You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP


Cơ sở ngành Kinh tế

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thái Sơn


Lớp : Quản trị kinh doanh 2- K13
Mã sinh viên : 2018601812
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Hương

HÀ NỘI – 2021

CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

Cơ sở thực tập: Công ty TNHH Nehob Việt Nam có trụ sở tại:

Số nhà: 24-26 ngách 93 ngõ 59

Phường: Mễ Trì Quận: Nam Từ Liêm Thành phố: Hà Nội

Số điện thoại: 024. 6683 7700 - 0963 89 33 81

Email: zeguvietnam@gmail.com - nehobvietnam@gmail.com.

Xác nhận:

Anh (Chị): Nguyễn Thái Sơn

Là sinh viên lớp: Quản trị kinh doanh 2 - Mã số sinh viên: 2018601812.

Có thực tập tại Công ty TNHH Nehob Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày
19/4/2021- 15/5/2021. Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nehob Việt
Nam, Anh Nguyễn Thái Sơn đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện
tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2021

Xác nhận của cơ sở thực tập


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT


Về CHUYÊN MÔN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Thái Sơn…………… Mã số sinh viên: 2018601812


Lớp: Quản trị kinh doanh 2…………….. Ngành: Quản trị kinh doanh ...
…………..
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Nehob Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Hương


Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày......tháng.....năm 2021


Giáo viên hướng dẫn
Mục Lục
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..........................................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, đơn vị:....................................1
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của công ty......................................................1
1.1.2. Các cột mốc quan trọng của công ty trong quá trình phát triển........................1
1.3. Văn hóa doanh nghiệp.............................................................................................2
1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp...............................................................3
Phần 2. THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ....................................................................5
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh nghiệp...................5
2.2. Công tác marketing của doanh nghiệp.....................................................................6
2.2.1. Mục tiêu marketing của doanh nghiệp..............................................................6
2.2.2. Chính sách sản phẩm – thị trường....................................................................7
2.3 Công tác quản lý hàng tồn kho..............................................................................12
2.4 Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.............................................12
2.4.1 Tình hình nhân sự............................................................................................15
2.4.2 Công tác đãi ngộ nhân lực...............................................................................15
2.5. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng..................................................................18
2.5.1 Phân tích hệ số về khả năng thanh toán...........................................................18
2.5.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động.....................................................19
2.5.3. Các tỷ số về khả năng sinh lời........................................................................22
Phần 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN....................................24
3.1 Đánh giá chung......................................................................................................24
3.1.1 Ưu điểm........................................................................................................... 24
3.1.2 Nhược điểm.....................................................................................................24
3.2 Đề xuất hoàn thiện..................................................................................................25
Đề xuất 1.................................................................................................................. 25
Đề xuất 2.................................................................................................................. 25
Đề xuất 3.................................................................................................................. 26
Đề xuất 4.................................................................................................................. 26
Kết luận........................................................................................................................... 27
Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán....................................................................................29
Phụ lục 2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 – 2020...........................................32
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Logo của sản phẩm công ty............................................................................9
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty sau khi mở rộng và xây dựng phòng marketing10
Hình 1.3 Chính sách phân phối...................................................................................16

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 Số lượng tiêu thụ sản phẩm..........................................................................11
Bảng 2.2 Danh mục sản phẩm.....................................................................................13
Bảng 2.4 Tình hình biến động TSCĐ tại công ty năm 2020........................................18
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty năm 2020............................................19
Bảng 2.6 Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2019-2020.............23
Bảng 2.7 Bảng phân tích hiệu suất hoạt động của Công ty giai đoạn 2019 - 2020......24
Bảng 2.8 Bảng phân tích thời gian thu tiền bán hàng 2020 – 2019.............................25
Bảng 2.9 Bảng phân tích thời gian thanh toán tiền mua hàng 2020 – 2019.................26
Bảng 2.10 Bảng phân tích các chỉ số sinh lời của Công ty giai đoạn 2019 - 2020......26

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TS Tài sản
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSCĐ Tài sản cố định
KPI Key Performance Indicator
CNTT Công nghệ thông tin
TNĐT Thương mại điện tử

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, các doanh nghiệp ngày càng phát
triển nhiều lên cả về chất lượng và số lượng. Trước tình hình đó, nhu cầu về nhân lực
cũng ngày càng tăng mạnh đi cùng với đó là yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.
Chính vì thế thực tập cơ sở nghành được thiết kế vào cuối năm ba trong 4 tuần sẽ giúp
sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, quan hệ với các đơn vị thực tập để
thu thập dữ liệu phục vụ cho báo cáo thực tập. Xây dựng quan hệ ban đầu tốt với đơn
vị thực tập để chuẩn bị cho thực tập tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp của năm sau.
Ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần đã học vào thực tế các
hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời
giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức chuyên sâu của ngành học. Xác định được
những nhu cầu về số liệu, nguồn số liệu và phân tích số liệu có được phục vụ cho báo
cáo thực tập. Bước đầu phát triển kỹ năng lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Để có thể hoàn thành báo cáo này, Em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
Hoàng Thị Hương – giáo viên hướng dẫn, sự giúp đỡ từ công ty Nehob Việt Nam và
nhà trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành
cảm ơn
Nội dung chính của bài báo cáo gồm có:
Phần 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Phần 2: Thực tập theo chuyên đề
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện
Do kiến thức còn hạn hẹp, kiến thức thực tế ít nên báo cáo còn có thiếu sót, em
rất mong được sự góp ý của cô chú, anh chị hướng dẫn ở công ty và các thầy cô giáo
để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Phần 1. Tổng quan về đơn vị thực tập
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, đơn vị:
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của công ty
Công ty TNHH NEHOB Việt Nam
Văn phòng Hà Nội: Số 20 Ngõ 57 Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trung tâm bảo hành tại Đà Nẵng: Số 161 Lê Văn Hiến - Ngũ Hành Sơn - Đà
Nẵng
Trung tâm bảo hành tại Hồ Chí Minh: Số 15 Hoàng Xuân Hoành, Phường Hiệp
Tân, Quận Tân Phú, TP.HCM
Email: zeguvietnam@gmail.com - nehobvietnam@gmail.com
Hotline: (0246).683.77.00 - 0963.893.381
1.1.2. Các cột mốc quan trọng của công ty trong quá trình phát triển.
- Thành lập ngày 13/06/2020, với ngành nghề nhập khẩu và phân phối các sản
phẩm thiết bị nhà bếp, mang thương hiệu Romal và Kucy tới thị trường toàn quốc
- Tháng 4 năm 2013, Romal Việt Nam khai trương Showroom đầu tiên tại 221
Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội.
- Năm 2014, khai trương các Showroom tại:
 119 Lê Văn Hiến, Thành phố Đà Nẵng
 371 Điện Biên Phủ, thành phố Đà Nẵng
 157 Tô Hiến Thành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày 27/10/2015 – Công ty TNHH Nehob Việt Nam ra đời
Công ty TNHH Romal Việt Nam đã sáp nhập với Công ty TNHH Nehob Việt
Nam. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển lớn của Romal Việt Nam. Hai công ty
cùng đưa tới thị trường toàn quốc các sản phẩm nhà bếp mang thương hiệu:
Năm 2017 đến nay, để thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh, Romal Việt
Nam - Nehob Việt Nam đã chuyển địa chỉ showroom tại các miền Bắc, Trung, Nam
như sau:
 Số 20 ngõ 57 đường Mễ Trì - Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội
 Số 119 Lê Văn Hiến – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng

1
 Số 15 Hoàng Xuân Hoành – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh
- Cuối năm 2017, Romal Việt Nam - Nehob Việt Nam đã mở rộng thêm các
nghành nghề hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản
- Đến tháng 9/2019, công ty mở rộng kinh doanh thêm mảng dịch vụ sửa chữa
NEHOB SERVICE
1.3. Văn hóa doanh nghiệp
Sứ mệnh của công ty:
Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm thiết bị nội thất nhà bếp cũng như
dịch vụ đến từng khách. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội trong từng sản phẩm
mang thương hiệu Romal, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông
điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng.
Đối với đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển, cam kết trở thành
“Người đồng hành số 1” của các đối tác, luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và
bền vững.
Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,
sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho
tất cả nhân viên.
Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích
cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân
và niềm tự hào dân tộc
Giá trị cốt lõi:
Nền tàng mà Romal xây dựng dựng trên : “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh –
Nhân”
Tín: Romal Việt Nam luôn bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình
bằng nỗ lực mang đến khách hàng những sản phẩm chính hãng với chất lượng cao
nhất
Tâm: Romal đặt chữ Tâm làm nền tảng. Luôn thượng tôn pháp luật, duy trì đạo
đức, lấy khách hàng làm trung tâm.
Trí: Romal Việt Nam coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển. Đề cao
tinh thần dám nghĩ, dám làm. Chủ trương xây dựng một “doanh nghiệp học tập”.
Tốc: Romal Việt Nam đặt tôn chỉ “tốc độ, hiệu quả trong từng hành động”;
Thực hành “quyết định nhanh – đầu tư nhanh – triển khai nhanh – bán hàng nhanh –
chăm sóc khách hàng nhanh nhất”

2
Tinh: Romal Việt Nam đặt mục tiêu: Con người tinh hoa – Sản phẩm/ Dịch vụ
tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa.
Nhân: Romal Việt Nam xây dựng các mối quan hệ với tinh thần nhân văn, coi
trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; Tạo dựng “Nhân hòa” trên cơ sở
công bằng, chính trực và nêu cao sức mạnh đoàn kết.
1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp

Biểu hình 1: Cơ cấu tổ chức của công ty trước khi mở rộng và xây dựng phòng
marketing:

Biểu hình 2: Cơ cấu tổ chức của công ty sau khi mở rộng và xây dựng phòng marketing gồm
có các phòng ban:

Page6|
14 3
Chức năng của phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng và liên hệ bán sản
phẩm mang lại doanh thu cho công ty. Phóng kinh doanh chia làm 3 bộ phận nhỏ, mỗi
bộ phận chụt trách nhiệm 1 thương hiệu riêng biệt.
Chức năng của phòng kỹ thuật: kiểm tra sản phầm khi xuất kho và nhập kho;
Bảo hành sản phẩm khi có yêu cầu; Vận chuyển hàng hóa lắp đặt cho khách hàng
Chức năng của phòng kế toán: Kế toán có nhiệm vụ kiểm tra và kiếm soát thu
chi cho toàn công ty. Các giất tờ liên quan tới thuế, luật và bảo hiểm hành cho doanh
nghiệp, nhân viên trong toàn công ty.
Chức năng của phòng xuất nhập khẩu: Phóng xuất nhập khẩu có trách nhiệm
liên hệ đối tác nước ngoài, chịu trách nhiệm về các giấy tờ liên quan tới hải quan, xuất
nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa và các giấy tờ liên quan tới chứng nhận kiểm định
chất lượng sản phẩm
Chức năng của phòng chăm sóc khách hàng: Tiếp nhận thông tin khách hàng
và thông tin bảo hành; Gọi điện chăm sóc khách hàng thường xuyên định kỳ và trước
cũng như sau khi phát sinh giao dịch, bảo hành sản phẩm
Chức năng của phòng marketing: chia làm 2 bộ phậm chính là bộ phần chiến
lược Marketing chiến lược với nhiệm vụ thiết lập mục tiêu mà chiến lược markrting
cho toàn công ty trong dài hạn. Phòng marketing online với nhiệm vụ đẩy mạnh công
tác marketing trên các phương nền tảng CNTT. Bên cạnh đó tham gia vào công tác
bán hàng trên internet.

4
Phần 2. Thực Tập Theo Chuyên Đề
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh
nghiệp
Tiêu thụ là một hoạt động cơ bản và rất quan trọng đối với một doanh nghiệp.
Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thong hàng hóa, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dung. Trong
quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu
dung, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thong thương mại đầu ra của doanh
nghiệp” (Tr 85-86, Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, NXB giáo dục 2002).
Công ty Nehob Việt Nam là một doanh nghiệp thương mại. Tình hình tiêu thụ
sản phẩm của công ty chính là công đoạn quan trọng và quyết định đối với sự tồn tại
của công ty.
Bảng 2.1 Số lượng tiêu thụ sản phẩm

STT Tên sản Năm Năm Năm Chênh lệch số lượng


phẩm 2018 2019 2020
Số Số Số Số tương đối Số tương đối
lượng lượng lượng
(cái) (cái) (cái) 2018- 2019- 2018- 2019
2019 2020 2019 -
2020
1 Bếp âm 1200 1528 920 328.0 -608.0 1.3 0.6
zegu
2 Bếp âm 1910 764 800 -1146.0 36.0 0.4 1.0
romal
3 Bếp âm 928 1018 880 90.0 -138.0 1.1 0.9
kucy
4 Hút mùi 546 764 440 218.0 -324.0 1.4 0.6
zegu
5 Hút mùi 436 458 520 22.0 62.0 1.1 1.1
kucy
6 Bộ nồi 110 204 280 94.0 76.0 1.9 1.4
five star
7 Tổng 5130 4736 3840 -394.0 -896.0 7.1 5.6
(Trích nguồn: Phòng tài chính công ty)

5
Nhận xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Nehob Việt Nam: dựa vào
bảng 1 tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2018 đạt mức 5130 sản phẩm, sản phẩm
được bán chạy nhất là bếp âm romal là 1910 tiếp đó là bếp âm zegu với số lượng là
1200, sau đó là bếp kucy với số lượng bán ra là 928. Đó cũng là 3 sản phẩm chính của
công ty
Sang năm 2019, số lượng bán ra của bếp Romal giảm 1146 sản phẩm chỉ còn
764 sản phẩm tương đương với giảm 60%, bên cạnh đó bếp zugu lại tăng số lượng
bán ra là 328 sản phẩm tăng 30%. Nhìn tổng quan đánh giá chỉ có bếp romal bị giảm
về sản lượng bán ra. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do tác động mạnh của dịch
bệnh Covid cuối năm:
Do tính chất của sản phẩm bếp thường được lắp vào khâu cuối cùng của xây
nhà nên các sản phẩm được bán chạy vào các tháng cuối năm. Nhưng cuối năm 2019
có dịch bệnh covid nên khách hàng vẫn còn dè chừng với các sản phẩm điện tử cao
cấp và hãng romal là hãng bếp từ giá rẻ nên doanh thu bị giảm. Còn bếp từ zegu và
kucy là hãng bếp chất lượng cao có phân khúc cao hơn nên không bị ảnh hưởng mà
vẫn tăng từ 10% đến 30%.
Hết năm 2020 do tác động nặng nề của Covid đến nền kinh tế chung. Nhìn tổng
quan thì hầu hết các sản phẩm chính đều bị giảm. Bếp từ zegu năm 2019 tăng thì sang
năm 2020 lại bị giảm 608 sản phẩm bán ra tương đương với giảm 40%. Các sản phẩm
bếp romal vẫn bán ra ổn định nhưng bếp kucy giảm 138 sản phẩm. Cuối năm 2020
dòng tiền người tiêu dùng đổ vào đầu tư rất lớn, người tiêu dùng hạn chế mua sắm lên
số lượng bán ra giảm hẳn so với năm 2019 cũng bị dịch ảnh hưởng bị dịch.
2.2. Công tác marketing của doanh nghiệp.
2.2.1. Mục tiêu marketing của doanh nghiệp
Mục tiêu tiếp thị là các mục tiêu cụ thể được mô tả trong một kế hoạch tiếp thị
(Marketing Plan). Các mục tiêu này có thể là nhiệm vụ, hạn ngạch, cải tiến KPI hoặc
các tiêu chuẩn dựa trên hiệu suất khác được sử dụng để đo lường thành công tiếp thị.
Khi được thiết lập rõ ràng, các mục tiêu có thể đo lường được là chìa khóa để các nhà
tiếp thị thành công.
Công ty Nehob là một doanh nghiệp thương mại nên mục tiêu hàng đầu của
hoạt động marketing của doanh nghiệp là tăng doanh thu bán hàng ngoài ra còn các
mục tiêu khác: Định vị thương hiệu các nhãn hiệu công ty cũng cấp trên thị trường,
tăng các đại lý đồng ý gắn kết với sản phẩm của công ty, phát triển các mạng lưới
phân phối tại các tỉnh ngoài Hà Nội và TP.HCM

6
2.2.2. Chính sách sản phẩm – thị trường
- Về nhãn hiệu:
Công ty có ba thương hiệu bếp âm độc quyền tại việt nam: Romal, Zegu và
Kucy. Đánh giá 3 thương hiệu:
Thương hiệu romal là thương hiệu gắn bó với công ty từ hồi mới thành lập
doanh nghiệp. Romal tự hào là sản phẩm kế tiếp trong dòng các sản phẩm đã được
công ty triển khai kinh doanh trên thị trường. Các sản phẩm Romal được sản xuất theo
dây chuyền công nghệ hiện đại và được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng sản
phẩm. Tất cả các sản phẩm Bếp ga âm, bếp từ, bếp điện, bếp hỗn hợp, máy hút khói
khử mùi, mang thương hiệu Romal đều được bảo hành 4 năm và toàn bộ linh phụ kiện
thay thế chính hãng.

Thương hiệu Zegu tuy vào sau nhưng là sản phẩm nổi bật của công ty với thời
gian bảo hành đến 5 năm. Các sản phẩm của Zegu vẫn luôn được khách hàng nhận xét
tốt, đại lý đánh giá cao về chất lượng và giá thành.

7
Và thương hiệu cuối cùng là thương hiệu Kucy. Kucy là dòng sản phẩm cao cấp
nhất của công ty với các linh kiện đều có nguồn gốc từ đức, có chất lượng hàng đầu,
thiết kế sang trọng.

- Chủng loại và danh mục sản phẩm:


Bảng 2.2 Danh mục sản phẩm
Tên Loại Đặc điểm
Sản phẩm bếp đơn chỉ có thương hiệu Romal cung cấp: đặc điểm
Bếp đơn điểu khiển cảm ứng, mặt kính chịu lực - nhiệt…
Kích thước: 290mm x 330mm x 60mm
Bếp 2 từ là dòng sản phẩm phổ biến được nhiều khách hàng chọn
nhất và cả 3 thương hiệu đều cung cấp có đặc điểm chung
Có mặt kính crystal: mặt kính chịu lực - nhiệt, phím bấm cảm
ứng. Chức năng hẹn giờ, khóa trẻ em, hiện thị nhiệt dư…
Bếp 2 từ Với sản phẩm nhập khẩu từ malaysia có thêm công nghệ
inverter, bảo vệ quá tải. Với sản phẩm của đức sẽ có mặt kính
schott caran và các linh kiện EGO của đức với chất lượng ưu việt
hơn
Bếp Từ
Kích thước: 730mm x 430mm x 55mm
Bếp 3 từ là dòng sản phẩm ít phổ biến hơn nhưng lượng bán ra
ổn định được nhiều khách hàng chọn nhất và cả 3 thương hiệu
đều cung cấp có đặc điểm chung
Có mặt kính crystal: mặt kính chịu lực - nhiệt, phím bấm cảm
ứng. Chức năng hẹn giờ, khóa trẻ em, hiện thị nhiệt dư…
Bếp 3 từ
Với sản phẩm nhập khẩu từ malaysia có thêm công nghệ
inverter, bảo vệ quá tải. Với sản phẩm của đức sẽ có mặt kính
schott caran và các linh kiện EGO của đức với chất lượng ưu việt
hơn
Kích thước: 592mm x 522mm x 110mm
Bếp Hồng Sản phẩm bếp đơn chỉ có thương hiệu Romal cung cấp: đặc điểm
Ngoại Bếp đơn điểu khiển cảm ứng, mặt kính chịu lực - nhiệt…
Kích thước: 290mm x 330mm x 60mm
Bếp 2 hồng Bếp 2 hồng ngoại là dòng sản phẩm phổ biến được nhiều khách
ngoại hàng chọn nhất và cả 3 thương hiệu đều cung cấp có đặc điểm

8
chung
Có mặt kính crystal: mặt kính chịu lực - nhiệt, phím bấm cảm
ứng. Chức năng hẹn giờ, khóa trẻ em, hiện thị nhiệt dư…, có 3
vòng bếp tự nhận diện đáy nồi giúp tiết kiệm điện năng. Có chức
năng booster giúp nướng đồ ăn.
Với sản phẩm nhập khẩu từ malaysia có thêm công nghệ
inverter, bảo vệ quá tải. Với sản phẩm của đức sẽ có mặt kính
schott caran và các linh kiện EGO của đức với chất lượng ưu việt
hơn
Kích thước: 730mm x 430mm x 95mm
Bếp 3 hồng ngoại là dòng sản phẩm ít phổ biến hơn nhưng lượng
bán ra ổn định được nhiều khách hàng chọn nhất và cả 3 thương
hiệu đều cung cấp có đặc điểm chung
Có mặt kính crystal: mặt kính chịu lực - nhiệt, phím bấm cảm
ứng. Chức năng hẹn giờ, khóa trẻ em, hiện thị nhiệt dư…, có 3
Bếp 3 hồng vòng bếp tự nhận diện đáy nồi giúp tiết kiệm điện năng. Có chức
ngoại năng booster giúp nướng đồ ăn.
Với sản phẩm nhập khẩu từ malaysia có thêm công nghệ
inverter, bảo vệ quá tải. Với sản phẩm của đức sẽ có mặt kính
schott caran và các linh kiện EGO của đức với chất lượng ưu việt
hơn
Kích thước: 592mm x 522mm x 110mm
Bếp 1 từ 1
hồng ngoại
Bếp hỗn hợp là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất vì sản phẩm
Bếp Hỗn Bếp 2 từ 1
hỗn hợp giúp loại bỏ các nhược điểm của 2 loại bếp với các tính
Hợp hồng ngoại
năng gộp của 2 loại bếp trên
Bếp 2 từ 2
hồng ngoại
(Trích nguồn: Phòng kinh doanh công ty)
- Chính sách giá
Chiến lược giá là một phần không thể thiếu với bất kỳ một Công ty nào. Đối
với sản phẩm của Nehob cũng vậy, chiến lược giá rất được chú trọng. Công ty luôn
luôn nghiên cứu các thị trường cung cấp các sản phẩm có giá phù hợp với chất lượng
của sản phẩm.
Định giá sản phẩm có hai loại là định giá sản phẩm cho người tiêu dùng và định
giá sản phẩm cho đại lý. Với định giá cho người tiêu dùng công ty sử dụng phương
pháp định giá theo giá trị sản phẩm. Mặt khác, do hiện nay có rất nhiều hãng mới trên

9
thị trường với sản phẩm khá rẻ nên khi định giá sản phẩm cho đại lý công ty phải định
giá theo sự cạnh tranh giữa các hãng trên thị trường hiện nay.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty là bếp từ sẽ có giá dựa trên chất lượng linh
kiện, như với các dòng linh kiện Đức sẽ có giá khá cao so với các sản phẩm khác
nhưng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Malaysia thì có giá thấp
hơn. Với các đại lý sẽ có mức chiết khấu cụ thể. Và tùy từng đại lý sẽ có mức giá phú
hợp nhất để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách phân phối
Hình 1.3 Chính sách phân phối

Nhà sản xuất Công ty Nehob

Đại lý lớn
Đại lý nhỏ

Người tiêu dùng

Công ty Nehob là công ty nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm nhà
bếp cao cấp của ba hãng là Romal, Zegu, Kucy. Tổng số đại lý lớn và nhỏ hơn 3000
đại lý chính thức. Các đại lý nhỏ tập trung ở thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Các đại lý lớn hầu hết là tại các tỉnh lẻ, các tỉnh trong miền trung – đây là
những nơi nhân viên còn khó có khả năng đến chăm sóc nên cần nhờ vào các đại lý
lớn tại khu vực đó. Việc này giúp công ty có thể tiết kiệm tối đa chi phí trong đợt
khủng hoảng do dịch bệnh vừa qua
- Chính sách súc tiến bán hàng.
Chương trình khuyến mãi:
Công ty luôn có các chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm – tăng doanh số:
a. Chương trình khuyến mãi thường xuyên:

10
Ngoài các tỷ lệ chiết khấu cơ bản cho các đại lý thì với các sản phẩm tiêu thụ
kém sẽ có mức chiết khẩu cao hơn so với chiết khấu cơ bản. Vì dụ như với bếp ba,
bếp 4, máy nướng là các sản phẩm tiêu thụ chậm sẽ có mức chiết khẩu là 50% thay vì
30%. Ngoài ra còn có các sản phẩm khuyến mãi thường xuyên khác.
b. Chương trình khuyến mãi theo đợt:
Các chương trình khuyến mãi này thường là theo combo các sản phẩm nhằm
các đại lý không nhập lẻ từng cái mà mua nhiều sản phẩm một lần.
- Quan hệ công chúng
Công ty luôn cử nhân viên đến nói chuyện, chăm sóc các đại lý nhằm gắn kết
tình cảm giữ công ty và đại lý, tạo hình ảnh tốt cho công ty
Ngoài ra công ty thường xuyên ra các chương trình du lịch với các khách hàng
bán hay nhập nhiều sản phẩm. Qua các hoạt động du lịch nhằm tạo hình đẹp của công
ty với các đại lý thân thiết. Chi phí cho chuyến du lịch thường rơi vào khoảng 400
triệu đồng
Nhận xét chung: Công ty làm rất tốt trong tạo mối quan hệ tốt với các đại lý cả
lớn và nhỏ. Điều đó giúp cho công ty có lượng tiêu thụ ổn định. Nhưng do tính chất
văn hóa xã hội, người tiêu dùng Việt Nam thường thích các sản phẩm giá rẻ và chất
lượng nhưng tuy đã có kèm chương trình khuyến mãi thì giá cho các đại lý vẫn còn
cao với các hãng đối thủ cạnh tranh nên khiến cho nhiều đại lý vẫn không quá mặn mà
với thương hiệu của công ty. Ngoài ra công ty còn thiếu về quảng cáo thương hiệu,
tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng lẻ nên hầu hết các sản phẩm bán lẻ đầu
do đề xuất của chủ các đại lý.
2.3 Công tác quản lý hàng tồn kho
Công ty Nehob là công ty xuất nhập khẩu nên không có quá trình sản xuất
nhưng thay vào đó thì công tác quản lý hàng tồn kho lại cực kỳ quan trọng. Với tính
chất sản phẩm là đồ công nghệ nên nếu để tồn kho quá lâu sẽ có thể gây hỏng hóc làm
phát sinh chi phí sửa chữa hoặc chi phí bảo hành.
Về mặt định tính, công ty Nehob có 2 kho chứa hàng khác nhau tại 2 địa điểm
để dễ dàng trong việc vận chuyển. Số lượng hàng trong khó chính tương đối nhiều đủ
để cung cấp sản phẩm nhanh nhất không bị thiếu hàng. Tuy nhiên với lượng hàng
trong các tháng đầu năm – khoảng thời gian khó bán sản phẩm thì lượng hàng là khá
lớn.

Về mặt định tính, dựa trên hệ số vòng quay hàng tồn kho:

11
Doanh thu
Hệ số hàng tồn kho= =¿ 1.3
Số dư hàng tồn kho cuối kì
Với hệ số 1.3 thì hàng tồn kho của doanh nghiệp hiện tại ở mức khá ổn định
không thừa hàng hóa và cũng không thiếu.

2.4 Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.
 Hệ số đánh giá công tác quản lý tài sản cố định
- Kết cấu tài sản cố định được trình bày ở bảng 1.4
Đánh giá chung về kết cấu tài sản cố định cho thấy TSCĐ hữu hình chiếm
97,91% trên tổng tài sản cố định, tài sản chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhà cửa và vật kiến
trúc. Do công ty thương mại nên thiết bị chỉ chiếm 5,72%. Ngược lại, tài sản thuê tài
chính chỉ chiếm 2,91% và tài sản vô hình là 1,2% - tập trung chủ yếu vào quyền sử
dụng đất chiếm 67,52%. Để đánh giá rõ hơn về cấu trúc:
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Hệ số tăng TSCĐ= =0.3
Giá trị TSCĐ cuối kỳ
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Hệ số giảm TSCĐ= =0.96
Giá trị TSCĐ đầu kỳ
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Hệ số đổi mới TSCĐ= =0.019
Giá trị TSCĐ cuối kỳ
Giá trị TSCĐ cũ loại bỏ trong kỳ
Hệ số loại bỏ TSCĐ= =0.026
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ
- Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được hiểu quả sự dụng tài sản cố định
của công ty hiện nay. Với công cty Nehoh, hệ số đánh giữa mức thu nhập và tổng tài
sản cố định bình quân trong năm là 0.251 tương đương với 1đ tài sản cố định tạo ra đc
0.25đ thu nhập. Với một công ty sản xuất thì hệ số này khá thấp nhưng công ty Nehob
là công ty thương mại nên con số này là khá ổn định.

12
Bảng 2.4 Tình hình biến động TSCĐ tại công ty năm 2020

Nguyê
Tỷ
n giá
Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ trọng
cuối
%
năm
Nguyên
ST Tỷ trọng
Loại TSCĐ giá đầu
T % Loại Loại
năm Loại Loại
Tổng hiện Tổng không
công ty cũ bị
số đại số cần
đã có hủy bỏ
hơn dùng

A TSCĐ hữu hình 32.732 86,21% 13.889 12.94 949 3.655 2.636 1.019 42.966 97,91%
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 21.611 66,02% 5.662 5.662 - 869 869 - 26.404 62,10%
2 Thiết bị 1.337 4,08% 1.949 1 949 885 885 - 2.401 5,72%
3 Phương tiện vận tải 5.759 17,59% 232 232 - 1.019 0 1.019 4.972 11,22%
4 TSCĐ hữu hình khác 4.025 12,30% 6.046 6.046 - 882 882 - 9.189 20,96%
B TSCĐ thuê tài chính - 0% 1.264 1.264 - - - - 1.264 2,91%
C TSCĐ vô hình 5.234 13,79% - - - - - - 5234 1,20%
67,52
1 Quyền sử dụng đất 3.534 67,52% - - - - - - 3.534
%
24,36
2 Phần mềm máy tính 1.275 24,36% - - - - - - 1.275
%

13
3 TSCĐ vô hình khác 425 8,12% - - - - - - 425 8,12%

14.20
Tổng 37.966 100% 15.153 949 3.655 2.636 1.019 49.464 100%
4

(Trích nguồn: Phòng tài chính công ty)


2.4.1 Tình hình nhân sự
Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu của doanh nghiệp được trình bày ở bảng 1.5

Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty năm 2020

Giới tính Nhóm tuổi Trình độ


Số lao Trung cấp/
Đơn vị động Nam Nữ <25 25-35 >35 Phổ thông cao đẳng Đại học
nghề
Giám Đốc 1 0 1 0 0 1 0 0 1
Phòng Kỹ Thuật 7 6 1 4 2 1 2 3 2
Phòng Kinh Doanh 9 7 2 7 2 0 0 3 6
Phòng Kế Toán 3 1 2 1 1 1 0 0 3
Phòng Chăm sóc khách
hàng 3 1 2 2 1 0 1 0 2
Phòng Xuất nhập khẩu 2 1 1 0 0 2 0 1 1

14
Phòng Marketing 3 1 2 3 0 0 0 0 3
(Trích: Phòng tài chính công ty)

15
- Công tác tuyển dụng lao động
Để có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao Công ty rất chú trọng đến
công tác tuyển dụng lao động. Công ty dùng hình thức phỏng vấn, tiến hành kiểm tra
chặt chẽ trình độ năng lực lao động trước khi chính thức nhận nhân viên vào làm việc.
Sau khi được tuyển dụng số nhân viên này phải trải qua thực tế ít nhất là một
tháng. Nếu trong quá trình thử việc họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao thì Công
ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Ngược lại, trong thời gian này nếu người lao
động vi phạm những quy định hoặc trình độ chuyên môn kém không đáp ứng được với
nhu cầu công việc thì Công ty sẽ không ký hợp đồng lao động.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty
Đối với công nhân dệt may mới được tuyển vào làm chưa có tay nghề thì Công
ty tiến hành đào tạo, trong thời gian này người lao động vừa học vừa làm.
Đối với công nhân có trình độ chuyên môn còn yếu thì các quản đốc phân
xưởng tập hợp lại gửi đến các cơ sở đào tạo nghề rồi sau đó trở lại Công ty làm việc.
Trong thời gian học tập, công nhân vẫn được Công ty hỗ trợ 30% lương nhằm khích lệ
tinh thần học tập và làm việc của người lao động.
Đối với các cán bộ quản lý, để nâng cao năng lực quản lý thì Công ty có các ưu
tiên đặc biệt là cử đi học các lớp đào tạo quản lý mà vẫn được hưởng 100% lương
2.4.2 Công tác đãi ngộ nhân lực
 Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi
Qui định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi tại Công ty như sau:
Những người làm việc trong các phòng ban nghiệp vụ tại văn phòng của Công ty
làm việc theo giờ hành chính. Thời gian qui định cụ thể: Sáng từ 7h đến 11h30, chiều
từ 13h đến 16h40.
Những người lao động trực tiếp khác như: Bảo vệ, lái xe, tạp vụ, công nhân các
phân xưởng, quản lý các phân xưởng…làm việc theo ca. Thời gian qui định: Ca 1 từ
6h đến 14h nghỉ giữa 30 phút, ca 2 từ 14h đến 22h nghỉ giữa 30 phút, ca 3 từ 22h đến
6h sáng hôm sau nghỉ giữa 45 phút.
Đối với lao động nữ mang thai từ 7 tháng hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ
không phải làm việc ban đêm.
Người lao động được nghỉ theo chế độ Nhà nước qui định thì vẫn được hưởng
lương theo qui định của Nhà nước.
Người lao động được nghỉ các ngày lễ tết theo qui định của Nhà nước.
Một tháng người lao động được nghỉ 4 ngày.

 Chế độ lương cho người lao động


 Quỹ lương của Công ty

15
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm
nên quỹ lương của Công ty bao gồm:
Tiền lương theo sản phẩm.  
Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống thang bảng lương.  
Tiền lương công nhật trả cho mgười làm việc theo hợp đồng. 
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất vì nguyên nhân
khách quan.
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa
vụ theo chế độ qui định, thời gian nghỉ phép đi học. 
Các phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, thêm ca. 
Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác được ghi trong 
quỹ lương.  
Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
 Lương trả cho cán bộ, công nhân viên
Chế độ lương có vai trò rất quan trọng, nó quyết định năng suất lao động của
công ty, chế độ lương như một đòn bẩy tài chính kích thích người lao động làm việc
hăng say, cống hiến hết mình cho công việc. Hiểu rõ được vấn đề này, Công ty đã xây
dựng chính sách lương phù hợp với từng bộ phận làm việc, giúp người lao động ổn
định cuộc sống nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong lao động.
Do đặc thù công việc của từng bộ phận làm việc là khác nhau nên Công ty trả
lương cho người lao động theo 2 hình thức sau:
- Trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương này áp dụng cho bộ phận
không trực tiếp sản xuất. Công thức tính lương như sau:
TLTT × (Hcb + Hpc)
TLcb= x Ti
Nc
Trong đó:
TLcb: tiền lương cơ bản
TLTT: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Hcb: Hệ số lương cấp bậc của người lao động
Hpc: Hệ số phụ cấp lương của người lao động
Ti: Số ngày làm việc thực tế của người lao động trong tháng
Nc: Ngày công chế độ trong tháng

16
-Trả lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương này áp dụng cho bộ phận
trực tiếp sản xuất sản phẩm. Cách xác định lương như sau:
L 1 = Dg x Q1
Trong đó:
L1: Lương trả cho công nhân theo sản phẩm
Dg: Đơn giá tiền lương/1 đơn vị sản phẩm
Q1: Số sản phẩm thực tế hoàn thành
- Lương làm thêm giờ:
Làm thêm giờ vào ngày thường được trả bằng 150% lương ngày làm việc bình
thường
Làm thêm giờ vào ngày nghỉ được trả bằng 200% lương ngày làm việc bình
thường
Làm thêm giờ vào ngày lễ, nghỉ có hưởng lương được trả bằng 300% ngày làm
việc bình thường
Làm thêm giờ vào ban đêm được trả thêm 30% tiềm lương giờ làm việc ban ngày
- Phụ cấp khác được hưởng:
Phụ cấp thông tin liên lạc từ 100 000 đồng đến 200 000 đồng tùy theo đặc thù
công việc
Phụ cấp ăn ca 550 000 đồng/1 người/1 tháng
Phụ cấp đi lại: 10 đến 20 lít xăng/ tháng tùy theo đặc thù công việc
 Chính sách thưởng của Công ty
Ngoài phần lương chính, Công ty còn có các khoản thu nhập bổ sung khác cho
người lao động, đó là những phần thưởng cho những lao động có thành tích tốt trong
lao động- sản xuất. Mức thưởng của công ty được quy định như sau:
-Khen thưởng do tăng năng suất lao động, sáng tạo ra phương thức làm việc hiệu
quả.
-Khen thưởng cho các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong vấn đề cải tiến
phương thức quản lý.
-Tết Âm lịch hàng năm, thưởng cho tất cả cán bộ công nhân viên 1 tháng lương.
 Ngoài ra Công ty còn tham gia chế độ BHXH cho người lao động theo quy
định của nhà nước.
1.1.

17
2.5. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng
2.5.1 Phân tích hệ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.6 Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2019-2020
Chênh lệch
2018-2019 2019-2020
Chỉ tiêu 31/12/2018 21/12/2019 31/12/2020
Tương
Tuyệt Tương đối Tuyệt
đối
đối (%) đối
(%)
TSLĐ&ĐTNH 33.88
236.567 202.687 180.396 16,72% 22.291 12,36%
(1) 0
Hàng tồn kho 13.35
116.115 102.759 87.966 13,00% 14.793 16,82%
(2) 6
Tiền và các
-
khoản tương 13.689 7.075 9.606 6.614 93, 48% -2.531
26,35%
đương tiền (3)
32.44
Nợ ngắn hạn (4) 204.146 171.704 143.746 18,89% 27.958 19,45%
2
Hệ số khả năng
thanh toán nợ 1,16 1,18 1,25 -0,02   -0,07  
NH (5=1/4)
Hệ số khả năng
thanh
0,59 0,58 0,64 0,01   -0,06  
toán nhanh
(6=(1-2)/4)
Hệ số khả năng
thanh toán tức 0,07 0,04 0,07 0,03   -0,03  
thời (7=3/4)
(Trích: Phòng tài chính công ty)
Hệ số khả năng thanh toán nợ NH:
Ngày 31/12/2018 là 1,25 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,25 đồng
TSNH có thể qui đổi ra tiền để trả nợ.
Ngày 31/12/2019 là 1,18 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,18 đồng
TSNH có thể qui đổi ra tiền để trả nợ. Hệ số này giảm so với đầu năm, khả năng sử
dụng TSNH để trả nợ không tốt bằng đầu năm.
Ngày 31/12/2020 là 1,16 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,16 đồng
TSNH có thể qui đổi ra tiền để trả nợ. Hệ số này giảm so với đầu năm, khả năng sử
dụng TSNH để trả nợ giảm.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

18
Ngày 31/12/2018 là 0,64 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,64 đồng
TSNH có thể qui đổi ra tiền ngay để trả nợ.
Ngày 31/12/2019 là 0,58 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,58 đồng
TSNH có thể qui đổi ra tiền ngay để trả nợ. Hệ số này giảm so với đầu năm, khả năng
thanh toán nhanh không tốt bằng đầu năm.
Ngày 31/12/2020 là 0,69 cho thấy cứ1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,69 đồng
TSNH có thể qui đổi ra tiền để trả nợ. Hệ số này tăng so với đầu năm, khả năng thanh
toán nhanh tốt hơn đầu năm.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Ngày 31/12/2018 là 0,07 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,07 đồng tiền
có thể dung để trả nợ.
Ngày 31/12/2019 0,04 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,04 đồng tiền có
thể dung để trả nợ. Điều này cho thấy dự trữ tiền mặt giảm xuống khả năng thanh toán
tức thời không tốt bằng đầu năm.
Ngày 31/12/2020 là 0,07 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,07 đồng tiền
có thể dung để trả nợ. Hệ số này tăng so với đầu năm, khả năng thanh toán tức thời tốt
hơn đầu kỳ, tăng dự trữ tiền mặt chủ động hơn về mặt tài chính.

2.5.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động


- Phân tích hiệu suất hoạt động
Bảng 2.7 Bảng phân tích hiệu suất hoạt động của Công ty giai đoạn 2019 - 2020
2019 – 2020
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Tuyệt Tương
đối đối (%)
Doanh thu thuần (1) 482.145 498.358 -16.213 -3,25%
TSLĐ&ĐTNH đầu năm 202.687 180.396
TSLĐ&ĐTNH cuối năm 236.567 202.687
TSLĐ&ĐTNH bình quân (2) 219.627 191.541,5 28.085,5 14,66%
Tổng TS đầu năm 249.706 220.908
Tổng TS cuối năm 288.261 249.706
Tổng TS bình quân (3) 268.983,5 235.307 33.676,5 14,31%
Hàng tồn kho đầu năm 102.759 87.966
Hàng tồn kho cuối năm 116.115 102.759
Hàng tồn kho bình quân (4) 109.437 95.362,5 14.074,5 14,76%

19
Tỷ số vòng quay TSLĐ (5= 1/2) 2,20 2,60 -0,41 -15,63%
Tỷ số vòng quay tổng TS (6=1/3) 1,79 2,12 -0,33 -15,37%
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
4,41 5,23 -0,82 -15,70%
(7=1/4)
Trích : Phòng tài chính công ty
Nhận xét :
Tỷ số vòng quay TSLĐ
Năm 2019 cứ 1 đồng TSLĐ tạo ra 2,60 đồng doanh thu.
Năm 2020 cứ 1 đồng TSLĐ tạo ra 2,20 đồng doanh thu.
Giai đoạn 2019 – 2020 tỷ số vòng quay TSLĐ giảm đi 0,41. Có sự giảm này là
do doanh thu thuần năm 2020 giảm 3,25% so với năm 2019, trong khi đó
TSLĐ&ĐTNH bình quân năm 2020 tăng 15,66% so với năm 2019.
Tỷ số vòng quay tổng TS 
Năm 2019 cứ 1 đồng TS tạo ra 2,12 đồng doanh thu.
Năm 2020 cứ 1 đồng TS tạo ra 1,79 đồng doanh thu.
Giai đoạn 2019 – 2020 tỷ số vòng quay tổng TS giảm đi 0,33. Có sự giảm này là
do doanh thu thuần năm 2020 giảm 3,25% so cới năm 2019, trong khi đó tổng TS bình
quân năm 2020 tăng 14,76% so với năm 2019.
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Năm 2019, hàng tồn kho của Công ty quay được 5,23 vòng để tạo ra doanh thu.
Như vậy số ngày tồn kho là 69 ngày (360/5,23 ngày).
Năm 2020, hàng tồn kho của Công ty quay được 4,41 vòng để tạo ra doanh thu.
Như vậy số ngày tồn kho là 82 ngày (360/4,41 ngày).
Giai đoạn 2019-2020 tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm 8,82 vòng, cho thấy
tình hình kinh doanh năm 2020 gặp nhiều khó khăn hơn năm 2019.
Bảng 2.8 Bảng phân tích thời gian thu tiền bán hàng 2020 – 2019
2020 - 2019
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2019 Tuyệt Tương
đối đối (%)
Doanh thu thuần (1) Triệụ đồng 482.145 498.358 -16.213 -3,25%
Các khoản phải thu đầu năm Triệu đồng 83.692 74.930
Các khoản phải thu cuối năm Triệu đồng 94.391 83.692
Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 89.041,5 79.311 9.730,5 12,27%

20
(2)
Thời gian thu tiền hàng Ngày 66 57 9
(3=2/1×360)
(Trích: Phòng tài chính công ty )
Nhận xét:
Năm 2020 thời gian thu tiền hàng là 66 ngày, có nghĩa là Công ty mất 66 ngày
cho 1 khoản phải thu.
Năm 2019 thời gian thu tiền hàng là 57 ngày, có nghĩa là Công ty mất 57 ngày
cho 1 khoản phải thu.
Năm 2020 thời gian thu tiền hàng là 66 ngày tăng 9 ngày so với năm 2019 (57
ngày).
Sự tăng này không tốt cho Công ty, cho thấy thời gian bị chiếm dụng vốn dài
hơn, tác động không tốt đến vấn đề tài chính của Công ty.

Bảng 2.9 Bảng phân tích thời gian thanh toán tiền mua hàng 2020 – 2019
2020 - 2019
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2019 Tuyệt Tương
đối đối (%)
Giá trị hàng mua có Triệu
377.300 400.719 -23.419 -5,84%
thuế (1) đồng
Các khoản phải trả đầu Triệu
174.757 147.245 27.512 18,68%
năm đồng
Các khoản phải trả cuối Triệu
208.210 174.757 33.453 19,14%
năm đồng
Các khoản phải trả Triệu
191.483,5 161.001 30.482,5 18,93%
bình quân (2) đồng
Thời gian thanh toán Ngày
183 145 38 26,32%
tiền hàng (3=2/1×360)
(Trích: Phòng tài chính công ty)
Nhận xét:
Thời gian thanh toán tiền hàng năm 2020 là 183 ngày tăng 38 ngày so với năm
2019. Điều này là có lợi cho Công ty, nó thể hiện Công ty đang chiếm dụng vốn của
nhà cung cấp, nó giúp hỗ trợ về mặt tài chính cho sản xuất kinh doanh.

21
2.5.3. Các tỷ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.10 Bảng phân tích các chỉ số sinh lời của Công ty giai đoạn 2019 - 2020
Chỉ tiêu Đơn vị STT Cách tính 2020 2019
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 1   15.166 14.775
Thuế TNDN Triệu đồng 2   4.165 4.662
Thuế suất thuế TNDN
3 (2)/ (1) 
(T) 27% 32%
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 4  (1)-(2) 11.001 10.113
Lãi vay (I) Triệu đồng 5   15.780 18.260
EBIT Triệu đồng 6  (1) + (5) 30.946 33.035
Tổng nguồn vốn đầu Triệu đồng
7  
năm 249.706 220.908
Tổng nguồn vốn cuối Triệu đồng
8  
năm 288.261 249.706
Tổng nguồn vốn bình Triệu đồng
9 [(7) + (8)]/ (2)
quân (D+E) 268.983,5 235.307
Nguồn vốn CSH đầu Triệu đồng
10   74.949 73.663
năm
Nguồn vốn CSH cuối Triệu đồng
11   81.051 74.949
năm
Nguồn vốn CSH bình Triệu đồng
12 [(10)+(11)]/(2)  78.000 74.306
quân (E)
Vay nợ bình quân (D) Triệu đồng 13 (9)-(12) 190.983,5 161.001
ROE 14 (4)/(12)  14,10% 13,61%
ROAE 15 (6)/(9) 11,50% 14,04%
Doanh thu thuần Triệu đồng 16 482.145 498.358
ROS 17 (4)/(16) 2,28% 2,03%
ROA 18 (4)/(9) 4,09% 4,30%
DFL 19 (6)/[(6)-(5)]
 1/(13)×[(15)×(9)-
Lãi suất vay (i) 20
(14)×(12)/(1-(3)] 8,26% 11,34%
(Trích: Phòng tài chính công ty)
Nhận xét:
ROS
Năm 2019 cứ một đồng doanh thu tạo ra 2,03% đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2020 cứ một đồng doanh thu tạo ra 2,28% đồng lợi nhuận sau thuế.

22
Tỷ suất doanh lợi tiêu thu năm 2020 là 2,28% tăng 0,25% so với năm 2019. Điều
này cho thấy hiệu quả kinh doanh năm 2020 tốt hơn năm 2019.
ROE
ROE năm 2020 là 14.10% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn CSH tạo ra 14.10% đồng
lợi nhuận.
ROE năm 2019 là 13.61% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn CSH tạo ra 13.61% đồng
lợi nhuận.
Sự biến động ROE năm 2020 so với năm 2019 là tăng 0.49%. Đây là một dấu
hiệu tốt cho các cổ đông.
ROAE
Trong cả 2 năm 2019, 2020 ROAE > i, cho thấy Công ty càng sử dụng nhiều vốn
vay thì càng làm gia tăng ROE, lúc này đòn bẩy tài chính khuếch đại ROE. Tuy nhiên
vay nợ nhiều sẽ tiềm ẩn rủi ro tài chính công ty cần xem xét khả năng tài chính trước
khi vay.
ROA
ROA năm 2019 là 4,30%, điều này có nghĩa cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu được
4,30% đồng lợi nhuận.
ROA năm 2020là 4,09%, điều này có nghĩa cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu được
4,09% đồng lợi nhuận.
ROA năm 2020 giảm 0,21% so với năm 2019, tuy mức giảm này nhỏ nhưng nó
là một dấu hiệu không tốt đối với Công ty.

23
Phần 3. Đánh Giá Chung Và Đề Xuất Hoàn Thiện
3.1 Đánh giá chung
3.1.1 Ưu điểm
Doanh nghiệp có hoạt động marketing truyền thống tốt:
Làm biển hiện đại lý: Mang thương hiệu của sản phẩm công ty tiếp cận đến mọi
nơi, mọi người.
Chăm sóc khách hàng từ khâu bán hàng đến sau bạn hàng khá tốt: có những
buổi tri ân khách hàng, người tiêu dùng để thay lời cảm ơn chân thành đến khách hàng
được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp.
Tổ chức du lịch cho các đại lý: tạo cơ hội để thắt chặt hơn nữa tình cảm giữa
công ty với các đại lý đã luôn ủng hộ công ty và là dịp để nâng cao đời sống tinh thần
cho nhân viên công ty.
Tổ chức roadshow, tài trợ các cuộc thi nhằm mang thương hiệu đến gần hơn với
người tiêu dùng.
Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đã hoạt động lâu năm trong thị
trường nhà bếp. Có trình độ chuyên môn cao, tay nghề tốt.
Có nguồn lực tài chính tốt thích hợp cho việc phát triển mở rộng thị trường ra
khu vực cũng như đáp ứng tốt hơn thị trường trong nước.
Có mạng lưới kênh phân phối rộng khắp cả nước: hệ thống bán hàng, đại lý,
showroom ở 3 miền bắc, trung, nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cả nước
Ban giám đốc với sự điều hành, lãnh đạo tài tình. Nhân viên làm việc nghiêm túc,
hiệu quả.
Xuất xứ hàng hóa rõ ràng,
Dịch vụ bảo hành thuận tiện, tiên tiến, chăm sóc khách hàng sau bảo hành chu
đáo
Tem bảo hành điện tử: hiện đại, tiện lợi, dễ sử dụng, dễ quản lý khách bảo hành,
nắm được tồn kho hàng chưa bán, nâng cao tính chuyên nghiệp, độ tin tưởng của
khách hàng
3.1.2 Nhược điểm
- Việc tiêu thụ sản phẩm và hoạt động mareting của doanh nghiệp còn nhiều hạn
chế: doanh nghiệp vẫn áp dụng chủ yếu hoạt động marketing truyền thống thay vì
marketing hiện đại:

24
+ Chưa ứng dụng nhiều CNTT vào việc quản lý kinh doanh và xúc tiến thương
mại
+ Thiếu đội ngũ nhân viên am hiểm về TMĐT và các kỹ thuật liên quan đến
ứng dụng CNTT vào việc kinh doanh và quản lý kinh doanh.
Từ những hạn chế trên dẫn đến:
+ Mất nhiều thời gian để cập nhật thông tin
+ Chi phí đắt đỏ
+ Khả năng đo lường thấp
+ Cung cấp ít thông tin hơn
- Nguồn hàng: Chưa chủ động được nguồn hàng vì vậy vẫn bị ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty
3.2 Đề xuất hoàn thiện
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Nehob Việt Nam với những đánh
giá về ưu và nhược điểm, em xin được đưa ra các đề xuất hoàn thiện
Đề xuất 1: Đẩy mạnh hoạt động marketing hiện đai. Kết hợp hài hòa giữa 2
biến pháp marketing truyền thống và hiện đại
Hiện nay, marketing hiện đại mang lại rất nhiều hiệu quả tốt. Tất nhiên, chúng
ta không thể phủ nhận sự tồn tại tích cực và những giá trị của marketing truyền thống
mang lại cho công ty. Tuy nhiên, quá trình thực hiện marketing truyền thống của công
ty khiến công ty tốn rất nhiều chi phí, thời gian, công sức. Thay vào đó, chúng ta nên
áp dụng phương thức marketing hiện đại để có thể tiếp cận nhiều hơn đối với mọi tầng
lớp khách hàng ở mọi nơi kết hợp với lợi thế là mạng lưới rộng, hệ thống công ty trải
dài từ bắc vào nam. Chắc chắn, Nehob sẽ trở thành thương hiệu có độ phủ sóng cao và
khả năng tiêu thụ sản phẩm cao hơn. Duy trì và mở rộng hệ thống bán hàng toàn quốc,
xây dựng lại showroom trưng bày sản phẩm đẹp hơn.
Đề xuất 2: Chủ động về nguồn hàng
Công ty có tiềm lực tài chính khá tốt. Vì vậy, công ty nên xây dựng các máy sản
xuất - lắp ráp các sản phẩm thiết bị nhà bếp tiến tiến, hiện đại nhất các tiêu chuẩn quốc
tế. Điều này có thể mang lại nhiều giá trị cho công ty:
Chủ động về nguồn hàng
Đa dạng hóa sản phẩm, hàng hóa kinh doanh
Hạ giá thành sản phẩm
Khi có thể tự sản xuất và đạt được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế giúp cho công
ty xây dựng thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng, xuất khẩu hàng hóa,
mở rộng thị trường, mở rộng đối tác kinh doanh.

25
Đề xuất 3: Cải thiện chính sách phân phối
Nehob có thể phân phối sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng
bằng viêc nâng cao, kết hợp giữa marketing truyền thống và hiện đai. Khi giá trị
thương hiệu, độ nhận diện thương hiệu cao thì có thể cải thiện chính sách phân phối
sản phẩm không chỉ qua các đại lý như hiện nay mà có thể phân phối trực tiếp đến tay
người tiêu dùng.

Đề xuất 4: Công tác quản lý, sử dụng lao động


- Tuyển mộ, tuyển dụng nhân lực chất lượng, năng động, có khả năng thích ứng
cao
- Đào tạo cho bộ phận nhân viên trong công ty nhằm nâng cao khả năng áp dụng
CNTT vào hệ thống bán hàng hiện tại của doanh nghiệp. Hệ thống TMĐT của doanh
nghiệp hiện nay chưa thực sự mạnh dù đã kết hợp với các sản TMĐT như Alibaba,
Amazon, Lazada, shopee...Tăng chất lượng của các video và hình ảnh quảng cáo cho
doanh nghiệp.
- Nâng cao tay nghề của đội ngũ hỗ trợ, sửa chữa.

26
Kết luận
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt được của các doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều yếu tố,
thông qua tìm hiểu một vài vấn đề chính tại Công ty, sẽ giúp cho các nhà kinh tế nhìn
nhận một cách tổng quát nhất về “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó có “toa thuốc”
hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình.
Qua thời gian thực tập cơ sở ngành và quá trình phân tích tìm hiểu một số vấn đề
chính tại Công ty, nhìn chung tình hình Công ty khá ổn định, cơ cấu tài sản và nguồn
vốn tương đối hợp lý. Tuy nhiên trong thời kỳ dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế
toàn cầu thì việc kinh doanh của Công ty cũng gặp muôn vàn khó khăn, trong bối cảnh
như hiện nay Công ty vẫn duy trì đứng vững và sản xuất kinh doanh có lợi nhuận điều
đó cho thấy cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty. Công ty nên chú
ý đến việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hơn nữa để lợi nhuận của Công ty tăng với tốc
độ lớn hơn.
Theo ý kiến chủ quan của mình, em có nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tập
chưa được bao lâu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và lần đầu làm quen với tình
hình thực tế nên em còn rất nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Hoàng Thị Hương và
toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Quản lý kinh doanh (2020), Đề cương thực tập và các quy định về thực
tập cơ sở ngành kinh tế, Khoa Quản lý kinh doanh Trường Đại học Công
Nghiệp Hà Nội.
2. Thân Thanh Sơn (2011), Thống kê doanh nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Giáo trình nguyên lý kế toán- Đại học Công Nghiệp Hà Nội, TS. Trần Thị
Dung
5. Giáo trình quản trị Marketing- Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
6. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Nehob Việt Nam.

28
Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: triệu đồng

Mã số Chỉ tiêu 21/12/2012 31/12/2011 31/12/2010


  TÀI SẢN      
100 A Tài sản ngắn hạn 236.567 202.687 180.396
Tiền và các khoản
110 I 13.689 7.075 9.606
tương đương tiền
111 1 Tiền 13.689 7.075 9.606
Các khoản đầu tư tài
120 II 686 788 1.105
chính ngắn hạn
121 1 Đầu tư ngắn hạn 917 1.269 1.555
Dự phòng giảm giá đầu
129 2 (231) (481) (450)
tư ngắn hạn
Các khoản phải thu
130 III 94.391 83.692 74.930
ngắn hạn
131 1 Phải thu khách hàng 90.438 83.142 70.211
Trả trước cho người
132 2 1.341 4.020 3.140
bán
Các khoản phải thu
135 3 3.480 1.884 1.933
khác
Dự phòng các khoản
139 4 (328) (354) (354)
phải thu khó đòi
140 IV Hàng tồn kho 116.115 102.759 87.966
141 1 Hàng tồn kho 118.544 103.431 89.295
Dự phòng giảm giá
149 2 (2.429) (672) (1.329)
hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
150 V 12.369 8.374 6.789
khác
Chi phí trả trước ngắn
151 1 1.196 533 -
hạn
Thuế giá trị gia tăng
152 2 1.739 457 779
được khấu trừ
Thuế và các khoản
154 3 3 3 -
phải thu nhà nước
158 4 Tài sản ngắn hạn khác 9.431 7.381 6.010

29
200 B Tài sản dài hạn 51.694 47.019 40.512
220 I Tài sản cố định 33.816 25.364 22.462
Tài sản cố định hữu
221 1 27.660 20.314 17.590
hình
222   -         Nguyên giá 42.966 32.732 28.493
-         Giá trị hao mòn
223   (15.306) (12.418) (10.903)
lũy kế
Tài sản cố định thuê tài
224 2 1.201 -  - 
chính
225   -         Nguyên giá 1.264 -  - 
-         Giá trị hao mòn
226   (63) -  - 
lũy kế
227 3 Tài sản cố định vô hình 4.955 5.050 4.872
228   -         Nguyên giá 5.234 5.234 4.961
-         Giá trị hao mòn
229   (279) (184) (89)
lũy kế
240 II Bất động sản đầu tư 5 17 29
241   -         Nguyên giá 125 125 125
-         Giá trị hao mòn
242   (120) (108) (96)
lũy kế
Các khoản đầu tư tài
250 III 14.423 14.444 14.444
chính dài hạn
258 1 Đầu tư dài hạn khác 14.423 14.444 14.444
Dự phòng giảm giá đầu
259 2 -  - -
tư dài hạn
260 IV Tài sản dài hạn khác 3.450 7.194 3.557
Chi phí trả trước dài
261 1 3.354 7.098 3.553
hạn
Tài sản thuế thu nhập
262 2 -  - 4
hoãn lại
268 3 Tài sản dài hạn khác 96 96 -
270   Tổng cộng tài sản 288.261 249.706 220.908
 
    NGUỒN VỐN    
 
300 A Nợ phải trả 208.210 174.757 147.245
310 I Nợ ngắn hạn 204.146 171.704 143.746

30
311 1 Vay ngắn hạn 93.952 103.801 74.071
312 2 Phải trả người bán 89.617 53.010 61.970
Người mua trả tiền
313 3 752 790 1.541
trước
Thuế phải nộp nhà
314 4 3.804 5.028 4.082
nước
315 5 Phải trả người lao động 8.683 5.577 589
316 6 Chi phí phải trả 5.897 2.200 -
Các khoản phải trả,
319 7 1.397 1.156 1.476
phải nộp khác
Dự phòng phải thu
320 8 - - - 
ngắn hạn
Quỹ khen thưởng phúc
323 9 44 142 16
lợi
330 II Nợ dài hạn 4.064 3.053 3.499
333 1 Nợ dài hạn khác 148 168 245
334 2 Vay và nợ dài hạn 3.916 2.885 3.176
Thuế thu nhập hoãn lại
335 3 -  -  - 
phải trả
Dự phòng trợ cấp mất
336 4 -  60 60
việc làm
Dự phòng phải trả dài
337 5 -  -  - 
hạn
338 6 DT chưa thực hiện -  - 18
Quỹ phát triển KH &
339 7 -  -  - 
CN
400 B Vốn chủ sở hữu 80.051 74.949 73.663
410 I Vốn chủ sở hữu 80.051 74.949 73.663
Vốn đầu tư của chủ sở
411 1 30.000 30.000 30.000
hữu
412 2 Thặng dư vốn cổ phần 26.493 26.493 26.493
Vốn khác của chủ sở
423 3 -  -  - 
hữu
Chênh lệch tỷ giá hối
416 4 - - -
đoái
417 5 Quỹ đầu tư phát triển 3.907 3.019 3.907

31
Quỹ dự phòng tài
418 6 2.280 2.259 1.747
chính
Quĩ khác thuộc vốn
419 7 2.537 2.031 1.274
chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
420 8 14.784 11.097 10.192
chưa phân phối
Nguồn vốn đầu tư xây
421 9 50 50 50
dựng cơ bản
440   Tổng cộng nguồn vôn 288.261 249.706 220.908

32
Phụ lục 2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 – 2020
Đơn vị: Triệu đồng

STT Mã số chỉ tiêu 2012 2011


1 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 482.145 500.004
2 2 Các khoản giảm trừ doanh thu -  1.646
DT thuần bán hàng và cung cấp dịch
3 10 482.145 498.358
vụ
4 11 Giá vốn hàng bán 377.300 400.719

5 20 Lợi nhuận gộp 104.845 97.639

6 21 DT hoạt động tài chính 4.359 6.712

7 22 Chi phí hoạt động tài chính 20.305 27.671

8 23 trong đó: chi phí lãi vay 15.780 18.263

9 24 Chi phí bán hàng 68.446 59.968


10 35 Chi phí QLDN 19.302 14.478
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
11 30 1.152 2.234
doanh

12 31 Thu nhập khác 34.643 34.407

13 32 Chi phí khác 20.629 21.906


14 40 Lợi nhuận khác 14.015 12.501

15 50 Tổng lợi nhuận trước thuế 15.166 14.735

16 51 Thuế TNDN hiện hành 4.165 4.622

17   Thuế TNDN hoãn lại -  4

18 60 Tổng lợi nhuận sau thuế 11.001 10.113

33

You might also like