You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP

Họ và tên : Hà Thị Thanh Dung


Lớp/Khóa : QH – 2019E KTPT 1
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lò Thị Hồng Vân
Đơn vị thực tập : Công ty Cổ phần Công nghệ GAPO

Hà Nội, 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Lò Thị Hồng Vân đã tận tình hướng dẫn cũng như nhận xét, góp ý trong suốt quá
trình viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn tất cả thầy cô giáo trong khoa Kinh tế phát triển, trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
trong suốt 3 năm qua. Những kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình thực
tập, nghiên cứu đề tài báo cáo thực tập mà còn là hành trang quý báu giúp em tự tin
bước vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ và
Công ty TNHH MTV Chè Á Châu đã tạo cơ hội cho em được thực tập thực tế về
quản lý nhà nước và doanh nghiệp địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn tới Công ty Cổ phần Công nghệ GAPO đã hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa thực tập tại môi trường doanh nghiệp
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, người thân, những người luôn ở
bên và cổ vũ em trong thời gian thực tập thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Hà Thị Thanh Dung

1
MỤC LỤC

PHẦN 1. THÔNG TIN CƠ BẢN ..................................................................................4


PHẦN 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP ...............................................................................5
CHƯƠNG 1: ĐỊNH HƯỚNG THỰC TẬP THỰC TẾ CHO SINH VIÊN KHÓA
QH – 2019E KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ...........................................................5
1.1. Mục đích/mục tiêu, nội dung và yêu cầu của đợt thực tập. .............................. 5
1.2. Giới thiệu sơ bộ về các đơn vị, cơ quan, tổ chức phát triển tiếp nhận sinh
viên thực tập ...............................................................................................................6
1.3. Định hướng nghiên cứu và làm việc sau này của sinh viên .............................. 7
1.4. Phương pháp và quy trình tiến hành một đề tài hoặc dự án nghiên cứu thực
tế...................................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ 11
2.1. Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập .....................................................................11
2.1.1. Tổ chức hoạt động, nhiệm vụ của UBND huyện Yên Lập .........................11
2.1.2. Giới thiệu về vị trí, vai trò của cán bộ trong UBND huyện Yên Lập ..........11
2.1.3. Hoạt động nghiên cứu phát triển tại huyện Yên Lập .................................14
2.1.4. Hội nghị “Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế tại huyện Yên
Lập - tỉnh Phú Thọ” .............................................................................................. 14
2.2. Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ ...................................................16
2.2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ .........................16
2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất: .................................................................16
2.2.3. Hoạt động thực tập thực tế tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu ............17
2.2.4. Ý nghĩa thực tế của buổi tham quan ........................................................... 17
2.3. Vườn Quốc gia Xuân Sơn .................................................................................18
2.3.1. Tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Sơn ....................................................18
2.3.2. Vị trí, vai trò của các cán bộ trong Vườn quốc gia Xuân Sơn ....................19
2.3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn ................20
2.3.4. Hoạt động trải nghiệm thực tế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn ....................21
CHƯƠNG 3: THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
GAPO ............................................................................................................................ 23
3.1. Bản giới thiệu về cơ sở thực tập. .......................................................................23
3.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo ........................................23
3.1.3. Cơ cấu quản lý và điều hành của Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo .......23
2
3.2. Mô tả công việc được giao. ................................................................................25
3.2.1. So sánh tính năng của GapoWork so với Larksuite....................................25
3.2.2. Kết hợp với UI/UX phát triển tính năng Chatbot trên Workspace của Gapo
................................................................................................................................ 28
3.2.3. Viết Docs mô tả tính năng của Chatbot và làm việc với đội ngũ IT ...........29
3.2.4. Đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm đạt được trong kỳ thực tập ......................30
3.3. Bản kế hoạch nghề nghiệp trong khoảng thời gian 5 năm tới............................ 31
3.3.1. Phân tích SWOT về bản thân ......................................................................31
3.3.2. Kế hoạch nghề nghiệp trong 5 năm tới .......................................................32
3.4. Bản CV xin việc .....................................................................................................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................37

3
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP

PHẦN 1. THÔNG TIN CƠ BẢN


1. Thông tin về sinh viên

Họ và tên sinh viên : HÀ THỊ THANH DUNG

Giới tính : Nữ

Ngày tháng năm sinh : 10/12/2001

Lớp : QH – 2019E KTPT 1

Khoá : QH - 2019E

Thời gian thực tập : 21/6/2022 – 7/8/2022

2. Thông tin về cơ quan đến thực tập

Cơ quan đến thực tập, thực tế: Công ty Cổ phần Công nghệ GAPO

Địa chỉ : 275 Đ. Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Bộ phận thực tập : Phòng sản phẩm

Địa chỉ : 275 Đ. Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Họ và tên người hướng dẫn thực tập: VŨ QUANG NGHĨA

Số điện thoại: 0986587112 Email: vuquangnghia@gapo.com

4
PHẦN 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP

CHƯƠNG 1: ĐỊNH HƯỚNG THỰC TẬP THỰC TẾ CHO SINH VIÊN


KHÓA QH – 2019E KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

1.1. Mục đích/mục tiêu, nội dung và yêu cầu của đợt thực tập.
1.1.1. Mục đích/Mục tiêu của đợt thực tập
Thực tập thực tế của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế phát triển (18/6 – 30/8/2022)
nhằm đạt được 3 mục tiêu: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Về mặt kiến thức, đợt thực
tập cung cấp kiến thức thực tế trong lĩnh vực kinh tế và phát triển cho sinh viên chuyên
ngành Kinh tế phát triển năm thứ 3. Về mặt kỹ năng, đợt thực tập hình thành cho sinh
viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng làm việc thực tế tại cơ
sở thực tập và làm việc sau khi ra trường. Về mặt thái độ, đợt thực tập thực tế giúp
sinh viên xác định rõ phương hướng học tập, định hướng công việc, hình thành thái
độ chuyên nghiệp và văn hóa công sở tại các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực kinh tế và phát triển.
1.1.2. Nội dung của đợt thực tập
Đợt thực tập thực tế cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tế trong lĩnh vực
kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với công việc thực tế
tại các bộ, ban ngành, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, doanh
nghiệp/doanh nghiệp xã hội. Học phần giúp sinh viên có khả năng định hướng nghiên
cứu và học tập trong năm học tới cũng như định hướng công việc sau khi ra trường.
Chương trình thực tập thực tế có sự tham gia của 4 thành phần: sinh viên Khoa
Kinh tế phát triển năm 3, chương trình đào tạo chuẩn; giảng viên khoa Kinh tế phát
triển, các phòng ban chức năng trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN; các
cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập (doanh nghiệp, cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, cơ
quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ).
Nội dung của đợt thực tập gồm 3 phần chính. Phần một, giảng dạy trên lớp
nhằm mục tiêu giới thiệu hoạt động và vai trò của các cơ quan, tổ chức phát triển tại
Việt Nam và định hướng thực tập cho sinh viên. Phần hai, thực tập nhóm tại cơ quan
quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Cụ thể, sinh viên sẽ nghe báo cáo về tổ chức hoạt
động, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức; nghe giới thiệu về vị trí, vai trò của các cán bộ
trong cơ quan tổ chức; tham quan các phòng ban, cơ sở của cơ quan, tổ chức; nghe

5
giới thiệu về hoạt động nghiên cứu, đào tạo cụ thể của cơ quan, tổ chức; tham
quan/tham gia vào một hoạt động nghiên cứu, dự án cụ thể của cơ quan, tổ chức. Phần
ba, sinh viên thực tập tại cơ sở tiếp nhận thực tập. Cụ thể, sinh viên trực tiếp tham gia
các hoạt động tại cơ sở thực tập; vận dụng cơ sở lý thuyết đã được hướng dẫn để hoàn
thành các công việc được giao, tích cực học hỏi để nâng cao hiệu quả làm việc cũng
như phát triển bản thân. Viết nhật ký thực tập, báo cáo công việc theo tuần với giảng
viên hướng dẫn để tổng hợp và rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Cuối đợt
thực tập, sinh viên viết Báo cáo thực tập nộp về Khoa cũng Nhật ký thực tập và Nhận
xét của cơ quan tiếp nhận thực tập. Sinh viên thực hiện bảo vệ Báo cáo thực tập theo
lịch của Khoa.
1.1.3. Yêu cầu của đợt thực tập
Về địa điểm thực tập của sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển, hệ đào
tạo chuẩn, bao gồm các đơn vị thuộc 5 nhóm tổ chức có định hướng kinh tế và phát
triển sau: Các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
các tổ chức công; các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trong suốt đợt thực tập, sinh viên sẽ học tập ở trên giảng đường, hoạt động
thực tế có sự hướng dẫn của giảng viên và thực tập chuyên môn tại cơ sở tiếp nhận
thực tập.
Sinh viên cần chủ động đặt vấn đề để cơ quan thực tế phân công cán bộ hướng
dẫn và báo cáo về đặc điểm tình hình hoạt động của đơn vị; chủ động đọc tài liệu, ghi
chép, nghiên cứu số liệu có liên quan đến công việc thực tập; có trách nhiệm báo cáo
định kỳ hàng tuần với giáo viên chỉ đạo và cán bộ hướng dẫn tại các cơ quan thực tế
về tiến độ thực tập, những khó khăn và đặc biệt là những nội dung, quan điểm đề xuất
trong chuyên đề; chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của Nhà trường, Khoa
và cơ quan tiếp nhận thực tập; nộp các sản phẩm theo yêu cầu đúng hạn; báo cáo chú
trọng vào những thuận lợi – khó khăn – thách thức trong quá trình thực tập và những
kiến nghị đối với Khoa, Trường, cơ quan tiếp nhận thực tập.
1.2. Giới thiệu sơ bộ về các đơn vị, cơ quan, tổ chức phát triển tiếp nhận sinh
viên thực tập
Sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển có thể lựa chọn thực tập tại các công
ty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức chức khác,…tại các bộ phận liên quan

6
đến phát triển kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh và sản phẩm kinh doanh,
nghiên cứu chính sách,…
Trong môi trường doanh nghiệp, sinh viên có thể thực tập tại các vị trí nghiên
cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, sale, marketing hoặc bất kỳ vị trí nào nếu sinh
viên có các kiến thức chuyên môn liên quan.
Trong môi trường Nhà nước, sinh viên có thể thực tập tại các viện nghiên cứu
chính sách đối với các sinh viên có đam mê và định hướng nghiên cứu chính sách hoặc
nghiên cứu khoa học; thực tập tại các cơ quan Nhà nước các cấp xã, huyện, tỉnh tại
những vị trí được phân công phù hợp với định hướng và năng lực.
1.3. Định hướng nghiên cứu và làm việc sau này của sinh viên
Sau ba năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, được
cung cấp và trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, bản thân tôi có hai định
hướng. Thứ nhất, về định hướng nghiên cứu, tôi sẽ tập trung xây dựng và phát triển các
công trình nghiên cứu nhỏ của riêng tôi về vấn đề kinh tế mà tôi quan tâm hoặc vấn đề
cấp thiết liên quan đến công việc mà tôi đảm nhiệm sau này. Thứ hai, về định hướng
việc làm. Tôi mong muốn làm trong môi trường doanh nghiệp, tại các vị trí liên quan
đến phát triển sản phẩm và môi trường kinh doanh. Tôi sẽ học tập và trau dồi kiến thức
chuyên môn phù hợp với từng công việc mà tôi đảm nhiệm, để cơ hội việc làm rộng
mở trong tương lai.
1.4. Phương pháp và quy trình tiến hành một đề tài hoặc dự án nghiên cứu thực
tế.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu:
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học có thể sử dụng làm hệ thống
công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến
thức để bài nghiên cứu trở nên trực quan, đáng tin cậy. Các phương pháp nghiên cứu
phổ biến sử dụng trong dự án nghiên cứu thực tế cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập số liệu: mục đích của việc thu thập dữ liệu từ những tài
liệu nghiên cứu trước đó, quan sát và thực hiện thí nghiệm nhằm làm cơ sở lý luận khoa
học hay luận cứu để chứng minh giải thuyết và các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.
Phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu thập số liệu, thông tin từ tài liệu tham khảo,
từ nguồn thực nghiệm hoặc phi thực nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm: đây là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện
thông qua những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường
7
xung quanh có chủ định. Nghĩa là người thực hiện chủ động tiếp cận đối tượng nghiên
cứu, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để điều hướng chúng theo
mong của mình. Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến trong các nghiên
cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu khoa học về định tính: Đây là phương pháp thu thập
thông tin và dữ liệu ở dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về một đối tượng
nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường sử dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu
nhỏ, có tính tập trung. Phương pháp nghiên cứu định tính giúp cho người thực hiện
hiểu rõ hơn về hành vi của con người và tổng quan lý do tác động đến sự ảnh hưởng
này. Các thông tin được thu thập từ phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm
tập trung với câu hỏi mở.
Phương pháp nghiên cứu khoa học về định lượng: Đây là phương pháp thu thập,
phân tích thông tin dựa trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của
nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra kết luận thị trường thông qua việc sử dụng phương
pháp thống kê, xử lý số liệu. Trong khoa học xã hội, Phương pháp nghiên cứu định
lượng thường ứng dụng trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế,.. nghiên
cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của con người.
Ngoài ra, một số phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn khác phổ biến như
phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích tổng
hợp, phương pháp chuyên gia.
1.4.2. Quy trình tiến hành dự án thực tế
Tùy vào tính chất của từng dự án thực tế, quy trình tiến hành có thể bao gồm
nhiều bước khác nhau. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo
trình tự các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu
Xác định đề tài là tìm vấn đề làm đối tượng nghiên cứu. Đó có thể là một trong
những hiện tượng, vấn đề kinh tế xã hội mà người nghiên cứu quan tâm hoặc liên quan
trực tiếp đến quá trình học tập hoặc làm việc. Khi xác định đề tài nghiên cứu, người
nghiên cứu cần chú ý tới các yêu cầu như tính khoa học, tính mới, tính khả thi và tính
thực tiễn.
Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

8
Câu hỏi nghiên cứu là những vấn đề mà người nghiên cứu muốn khám phá khi
thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Đi cũng câu hỏi nghiên cứu là giả thuyết
nghiên cứu – những câu trả lời phỏng đoán. Các giả thuyết này được đặt ra dựa trên
kết quả của những nghiên cứu trước đó hoặc theo quan điểm của tác giả, với một lượng
giới hạn và chưa biết đúng hay sai. Dựa vào những phỏng đoán này, người nghiên cứu
sẽ có hướng tìm kiếm để kiểm chứng và đưa ra kết luận trong bước cuối cùng. Trong
bước này, phương pháp nghiên cứu cũng cần được làm rõ, bởi tùy thuộc vào câu hỏi
nghiên cứu và những điều kiện khách quan thì phương pháp nghiên cứu sử dụng sẽ
khác nhau.
Bước 3: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến các bước đi, nội dung của công trình
và các bước tiến hành để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt, nó là cơ sở để làm
việc với các đồng nghiệp. Xây dựng đề cương nghiên cứu là một bước rất quan trọng,
nó giúp cho người nghiên cứu giành được thế chủ động trong quá trình nghiên cứu. Có
đề cương mới sắp xếp được kế hoạch chi tiết cho hoạt động nghiên cứu. Đề cương và
kế hoạch tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác
nhau, kế hoạch chỉ vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các
nội dung của việc nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu phải được trình bày rõ ràng,
đầy đủ trong một đề cương.
Nội dung của đề cương nghiên cứu thường bao gồm các nội dung sau:
˗ Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
˗ Đối tượng nghiên cứu
˗ Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
˗ Phạm vi nghiên cứu
˗ Những đóng góp của đề tài
˗ Kết cấu của nghiên cứu
Bước 4: Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu
Cần xác định loại dữ liệu sử dụng là dữ liệu gì (định tính hay định lượng, thứ cấp
hay sơ cấp,…) để tìm ra cách thu thập hiệu quả, phù hợp. Dữ liệu đã thu thập được xử
lý tùy theo yêu cầu của đề tài và định hướng triển khai của người nghiên cứu bằng các
phần mềm thống kê, mô hình kinh tế lượng hoặc sự hỗ trợ của Microsoft Excel. Sau

9
khi đã xử lý dữ liệu, người nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích, hệ thống hóa dữ liệu để
đưa ra các kết luận kiểm định cho giả thuyết đã đặt ra ban đầu và các đánh giá khác.
Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Đây chính là bước cuối cùng để hoàn thành một nghiên cứu. Ngay từ tên gọi,
hoạt động này thiên về “tư duy” và diễn dịch ở dạng viết để người đọc có thể hiểu và
đánh giá cao chất lượng của công trình. Trong bước này tác giả cần chú ý đến nội dung
và văn phong, bởi đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người đọc/người phản
biện đối với công trình nghiên cứu. Viết báo cáo tổng kết đề tài phải tiến hành nhiều
lần, càng sớm càng tốt theo như kế hoạch để tác giả có thời gian xin ý kiến từ người
hướng dẫn hoặc những người có chuyên môn để chỉnh sửa một cách tốt nhất.

10
CHƯƠNG 2: THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập
Giảng viên và toàn bộ sinh viên K64 Khoa Kinh tế phát triển đã tham dự Hội
nghị “Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế” tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
nhằm mục tiêu tìm hiểu công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tại địa phương.
2.1.1. Tổ chức hoạt động, nhiệm vụ của UBND huyện Yên Lập
Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Lập – Đồng chí Hà Việt Hùng
trong Hội nghị “ Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế tại huyện Yên Lập –
tỉnh Phú Thọ” cho biết: Yên Lập là một huyện nghèo với trên 80% dân số là đồng bào
dân tộc thiểu số.
Vì vậy, nhiệm vụ của UBND huyện Yên Lập là căn cứ vào các văn bản chỉ đạo
của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, triển
khai thực hiện các đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo, đưa người nghèo
thoát nghèo bền vững, có thêm nguồn thu nhập và nâng cao mức sống. Thông qua triển
khai thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ, người dân nghèo tại huyện Yên Lập đã có
cơ hội được tiếp cận nguồn vốn phát triển, tiếp cận công cụ và phương thức sản xuất
mới hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát
nghèo. Những nỗ lực của UBND huyện Yên Lập đã tạo nên diện mạo mới cho huyện
nghèo, phát triển năng lực sản xuất ngành cũng như phát triển du lịch dựa trên thế mạnh
địa phương.
2.1.2. Giới thiệu về vị trí, vai trò của cán bộ trong UBND huyện Yên Lập
Bảng 2.1. Danh sách cán bộ UBND huyện Yên Lập
STT Họ và tên Chức vụ
A LÃNH ĐẠO ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
1 Bùi Hồng Hoàng Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
2 Đinh Hải Nam Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
3 Nguyễn Kim Ngọc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
LÃNH ĐẠO CÁC PHÒNG BAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC ỦY
B
BAN NHÂN DÂN HUYỆN
I Văn phòng HĐND&UBND
1 Lê Quang Chánh Văn phòng

11
2 Phạm Trung Kiên Phó Chánh Văn phòng
3 Đinh Thị Loan Phương Phó Chánh Văn phòng
II Phòng Tài Chính - Kế hoạch
1 Nguyễn Thị Kim Khoa Trưởng phòng
2 Nguyễn Tám Ba Phó Trưởng phòng
3 Nguyễn Thị Ngần Phó Trưởng phòng
III Phòng Kinh Tế - Hạ tầng
1 Đinh Trung Kiên Trưởng phòng
2 Phùng Đức Phong Phó Trưởng phòng
IV Phòng Nội Vụ
1 Nguyễn Ngọc Khiêm Trưởng phòng
2 Hoàng Giang Nam Phó Trưởng phòng
V Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1 Hoàng Văn Cường Trưởng phòng
2 Đinh Văn Sơn Phó Trưởng phòng
3 Đinh Thị Thúy Hường Phó Trưởng phòng
VI Phòng Tài Nguyên và Môi trường
1 Phan Thanh Phương Trưởng phòng
2 Nguyễn Trọng Đại Phó Trưởng phòng
VII Phòng Giáo dục và Đào tạo
1 Hà Tuấn Hải Phó Trưởng phòng
2 Nguyễn Hữu Khanh Phó Trưởng phòng
VIII Phòng Dân tộc
1 Đinh Công Thường Trưởng phòng
2 Bùi Thị Thêm Phó Trưởng phòng
IX Thanh Tra
1 Nguyễn Ngọc Thịnh Chánh Thanh tra
2 Nguyễn Khuyến Phó Chánh Thanh tra
X Phòng Văn hóa và Thông tin
1 Trần Thị Quý Trưởng phòng
2 Phùng Duy Nam Phó Trưởng phòng
12
XI Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
1 Hà Đức Tuấn Trưởng phòng
2 Nguyễn Thị Điệp Phó Trưởng phòng
3 Đào Thị Thanh Hương Phó Trưởng phòng
XII Phòng Tư Pháp
1 Nguyễn Thanh Xuân Trưởng phòng
2 Cao Văn Sinh Phó Trưởng phòng
XIII Phòng Y tế
1 Lê Nguyên Sáng Trưởng phòng
XIV Hội Chữ Thập Đỏ
1 Đinh Mạnh Hiền Chủ tịch
2 Đinh Thị Ninh Phó Chủ tịch
XV Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Truyền thông
1 Đinh Văn Hùng Giám đốc
2 Trần Xuân Quỳnh Phó Giám đốc
3 Hà Văn Quý Phó Giám đốc
XVI Trạm Khuyến nông
1 Trần Tiến Chức Trưởng trạm
2 Đinh Công Thu Phó Trưởng trạm
3 Trần Đình Trọng Phó Trưởng trạm
XVII Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình
1 Bàng Ngọc Thạch Giám đốc
XVIII Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
1 Bùi Xuân Tiến Giám đốc
2 Trần Anh Hào Phó Giám đốc
3 Lương Trung Sinh Phó Giám đốc
XIX Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp và Công trình công cộng
1 Hoàng Hồng Quang Giám đốc
2 Đào Kim Phương Phó Giám đốc
XX Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
1 Đinh Thanh Liêm Giám đốc
13
2 Phạm Huy Đại Phó Giám đốc
(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ)
2.1.3. Hoạt động nghiên cứu phát triển tại huyện Yên Lập
Huyện Yên Lập đã triển khai thực hiện đề tài khoa học “Điều tra, nghiên cứu
và đề xuất giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa, phát huy giá trị một số lễ hội dân gian
tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường huyện Yên Lập” và đề tài “Tư liệu hóa và phục
dựng một số di sản văn hóa truyền thống điển hình của người Dao Quần chẹt huyện
Yên Lập”.
Hai đề tài đã chỉ ra một số khó khăn thách thức trong công tác bảo tồn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số như: nguồn lực đầu tư còn hạn chế; công tác tuyên
truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia chưa thường xuyên, sâu rộng; đội
ngũ cán bộ quản lý và làm công tác văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu,
nhất là đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và là người dân tộc. Ngoài ra, đa số nghệ nhân
tuổi đã cao; việc tổ chức truyền dạy các loại hình văn hóa truyền thống chưa được bài
bản, không có sách vở ghi chép chính thống, lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng.
Tác giả của đề tài cũng đề ra một số giải pháp để bảo tồn các giá trị văn hóa của
đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về việc gắn kết chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong xây
dựng nông thôn mới. Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các
giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng nông thôn
mới. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách, tăng cường các nguồn lực cho giữ gìn bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
2.1.4. Hội nghị “Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế tại huyện Yên Lập
- tỉnh Phú Thọ”
Theo Báo cáo tóm tắt “Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm” của huyện Yên Lập, kết quả
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đạt được cụ thể
như sau: Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản đảm bảo đúng tiến độ, khung lịch thời
vụ; sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoạt động ổn định và dần phát triển
trở lại; đất đai; tài nguyên khoáng sản và môi trường tiếp tục được quản lý chặt chẽ, có
hiệu quả; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt kết quả cao, đặc biệt tiền sử dụng đất
đã vượt chỉ tiêu kế hoạch năm; các công trình, dự án được tập trung triển khai thực hiện

14
ngay từ đầu năm. Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, chế độ an sinh xã
hội được đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid
19 được thực hiện nghiêm túc. Công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường kỷ cương, nề
nếp đạt được những kết quả tích cực. Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn
thu khiếu nại, tố cáo thực hiện đúng quy đinh; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Tuy nhiên, một số hạn chế vẫn còn tồn tại như công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng một số công trình, dự án còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ dân số tham gia bảo
hiểm y tế chưa cao; công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid 19
ở một số địa phương có thời điểm còn thiếu quyết liệt; việc tiếp âm, tiếp sóng một số
Đài truyền thành cơ sở chưa hiệu quả, chưa kịp thời sửa chữa nên ảnh hưởng tới công
tác thông tin.
Mặc dù vậy, nhờ có sự lãnh đạo của UBND tỉnh, Huyện ủy, sự giám sát của Hội
đồng nhân dân, sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã
hội, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, sự đồng lòng, giúp sức của
cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân; Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động, linh hoạt
trong chỉ đạo, điều hành; nền kinh tế của huyện được duy trì ổn định và phát triển.
Qua đó, UBND huyện Yên Lập đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối
năm như sau:
˗ Tiếp tục chỉ đạo thu hoạch Vụ Xuân, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phòng chống
dịch bệnh cho cây trồng. Tiếp tục tập trung các nguồn lực, thực hiện có hiệu qảu
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
˗ Tiếp tục thu hút đầu tư và hoản chịnh hạ tàng cụm công nghiệp Lương sơn, lập
phương án quy hoạch một số cụm công nghiệp khác giai đoạn 2021 – 2030
˗ Tiếp tục tăng cường chỉ đạo các biện pháp quản lý thu ngân sách trên địa bàn,
tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước, đẩy nhanh tiến độ các công trình khởi công đổi mới.
˗ Tiếp tục công tác tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi
trường, chấn chỉnh vi phạm theo đúng quy định của pháp luật
˗ Tập trung nguồn lực để triển khai, thực hiện xây dựng mới 2 trường và công
nhận lại 5 trường đạt chuẩn quốc gia

15
˗ Tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực y tế, dân số, an toàn vệ sinh thực phẩm;
quản lý tốt chế độ chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
2.2. Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ
2.2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ
Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ có mã số thuế 2600639803, do
ông/bà Nguyễn Văn Quý làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh ngày 05/10/2009. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Sản xuất
sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện", do Chi
cục Thuế Huyện Yên Lập quản lý.
Đến nay, mỗi năm công ty chè đã sản xuất từ chè búp tươi và tinh chế được trên
10.000 tấn chè xuất khẩu, công suất các năm tiếp theo có thể đạt trên 12.000 tấn/năm.
Sản phẩm chè của công ty luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về số
lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thời gian giao hàng. Các sản phẩm
chè để xuất khẩu bao gồm:Chè đen Orthodox; Chè đen CTC; Chè xanh, chè ướp
hương,…Bao bì đóng gói rất đa dạng như : Bao kraft, bao PP, PE, túi empet, bao tải
đay, hộp duplex, thùng carton…
2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất:
Hiện nay, công ty Chè Á Châu có 3 cơ sở phục vụ sản xuất, bao gồm:
Cơ sở thứ nhất bao gồm hai nhà máy sản xuất từ chè búp tươi với công suất tổng
cộng 90 tấn chè búp tươi/ ngày tại xã Ngọc Lập huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Trong
đó, một nhà máy sản xuất từ chè búp tươi theo phương pháp truyền thống Orthodox có
công suất 40 tấn ngày được trang bị dây chuyền máy móc của Liên Xô và Cơ khí chè
Việt Nam. Một nhà máy sản xuất từ chè búp tươi theo phương pháp CTC có công suất
ban đầu 50 tấn chè búp tươi/ngày được trang bị các dây chuyền đồng bộ nhập khẩu từ
Ấn Độ.
Cơ sở thứ 2 là nhà máy tinh chế chè tại phố Nhông xã Thái Hòa huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội có diện tích nhà xưởng 4500m2.
Cơ sở thứ 3 là nhà máy tinh chế và đóng gói chè tại Phú Mỹ A xã Phú Sơn,
huyện Ba Vì , thành phố Hà Nội có diện tích nhà xưởng hiện đại rộng tới 11.000m2
nằm trên diện tích đất 77.500m2 . Tại đây được trang bị máy móc hiện đại để cơ giới
và cơ khí hóa quá trình sản xuất như: Nhiều máy tách cẫng màu điện tử của Nhật bản
và Hàn quốc; hai hệ thống đấu trộn đóng gói chè; hai máy đóng gói chè túi nhỏ tự động
16
100, 200, 250, 500, 1000gr/túi; máy ướp hương chè; các loại máy cắt sàng và tinh chế
khác; hệ thống hút bụi để đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Và rất nhiều các loại máy móc
thiết bị khác phục vụ cho quá trình sản xuất.
2.2.3. Hoạt động thực tập thực tế tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu
Sinh viên khóa QH – 2019E Kinh tế phát triển được tham gia thực tập thực tế
tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu bằng các hoạt động trải nghiệm thiết thực.
Mở đầu chuyến thực tập thực tế tại Công ty, sinh viên được nghe giới thiệu về
cơ sở sản xuất chè và dây chuyền sản xuất búp chè tươi tại cơ sở một. Đây là cơ sở sản
xuất chính của Công ty Chè Á Châu, lấy nguyên liệu trực tiếp từ đồi chè xã Ngọc Lập,
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ để sản xuất ra chè thành phẩm. Cơ sở sản xuất, chế biến
chè tại đây được xây dựng đáp ứng các tiêu chí cơ bản của sản xuất, đảm bảo an toàn
vệ sinh trong quá trình chế biến. Trong đó, nhà xưởng được xây dựng gần vùng nguyên
liệu chè, đảm bảo đủ nguồn nước sạch, nguồn điện và thuận tiện giao thông. Các công
trình và phương tiện phụ trợ như hệ thống thông gió, hút bụi, hệ thống chiếu sáng, hệ
thống cung cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải được đầu tư hiện đại, vận
hành tốt. Đặc biệt là dây chuyền sản xuất chè đóng vai trò quan trọng trong sản xuất ra
chè thành phẩm. Theo giới thiệu của chủ cơ sở, dây chuyền sản xuất chè – trà xanh bao
gồm một số loại máy móc như máy sao chè, máy vò chè, tủ sấy chè – máy sấy chè giữ
hương, và hệ thống sấy nóng và sấy lạnh khác.
Sinh viên được trực tiếp tham quan khu vực phơi sấy chè bằng gió tự nhiên,
trực tiếp quan sát quy trình sản xuất trà xanh từ công đoạn làm héo sơ bộ đến sao chè,
diệt men bằng máy sao chè xanh; vò chè bằng máy vò chè xanh; sấy khô bằng tủ sấy
chè; phân loại đóng gói và bảo quản. Đại diện cơ sở đã hướng dẫn và giải thích tổng
quan về quy trình sản xuất trong thời gian có hạn với toàn thể sinh viên tham gia hoạt
động thực tập thực tế tại xưởng sản xuất chè. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được thử
qua chè thành phẩm của cơ sở đề cảm nhận về chất lượng chè thành phẩm tại công ty
Chè Á Châu.
2.2.4. Ý nghĩa thực tế của buổi tham quan
Buổi đi thực tập thực tế của sinh viên tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu
mang lại nhiều kiến thức bổ ích, đưa lý thuyết kinh tế học trên giảng đường áp dụng
thực tiễn vào đời sống sản xuất. Trong đó, kiến thức thực tế mà em tâm đắc nhất là viêc
tận dụng lợi thế so sánh vùng trong phát triển sản xuất tại địa phương. Theo lời của
17
lãnh đạo địa phương, Yên Lập là một huyện nghèo vùng núi, hơn 80% là đồng bào dân
tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè phát
triển. Nắm bắt được lợi thế này, xưởng sản xuất chè được thành lập tại xã Ngọc Lập
nhằm khai thác lợi thế so sánh về sản xuất chè, tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại
địa phương. Đây cũng là nỗ lực của cá nhân và của chính quyền địa phương trong việc
phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Lập.
2.3. Vườn Quốc gia Xuân Sơn
2.3.1. Tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Tổng quan chung
Vị trí: Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dẫy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa
phận huyện Tân Sơn – Phú Thọ.Cách Hà Nội 140 km; cách Việt Trì 80 km. Tổng diện
tích: 15.048 ha; được phân chia thành 3 phân khu:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 9.099ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 5.737 ha
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 212 ha
Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn được quy hoạch với tổng diện tích
6.208 ha, trên địa bàn 29 thôn; 6 xã thuộc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ gồm 9 thôn
thuộc vùng đệm trong và 20 thôn thuộc vùng đệm ngoài.
Lịch sử hình thành Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Năm 1986: Thủ tướng chính phủ ký quyết định số: 194/CT, đưa Xuân Sơn vào
Rừng cấm quốc gia với diện tích bảo vệ là 5.487 ha, nằm trọn vẹn trên địa bàn xã Xuân
Sơn.
Năm 1992: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn được thành lập, diện
tích bảo vệ 5.487 ha. Bộ máy của Ban quản lý khu bảo tồn có 09 đồng chí, trong đó:
01 đảng viên; trình độ đại học 4/9 cán bộ.
Ngày 17 tháng 4 năm 2002: Thủ tướng chính phủ ký quyết định chuyển hạng
KBTTN Xuân Sơn thành Vườn quốc gia Xuân Sơn tại quyết định số 49/QĐ-TTg,với
tổng diện tích tự nhiên là 15.048 ha. Trên địa bàn 06 xã thuộc huyện Tân Sơn.
Tổ chức hoạt động và nhiệm vụ của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Một số nhiệm vụ đặt ra cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn như sau:
Thứ nhất, tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và bảo tồn
nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Xuân
18
Sơn bao gồm bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên; khôi phục hệ sinh thái tự nhiên
để duy trì diễn thế tự nhiên trong các phân khu theo quy định; khôi phục, bảo tồn các
giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị cảnh quan thiên nhiên phục vụ nghiên cứu khoa
học, du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng; tham gia lập dự án và là chủ đầu tư
các dự án phát triển vùng đệm để ổn định cuộc sống của người dân
Thứ hai, về hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Tổ chức các hoạt
động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề tài, dự
án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt về bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh
học, phát triển động vật, thực vật rừng, đặc biệt đối với các loài động, thực vật quý
hiếm, đặc hữu, nguy cấp tại Vườn quốc gia.
Thứ ba, về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua tổ chức hoạt
động kinh doanh du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng. Xây dựng trình duyệt quy
hoạch, dự án phát triển du lịch sinh thái của Vườn quốc gia và tổ chức thực hiện; lập các
đề án, dự án cung ứng các dịch vụ về môi trường rừng; giáo dục môi trường trong
Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế đầu tư vào
lĩnh vực kinh doanh du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng và quản lý, giám sát các
hoạt động của nhà đầu tư theo lĩnh vực dịch vụ, du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia
Xuân Sơn.
2.3.2. Vị trí, vai trò của các cán bộ trong Vườn quốc gia Xuân Sơn

19
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn
(Nguồn: vuonquocgiaxuanson.com.vn)
Bộ máy quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn bao gồm: Ban lãnh đạo và Các phòng
chuyên môn (Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng khoa học và hợp tác quốc tế, Phòng
Quản lý rừng và bảo tồn thiên nhiên, Đội chuyên trách bảo vệ rừng, Trung Tâm Giáo
dục môi trường và dịch vụ du lịch sinh thái). Các phòng ban chuyên môn thực hiện các
nhiệm vụ và vai trò như tên gọi của nó.
2.3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Vườn quốc gia Xuân Sơn được giao quản lý với tổng diện tích 15.048 ha trên địa
bàn 06 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vùng đệm của Vườn hiện có 29 cộng
đồng thôn (bản) đang sinh sống, với 12.559 người, 2.908 hộ, trong đó vùng đệm trong
có 9 thôn/bản với 794 hộ. Do vậy, trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như
sinh hoạt hàng ngày vô tình đã để các loài ngoại lai xâm hại phát tán trên địa bàn. Trước
thực trạng và nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lại có nguy cơ ảnh hưởng
đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Năm 2019, Vườn quốc gia Xuân
Sơn đã phối hợp với Sở tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ Điều tra phân
bố của sinh vật ngoại lai xâm hại và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát nhằm
bảo tồn đa dạng sinh học,bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
Trong quá trình triển khai thực hiện đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều
tra, thu thập thông tin và đánh giá thực tế tại Vườn quốc gia Xuân Sơn đã ghi nhận xác
định được 06 loài sinh vật ngoại lai xâm hại, trong đó 05 loài thực vật thuộc 04 bộ, 04
họ của 2 ngành thực vật và 01 loài động vật theo quy định tại thông tư 35/2018/TTLT-
BTNMT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiêu chí
xác định và ban hành dạm mục loài ngoại lai xâm hại.
Với những kết quả đạt được, làm cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý, giám
sát và tuyên truyền cho cộng đồng người dân vùng đệm của Vườn quốc gia để kịp thời
nhận biết và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời hạn chế các thiệt hại đối với
sản xuất nông lâm nghiệp và góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh
học.

20
2.3.4. Hoạt động trải nghiệm thực tế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Sinh viên khóa QH – 2019E Kinh tế phát triển được tham gia trải nghiệm một
hình thức du lịch sinh thái trong khuôn khổ du lịch bền vững tại Vườn Quốc gia Xuân
Sơn. Sinh viên nghe Trưởng Ban Quản lý giới thiệu về Vườn Quốc gia Xuân Sơn, báo
cáo tình hình bảo tồn và phát triển Vườn Quốc gia 6 tháng đầu năm và định hướng 6
tháng cuối năm 2022. Trong đó, sinh viên được tìm hiểu cụ thể về phát triển du lịch
bền vững tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Đây có thể coi là một tiết học chuyên ngành
có tính thực tế và tính vận dụng cao về phát triển bền vững, một trong những vấn đề
mà các nhà hoạch định chính sách tương lai cần đặc biệt quan tâm trong việc hoạch
định chính sách phát triển.
Theo báo cáo của Trưởng Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Tỉnh Phú Thọ
đã cho tái khởi động lại Dự án đường giao thông nối từ Vườn quốc gia Xuân Sơn đến
Đền Hùng dài 54km, với tổng vốn đầu tư hơn 6.770 tỷ đồng. Đây là tuyến giao thông
quan trọng nối liền giữa đồng bằng và khu vực miền núi Tây Nam của tỉnh, thúc đẩy
hơn nữa việc đầu tư phát triển văn hóa du lịch ở tỉnh. Hiện nay, nhiều hạng mục tại
Vườn quốc gia Xuân Sơn đã được xây dựng như công trình tôn tạo hang Thổ Thần;
hang Na và hệ thống đường bộ phục vụ khách du lịch sinh thái từ xóm Lấp đến thác
Ngọc và Xuân Đài; khu chùa Báo Hiếu bước đầu đã đưa vào khai thác sử dụng phục
vụ khách tham quan du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
thành điểm du lịch hấp dẫn sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội
và xóa đói giảm nghèo cho dân cư vùng núi, tạo cho tỉnh diện mạo mới, phát huy tiềm
năng sẵn có, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế về với cội nguồn của dân tộc
Việt Nam. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ, hướng dẫn các hộ dân kinh
doanh xây dựng thêm sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch trải nghiệm và giáo dục môi
trường sinh thái với các hoạt động cắm trại, hòa mình vào thiên nhiên, cùng tham gia
sản xuất nông nghiệp...
Thời gian tới, Phú Thọ sẽ tiếp tục phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Vườn
quốc gia Xuân Sơn theo hướng bền vững, chútrọng đến các điểm, các làng bản có các
yếu tố về cảnh quan môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa, điều kiện cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ, đảm bảo an toàn, an ninh, tập trung đầu tư phát triển hoạt động du lịch
cộng đồng. Phú Thọ đặt mục tiêu đến hết năm 2022, hình thành điểm đến du lịch sinh
thái cộng đồng Vườn quốc gia Xuân Sơn đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật dịch vụ và sản
21
phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ khách chuyên
nghiệp, tạo sức hút đối với du khách.

22
CHƯƠNG 3: THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
GAPO
3.1. Bản giới thiệu về cơ sở thực tập.
3.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo
Tổng quan
Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo có trụ sở tại 275 Đ. Nguyễn Trãi, Thanh
Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, là một trong 8 công ty thuộc hệ sinh thái công nghệ
của tập đoàn G – group cùng với Beat.Vn và nền tảng vay trực tuyến Tima. Công ty
Cổ phần Công nghệ Gapo được thành lập năm vào năm 2019 với sứ mệnh ban đầu là
tạo ra sản phẩm mạng xã hội tốt nhất cho người Việt Nam, bởi người Việt Nam. Trải
qua 3 năm hoạt động, Gapo đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành một trong những công
ty công nghệ có tiếng trên thị trường Việt Nam.
Sản phẩm chính.
Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo là một công ty Product, hoạt động chính là
xuất bản phần mềm với hai sản phẩm công nghệ là mạng xã hội cho người Việt – Gapo
và nền tảng giao tiếp doanh nghiệp Gapowork. Tháng 07/2019, Công ty CP Công nghệ
Gapo chính thức ra mắt Mạng xã hội Gapo. Tháng 05/2021, Công ty Cổ phần Công
nghệ Gapo ra mắt GapoWork – Nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp. Hiện nay, Gapo
đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển Gapowork nhằm tạo ra một nền tảng giao
tiếp trong nội bộ các doanh nghiệp.
Bằng quyết tâm chứng minh người Việt có thể tạo ra những sản phẩm tốt nhất
để kết nối và phục vụ người dùng Việt Nam, GapoWork được sáng tạo với sứ mệnh
cải thiện hiệu quả làm việc cho mọi cá nhân cũng như doanh nghiệp, tổ chức. Trong
thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, GapoWork cũng đã giúp đỡ
hàng trăm doanh nghiệp giải bài toán kết nối, tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng
hiệu suất vận hành cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ. Các khách
hàng đã và đang sử dụng nền tảng Gapowork như F88, BeatVn, Yody, Karofi,…
3.1.3. Cơ cấu quản lý và điều hành của Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo
Công ty Công nghệ Gapo đứng đầu là ông Hà Trung Kiên, giám đốc điều hành
và là người đại diện pháp luật của Gapo. Hiện CEO Hà Trung Kiên và giám đốc công
nghệ Chu Đức Minh là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Gapo.
Cơ cấu tổ chức của Gapo gồm 6 phòng ban: phòng kế toán; phòng nhân sự; phòng sản
phẩm; phòng phát triển; phòng truyền thông và phòng kinh doanh.
23
Phòng kế toán
˗ Ghi chép, tính toán, và báo cáo tình hình hiện có. Ghi chép tình hình luân chuyển
và sử dụng tài sản, tiền vốn. Ghi chép lại toàn bộ quá trình sử dụng vốn của
công ty.
˗ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kiểm tra kế hoạch
thu chi tài chính. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn.
˗ Phát hiện kịp thời những hiện tượng lãng phí. Ngăn ngừa những vi phạm chế
độ, quy định của Công ty.
˗ Phổ biến chính sách, chế độ quản lý của nhà nước với các bộ phận liên quan khi
cần thiết.
˗ Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi
kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ kế toán hiện
hành.
˗ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho BTGĐ Công ty
Phòng nhân sự
˗ Nhân sự:
+ Tuyển dụng, đào tạo, phân công, đánh giá theo định hướng phát triển của
Gapo
+ Tổ chức, theo dõi hồ sơ của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Gapo, bao
gồm: hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động, chế độ phúc lợi,…
+ Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động
+ Tiếp nhận và quản lý nhân sự thực tập
˗ Hành chính
+ Tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin, phát hành và lưu chuyển các công văn
đến và đi của Công ty
+ Vệ sinh, an toàn tài sản và an ninh tại trụ sở Công ty
+ Quản lý thực hiện các hồ sơ pháp lý, quản lý và sử dụng con dấu theo quy
định
+ Quản lý cơ sở vật chất tại trụ sở Công ty
+ Mua và quản lý văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng
+ Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên
24
Phòng sản phẩm
˗ Lên kế hoạch sơ bộ về sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng
˗ Phác thảo chức năng và giao diện ban đầu cho sản phẩm
˗ Chi tiết hóa các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm công nghệ, tạo bản thảo mô tả
đặc điểm kỹ thuật cho phòng phát triển thực hiện quy trình tiếp theo
Phòng phát triển
˗ Phát triển sản phẩm dựa trên mô tả của phòng sản phẩm
˗ Đánh giá và bổ sung các tính năng khác mà phòng sản phẩm còn thiếu sót
˗ Kiểm thử và chạy thử sản phẩm trên nền tảng ảo và báo cáo lỗi nếu có
Phòng kinh doanh
˗ Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc tiếp cận các khách hàng có nhu cầu sử
dụng nền tảng Gapowork
˗ Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường
˗ Lập báo cáo kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán
và lập báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với
khách hàng.
3.2. Mô tả công việc được giao.
Thực tập sinh: Phân tích nghiệp vụ kinh doanh (Business Analyst)
Bộ phận tiếp nhận: Phòng Sản phẩm
Thời gian làm việc: thứ 2 đến thứ 6 từ 8h30 đến 18h, nghỉ thứ 7 và chủ nhật
Vị trí này đảm nhận một số công việc cụ thể như: Hỗ trợ đội lập trình và đội
kiểm thử trong quá trình phát triển tính năng mới cho nền tảng giao tiếp doanh nghiệp
Gapowork; làm việc cùng đội nhóm trong việc thiết kế bản mô tả ban đầu cho các tính
năng mới; khảo sát, thu thập thông tin và phân tích yêu cầu nghiệp vụ về phát triển tính
năng mới cho sản phẩm.
Thực tập sinh nhận được một số quyền lợi như: khi tham gia vào dự án của team
và tạo ra giá trị cho công ty, nhận trợ cấp thực tập từ 2 – 4 triệu; hỗ trợ tiền gửi xe;
được đào tạo về chuyên môn và kỹ năng phân tích nghiệp vụ; tham gia các chương
trình teambuilding, gala dinner,…
3.2.1. So sánh tính năng của GapoWork so với Larksuite
GapoWork và Larksuite đều là 2 nền tảng giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp.
Đối với Gapowork, Larksuite là đối thủ đi trước, cũng là đối thủ cạnh tranh lớn trong
25
việc tìm kiếm tệp khách hàng. Vì vậy, mục đích của công việc này là tìm hiểu hoạt
động của cả hai nền tảng giao tiếp, so sánh và rút ra những ưu điểm cũng như hạn chế
của nền tảng Gapoworok. Từ đó đề xuất phát triển thêm tính năng cho sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Bảng 3.1. Bảng so sánh sơ bộ hai nền tảng GapoWork và LarkSuite
Gapo Work LarkSuite

Mục
Tạo nền tảng giao tiếp nội bộ cho doanh nghiệp
đích

Đều có: Home, Meetings, Task Management, Account,


Cấu Calender
Giống trúc Đều có liên kết ứng dụng ngoài để thực hiện một số hoạt
nhau động giao tiếp đặc thù trong tổ chức

Hình
thức
Có thể sử dụng trên cả 2 nền tảng Website và App
sử
dụng

Trở thành nền tảng giao tiếp


nội bộ doanh nghiệp toàn
Trở thành nền tảng làm việc
diện, nơi các thành viên tổ
Mục chung của các thành viên
chức có thể vừa làm việc vừa
đích trong tổ chức, nơi hiệu suất
chia sẻ về đời sống cá nhân
công việc được tối đa hóa
trong phạm vi Workspace
Khác của doanh nghiệp
nhau - Main Sections được sắp
- Main Sections được sắp xếp
xếp theo chiều dọc thành
theo chiều ngang.
một thanh dạng thanh công
Giao - Main Page được chia làm 3
cụ dọc sườn bên trái ứng
diện vùng hiển thị từ trái sang
dụng.
phải: Feature, Newfeed,
- Không gian còn lại từ
Shortcut
thanh Main Sections đổ

26
sang phải là không gian
hiển thị chi tiết của từng
trường.

Một số tính năng đặc thù và


Các tính năng và liên kết
liên kết ngoài thuộc trường
ngoài được thiết kế độc lập,
Workplace (trường riêng
đều nằm trong Workspace
biệt trong cấu trúc)
Cấu
Bổ sung Section Group cho
trúc
phép người dùng giao tiếp Không có Section này
trong nhóm

Không gian dành cho New


Không có Newfeed
Feed

Tốc
Tốc độ tải tương đối chậm
độ Web load với tốc độ phù hợp
khi sử dụng trên app
tải

* Ưu điểm của GapoWork so với Larksuite


- Nâng cao trải nghiệm người dùng: GapoWork cho phép người dùng
đăng tải, chia sẻ các nội dung công việc và đời sống cá nhân trên
Newfeed và Group. Larksuite không có không gian cho người dùng
chia sẻ cảm nhận cá nhân
- Website GapoWork hiển thị và cho phép sử dụng tất cả các tính
Đánh năng tương tự như trên App. Website Larksuite hạn chế các tính năng
giá trong Workplace và yêu cầu tải App mới để trải nghiệm đầy đủ
- GapoWork tạo ra một Workspace toàn diện cho doanh nghiệp, phát
triển theo định hướng mạng xã hội doanh nghiệp. Larksuite chỉ phù
hợp với các tổ chức cần quản lý công việc nội bộ một cách hiệu quả
nhất, hạn chế trong việc tạo không gian giao tiếp sinh động giữa các
thành viên trong tổ chức (tương đương ứng dụng quản lý học tập và
làm việc Microsoft Teams)

27
* Ưu điểm của Larksuite so với GapoWork:
- Có thể sử dụng tốt trên cả hai nền tảng Website và App. GapoWork
ưu tiên sử dụng trên Website, có một số hạn chế khi sử dụng trên App
- Trong Workplace, Larksuite tích hợp nhiều tính năng và liên kết
ngoài mà GapoWork không có để nâng cao hiệu suất công việc của tổ
chức
- Không gian sử dụng của người dùng được tối đa hóa. Biểu tượng
minh họa cho Sections có kích thước phù hợp, hài hòa với giao diện.
Trong khí đó, một số biểu tượng bên Website GapoWork có kích
thước tương đối lớn so với tổng thể.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ việc so sánh có thể đưa ra một số kết luận như sau: Mỗi nền tảng đều có đặc
điểm kỹ thuật riêng, đáp ứng nhu cầu của từng tập khách hàng khách nhau. Hiện tại,
Gapo đang tập trung phát triển ứng dụng Gapowork trên nền tảng website, có thể tối
ưu hóa hơn về giao diện, tích hợp thêm các liên kết ứng dụng ngoài để đa dạng trải
nghiệm người dùng. Đồng thời, Gapo cũng cần xây dựng chiến lược cạnh tranh mới để
thu hút và giữ chân khách hàng, cạnh tranh không chỉ với Larksuite mà còn có Dingtalk,
Workplace hay bất kỳ nền tảng giao tiếp nội bộ doanh nghiệp nào khác.
3.2.2. Kết hợp với UI/UX phát triển tính năng Chatbot trên Workspace của Gapo
Gapo hay bất kỳ doanh nghiệp nào đều cần có bộ phận Nhân sự (Human
Resource) để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự cho công ty. Để tiết kiệm
thời gian cho bộ phận nhân sự trong việc giải đáp các thắc mắc của nhân viên về hợp
đồng lao động, chế độ lương thưởng hay bất kỳ thông tin cố định nào khác, Gapo phát
triển tính năng Chatbot trên nền tảng Gapowork phục vụ cho nội bộ công ty.
Quy trình thiết kế Chatbot được thực hiện như sau:
˗ Làm việc với đội ngũ Nhân sự (HR) để lấy các thông tin liên quan đến nhân sự,
bao gồm sơ đồ tổ chức, phân hệ vị trí trong công ty, chế đỗ đãi ngộ, các thủ tục
nhân sự, hợp đồng lao động.
˗ Sắp xếp, phân loại dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu theo cấu trúc hỏi đáp một
một, bao gồm câu hỏi và câu trả lời phân theo từng nhóm nội dung khác nhau.
˗ Vẽ sơ đồ câu chuyện người dùng (User Stories) dưới góc nhìn của người tạo
Chatbot và người sử dụng Chatbot. Trong đó, khai thác tất cả các tình huống mà
28
người dùng gặp phải khi sử dụng Chatbot trên nền tảng Gapowork và đưa ra các
giải pháp kỹ thuật để xử lý các tình huống trên.
˗ Làm việc với đội ngũ UI/UX để vẽ wireframe cho Chatbot. Đội ngũ UI/UX của
Gapo sẽ chịu trách nhiệm phân luống tính năng theo tình huống, vẽ mockup và
prototype Chatbot, đảm nhận việc tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm người
dùng.
˗ Chi tiết hóa bằng ngôn ngữ kỹ thuật (Default) màn hình UI để đội lập trình
(Developer) và đội kiểm thử (Tester) lập trình tính năng Chatbot
Chatbot trên nền tảng Gapowork bao gồm các Bot nhỏ như: Bot hợp đồng lao
động, Bot chế độ đãi ngộ, Bot thủ tục hành chính,…dựa trên phân nhóm nội dung đặc
thù từ Nhân sự.
3.2.3. Viết Docs mô tả tính năng của Chatbot và làm việc với đội ngũ IT
Viết Docs là một thuật ngữ chuyên ngành của phân tích nghiệp vụ, nghĩa là viết
mô tả tài liệu một cách chi tiết yêu cầu chức năng, phi chức năng và các yêu cầu về dữ
liệu, giao diện khác của hệ thống. Nhờ vào Docs mà các bên liên quan (Stakeholders)
có thể đọc và hiểu được các nghiệp vụ của các chức năng. Đây là tài liệu vô cùng quan
trọng đối với đội phát triển và đội thử nghiệm phần mềm.
Thành phần chính của tài liệu đặc tả này bao gồm:
˗ Phần giới thiệu – Introduction:
+ Purpose: Mục này dùng để mô tả chi tiết ý mục đich của tài liệu đặc tả,
cụ thể đối với Chatbot của Gapowork là Phát triển tính năng Chat bot
trên góc nhìn người tạo Bot và người sử dụng Bot
+ Application Overview: Khái quát hệ thống chatbot, các tính năng chính,
quyền sử dụng, mục đích hệ thống xây dựng để làm gì, phục vụ ai,..
+ Intended Audience and Reading Suggestions: Mô tả đối tượng sử dụng
tài liệu đặc tả và họ cần thực hiện những gì, cụ thể là đôi phát triển và
đội kiểm thử
+ Abbreviations: giải thích, định nghĩa các từ viết tắt trong tài liệu
+ References: đính kèm các tài liệu, mô tả liên quan
˗ Yêu cầu mức tổng thể - High Level Requirement
+ Object relationship diagram: mô hình này thể hiện mỗi quan hệ tĩnh giữa
các đối tượng liên quan đến chatbot
29
+ Workflow Diagram: hiển thị chuỗi công việc hoặc các bước thực hiện
của người thiết kế Chatbot và người dùng Chatbot. Mỗi hành động của
người dùng sẽ được hiển thị trong từng giai đoạn quy trình nghiệp vụ của
hệ thống
+ State Transition Diagram: mô tả trạng thái theo từng bước của
Workflow, giúp người đọc biết được người thực hiện là ai, có tác động
như thế nào đến trạng thái trong quy trình hệ thống
+ Use case Diagram: sơ đồ này thể hiện cách người dùng sử dụng, tương
tác với các tính năng của Chatbot.
˗ Yêu cầu bảo mật – Security requirement: mô tả nhiệm vụ, chức năng người
dùng, chỉ ra quyền người dùng
˗ Đặc tả Use Case – Use Case Specification: các yêu cầu chức năng của hệ thống,
đi kèm với mô tả chi tiết các nhiệm vụ cần được thực hiện về hành vi, đầu vào
và đầu ra dự kiến
˗ Thiết kế màn hình – Wireframe: thiết kế thành phần cơ bản về mặt giao diện
của chatbot bằng một số công cụ hỗ trợ như Figma, Whimsical,…
Như vậy, đây có thể coi là bước tổng hợp nhất trong quy trình nghiệp vụ của
Business Analyst. Sau giai đoạn này, BA cần làm việc chuyên sâu với đội ngũ phát
triển và đội kiểm thử để bổ sung các thêm các tình huống người dùng khác cần xử lý.
3.2.4. Đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm đạt được trong kỳ thực tập
Thực tập thực tế tại Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo đã cung cấp cho em cả
kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm phục vụ cho công việc trong tương lai. Về kỹ
năng chuyên môn, sau quá trình được đào tạo và học tập chăm chỉ, em đã hiểu hơn về
phân tích nghiệp vụ Business Analyst, các thuật ngữ chuyên ngành, các công cụ hỗ trợ
cũng như những công việc liên quan mà một BA cần làm trong doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, hơn 1 tháng làm việc tại doanh nghiệp giúp em trau dồi kỹ năng mềm. Các
anh chị trong Gapo đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp em hòa mình vào văn hóa
doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng hoạt động đội nhóm, kỹ năng trình bày ý tưởng của
bản thân, kỹ năng giao tiếp,…Kỳ thực tập thực tế tại Gapo là hành trang không thể
thiếu trên con đường tiến tới sự nghiệp trong tương lai của em.

30
3.3. Bản kế hoạch nghề nghiệp trong khoảng thời gian 5 năm tới.
3.3.1. Phân tích SWOT về bản thân
Bảng 3.2. Phân tích SWOT về bản thân
Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
- Kiến thức - Thi thoảng - Học khối ngành - Áp lực đồng
chuyên môn nóng vội và thiếu kinh tế nên cơ trang lứa
và tư duy quyết đoán trong hội việc làm rộng - Áp lực từ nền
logic được công việc mở với nhiều kinh tế đang
trau dồi trong - Dễ mất tập ngành nghề khác phục hồi sau đại
quá trình học trung nếu bị tác nhau dịch
tập và làm động bởi những - Bối cảnh hội - Thách thức về
việc tại doanh yếu tố ngoại cảnh nhập quốc tế nên việc làm trái
nghiệp. - Suy nghĩ nhiều dễ tiếp xúc và ngành và việc tốn
- Khả năng nên dễ để tuột làm việc với các kém thời gian
đàm phán và mất cơ hội doanh nghiệp cho việc trau dồi
thuyết phục nước ngoài các kỹ năng
người khác - Có khả năng chuyên môn
bằng lời nói thăng tiến trong khác phù hợp với
- Khả năng công việc nếu nỗ công việc mà bản
quản lý đội lực và cố gắng thân lựa chọn
nhóm, dẫn dắt - Cơ hội tiếp cận - Yêu cầu thông
đội nhóm và với công việc thạo nhiều ngoại
quản trị con sớm, ngay từ khi ngữ
người còn trên giảng - Xã hội đòi hỏi
- Học hỏi đường đại học mức sống cao
nhanh, thích hơn
nghi môi tốt
với mọi môi
trường
- Có tu duy
sáng tạo, có
trách nhiệm

31
- Vốn tiếng
anh

3.3.2. Kế hoạch nghề nghiệp trong 5 năm tới


❖ Mục tiêu ngắn hạn
˗ Ra trường đúng hạn với tấm bằng giỏi
˗ Trở thành nhân viên chính thức về Content Marketing tại công ty mình làm
việc sau 3 tháng thử việc
˗ Hoàn thành chứng chỉ Toeic 2 kỹ năng nghe đọc 850, nói viết 350, chứng chỉ
tiếng Hàn Topik 4 hoặc Tiếng Hàn giao tiếp
˗ Tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng mềm
❖ Mục tiêu dài hạn
˗ Thu nhập 20 – 30 triệu/tháng
˗ Quản lý bộ phận Marketing của công ty
˗ Có thêm công việc Freelancer ngoài giờ
˗ Có gia tài về sách, công trình nghiên cứu nhỏ hoặc tài liệu viết khách của bản
thân
˗ Tiết kiệm khoảng 150 triệu
❖ Lịch trình cụ thể:
Tháng 9/2022 – Tháng 12/2022: Học ngoại ngữ để thi chứng chỉ phục vụ cho
mục đích ra trường và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Mục tiêu thi chứng chỉ Toeic
2 kỹ năng đạt 850. Bên cạnh đó, tìm kiếm và ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến
Marketing, Sale hoặc Nhân sự,…Trau dồi thêm các kỹ năng chuyên môn liên quan đến
ngành nghề mà bản thân lựa chọn
Tháng 1/2023 – Tháng 12/2023: Nhận bằng tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành
Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Tiếp tục làm việc một trong
các lĩnh vực Marketing, sale, hoặc Tuyển dụng nếu cảm thấy phù hợp. Học thêm một
ngoại ngữ mới để mở rộng cơ hội việc làm. Dự định học tiếng Hàn và thi chứng chỉ
Topik vào cuối năm 2023.
Tháng 1/2024 – Tháng 12/2026: Tiếp tục làm việc trong lĩnh vực bản thân cảm
thấy phù hợp hoặc nhảy việc để tìm kiếm cơ hội và môi trường mới với đãi ngộ tốt
hơn. Làm thêm các công việc Freelancer để gia tăng thu nhập của bản thân. Viết một
32
cuốn sách hoặc thực hiện một công trình nghiên cứu nhỏ về lĩnh vực mà bản thân quan
tâm.
Tháng 1/2026 – Tháng 12/2028: Tiếp tục nỗ lực làm việc để đạt tới vị trí cao
hơn trong công việc, cụ thể là chức vụ quản lý hoặc trưởng bộ phận. Ổn định công việc
và hướng tới mục tiêu dài hạn hơn trong tương lai
❖ Kỹ năng cần chuẩn bị
˗ Xây dựng hình tượng: trang phục chỉnh chu, phong thái tự tin, cử chỉ hành động
dứt khoát
˗ Sắp xếp thời gian hợp lý:
+ Nắm bắt tốt thời cơ
+ Tận dụng tối đa thời gian
+ Xử lý tốt 2 loại thời gian: thời gian tự do và thời gian tương đối
˗ Quản lý tài chính cá nhân: nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm

33
3.4. Bản CV xin việc

34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Là sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, em may mắn được
tham gia vào đợt thực tập thực tế lần này theo kế hoạch của nhà trường. Đợt thực tập
thực tế đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích về hoạt động kinh tế thực tế, về
cách thức vận dụng kiến thức thực tế trong môi trường nhà nước và doanh nghiệp.
Đợt thực tập cũng giúp em nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm, là hành
trang không thể thiếu cho quá trình gia nhập thị trường lao động của em trong tương
lai.
Qua quá trình thực tập tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, em đưa ra một
số kết luận như sau:
Thứ nhất, về phía UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Đơn vị tiếp nhận thực
tập đã cung cấp kiến thức thực tế quan trọng về hoạt động quản lý nhà nước tại địa
phương cụ thể, cung cấp cái nhìn toàn diện về việc hoạch định và thi hành chính sách
tại địa phương. Bên cạnh đó, buổi thực tập thực tế tại đây cũng giúp sinh viên có cái
nhìn khách quan về đặc điểm kinh tế vùng miền, lợi thế so sánh vùng miền và cách
thức tận dụng lợi thế vùng miền để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, về phía Công ty TNHH MTV Chè Á Châu, chuyến tham quan trải
nghiệm thực tế tại xưởng sản xuất chè tại xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
đã giúp sinh viên có cái nhìn khách quan về cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất doanh
nghiệp. Đặc biệt là kiến thức về tận dụng lợi thế so sánh về chè tại huyện Yên Lập để
phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân, từng bước xóa đói giảm
nghèo.
Thứ ba, về phía Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Sinh viên được tiếp cận Vườn
Quốc Gia Xuân Sơn dưới hình thức du lịch sinh thái, tích hợp tiếp cận tri thức về
quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Ngoài ra, sinh viên cũng được
nghe một số định hướng bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Xuân Sơn cũng như
những giải pháp về phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững của
ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Cuối cùng, về phía Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo. Khoảng thời gian thực
tập tại doanh nghiệp đã mang đến cho em cái nhìn khác về cơ hội việc làm của sinh
viên chuyên ngành Kinh tế phát triển. Sự hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị đồng nghiệp
đã cho em được trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp trong một công ty công nghệ, cung
cấp kiến thức về công nghệ thông tin, phân tích nghiệp vụ và các kỹ năng mềm khác.
Trong quá trình thực tập thực tế tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, một
số điều kiện thuận lợi đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Trước hết là sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô Khoa Kinh tế phát triển đã tạo động lực mạnh mẽ
cho em tiếp thu những kiến thức thực tế ngoài lý thuyết trên giảng đường. Thứ hai,
kỹ năng mềm được trau dồi trong 3 năm đại học đã giúp em hòa nhập tốt hơn vào
môi trường doanh nghiệp. Hơn nữa, thị trường lao động không giới hạn độ tuổi, các

35
doanh nghiệp sẵn sàng đón nhận thực tập sinh còn đang trên giảng đường đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Tuy nhiên, em vẫn gặp một số khó khăn khi tham gia vào đợt thực tập thực tế.
Khó khăn đó liên quan đến việc tiếp cận kiến thức mới, kiến thức chuyên môn trái
chuyên ngành khi thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Ngoài ra, một số đặc điểm liên
quan đến tính cách chưa được cải thiện cũng khiến em gặp khó khăn trong hòa nhập
và giải quyết một số công việc được giao.
Qua đây, em xin được đề xuất một số kiến nghị như sau. Về phía Khoa Kinh
tế phát triển, em hy vọng khoa có thể tổ chức thêm các lớp học ngoại khóa theo
chuyên đề hoặc lớp cung cấp kỹ năng thực tế liên quan đến một số ngành nghề phổ
biến để sinh viên có nền tảng cơ bản khi bước chân vào môi trường doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, em hy vọng Khoa có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc giúp sinh viên tìm
kiếm cơ sở thực tập uy tín, phù hợp. Về phía nhà trường, em hy vọng trường có thể
tăng cường liên kết doanh nghiệp, tạo cầu nối tốt hơn giữa doanh nghiệp với sinh
viên.

36
PHỤ LỤC

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vườn Quốc Gia Xuân Sơn. Retrieved August 12, 2022, from
https://vuonquocgiaxuanson.com.vn/
[2]. Cổng thông tin điện tử UBND huyện Yên Lập. Retrieved August 12, 2022, from
http://yenlap.phutho.gov.vn/
[3]. Công ty TNHH một thành viên chè á Châu Phú Thọ. (n.d.). InfoDoanhNghiep.
Retrieved August 12, 2022, from https://infodoanhnghiep.com/thong-tin/Cong-ty-
TNHH-mot-thanh-vien-che-a-Chau-Phu-Tho-39803.html
[4]. Giới thiệu Công Ty Chè Á Châu. (n.d.). Chè Á Châu. Retrieved August 12, 2022,
from http://asiatea.com.vn/vn/about/
[5]. Nguyen Do. (2020, January 6). Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn A-Z cho người
mới (2022). GTV SEO. Retrieved August 12, 2022, from
https://gtvseo.com/marketing/swot-la-gi/
[6]. Trà My. (2021, September 25). Các phương pháp nghiên cứu khoa học - Ứng dụng
tiện ích trong mọi lĩnh vực. Tino Group. Retrieved August 12, 2022, from
https://wiki.tino.org/cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc/
[7]. UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. (2022). Báo cáo tóm tắt đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6
tháng cuối năm.

38

You might also like