You are on page 1of 71

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------------------

NÔNG THỊ VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NÔNG
TRẠI TRỒNG ỚT NGỌT SỐ 37, MOSHAV HATSEVA, ARAVA, ISRAEL
CỦA ÔNG GIDON BLUM

Hệ đào tạo : Chính quy


Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2016-2020

Thái Nguyên, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NÔNG THỊ VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NÔNG
TRẠI TRỒNG ỚT NGỌT SỐ 37, MOSHAV HATSEVA, ARAVA ISRAEL
CỦA ÔNG GIDON BLUM

Hệ đào tạo : Chính quy


Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2016-2020
Giảng viên : ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương

Thái Nguyên, năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (khóa 2016
- 2020) em đã học hỏi được nhiều bài học ý nghĩa, nhiều kiến thức bổ ích, kinh
nghiệm và khả năng tư duy,… Đó là những bước đệm và động lực lớn cho em sau
khi ra trường.
Thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên được áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế, giúp sinh viên có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu trau dồi và bổ
sung những kiến thức, rèn luyện đạo đức, phẩm chất tác phong của mình.
Qua đây em xin trân trọng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn,
Phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo,
những người đã trang bị cho em những kiến thức trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Đào Tạo và Phát triển Quốc tế trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ( ITC), trung tâm Arava International Center for
Agriculture Training ( ICAT) đã giúp đỡ em được tham gia chương trình thực tập
tại Israel để em có cơ hội học tập và nghiên cứu, hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn ông chủ trang trại Gidon Blum, công nhân và những người bạn
cùng nông trại, cùng trường học đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình và chu đáo
của Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương, đã hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành khóa
luận này.
Trong thời gian thực tập và làm khóa luận, bản thân em đã cố gắng hết sức, học
hỏi nghiên cứu và khắc phục những khó khăn để hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên
do thời gian, kiến thức và năng lực còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong quý thầy cô và các bạn sinh viên có những ý kiến
đóng góp và tạo điều kiện để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 25 tháng 6 năm 2021
Sinh viên
Nông Thị Vân

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................. vi
Phần 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện.....................................................................3
1.3.1. Nội dung thực tập............................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................................4
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập................................................................................. 7
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP...............................................8
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập.............................................................................8
2.1.1. Những thông tin khái quát về nông trại của ông Gidon Blum.......................... 8
2.1.2. Mô hình tổ chức mô hình sản xuất của nông trại.............................................. 8
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập...................................................................... 11
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập..................................12
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại......................12
2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại ...................................15
2.3.3. Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại .............17
2.3.4. Quy trình trồng ớt ngọt học được trong quá trình thực tập ............................ 22
2.3.5.Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại ...................................... 22
2.3.6.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại .....................................23
2.3.6.1. Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại..............................23
2.3.6.2. Chi phí hàng năm của nông trại ..................................................................25

ii
2.3.6.3. Sản lượng và doanh thu của nông trại năm 2019 - 2020..............................26
2.3.6.4. Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2019- 2020............27
2.3.7. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nông trại................................29
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP....................................................................32
3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng................................................................................... 32
3.2. Khách hàng.......................................................................................................... 33
3.3. Hoạt động chính.................................................................................................. 34
3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận ...............................................................36
3.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.............................................. 43
3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu
rủi ro............................................................................................................................46
3.7. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện............................... 48
PHẦN 4. KẾT LUẬN...............................................................................................50
4.1. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ớt của nông trại ông Gidon Blum.....50
4.2. Kết luận của ý tưởng........................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................52
PHỤ LỤC MỘT SỐ ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI……..........……………….54

iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập............................8
Bảng 2.2: Lịch mùa vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch ớt ngọt.................................. 16
Bảng 2.3: Chi phí xây dựng cơ bản của nông trại..................................................... 24
Bảng 2.4: Chi phí hàng năm của nông trại.................................................................25
Bảng 2.5: Sản lượng và thu hoạch của ớt.................................................................. 27
Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất ớt trên 1ha của nông trại năm 2019- 2020.................. 27
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản và trang thiết bị của nông trại trồng cây
chanh dây..................................................................................................................36
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản của vườn ươm và ủ phân hữu cơ vi
sinh....................................................................................................……................38
Bảng 3.3: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản và trang thiết bị của khu chế biến sản xuất
nước cốt chanh dây và mứt chanh dây................................................…………….....38
Bảng 3.4: Chi phí dự kiến ủ phân hữu cơ vi sinh 1 năm...................………............39
Bảng 3.5: Chi phí dự kiến ươm giống chanh dây ( 1 năm)....................................... 40
Bảng 3.6: Chi phí dự kiến trồng cây chanh dây (1 năm )................... ......................41
Bảng 3.7: Chi phí dự tính trong chế biến mứt chanh dây và nước cốt chanh dây
(1năm).......................................................................................………….…...........42
Bảng 3.8: Doanh thu của nông trại trung bình một năm ..........................................43
Bảng 3.9: Bảng phân tích SWOT..............................................................................44
Bảng 3.10: Bảng tóm tắt rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro.................................47

iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của nông trại........................................................................10


Hình 2.2. Sơ đồ mô hình hóa hoạt động quản lý nông trại......................................18
Hình 2.3. Sơ đồ dây chuyền phân loại ớt tự động..................................................... 18
Hình 2.4. Sơ đồ dây chuyền đóng gói ớt tự động...................................................... 19
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình trồng ớt ngọt...................................……….....................20
Hình 2.6. Sơ đồ kênh tiêu thụ của nông trại......................………............................22

v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tên đầy đủ


1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc
nội)
3 GTSX Giá trị sản xuất
4 KT&PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn
5 TSCĐ Tài sản cố định

vi
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng hiện nay
có nhiều sự thay đổi và phát triển theo hướng tích cực và cũng đạt được nhiều thành
tựu nhất định. Đời sống, vật chất, tinh thần người dân ngày càng cải thiện và vấn đề
sức khỏe ngày một được xã hội quan tâm vì vậy người dân bắt đầu chú trọng đến
vấn đề an toàn thực phẩm và có nhu cầu cao trong với sản phẩm chất lượng tuy
nhiên nền nông nghiệp nước ta cũng còn bấp bênh và có nhiều hạn chế, bất cập
trong vấn đề sản xuất.
Vì vậy để cải thiện và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam đáp ứng được nhu
cầu của người dân, cạnh tranh với các nước sản xuất khẩu nông nghiệp khác để
vươn ra thế giới cần có những nghiên cứu cụ thể và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Đặc biệt cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến,
phát triển như khu vực Trung Đông, Tây Âu và trong đó phải kể đến quốc gia Israel.
Đây là một trong các nước được đánh giá là có nhiều nghiên cứu ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp có hiệu quả xứng đáng để nhiều nước học hỏi.
Israel là một quốc gia sa mạc, hạn hán và có diện tích nhỏ bé khoảng 22,770
km². Mặc dù điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt không thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp như: Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc chủ yếu là đất pha cát, thiếu nguồn
nước tưới tiêu, thời tiết nắng nóng nhiệt độ rất cao vào mùa hè và rất lạnh vào mùa
đông hoàn toàn không thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. Không vì vậy mà
Israel không sản xuất nông nghiệp mà họ tìm tòi nghiên cứu để đưa ra biện pháp
khắc phục những khó khăn, biến những điều bất lợi thành những điều có lợi để đạt
được những thành tựu to lớn như ngày nay. Israel đang là một quốc gia có nền nông
nghiệp phát triển cao cả về kỹ thuật và công nghệ, sản phẩm nông sản được xuất
khẩu ra nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước châu Âu như: Mỹ, Đức,Pháp…
Trong quá trình thực tập nghề tại Israel, được trực tiếp tiếp cận và học hỏi một
nền nông nghiệp hiện đại với hệ thống sản xuất công nghệ cao từ nông trại số 37,

1
Moshav Hatseva, Arava, Israel ông Gidon Blum đã giúp em tiếp thu được thêm về
kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt em rất quan tâm và muốn tìm hiểu rõ hơn
về những công nghệ sản xuất tiên tiến, cách thức tổ chức quản lý và các yếu tố con
người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển, thành công của nông trại trồng ớt
số 37, Moshav Hatseva, Arava nói riêng và nền nông nghiệp Israel nói chung. Từ
những quan tâm trong quá trình trải nghiệm thực tế và được sự đồng ý của khoa
KT&PTNT và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương, em
đã cứu đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại
trồng ớt ngọt số 37, Moshav Hatseva, Israel của ông Gidon Blum”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiến thức, kinh nghiệm
về mô hình, cách thức tổ chức trong quá trình kinh doanh và sản xuất ớt ngọt tại
nông trại trồng ớt số 37, moshav Hatseva, Arava, Israel. Từ đó, đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Từ những trải nghiệm thực tế tại nông trại số 37, Moshav Hatseva, Arava,
Israel đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại.
- Phân tích đánh giá thực trạng và những nguồn lực cần thiết của nông trại số 37.
- Quan sát, học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc tốt
trong quá trình thực tập.
- Từ những bài học thực tế trong quá trình thực tập rút ra được những bài học
kinh nghiệm.
- Từ những bài học kinh nghiệm rút đã ra sau quá trình thực tập đưa ra các biện
pháp phù hợp và giúp nền nông nghiệp nước ta phát triển hơn.
1.2.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa đồng, tôn trọng tất cả mọi người trong quá
trình làm việc, học tập tại Israel.

2
- Có nghĩa vụ và trách nhiệm để hoàn thành tốt mọi công việc cũng như sẵn
sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao.
- Luôn chủ động, hăng hái, nhiệt tình trong mọi công việc cũng như trong quá trình
học tập, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ mọi người trong quá trình làm việc để hoàn thành tốt
mọi công việc, từ đó thể hiện được sinh viên Việt Nam là người có năng lực .
1.2.2.3 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
 Kỹ năng sống
- Biết thích nghi với cuộc sống mới và những nền văn hóa khác, sống vui vẻ,
hòa đồng và tôn trọng tất cả mọi người trong quá trình sống và học tập.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ với chủ nông trại,
những người lao động và những sinh viên nơi sinh viên thực tập.
- Luôn trung thực, biết lắng nghe, học hỏi những điều tốt và rút kinh nghiệm từ
lời phê bình của người khác.
- Giao tiếp ứng xử nhã nhặn, lịch sự, đúng mực, luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu
thị với tất cả mọi người.
 Kỹ năng làm việc
- Tổ chức, thực hiện các công việc một cách khoa học,chuyên nghiệp theo kế
hoạch đã đề ra. Tuân thủ thời gian hoạt động và những quy định của nông trại.
- Có khả năng quan sát, theo dõi để phát hiện các vấn đề bất thường trong quá
trình tiến hành công việc, kịp thời thông báo cho người chủ, người quản lý nông
trại để có biện pháp can thiệp giảm thiệt hại cho nông trại.
- Sinh viên phải có tác phong nhanh nhẹn, có trách nhiệm với công việc của
mình đang làm và những công việc được giao, chịu được áp lực trong công việc và
biết cách vượt qua những khó khăn.
- Chủ động học hỏi, nắm bắt được những kiến thức và kỹ thuật cơ bản trong
việc trồng và sản xuất kinh doanh ớt ngọt.
- Có khả năng quản lý công việc và làm việc hiệu quả.
- Có trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản chung của nông trại.

3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất ớt của nông trại số 37, Moshav Hatseva,
Arava, Israel, của ông Gidon Blum.
- Tham gia vào quá trình sản xuất ớt ngọt tại nông trại trồng ớt số 37.
- Phân tích việc quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực và các yếu tố ảnh hưởng
của nông trại trồng ớt số 37.
- Đánh giá việc ứng dụng những công nghệ kỹ thuật được áp dụng trong quá
trình sản xuất kinh doanh tại nông trại trồng ớt số 37.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt số 37.
- Tự đề xuất một ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp cho các vấn đề nghiên cứu trực tiếp từ những số liệu,
báo cáo có sẵn tại văn phòng nông trại số 37 của ông Gidon Blum. Tìm hiểu và lấy
thông tin gián tiếp từ nhiều nguồn khác nhau như trong sách, báo, tạp chí và trên
mạng internet, các trang web…
 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu của đề tài nghiên cứu được thu thập trong quá trình thực tập tại nông trại
của ông Gidon Blum thông qua: Quan sát, Bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận.
- Phương pháp phỏng vấn:
Hỏi trực tiếp người chủ, người quản lý về những thông tin cơ bản của nông trại
như: Số lượng công nhân, thông tin về công nhân (họ và tên, giới tính, tuổi), diện
tích, các loại cây trồng, giống cây trồng, sản lượng,.. của nông trại. Các vấn đề
trong sản xuất kinh doanh như: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh tự có hay vay mượn?
Các khoản thu chi hàng năm như thế nào? Công cụ, dụng cụ, máy móc, công nghệ
trong sản xuất? Thị trường trong nước và xuất khẩu, kênh phân phối? Chính sách
nhà nước với các nông trại? Những khó khăn thường gặp phải?…

4
- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Được tận tay tiến hành các công việc do người quản lý phân công tại nông trại
như: Dọn dẹp,bón phân ủ đất, trồng và chăm sóc cây, thu hoạch, phân loại và đóng
gói sản phẩm ớt ngọt để hiểu được các quy trình, công nghệ kỹ thuật họ sử dụng sản
xuất ớt, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn gặp phải của người lao động
và người chủ.
- Phương pháp quan sát:
Khi tham gia vào quá trình sản xuất tiến hành quan sát trực tiếp tại nông trại,
cách quản lý điều hành, kỹ thuật sản xuất nhằm có cái nhìn tổng quát về nông trại,
đồng thời cũng là cách để kiểm tra chéo thông tin nhằm đảm bảo độ chính xác.
- Phương pháp thảo luận:
Trong quá trình làm việc phát hiện ra những vấn đề mới chưa hiểu, chưa nắm
được có thể cùng người chủ, người quản lý, công nhân và các bạn sinh viên thảo
luận, bàn luận để thu thập thông tin.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
 Phương pháp xử lý thông tin:
Những thông tin số liệu đã thu thập được trong quá trình thực tập tại nông trại
số 37, moshav Hatseva, Arava, Israel qua nhiều phương pháp sẽ được tổng hợp,
kiểm tra và lọc lấy các thông tin cần thiết cho việc phân tích các chỉ tiêu trong bài
khóa luận, sắp xếp, xử lý tính toán trên phần mềm Excel.
 Phương pháp phân tích thông tin:
Sau khi số liệu đã xử lý xong tiến hành phân tích, đánh giá tính hiệu quả của các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại (như: Vốn, đất đai,
lao động, trình độ quản lý). Xem xét và phân tích các khoản chi, các khoản thu của
nông trại trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, kết luận, bài học kinh nghiệm .
 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại như: giá trị sản
xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:

5
+ Giá trị sản xuất GO (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất ra
tại nông trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một
chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng sản phẩm nhân
với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó:
GO: Giá trị sản xuất
Pi: Giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: Lượng sản phẩm thứ I
+ Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất
bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài. Chỉ tiêu
này được tính như sau:
IC = ∑ Cij
Trong đó:
IC: Là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng VA (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các
ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
VA = GO – IC
Trong đó:
VA : Giá trị gia tăng
GO: Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ GO/IC
+ VA/IC
+ VA/GO
 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng:

6
Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm và được xác
định theo công thức.
Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian trích
khấu hao
(Theo nguồn: Bài giảng kinh tế vi mô 1 trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên)
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 29/07/2019 đến ngày 22/12/2020
- Địa điểm: Nông trại ớt số 37, Moshav Hatseva, Arava, Israel của ông Gidon
Blum.

7
PHẦN 2
TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
2.1.1. Những thông tin khái quát về nông trại của ông Gidon Blum
- Tên cơ sở thực tập: Nông trại số 37, Moshav Hatseva, Arava, Israel.
- Địa chỉ: Nông trại số 37, Moshav Hatseva, Arava, Israel.
- Email: gidonbl@bezeqint.net
- Lĩnh vực: Nông trại trồng và kinh doanh các sản phẩm về ớt ngọt.
- Bộ máy tổ chức: 1 Người chủ trang trại, 1 người quản lý 16 công nhân (6 sinh
viên)
2.1.2. Mô hình tổ chức mô hình sản xuất của nông trại
Để đạt hiệu quả, năng suất cao trong công việc cũng như để phát huy tốt trách
nhiệm của từng bộ phận công nhân, nhân lực trong quá trình sản xuất kinh doanh
thì người chủ nông trại cần xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp và các công
việc phải được phân công rõ ràng như sau:
Bảng 2.1: Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập
Giai Nội dung Kiến thức học hỏi được thông qua trải nghiệm
đoạn

1 Xử lý đất - Biết quy trình kỹ thuật và hiểu được mục đích của việc xử
lý đất, biết chiều cao và kích thước luống phù hợp để trồng ớt
ngọt.
- Làm việc tuân thủ theo đúng quy trình.
2 Lắp đặt - Hiểu biết về kích thước, khoảng cách của các lỗ nhỏ giọt.
ống nước Biết được mật độ ớt ngọt phù hợp để ớt đạt năng suất cao.
tưới nhỏ - Biết được cách chọn cây giống tốt, cách trồng và thời gian
giọt, tạo trồng tốt nhất.
lỗ và - Chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của ông chủ và người quản
trồng ớt lý, có gì thắc mắc thì trực tiếp hỏi để được giải đáp.

8
3 Chăm sóc - Biết được công nghệ tưới tiết kiệm nước, lượng nước và
cây phân bón cây ớt cần trong từng giai đoạn.
- Dấu hiệu nhận biết sâu bệnh và cách xử lý, cách dùng các
côn trùng có ích trong quá trình thụ phấn và phòng trừ sâu
bệnh cho cây.
- Học được kỹ thuật chăm sóc cây và hiểu được lý do tiến
hành các công việc như: Buộc dây giữ cây ớt, tỉa cành, tỉa
hoa, loại bỏ bớt quả.
4 Thu -Học được kỹ thuật thu hoạch ớt, cách đưa ớt về nhà đóng
hoạch gói, các bảo quản ớt.
- Hiểu được nguyên lý vận hành của các thiết bị máy móc, các
thao tác làm việc với máy móc đúng kỹ thuật để đảm bảo an
toàn cũng như đạt hiệu quả công việc cao.
5 Dọn dẹp Biết được cây ớt ngọt sau khi cắt bỏ sẽ được đưa đi ủ làm
nông trại phân hữu cơ.

=>Bài học kinh nghiệm:


Qua quá trình thực tập và trực tiếp làm các công việc tại nông trại giúp sinh viên
trưởng thành hơn, học được cách làm một số công việc trong nông trại hiệu quả hơn,
có kiến thức cơ bản về trồng, chăm sóc, thu hoạch ớt ngọt và có thể vận dụng những
kiến thức đó vào thực tế sau khi kết thúc quá trình thực tập.
Tại nông trại của ông Gidon Blum gồm 17 nhân sự trong đó có 1 người quản lý,
16 công nhân (10 công nhân Thái Lan, 02 sinh viên nước Đông Timor, 04 sinh viên
Việt Nam) được tổ chức theo sơ đồ sau:

9
Chủ nông trại
(1)

Người quản lý
(1)

Công nhân
(16)

Công nhân người Sinh viên thực tập Sinh viên thực tập
Thái Lan(10) Đông Timor(2) Việt Nam(4)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của nông trại


- Người chủ nông trại: Là người chỉ đạo, đầu tư vốn trong quá trình sản xuất
kinh doanh và giám sát tất cả mọi hoạt động của nông trại. Chủ nông trại không trực
tiếp hướng dẫn từng công nhân mà bàn giao công việc cho người quản lý trước giờ
làm việc. Chủ nông trại chủ động đi tìm kiếm thị trường và ký kết hợp đồng mua
bán với các công ty, siêu thị bán lẻ trong nước và nước ngoài hoặc hợp tác với các
chủ nông trại khác thành một nhóm để cùng xuất bán nông sản.
- Người quản lý: Được chủ nông trại giao nhiệm vụ quản lý các công việc,
quản lý công nhân, thông báo các kế hoạch, phân công công việc, hướng dẫn công
nhân làm các công việc trong nông trại. Báo cáo tình hình tiến độ công việc với người
chủ nông trại, cùng chủ bàn bạc về kế hoạch công việc trong từng giai đoạn, cố vấn
biện pháp sản xuất hiệu quả. Đồng thời người quản lý là người có trình độ tiếng anh
tốt, trung trực, chăm chỉ, đã làm việc lâu năm có kinh nghiệm, hiểu biết về hệ thống
nhà lưới, nhà kính và hệ thống tưới nhỏ giọt, biết vận hành máy móc, công cụ dụng
cụ, trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, phân loại, đóng gói đang có tại
nông trại.

10
- Công nhân và sinh viên thực tập: Đi làm theo sự phân công và hướng dẫn của
chủ trang trại và người quản lý. Công nhân cần nhiệt tình, chăm chỉ, trung thực và hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ, công việc được giao trong khoảng thời gian chủ quy định.
=>Bài học kinh nghiệm:
Người chủ nông trại ở Israel làm việc có hiệu quả năng suất cao. Mọi công việc
đều được tư duy lập kế hoạch, sắp xếp từ trước. Người chủ thường xuyên trao đổi với
người quản lý để bàn giao kế hoạch làm việc mới cũng như để nắm bắt được toàn
bộ hoạt động của nông trại. Người lao động được giao công việc cụ thể hàng ngày,
hàng tuần và phải tuân thủ nghiêm kỷ luật lao động. Có tinh thần đoàn kết, hợp tác,
chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc.
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Thời gian thực tập từ ngày 29/07/2019 đến ngày 22/12/2020.
 Phần 1: Học tập và tìm hiểu về đất nước, con người và nền nông nghiệp
Israel:
- Học tập tại trung tâm AICAT (Arava International Center for Agriculture
Training) về lịch sử hình thành và phát triển đất nước Israel, văn hóa nông nghiệp
Israel, về cách tổ chức và quản lý kinh tế nông nghiệp, kỷ luật lao động, marketing,
các hệ thống tưới nhỏ giọt, thiết kế nông trại, cây trồng, vật nuôi, phân bón hữu cơ,
năng lượng mặt trời…
- Tham quan các địa danh nổi tiếng của đất nước Israel như: Thành cổ Jerusalem,
núi Haifa, biển Dead sea, Eilat, núi tuyết Hormon.
- Tham quan và học tập tại các trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp,
trung tâm nghiên cứu giống mới, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như: Tạo
giống cây trồng, trung tâm nghiên cứu công nghệ tưới tiết kiệm nước, trung tâm
nghiên cứu côn trùng có ích, mô hình nuôi ong, mô hình nuôi cá…
- Được học tập các môn học về nông nghiệp dưới sự giảng dạy của nhiều giáo
viên giỏi về chuyên môn, các chủ nông trại, giáo sư, tiến sĩ và các nhà quản lý kinh
tế…

11
 Phần 2: Thực tập và trải nghiệm tại nông trại số 37 của ông Gidon
Blum, Hatseva, Arava, Israel.
Thực tập sinh đến nơi thực tập được chủ nông trại bố trí chỗ ăn ở và giới thiệu cơ
bản về nông trại, công việc, mức lương, các chế độ quy định dành cho sinh viên. Ở
đây sinh viên được trực tiếp tiến hành các công việc do người quản lý giao cho các
công việc của nông trại cụ thể như đã nêu ở phần Mô hình tổ chức mô hình sản xuất
của nông trại.
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được trong quá trình thực tập
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại
Người chủ là người quyết định và quản lý toàn bộ nông trại. Là người lập kế
hoạch, quản lý và sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình sao cho có hiệu quả nhất.
Ngoài ra còn biết tận dụng những nguồn lực xã hội, các lợi thế so sánh và nguồn hỗ
trợ giúp đỡ của nhà nước nhằm cho nông trại phát huy được hết tất cả các tiềm lực,
nâng cao năng suất chất lượng trong việc sản xuất kinh doanh.
Nguồn lực chủ yếu của nông trại:

Tài chính
Chính sách
Nhân lực

Hệ thống nước Nguồn


lực Năng lượng
tưới tiêu

Trang thiết bị Đất đai


máy móc Kỹ thuật
công nghệ

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình hóa hoạt động quản lý nông trại


 Tài chính
Nguồn tài chính hiện có của nông trại được người chủ lưu giữ tại ngân hàng để
nhận lãi suất, các giao dịch khác như trả lương cho người lao động và sinh viên,

12
mua bán các trang thiết bị, vật tư trong sản xuất nông nghiệp… Họ không sử dụng
tiền mặt mà họ sử dụng những tấm séc và hình thức chuyển khoản.
Nguồn tài chính có được chủ yếu là từ xuất khẩu nông sản và bán nông sản
trong nước. Nguồn tài chính này sẽ được đưa ra chi tiêu theo kế hoạch cụ thể để
phục vụ quá trình sản xuất ở các giai đoạn tiếp theo. Việc quản lý nguồn tài chính
là tùy thuộc vào mỗi người chủ nhưng thường họ lên kế hoạch rõ ràng và không
lãng phí bất kì khoản nào. Ngoài nguồn vốn tự có của chủ nông trại nếu nông trại
mở rộng quy mô hay nguồn vốn chưa đủ để chi tiêu cho quá trình sản xuất thì có
thể vốn vay từ các chủ nông trại khác, nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng công.
Đối với các chủ nông trại mới bắt đầu kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp nhà
nước có các chính sách vay vốn ưu đãi về lãi suất và thời gian chi trả.
 Nhân lực
Nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp ở Israel bao gồm một số ít là người Ả
rập, sinh viên thực tập, học sinh mới tốt nghiệp, công dân Israel, nhưng chủ yếu
nguồn nhân lực được lấy từ nước ngoài: công nhân Thái Lan và sinh viên thực tập
từ các nước trên thế giới.
Người chủ sẽ chọn một người quản lý, thay mình quản lý các hoạt động trong
nông trại và phân công công việc cho công nhân và sinh viên, hướng dẫn kiến thức
kỹ năng cần thiết cho từng công nhân như: Vận hành máy móc thiết bị sản xuất, các
thao tác trồng cây, chăm sóc, thu hoạch đóng gói sản phẩm. Người chủ sẽ là người
giám sát toàn bộ từ quản lý đến công nhân và sinh viên.
 Năng lượng
Đường điện lưới quốc gia được xây dựng và phủ khắp từng khu vực nông trại để
đáp ứng năng lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Do Israel là đất nước có
điều kiện thời tiết nắng nóng nên nguồn năng lượng điện được sử dụng tại khu vực
sinh sống chủ yếu lấy từ nguồn năng lượng mặt trời, các chủ nông trại thiết kế tự
thuê người lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà, nguồn điện lưới
quốc gia được sử dụng tại khu vực sinh sống chỉ khi vào mùa đông khi nguồn năng

13
lượng mặt trời yếu không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Vậy họ biết tận dụng nguồn
năng lượng từ thiên nhiên một cách hiệu quả.
 Đất đai
Nguồn đất đai dành cho ngành nông nghiệp ở Israel là rộng lớn. Đất đai
trong nông nghiệp được nhà nước quy hoạch cụ thể theo vùng. Đất chủ yếu là đất
pha cát, khô cằn, không màu mỡ cần bón phân, tưới nước và cải tạo đất. Các chủ
nông trại có thể mở rộng quy mô đất thông qua mua lại đất từ các chủ nông trại
khác hoặc mở rộng đất nông trại tại các khu vực theo quy định của nhà nước.
Không được tự ý mở rộng đất đai để sản xuất nông nghiệp vì một số vùng đất có
chứa bom, mìn nguy hiểm.
 Kỹ thuật công nghệ
Tất cả các hoạt động sản xuất đều được tự động hóa như: Tưới nước, bón phân
bằng hệ thống tới nhỏ giọt điều khiển qua mạng internet hệ thống liên kết với một
ứng dụng và cài đặt trên máy tính, điện thoại để kiểm tra lượng nước, lượng phân
bón đang được bón tại nông trại cũng như việc xảy ra hỏng lỗi; Dây chuyền sản
xuất hiện đại làm sạch, phân loại và đóng gói ớt tự động và bán tự động giúp giảm
bớt sức lao động cho công nhân cũng như nâng cao năng suất, hiệu quả công việc
trong nông trại.
 Trang thiết bị máy móc
Nông trại được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị để hỗ trợ công nhân trong quá
trình sản xuất như các loại máy cơ giới: máy cày, máy làm đất, máy kéo, máy bơm,
máy phun thuốc…
 Hệ thống nước tưới tiêu
Nguồn nước ở Israel khá là khan hiếm nhưng họ vẫn đảm bảo được lượng nước
cho quá trình sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nước
chủ yếu được lấy từ mạch nước ngầm và lọc từ nước biển, nước thải sinh hoạt. Hệ
thống ống dẫn cung cấp trong nông trại được thiết kế đầy đủ từ khi xây dựng khu
vực sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước tưới được cung cấp đầy đủ đến
từng nông trại. Các nông trại sẽ hẹn giờ tưới nước cho hệ thống tưới vào các khung

14
thời gian khác nhau để tránh lượng nước bị thiếu khi tất cả các nông trại cùng tưới
nước cùng một khoảng thời gian.
 Tận dụng được các chính sách của nhà nước
Khi mở rộng nông trại ra vùng đất mới nhà nước sẽ hỗ trợ tìm kiếm và phá bỏ
bom mìn để đảm bảo an toàn cho người nông dân. Ngoài ra nhà nước còn hỗ trợ san
ủi đất, tạo mặt bằng để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước có trung tâm nghiên cứu giống để nghiên cứu các loại giống cây mới
phù hợp với khí hậu và đất, những giống mới có năng suất,chất lượng tốt, chịu nóng,
kháng sâu bệnh tốt ...
Chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các nông trại.
Trung tâm nghiên cứu sâu bệnh hại và sử dụng côn trùng có ích phục vụ ngành
nông nghiệp.
=> Bài học kinh nghiệm:
- Để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì những người chủ phải lên kế
hoạch cụ thể và quản lý tốt các nguồn lực sẵn có của mình đồng thời phải biết tận
dụng các chính sách phát triển của nhà nước.
- Áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như: Giống trồng mới, công nghệ tưới
nước nhỏ giọt, hệ thống nhà lưới nhà kính, hệ thống năng lượng mặt trời, kỹ thuật
làm đất, thu hoạch,…
- Sử dụng hợp lý các nguồn lực mình đang có và các nguồn lực tài nguyên của
đất nước.
2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại
Kế hoạch công việc và tài chính, nhân sự của nông trại được xây dựng theo kế
hoạch, thời gian cụ thể và theo từng giai đoạn trong năm.

15
Bảng 2.2: Lịch mùa vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch ớt ngọt
Thời gian T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Nội dung
Làm đất x x
Trồng ớt x
Chăm sóc x x
cây
Tỉa cây x
Thu x x x x x
hoạch
Dọn dẹp x

 Từ tháng 6 - 7: Làm đất


Nông trại tiến hành cày bừa làm đất và tiến hành bón phân, tưới nước, làm
luống và phủ bạt nilon lên đất để ủ đất, loại bỏ cỏ dại và các sâu bệnh hại có trong
đất vụ trước đồng thời sửa chữa hoặc thay thế hệ thống tưới nước nhỏ giọt và hệ
thống nhà lưới. Sau 1 tháng ủ đất tiến hành cắt bạt và dỡ bạt nilon, chỉnh sửa lại
luống ớt để chuẩn bị trồng vụ ớt mới.
 Tháng 8: Trồng ớt
Nông trại tiến hành tạo lỗ để trồng cây ớt bằng gậy bọc sắt, sau đó tiến hành
trồng cây, tưới nước, theo dõi cây con nếu cây con bị chết sẽ được trồng lại. Trong
thời gian này cần chú ý theo dõi cây và tưới nước đều, đủ để cây phát triển bám rễ
vào đất.
 Tháng 9 - 10: Chăm sóc cây
Là giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ớt, nông trại sẽ tiến hành đóng
cọc, buộc dây để níu giữ cây ớt phát triển thẳng và không bị đổ và sau đó là đưa ong,
côn trùng có ích vào nuôi trong nhà lưới để thụ phấn cho cây ớt. Cây ớt trong quá
trình sinh trưởng cũng có nhiều loại sâu bệnh hại vì vậy nông trại sẽ sử dụng một số

16
loại thuốc BVTV để phun cho cây. Khi cây có quả lứa đầu nông trại sẽ tỉa quả, hoa
để nuôi cây.
 Tháng 11: Tỉa cây
Tiếp tục buộc dây ớt và tiến hành tỉa bỏ quả xấu, và một số cành, hoa và lá, làm
sạch cỏ ở các luống ớt và xung quanh nông trại.
 Tháng 12 đến tháng 4 năm sau: Thu hoạch
Giai đoạn này đang bước vào mùa đông ở Israel thời tiết rất lạnh vào ban đêm
vì vậy nhà lưới được sử dụng thêm một lớp lưới đen để giữ nhiệt cho cây đồng thời
để hạn chế ánh nắng làm cây ra nhiều hoa và quả ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây.
Giống ớt của nông trại sử dụng có năng suất cao, thời gian cho thu hoạch quả
kéo dài từ đầu tháng 12 đến tận cuối tháng 4 mới ngừng thu hoạch, phân loại và
đóng gói lứa ớt đầu tiên và tiến hành phân loại ớt.
 Tháng 5 – 6 năm sau: Dọn dẹp
Bắt đầu cắt nước, cho cây khô, nhổ bỏ thân cây ớt. Dọn dẹp nông nông trại, cày
đất tưới nước phủ bạt.
=>Bài học kinh nghiệm: Việc lập ra một kế hoạch cụ thể, rõ ràng theo lịch
trình là rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả.
2.3.3. Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại
 Sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính trong sản xuất.
- Nó giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và sâu bệnh phá hoại, chim ăn quả...
Vì vậy chất lượng nông sản có giá trị cao hơn.
- Làm giảm đi sự ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt như mưa, gió, nắng… Có
thể điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ sao cho thích hợp với sự phát triển của cây trồng.
 Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước
- Giúp tiết kiệm nước, nước được cây hấp thụ tối đa.
- Giảm thiểu nước đọng tại thân lá hay xung quanh, tránh tạo môi trường ẩm ướt
cho sâu bệnh phát triển.
- Có thể kết hợp tưới nước, phân bón và thuốc trừ sâu.

17
- Có thể tưới bằng nước có nồng độ muối cao.
- Có thể điều khiển và kiểm tra hoạt động từ khoảng cách xa chỉ cần có kết nối
internet đồng thời báo hiệu những sự cố như thiếu nước, thiếu phân, hỏng hóc...
- Cải thiện năng suất và sản lượng tốt hơn.
 Ứng dụng công nghệ thông tin
Ở Israel ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng từ khâu trồng, chăm sóc,
thu hoạch đến đóng gói. Giúp một người chủ nông trại quản lý tốt toàn bộ nông trại
của mình với diện tích rất lớn.
Với công nghệ thông tin hiện đại người nông dân ở đây chỉ cần ở nhà có thể sử
dụng điện thoại máy tính thông minh để kiểm tra và điều chỉnh lượng nước, lượng
tưới cho cây, đúng số lượng cho từng giai đoạn phát triển của cây trồng hoặc phát
hiện những vấn đề hỏng hóc trong hệ thống.
Người chủ có thể kiểm soát được thời gian và sản lượng thu hoạch của người
lao động qua việc sử dụng ứng dụng quét mã vạch trên hộp đựng ớt sau khi công
nhân hái đầy một hộp tiến hành quét mã, hệ thống sẽ chuyển dữ liệu đến máy
người chủ (mỗi mã chỉ quét được một lần).
Ngoài ra để giúp những người nông dân trong nước quảng bá các sản phẩm
nông nghiệp ra thị trường các nước trên thế giới nhà nước Israel tiến hành quảng
cáo, tiếp thị trên mạng internet, báo chí…
 Trang thiết bị công nghệ kỹ thuật và máy móc phân loại ớt:
Để phân loại và đóng gói để xuất khẩu ớt đi Mỹ, Đức, Nga thì nông trại sử dụng 2
loại máy chính là: máy phân loại ớt tự động và, máy đóng gói tự động.

Khoang chứa Hệ thống vòi Hệ thống


nước quạt gió

Các ô phân loại Các ô phân loại Hệ thống máy


ớt to ớt nhỏ chủ

Hình 2.3: Sơ đồ dây chuyền phân loại ớt tự động

18
- Ớt được đổ vào khoang chứa có băng chuyền tự động. Ớt chạy theo băng
chuyền qua hệ thống vòi phun nước, tại đây ớt được các vòi phun nước phun với tia
nhỏ và mạnh, cùng với các xúc tua nhựa nhỏ chạy qua chạy lại để loại bỏ bụi bẩn,
côn trùng. Tiếp đến là hệ thống quạt gió công suất lớn làm cho ớt khô ráo. Ớt chạy
qua băng chuyền đi vào bộ phận cảm biến của máy tính chủ, ở đây ớt sẽ đo kích
thước. Những quả ớt nhỏ sẽ rơi qua lỗ ra khỏi dây chuyền để phân loại đầu tiên.
Còn những quả ớt to sẽ được đưa vào bộ phận cân tự động:
+ Nếu đơn hàng từ Mỹ ớt sẽ được đóng vào hộp các tông 5kg, người công nhân
sẽ xếp ớt vào hộp, cân và xếp lên Palet, đóng gói cố định palet và đưa vào kho lạnh
chờ xuất hàng.
+ Với loại ớt để đóng gói thì người công nhân sẽ cho ớt vào hộp nhựa 10kg, xếp
lên Palet và đưa vào kho lạnh để chờ đóng gói.
- Ưu điểm của hệ thống phân loại này là: Tính tự động hóa với sự chính xác cao,
hạn chế được sức lao động của con người qua đó giảm được giá thành trong sản xuất
đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên trong quá trình phân loại sẽ bỏ sót những quả ớt
không đảm bảo chất lượng như: Bị dập, nát,…

Khoang chứa Nilon đóng gói Hệ thống điều


và nhãn hiệu kiển

Bàn xoay Hệ thống cắt Hệ thống Đóng


chứa ớt gói và làm nóng

Hình2.4: Sơ đồ dây chuyền đóng gói ớt tự động


- Ớt sẽ được công nhân đặt vào chuyền ròng rọc chạy tự động (tùy từng đơn đặt
hàng về số lượng ớt có thể là 2 hoặc 3), ớt chạy đến hệ thống nilon và nhãn mác,
nilon được dán nhãn mác sẽ bao bọc và hệ thống điều khiển tự động đưa vào hệ
thống làm nóng để cố định nilon sau đó sản phẩm được chuyển đến hệ thống cắt

19
nilon và cuối cùng ớt theo băng chuyền chạy ra bàn xoay thể công nhân xếp ớt vào
hộp và xếp lên palet.
- Ưu điểm của hệ thống này là tự động hóa, có độ chính xác, tiết kiệm thời gian
và công sức của công nhân cũng như chi phí của chủ trang trại tuy nhiên nếu máy
hoạt động trong một khoảng thời gian dài và bật ở chế độ làm việc công suất cao thì
nhiệt trên hệ thống lưỡi dao cắt không đủ nhiệt cắt nilon, nilon không đứt và khi ớt
bị đặt lệch chuyền quá nhiều nilon sẽ không được hệ thống nhiệt cố định, ngoài ra
máy sẽ cắt vào ớt nếu quả quá to (kích cỡ ớt không đều) hoặc khi chưa điều chỉnh
kích thước cắt của máy.
=>Bài học kinh nghiệm:
- Phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao sẽ tồn tại bền vững bởi nó tạo ra
được sản phẩm an toàn cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đưa công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được các rủi ro
của thời tiết, sâu bệnh và hạn chế được sức lao động của con người. Qua đó sẽ góp
phần xây dựng nên nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
- Xu hướng ứng dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đã
và đang trở thành một xu thế tất yếu và việc tiếp thu ứng dụng công nghệ kĩ thuật là
rất cần thiết đối với một nước có tỉ lệ sản xuất nông nghiệp cao như Việt Nam.
2.3.4. Quy trình trồng ớt ngọt học được trong quá trình thực tập

Làm đất và
xử lý đất

Thu hoạch Trồng và


chăm sóc cây

Phòng bệnh Tỉa cành, hoa


cho cây trồng và quả

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình trồng ớt ngọt

20
 Làm đất và xử lý đất:
Tiến hành cày xới đất và tạo luống cao khoảng 10-15 cm, luống rộng 50cm và
khoảng cách giữa các luống 50cm. Sau đó tiến hành ủ bạt nilon ủ đất và tưới nước
liên tục để rửa sạch muối có trong đất từ vụ trước. Đất được ủ trong khoảng 15-30
ngày nilon phủ sẽ cắt thành các mảng rồi phơi khô cuộn lại và các cuộn nilon sẽ
được đưa đến khu thu phế liệu để tái chế trong Moshav.
 Trồng và chăm sóc cây
Việc tạo lỗ để trồng cây được chọc bằng gậy gỗ nhọn hoặc gậy sắt, khoảng cách
của các cây được tạo theo giọt nước. Cây thường được trồng vào buổi sáng để cây
không bị héo. Sau khi trồng nước sẽ được tới 3 lần/ngày để giữ độ ẩm cho đất, đến
khi cây con đã bén rễ và xanh trở lại thì giảm lượng nước tới còn 2 lần/ngày.
Khi cây cao khoảng 30 - 40cm ta phải níu dây và kéo thêm dây dọc theo luống
và cố định tại các cọc được cắm từ trước mục đích là giữ cho cây phát triển thẳng,
không bị đổ. Số lượng dây căng trên mỗi cọc tùy thuộc vào sự phát triển của cây ớt.
 Tỉa cành, hoa và quả
Đối với những cây có nhiều cành lá thì tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây từ 3 đến 4 cành
để tập trung ra hoa và quả. Tỉa bỏ lá ớt đã bị già úa, lá bị bệnh trên cây và dưới gốc.
Khi cây ra quả ta tiến hành vặt loại bỏ quả xấu, giảm bớt số lượng quả trên cây chỉ
để lại 3-4 quả to để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Công việc tỉa quả chỉ được tiến
hành khi cây còn nhỏ chưa đạt hết sự phát triển của giống ớt.
 Phòng bệnh cho cây trồng:
Họ thường sử dụng ong đỏ, côn trùng có ích (Bio) làm thiên địch để phòng sâu
bệnh, thụ phấn cho cây. Chỉ tiến hành dùng thuốc trừ sâu khi dịch bệnh phát triển
mạnh trên diện rộng và lịch phun thuốc được ghi rõ ràng để biết được thời gian cách
ly cho thu hoạch. Cây ớt của nông trại thường gặp các loại bệnh như: Bệnh sâu ăn lá,
Nhện đỏ, bệnh do Virut, Nấm trắng…
 Thu hoạch:
Tiến hành thu hoạch khi quả có màu đỏ, màu vàng:

21
Sau trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa, đến tháng thứ ba thì cho thu hoạch đợt
quả đầu tiên. Cây ớt ra hoa liên tục và ra quả cho thu hoạch thành nhiều lứa. Khi hái
quả, nên hái cả cuống, chú ý không làm ảnh hưởng đến những chùm hoa và các quả
non… Ớt được hái cho vào thùng nhựa (10kg/thùng) và xếp chồng lên nhau sau đó
chuyển tới nhà phân loại và đóng gói.
Để quản lý công nhân và muốn biết số lượng hộp ớt được thu hoạch trong ngày,
người ta sử dụng phần mềm scan; Phần mềm này được kết nối mạng qua điện thoại,
khi hái đầy hộp ta sẽ dùng điện thoại scan vào tờ giấy có mã QR và nó sẽ hiện lên
máy tính theo dõi của chủ và mỗi tờ giấy đó chỉ scan được một lần cho tới khi được
hệ thống quản máy tính chủ xoá bộ nhớ.
Cuối vụ các nông trại trồng ớt sẽ bị cắt nước, tiến hành nhổ bỏ gốc ớt và dọn
dẹp nông trại. Cây ớt sẽ được chở tới khô rác hữu cơ để họa ủ, đốt thành phân hữu
cơ.
=>Bài học kinh nghiệm: Thực hiện thành thạo các thao tác trong quy trình kỹ
thuật trồng, chăm sóc và thu hái ớt ngọt. Hiểu được cách quản lý sản lượng người
lao động của người nông dân tại Israel.
2.3.5. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại

Công ty Xuất khẩu


phân phối

Nông trại số
37

Siêu thị Người


tiêu dùng

Hình 2.6: Sơ đồ kênh tiêu thụ của nông trại


 Kênh tiêu thụ 1:
Các sản phẩm sau khi được phân loại và đóng gói và dán nhãn mác sẽ được chở
trên xe lạnh tới những công ty phân phối cung cấp cho người tiêu dùng trong nước

22
hoặc phục vụ cho xuất khẩu. Với kênh tiêu thụ này người chủ nông trại và công ty
thu mua sẽ dựa vào chất lượng nông sản để thỏa thuận giá cả.
 Kênh tiêu thụ 2:
Các chủ nông trại sẽ tự chủ động liên hệ với các hệ thống siêu thị và cung cấp
trực tiếp cho siêu thị mà không cần qua một công ty phân phối nào cả. Siêu thị sẽ
bán cho người tiêu dùng với giá mà họ quy định, việc liên hệ này sẽ giúp cho các
chủ nông trại bán được giá cao hơn.
Đây là một kênh tiêu thụ tương đối đồng nhất và hoàn hảo. Giá ớt được đảm bảo,
không bấp bênh theo thời gian. Để đạt được điều này là cả một quá trình hợp tác
giữa các ông chủ trang trại trong khu vực Arava (gần giống với mô hình hợp tác xã
ở nước ta) để ổn định giá cả nông sản. Qua đây ta thấy sự quan trọng của việc hợp
tác trong kinh doanh.
Trong sản xuất kinh doanh việc chủ động tìm và nghiên cứu nhu cầu của thị
trường tiêu thụ là rất quan trọng. Việc biết được nhu cầu của thị trường sẽ đưa đến
những quyết định sẽ phải làm cái gì và sản xuất như thế nào để có thể đáp ứng nhu
cầu đó hiệu quả nhất. Có thị trường tiêu thụ hay không sẽ quyết định việc của sản
xuất kinh doanh có thể tồn tại bền vững không. Xác định rõ ràng các nhu cầu, kênh
phân phối sản phẩm mang tính sống còn trong sản xuất kinh doanh, là công việc cần
làm trước nhất khi ta bắt đầu khởi nghiệp.
=>Bài học kinh nghiệm:
Trước khi tiêu thụ sản phẩm cần phải được làm sạch, đóng gói có dán nhãn mác
và cần có nơi bảo quản để giữ được chất lượng tốt nhất. Cần phải nghiên cứu thị
trường và nhu cầu của khách hàng. Chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Trong sản xuất kinh doanh cần có sự hợp tác với giữa các nông trại, hợp tác với các
công ty phân phối…
2.3.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại
2.3.6.1. Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại

23
Bảng 2.3: Chi phí xây dựng cơ bản của nông trại
(Đơn vị tính 1000đ)
Số
Thành
Số năm
STT Khoản mục ĐVT Đơn giá Thành tiền tiền sau
lượng khấu
khấu hao
hao
Xây dựng nhà
1 m² 14 20 1.720.000 24.080.000 1.204.000
lưới
Xây dựng nhà
2 phân loại và Cái 1 20 1.500.000 1.500.000 75.000
đóng gói ớt
Xây dựng bể
3 Cái 8 20 155.000 1.240.000 62.000
chứa nước
Xây dựng bể
4 Cái 8 10 2000 16.000 1.600
chứa phân bón
Dây chuyền
5 Cái 2 15 540.000 1.080.000 72.000
phân loại ớt
6 Xe đẩy ớt Cái 17 5 360 6.120 1.224
Máy làm hộp
7 Cái 2 15 165.000 330.000 22.000
các tông
8 Hộp nhựa Cái 1.300 10 100 130.000 13.000
9 Xe nâng Cái 3 20 80.000 240.000 12.000
Ống tưới nhỏ
10 m 146.000 2 3,6 525.600 262.800
giọt
11 Xe chuyên chở Cái 2 20 165.000 330.000 16.500
Bình phun
12 Cái 5 5 12.000 60.000 12.000
thuốc
13 Động cơ làm Cái 2 10 20.000 40.000 4.000

24
đất
Chi phí khác
14 ( kéo, cuốc, 2 150.000 75.000
xẻng…)
Tổng 29.727.720 1.833.124

(Nguồn điều tra 2019-2020)


Qua số liệu trên cho ta thấy chi phí đầu tư cơ bản rất lớn 29.727.720.000, trong
đó :
Chi phí lớn nhất là cho xây dựng 14.000 m² nhà lưới là 24.080.000.000 đồng. Bao
gồm chi phí công nhân và các nguyên vật liệu cho xây dựng nhà lưới.
Xây dựng nhà phân loại và đóng gói ớt là 1.500.000.000 đồng với thời gian
khấu hao là 20 năm. Ở đây bao gồm vị trí đặt máy móc thiết bị sản xuất, nơi công
nhân làm việc và kho bảo quản.
Dây chuyền phân loại ớt là 1.080.000.000 đồng, Đây là dây chuyền công nghệ
cao phân loại tự động.
Ống tưới nhỏ giọt là 525.600.000 đồng, hệ thống tưới nước thường sử dụng
được 2 năm và sẽ được thay mới để đảm bảo uống nước hoạt động tốt.
và ngoài ra còn có các khoản chi phí đầu tư vào xây dựng, công nghệ máy móc sản
xuất khác và tổng thành tiền sau khấu hao của toàn bộ chi phí xây dựng cơ bản của
nông trại là 1.833.124.000 đồng.
2.3.6.2. Chi phí hàng năm của nông trại
Mỗi nông trại sẽ có chi phí hàng năm là khác nhau và bảng dưới đây là tổng chi
phí hàng năm của nông trại số 37 của ông Gidon Blum.
Bảng 2.4: Chi phí hàng năm của nông trại
Số Đơn giá Chi phí trung
STT Loại chi phí ĐVT
lượng (đ) bình năm (đ)
1 Chi phí nhân công Người 17 360.000.000 6.120.000.000
2 Chi phí điện nước Tháng 10 215.000.000 2.150.000.000

25
3 Chi phí phân bón Tấn 160 8.250.000 1.320.000.000

4 Chi phí NPK Lít 146.000 12.900 1.883.400.000


dạng lỏng
5 Chi phí giống cây Cây 490.000 8.500 4.165.000.000
trồng
6 Thuốc BVTV Lọ 15.000 22.700 340.500.000
7 Côn trùng có ích Lọ 1400 50.000 70.000.000
(Bio)
8 Chi phí khác 600.000.000 600.000.000
(lưới, ni lông…)
Tổng 16.648.900.000

Nguồn: Số liệu điều tra 2019- 2020)


Theo số liệu 2019 - 2020, trung bình một năm tổng chi phí nông trại phải bỏ ra
là 16.648.900.000 đồng. Trong đó :
- Chi phí trung bình cho công nhân một năm là 6.120.000.000 đồng trong nông
trại có 17 công nhân vậy một công nhân trung bình một năm có thu nhập là
360.000.000 đồng.
- Chi phí tiền điện nước trung bình cho mỗi tháng từ 215.000.000 đồng vậy ước
tính 10 tháng là 2.150.000.000 đồng.
- Chi phí phân bón hàng năm là 1.320.000.000 đồng.
- Do sử dụng phương pháp bón phân dưới dạng lỏng qua hệ thống tưới nhỏ giọt
nên chi phí NPK lỏng là khá lớn 1.883.400.000 đồng
- Chi phí giống cây trồng 1 năm là 4.165.000.000 đồng.
- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 340.500.000 đồng.
- Chi phí côn trùng có ích (BiO) là 70.000.000 đồng.
- Các khoản chi phí khác như lưới, ni lông, cuốc, xẻng 600.000.000 đồng.
2.3.6.3. Sản lượng và doanh thu của nông trại năm 2019 - 2020
Trên đơn vị diện tích là 1ha thu được sản lượng và doanh thu từ ớt như sau:

26
Bảng 2.5: Sản lượng và thu hoạch của ớt
Sản lượng Giá bán Doanh thu
STT Giống ớt
(kg) (đ/kg) (đ)

1 Ớt đỏ 35.100 80.000 2.808.000.000

2 Ớt vàng 35.080 80.000 2.806.200.000


Tổng 70.180 5.614.400.000
(Nguồn: Số liệu điều tra 2019-2020)
Qua bảng ta có:
Sản lượng ớt thu được là 70.180 kg/ha, với tổng diện tích là 14 ha ta thu được
tổng sản lượng năm 2019 – 2020 là 982.502 kg/năm, ta thấy nông trại đạt được sản
lượng mỗi năm là rất lớn.
Giá bán các loại ớt ở từng thời điểm trong mùa vụ và từng thị trường sẽ có giá
khác nhau, khi ớt được đóng gói, có nhãn mác và xuất khẩu sang các nước châu Âu
giá ớt cao hơn so với sản xuất bình thường, tại nông trại của ông Gidon Blum giá
trung bình 1 kg ớt sau khi đóng gói và được xuất khẩu là 80.000 đồng ta thu được
doanh thu trên 1 ha là 5.614.400.000 đồng (tổng doanh thu là 78.601.600.000 đồng).
Ta thấy đây là mô hình kinh doanh mang lại nguồn doanh thu lớn.
2.3.6.4. Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2019- 2020
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh việc đánh giá hiệu quả kinh tế là rất
quan trọng, qua đó ta sẽ biết được việc kinh doanh sản xuất đang phát triển như thế
nào với các chỉ tiêu kinh tế, chi phí và lợi nhuận như thế nào. Ta sẽ đánh giá hiệu
quả kinh tế trên 1ha như sau:
Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất ớt trên 1ha của nông trại năm 2019- 2020
(Đơn vị tính:đồng)
STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1 Giá trị sản xuất (GO) đ 5.614.400.000
2 Tổng chi phí (TC) đ 1.320.144.571
3 Chi phí trung gian (IC). đ 1.189.207.143

27
4 Khấu hao đ 130.937.429
5 Giá trị gia tăng(VA) đ 4.425.192.857
6 Lợi nhuận (Pr) đ 4.294.255.428
7 GO/IC Lần 4,721
8 VA/IC Lần 3,721
9 VA/GO Lần 0,788
(Nguồn: Số liệu điều tra 2019- 2020)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy hiệu quả về mặt kinh tế của nông trại
trong năm 2019 – 2020 như sau:
GTSX (GO): Trên 1 ha là 5.614.400.000 đồng, (GO tổng cả 14ha là
78.601.600.000 đồng). Cho thấy của quá trình sản xuất kinh doanh ớt ngọt của ông
Gidon Blum có giá trị sản xuất cao.
Với tổng chi phí (TC) của 1 ha là 1.320.144.571 đồng, (TC tổng cả 14 ha là
18.482.024.000 đồng). Vậy để kinh doanh sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn
một nông trại cần chuẩn bị và sẵn sàng chi các khoản chi phí lớn.
Giá trị gia tăng (VA) là 4.425.192.857 đồng. (VA tổng của 14 ha là
61.952.700.000).
Lợi nhuận 1ha của nông trại năm 2019 - 2020 là 4.294.255.428 đồng (tổng lợi
nhuận cả 14 ha là 60.119.575.992 đồng).
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha:
GO/IC = 4,721 lần, với mức đầu tư một đồng cho chi phí trung gian của
nông trại thì sẽ tạo ra 4,721 đồng giá trị sản xuất.
VA/IC = 3,721 lần, nếu người chủ bỏ ra một đồng chi phí trung gian cho
nông trại thì người chủ sẽ thu được giá trị gia tăng là 3,721 đồng.
VA/GO = 0,788 lần, Với một đồng giá trị sản xuất sẽ tạo ra 0,788 đồng giá trị
gia tăng.
Với mức thu nhập 1 năm sản xuất nông nghiệp là 60.119.575.992 đồng vậy đây
là một mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho chủ
trang trại, rất xứng đáng với sự đầu tư ban đầu mà người chủ bỏ ra. Sự phát triển

28
của trang trại góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước Israel ngoài ra
còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động cũng như sinh viên tham gia
chương trình thực tập tại đây.
2.3.7. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nông trại
 Điểm mạnh (Strengths)
- Sản phẩm ớt tại nông trại ông Gidon Blum là sản phẩm nông sản sạch đáp ứng
đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra các nước như: Mỹ, Đức, Nga.
- Sử dụng công nghệ cao trong quá sản xuất ớt như: Hệ thống nhà lưới, hệ thống
ống nước tưới tự động, máy rửa ớt, máy đóng gói tự động và các thiết bị máy móc
hiện đại khác để phục vụ sản xuất.
- Nguồn nhân lực dồi dào và rẻ được lấy từ Thái Lan và sinh viên các nước trên
thế giới. Các sinh viên tại các nước trên thế giới rất muốn học hỏi kỹ thuật, công
nghệ sản xuất nông nghiệp của người nông dân Israel, khi họ đến học tập và trải
nghiệm tạo thêm nguồn lao động dồi dào. Israel có hợp đồng liên kết lấy nguồn lao
động từ một nước duy nhất là Thái Lan, trong tương lai Israel có thể liên kết nhập
nguồn lao động tại Việt Nam.
- Hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện như hệ thống đường bộ tại nơi ở và
nông trại được đầu tư xây dựng khép kín thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển
sản phẩm.
- Đất đai cho vùng sản xuất nông nghiệp được nhà nước quy hoạch cụ thể rộng
lớn thích hợp cho người nông dân sản xuất nông nghiệp với quy rộng lớn.
- Thông tin về thị trường đầy đủ, tại các Moshav các thành viên được liên kết
với nhau thành nhóm trên mạng Internet nếu có thông tin hoặc vấn đề liên quan đến
kinh doanh, thị trường… đều được cập nhật thông tin một cách nhanh chóng. Ngoài
ra thông tin còn được cập nhật qua các bản tin, các kênh tin tức quốc gia.
 Điểm yếu (Weaknesses)
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Đất nông nghiệp là đất sa mạc, khí hậu rất
nóng vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông rất khó khăn cho người nông dân chăm
sóc cây trồng và người lao động không thể làm việc nếu thời tiết quá nóng hoặc quá

29
lạnh và tốn nhiều sức phải chuyển thời gian đi làm việc muộn hơn vào mùa đông và
đi làm sớm hơn vào mùa hè.
- Nguồn nước tưới không dồi dào, Israel là quốc gia có lượng mưa và độ ẩm rất
thấp, khi sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải đảm bảo hệ thống nước kép kín, đủ
nước tưới cho cây trồng, nếu bị mất nước toàn bộ cây trồng sẽ héo và chết.
- Giá cả ảnh hưởng bởi chất lượng quả nếu quả ớt nhỏ hoặc bị sâu bệnh làm ảnh
hưởng đến màu sắc giá bán sẽ bị giảm xuống và không thể xuất khẩu được chỉ bán
được ở thị trường nội địa. Ngoài ra giá cả còn ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường
khác như nhu cầu của khách hàng đối với loại ớt dài, ớt tròn hay màu sắc của ớt như
đỏ, vàng hoặc cam.
 Cơ hội (Opportunities)
- Nhà nước rất quan tâm và hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp qua việc hỗ trợ vay
vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, nguồn lao động, giải phóng mặt bằng, rà phá
bom mìn…
- Do nhà nước đầu tư xây dựng các trung tâm chuyên nghiên cứu công nghệ kỹ
thuật cho ngành nông nghiệp nên trình độ công nghệ, kỹ thuật của Israel ngày một
phát triển cao.
- Có các trung tâm nghiên cứu và phục vụ giống cây trồng mới, côn trùng có
ích… thuận lợi cho người nông dân tập trung phát triển sản xuất.
- Sự hợp tác giữa các chủ nông trại ngày một chặt chẽ hơn trong quá trình sản
xuất, quản lý công nhân và chăm sóc cây trồng cũng như xuất khẩu nông sản.
- Khi nền nông nghiệp Israel đạt được nhiều danh tiếng và uy tín như hiện nay
thì thị trường xuất khẩu sang các nước trên thị trường thế giới sẽ ngày càng mở rộng.
 Thách thức (Threats )
- Cạnh tranh chất lượng sản phẩm với các nông trại khác cũng như với các nước
có nền nông nghiệp phát triển cao trên thế giới như: Nhật, Úc… Đây cũng là những
nước tiên phong cho việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình
sản xuất.

30
- Mặc dù đã có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thế nhưng trong quá trình
sản xuất vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do phát hiện không kịp thời hoặc sự xuất
hiện các loại sâu bệnh mới làm giảm năng suất, chất lượng nông sản của người nông
dân.
- Một số chủ nông trại bắt đầu đa dạng hóa cây trồng (như toàn bộ diện tích
nông trại đang trồng ớt bắt đầu chuyển sang trồng nho, ngô…giảm diện tích trồng
ớt xuống), đây cũng là thách thức cho những người chủ nông trại về kinh nghiệm,
kỹ thuật, công nghệ cho một loại cây trồng mới.

31
PHẦN 3
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
Tên ý tưởng: Xây dựng nông trại trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây Chanh
dây theo phương thức hữu cơ vi sinh tại xã Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn
3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng
Với mong muốn cung cấp cho thị trường những sản phẩm từ nông nghiệp có lợi
cho sức khỏe con người, sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tận dụng tối
đa những phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng tại địa phương. Trong quá trình hoạt
động của nông trại sẽ tạo công ăn việc làm cho một số người dân, góp phần nhỏ cho sự
phát triển kinh tế tại địa phương.
a. Mục đích của ý tưởng
Xây dựng nông trại trồng cây chanh dây hữu cơ sử dụng các phế phẩm trong
quá trình sản xuất nông nghiệp, phân chuồng có tại địa phương để tạo thành phân
bón hữu cơ vi sinh để giảm chi phí phân bón, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường
cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Nông trại kết hợp chế biến sản phẩm từ quả chanh dây: Nước cốt chanh dây,
mứt chanh dây nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra còn sản xuất giống cây chanh
dây nhằm cung cấp giống cho những gia đình, những nông trại có nhu cầu về giống
chanh dây.
Nếu nông trại thực hiện đạt được kết quả tốt có thể mở rộng sản xuất, tìm kiếm
thị trường xuất khẩu và kết hợp với bà con nông dân tại xã thành lập hợp tác xã
trong tương lai, góp phần phát triển kinh tế trên địa phương.
b. Điểm khác biệt của ý tưởng
Tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ vi sinh tại địa phương.
Nhận thấy rằng có thể đa dạng hóa sản phẩm tăng giá trị sản phẩm chanh dây,
bằng cách chế biến quả chanh dây thành các sản phẩm như nước cốt chanh, mứt
chanh dây.

32
Ngoài ra có thể cho khách du lịch tại huyện vào thăm quan mô hình, sinh viên
tại các trường đại học, cao đẳng liên quan đến ngành nông nghiệp đến thăm quan và
thực tập.
3.2. Khách hàng
- Những sản phẩm cung cấp cho khách hàng:
+ Quả chanh dây tươi
+ Nước cốt chanh dây
+ Mứt chanh dây
+ Giống cây chanh dây.
 Khách hàng mục tiêu
- Các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, công ty cần nhập các sản phẩm từ nông trại
chanh dây với số lượng lớn.
- Các hộ gia đình cá nhân, thương lái, trang trại có nhu cầu về cây giống, quả và
các sản phẩm nước uống, vỏ chanh sấy.
- Khách du lịch trong đến (thăm quan và mua các sản phẩm).
- Các nhà thuốc, y học dân gian có nhu cầu về chế biến các sản phẩm thuốc từ
quả chanh dây.
- Khách hàng trên mạng xã hội (khách hàng từ xa).
 Kênh phân phối
- Các thương lái, trực tiếp đến thu mua và thanh toán ngay tại nông trại, kênh
phân phối này sẽ bán được sản phẩm với số lượng lớn giúp xoay vòng vốn của nông
trại nhanh.
- Đi tìm các hợp đồng cung cấp các sản phẩm cho các hệ thống siêu thị, công ty,
cửa hàng, trong tỉnh và các tỉnh khác trên cả nước.
- Bán trực tiếp sản phẩm cho các cá nhân, các hộ gia đình tại địa phương tại chợ
và trong các khu du lịch.
- Giới thiệu sản phẩm qua hội chợ triển lãm nông sản sạch các tỉnh trung du và
miền núi phía bắc.
- Bán trực tuyến trên: Website, Facebook, Shopee, Lazada…

33
 Quan hệ khách hàng
- Các phương tiện quảng cáo sản phẩm:
+ Quảng cáo trực tiếp: Đi tiếp thị sản phẩm cho khách hàng. Giới thiệu về nông
trại và sản phẩm được sản xuất từ nông trại qua biển hiệu, hình ảnh, tờ rơi: Cách
quảng cáo này có ưu điểm là dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí.
+ Quảng cáo gián tiếp:
Quảng cáo trên mạng Internet như: Facebook, lập Website riêng, Youtube, báo
điện tử…để giới thiệu chi tiết về nông trại cũng như, quy trình sản xuất, các sản
phẩm của nông trại, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi khác
nhau và phạm vi ảnh hưởng rộng.
+ Quảng cáo dựa trên mối quan hệ cá nhân, trên bao gói của sản phẩm.
- Chăm sóc khách hàng:
+ Với những khách hàng mua các sản phẩm ta cần xây dựng đường dây nóng
cho khách hàng để họ phản ánh về chất lượng và góp ý về sản phẩm. Luôn có nhân
viên để trả lời những thắc mắc, những bình luận góp ý của khách hàng, cập nhật
thông tin nhanh nhất từ khách hàng để từ đó cải thiện cho phù hợp với thị hiếu
chung của khách hàng hơn.
+ Phân loại khách hàng :
Đối với khách hàng mua nhiều lần với số lượng lớn ta có thể giảm giá, tặng kèm
sản phẩm, đối với khách hàng gần giao hàng miễn phí tận nhà, với các hộ gia đình,
cá nhân mới mở trang trại sẽ được tư vấn hỗ trợ kỹ thuật trồng.
3.3. Hoạt động chính
 Liệt kê nguồn lực
Các nguồn lực cần thiết:
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên: Đất đai, nguồn nước.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Các dụng cụ trồng cây chanh dây, chế biến sản phẩm.
- Nguồn lao động.
- Vốn đầu tư cho dự án.
- Thuốc các loại như: Thuốc phòng trừ sâu bệnh…

34
- Nguồn phân bón.
Những nguồn lực hiện có :
- Có vị trí địa lý thuận lợi cho xây dựng nông trại, nước tưới tiêu.
Chính sách hỗ trợ, ưu tiên về sản xuất hữu cơ của chính quyền địa phương.
- Vận dụng kiến thức được học và kinh nghiệm thực tập như áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong việc lựa chọn giống, nhân giống, kỹ thuật chăm sóc để xây
dựng nông trại chanh dây.
Những nguồn lực còn thiếu và cách huy động, khắc phục:
- Kiến thức kinh nghiệm chưa được sâu rộng: Cần trau dồi những kiến thức cần
thiết cho chăm sóc, phòng bệnh cho cây chanh dây, trước khi xây dựng nông trại
cần làm việc, học hỏi, tham quan những nông trại đã đạt được kết quả tốt để trau dồi
kinh nghiệm và kiến thức.
- Vốn đầu tư trong việc xây dựng nông trại còn thiếu: Có thể khắc phục bằng
cách là vay vốn ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông nghiệp
nông thôn.
- Quan hệ với khách hàng, các cửa hàng phân phối sản phẩm: Tìm hiểu kỹ về
nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý,
tạo mối quan hệ thông qua hợp đồng làm ăn, các chương trình quảng bá, khuyến
mãi, tri ân khách hàng…
 Các hoạt động chính
Khu xây dựng nông trại chanh dây trên đất gia đình đã có là 1,2 ha.
- Xây dựng nông trại.
- Chọn giống cây chanh dây khỏe mạnh, phù hợp hợp đất, khí hậu mua hạt
giống, mua khay giống, vỏ bầu, phân bón và thuốc vi sinh.
- Đào hố, ủ phân trong hố, lắp đặt hệ thống tưới tự động.
- Thiết kế vườn ươm.
- Học hỏi kinh nghiệm các nông trại trồng cây chanh dây thành công và những
nông trại thất bại để rút ra kinh nghiệm,
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây cho các công nhân.

35
- Mua máy móc, dụng cụ để làm mứt chanh dây, làm nước uống.
- Đăng ký thương hiệu, thiết kế logo, nhãn mác, bao bì sản phẩm.
 Đối tác
- Hợp tác với ngân hàng chính sách để vay vốn.
- Hợp tác với hệ thống các cửa hàng, các siêu thị, nhà hàng và các nhà buôn để
giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của nông trại.
- Luôn tìm thị trường, tạo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Hợp tác với các hộ dân khác để mở rộng quy mô.
- Hợp tác với các chuyên gia về dịch bệnh cây trồng để giải quyết dịch bệnh trên
cây trồng.
- Tham gia hợp tác các hội trồng cây chanh dây để tiếp thu nhanh nhất về xu
hướng phát triển, thị hiếu của khách hàng…
3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận
a. Chi phí
Để xây dựng trang trại đầu tiên ta chuẩn bị vốn, phân bổ đất (1ha cho nông trại
trồng cây chanh dây, 0,2 ha cho khu chế biến và vườn ươm) và tiến hành xây dựng
các công trình cơ bản nông trại trồng cây chanh dây, khu chế biến…
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản và trang thiết bị của nông trại
trồng cây chanh dây

Số Thành
năm tiền sau
Khoản Số khấu Đơn giá Thành tiền khấu hao
STT mục ĐVT lượng hao (đ) (đ) (đ)
Bể chứa
1 nước Cái 1 15 10.000.000 10.000.000 666.667
Xây
dựng
2 giàn Cái 1 10 20.000.000 20.000.000 2.000.000

36
Máy
3 bơm Cái 1 4 3.000.000 3.000.000 750.000
Van
4 điều áp Cái 2 3 150.000 300.000 100.000
Ống
nước
tưới tự
5 động Cái 1 5 15.000.000 15.000.000 3.000.000
Xe đẩy
6 4 bánh Cái 2 5 2.000.000 4.000.000 800.000
Bình
7 phun Cái 1 5 5.000.000 5.000.000 1.000.000
Máy cắt
8 cỏ Cái 1 5 4.000.000 4.000.000 800.000
Tổng 61.300.000 9.116.667

Dự kiến chi phí xây dựng cơ bản và mua trang thiết bị của nông trại trồng cây
chanh dây là: 61.300.000 đồng.
Bể chứa nước là 10.000.000 đồng, đây là bể dự chứa nước để tưới cho toàn bộ
1ha chanh dây.
Xây dựng giàn cho chanh dây sẽ được làm từ cột và dây sắt chi phí dự kiến là
20.000.000 đồng.
Ống nước tưới tự động cho toàn bộ nông trại chanh dây là 15.000.000 đồng.
Và các máy móc thiết bị khác như bình phun, máy cắt cỏ, xe đẩy…
Tổng thành tiền sau khấu hao tài sản của toàn bộ chi phí dự kiến xây dựng cơ
bản và trang thiết bị của nông trại trồng cây chanh dây là: 9.116.667 đồng/năm.

37
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản của vườn ươm và ủ phân hữu cơ vi
sinh
Số Thành
năm tiền sau
Khoản Số khấu Đơn giá Thành tiền khấu hao
STT mục ĐVT lượng hao (đ) (đ) (đ)
Xây dựng
1 hố ủ phân Cái 2 15 5.000.000 10.000.000 666.667
Xây dựng
khu vườn
2 ươm Cái 1 10 10.000.000 10.000.000 1.000.000

Tổng 20.000.000 1.666.667

Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản vườn ươm và hố ủ phân hữu cơ vi sinh là
20.000.000 đồng, bao gồm: Xây dựng hố ủ phân 10.000.000 đồng, xây dựng vườn
ươm 10.000.000 đồng và sau khi khấu hao tài sản là 1.666.667 đồng/năm.
Bảng 3.3: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản và trang thiết bị của khu chế biến sản
xuất nước cốt chanh dây và mứt chanh dây

Số Thành
năm tiền sau
Khoản Số khấu Đơn giá Thành khấu hao
STT mục ĐVT lượng hao (đ) tiền (đ) (đ)
Xây
dựng nhà
chứa và
1 sản xuất Cái 1 20 60.000.000 60.000.000 3.000.000
2 Máy cân Cái 2 5 2.000.000 4.000.000 800.000

38
định mức
Các công
cụ gia
3 dụng 5 10.000.000 2.000.000

Tổng 74.000.000 5.800.000

Nông trại đầu tư trang thiết bị mới phục vụ trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh bao gồm:
Xây dựng khu chế biến sản xuất nước cốt chanh dây và mứt chanh dây là:
60.000.000 đồng. Ở đây bao gồm kho chứa quả chanh dây tươi sau khi thu hái
đồng thời là vị trí đặt các thiết bị, máy móc, công cụ chế biến và là nơi công nhân
làm việc chế biến các sản phẩm nước cốt và mứt chanh dây.
Máy cân định mức bao gồm hai loại cân: Cân quả chanh dây tươi để xuất bán và
đo khối lượng các sản phẩm mứt chanh dây với chi phí dự kiến là 4.000.000 đồng.
Các công cụ gia dụng để phục vụ quá trình sản xuất chế biến nước cốt chanh
dây và mứt chanh dây là 10.000.000 đồng.
Vậy tổng chi phí dự kiến đầu tư ban đầu là 74.000.000 đồng, sau khấu
hao .5.800.000 đồng/ năm.
Bảng 3.4: Chi phí dự kiến ủ phân hữu cơ vi sinh 1 năm
Chi phí
Đơn giá trung bình
STT Khoản chi phí Số lượng ĐVT (đ) năm
1 Phân chuồng 6.000 kg 4.000 24.000.000
Chế phẩm sinh
2 học EM-EMZEO 15 Gói 30.000 450.000
3 Nước gỉ đường 20 Kg 25.000 500.000

39
4 Bạt 15 m 10.000 150.000
5 Khấu hao tài sản 666.667 666.667
Tổng 25.766.667

Ủ phân hữu cơ vi sinh từ các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương như cỏ,
rơm, rác nông nghiệp, phân chuồng…
Để ủ được lượng phân bón hữu cơ đủ cho 1ha cây chanh dây cần có phân
chuồng 6000 kg phân được mua trực tiếp với các hộ chăn nuôi tại địa phương với
giá trung bình 4000 đồng/kg (tổng 24.000.000 đồng), các chế phẩm sinh học
cung cấp vi khuẩn làm phân bón hoai mục 15 gói (tổng 450.000 đồng), nước gỉ
đường 20kg (tổng 500.000) và bạt phủ hố phân trong quá trình ủ phân là 15m
(tổng 150.000 đồng), Khấu hao tài sản hố ủ phân là 666.667 đồng. Quy trình ủ
phân được thực hiện vào khoảng thời gian công nhân trong nông trại trồng và
chăm sóc cây chanh dây không có việc để tiết kiệm chi phí nhân công.
Toàn bộ chi phí dự kiến 1 năm là 25.766.667 đồng.
Bảng 3.5: Chi phí dự kiến ươm giống chanh dây ( 1 năm)
Số Đơn giá Thành
STT khoản chi phí lượng ĐVT ( đ) tiền(đ)
Hạt giống chanh dây Túi(20
1 F1 (chanh dây tím) 500 hạt) 15.000 7.500.000

2 Khay ươm hạt giống 25 khay 13.000 325.000

3 Túi đóng bầu cây 4 kg 45.000 180.000


4 Công nhân 1 Người 48.000.000 48.000.000
5 Chi phí khác 5.000.000 5.000.000
6 Khấu hao tài sản 1.000.000 1.000.000
Tổng 62.005.000

40
Hạt giống chanh dây là loại giống F1 có chất lượng và năng suất cao, quá trình
ươm giống cây trồng được thực hiện thủ công mất khoảng 2-3 tháng/ lứa, chi phí
giống chanh dây dự kiến là: 7.500.000 đồng/năm, và các chi phí khác như khay
ươm hạt giống, công nhân, chi phí khác, khấu hao tài sản với tổng chi phí dự kiến
cho vườn ươm là: 62.0005.000 đồng/năm.
Bảng 3.6: Chi phí dự kiến trồng cây chanh dây (1 năm )
Chi phí
Số Đơn giá trung bình
STT Khoản chi phí lượng ĐVT (đ) năm
1 Vôi 200 kg 13.000 2.600.000

2 Điện tiêu thụ 500 Kw/h 3000 1.500.000


Chế phẩm sinh học
phòng trừ sâu bọ,
3 côn trùng hại 1 Can (20L) 2.500.000 2.500.000

4 Công nhân 2 Người 48.000.000 96.000.000


5 Chi phí khác 1.000.000 10.000.000

6 Khấu hao tài sản 9.783.333 9.783.333

Tổng 122.383.333

Cây chanh dây được trồng khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu ra hoa và kết trái sau
khoảng 3-4 tháng sẽ cho thu hoạch ( Cây có tuổi thọ khoảng 3 năm).
Tổng chi phí sản xuất chanh dây hàng năm là: 122.383.333 đồng/ha bao gồm:
Vôi cho xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh cho nông trại là 200kg với chi phí trung
bình 1 năm là 2.600.000 đồng.
Điện tiêu thụ cho máy bơm nước cho toàn bộ nông trại là 1.500.000 đồng/ năm.
Chế phẩm sinh học cho việc phòng trừ sâu bọ, côn trùng cho cây chanh dây là
2.500.000 đồng/năm.

41
Chi phí công nhân trồng và chăm sóc cây chanh dây 1 năm là 2 người với tổng
chi phí dự kiến trung bình 1 năm là 96.000.000 đồng.
Và các khoản chi phí khác cho nông trại là 10.000.000 đồng, khấu hao tài sản
9.783.333 đồng.
Bảng 3.7: Chi phí dự tính trong chế biến mứt chanh dây và nước cốt chanh dây
(1năm)
Chi phí
STT Khoản chi phí Số lượng ĐVT Đơn giá (đ) trung bình

1 Bao bì đóng gói 6 kg 120.000 720.000


Lọ nhựa đong
2 nước chanh dây 3.000 Cái 1.000 3.000.000

3 Điện nước 5.000 Kw/h 3.000 15.000.000

4 Công nhân 1 Người 48.000.000 48.000.000


Quả chanh dây
5 tươi 5.000 kg 15.000 75.000.000
6 Chi phí khác 5.000.000 5.000.000
7 Khấu hao tài sản 5.800.000
Tổng 152.520.000

Sau khi quả chanh dây được thu hái về sẽ dùng khoảng 5.000 kg để tách lấy
nước cốt và phần vỏ sẽ được gọt rửa sạch và làm mứt, công đoạn này được tiến
hành thủ công. Dự kiến kinh phí là 152.520.000 đồng, bao gồm chi phí cho: Bao bì
đóng gói, lọ, điện nước, công nhân, quả chanh dây, khấu hao tài sản và các khoản
chi phí khác.
b. Doanh thu của nông trại trung bình mỗi năm

42
Bảng 3.8: Doanh thu của nông trại trung bình một năm
Các khoản Số Khối lượng Đơn giá Thành tiền
STT thu lượng ĐVT trung bình (đ) (đ)
Quả chanh
1 dây tươi 40.000 kg 15.000 600.000.000
Giống chanh
2 dây 10.000 cây 30.000 300.000.000
Chanh dây
3 sấy 3.000 Gói 300g/gói 30.000 90.000.000
Nước cốt
4 chanh dây 3.000 Bình 500ml/bình 30.000 90.000.000
Tổn
g 1.080.000.000

Sản lượng cho quả của cây chanh dây trung bình mỗi năm là 40 tấn với giá trung
bình là 15.000 đồng/kg thì doanh thu từ quả chanh dây tươi là 600.000.000 đồng. Tuy
nhiên qua từng năm doanh thu có thể tăng hoặc giảm do tác động của yếu tố tự nhiên,
thị trường…
Giống cây chanh dây với giá bán là 30.000 đồng/cây thì doanh thu dự kiến đạt
300.000.000 đồng, giống cây chanh dây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, ta có thể
tiếp tục đa dạng cây giống qua các hình thức như trồng cây giống trong chậu, cắt tỉa
tạo dáng đẹp để làm cảnh hay tiện dụng cho các khu dân cư không có diện tích lớn
để trồng cây.
Với 5 tấn quả chanh dây tươi được đem ra làm nước cốt chanh dây và mứt
chanh dây đạt 180.000.000 đồng có hiệu quả kinh tế hơn là bán quả chanh dây tươi
đồng thời đây là cách đa dạng hóa sản phẩm nhằm đưa sản phẩm của nông trại đến
với thị trường bằng nhiều cách khác nhau vì vậy nếu tìm kiếm được thị trường tiêu
thụ sản phẩm tốt ta có thể đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất và mở rộng quy
mô.

43
Trong quá trình gieo hạt giống, trồng cây,thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ
chanh dây ta có lợi nhuận sản xuất trong năm đầu tiên là: 579.275.000 đồng.
Vậy lợi nhuận của năm thứ hai 2 năm thứ 3 sẽ có thể cao hơn do không mất
giống cây trồng cho nông trại, sản lượng có thể đạt cao hơn do cây lớn hơn so với
năm đầu tiên, cho ta thấy trong quá trình trồng ,chăm sóc, thu hái và chế biến các
sản phẩm từ quả chanh dây nếu có thị trường tiêu thụ ổn định và nếu có thể xuất
khẩu thì ta có thể mở nông trại trồng cây chanh dây đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT) của ý tưởng
Khi mới bước vào thực hiện mô hình trang trại trồng cây chanh dây kết hợp với
chế biến sản phẩm mứt chanh dây và nước cốt chanh dây chúng ta cần xác định rõ
những điểm mạnh, điểm yếu cùng với đó là những cơ hội và thách thức để có những
giải pháp khắc phục cho những điểm yếu và thách thức của thị trường mang lại.
Bảng 3.9: Bảng phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
- Chính sách hỗ trợ. - Kinh nghiệm còn hạn chế về trồng trọt,
- Nguồn lao động dồi dào. chăm sóc, kinh doanh.
- Có một số kiến kiến thức cơ bản về - Chất lượng lao động còn thấp.
kinh doanh và trồng trồng trọt. - Hiểu biết thị trường về thị trường còn
- Đất đai rộng. hạn chế.
- Nguồn nước tự nhiên. - Diện tích đất manh mún nhỏ lẻ.
- Gần khu du dịch Hồ Ba bể. - Địa điểm xa với thành phố.
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
- Sản phẩm hữu cơ. - Bảo quản.
- Hệ thống thông tin ngày một phát - Giá cả .
triển. - Áp lực cạnh tranh .
- Đa dạng hóa sản xuất. - Phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
- Có thể mở rộng quy mô và xuất - Dịch bệnh diễn biến phức tạp.
khẩu - Vấn đề cấp phép, chứng chỉ
- Quy hoạch, vốn sản xuất.

44
 Điểm mạnh:
- Chính sách: Nhà nước ta đang có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát
triển nông nghiệp như vay vốn sản xuất nông nghiệp với lãi suất thấp, Chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây
dựng cánh đồng lớn…
- Nguồn lao động: Tại địa phương có nguồn lao động dồi dào, nhiều lao động
thiếu việc làm, phải đi lao động xa quê hương. Tiến hành sản xuất kinh doanh tại
địa phương sẽ tạo cơ hội việc làm cho một số lao động.
- Kiến thức cơ bản: Đã học một số môn học liên quan đến ngành Kinh tế nông
nghiệp tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên và được thực tập tại đất nước có
nền nông nghiệp công nghệ cao như Israel đã có một số kiến thức cơ bản nhất định
về kinh doanh và trồng trọt.
- Đất đai: Tại xã người dân có xu hướng chuyển lên thành thị làm tại các công ty,
doanh nghiệp, sản xuất nông nghiệp giảm, một số người dân bỏ hoang đất, vậy đây
là cơ hội cho việc đầu tư sản xuất nông nghiệp tại đây
- Nguồn nước tưới tiêu ở đây chủ yếu là nguồn nước tự nhiên từ nước nguồn,
sông, hồ vậy tiết kiệm chi phí nguồn nước tưới trong quá trình sản xuất.
- Gần khu du dịch Hồ Ba bể có thể cho khách du lịch tham quan, giới thiệu sản
phẩm và bán sản phẩm.
 Điểm yếu:
- Kinh nghiệm còn hạn chế: Tuy đã được học tập và trải nghiệm nhưng những
kiến thức đó chưa đủ, khi tiến hành kinh doanh nông nghiệp phải trang bị thêm
nhiều kiến thức hơn từ sản xuất đến kinh doanh.
- Chất lượng lao động còn thấp vì lao động chỉ làm tại địa phương nên chưa có
nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, cần phải đào tạo.
- Hiểu biết về thị trường còn hạn chế, do chưa từng sản xuất kinh doanh.
- Diện tích đất manh mún nhỏ lẻ do người nông dân sản xuất theo mô hình nông
hộ đất nông nghiệp bị chia nhỏ lẻ, phân tán.

45
- Địa điểm kinh doanh sản xuất chanh dây xa với thành phố, đường đèo, đi lại
khó khăn.
 Cơ hội:
- Các sản phẩn hữu cơ có giá thành cao hơn và ổn định hơn, được khách hàng
quan tâm hơn các sản phẩm sản xuất thông thường.
- Hệ thống thông tin phát triển, có thể thu thập thông tin trên mạng internet, sách
báo… Có cơ hội tiếp cận với ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật mới.
- Có thể đa dạng hóa các sản xuất chanh dây theo hướng cây cảnh và chế biến
các sản phẩm từ quả chanh dây.
- Nếu nông trại đạt hiệu quả kinh tế cao có thể mở rộng thêm quy mô qua liên
kết với nông trại khác hoặc thành lập hợp tác xã, xây dựng chất lượng sản phẩm để
đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu.
 Thách thức:
- Bảo quản: Do chanh dây là nông sản nên thời gian bảo quản ngắn, đòi hỏi phải
có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.
- Giá cả không ổn định phụ thuộc vào quy luật cung-cầu của thị trường.
- Áp lực cạnh tranh với các nông trại khác trong khu vực miền Bắc cũng như cả
nước và những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khác.
- Chanh dây được trồng ngoài môi trường tự nhiên nên chịu ảnh hưởng nhiều
vào khí hậu, thời tiết.
- Do môi trường tự nhiên có nhiều sự thay đổi như khí hậu, ô nhiễm môi trường
nên ngày nay có nhiều dịch bệnh mới, diễn biến phức tạp trên cây trồng.
- Việc cung cấp chứng chỉ nông nghiệp hữu cơ còn nhiều bất cập, chưa được rõ
ràng.
- Quy hoạch còn mang tính tự phát khó khăn cho phát triển sản xuất nông
nghiệp.
- Thiếu vốn sản xuất, thủ tục cho vay còn rườm rà.
3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng và biện pháp giảm thiểu rủi
ro

46
Bảng 3.10: Bản tóm lược rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro
Những rủi ro khi thực hiện Biện pháp giảm thiểu rủi ro
ý tưởng
Những sản phẩm giả mạo. Quảng bá và phân phối sản phẩm.

Ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu . Thiết kế dàn, sử dụng các biện pháp
hữu cơ.
Cơ sở vật chất và máy móc, trang Bảo quản tốt các trang thiết bị qua bảo
thiết bị. dưỡng, bảo hiểm.
Rủi ro về kỹ thuật. - Tham quan, tìm hiểu nghiên cứu, tích
lũy kinh nghiệm.
Sản phẩm không được được nhiều - Xây dựng, quảng cáo, hợp tác với các
khách hàng biết đến. sản phẩm hữu cơ khác.

Những rủi ro và cách khắc phục khi thực hiện ý tưởng:


- Những sản phẩm giả mạo không đảm bảo chất lượng ngày càng nhiều trên thị
trường bán với giá thấp để thu hút khách hàng điều đó làm mất niềm tin người tiêu
dùng vào các sản phẩm nông nghiệp sạch.
=> Phát triển quảng bá, thiết kế bao bì riêng cho các sản phẩm của mình; Xây
dựng chứng chỉ về chứng nhận trang trại hữu cơ; Trực tiếp phân phối các sản phẩm
của nông trại tới người tiêu dùng; Cho khách hàng trực tiếp tham quan trong quá
trình sản xuất.
- Thời tiết khí hậu ở Việt Nam mưa nhiều và nóng ẩm có nhiều dịch bệnh làm
ảnh hưởng đến cây trồng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.
=> Trong quá trình làm dàn theo đúng quy trình kỹ thuật cho vườn chanh dây,
tạo độ thông thoáng, thoát nước cho cây; Nghiên cứu làm các chế phẩm sinh học từ
nguyên liệu tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh hại; Sử dụng côn trùng có ích như nuôi
ong.
- Cơ sở vật chất và máy móc, trang thiết bị có thể bị hỏng hóc, mất trộm.

47
=> Khi đầu tư trang thiết bị máy móc cho nông trại cần mua những loại máy
đảm bảo chất lượng không ham lẻ; Cần bảo dưỡng các thiết bị máy móc thường
xuyên tra dầu mỡ và xây dựng kho bảo quản trang thiết bị máy móc; Hiện nay đã có
một sổ bảo hiểm cho ngành nông nghiệp, có thể mua bảo hiểm để hạn chế rủi ro.
- Rủi ro về kỹ thuật do mới mở trang trại nên còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tế trong sản xuất kinh doanh.
=> Tham quan các mô hình nông trại chanh dây đạt hiệu quả kinh tế cao để
quan sát học hỏi và rút ra những kinh nghiệm, tìm ra những hạn chế và tìm cách
khắc phục; Tìm hiểu nghiên cứu trau dồi những kiến thức về kỹ thuật trên sách, báo,
truyền hình… Tích lũy kinh nghiệm qua từng năm trồng và chăm sóc chanh dây.
- Sản phẩm không được nhiều người biết đến
=> Xây dựng được các chứng chỉ về chứng nhận về trang trại hữu cơ; Quảng
cáo cho sản phẩm hữu cơ của nông trại thông qua các cửa hàng trưng bày sản phẩm
sạch tại địa phương, các khu du lịch; Hợp tác với các sản phẩm hữu cơ khác thành một
chuỗi phân phối hữu cơ.
3.7. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện
a. Đối với chính quyền địa phương:
Đơn giản hóa các thủ tục trong việc cấp chứng nhận cho các nông trại, đồng thời
có những ưu đãi về chính sách cũng như thị trường đối với các sản phẩm hữu cơ.
Chính quyền địa phương và cơ sở các cấp cần quan tâm hơn tới việc cấp giấy
chứng nhận kinh tế nông trại cho các hộ gia đình, cá nhân đã đáp ứng đủ điều kiện
để họ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước.
b. Đối với các chủ nông trại hữu cơ:
Chủ nông trại cần chủ động, sáng tạo, không ngừng học hỏi để nâng cao kiến
thức, kinh nghiệm, chuyên môn trong sản xuất kinh doanh., tiếp cận và áp dụng
công nghệ, kỹ thuật mới. Luôn cập nhật thông tin để biết những biến đổi trong thị
trường, khách hàng.

48
Các nông trại nên hợp tác với nhau thành hợp tác xã hay mô hình liên kết để
nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng quy mô để đáp ứng các tiêu chí với thị
trường xuất khẩu quốc tế.
Các chủ nông trại cần đổi mới các sản phẩm kinh doanh trong nông trại, khai
thác có hiệu quả các nguồn lực, huy động nguồn vốn từ để mở rộng quy mô sản
xuất khi có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức.

49
PHẦN 4
KẾT LUẬN
4.1. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ớt ngọt của nông trại ông Gidon
Blum
Nhờ áp dụng công nghệ kĩ thuật và máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp
nông trại đã thu được những kết quả về kinh tế rất tốt, bên cạnh đó là không làm
ảnh hưởng tới môi trường.
Sản phẩm nông sản của nông trại đáp ứng mọi yêu cầu về nông sản sạch, cung
cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Cùng với những thành công trong năm nay
nông trại đang có những dự định mở rộng thêm quy mô nông trại cũng như đa dạng
thêm các nông sản có thế mạnh khác để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên
của thị trường.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại thực tập:
Từ số liệu bảng 2.4 chi phí hàng năm của trang trại:
Tổng chi phí của trang trại trong 1 năm là 16.648.900.000 đồng với doanh thu
78.601.600.000 đồng và lợi nhuận thu được là 60.119.575.992 đồng. Nhờ áp dụng
khoa học công nghệ trong quá trình nghiên cứu giống, phương pháp chăm sóc cây
trồng tốt theo đúng tiêu chuẩn nên trang trại của ông Gidon Blum đã đạt được hiệu
quả kinh tế cao.
Kiến thức học được trong thời gian thực tập
- Được tiếp xúc với những khoa học kĩ thuật tiên tiến của nền nông nghiệp công
nghệ cao qua đó thấy được sự quan trọng công nghệ, máy móc trong sản xuất nông
nghiệp hiện nay.
- Được học hỏi và tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch cũng như
phân loại ớt.
- Nghiên cứu và tìm hiểu cách quản lý về nguồn lực, chính sách tiếp cận thị
trường tiêu thụ của các chủ nông trại tại đó.
- Được tìm hiểu về nền văn hóa, môi trường sống và phong cách làm việc của
người dân Israel.

50
4.2. Kết luận của ý tưởng
Với các khoản chi phí đầu tư của nông trại là 500.725.000 đồng , trong năm đầu
tiên nguồn doanh thu dự kiến mang lại từ giống cây chanh dây, quả chanh tươi,
nước cốt chanh dây và mứt chanh dây với số tiền là 1.080.000.000 đồng, lợi nhuận
trong năm thứ 2 và năm thứ ba có thể sẽ cao hơn so với năm đầu tiên. Ta có thể
thấy lợi nhuận của nông trại là khá cao do biết cách phát triển sản phẩm mới từ
nông sản thô. Dự tính lợi nhuận và quy mô trang trại sẽ tăng thêm nếu tiếp tục
nghiên cứu phát triển nông trại và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định.
Dự án về trồng chanh dây tạo ra được các sản phẩm an toàn, nhiều dinh dưỡng
có thể đáp ứng được về nhu cầu thực phẩm an toàn ngày càng cao của thị trường.
Tạo thêm được việc làm cho người dân tại địa phương, góp phần nhỏ vào sự
phát triển bền vững của địa phương, nơi sinh sống.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt
1. Bộ môn kinh tế chung, 2012, Bài giảng kinh tế vi mô 1, trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên
2. Đề cương khóa luận tốt nghiệp, Khoa KT&PTNT trường Đại học nông lâm Thái
Nguyên
3. Khóa luận tốt nghiệp, tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại
trồng ớt chuông số 98, moshav Paran, Arava, Israel của ông Arale (2019)
II. Tiếng anh
1.https://arava.org/academics/study-at-arava/
2.https://en.wikipedia.org/wiki/Hatzeva
3.https://beholdisrael.org/israeli-irrigation-technology-saving-water-and-producing-
more/
4.https://tastylandscape.com/2017/08/23/grow-passion-fruit/
III. Website
1. Bí quyết trồng cây chanh dây:
https://www.giongcayanqua.edu.vn/cay-giong-chanh-leo-cach-trong-cham-soc-
chanh-leo.html
https://tailieu.vn/tag/cac-san-pham-tu-chanh-day.html
2. 123doc.net
https://123doc.net/document/6531459-tim-hieu-ve-mo-hinh-to-chuc-san-xuat-
kinh-doanh-cua-nong-trai-trong-ot-chuong-so-98-moshav-paran-arava-israel-cua-
ong-arale.htm
https://123doc.net/document/5416126-tim-hieu-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-
cua-trang-trai-dao-gia-ban-tai-xa-thinh-duc-thanh-pho-thai-nguyen-tinh-thai-
nguyen-khoa-luan-tot-nghiep.htm
3. Các nguồn lực cho phát triển kinh tế:
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/huy-dong-nguon-luc-tai-chinh-cho-

52
phat-trien-nong-nghiep-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-voi-viet-nam-
311361.html
4. Công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel:
https://www.youtube.com/watch?v=Mm2qs9KCLMc
5. Giáo trình tham khảo
https://vietbooks.info/threads/giao-trinh-xay-dung-va-quan-ly-du-an-nxb-nong-
nghiep-2007-tu-quang-hien-85-trang.30121/
https://vietbooks.info/threads/giao-trinh-khuyen-nong-nxb-nong-nghiep-2005-
do-tuan-khiem-180-trang.27754/
6. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sạch của Isarel:
https://www.youtube.com/watch?v=K2kjDX8D1ho
7. Hệ thống tới nhà lưới:
http://truongphuthuan.com/tim-hieu-uu-nhuoc-diem-cua-thong-nha-luoi-nong-
nghiep-cong-nghe-cao/
8. Vai trò của lập kế hoạch trong sản xuất kinh doanh:
http://voer.edu.vn/m/khai-niem-va-vai-tro-cua-lap-ke-hoach/587ca8f4/
9. Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất ở Việt Nam hiện nay:
https://ngaymoionline.com.vn/vai-tro-cua-cong-nghe-cao-trong-ung-dung-phat-
trien-nong-nghiep-tai-viet-nam-bai-1-20759.html
10. tailieu.vn
https://tailieu.vn/doc/khoa-luan-tot-nghiep-kinh-te-va-phat-trien-hieu-qua-kinh-te-
cua-viec-san-xuat-lua-o-xa-phong-chuong-1902239.html

53
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI

Ảnh 1: Hàng ớt đã buộc dây ớt đầu vụ ở một số nhà lưới.

Ảnh 2: Phủ lưới cho nhà lưới.

54
Ảnh 3: Ủ đất bằng bạt nilon.

Ảnh 4: Bạt nilon sau ủ đất sẽ được cắt ra và phơi khô.

55
Ảnh 5: Giống cây ớt Ngọt .

Ảnh 6: Cây giống ớt đã được trồng .


Ảnh 7: Hàng ớt được tỉa lá và buộc dây giữ cây.

Ảnh 8: Thùng ong tại nông trại để giúp cây ớt thụ phấn.
.
Ảnh 9: Hàng ớt đã chín

Ảnh 10: Ớt được thu hoạch và đựng trong hộp nhựa để trên xe đẩy.
Ảnh 11: Ớt sau khi được làm sạch để lên palet để chuẩn bị đóng gói.

Ảnh 12: Máy đóng gói ớt.


Ảnh 13: Công nhân đóng gói ớt vào hộp 5 kg.

Ảnh 14: Qủa ớt được dán sticker.


Ảnh 15: Ớt đã được đóng gói và dán nhãn mác.

Ảnh 16: Lau dọn sau khi buổi làm việc kết thúc.
Ảnh 17: Ớt sau khi được đóng gói để trong kho lạnh bảo quản.

Ảnh 18: Ớt được vận chuyển lên xe và giao cho nhà phân phối.
Ảnh 19: Sinh viên thực tập trong giờ nghỉ .

Ảnh 20: Công nhân và sinh viên kết thúc công việc tại nông trại và trở về bằng xe
tractor.

You might also like