
Có TK 1561: 5.515.112,07
 Chứng từ đính kèm:

Phiếu xuất kho XK10.21

Phiếu kế toán NVK31.21

 Sổ sách đính kèm:


Sổ nhật ký chung (phụ lục trang)
Sổ chi tiết TK 641
- Nghiệp vụ: Chi phí quản lý doanh nghiệp: Ngày 10/09/2021 thanh toán phí
SMS tháng 9 bằng TGNH với số tiền là 165.000đ
Nợ TK 6428: 165.000
Có TK 11211: 165.000
 Chứng từ đính kèm:
Sao kê ngân hàng (phụ lục 01 )
 Sổ sách đính kèm:
Sổ nhật ký chung (phụ lục)
Sổ chi tiết TK 642

- Nghiệp vụ 3: Chi phí khác: Ngày 31/12/2021 xử lý công nợ công ty ChuYuYi

 Chứng từ đính kèm:


Phiếu kế toán NVK34.21 (phụ lục 01 trang)
 Sổ sách đính kèm:
Sổ nhật ký chung (phụ lục)
Sổ chi tiết TK 811

2.1.4.4 Nhận xét ưu và nhược điểm của kế toán chi phí:


 Ưu điểm:
- Về quy trình thực hiện: kế toán đã thực hiện đúng quy trình kế toán chi phí theo
quy định của công ty.
- Về tài khoản sử dụng: Tài khoản kế toán sử dụng tại doanh nghiệp có sử dụng tài
khoản cấp 1 và chi tiết tài khoản cấp 2 theo từng đối tượng chi phí , việc theo dõi
này sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ từng khoản mục chi phí và đúng
theo thông tư 200/2014/TT-BTC của bộ tài chính.
- Về chứng từ sử dụng: Thực hiện đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành về việc
sử dụng mẫu các chứng từ. Chứng từ kế toán sử dụng thực hiện đúng quy định về
nội dung, phương pháp lập, chữ ký trên chứng từ, tổ chức sắp xếp thep trình tự
thời gian phát sinh, giúp hỗ trợ cho việc quản lý chứng từ.
- Sổ sách: Sổ sách được ghi nhận và lưu trữ cẩn thận, rõ ràng, dễ tham khảo và đối
chiếu tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm soát.
2.1.5 Công việc kế toán số 5: Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà
nước
2.1.5.1 Quy trình thực hiện công việc kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách
nhà nước

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng, Giám đốc

Bắt đầu

Chứng từ mua
vào bán ra

Kiểm tra,
Tờ khai thuế GTGT
nhập liệu,
lập bảng kê
và đối
chiếu

Kiểm tra
và kí duyệt
Bảng kê hàng Lập tờ
hóa dịch vụ mua khai
vào, bán ra thuế
GTGT
Tờ khai thuế GTGT
đã duyệt

Cơ quan Tờ khai thuế


thuế GTGT đã duyệt

Ghi sổ cái Ghi sổ cái


TK 33311 TK 1331

Lưu đồ 2.5 Quy trình thực hiện công việc kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách
nhà mước
- Sau khi kết thúc hoạt động mua hàng, hóa đơn chứng từ có liên quan đến việc
mua hàng sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán. Kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp
chứng từ mua ra bán vào, tiếp theo sẽ kiểm tra, nhập liệu, lập bảng kê và đối
chiếu với bảng kê hàng hóa mua vào bán ra.
- Sau khi kiểm tra và đối chiếu kế toán tổng hợp sẽ tiến hành lập tờ khai thuế
GTGT.
- Tờ khai thuế sau khi được lập sẽ được chuyển đên cho kế toán trưởng và giám
đốc xem xét, ký duyệt. tờ khai đã được duyệt sẽ được chuyển về cho kế toán tổng
hợp.
- Kế toán tổng hợp sau khi nhận lại tờ khai sẽ tiến hành nộp tờ khai cho cơ quan
thuế, khấu trừ thuế và sẽ ghi vào sổ cái tài khoản 33311 và sổ cái tài khoản 1331.
Sau đó tiến hành nộp thuế vào ngân sách nhà nước ( nếu có ).

2.1.5.2 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu


 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 10%, Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
 Thời gian lập và hồ sơ kê khai thuế GTGT:
- Nộp tờ khai thuế vào mỗi quý và nộp tiền thuế phát sinh nếu có theo đúng quy
định.
- Hồ sơ gồm:
 Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.
 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số 01-
GTGT.
 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu số 01-
GTGT.
 Cách tính thuế GTGT:
- Đối với thuế GTGT đầu vào: Hóa đơn đầu vào liên 2 được kế toán tổng hợp tiếp
nhận, sau đó kiểm tra và xử lý hóa đơn, cuối tháng lập bảng kê hóa đơn GTGT
đầu vào.
- Đối với thuế GTGT đầu ra : Hóa đơn đầu ra liên 1, 3 được kế toán tổng hợp kiểm
tra, xử lý hóa đơn, cuối tháng lập bảng kê hóa đơn đầu ra.
 Phương pháp khấu trừ thuế:
 Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra * Thuế
suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
 Thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp chịu thuế GTGT 10%, chủ yếu là từ gia
công in lụa, in logo, nhãn mác mang tính thương mại trên nhựa, gỗ, da, vải, gia
công phun sơn và bán khuôn in...

2.1.5.3 Phương pháp kế toán


 Chứng từ kế toán sử dụng:
- Chứng từ gốc:
 Hóa đơn GTGT.
 Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra.
 Tờ khai thuế GTGT.
- Chứng từ ghi sổ:
 Phiếu thu.
 Phiếu chi.
 Phiếu kế toán.
 Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản


TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ trong
nước
TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
TK 3331 Thuế GTGT đầu ra phải nộp

 Sổ sách kế toán sử dụng


- Sổ chi tiết TK 1331
- Sổ chi tiết TK 33311, 33312
 Ví dụ minh họa:
- Nghiệp vụ 1: Ngày 03/03, kế toán nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, số tiền thuế
là 13.669.949 đồng bằng tiền mặt
 Hạch toán:
Nợ TK 33312: 13.669.949
Có TK 111: 13.669.949
 Đính kèm:
 Chứng từ đính kèm:
o Tờ khai thuế nhập khẩu ( phụ lục 01)
o Giấy nộp tiền vào NSNN (phụ lục 01)
 Sổ sách đính kèm:
o Nhật ký chung
o Sổ chi tiết TK 33311
o Sổ chi tiết TK 1331
- Nghiệp vụ 2: Ngày 31/03/2021, kế toán kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ và
lập tờ khai thuế GTGT quý 1, số thuế GTGT đầu ra 129.453.720 đồng.
 Hạch toán:
Nợ TK 33311: 129.453.720
Có TK 1331: 129.453.720
 Đính kèm:
 Chứng từ đính kèm:
o Phiếu kế toán số NVK08.21
o Tờ khai GTGT quý 1 năm 2021
 Sổ sách đính kèm:
o Nhật ký chung
o Sổ chi tiết TK 33311
o Sổ chi tiết TK 1331

2.1.5.4 Nhận xét ưu điểm, nhược điểm


 Ưu điểm:
- Về quy trình thực hiện: Kế toán thực hiện đúng quy trình ghi nhận thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ.
- Về chứng từ kế toán: Theo Luật kế toán 2015 các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán công ty lập chứng từ kế
toán đầy đủ. Chứng từ kế toán lập đúng một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài
chính. Chứng từ kế toán được công ty lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác
theo nội dung quy định trên mẫu. Chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo quy
định.
- Về tài khoản kế toán: doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản 133, 333 theo
thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
- Về sổ sách kế toán: Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán chính xác, trung thực,
đúng với chứng từ kế toán. Kế toán ghi sổ kế toán đúng theo trình tự thời gian
phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Sổ kế toán được ghi liên tục từ khi mở
sổ đến khi khóa sổ.
 Nhược điểm:
- Trong thực tế, công ty kê khai thuế GTGT đôi khi còn bỏ sót các hóa đơn đầu
vào và hóa đơn đầu ra.
2.1.6 Công việc kế toán số 6: Kế toán kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.6.1 Mô tả quy trình kế toán kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
(Nguồn: Do Công ty TNHH thương mại – đầu tư Thiện Thắng cung cấp)

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng, Giám đốc

Bắt đầu

Sổ kế
toán
Tờ khai thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lập tờ
khai thuế

Tờ khai thuế thu Kiểm tra


nhập doanh và kí duyệt
nghiệp

Tờ khai thuế thu nhập



doanh nghiệp đã Tờ khai thuế thu nhập
quan
duyệt doanh nghiệp đã duyệt
thuế

Ngân Ghi sổ, nộp


sách nhà tiền thuế vào
nước ngân sách
nhà nước

Ghi sổ Ghi sổ
cái TK cái TK
3334 8211

Lưu đồ 2.6 Quy trình kế toán kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
- Cuối năm kế toán tổng hợp dựa vào dữ liệu trên sổ sách của công ty để lập tờ
khai thuế TNDN sau đó chuyển qua cho Kế toán trưởng và Giám đốc kiểm tra và
duyệt.
- Sau khi tờ khai thuế TNDN đã được Kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt, sẽ
chuyển lại cho kế toán tổng hợp .
- Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành nộp tờ khai thuế TNDN (theo dạng XML) cho cơ
quan thuế, tiến hành ghi các sổ cái tài khoản 3334 và tài khoản 8211, sau đó nộp
tiền vào ngân sách nhà nước ( nếu có).

2.1.6.2 Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu


 Công ty tính thuế TNDN vào cuối năm kết thúc niên độ kế toán.
 Thu nhập tính thuế của doanh ghiệp chủ yếu từ việc Gia công in lụa, in logo,
nhãn mác mang tính thương mại trên nhựa, gỗ, da, vải, gia công phun sơn và bán
khuôn máy in.
 Thuế suất thuế TNDN là 20%.
 Thời gian quyết toán thuế TNDN là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
 Hồ sơ gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành
kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Báo cáo tài chính năm.
- Một số phụ lục kèm theo tờ khai.
 Cách tính thuế TNDN phải nộp:
 Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học
và công nghệ x Thuế suất thuế TNDN.
 Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
 Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế +
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).
 Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu
nhập khác.

2.1.6.3 Phương pháp kế toán


 Chứng từ kế toán sử dụng:
- Chứng từ gốc:
 Tờ khai thuế TNDN
 Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi
- Chứng từ ghi sổ:
 Phiếu kế toán
 Tài khoản kế toán sử dụng:

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Tên tài khoản


TK 333
TK 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 821 Chi phí thuế TNDN
TK 8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành

 Sổ sách sử dụng:
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ chi tiết TK 8211.
- Sổ chi tiết TK 3334.
 Ví dụ minh họa:

2.1.6.4 Nhận xét ưu điểm, nhược điểm


 Ưu điểm:
- Kế toán ghi nhận kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Kế toán kê khai và tính thuế theo đúng quy định hiện hành.
 Nhược điểm:
- Nhược điểm số 1: Kế toán không tạm nộp thuế TNDN hàng quý. Vào cuối mỗi
quý kế toán không tạm trích thuế TNDN, kế toán chỉ nộp thuế TNDN vào cuối
năm khi quyết toán thuế TNDN.

2.2 Vị trí kế toán số 2: Kế toán trưởng.


2.2.1 Công việc kế toán số 1: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.1.1 Mô tả quy trình thực hiện công việc kế toán xác định kết quả hoạt đọng kinh
doanh
(Nguồn: Do công ty TNHH thương mại – Đầu tư Thiện Thắng cung cấp)
Thực hiện kết
Tập hợp doanh Tính thuế TNDN
chuyển, xác định
thu, chi phí phải nộp
kết quả kinh doanh
trước thuế (lãi, lỗ)

Xác định kết quả


kinh doanh sau
thuế

Sơ đồ 2.1 Quy trình xác định kết quả hoạt động kinh doanh
- Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán công ty tập hợp các khoản doanh thu, chi phí sau đó kết
chuyển qua TK 911. Sau khi kết chuyển xong, kế toán sẽ xác định kết quả kinh doanh
và kết chuyển lãi hoặc lỗ, từ đây kế toán xác định thuế TNDN phải nộp theo quy định
của nhà nước và luật thuế.
- Khi kết chuyển qua tài khoản 911, có hai trường hợp sẽ xảy ra với doanh nghiệp:
 Nếu tài khoản 911 có số phát sinh bên Có nhỏ hơn bên Nợ, nghĩa là doanh
nghiệp trong kỳ kế toán đó đang bị lỗ thì thuế TNDN bằng 0.
 Nếu tài khoản 911 có số phát sinh bên Có lớn hơn bên Nợ nghĩa là doanh nghiệp
trong kỳ kế toán đó được lãi (lời) thì chi phí thuế TNDN được tính như sau:
Chi phí thuế TNDN = ( Số phát sinh Có TK 911 – Số phát sinh Nợ TK 911) ×
thuế suất thuế TNDN.
- Sau khi xác định được thuế TNDN hiện hành kế toán thực hiện hạch toán chi phí thuế
TNDN. Sau đó, thực hiện lại bút toán kết chuyển lãi lỗ trên máy tính để xác định kết
quả kinh doanh sau thuế.
- Thuế suất thuế TNDN hiện nay là 20%
- Một số công thức được dùng để xác định kết quả hoạt đọng kinh doanh:
 Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế
TNDN
 Chi phí thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế × Thuế suất thuế
TNDN
 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +
Lợi nhuận khác
 Lợi nhuận khác = Thu nhập khác + Chi phí khác
 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = ( Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính) – Chi phí tài chính – Chi phí quản lý
kinh doanh
 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán
 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu.
2.2.1.2 Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu
 Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh.
 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.
 Kết chuyển chi phí bán hàng.
 Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp.
 Kết chuyển các chi phí khác phát sinh trong kỳ.
 Kết chuyển hoạt động sau thuế.
2.2.1.3 Phương pháp kế toán
 Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu kế toán.
 Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
 Sổ sách kế toán:
- Sổ nhật kí chung
- Sổ cái TK 911
 Ví dụ minh họa:
- Nghiệp vụ kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Ngày
31/12/2021 kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sang TK
911 với tổng số tiền là 2.789.963.484 đồng.
 Định khoản:
Nợ TK 511: 2.789.963.484
Có TK 911: 2.789.963.484
 Đính kèm:
 Chứng từ đính kèm:
o Phiếu kế toán
 Sổ sách đính kèm:
o Sổ nhật kí chung
- Nghiệp vụ kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính: Ngày 31/12/2021 kế
toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 với tổng số tiền là 584.955
đồng.
 Định khoản:
Nợ TK 515: 584.955
Có TK 911: 584.955
 Đính kèm:
 Chứng từ đính kèm:
o Phiếu kế toán
 Sổ sách đính kèm:
o Sổ nhật kí chung
o Sổ cái TK 911
- Nghiệp vụ kết chuyển chi phí: Ngày 31/12/2021 kế toán kết chuyển số dư các TK chi
phí sang TK 911 theo chứng từ phiếu kế toán với tổng số tiền là 2.935.652.516
đồng.
 Hạch toán:
Nợ TK 911: 2.935.652.516
Có TK 632: 2.737.969.144
Có TK 635: 40.703.144
Có TK 641: 21.584.511
Có TK 642: 135.395.714
Có TK 811: 3
 Đính kèm:
 Chứng từ đính kèm:
o Phiếu kế toán
 Sổ sách đính kèm:
o Sổ nhật kí chung
o Sổ cái TK 911
- Nghiệp vụ kế toán kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh vào lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối ngày 31/12/2021.
 Hạch toán:
Nợ TK 4212: (137.956.148)
Có TK 911: (137.956.148)
 Đính kèm:
 Chứng từ đính kèm:
o Phiếu kế toán
 Sổ sách đính kèm:
o Sổ nhật kí chung
o Sổ cái TK 911

2.2.1.4 Nhận xét ưu điểm nhược điểm


 Ưu điểm:
- Về quy trình: kế toán thực hiện đúng quy trình, chặt chẽ và hợp lý.
- Về chứng từ sử dụng: Kế toán sử dụng Phiếu kế toán để ghi nhận kết chuyển
đúng theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định của bộ tài chính.
- Về sổ sách sử dụng: kế toán sử dụng đúng mẫu sổ cái theo thông tư
200/2014/TT-BTC ban hành.
2.2.2 Công việc kế toán số 2: Kế toán lập Báo cáo tình hình tài chính.
2.2.2.1 Quy trình lập Báo cáo tình hình tài chính
(Nguồn: Do công ty TNHH thương mại – Đầu tư Thiện Thắng cung cấp)

Mã số chi tiết của Mã số tổng hợp của


Sổ kế toán tổng
Báo cáo kết quả Báo cáo kết quả
hợp và chi tiết
kinh doanh kinh doanh

Báo cáo kết quả Báo cáo kết quả


hoạt động kinh hoạt đọng kinh
doanh kì này hoàn doanh kì trước
chính

Sơ đồ 2.2 Quy trình lập báo cáo tình hình tài chính
2.2.2.2 Cơ sở lập Báo cáo tình hìn tài chính
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc là Bảng tổng hợp chi tiết.
- Căn cứ vào báo cáo tình hình tài chính năm trước (để trình bày cột
đầu năm).
2.2.2.3 Phương pháp lập Báo cáo tình hình tài chính
Số cuối kỳ được tính như sau:
A. PHẦN TÀI SẢN:
1. Tài sản ngắn hạn ( Mã số 100)
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150
Chi tiết:
Mã số [110] : Tiền và các khoản tương đương tiền.
Mã số [110] = Mã số [111] + Mã số [112] = 10.472.344.883 đồng
Mã số [111] = 10.472.344.883 đồng (Tổng số dư nợ sổ cái TK 111,112,113)
Mã số [112] = 0 đồng
Mã số [120]: Đầu tư tài chính ngắn hạn.
Mã số [120] = 0 đồng
Mã số [130]: Các khoản phải thu ngắn hạn.
Mã số [130] = Mã số [131] + Mã số [132] + Mã số [133] + Mã số [134] + Mã số
[135] + Mã số [136] + Mã số [137] + Mã số [139] = 191.713.214 đồng.
Mã số [131] = 20.212.988 đồng (Tổng số dư Nợ sổ chi tiết TK 131).
Mã số [132] = 171.244.536 đồng (Tổng số dư Nợ sổ chi tiết TK 331).
Mã số [133] = 0 đồng
Mã số [134] = 0 đồng
Mã số [135] = 0 đồng
Mã số [136] = 255.690 đồng
Mã số [137] = 0 đồng
Mã số [139] = 0 đồng
Mã số [140]: Hàng tồn kho.
Mã số [140] = Mã số [141] + Mã số [149] = 2.390.870.398 đồng.
Mã số [141] = 2.390.870.398 đồng (Số dư Nợ sổ cái TK 151, 152, 153, 154, 155,
156, 157, 158).
Mã số [149] = 0 đồng
Mã số [150]: Tài sản ngắn hạn khác.
Mã số [150] = Mã số [151] + Mã số [152] + Mã số [153] + Mã số [154] + Mã số
[155] = 241.831.729 đồng.
Mã số [151] = 16.414.999 đồng
Mã số [152] = 225.416.730 đồng (Số dư Nợ sổ cái TK 133).
Mã số [153] = 0 đồng
Mã số [154] = 0 đồng
Mã số [155] = 0 đồng
2. Tài sản dài hạn (Mã số 200)
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã
số 260
Chi tiết:
Mã số [210]: Các khoản phải thu dài hạn.
Mã số [210] = 0 đồng
Mã số [220]: Tài sản cố định.
Mã số [220] = Mã số [221] + Mã số [224] + Mã số [227] = 0 đồng.
Mã số [221] = Mã số [222] + Mã số [223] = 0 đồng.
Mã số [222] = 0 đồng (Số dư Nợ sổ cái TK 211).
Mã số [223] = 0 đồng (Số dư Có sổ chi tiết TK 2141).
Mã số [224] = 0 đồng.
Mã số [227] = 0 đồng.
Mã số [230]: Bất động sản đầu tư.
Mã số [230] = 0 đồng.
Mã số [240]: Tài sản sở dang dài hạn.
Mã số [240] = 0 đồng.
Mã số [250]: Đầu tư tài chính dài hạn.
Mã số [250] = 0 đồng.
Mã số [260]: Tài sản dài hạn khác.
Mã số [260] = 0 đồng.
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 270) = Mã số 100 + Mã số 200 = 13.296.760.224
đồng.
B. PHẦN NGUỒN VỐN.
1. Nợ phải trả (Mã số 300).
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330
Chi tiết:
Mã số [310]: Nợ ngắn hạn
Mã số [310] = Mã số [311] + Mã số [312] + Mã số [313] + Mã số [314] + Mã số
[315] + Mã số [316] + Mã số [317] + Mã số [318] + Mã số [319] + Mã số [320] +
Mã số [321] + Mã số [322] + Mã số [323] + Mã số [324] = 8.524.347.421 đồng.
Mã số [311] = 3.520.000 đồng (Số dư Có sổ chi tiết TK 331)
Mã số [312] = 8.520.827.421 đồng (Số dư Có sổ chi tiết TK 131)
Mã số [313] = 0 đồng.
Mã số [314] = 0 đồng.
Mã số [315] = 0 đồng.
Mã số [316] = 0 đồng.
Mã số [317] = 0 đồng.
Mã số [318] = 0 đồng.
Mã số [319] = 0 đồng.
Mã số [320] = 0 đồng.
Mã số [321] = 0 đồng.
Mã số [322] = 0 đồng.
Mã số [323] = 0 đồng.
Mã số [324] = 0 đồng.
Mã số [330]: Nợ dài hạn
Mã số [330] = Mã số [331] + Mã số [332] + Mã số [333] + Mã số [344] + Mã số
[335] + Mã số [336] + Mã số [337] + Mã số [338] + Mã số [339] + Mã số [340] +
Mã số [341] + Mã số [342] + Mã số [343] = 0 đồng
Mã số [331] = 0 đồng.
Mã số [332] = 0 đồng.
Mã số [333] = 0 đồng.
Mã số [334] = 0 đồng.
Mã số [335] = 0 đồng.
Mã số [336] = 0 đồng.
Mã số [337] = 0 đồng.
Mã số [338] = 0 đồng.
Mã số [339] = 0 đồng.
Mã số [340] = 0 đồng.
Mã số [341] = 0 đồng.
Mã số [342] = 0 đồng.
Mã số [343] = 0 đồng.
2. Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)
Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430
Chi tiết:
Mã số [410]: Vốn chủ sở hữu.
Mã số [410] = Mã số [411] + Mã số [421] = 4.772.412.803 đồng
Mã số [411] = 5.000.000.000 đồng
Mã số [421] = (227.587.197) đồng.
Mã số [430]: Nguồn kinh phí và quỹ khác.
Mã số [430] = 0 đồng
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440) = Mã số 300 + Mã số 400 =
13.296.760.224 đồng.
2.2.3 Công việc kế toán số 3: Kế toán lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.3.1 Quy trình lập Báo cáo kết quả kinh doanh
(Nguồn: Do công ty TNHH thương mại – Đầu tư Thiện Thắng cung cấp)

Mã số chi tiết của Mã số tổng hợp của


Sổ kế toán tổng Báo cáo kết quả Báo cáo kết quả
hợp và chi tiết hoạt động kinh hoạt động kinh
doanh doanh

Báo cáo kết quả hoạt


động kinh doanh kì Báo cáo kết quả
này hoàn chỉnh hoạt động kinh
doanh kì trước

Sơ đồ 2.3 Quy trình lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.3.2 Cơ sở lập Báo cáo kết quả kinh doanh


- Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản
từ loại 5 đến loại 9.

2.2.3.3 Phương pháp lập minh họa cho Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021
Mã số [01]: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mã số 01 = 2.789.963.484 đồng
Mã số [02]: Các khoản giảm trừ doanh thu
Mã số 02 = 0 đồng
Mã số [10]: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 = 2.789.963.484 đồng
Mã số [11]: Giá vốn hàng bán
Mã số 11 = 2.737.969.144 đồng
Mã số [20]: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 = 51.994.340 đồng
Mã số [21]: Doanh thu hoạt động tài chính
Mã số 21 = 584.955 đồng
Mã số [22]: Chi phí tài chính
Mã số 22 = 40.703.144 đồng
Mã số [23]: Chi phí lãi vay
Mã số 23 = 0 đồng
Mã số [25]: Chi phí bán hàng
Mã số 25 = 21.584.511 đồng
Mã số [26]: Chi phí quản lí doanh nghiệp
Mã số 26 = 135.395.714 đồng
Mã số [30]: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 25 – Mã số 26 = (145.104.074)
đồng
Mã số [31]: Thu nhập khác
Mã số 31 = 7.147.929 đồng
Mã số [32]: Chi phí khác
Mã số 32 = 3 đồng
Mã số [40]: Lợi nhuận khác
Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 = 7.147.926 đồng
Mã số [50]: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 = (137.956.148) đồng
Mã số [51]: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Mã số 51 = 0 đồng
Mã số [52]: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Mã số 52 = 0 đồng
Mã số [60]: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Mã số 60 = Mã số 50 – ( Mã số 51+ Mã số 52) = (137.956.148) đồng
Mã số [70]: Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Mã số 70 = 0 đồng
Mã số [71]: Lãi suy giảm trên cổ phiếu
Mã số 71 = 0 đồng
2.2.4 Công việc kế toán số 4: Kế toán lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
2.2.4.1 Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các bảng báo cáo có


liên quan : Các chỉ tiêu chi tiết trên
Sổ kế toán tổng hợp và
Báo cáo lưu chuyển
Sổ kế toán chi tiết BCĐKT
tiền tệ
BCKQHĐKD

Báo cáo lưu chuyển Các chỉ tiêu tổng hợp


tiền kỳ này trên Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ kỳ trước

Sơ đồ 2.4 Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


2.2.4.2 Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Sổ cái tài khoản 111,112
- Căn cứ bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
2.2.4.3 Phương pháp lập minh họa cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2021
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (theo phương pháp trực tiếp)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Mã số [01]: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
Mã số [01] = 10.177.173.498
Lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, tài khoản 112, sổ kế toán các tài khoản phải thu,
sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 511, 131, các tài khoản 515
Mã số [02]: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ
Mã số 02 = (3.331.956.783)
Lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, sổ kế toán các tài khoản phải thu sau khi đối
chiếu với sổ kế toán các tài khoản 331
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (…)
Mã số [03]: Tiền chi trả cho người lao động
Mã số 03 = (101.593.600)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112 sau khi đối
chiếu với sổ kế toán tài khoản 334.
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (…)
Mã số [04]: Tiền lãi vay đã trả
Mã số 04 = 0
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, sổ kế toán
các tài khoản phải thu đối ứng với sổ kế toán tài khoản 335, 242 và các Tài khoản liên
quan khác.
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
Mã số [05]: Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Mã số 05 = 0
Công ty không phát sinh thuế tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Mã số [06]: Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
Mã số 06 = 11.566.074
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, tài khoản 112 sau khi
đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 711, tài khoản 133, 141, tài khoản 244 và sổ kế
toán các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo
Mã số [07]: Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Mã số 07 = (474.539.108)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, trong kỳ báo
cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 811, 333, 338, 352, 353, 356 và các
Tài khoản liên quan khác.
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số [20]: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã
số 07
= 10.177.173.498 + (3.331.956.783) + (101.593.600) + 0 + 0 + 11.566.074 +
(474.539.108)
= 6.280.650.081

II. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư


Mã số [21]: Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [22]: Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn
khác = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [23]: Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [24]: Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [25]: Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [26]: Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [27]: Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [30]: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 +
Mã số 27
= 0 đồng
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Mã số [31]: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu= 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [32]: Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành = 0
đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [33]: Tiền thu từ đi vay = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [34]: Tiền trả nợ gốc vay = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [35]: Tiền trả nợ gốc thuê tài chính = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [36]: Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [40]: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36
= 0 đồng
Mã số [50]: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40
= 6.280.650.081 + 0 + 0 = 6.280.650.081 đồng
Mã số [60]: Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Mã số 60 = 4.191.694.802 đồng
Mã số [61]: Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ = 0 đồng
Trong năm công ty không phát sinh
Mã số [70]: Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61
= 6.280.650.081 + 4.191.694.802 + 0 = 10.472.344.883 đồng.
2.2.5 Công việc kế toán số 4: Kế toán lập Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình
hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong năm 2018 mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp, mô tả và phân tích chi tiết
hơn các số liệu đã được thể hiện trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả doanh, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin bổ sung khác.
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thông tin:
Cơ sở để lập báo cáo tài chính.
Chính sách kế toán cụ thể được chọn.
Các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
2.2.5.1 Quy trình lập Thuyết minh báo cáo tài chính

Tình hình thực


BCĐKT, tế công ty, tài
BCKQHĐKD,B liệu khác liên
CLCTT, sổ chi Xem xét đối quan
tiết các tài chiếu số liệu,
khoản lập thuyết minh

Thuyết minh
Thuyết minh báo cáo tài
báo cáo tài chính năm
chính năm trước
nay

Báo cáo tài chính

Sơ đồ 2. 5 Quy trình lập Thuyết minh báo cáo tài chính

2.2.5.2 Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính


- Căn cứ vào Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có
liên quan.
- Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
2.2.5.3 Phương pháp lập minh họa cho Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2021
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

✓ Khoản mục số 01: Tiền và các khoản tương đương tiền = 10.472.344.883 đồng.
Chi tiết:
o Tiền mặt = 10.292.272.147 đồng
o Tiền gửi ngân hàng = 180.072.736 đồng
o Tương đương tiền = 0 đồng

✓ Khoản mục số 03: Phải thu khách hàng


Chi tiết:
o Phải thu của khách hàng ngắn hạn = 20.212.988 đồng
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ THIỆN THẮNG
3.1 Nhận xét chung
❖ Về sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức kế toán tập trung tức là toàn công ty
chỉ có một phòng kế toán hạch toán chung, mọi nghiệp vụ được đưa về phòng kế toán
xử lý, do đó đảm bảo được sự thống nhất tập trung trong công ty, thuận tiện cho việc
phân công, sự chuyên môn hóa của nhân viên kế toán.
- Tổ chức bộ máy kế toán: Nhân viên kế toán được sự quản lý và điều hành của kế toán
trưởng, có trình độ chuyên môn và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách
nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, hỗ trợ ban giám đốc trong việc kịp thời đưa ra các
quyết định quan trọng, giảm rủi ro và tăng tính hữu ích cao.
❖ Về công tác tổ chức:
- Công ty áp dụng kế toán trên máy tính dựa theo hình thức chứng từ ghi sổ. Đây là hình
thức kế toán mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng vì nó dễ quản lý và sử
dụng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại đối tượng sẽ được tập trung và ghi nhận
vào các sổ chi tiết, do đó dễ kiểm tra và đối chiếu.
- Hệ thống sổ sách có cấu trúc đơn giản dễ theo dõi, kiểm tra và tổng hợp xử lý cung
cấp mọi thông tin một cách kịp thời.

❖ Về các Chính sách kế toán áp dụng:


- Việc sử dụng tài khoản kế toán được thực hiện theo Hệ thống tài khoản ban hành theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 đảm bảo việc cập nhật
những quy định mới nhất về tài khoản kế toán.
- Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt.
- Phản ánh một cách thường xuyên và liên tục sự biến động của từng đối tượng kế toán
trong quá trình hoạt động của công ty.
- Kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên và kịp thời tình hình sử dụng của từng loại
tài sản, từng loại nguồn vốn, và tình hình hoạt động của đơn vị kế toán.
3.2 Đề xuất một số giải pháp cho công việc kế toán
3.2.1 Công việc kế toán phải trả nhà cung cấp
- Phân chia các trách nhiệm cho các phòng ban khác nhau và đảm bảo rằng ai cũng phải
tuân thủ các quy trình đã được thiết lập.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ đối với các hoạt động mua hàng để đảm bảo rằng tất cả các
quy trình và quy định đang được tuân thủ.
3.2.2 Công việc kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Để giải quyết về vấn đề sử dụng tài khoản Công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết để
tiện theo dõi doanh thu của từng mặt hàng và dễ dàng xử lý khi gặp vấn đề.
- Diễn giải trong nhật ký chung nên để thêm thông tin tên khách hàng rõ ràng ngoài số
hóa đơn để có thể đối chiếu nhanh chóng hơn.
3.2.3 Công việc kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
- Tổ chức việc thu thập và lưu trữ chứng từ một cách hợp lý để tránh tình trạng bỏ sót
các hóa đơn đầu vào và hóa đơn bán ra. Trường hợp nếu sai sót hoặc thiếu hóa đơn đầu
ra thì hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ
tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định. Đối với sai sót hóa đơn đầu vào thì thời
điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát
hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố
quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
3.2.4 Công việc kế toán kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kế toán nên tổ chức việc tính thuế tạm nộp vào cuối mỗi quý để khắc phục tình trạng
sai sót trong việc tính toán số thuế phải nộp vào cuối mỗi năm dẫn đến việc chậm nộp
thuế cho cơ quan Thuế.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc nộp thuế theo đúng thời gian quy định để không bị
nộp chậm và không phải bị xử lý nộp phạt cho vấn đề nộp chậm thuế.

You might also like