You are on page 1of 68

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


–––––––––––––––––––––

LỲ KHAI XÁ

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI MÔ HÌNH
TRANG TRẠI NUÔI LỢN CỦA ÔNG DƯƠNG CÔNG TUẤN
XÃ CÁT NÊ - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy


Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành : KTNN
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2017 - 2021

Thái Nguyên - năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LỲ KHAI XÁ

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI MÔ HÌNH
TRANG TRẠI NUÔI LỢN CỦA ÔNG DƯƠNG CÔNG TUẤN
XÃ CÁT NÊ - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy


Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành : KTNN
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2017 - 2021
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Trung Hiếu
Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Dương Công Hoàng

Thái Nguyên - năm 2021


ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi
gia công lợn thịt của ông Dương Công Tuấn – Xã Cát Nê – Huyện Đại Từ -
Tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
ThS. Đỗ Trung Hiếu và ThS. Đỗ Hoàng Sơn đã tận tình hướng dẫn trong
suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa cùng với các quý Thầy, Cô giáo trong khoa Kinh Tế &
PTNT. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến
thức trong 4 năm học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến chủ trang trại và các anh chị cô chú tại
trang trại ông Dương Công Tuấn đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình
thực tập tại trang trại.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặp
không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo,
cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2021
Sinh Viên

Lỳ Khai Xá
iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii


MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................vii
Phần 1.MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .............................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .................................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .............................................................................................. 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện...................................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập............................................................................. 6
Phần 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 7
2.1. Về cơ sở lý luận.................................................................................................... 7
2.1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................... 7
2.1.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại............ 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ......................................... 14
2.2.2. Kinh nghiệm của địa phương khác ................................................................. 17
Phần 3.KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................................. 18
3.1. Mô tả khái quát về địa bàn và cơ sở thực tập ..................................................... 18
3.1.1. Khái quát về địa bàn thực tập ......................................................................... 18
3.1.2. Khái quát về trang trại nơi thực tập................................................................. 20
3.2. Mô tả những nội dung hoạt động đã tham gia tại cơ sở thực tập ....................... 25
3.2.1. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại........ 25
3.2.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch bệnh và thức ăn cho lợn tại trang trại............ 25
iv

3.2.3. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại ......................................... 26
3.2.4. Tìm hiểu nguồn vốn đầu tư và cách huy động vốn của trang trại ................... 26
3.2.5. Tìm hiểu chi phí đầu tư cho hoạt động của trang trại ..................................... 27
3.2.6. Xác định doanh thu, lợi nhuận hàng năm của trang trại ................................. 27
3.2.7. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại .......................................................... 27
3.2.8 Kết quả tìm hiểu chi tiết một số nội dung chính .............................................. 28
3.3. Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại....................................... 36
3.3.1. Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại ................................................... 36
3.3.2. Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trang trại .................................................... 40
3.3.3. Hệ thống đầu ra của trang trại ......................................................................... 43
3.4. Ý tưởng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp ............................................................. 45
3.4.1. Khái quát về ý tưởng khởi nghiệp ................................................................... 45
3.4.2. Chi tiết về ý tưởng/dự án khởi nghiệp ............................................................ 47
3.4.3. Dự kiến các chi phí, doanh thu, lợi nhuận ...................................................... 50
3.4.4. Kế hoạch triển khai thực hiện ý tưởng/dự án .................................................. 53
3.4.5. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng/dự án được thực hiện .................. 54
Phần 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 55
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 55
4.1.1. Kết luận về kết quả quá trình thực tại cơ sở thực tập ...................................... 55
4.1.2. Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp ........................................................... 56
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 56
4.2.1. Đối với nhà nước:............................................................................................ 56
4.2.2. Đối với địa phương ......................................................................................... 57
4.2.3. Đối với Công ty C.P ........................................................................................ 57
4.2.4. Đối với chủ trang trại chăn nuôi ..................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 59
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Những thành tựu đã đạt được của trang trại trong 2 năm 2020-2021 ............ 21
Bảng 3.2: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng
để phòng bệnh ................................................................................................................ 31
Bảng 3.3: Lịch tiêm vaccine đối với đàn lợn ................................................................ 31
Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi ............................................... 32
Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám ............................................................................................... 32
Bảng 3.6. Tình hình nguồn vốn của trang trại Dương công Tuấn................................. 33
Bảng 3.7. Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn ....................................... 35
Bảng 3.8: Số lượng lao động hiện tại của trang trại ...................................................... 37
Bảng 3.9: Thực trạng sử dụng đất đai của trang trại ..................................................... 38
Bảng 3.10: Nguồn vốn đầu tư của trang trại ................................................................. 39
Bảng 3.11: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu của trang trại .............................. 40
Bảng 3.12: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại .................................... 41
Bảng 3.13: Chi phí thường xuyên hàng năm của trang trại........................................... 42
Bảng 3.14: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án ..................................................... 43
Bảng 3.15: Các nguồn lực cần cho thực hiện ý tưởng/dự án ........................................ 49
Bảng 3.16: Các hoạt động chính trong thực hiện ý tưởng/dự án................................... 49
Bảng 3.17: Những rủi ro có thể có và giải pháp phòng/chống ...................................... 50
Bảng 3.18: Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản ..................................................... 50
Bảng 3.19: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án .......................................... 51
Bảng 3.20: Chi phí sản xuất thường xuyên ................................................................... 51
Bảng 3.21: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án ..................................................... 52
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của dự án ......................................................................... 53
Bảng 3.23: Kế hoạch triển khai ý tưởng/dự án khởi nghiệp ......................................... 53
vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ trang trại .............................................................................................. 21


Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại .............................................................. 24
Hình 3.3: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại .................................................. 28
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại ............................................... 33
Hình 3.5: Chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại ........................ 44
vii

DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật


CPLĐ Chi phí lao động
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
GO Tổng giá trị sản xuất
GTSX Giá trị sản xuất
HQKT Hiệu quả kinh tế
IC Chi phí trung gian
LĐ Lao động
MI Thu nhập hỗn hợp
NH Ngân hàng
NH NN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
Pr Lợi nhuận
PTBQ Phát triển bình quân
PTNT Phát triển nông thôn
TB Trung bình
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TKKD Thời kì kinh doanh
TMDV Thương mại dịch vụ
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VA Tổng giá trị gia tăng
1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập


Trong những năm qua, chăn nuôi quy mô trang trại tại nhiều địa phương đã
mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân, góp phần tăng giàu giảm nghèo, thu hút
được lao động, góp phần giải quyết việc làm, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp nông thôn.
Phát triển chăn nuôi quy mô trang trại ở nước ta tuy đã có những thành công
nhất định, nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ rất nhiều những yếu điểm cần được nghiên
cứu khắc phục như: Trình độ tổ chức quản lý và hoạch toán kinh tế của chủ trang trại
còn hạn chế; kỹ thuật công nghệ áp dụng vào chăn nuôi chưa đồng bộ; thiếu kỹ năng
thu thập và phân tích thông tin thị trường nên rủi ro trong sản xuất luôn tiềm ẩn, đặc
biệt là rủi ro về dịch bệnh. Để tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi quy mô trang
trại ổn định và hiệu quả rất cần có những chính sách, cơ chế về mặt bằng cho xây
dựng chuồng trại, vốn đầu tư, lao động có chuyên môn, liên kết hợp tác trong sản
xuất, hỗ trợ giải quyết ô nhiễm môi trường,...
Hiện nay, có thể nói sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngành chăn
nuôi nói riêng tại Việt Nam thiếu chiến lược phát triển bài bản, chưa có những giải
pháp đồng bộ để đảm bảo cho sản xuất hiệu quả và bền vững. Nhiều nông dân đầu tư
phát triển trang trại chăn nuôi đã lâm vào cảnh phá sản, không còn vốn để đầu tư
hoặc không dám mạnh dạn đầu tư lớn. Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra, nhưng
chưa thật đúng và sát nên chưa có những giải pháp bài bản để khắc phục có hiệu quả
tình trạng trên. Chính vì vậy, rất cần có những nghiên cứu tìm hiểu thực tế sản xuất
nông nghiệp, bám sát địa bàn và cùng trải nghiệm với nông dân, học hỏi những nông
dân làm trang trại thành công là vô cùng cần thiết.
Cũng như các trang trại chăn nuôi trong cả nước, các trang trại chăn nuôi của
tỉnh Thái Nguyên đã và đang được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả bước đầu, các trang trại chăn nuôi
2

cũng gặp không ít những khó khăn như: Dịch bệnh phát sinh thường xuyên, các
điểu kiện cho phát triển chăn nuôi chậm được tháo gỡ, trình độ tổ chức quản lý của
chủ trang trại thấp, đầu tư khoa học kỹ thuật hạn chế, khả năng nhận biết và dự báo
nhu cầu thị trường thiếu chính xác,... làm cho sản xuất chăn nuôi quy mô trang trại
thiếu ổn định và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải
tìm kiến những giải pháp để các trang trại chăn nuôi đạt hiệu quả, bền vững.
Đối với mỗi sinh viên, quá trình nghiên cứu thực tiễn để củng cố kiến thức
đã học, học hỏi những kinh nghiệm làm kinh tế từ thực tế là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, trao đổi và trải nghiệm qua thực tập tại trang trại còn giúp sinh viên có
được nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển nghề nghiệp sau này. Cùng
với chủ trang trại tìm ra những yếu điểm hạn chế và đưa ra những hướng khắc phục
cho phát triển bền vững trang trại là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu
thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại mô
hình trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn – Xã Cát Nê – Huyện
Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiện tại trang trại chăn
nuôi giúp người học hiểu biết thêm về những loại hình sản xuất, có được
những kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi, rèn
luyện những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Ngoài ra, người học còn đánh giá
phân tích được những thành công của trang trại, tìm ra được những khó khăn,
trở ngại và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang
trại. Qua quá trình thực tập, bản thân người học có thể đề xuất được ý tưởng/dự án
khởi nghiệp cho mình sau khi ra trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Nắm rõ được các thông tin về quá trình hình thành và tổ chức sản xuất kinh
doanh trang trại chăn nuôi.
3

- Phân tích đánh giá được thực trạng về các nguồn lực sản xuất cho việc
tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Học tập được các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi và phòng
chữa bệnh trên lợn trong chăn nuôi lợn thịt tại trang trại.
- Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh,
học hỏi và rèn luyện được kỹ năng hoạch toán kinh tế từ thực tế hoạt động
của trang trại.
- Đề xuất được ý tưởng/dự án khởi nghiệp cho mình những năm tới sau
khi ra trường.
1.2.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại.
- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong
trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng
định được năng lực của mình là một sinh viên đại học.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung quanh tại trang trại, tại địa
phương nơi mình tham gia thực tập.
- Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với chủ trang trại, người lao
động và những người trong gia đình chủ trang trại nơi thực tập.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác
- Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm
nhường và cầu thị.
* Kỹ năng làm việc
- Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trang trại theo kế hoạch,
khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại.
- Có được khả năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng
với chủ trang trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại.
4

- Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại tạo cho sinh viên tác phong
nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc.
- Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh
viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật chăn
nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh đối với lợn thịt nuôi tại trang trại.
- Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Cát Nê
- Quá trình xây dựng hình thành và phát triển của trang trại.
- Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý sản xuất của trang trại chăn nuôi
lợn thịt gia công của ông Dương Công Tuấn trên địa bàn xã Cát Nê.
- Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức
sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Đề xuất ý tưởng/dự án khởi nghiệp sau khi ra trường.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề
nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên
quan đến trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định...
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ chủ trang trại và quản lý. Để
thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: Loại hình trang trại,
số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các
5

khoản thu cả hiện vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu
cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ
thuật, lao động, giá cả thị trường.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: Dọn dẹp,
vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc lợn, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá được
những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng dịch
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động phòng dịch của
trang trại, phỏng vấn, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang
trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà
chủ trang trại cung cấp.
+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề khó
khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính
sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản
xuất của trang trại trong những năm tới.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được
tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin
là cơ sở cho việc phân tích.
* Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng
hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đên
kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ
quản lý). Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho
định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại.
6

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập


- Thời gian: Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/05/2021.
- Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn – Xã
Cát Nê – Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
7

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây chuyền
nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng suất,
chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các
nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức
thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
2.1.1.2. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
* Khái niệm trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao
gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất
và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất
tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm
hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường [3].
* Khái niệm kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại
của Chính phủ, “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong
nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản ” [4].
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp,
nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
8

quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng,
gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
2.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp
với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm… Đó là
tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh
doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và
sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các
trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau.
Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp
hoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công
nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình
độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm
hàng hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh
tế thị trường hiện nay.
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế
trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác
với các ngành sản xuất khác: lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào
điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là
những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng của trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực tiếp
nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước.
2.1.1.4. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại
* Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất trang
trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai
trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần
9

lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công
nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tế của trang
trại được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh tế, xã hội
và môi trường.
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn được
biểu hiện:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm
năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ
yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn
lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn nói riêng và
phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao,
khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh
nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông
sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp
nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển.
- Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì
vậy có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
- Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại
là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông dân
thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.
- Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trị
sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ,
10

khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên
môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích
cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn, tạo
thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn, góp
phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm gương cho các hộ nông
dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Tất cả những
vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn.
- Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và bảo vệ
môi trường sinh thái. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lại nhiều
kết quả về kinh tế xã hội và môi trường. Nhưng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta
phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa phương. Nhất là
những vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất hàng hoá.
* Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng
- Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung
Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ
với đặc trưng chủ yếu sau:
+ Tư liệu sản xuất mà trước hết là ruộng đất và vốn được tập chung theo
yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
+ Người chủ trang trại có ý chí, có hiểu biết chuyên môn kỹ thuật và có
khả năng nhất định về tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
+ Các trang trại đều có thể thuê mướn lao động. Có 2 hình thức thuê
mướn lao động trong các trang trại đó là lao động thường xuyên và lao động
thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người lao
động ổn định quanh năm, còn hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại chỉ
thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất.
11

- Đặc trưng của kinh tế trang trại chăn nuôi:


+ Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là sản xuất sản phẩm hàng
hóa, mà sản phẩm của nó là các loại thịt, trứng, sữa,… đáp ứng nhu cầu của thị
trường, như vậy để đáp ứng được nhu cầu thị trường thì quy mô trang trại chăn
nuôi phải ở mức độ tương đối lớn, khác biệt với hộ gia đình.
+ Kinh tế trang trại chăn nuôi sản xuất các sản phẩm thịt, trứng, sữa…
trong điều kiện kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá nên mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh đều xuất phát nhu cầu thị trường. Chính vì vậy tất cả các
yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ… cũng như các
yếu tố đầu ra như sản phẩm thịt, trứng, sữa… đều là sản phẩm hàng hoá.
+ Do đặc trưng sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi chi phối mà phải đòi
hỏi tạo ra ưu thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, để thực hiện yêu cầu
tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh tế trang trại chăn nuôi theo xu thế tích tụ,
tập trung sản xuất kinh tế ngày càng cao, tạo ra tỷ xuất hàng hoá cao, khối l-
ượng hàng hoá ngày càng nhiều, chất lượng tốt. Đi đôi với việc tập trung, nâng
cao năng lực sản xuất của từng trang trại còn diễn ra xu thế tập trung các trang
trại thành các vùng chuyên môn hoá về từng loại như vùng chuyên canh nuôi
đại gia súc như: trâu, bò… vùng thì chuyên môn hoá nuôi lợn nái sinh sản, lợn
thịt, với mục đích tạo ra khối lượng hàng hoá lớn.
+ Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng có nhiều loại hình khác nhau trong đó
trang trại gia đình vẫn là phổ biến, có đặc trưng rất linh hoạt trong từng hoạt
động, vì có thể dung nạp các trình độ sản xuất khác nhau về xã hội hoá, chuyên
môn hoá. Dung nạp các quy mô sản xuất trang trại chăn nuôi khác nhau như
các trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn và thậm chí đến cực lớn. Dung nạp các
cấp độ công nghệ sản xuất khác nhau từ thô sơ đến hiện đại, riêng biệt hoặc
đan xen. Liên kết các loại hình kinh tế khác nhau cá thể, tư nhân, hợp tác quốc
doanh…Với các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh đa dạng. Chính vì vậy
12

mà kinh tế trang trại chăn nuôi có khả năng thích ứng với các nước đang phát
triển và ở các nước công nghiệp phát triển.
+ Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là tạo ra năng lực sản xuất cao
về nông sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng, sữa… do đặc điểm
về tính chất quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định. Chủ trang
trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có kinh
nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường.
2.1.1.5. Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày
13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại [1].
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại thỏa mãn điều kiện sau:
* Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm
* Đối với cơ sở chăn nuôi
Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên.
* Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp
Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500
triệu đồng/năm trở lên.
2.1.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại
Trong quá trình phát triển, các trang trại đã nhận được nhiều cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển, như các chính sách về đất đai, chính sách
giao rừng, cho thuê rừng trồng là rừng sản xuất, chính sách về thuế, chính sách
khuyến nông, tín dụng, lao động - đào tạo, thị trường, vệ sinh môi trường... Từ
13

khi có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, các trang trại đã chủ
động tiếp cận được các chính sách để củng cố, phát triển kinh tế trang trại.
Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã soạn thảo
Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành:
Tại dự thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất nhiều chính sách
hỗ trợ trang trại như: Hỗ trợ thành lập khu trang trại, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ
xây dựng hạ tầng…
Cụ thể, đối với việc hỗ trợ thành lập khu trang trại, tùy theo điều kiện
của địa phương, UBND xã quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại và cho
thuê đất làm kinh tế trang trại theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ
trợ đầu tư xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước tới khu trang trại.
Dự thảo nêu rõ, UBND cấp xã lập dự án, báo cáo dự án lên UBND cấp
huyện phê duyệt và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương.
Về đất đai, theo dự thảo, chủ trang trại được cấp có thẩm quyền cho thuê
đất ổn định lâu dài từ quỹ đất của địa phương hoặc nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí
làm đường, xây dựng hệ thống điện đến chân hàng rào trang trại. Mức hỗ trợ
tối đa không quá 2 tỷ đồng/trang trại.
Chủ trang trại cũng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo hợp
đồng 50% tiền thuê cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹ
thuật sản xuất tiên tiến, tư vấn xây dựng dự án/phương án kinh doanh. Mức hỗ
trợ không quá 100 triệu đồng/trang trại/2 năm đầu.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần, 100% chi phí cấp giấy chứng nhận
và chi phí áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc quy
14

trình thực hành nông nghiệp tốt khác đối với từng trang trại hoặc hợp tác xã
của các chủ trang trại.
Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích trang trại xây dựng thương hiệu
riêng hoặc tham gia xây dựng thương hiệu của hợp tác xã của các chủ trang
trại. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội trợ, triển lãm giới
thiệu sản phẩm nông nghiệp đối với các trang trại hoặc hợp tác xã trang trại.
Ngoài ra, theo dự thảo, trang trại trồng rừng sản xuất được Ngân sách
nhà nước hỗ trợ một lần chi phí cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững, với mức
200.000 đồng/ha nếu trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn. Trang trại nuôi trồng thủy
sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần đến 30% kinh phí xây dựng các hạng
mục công trình xử lý nước thải, ao lắng. Mức hỗ trợ không quá 300 triệu
đồng/trang trại; hỗ trợ 50% chi phí lồng bè của trang trại nuôi thủy sản trên biển.
Dự thảo nêu rõ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa
phương ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho trang trại trên địa bàn. Nhà
nước khuyến khích thành lập các hiệp hội, hợp tác xã của các chủ trang trại.
Hai trong số nhiều chính sách quan trọng đã ban hành có tác động ảnh
hưởng lớn đến kinh tế trang trại cần đặc biệt quan tâm:
+ Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT: Thông tư số 27/2011/TT-
BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu
chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Thông tư có hiệu lực từ
ngày 28/05/2011
+ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/7/2015.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ
yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro.
Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy
15

mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và
mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá
nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các
mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho
sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà
nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang
trại trong trong thời gian tới.
Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng
29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974
trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm
1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng
hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm
2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang
trại cho 6.247 trang trại [2].
Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
(6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây, Đông
Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi, Bắc Trung Bộ
và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh
tổng hợp, Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là
chăn nuôi, Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ
yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp [2].
Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12
ha/trang trại, chăn nuôi là 2 ha/trang trại, tổng hợp là 8 ha/trang trại, lâm nghiệp là
33 ha/trang trại, thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho
thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt
có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và
chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập
16

bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao
động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có
nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động.
Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến
của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có
chính sách phát triển.
Tuy nhiên kinh tế trang trại ở nước ta vẫn còn một số tồn tại và hạn chế
cần được giải quyết sau:
- Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân
bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía
Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang
trại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng
và các lĩnh vực.
- Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại
tương đối lớn (trung bình 02 tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập
trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại
trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản
phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua
chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt
được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động.
- Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh
vực và khu vực nhất định.
- Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững: phần lớn chất lượng
sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất
thải không được xử lý. Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng,
nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản.
17

- Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ
yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả
năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ
nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế. Lực
lượng lao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động
chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn.
- Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp: Chưa được chú trọng do trang trại
chủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp.
2.2.2. Kinh nghiệm của địa phương khác
2.2.2.1. Mô hình trang trại nuôi lợn 1:.......................
2.2.2.2. Mô hình trang trại nuôi lợn 2:.......................
2.2.2.3. Mô hình trang trại nuôi lợn 3:.......................
18

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1. Mô tả khái quát về địa bàn và cơ sở thực tập


3.1.1. Khái quát về địa bàn thực tập
* Đặc điểm tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Cát Nê là xã trung du miền núi nằm ở phía Đông nam của
huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 15km. Phía Đông giáp với xã Phúc
Thuận huyện Phổ Yên và thị trấn Quân Chu. Phía Nam giáp với xã Quân Chu
huyện Đại Từ. Phía Bắc giáp xã Vạn Thọ và xã Ký Phú huyện Đại Từ. Phía
Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc.
- Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.715,39ha, trong
đó đất nông nghiệp là 2.303,17ha chiếm 84,82%, đất phi nông nghiệp
234,82ha chiếm 8,65%, đất chưa sử dụng 3,51ha chiếm 0,13%.
- Đất đai địa hình: Là xã trung du miền núi phía Tây của xã nằm
dưới chân dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm diện
tích lớn tới 50% so với diện tích tự nhiên của xã, địa hình dốc dần từ Tây
sang Đông.
- Khí hậu: Khí hậu ở đây có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3,
gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: Nhiệt độ trung bình hàng
năm khoảng 22C; Tổng tích ôn từ 7.000-8.000C. Lượng mưa phân bố
không đều, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô.Về mùa mưa
cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội:
- Đặc điểm về kinh tế: Cơ cấu kinh tế năm 2018 là: Nông nghiệp
89,0%; công nghiệp dịch vụ 2,8%; dịch vụ thương mại 8,2%. Thu nhập
19

bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 10 triệu đồng/người/năm. Sản
lượng lương thực năm 2018 đạt trên 2.228,6 tấn, năng suất lúa đạt 54,66
tạ/ha. Đàn lợn nuôi nhỏ lẻ trong dân có khoảng 2545 con, lợn nuôi theo
trang trại trên 6800 con; đàn gia cầm có 44.810 con; đàn trâu 527 con; đàn
bò 33 con. Tổng diện tích chè năm 2011 là 76,0 ha, năng suất chè đạt 102
tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 775 tấn.
- Đặc điểm về xã hội:
+ Về dân số: Số dân của xã đến cuối năm 2018 là 4.238 người, với
1.028 hộ, có 2.456 lao động. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là: 1,12%. Tỷ lệ
gia tăng dân số cơ học là: 0,73%. Tỷ lệ tử vong là: 0,60%.
+ Lao động: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp. Dân số trong
độ tuổi lao động khoảng: 2.456 người, chiếm khoảng 57,95% dân số xã.
* Cơ sở hạ tầng:
+ Trường mầm non: Tổng diện tích đất 3.313,6m2; gồm 6 phòng học
cấp 4. Năm học 2017- 2018 có 186 học sinh; cán bộ, giáo viên là 18 người;
diện tích bình quân là 17,82m2/học sinh. Trường đạt tiêu chuẩn quốc gia
năm 2012.
+ Trường tiểu học: Tổng diện tích đất: 9.630m2; gồm 10 phòng học
nhà 1 tầng và 1 phòng chức năng, nhà làm việc Ban giám hiệu 1 tầng; năm
học 2017- 2018 có 198 học sinh, 14 giáo viên, diện tích bình quân là
48,63m2/học sinh. Trường đã đạt tiêu chuẩn quốc gia mức độ 1.
+ Trường trung học cơ sở: Tổng diện tích đất: 6.911m2; gồm 8 phòng
học, nhà 1 tầng xây dựng năm 2001 đã xuống cấp và 7 phòng chức năng,
nhà làm việc Ban giám hiệu 1 tầng, chất lượng tốt; năm học 2017-2018 có
186 học sinh, 16 giáo viên,diện tích bình quân 37,15m2/học sinh. Trường
chưa đạt chuẩn quốc gia.
- Trạm y tế: Diện tích đất: 1.793,7m2; nằm ở trung tâm xã, thuộc xóm
Đình. Nhà 2 tầng, 13 phòng, xây dựng năm 2009 chất lượng công trình tốt.
Đạt chuẩn quốc gia năm 2010.
20

- Bưu điện: Nằm ở trung tâm xã, sát với UBND xã thuộc xóm Đình,
diện tích 167,9m2. Hiện trạng xây dựng nhà 1 tầng, 1 phòng xây dựng năm
2001 chất lượng công trình đã xuống cấp, đã có mạng Internet đến các xóm.
- Khu văn hóa thể thao
+ Hiện tại sân thể thao trung tâm xã chưa có.
+ Cát Nê hiện có 14/16 nhà văn hóa ở các xóm (xóm Đình và xóm
Tân Lập chưa có nhà văn hóa). Hầu hết các trang thiết bị của các nhà văn
hóa xóm hiện tại còn thiếu cần được đầu tư nâng cấp và mua sắm trang
thiết bị mới.
- Chợ: Nằm ở trung tâm xã, gần trục đường tỉnh lộ 261, phục vụ chủ
yếu nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã; diện tích 2.428 m2,
chợ tạm. Cơ sở vật chất chưa được đầu tư xây dựng, chưa đạt chuẩn nông
thôn mới.
- An ninh quốc phòng: Hệ thống chính trị cơ sở được xây dựng và
củng cố vững mạnh, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội
được bảo đảm.
3.1.2. Khái quát về trang trại nơi thực tập
3.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại qua các năm
Trang trại được xây dựng từ năm 2014 và 2015 đi vào hoạt động với quy
mô đầu tiên là 600 con lợn thịt/lứa. Ký kết hợp đồng chăn nuôi gia công cho
công ty CP Việt Nam. Năm 2018 nâng quy mô lên 6 chuồng là 3000 con/lứa.
Năm 2021 quy mô lên 4550 con/lứa.
21

3
xmlắng
3 Ao Lắng Ao Bể Biogas 2500m3
Ao Lắng 400m
200m3 200m3
Nhà
Bể thu gom phân
phân Nhà
n điện
Đường xuất lợn

C7 C6 C5 C4 C3 C2 C1
Hoành lang nhập lợn
Hoành lang nhập lợn
P. sát
Kho cám
trùng

Kho
sát
Nhà điều hành, công nhân Nhà
Bếp WC
ăn
trùng
Phòng Bể nước
Cổng vào UV 500m3
Đường dẫn nước thải
Hình 3.1: Sơ đồ trang trại

3.1.2.2. Những thành tựu đã đạt được của trang trại Dương Công Tuấn
Bảng 3.1 Những thành tựu đã đạt được của trang trại
trong 2 năm 2020-2021
Trọng Trọng
Loại Hao Đơn Lượng Lượng Doanh
Số con Thực
Năm vật Lứa hụt/lứa Giá TB xuất thu
(con) tế
nuôi (%) (đồng/kg) (kg/con) chuồng (1000đ)
(con)
(kg)
Lợn 1 3500 6 3290 3.500 125 411.250 1.439.375
2020
thịt 2 4200 2.5 4095 3.900 115 470.925 1.836.607
Lợn 1 4556 5.26 4316 4.200 113 487.708 2.048.373
2021
thịt 2

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
22

Trang trại Dương Công Tuấn được xây dựng năm 2014 và bắt đầu hoạt
động năm 2015, từ đó đến nay trang trại có sự thay đổi quy mô chăn nuôi theo
hướng mở rộng. Giai đoạn 2015 – 2017, quy mô trang trại chỉ là 600 con/lứa
nhưng từ 2018 đến nay, trang trại đã nuôi quy mô 7 dãy chuồng (mỗi dãy 600
con) với tổng số 4200 con/lứa. Theo dự kiến, trang trại sẽ tiếp tục nâng quy
mô lên 6000 con trong những năm tới.
Qua bảng 3.1 Ta thấy về cơ cấu vật nuôi qua 2 năm có sự thay đổi đó là
số con của năm 2020 là 7.700 con, Cụ thể:
+ Năm 2020, tổng số lợn cung cấp cho công ty là 882.175 tấn, tổng
doanh thu là 3.275.982.000 đồng.
+ Năm 2021, tổng số tấn lợn lứa 1 cung cấp cho công ty là 487.780 tấn, tổng
doanh thu là 2.048.373.600 đồng.
3.1.2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình
phát triển của trang trại
* Những điểm mạnh:
+ Được Công ty CP ký hợp đồng cung cấp con giống, thức ăn, thiết bị,
dụng cụ, thuốc thú y và vắc xin phục vụ chăn nuôi. Trong quá trình nuôi,
Công ty CPcử ký sư giám sát quy trình kỹ thuật nuôi, dịch bệnh. Toàn bộ heo
thành phẩm được công ty bao tiêu, người nuôi được trả công từ 3.500-4.000
đồng/kg thịt hơi khi xuất chuồng. Đảm bảo đầu ra ổn định, người đầu tư lại
không chịu nhiều rủi ro. Người nuôi chỉ cần thực hiện đúng các quy trình kỹ
thuật do công ty hướng dẫn thì heo phát triển tốt, tốc độ tăng trọng nhanh,
đem lại lợi nhuận cao.
* Những điểm yếu:
+ Điểm yếu đầu tiên của trại là việc đào tạo công nhân. Vì chủ yếu công

nhân của trại là người không có trình độ chuyên môn về chăm sóc chăn nuôi
lợn. Nếu đào tạo một người có thể chăm lợn tốt thì phải mất khoảng thời gian
là 6 tháng trở lên.
23

+ Công nhân thường là người có gia đình, nếu nhà có việc hiếu hỉ hay
ốm đau có thể xin nghỉ 1 tuần – 1 tháng và thậm trí nghỉ luôn. Sẽ gây thiếu
hụt công nhân , không đảm bảo đủ người chăm sóc tốt cho lợn.
+ Trại lớn, đông công nhân không thể đảm bảo quản lí giám sát từng
người một. Trong lúc làm việc không có người giám sát kĩ, một số bộ phận
không ý thức lơ là chểnh mảng trong công việc.
+ Các vấn đề khó khăn về phòng dịch bệnh: với đặc trưng khí hậu mưa
nhiều độ ẩm cao nên nguy cơ mắc bệnh: lở mồm long móng, tụ huyết trùng,
phó thương hàn, hội chứng bệnh tiêu chảy, hô hấp và sinh sản.
+ Các vấn đề khó khăn về xử lý môi trường: hệ thống xử lý chất thải chăn
nuôi chưa triệt để, một phần chất thải chưa xử lý kịp vẫn rò rỉ ra ngoài môi trường.
* Những cơ hội:
+ Chính phủ có nhiều kế hoạch đầu tư, hỗ trợ chăn nuôi
+ Thịt heo là nguồn thực phẩm thường xuyên và phổ biến nên nhu cầu
hàng năm ít thay đổi mà còn có khả năng tăng thêm do mức sống và nhu cầu
dinh dưỡng của họ ngày càng cao. Theo viện chăn nuôi, tiêu dùng thịt heo
chiếm 72% trên thị phần thịt các loại.
+ Giá các loại thức ăn chăn nuôi, và giá thịt lợn có xu hướng bình ổn,
điều này tạo điều kiện cho giá lợn con giống ổn định.
* Những thách thức:
+ Phần lớn người chăn nuôi phải đối mặt với các rủi ro đặc thù trong

sản xuất nông nghiệp bởi sự tác động của điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất
và yếu tố thị trường.
+ Thiên tai, dịch bệnh và những tác động tiêu cực của nó luôn là mối đe
doạ đối với ngành chăn nuôi.
+ Việc nuôi lợn theo phong trào còn rất phổ biến và dễ gặp nguy cơ về biến
động giá cả bất lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của giá lợn thịt.
24

3.1.2.3. Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động của trang trại

Công ty CP Việt Nam

Chủ trang trại Kỹ sư

Quản lý Công nhân

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại


(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021)
Trang trại khi tham gia vào chăn nuôi gia công cần phải có diện tích phù
hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu
dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của trang trại cũng như của Công ty.
Trang trại chăn nuôi gia công ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên
toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được
Công ty cung cấp. Lợn con giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP
Việt Nam, sẽ được chuyển vào chuồng nuôi của trang trại. Quá trình chăm
sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn
cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm sóc
tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá trình
chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và chất
lượng lợn của trang trại luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó công ty cũng chịu
trách nhiệm thu mua lợn của trang trại khi đến giai đoạn xuất chuồng.
25

Ưu điểm của mô hình tổ chức trang trại nuôi lợn gia công:
+ Liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa trang trại với Công ty CP Việt Nam
theo chuỗi giá trị sẽ giúp sản xuất ổn định, bền vững và hạn chế rủi ro.
+ Công tác tổ chức và quản lý hoạt động của trang trại khoa học, đảm
bảo tính hệ thống và logic, cẩn thận chu đáo từ những việc nhỏ nhất để kiểm
soát dịch bệnh và đạt mục tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Cách sắp xếp tổ chức lao động có kế hoạch cụ thể, đảm bảo tính hợp
lý để đạt năng suất lao động cao nhất.
+ Áp dụng các máy móc và tiến bộ công nghệ mới trong sản xuất để
giảm chi phí, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm.
+ Các hoạt động và vấn đề phát sinh hàng ngày tại trang trại đều được ghi
chép bởi kỹ sư và quản lý, báo cáo chủ trang trại hoặc Công ty khi cần thiết.
3.2. Mô tả những nội dung hoạt động đã tham gia tại cơ sở thực tập
3.2.1. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại
* Những công việc cụ thể:
+ Tham gia thực hiện quy trình chăn nuôi gia công của trang trại
+ Tìm hiểu cụ thể về hệ thống đầu vào của trang trại
* Kết quả đạt được:
+ Xác định được quy trình chăn nuôi gia công của trang trại
+ Xác định được các yếu tố đầu vào cho trang trại
* Bài học rút ra:
+ …..
3.2.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch bệnh và thức ăn cho lợn tại trang trại
* Những công việc cụ thể:
+ Tìm hiểu hệ thống phòng dịch bằng hệ thống sát trùng, bằng vaccine
của trang trại
+ Tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn tại trang trại
26

+ Tìm hiểu các loại cám từ khi nhập chuồng đến giai đoạn xuất chuồng
* Kết quả đạt được:
+ Xác định được quá trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng và quy
trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại
+ Xác định được lịch trình làm vaccine phòng dịch của trang trại
+ Có thể nhận biết được lợn ốm bằng cách quan sát thông thường
+ Xác định được từng loại cám với từng giai đoạn của lợn
+ Biết cách vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình
* Bài học rút ra:
+ …..
3.2.3. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại
* Những công việc cụ thể:
+ Tìm hiểu công tác xử lý nước, chất thải trước khi đưa ra môi trường
+ Tìm hiểu các loại hóa chất đưa vào xử lý chất thải chăn nuôi
* Kết quả đạt được:
+ Xác định được quy trình xử lý môi trường của trang trại
+ Vẽ được hệ thống sơ đồ xử lý môi trường của trang trại
+ Hiểu được phần nào về các cách xử lý chất thải trước khi đưa ra môi
trường tự nhiên.
* Bài học rút ra:
+ …..
3.2.4. Tìm hiểu nguồn vốn đầu tư và cách huy động vốn của trang trại
* Những công việc cụ thể:
+ Tìm hiểu về vốn đầu tư và cách huy động vốn của chủ trang trại.
+ Tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý và sử dụng vốn tại trang trại.
* Kết quả đạt được:
+ Xác định được tổng số vốn đầu tư của trang trại và cách huy động
vốn của chủ trang trại.
27

+ Có được thêm kinh nghiệm về quản lý và sử dụng vốn tại trang trại.
* Bài học rút ra:
+ …..
3.2.5. Tìm hiểu chi phí đầu tư cho hoạt động của trang trại
* Những công việc cụ thể:
+ Xác định và phân tích các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại
+ Xác định và phân tích các chi phí đầu tư các trang thiết bị, máy móc
+ Xác định các chi phí thường xuyên trong từng lứa lợn và cả năm
* Kết quả đạt được:
+ Liệt kê đầy đủ các hạng mục công trình xây dựng cơ bản, giá trị đầu
tư, thời gian khấu hao và giá trị khấu hao hàng năm.
+ Liệt kê đầy đủ các các trang thiết bị, máy móc, giá trị đầu tư, thời
gian khấu hao và giá trị khấu hao hàng năm.
+ Liệt kê được các chi phí thường xuyên trong từng lứa lợn và cả năm
+ Hạch toán được đầy đủ chi phí cho mỗi lứa lợn và chi phí hàng năm
của trang trại.
* Bài học rút ra:
+ …..
3.2.6. Xác định doanh thu, lợi nhuận hàng năm của trang trại
* Những công việc cụ thể:
+ Hạch toán doanh thu từ sản phẩm chính và sản phẩm phụ tại trang trại
+ Hạch toán lợi nhuận trong một lứa lợn và cả năm của trang trại
* Kết quả đạt được:
+ Xác định được tổng doanh thu của trang trại
+ Xác định được lợi nhuận trong một lứa lợn và cả năm của trang trại
* Bài học rút ra:
+ …..
3.2.7. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại
* Những công việc cụ thể:
+ Điều tra chủ trang trại và kỹ sư Công ty về đầu ra của trang trại
28

+ Tìm hiểu về chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn theo hình
thức chăn nuôi gia công tại trang trại
+ Trao đổi, thảo luận với chủ trang trại về các kênh tiêu thụ của
trang trại
+ Phân tích các kênh tiêu thụ của trang trại
* Kết quả đạt được:
+ Xác định được sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức
chăn nuôi gia công
+ Xác định được các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của trang trại từ
đó chỉ ra được kênh nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho trang trại.
* Bài học rút ra:
+ …..
3.2.8 Kết quả tìm hiểu chi tiết một số nội dung chính
3.2.8.1 Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại
* Quy trình chăn nuôi gia công

Trang trại Dương


Công ty CP Việt Thị trường chế biến
Công Tuấn:
Nam cung cấp, hỗ và tiêu thụ:
- Chăn nuôi lợn thịt
trợ: - Thị trường chế
gia công
- Giống biến và tiêu thụ
- Xây dựng trang
- Thức ăn trong nước
trại và đầu tư trang
- Thuốc thú y - Thị trường xuất
thiết bị
- Kỹ thuật khẩu…..
- Tự chủ về chi phí

Hình 3.3: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại
Qua hình 3.3 cho thấy: Trong quy trình chăn nuôi gia công, Công ty CP
Việt Nam sẽ cung cấp, hỗ trợ toàn bộ giống lợn chất lượng cao, thuốc thú y,
thức ăn chăn nuôi và cử kỹ sư của Công ty về trang trại đảm nhiệm, phụ trách
khâu kỹ thuật tại trang trại. Trang trại Dương Công Tuấn khi tham gia vào
29

chăn nuôi gia công cần phải có diện tích phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng
thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng
khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
cũng như của Công ty.
Vì trang trại Dương Công Tuấn là trang trại chăn nuôi gia công, ký
hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn
chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được Công ty cung cấp. Lợn con
giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP Việt Nam, sẽ được
chuyển vào chuồng nuôi của trang trại Dương Công Tuấn. Quá trình chăm
sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn
cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm
sóc tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá
trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và
chất lượng lợn của trang trại luôn được đảm bảo.
* Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng
- Để phòng dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, ngoài kiểm soát nguồn
giống lợn và thức ăn thì quy trình phòng dịch tại trang trại gồm:
+ Toàn bộ đường đi ở cổng trang trại vào bên trong trại được rắc vôi bột
định kỳ một tuần hai lần.
+ Có xây dựng hố sát trùng tại cổng trang trại: Sát trùng tất cả các phương
tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Hố sát trùng thay nước hoặc thay
vôi một tuần hai lần.
+Máy sát trùng ở cổng trại: Máy sát trùng phải hoạt động tốt, pep phun tơi
đều.Bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400. Các
phương tiện vào trang trại đều phải dừng lại phun sát trùng ít nhất 30 phút sau đó
mới được vào trại.
+ Nhà sát trùng:Tất cả mọi người trước khi vào khu vực chăn nuôi đều
phải qua nhà sát trùng thay quần áo, sát trùng toàn bộ người.Khoang sát trùng
có đường hình ziczac, trong khoang có tối thiểu 42 pep phun, pep phun tơi
30

đều áp lực mạnh công suất 750w. Nước sát trùng pha với nồng độ 1/3.200.
Nhà sát trùng được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ, không mầm bệnh.
- Kho cám luôn được vệ sinh sạch sẽ có ván kê, nền kho yêu cầu khô,
thông thoáng tránh ẩm mốc và phun sát trùng định kỳ.
- Kho thuốc thuốc thú y được vệ sinh sạch sẽ, thuốc được sắp xếp gọn
gàng theo từng loại và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc sau khi sử dụng
phải giữ lại vỏ để trả về công ty.
- Bể nước uống cho lợn yêu cầu phải có mái che tránh bụi bẩn, ánh
sáng trực tiếp và một số côn trùng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Bể nước uống phải đảm bảo độ cao từ 3 - 5m đảm bảo áp xuất đến từng núm
uống trong chuồng nuôi. Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kì khử
chlorin, pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3.200.
- Trước cửa chuồng nuôi có chậu nhúng chân pha thuốc sát trùng với tỷ
lệ 1/400. Hành lang chuồng nuôi được quét vôi nước định kì tuần một lần.
Ngoài ra, tất cả hệ thống từ cổng trại, nhà ở công nhân, nhà ở kỹ sư,
kho cám, kho thuốc, nhà sát trùng, hệ thống giàn mát, hệ thống hành lang
đuổi lợn và cầu cân được phun sát trùng định kỳ một tuần ba lần.
Tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng, dọn rác, dọn cỏ định kỳ trong khu nhà ở,
nhà kho và trong và ngoài khu vực chuồng nuôi. Không nuôi nhốt gia súc,
gia cầm trong khu vực chăn nuôi. Thực phẩm mang vào trại phải có nguồn
gốc rõ ràng, không được đem thịt lợn bên ngoài mang vào trại.
* Quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine
Lợn được trang trại nhập từ công ty về nuôi, lợn con giống đều đã được bấm
nanh và cắt đuôi trước khi nhập về trại. Công tác phòng chống dịch bệnh cho
đàn lợn được chú trọng đặc biệt.Đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ đúng thời hạn,
đúng liều lượng. Nếu phát hiện lợn bị bệnh lập tức cách ly và tiêm thuốc đúng
yêu cầu kỹ thuật. Sau khi nhập lợn về trang trại nuôi, kỹ sư lên lịch dự kiến làm
vaccine và chủ động về công ty lấy vaccine sau đó tiêm ngay.
31

Bảng 3.2: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại


thường xuyên sử dụng để phòng bệnh
STT Loại ĐVT Tác dụng
I Vaccine
1 Dịch tả Phòng bệnh dịch tả do virrs
2 LMLM ( Oleo 50dos) Phòng bệnh dịch tả do virrs
3 Giả dại Phòng bệnh dịch tả do virrs
4 PRRS Phòng bệnh dịch tả do virrs
II Thuốc thú y
1 Tylosin 20% Điều trị heo viêm phổi, ho……….
2 Anazin 20% Hạ sốt, giảm đau trong quá trình heo bệnh
3 Hitamox LA Điều trị heo viêm khớp,viêm rốn……
4 Vetrimoxin lọ Ho, co giật, viêm rốn, viêm khớp
5 Dipen step LA lọ Đặc trị tụ huyết trùng, viêm phổi
6 KC Amin lọ Hạ sốt, hồi sức, tiêu viêm
7 Canxi B12 lọ Đặc trị bại liệt, còi cọc, thiếu máu
8 Paracetamol lọ Điều trị triệu chứng sốt
9 Điện giải AC gói Thuốc bổ chống sốc và giải độc
10 Vitol lọ Phòng và điều trị thiếu vitamin A, D3, E
11 Entril 5% lọ Đặc trị sưng phù đầu, thương hàn
12 Bromhexin lọ Giảm ho, long đờm, thông khí quản

Bảng 3.3: Lịch tiêm vaccine đối với đàn lợn


Dịch tả Lở mồm Dịch tả Lở mồm
Phòng dịch Giả dại
1 long móng 2 long móng
Tuần tuổi 5 8 12 12 18
Liều (ml/con) 2 ml 2 ml 2 ml 2 ml 2 ml
Tiêm
Tiêm đúng
Lưu ý đúng
tuần tuổi
tuần tuổi
Sau khi tiêm vaccine liều cuối ở tuần tuổi 11 là 21 ngày, kỹ sư tiến hành
lấy mẫu máu ngẫu nhiên các chuồng, mỗi chuồng 5 mẫu gửi về Công ty để
32

xét nghiệm chất lượng làm vaccine tại trang trại, nếu như tỷ lệ dưới 60% thì
yêu cầu kỹ sư tiến hành tiêm lại vaccine đối với đàn lợn.
* Quy trình phòng dịch bằng vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng
- Hệ thống chuồng nuôi: Sạch sẽ khô ráo, các điều kiện điện nước đảm
bảo tốt, hệ thống giàn làm mát, hành lang song sắt phải được vệ sinh sạch
sẽ,định kỳquét vôi mỗi tuần một lần.
3.2.8.2 Thức ăn cho lợn tại trang trại
Nguồn thức ăn:Các loại cám tại trang trại được Công ty C.P cấp dùng
trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi

STT Loại cám Độ tuổi và thể trọng cho ăn


1 550SF (40kg/bao) 4-6
2 551F (40kg/bao) 7-10
3 552SF (40kg/bao) 11-14
4 552F (40kg/bao) 15-24- xuất bán
5 553F (40kg/bao) 25- Xuất bán
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Trang trại phải tính toán làm sao cho lợn ăn đúng bữa, đúng tiêu chuẩn
theo đúng hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi.
- Tỷ lệ trộn cám:Giữa cám mới và cám cũ phải trộn đều trước khi cho ăn
phòng rối loạn tiêu hóa khi chuyển giai đoạn cám, bắt buộc phải trộn trong
vòng sáu ngày sang ngày thứ bảy cho ăn 100% cám mới.
Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7

Cho ăn
Trộn 25% cám mới Trộn 50% cám mới Trộn 75% cám mới
100%
+ 75% cám cũ + 50% cám cũ + 25% cám cũ
cám mới
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
33

3.2.8.3 Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại


* Quy trình xử lý phân và nước tiểu của trang trại
Khi rửa chuồng trại, nước thải và phân sẽ theo các rãnh thu chảy vào hệ
thống ống nhựa PVC phi 220 đưa ra hệ thống bể Biogas xử lý có dung tích
2500m3. Nước thải xử lý theo nguyên tác phân hủy yếu khí tạo ra khí CH4
(khí metan) để tạo nhiên liệu cấp cho đun nấu. Nước chàn từ bể xử lý sẽ dẫn
ra bể trung hòa để trung hòa tính axit và đưa về ao sinh học để phân hủy triệt
để trước khi ra môi trường. Cụ thể quy trình xử lý chất thải được mô tả tại
hình 3.4 như sau:

Khí đưa sử
dụng

Nước thải Bể Biogas

Ra môi trường Ao sinh học Bể trung hòa

Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại


3.2.8.4 Tìm hiểu nguồn vốn đầu tư và cách huy động vốn của trang trại
Vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất nói
chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng. Tình hình nguồn vốn và sử
dụng vốn của trang trại Dương Công Tuấn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6 Tình hình nguồn vốn của trang trại Dương công Tuấn
Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu(%)
Vốn của chủ sở hữa 8.000.000 66,7
Vốn vay 4.000.000 33,3
Tổng số vốn của trang trại 12.000.000 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)
34

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vốn tự có của trang trại là 8 tỷ đồng
chiếm 66,7% tổng số vốn đầu tư.Vốn vay ngân hànglà 4 tỷ đồng chiếm 33,3%
tổng số vốn đầu tư (lãi xuất 0.8%) với thời hạn vay là 60 tháng. Nguồn vốn
của trang trại chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và mua trang
thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất của trang trại. Lãi suất phải trả
đối với 4 tỷ tiền vay hàng năm là 320.000.000 đồng.
3.2.8.5 Tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn tại trang
trại hàng ngày
+ Khi được giao nhiệm vụ chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi thì việc
đầu tiên khi vào chuồng nuôi là kiểm tra nhiệt kế, điều chỉnh quạt hút gió để
đảm bảo nhiệt độ chuồng phù hợp với số tuần tuổi của lợn, sau đó đi một
vòng quan sát tình hình lợn nếu phát hiện con lợn nào có vấn đề phải tiến
hành tách khỏi ô đó và chuyển xuống ô cuối cùng rồi báo lại với kỹ sư để có
biện pháp xử lý kịp thời.
+ Sau khi đã kiểm tra qua tình hình sức khỏe lợn thì tiến hành dọn dẹp
chuồng trại, đảm bảo nền chuồng được quét sạch sẽ, khô ráo không còn bụi
cám, không bị ẩm ướt, sau đó rút cống xả máng nước tắm, dùng dụng cụ đẩy
máng đẩy sạch nước bẩn để thay nước sạch vào, lượng nước xả máng phụ
thuộc vào số tuần tuổi của lợn, nếu lợn mới nhập thì có thể 2 - 3 ngày thay
nước máng 1 lần, lợn có tuần tuổi lớn thì một ngày thay nước máng 2 lần vào
buổi sáng và buổi chiều.
+ Sau khi vệ sinh, dọn dẹp xong chuồng trại tiến hành cho lợn ăn, lấy
cám từ kho cám chở vào chuồng bằng xe đẩy cám và đổ vào máng ăn tự động
đối với lợn đã biết ăn, đối với lợn mới nhập chưa biết ăn phải tiến hành pha
cám với nước ấm bón và tập cho lợn ăn.
+ Khi tất cả công việc vệ sinh, chăm sóc, cho ăn đã hoàn thành, công
nhân đi kiểm tra nước uống, hệ thống giàn mát, quạt hút gió điều chỉnh hợp lý
sau đó phun khử mùi bằng men vi sinh (Bio-Ems), khi phun khử mùi phải
phun từ cuối chuồng lên, phun kỹ và đều hai dãy chuồng.
35

Trước khi ra khỏi chuồng phải nhớ tắt hệ thống điện chiếu sáng vào ban
ngày và bật điện vào buổi tối. Dưới đây là bảng nhiệt độ thích hợp cho sự
phát triển của lợn.
Bảng 3.7 Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn
Tuần tuổi Nhiệt độ thích hợp
4 320C – 330C
5 310C – 320C
6 300C – 310C
7 290C – 300C
8 – 16 280C – 290C
16 – xuất chuồng 270C – 280C
Một số lưu ý:
+ Tất cả các chuồng có lợn phải bật quạt lưu thông không khí ít nhất
20% số quạt có trong chuồng kể cả khi thời tiết lạnh. Khi đã bật đến 60% số
quạt trong chuồng mà nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn, tiến hành chạy giàn mát
cho nhiệt độ hạ thấp. Nếu nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn ta tiếp tục tăng các
quạt còn lại trong chuồng kết hợp với căng bạc từ trần nhà xuống khoảng 1/3
(cách 2 ô căng một cái) để ngăn gió từ trên xuống nền tạo gió thoáng mắt cho
đàn lợn. Khi nhiệt độ trong chuồng lạnh ta tiến hành tắt tuần tự từng cái quạt,
sau đó tắt giàn mát nhưng vẫn để 20% số quạt có trong chuồng.
+ Chăm sóc lợn úm luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn, độ thông thoáng,
vệ sinh lồng úm định kỳ ba ngày một lần. Thường xuyên tiêm Fe và bón lợn
chưa biết ăn, thời gian úm có thể từ 4 - 6 tuần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết,
độ tuổi của lợn nhập và sức khỏe của lợn.
+ Thường xuyên theo dõi sức khỏe của lợn, tách ghép đồng đều và điều trị lợn
bệnh kịp thời, chăm sóc đặc biệt đối với lợn bệnh, đối với lợn chưa biết ăn và
lợn mới tập ăn. Lợn con sau khi được nhập chuồng sẽ cho ăn thức ăn tốt nhất,
thường một con lợn ăn 2,4 đến 3 kg thức ăn hỗn hợp/1 ngày đêm. Thông
36

thường một lứa lợn thịt từ lúc nhập về đến khi xuất chuồng mất khoảng bốn
tháng. Khi xuất lợn đạt trọng lượng khoảng 100kg.
3.2.8.6 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế.
- Qúa trình đi thực tập là quãng thời gian đi trải nghiệm, được học tập và
làm việc ở một môi trường thực tế với cuộc sống, học được những công việc
ở ngoài đời xã hội. Giúp tôi trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét
và giải quyết vấn đề. hiểu rõ được hơn một phần công việc của mình sau khi
ra trường có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc.
Trong quá trình đi thực tập và làm việc tại trang trại ông Dương Công
Tuấn tôi đã học được những kinh nghiệm sau:
- Với khoảng thời gian 5 tháng đi thực tập và cũng là lần đầu vào thực
hiện đề tài ứng dụng tại trang trại nên kiến thức, kỹ năng vẫn còn hạn hẹp gặp
rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đó cũng là khoảng thời gian học hỏi kinh
nghiệm tích lũy một phần kiến thức để làm tiềm đề hành trang cho bản thân
sau khi ra trường.
- Giúp tôi hiểu rõ được về quá trình thực hiện và cách thức vận hành tổ
chức quản lý hoạt động của trang trại với quy mô rộng lớn.
- Chủ động làm quen với mọi người, tìm hiểu công việc nơi thực tập, chủ
động đề xuất và cùng làm việc với mọi người, giúp tôi hòa nhập nhanh hơn
với môi trường mới.
- Biết được cách tiêm lợn, phát hiện những con lợn bệnh, yếu rồi chữa trị
kịp thời.
- Biết cách điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho lợn trong từng giai đoạn.
- Đọc được số tai lợn của công ty CP.
3.3. Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại
3.3.1. Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại
3.3.1.1. Lao động
Lao động trong trang trại đã được đã được phân công rõ chức năng
nhiệm vụ. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến trình độ lao
37

động, kinh nghiệm lao động. Hiện nay, trang trại rất cần những lao động có
chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên việc tìm kiếm những lao động này là rất
khó khăn. Những lao động thiếu chuyên môn, ít được đào tạo thường tìm
kiếm tương đối dễ, nhưng họ thường không gắm bó lâu dài với trang trại và
đôi khi không tuân thủ tốt nội quy trang trại. Cụ thể số lượng lao động hiện
tại của trang trại thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.8: Số lượng lao động hiện tại của trang trại

Chức năng Trình độ Số năm kinh


TT Họ và tên
nhiệm vụ chuyên môn nghiệm

1 Dương Công Tuấn Chủ trang trại Đại học 20


2 Dương Công Hoàng Quản lý Đại học 10
3 Nguyễn Văn Quyết Kỹ thuật Công ty Đại học 8
4 Lam Văn Điều Công nhân Không 5
5 Bùi Văn Tú Công nhân Không 1
6 Bùi Văn Thắng Công nhân Không 1
7 Hoàng Văn Nam Công nhân Không 1

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2021)


- Hiện trạng lao động của trang trại:
+ Chủ trang trại: 1
+ Cán bộ quảng lý: 1
+ Cán bộ kỹ thuật: 1
+ Công nhân: Gồm 4
- Nhu cầu lao động của trang trại: 10
- Các nguồn lao động tiềm năng của trang trại: mở rộng thêm quy mô
chuồng lợn. Cung cấp đảm bảo thịt lợn có chất lượng tiêu thụ cao trên thịt
trường.
38

3.3.1.2. Đất đai


- Vị trí đất đai của trang trại: xóm Nông Trường, xã Cát Nê, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Địa hình, thổ nhưỡng: - Địa hình bằng phẳng, đất đai rất tốt cho việc
xây dựng trang trại.
- Thực trạng sử dụng đất đai của trang trại như bảng sau:
Bảng 3.9: Thực trạng sử dụng đất đai của trang trại
Diện tích
TT Loại đất Thực trạng sử dụng Tiềm năng/Định hướng
(m2)
Đất nông
1 18.000m2 - Dùng hết
nghiệp
Đất phi nông
2 Không
nghiệp
Đất lâm - Lên quy mô 10.000 con
3 180.000m2 - Dùng hết
nghiệp lợn
Đất chưa sử
4 Không
dụng
(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2021)
Qua bảng số liệu cho thấy thực trạng sử dụng đất đai của trang trại chỉ
sử dụng trong đất nông nghiệp và lâm nghiệp:
- Đất nông nghiệp 18.000m2 dùng để trồng các loại rau, củ quả và ngô,
sắn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của trang trại.
- Đất lâm nghiệp chiếm180.000m2 dùng để các loại cây công nghiệp như : cây
keo, chè, cao su,…để tăng thêm thu nhập cũng như làm mát cho chuồng trại.
3.3.1.3. Vốn đầu tư của trang trại
Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản
xuất nói chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng. Đặc biệt trong mô
hình tổ chức sản xuất trang trại thì đòi hỏi vốn đầu tư là rất lớn.
Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của trang trại điều tra được
thể hiện qua bảng sau:
39

Bảng 3.10: Nguồn vốn đầu tư của trang trại


Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%)
Tổng số vốn đầu tư của trang trại 12.000.000 100
- Vốn tự có của trang trại 8.000.000 66,7
- Vốn vay 4.000.000 33,3

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)


Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vốn tự có của trang trại là 8 tỷ đồng chiếm
66,7% tổng số vốn đầu tư. Vốn vay ngân hàng là 4 tỷ đồng chiếm 33,3% tổng
số vốn đầu tư (lãi xuất 0.8%) với thời hạn vay là 60 tháng. Nguồn vốn của trang
trại chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và mua trang thiết bị phục vụ
cho công tác tổ chức sản xuất của trang trại
3.3.1.4. Kỹ thuật của trang trại
Điểm khác biệt so với các trang trại chăn nuôi lợn khác là ở trang trại
chăn nuôi lợn gia công thì toàn bộ khâu kỹ thuật chăn nuôi đều có cán bộ kỹ
thuật của công ty phụ trách. Ngoài ra, chủ trang trại và quản lý cũng có nhiều
năm kinh nghiệm trong chăn nuôi nên cũng có những kiến thức kỹ năng rất
tốt trong chăn nuôi.
Toàn bộ quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tại trang trại đã được
chuẩn hoá, các bước triển khai và các khâu kỹ thuật phải được thực hiện
nghiêm ngặt. Tất cả những bên có liên quan đều phải tuân thủ theo đúng quy
trình kỹ thuật như một nội quy bắt buộc.
3.3.1.5. Điều kiện cần có của một chủ trang trại
- Chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông,
có hiểu biết về nghề chăn nuôi lợn.
- Chủ trang trại có năng lực, phẩm chất, trình độ của người quản lý sản
xuất kinh doanh. Đây là yêu cầu hoàn toàn mang tính chủ quan, là nhân tố
quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh của các trang trại, bởi
ngoài chức năng là chủ gia đình, chủ trang trại còn là chủ một đơn vị sản xuất
kinh doanh, trực tiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất. Vì thế, chủ
40

trang trại phải có sự tích lũy nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và
năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại
phải dựa trên cơ sở hạch toán
- Chủ trang trại có sự tập trung nhất định về số lượng, quy mô các yếu
tố sản xuất trước hết là tiền vốn và đất đai, đây là điều kiện rất cần thiết đối
với một trang trại chăn nuôi gia công.
- Chủ trang trại không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp cận với khoa
học kĩ thuật, công nghệ mới.
3.3.2. Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trang trại
3.3.2.1. Xác định chi phí cho hoạt động của trang trại
* Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
Bảng 3.11: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu của trang trại
ĐVT: 1000đ
Giá trị
Hạng mục xây Giá Thành tiền Số năm
STT Quy mô khấu
dựng thành (1.000đ) khấu hao
hao/năm
1 San lắp mặt bằng 27 29.629m2 800.000 20 40.000
2 XD chuồng nuôi 1.420 5.250m2 7.455.000 20 372.750
XD nhà điều hành,
3 2.650 120m2 318.000 20 15.900
nhà công nhân
XD kho cám, nhà
5 590 175m2 103.250 20 5.162
sát trùng
6 XD bể nước 52 500m3 26.000 20 1.300
7 XD bể lắng cát 500 800m2 400.000 20 20.000
8 Hệ thống Biogas 120 2.500m3 300.000 20 15.000
9 Ao sinh học 250 800m3 200.000 20 10.000
10 Giao thông nội bộ 225 1.400m2 315.000 20 15.750
12 Cổng, tường rào 130 2.500m2 325.000 20 16.250
13 Giếng khoan 7.000 3 cái 210.000 20 10.500
Tổng (1) 10.452.250 506.712
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
41

Với phương thức chăn nuôi hiện đại hệ thống các công trình phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cần được đầu tư đảm bảo
đúng theo quy định của Công ty về xây dựng chuồng trại và phù hợp với điều
kiện cho phép của trang trại. Dưới đây là số liệu tổng hợp về tình hình đầu tư
xây dựng cơ bản của trang trại.
Qua bảng 3.11 Ta thấy tổng chi phí mà trang trại bỏ ra để đầu tư xây
dựng là 10.452.250.00 đồng. Trong đó chi phí xây dựng chuồng nuôi là
7.455.000.000 đồng chiếm 71,32% còn các tài sản khác chiếm 28,68%.
Các công trình xây dựng cơ bản trên tính thời gian khấu hao là 20 năm.
Mỗi năm trang trại khấu hao cơ bản là 506.712.000 đồng
* Chi phí đầu tư trang thiết bị cho chăn nuôi của trang trại
Bảng 3.12: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại
ĐVT: 1000đ

Giá Số Số năm Giá trị khấu


STT Khoản mục Thành tiền
thành lượng khấu hao hao/năm
1 Quạt thông gió 7.000 42 cái 294.000 10 29.400
2 Núm uống tự động 28 616 cái 17.248 10 1.740
3 Máng ăn 700 112 cái 78.400 10 7.840
4 Máy phun khử trùng 3.200 03 cái 9.600 10 960
5 Hệ thống giàn mát 3.600 28 tấm 100.800 10 10.080
6 Máy bơm giàn mát 1.700 07 cái 11.900 10 1.190
7 Xe đẩy cám 1.800 07 cái 12.600 10 1.260
8 Cầu cân điện tử 22.000 01 cái 22.000 10 2.200
9 Máy vi tính 9000 02 bộ 18.000 10 1.800
10 Máy phát điện 150.000 01 trạm 150.000 10 15.000
Tổng (2) 714.548 71.470
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
42

Qua bảng số liệu thu thập được ở trên cho ta biết tổng số trang thiết bị,
máy móc có trong trang trại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
tổng số tiền mà trang trại bỏ ra mua là 714.548.000 đồng. Thời gian tính khấu
hao trang thiết bị, máy móc là 10 năm. Tổng số tiền khấu hao trang thiết bị,
máy móc tính cho mỗi năm là 71.470.000 đồng/năm
* Chi phí thường xuyên hàng năm của trang trại
Ngoài cho phí khấu hao tài sản cố định đã đầu tư, khi tham gia chăn nuôi
gia công cho Công ty CP Việt Nam, trang trại không phải mất chi phí về con
giống, vaccine và thuốc thú y, tất cả đều được Công ty cấp. Trang trại chỉ phải
chi trả các chi phí thường xuyên hàng năm như: chi phí thuê nhân công, quản
lý, chi phí tiền điện, lãi vay ngân hàng,
Bảng 3.13: Chi phí thường xuyên hàng năm của trang trại
ĐVT: 1000 Đồng

Cơ cấu
STT Loại chi phí Chi phí trung bình/ năm( 1000đ)
(%)
1 Chi phí nhân công 420.000 26,39
2 Chi phí quản lý 96.000 6,02
3 Chi phí tiền điện 336.000 21,10
4 Lãi vay ngân hàng 384.000 24,12
5 Chi phí khác 106.000 6,67
6 Khấu hao tài sản 250.000 15,70
Tổng (3) 1.592.000 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.13 trên ta thấy tổng chi phí biến đổi của trang trại bỏ ra 1
năm là 1.592.000.000đồng. Trong đó, Chi phí trả tiền lương cho quản lý là 8
triệu/tháng (bao gồm 1 người) thành tiền 96 triệu/năm, chi phí trả tiền lương
cho công nhân là 5 triệu/người/tháng (bao gồm 7 người) thành tiền 420
43

trện/năm. Chi phí tiền điện trung bình là 28 triệu/tháng, 336 triệu/năm. Chi
phí vay lãi ngân hàng 4 tỷ với lãi suất 0,8%/tháng phải trả là 32 triệu/tháng,
384 triệu/năm. Chi phí khác bao gồm: tiền vệ sinh môi trường, thuê máy móc
trang thiết bị cần thiết là 106 triệu/năm. Cuối cùng là khấu hao tài sản cố định
250 triệu/năm.
Bao gồm:
 Khấu hao xây dựng cơ bản/năm: 506.712.000 (đồng) Tổng (1)
 Khấu hao trang thiết bị máy móc/năm: 71.470.000 (đồng) Tổng (2)
 Chi phí sản xuất thường xuyên: 1.592.000.000 (đồng) Tổng (3)
=> Tổng chi phí một năm của trang trại = Tổng (1) + Tổng (2) + Tổng (3)
= 506.712.000 + 71.470.000 + 1.592.000.000 = 2.170.182.000 đồng
3.3.2.2. Doanh thu, lợi nhuận hàng năm của trang trại
Với quy mô chăn nuôi 4550 con/lứa và một năm nuôi 2 lứa. Doanh thu
hàng năm của trang trại như sau:
Bảng 3.14: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án
ĐVT: Đồng

STT Sản phẩm chính ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Đứa 2. 2020 con 4095 3.900 1.836.607.500

2 Đứa 1.2021 con 4316 4.200 2.048.373.600

Tổng 8411 3.884.981.100

Lợi nhuận hàng năm của trang trại = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.
= 3.884.981.100 – 2.170.182.000 = 1.714.799.100 đồng.
3.3.3. Hệ thống đầu ra của trang trại
Sơ đồ chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn theo hình
thức chăn nuôi gia công của trang trại:
44

Công ty CP Việt Trang trại nuôi lợn


Nam gia công

Công ty CP Việt Nam

Tiêu thụ nội địa Xuất khẩu

Cơ sở giết mổ Cơ sở chế biến

Hộ bán lẻ
Thị trường
Siêu thị, cửa hàng

Hình 3.5: Chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua hình trên cho thấy chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức
chăn nuôi gia công khá phức tạp, nhìn vào hình có thể thấy có sự tham gia của
các nhân tố như:
+ Công ty CP Việt Nam: Là nhân tố chính, có vai trò cung cấp con giống,
thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật cho trang trại. Đồng thời Công ty CP cũng đảm
bảo chức năng bao tiêu đầu ra cho trang trại.
+ Trang trại: Là trang trại chăn nuôi gia công có vai trò sản xuất lợn thịt
cung cấp cho Công ty CP.
+ Cơ sở giết mổ: Là nhân tố có vai trò thu mua lợn về giết mổ rồi bán
cho các hộ bán lẻ.
+ Cơ sở chế biến: Là nhân tố góp phần gia tăng thêm giá trị cho chuỗi,
các sản phẩm chủ yếu là xúc xích, dăm bông, đồ hộp, giò, chả… Hiện nay,
45

ngoài xuất lợn sống, Công ty CP Việt Nam đã có những cơ sở chế biến để đa
dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá trị.
+ Hộ bán lẻ, siêu thị, cửa hàng: Là tác nhân có vai trò phân phối các sản
phẩm trực tiếp cho thị trường tiêu thụ.
+ Thị trường tiêu thụ: Là tác nhân có vai trò tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
mà các tác nhân khác trong chuỗi sản xuất ra.
Sự liên kết giữa các tác nhân này đã tạo nên các kênh tiêu thụ cho trang
trại cũng như Công ty CP Việt Nam. Từ sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi
lợn theo hình thức chăn nuôi gia công, xác định được các kênh tiêu thụ chính
của trang trại nuôi lợn gia công. Do trang trại ký hợp đồng chăn nuôi gia công
với Công ty nên toàn bộ lợn thịt sau khi xuất chuồng sẽ được Công ty CP Việt
Nam vận chuyển toàn bộ đi tiêu thụ.
3.4. Ý tưởng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp
3.4.1. Khái quát về ý tưởng khởi nghiệp
3.4.1.1. Bối cảnh cho thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp (Làm rõ tính cấp thiết)
Dê là loài gia súc rất quang trọng của các nước đang phát triển, đặt biệt
là khu vực châu Á, châu Phi. Ở việt nam ngành chăn nuôi dê có từ lâu đời
nhưng theo phương thức quảng canh tự cung tự cấp. Chủ yếu tập trung ở các
tỉnh miền núi và trung du phía bắc. Tập quán sử dụng sản phẩm từ chăn nuôi
dê đã được hình thành, đó là động lực mới thúc đẩy ngành chăn nuôi dê tăng
quy mô và tăn theo đàn, chất lượng con giống tốt và công nghệ chế biến sản
phẩm. Chăn nuôi dê theo phương thức bán chăn thả, tận dụng được nguồn
thức ăn thiên nhiên là chủ yếu. Con đen đã tự khẳng định được những ưu
điểm như: tính thích nghi với các điều kiện tự nhiên và phù hợp với phương
thức bán chăn thả. Có tính bày đàn cao và có khả năng tự tìm kiếm thức ăn
trên những vùng núi đá hiển trở nên ít tốn công chăn dắt và lương thực.
Xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là một trong những
địa phương có truyền thống lâu đời trong việc chăn nuôi dê. Trong những
46

năm qua, dê nuôi ở những vùng núi cao này được nhiều người tiêu dùng ưa
chuộng vì chúng cho nhiều thịt và đặc biệt là chất lượng thịt rất thơm ngon
nên tôi đã chọn đề tài: “ Chăn nuôi dê tại địa bản xã Sen Thượng - huyện
Mường Nhé - tỉnh Điện Biên”
3.4.1.2. Tên ý tưởng/dự án khởi nghiệp:
“ Chăn nuôi dê tại địa bản xã Sen Thượng - huyện Mường Nhé - tỉnh
Điện Biên”
3.4.1.3. Lý do chọn ý tưởng/dự án khởi nghiệp này là:
+ Điều kiện kinh tế trên địa bản huyện vẫn còn rất nhiều khó khăn,
không có nhiều các mô hình kinh tế về chăn nuôi trang trại.
+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống của kinh tế hộ
gia đình,.
+ ít dịch bệnh, không mất nhiều thời gian cũng như vốn ban đầu và các
nguồn lực khác…
3.4.1.4. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án
+ Để nâng cao đời sống của người dân trên địa bản huyện, tăng giá trị
ngành chăn nuôi và góp phần mục tiêu phát triển kinh tế tại xã Sen Thượng
nói riêng và đất nước nói chung.
+ Tạo cảm nguồn hứng cho người dân có cái tầm nhìn khác về mô hình
làm kinh tế hộ trang trại, không mất nhiều về sức lực mà từ mô hình này đem
lại giá trị kinh tế cao
3.4.1.5. Điều kiện nguồn lực cần thiết để thực hiện khởi nghiệp.
- Nguồn vốn: vốn tự có là 50 triệu đồng, và các nguồn vốn vay ngân
hàng là 40 triệu đồng.
- Nhân lực: 02 người
- Kỹ thuật: 01 người
- Đất đai: diện tích đất khoản 4/ha. Trong đó dùng 200m2 để xây chuồng
trại, số đất còn lại để chăn thả dê.
47

3.4.1.6. Địa điểm thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp:


- Địa điểm: tại bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên.
3.4.2. Chi tiết về ý tưởng/dự án khởi nghiệp
3.4.2.1. Sản phẩm
* Các sản phẩm từ dê như:
Để lấy thực phẩm (thịt dê, sữa...)
Để lấy sữa (sữa dê không chỉ làm thực phẩm mà, các sản phẩm như sữa
rửa mặt, sửa tắm,... cũng có thành phần chiết xuất từ sữa dê)
Để lấy lông (làm áo ấm, chăn...), lấy da, lấy sừng (dùng để trang trí trong
nhà...),...Để làm cảnh.
* Điểm khác biệt của sản phẩm:
Các sản phẩm dê này khác với các sản phẩm dê từ vùng khác. Nuôi bán
chăn thả, dê được vận động chạy nhảy nên lượng thịt thơm ngon, không dùng
các chất kích thích tăng trưởng, không dùng thức ăn công nghiệp.
3.4.2.2. Khách hàng và kênh phân phối
+ Khách hàng mục tiêu là những thương buôn, thương lái. Họ ở địa
phương và một số ở các thị trấn, thị xã lên.
+ Các cửa hàng nhỏ lẻ ở thị trấn cũng như ở các quán ăn lân cận.
+ Khách hàng tiềm năng: Là khách hàng từ các tỉnh lân cận và các địa
phương khác biết đến sản phẩm của mình từ trên các trang mạng xã hội như :
(Facebook, youtube…), họ tin tưởng và đặt mua sản phẩm.
+ Cách tiếp cận khách hàng: Trước tiên sẽ tạo ra những sản phẩm chất
lượng tốt, đi giới thiệu sản phẩm của mình ở các địa phương khác cũng như
trên địa bản huyện, các thị xã khác…
+ Giảm giá 50% đối với những khách đặt mua sản phẩm lần đầu.ưu tiên
những khách hàng thân quen….
48

* Quan hệ khách hàng.


+ Luôn lắng nghe khách hàng, giới thiệu những sản phẩm tốt nhất cho
khách hàng. Tôn trọng những mong muốn cũng như ý kiến của khách về sản
phẩm của mình.
- Kênh trực tiếp: Bán trực tiếp vào các cửa hàng quán ăn lớn ở tỉnh,
huyện và các tỉnh lân cận khác.
- Kênh gián tiếp: Bán trên các trang mạng xã hội như ( Facebook,
youtube…), giới thiệu sản phẩm của mình để nhiều khách hàng ở các địa
phương khác biết đến nhiều hơn.
3.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh:
* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Là những hộ gia đình có chăn nuôi dê nhiều năm với quy mô lớn trên
địa bàn.
- Điểm mạnh:
+ Có nhiều kinh nghiệm về truyền thống chăn nuôi dê, quen biết nhiều
thương nhân để họ tiêu thụ sản phẩm của mình.
+ Nhiều chi phí hơn so với mình, tạo ra nhiều sản phẩm khác lớn hơn.
- Điểm yếu:
+ Chưa áp dụng những máy móc kỹ thuật hiện đại vào trong chăn nuôi
cũng như thuốc thú ý…
+ Họ chăn nuôi theo truyền thống với quy nhỏ, chưa liên hệ được tiêu
thụ sản phẩm chủ yếu bán ở địa phương như là các cơ quan trên địa bàn.
* Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Là những hộ gia đình có trang trại chăn nuôi mô hình khác ở trên địa
bàn cũng như ở địa phương khác.
- Điểm mạnh:
+ Chăn nuôi với quy mô lớn
+ Nhiều vốn đầu tư xây dựng mô hình làm trang trại chăn nuôi
49

+ Có nhiều khách hàng hơn


+ Sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến
- Điểm yếu:
+ Chưa liên hệ được với thương nhân buôn bán lớn
+ Còn thiếu hiểu biết về marketing bán sản phẩm trên các trang mạng
xã hội khác…
+ Chưa qua đào tạo môi trường chăn nuôi một cách bày bàn.
3.4.2.4. Các điều kiện nguồn lực cho thực hiện ý tưởng/dự án
Bảng 3.15: Các nguồn lực cần cho thực hiện ý tưởng/dự án

Các nguồn lực Các nguồn lực Cách thức bổ


Các nguồn lực cần
hiện có cho còn thiếu cho sung nguồn lực
có cho thực hiện
thực hiện thực hiện thiếu
Vốn 300.000.000 200.000.000 Vay ngân hàng

Nhân lực 4 2 Tuyển

Kỹ thuật 1 1 Tuyển
Đất đai 4ha
Nguồn lực khác

3.4.2.5. Các hoạt động chính cần thực hiện


Bảng 3.16: Các hoạt động chính trong thực hiện ý tưởng/dự án

STT Tên hoạt động chính Kết quả cần đạt Thời gian thực hiện

1 Xây dựng mục tiêu - Hoàn thành 2-3 tháng

- Có nhiều kinh
Tập huấn cho cán bộ,
2 nghiệm kiến thức 1 tháng
công nhân viên
trong chăn nuôi

3 Đánh giá kiểm tra chất lượng - Tốt 4-5 ngày


50

Bảng 3.17: Những rủi ro có thể có và giải pháp phòng/chống


STT Những rủi ro có thể có Những giải pháp phòng/chống

1 Nguồn lực Tuyển thêm công nhân

2 Vốn Quỹ dự phòng

3 Dịch bệnh Tiêm phòng theo định kì

4 Đất đai Của gia đình

3.4.3. Dự kiến các chi phí, doanh thu, lợi nhuận


3.4.3.1. Chi phí của dự án
Bảng 3.18: Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản
ĐVT: 1000 Đồng
Quy Giá trị
Hạng mục Giá đơn vị Số năm
STT mô Tổng giá trị khấu
xây dựng (đ/m2) khấu hao
(m2) hao/năm
1 Chuồng trại 200 500.000 100.000.000 7 14.200.000
2 Nhà kho 50 500.000 25.000.000 7 3.500.000
3 Nhà điều hành 100 500.000 50.000.000 7 7.100.000
4 Công san lấp 350 500.000 175.000.000 7 25.000.000
Tổng (1) 350.000.000 49.800.000

Trong đó: Tổng chi phí để đầu tư xây dựng là 350.000.000 đồng. Trong
đó chi phí xây dựng chuồng nuôi là 100.000.000 đồng.
Các công trình xây dựng cơ bản trên tính thời gian khấu hao là
Dự kiến nông trại sẽ xây dựng cơ bản với tổng chi phí dự kiến là
350.000.000 triệu đồng. Sau khi khấu hao tài sản cố định là 49.800.000
đồng/năm.
51

2/ Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị.


Bảng 3.19: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án
ĐVT: 1000 Đồng
Số năm Giá trị
Số Đơn giá Thành tiền
STT Tên thiết bị ĐVT khấu khấu
lượng (đ) (vnđ)
hao hao/năm
1 Máy vi tính 01 đồng 7.000.000 7.000.000 8 875.000
2 Máy phát điện 01 đồng 50.000.000 50.000.000 8 6.250.000
3 Máy phun khử trùng 02 đồng 350.000 700.000 8 87.500
4 Máng ăn muối 20 đồng 20.000 400.000 8 50.000
5 Quạt thông gió 10 đồng 4.000.000 40.000.000 8 5.000.000
Tổng (2) 98.100.000 12.262.500

Tổng dự kiến đầu tư trang thiết bị hiện đại với chi phí dự kiến đầu tư là
98.100.000 đồng. Sau khấu hao tài sản cố định tính cho một năm là
12.262.500 đồng/năm.
3/ Chi phí sản xuất thường xuyên.
Bảng 3.20: Chi phí sản xuất thường xuyên
ĐVT: 1000 Đồng

Cơ cấu
STT Loại chi phí Chi phí trung bình/ năm( 1000đ)
(%)
1 Chi phí nhân công 72.000.000 26,39
2 Chi phí quản lý 48.000.000 6,02
3 Chi phí tiền điện 12.000.000 21,10
4 Lãi vay ngân hàng 30.000.000 24,12
5 Chi phí khác 7.000.000 6,67
6 Khấu hao tài sản 50.000.000 15,70
Tổng (3) 207.000.000 100
52

Qua bảng 3.20 trên ta thấy tổng chi phí biến đổi của trang trại bỏ ra 1
năm là 207.000.000đồng.Trong đó, Chi phí trả tiền lương cho quản lý là 4
triệu/tháng (bao gồm 1 người) thành tiền 48 triệu/năm, chi phí trả tiền lương
cho công nhân là 3 triệu/người/tháng (bao gồm 2 người) thành tiền 72
trện/năm.
Bao gồm:
+ Khấu hao xây dựng cơ bản/năm: 49.800.000 (đồng) Tổng (1)
+ Khấu hao trang thiết bị máy móc/năm: 12.262.500 (đồng) Tổng (2)
+ Chi phí sản xuất thường xuyên: 207.000.000 (đồng) Tổng (3)
=> Tổng chi phí dự kiến của dự án trong năm đầu: (1) + (2) + (3)
= 49.800.000 + 12.262.500 + 207.000.000 = 269.062.000 đồng
3.4.3.2. Doanh thu, lợi nhuận dự kiến hàng năm của dự án
+ Doanh thu dự kiến của dự án:
Bảng 3.21: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án
ĐVT: Đồng
STT Sản phẩm chính ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Đứa 2.2022 con 60 3.000.000 180.000.000
2 Đứa 1.2023 con 90 4.000.000 360.000.000
Tổng 150 540.000.000
+ Lợi nhuận dự kiến của dự án trong năm đầu = Tổng doanh thu dự
kiến – Tổng chi phí dự kiến.
= 540.000.000 - 269.062.000 = 300.062.000 đồng.
3.4.3.3. Hiệu quả kinh tế của dự án (Tính cho năm đầu tiên)
- Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu của trang trại trong năm là:
540.000.000 đồng
- Chi phí trung gian (IC) hay chi phí thường xuyên hàng năm là:
207.000.000 đồng
- Giá trị khấu hao TSCĐ (FC) bao gồm giá trị khấu hao đầu tư xây dựng cơ
bản và khấu hao trang thiết bị máy móc hàng năm là: 12.262.500 đồng.
53

- Tổng chi phí (TC) = FC + IC = 219.262.500 đồng


Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của dự án
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
1 Giá trị sản xuất (GO) Đồng 540.000.000
2 Chi phí trung gian (IC) Đồng 207.000.000
3 Khấu hao TSCĐ (FC) Đồng 12.262.500
4 Tổng chi phí (TC) Đồng 269.062.000
5 Giá trị gia tăng (VA) Đồng 49.800.000
6 Lợi nhuận (Pr) Đồng 300.062.000
7 GO/IC lần
8 VA/IC lần
9 Pr/IC lần

3.4.4. Kế hoạch triển khai thực hiện ý tưởng/dự án


Bảng 3.23: Kế hoạch triển khai ý tưởng/dự án khởi nghiệp
Nội dung Thời gian Ghi
STT Biện pháp thực hiện
công việc Bắt đầu Kết thúc chú
Khảo sát địa Đi đo mặt bằng diện
1 điểm làm Ngày 3/2 Ngày 5/2 tích và địa hình xung
trang trại quanh
San lấp mặt
2 Ngày 10/2 Ngày 15/2 Làm bằng máy
bằng
Xây chuồng
3 Ngày 20/2 Ngày 1/5 Thuê công nhân
trại
Lắp đặt các
4 thiết bị trong Ngày 5/5 Ngày 9/5 Thuê thợ điện
chuồng
Đi thuê công
6 Ngày 12/5 15/5 Đi tìm ở địa phương
nhân
Đặt mua các giống
5 Mua giống 20/5 30/5
địa phương khác
54

3.4.5. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng/dự án được thực hiện
+ Trước tiên bản thân mình phải có đam mê làm kinh tế trang trại chăn
nuôi, có ý chí phấn đấu trong cuộc sống.
+ Gia đình và bạn bè sẽ luôn ủng hộ với ý tưởng kinh doanh
+ Về phía cơ quan ở địa phương sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để làm mô
hình kinh tế trang trại tại địa phương.
+ Nhà nước sẽ có nhiều dự án, chi phí đầu tư hơn nữa vào việc làm kinh
tế hộ trang trại ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
55

Phần 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.1.1. Kết luận về kết quả quá trình thực tại cơ sở thực tập
Thông qua quá trình thực tập tại cơ sở thực tập tìm hiểu công tác quản lý
và tổ chức hoạt động tại trang trại Dương Công Tuấn, khóa luận đưa ra một
số kết luận như sau:
- Trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình chăn nuôi gia
công khép kín và kí hợp đồng với công ty CP, thức ăn, đầu vào đầu ra đều
do công ty cung cấp nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ
sản xuất nhỏ lẻ ở cùng điều kiện. Mỗi năm lợi nhuận của trang trại lên tới
hàng tỷ đồng.
- Trang trại đã đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu của Công ty về cơ sở vật
chất, kỹ thuật khi tham gia chăn nuôi gia công, thực hiện tổ chức chăn nuôi,
phòng dịch, chăm sóc theo đúng quy định của Công ty.
- Trang trại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.
- Bên cạnh những kết quả đạt được thì trang trại vẫn còn phải đối mặt
với một số khó khăn: chủ trang trại còn thiếu nhiều kiến thức trong chăn
nuôi, kĩ sư quản lý ở nhiều trại nên sự quan tâm đến trang trại còn ít, công
nhân chưa qua đào tạo nên tỷ lệ hao hụt có sự chênh lệch rất nhiều so với
lợn nhập ban đầu.
- Giá chăn nuôi gia công chưa cao kể cả khi giá cả thị trường trong và
ngoài nước tăng cao.
- Thiếu vốn nên vấn đề xử lý môi trường không đảm bảo gây ảnh
hưởng tới môi trường xung quanh.
56

Để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại trong những
năm tới chúng ta cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp về hỗ trợ vốn, đào
tạo nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, tăng giá gia công,... Đồng
thời cần làm tốt công tác kiểm dịch, phòng bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.1.2. Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp
Trải qua 4 năm học tập và làm việc tại Trường đại học nông lâm Thái
Nguyên - Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Tôi xin đưa ra một số kết luận về
ý tưởng khởi nghiệp như sau.
- Một số địa phương ở vùng đặc biệt khó khăn trên vùng núi phía Bắc nước
ta vẫn nhiều địa phương chưa có mô hình làm về chăn nuôi trang trại. Đa số người
dân toàn trồng lúa, ngô… để duy trì cuộc sống.
- Làm kinh tế chăn nuôi trang trại tại địa phương sẽ đem lại nguồn thu nhập
cao cho người dân. Đồng thời cũng là phát triển kinh tế tại địa phương nâng cao
đời sống xã hội.
- Lần đầu làm kinh tế trang trại nên sẽ không tránh khỏi được những khó
trong môi trường kinh doanh như thiếu về nguồn vốn, kiến thức trong chăn nuôi.
- Để làm mô hình trang trại chăn nuôi trước tiên phải xử lý tốt về việc ô
nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trang trại chăn nuôi tại các địa phương đã thúc đẩy và chuyển dịch nền cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở nước ta ngày càng phát triển rõ rệt.
4.2. Kiến nghị
4.2.1 Đối với nhà nước:
- Cần có những chính sách ưu đãi cho phát triển chăn nuôi như ưu đãi về
đất đai, thuế, vay vốn để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao
năng suất và thu nhập. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy
định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý môi trường.
57

- Cần có quy hoạch phát triển trang trại, có định hướng cho trang trại
phát triển sản xuất các loại sản phẩm từ việc chăn nuôi có khả năng chiếm
lĩnh thị trường tiêu thụ, đồng thời chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông,
thông tin liên lạc, điện, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp,… Tạo điều kiện
cho hình thức tổ chức hoạt độngtrang trại phát triển.
Cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hình thành quỹ bảo trợ nông
nghiệp có sự tham gia tự nguyện của chủ trang trại để bảo hiểm giá cả hàng
hóa, giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh trang trại.
4.2.2. Đối với địa phương
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi gia công có địa bàn để mở
rộng quy mô sản xuất đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho gia đình,
để giúp trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.
- Tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh chế biến đăng ký giấy phép
và tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo
chất lượng cho các sản phẩm.
Hỗ trợ, tạo điều kiện pháp lý thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp
vào phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia công.
4.2.3. Đối với Công ty C.P
- Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại và
các trang thiết bị ban đầu cho trang trại.
- Cần tăng giá gia công trong những thời điểm mà giá thị trường gia tăng.
- Cần mở các lớp tập huấn cho các hộ trong chăn nuôi để giảm hao hụt
cho các hộ chăn nuôi.
- Cần có đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y tốt để hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia
công về mảng kỹ thuật.
- Cần hỗ trợ trang trại trong vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi, để không
gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.
58

4.2.4. Đối với chủ trang trại chăn nuôi


- Chủ trang trại không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị
trường, tiếp cận với khoa học kĩ thuật, công nghệ mới.
- Hộ chăn nuôi nên lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp với điều kiện
kinh tế của gia đình.
- Cần tuân thủ đúng với những gì đã ký với hợp đồng của công ty.
- Trang trại cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao
động, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô
nhiễm tới môi trường xung quanh.
59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt
1. Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày
13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh
tế trang trại, Hà Nội.
2. Bộ NN và PTNT (2015), Tờ trình về chính sách khuyến khích phát triển
trang trại năm 2015, Hà Nội.
3. Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ
bản của trang trại, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.
4. Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP về kinh tế trang
trại.
5. Thủ tướng Chính Phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền
vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
7. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.
II. Các tài liệu tham khảo từ Internet
9.http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/44/54971/khoi-nghiep-
tunuoi-lon
Ngày truy cập 30 tháng 05 năm 2021

You might also like