You are on page 1of 82

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRỒNG MỘT SỐ LOẠI
RAU CẢI TRONG VỤ HÈ, HÈ THU BẰNG PHƯƠNG
PHÁP THỦY CANH, THỦY CANH TƯỚI NHỎ GIỌT”

HÀ NỘI, 2018
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRỒNG MỘT SỐ LOẠI
RAU CẢI TRONG VỤ HÈ, HÈ THU BẰNG PHƯƠNG
PHÁP THỦY CANH, THỦY CANH NHỎ GIỌT”

Sinh viên : Lương Thị Linh


Ngành : Công nghệ sinh học
Giảng viên hướng : GS. TS. Nguyễn Quang Thạch
ThS. Nguyễn Thị Thủy

HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu, hình ảnh, kết quả được trình bày trong luận văn
này là trung thực, không sao chép bất cứ tài liệu, công trình nghiên cứu của người
khác mà không chỉ rõ nguồn tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan
của mình trước hội đồng và nhà trường.
Hà Nội, ngày 3 tháng 12 năm 2018
Sinh viên

LƯƠNG THỊ LINH

i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình trồng một số loại rau cải
trong vụ hè, hè thu bằng phương pháp thủy canh, thủy canh tưới nhỏ giọt” em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo Viê ̣n Sinh học Nông
nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được sự quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt tận tình
của các Thầy Cô giáo, các cán bộ tại phòng thí nghiệm của Viê ̣n, cùng sự cố gắng và nỗ
lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, bộ môn Sinh lý thực vật khoa Nông học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em trong quá triǹ h thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính tro ̣ng và biế t ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn
Quang Thạch đã trực tiếp hướng dẫn em, luôn theo dõi tận tình, chu đáo trong suốt quá
trình em nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Em xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thủy và các anh chị trong Viện đã
giúp đỡ và ta ̣o mọi điều kiện cho em trong quá trình thực tập ta ̣i Viê ̣n.
Và cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp CNSHB – K60
đã luôn ở bên động viên, cổ vũ tinh thần và giúp đỡ em trong những lúc khó khăn để
hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Sinh viên

LƯƠNG THỊ LINH

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
TÓM TẮT ............................................................................................................ ix
PHẦN 1.................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài .................................................... 2
1.2.1. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................... 2
1.2.2 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
PHẦN 2.................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................... 4
2.1.1.1 Nguồn gốc ............................................................................................. 4
2.1.1.2 Phân bố .................................................................................................. 4
2.2.1.1 Khái niệm, phân loại ............................................................................. 7
2.2.1.2.1. Ưu điểm. .......................................................................................... 10
2.2.1.2.2. Nhược điểm. .................................................................................... 11
2.3. Tình hình ngiên cứu thủy canh trong và ngoài nước .............................. 14
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 14
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 16
2.3.3 Triển vọng của ứng dụng kỹ thuật thủy canh vào sản xuất rau ở Việt
Nam. 18
PHẦN 3................................................................................................................ 20
VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................... 20

iii
3.1 Đối tượng , phạm vi và vật liệu nghiên cứu ............................................. 20
3.2 Địa điểm và thời gian thực tập ............................................................... 21
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 22
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 22
3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ............................ 24
3.4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 25
PHẦN 4 ............................................................................................................... 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 26
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dẫn điện dung dịch dinh dưỡng đến 3 loại
rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh .................................... 26
4.1.1 Cải New Pakchoi .................................................................................... 26
Bảng 4.1.1. Ảnh hưởng của EC dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của
cải new pakchoi sau 30 ngày trồng ..................................................................... 26
4.1.3 Cải ngọt .................................................................................................. 31
Bảng 4.1.3. Ảnh hưởng của EC dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của
cải ngọt sau 30 ngày trồng .................................................................................. 31
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến 3 loại rau cải trồng vụ hè, hè
thu bằng công nghệ thủy canh ......................................................................... 35
4.2.1 Cải New pakchoi .................................................................................... 35
Bảng 4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cải
New pakchoi ........................................................................................................ 35
4.2.2 Cải Dwarf Pakuchoi .............................................................................. 37
Bảng 4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cải
Dwarf Pakuchoi .................................................................................................. 37
4.2.3 Cải ngọt .................................................................................................. 39
Bảng 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cải
ngọt sau 21 ngày lên giàn .................................................................................... 40
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót thế hệ mới đến
sinh trưởng, phát triển một số loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ
thủy canh tưới nhỏ giọt. .................................................................................. 41
4.3.1. Cải New pakchoi ................................................................................... 41

iv
Bảng 4.3.1 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót đến sinh trưởng của cải
New pakchoi ........................................................................................................ 42
4.3.2. Cải Dwarf Pakuchoi ............................................................................. 43
Bảng 4.3.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón lót hữu cơ đến sinh trưởng của .... 44
4.3.3. Cải ngọt ................................................................................................. 45
Bảng 4.3.3. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót đến sin trưởng của cải
ngọt sau 30 ngày trồng ........................................................................................ 46
Bảng 4.4.1. Ảnh hưởng của EC dung dịch tưới đến sinh trưởng của cải New
pakchoi trồng thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể bón lót phân hữu cơ ..... 49
4.3.2 Cải Dwarf Pakuchoi .............................................................................. 51
4.4.3 Cải ngọt .................................................................................................. 53
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
Tài liệu tiếng việt............................................................................................. 59
Tài liệu tiếng anh ............................................................................................. 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 61
Phụ lục 1: Thành phần dung dịch.................................................................... 61
Phụ lục 2: Kết quả chạy Irristat ....................................................................... 62

v
DANH MỤC BẢNG

vi
DANH MỤC HÌNH

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FAO Tổ chức Lương thực quốc tế
(Food and Agriculture Organization)
AVRDC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á
CC Chiều cao
CT Công thức
EC Độ dẫn diện của dung dịch
KL Khối lượng
LSD0,05 Độ lệch chuẩn với mức ý nghĩa 5%
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu

TH Giá thể trấu hun


TN Thí nghiệm
WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới
VN Việt Nam
XD Giá thể xơ dừa

viii
TÓM TẮT
Đề tài:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CẢI TRONG VỤ
HÈ, HÈ THU BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH,
THỦY CANH TƯỚI NHỎ GIỌT
Sinh viên thực hiện : Lương Thị Linh
Mã sinh viên : 600777
Lớp : CNSHB – K60
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Quang Thạch
Đề tài được thực hiện tại Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Thời gian thực hiện từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.
Hầu hết các loại rau cải trên thị trường đều được tập trung sản xuất vào vụ đông.
Trong khi đó nhu cầu của người tiêu dùng về loại loại rau này lại tăng cao trong vụ hè.
Vì vậy sản xuất rau trái vụ thường đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng còn gặp nhiều
trở ngại về quy trình sản xuất, giống, thời tiết...Tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn
vệ sinh thực phẩm do sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học vì sự tấn
công của sâu bệnh hại.
Nền nông nghiệp sạch đang ngày một phát triển đem lại cho chúng ta nhiều giải
pháp để sản xuất rau trái vụ một cách an toàn và năng suất đặc biệt là rau cải. Trong đó
có phương pháp thủy canh, thủy canh tưới nhỏ giọt.
Do đó tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu quy trình sản xuất một số loại rau cải
trong vụ hè, hè thu bằng phương pháp thủy canh, thủy canh tưới nhỏ giọt ’’. Sau một
thời gian thực hiện đề tài thu được những kết quả sau :
 Thử nghiệm thành công hai giống cải chịu nhiệt là New pakchoi và
Pakchoi, trồng và thu cải ngọt đạt năng suất cao trong vụ hè, hè thu.
 Xác định được EC 1600µs/cm là EC đem lại năng suất thực thu cao nhất trên cả
ba loại cải. .
 Xác định được mật độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cải
Newpakchoi và Pakchoi là 20*20cm, cải ngọt là 15*15cm nhưng năng suất đạt tốt nhất ở
mật độ 15*15cm

ix
 Xác định được lượng phân bón lót thế hệ mới là 50g/10dm3 giá thể là thích
hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cả ba loại cải.
 Xác định được Ec 1200µS là ngưỡng EC tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng
cho cây được trồng trên nền giá thể hữu cơ thích hợp thông qua phương pháp tưới nhỏ
giọt (2 lần/ ngày) đem lại năng suất cao.
 Xác định được cây trồng trong giá thể hữu cơ có bổ sung dinh dưỡng vô cơ
bằng phương pháp tưới nhỏ giọt đạt năng suất và có chất lượng tốt hơn rau trồng trong
hệ thống thủy canh.

x
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến nhiều
lĩnh vực của toàn cầu. Khái niệm nông nghiệp 4.0 chính là tập trung chủ yếu vào
sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ nano.

Bức tranh về "nông nghiệp 4.0" sẽ là một quy trình khép kín bằng công
nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược;
canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; tự động hóa
từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng điện toán đám mây
để truy xuất nguồn gốc. Nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa có một mô hình nào
hoàn chỉnh( Mai Trang_ Nông nghiệp 4.0 và tương lai của nông dân Việt).

Trong đó, phương thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thay thế
phương thức sản xuất truyền thống ngày càng được áp dụng; phải kể đến là sản
xuất rau an toàn bằng phương pháp thủy canh và tưới nhỏ giọt theo công nghệ
của Isreal. Với phương thức sản xuất thay thế này đã cho các loại rau củ quả đạt
năng suất cao, phẩm chất tốt.

Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, rau sạch và rau an toàn của người dân
ngày càng cao, đặc biệt là các loại rau ăn lá sử dụng trong món ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài ngày càng lớn. Sức ép
của người tiêu dùng, của thị trường đã hướng đến nền sản xuất nông nghiệp
ngày càng hiện đại hóa, thông minh và sạch đó là thủy canh, thủy canh tưới nhỏ
giọt.

1
Họ Cải (Brassicaceae) còn gọi là họ Thập tự chứa một số loài có tầm
quan trọng kinh tế lớn, cung cấp nhiều loại rau trên khắp thế giới như cải bắp,
súp lơ, cải xoăn, cải làn, cải củ, cải thìa, su hào... Tuy nhiên, ở Việt Nam rau cải
thường chỉ được trồng phổ biến vào mùa đông do điều kiện ngoại cảnh lúc này
mới phù hợp cho các loại cải sinh trưởng trong khi đó thì nhu cầu sử dụng là
quanh năm, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nên thường xảy ra
hiện tượng giá bán một số loại rau cải vụ sớm tăng cao. Chính vì vậy mà tôi đã
hướng tới sản xuất rau cải trái vụ bằng công nghệ trồng rau thủy canh.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu quy trình trồng
một số loại rau cải trong vụ hè- hè thu bằng công nghệ thủy canh, thủy
canh tưới nhỏ giọt”

1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Mục đích và yêu cầu của đề tài


-Mục đích : Nghiên cứu xác định được một số loại rau cải trồng trong vụ
hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh, thủy canh tưới nhỏ giọt.
-Yêu cầu :
 Xác định được nồng độ dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho sinh
trưởng, phát triển một số loại rau cải trồng trong vụ hè, hè thu bằng
công nghệ thủy canh
 Xác định được mật độ trồng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển
một số loại rau cải trồng trong vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy
canh
 Xác định được lượng phân hữu cơ bón lót thích hợp cho sinh
trưởng, phát triển một số loại rau cải trồng trong vụ hè, hè thu bằng
công nghệ thủy canh tưới nhỏ giọt

2
 Xác định được nồng độ dung dịch dinh dưỡng tưới thích hợp cho
sinh trưởng, phát triển một số loại rau cải trồng trong vụ hè, hè thu
bằng công nghệ thủy canh tưới nhỏ giọt.

1.2.2 Ý nghĩa của đề tài


Đây là đề tài cho sinh viên thực hiện khóa luận. Đề tài nhằm xác định được một
số loại rau cải trồng trong vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh, thủy canh
tưới nhỏ giọt.

3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và giá trị dinh dưỡng
2.1.1.1 Nguồn gốc
Họ Cải ( Brassicaceae) còn gọi là họ Thập tự (Cruciferae) là một họ thực
vật có hoa. Các loại cây trồng trong họ này gần như đều có chứa chữ cải trong
tên gọi. Theo Viện sĩ N.I. Vavilop các loại củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo,
cải trắng, cải xanh phát sinh từ Trung Quốc. Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, củ cải
trắng có nguồn gốc phát sinh từ Trung tâm Địa Trung Hải (Trần Văn Minh và
Lê Tiến Dũng, 2006).

2.1.1.2 Phân bố
Họ Cải phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu ôn đới, chứa một số
loài có tầm quan trọng kinh tế lớn, cung cấp nhiều loại rau về mùa đông trên
khắp thế giới.
Tại Việt Nam, rau cải được trồng ở nhiều vùng trên khắp cả nước, đặc
biệt là những nơi có khí hậu ôn hòa như Sapa, Đà Lạt… có thể trồng rau cải
quanh năm, các vùng khác thường trồng vào vụ đông.
2.1.1.3 Phân loại
Cải F1 New Pakchoi

Cải F1 New Pakchoi(cải dún hay cải nhúng) xuất xứ từ Mỹ, là một loài thực
vật thuộc họ cải (Brassicaceae – Cải thảo), có bẹ lá to, phiến lá lớn, một cây có
thể nặng đến 500-1 kg. Thời gian sinh trưởng dài: 40-50 ngày. Nhiệt độ thích
hợp là 15 – 22°C.

Cải F1 New Pakchoi có vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng giúp ích


cho sự trao đổi chất của cơ thể trẻ. Cải F1 New Pakchoi có vị dễ ăn, có tác dụng
làm mát gan, thanh lọc, giải nhiệt cơ thể khi nấu canh. So với những loại rau

4
khác, cải F1 New Pakchoi (Cải bẹ nhúng hay cải thảo) và bắp cải (bắp sú) không
nhiều dinh dưỡng bằng tuy nhiên nó lại là nguồn thực phẩm giàu hàm lượng
Kali. Có nhiều axit amin khác nhau nổi trội nhất là axit glutamic, lysin, Axit
aspartic,…tốt cho sức khỏe. Là một loại rau có hàm lượng vitamin rất cân bằng,
mặc dù không nhiều so với các loại rau khác.

Ngoài ra trong đông y cải F1 New pakchoi có tính mát, còn được biết đến
công dụng hạ khí, thanh nhiệt.

Cải F1 Dwarf Pakuchoi

Cải F1 dwarf pakuchoi( pukachoi hay cải shiro) là giố ng cải thìa mới có
nguồ n gố c từ Trung Quố c. Hiện đươ ̣c nhiề u công ty giố ng trên thế giới như
Sakata, Takii, Johnnyseeds... nhân giố ng và lai ta ̣o, ở Châu Âu và Mỹ còn đươ ̣c
go ̣i là cải Shiro.

Cải F1 Dwarf Pakuchoi là giống phát triển ma ̣nh, kháng bênh tố t, ngắ n
ngày, dáng cây lùn, be ̣ lá dày, trắ ng nõn, năng suấ t cao. Thu hoạch sau 40-45
ngày trồng. Tro ̣ng lươ ̣ng cây lúc thu hoa ̣ch có thể đa ̣t từ 300 - 400gr, chiụ nhiêṭ
đô ̣ từ 22 - 34 đô ̣.

5
Cải F1 Dwarf Pakuchoi cung cấ p cho cơ thể hàm lươ ̣ng cao Calcium, sắ t
và postassium cho cơ thể . Lươ ̣ng vitamin A trong cải Pakuchoi cũng khá cao,
ngoài ra đây còn là loa ̣i thực phẩ m hỗ trơ ̣ giảm cân hiêụ quả.

Cải ngọt

Cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia.

Cải ngọt có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc. Cây thảo, cao tới 50 - 100 cm,
thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ
hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5 - 6 đôi, cuống dài,
tròn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3 – 5 cm, hoa vàng tươi, quả cải
dài 4 – 11 cm, có mỏ, hạt tròn. Cải ngọt được trồng quanh năm, thời gian sinh
trưởng.

Cải ngọt có chất aibumin, chất đường, vitamin B1, axít bốc hơi, axít pamic,
coban, iốt. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp
thu aibumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan.

Theo nghiên cứu, thì trong 100 g cải có chứa: 1,1 g protein; 0,2 lipit; 2,1 g
cacbohidrat; 61 mg canxi; 37 mg photpho; 0,5 mg sắt; 0,01 mg caroten; 0,02
thiamin (B1); 0,04 mg ribopalavin (B2); 0,3 mg niaxin (B3); 20 mg axit ascorbic
(C).

6
Tình hình sản xuất nghiên cứu các loại cải trên

 Hiện tại cải ngọt được trồng rộng rãi, phổ biến trên môi trường đất, xuất
hiện nhiều vào vụ đông, vụ hè ít và năng suất thấp
 Cải New pakchoi và Dwarf Pakuchoi là giống mới , có khả năng chịu
nhiệt tốt, được đưa vào nghiên cứu quy trình để có thể sản xuất.

2.2 Công nghệ thủy canh

2.2.1 Công nghệ thủy canh

2.2.1.1 Khái niệm, phân loại


Thủy canh là hình thức canh tác không dùng đất. Cây được trồng trên
hoặc trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới
dạng dung dịch và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây được
ngâm trong dung dịch dinh dưỡng (Vũ Quang Sáng, 2007).

Căn cứ vào đặc điểm dung dịch dinh dưỡng có thể chia hệ thống thủy
canh làm 2 loại (FAO, 1992):

Hệ thống thủy canh tĩnh: dung dịch dinh dưỡng không chuyển động trong
quá trình trồng cây. Rễ cây được nhúng một phần hay hoàn toàn trong dung dịch
dinh dưỡng. Hệ thống này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp vì không cần hệ
thống làm chuyển động dung dịch nhưng hạn chế là thường thiếu oxy và pH
thường giảm gây ngộ độc cho cây. Trong đó bao gồm một số phương pháp như:

7
 Thủy canh dịch lỏng :Trong kỹ thuật này hoàn toàn không dùng giá thể,
phần lớn rễ tiếp xúc với không khí và dịch dinh dưỡng. Tuy nhiên trong
một số trƣờng hợp cần giá thể với một lượng rất ít chứa trong các chậu có
đục lỗ.
 Kỹ thuật ngâm rễ (root deeping technique): Cây được trồng trong chậu
chứa các giá thể trơ có đục lỗ để rể phát triển ra bên ngoài chậu và để
trong một chậu lớn hơn chứa dung dịch dinh dưỡng. Chậu giá thể chứa
cây ngập trong dung dịch khoảng 2 – 3cm, một số rễ của cây được ngâm
trong dung dịch còn một số khác lại nằm trong giá thể tiếp xúc không khí
nhiều hơn.
 Kỹ thuật nổi (floating technique): Cây được nuôi trong chậu cố định trên
vật liệu nhẹ nổi trên mặt dung dịch dinh dưỡng và dung dịch được thông
khí nhân tạo.
 Kỹ thuật mao dẫn (capillary action technique): Trong kỹ thuật này,
người ta dùng hai loại chậu. Một chậu dùng để trồng cây bằng các giá thể
trơ, chậu còn lại chứa dịch dinh dưỡng, dịch này được mao dẫn lên chậu
chứa giá thể bằng những vật liệu có tính mao dẫn như: tim đèn, bông
gòn...

Hệ thống thủy canh động: dung dịch có chuyển động trong quá trình trồng
cây. Các hệ thống thủy canh được hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí
và tưới nhỏ giọt. Hệ thống này được chia làm 2 loại: hệ thống thủy canh mở
(dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn trở lại), hệ thống thủy canh kín
(dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dung dịch
dinh dưỡng từ bể chứa). trong đó có một số kĩ thuật sau:
 Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT – nutrient film technique): Đây là
kỹ thuật được sử dụng rộng rãi. Dòng dung dịch dinh dưỡng được bơm từ
một bể chứa chảy qua các kênh có độ dốc tạo ra một lớp mỏng dinh dưỡng,

8
dòng dung dịch này ổn định, chảy qua rễ của cây và hồi lưu trở lại bể chứa.
Kỹ thuật này không dùng giá thể (chỉ dùng chậu nhỏ để làm giá đỡ cho cây
hoặc chậuchứa rockwool hoặc perlite với một lượng nhỏ làm giá thể
cây).Với hệ thống này, dung dịch và tiếp xúc trực tiếp với rễ cây để cung
cấp dinh dưỡng.Hệ thống này sử dụng phổ biến cho trồng cà chua, và các
loại cây cỏ, thảo mộc.
 Kỹ thuật dòng sâu (deep flow technique): Trong hệ thống này, dung dịch
dinh dưỡng chảy qua các ống nhựa PVC (polyvinylclorua) và tiếp xúc với
rễ cây bằng cách thấm qua các chậu nhỏ có đục lỗ chứa giá thể là mút xốp,
hoặc các loại giá thể mùn khác tùy điều kiện từng nơi.
Hệ thống khí canh
Là hệ thống thủy canh cải tiến khi rễ cây không được nhúng trực tiếp vào
dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kì, nhờ vậy tiết
kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ có độ thoáng khí tối đa. Trong kỹ thuật này cây
trồng được đặt trong một thùng cách nhiệt, chỉ chứa sương mù và hơi nước.
Sương mù chính là dung dịch dinh dưỡng được phun định kỳ vào những thời
gian nhất định trong suốt quá trình trồng cây. Cây trồng được treo lơ lửng trong
thùng, chúng được duy trì trong điều kiên sống độc lập. Vì không sử dụng đất
hay môi trường tổng hợp (giá thể) nên môi trường có độ sạch cao, không mang
mầm bệnh. Dung dịch dinh dưỡng thừa sau khi sử dụng được thu lại, lọc, bổ
sung và tiếp tục được sử dụng. Hệ thống có trọng lượng nhỏ nên dễ dàng bố trí
trên nóc nhà hoặc sân thượng.Về nguyên tắc hệ thống này đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Trong hệ thống khí canh, nhiệt độ ở vùng rễ luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài
môi trường khoảng 200C do hiệu ứng bốc hơi nhờ vậy cây sinh trưởng nhanh
hơn. Hệ thống này thích hợp với việc sản xuất rau hoa, một số loại cây dược liệu
lấy rễ như đương quy, cây lấy củ giống như khoai tây,.. trên quy mô lớn.
Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp, hệ thống thủy canh động
ngày càng được cải tiến nhằm thích nghi với điều kiện sản xuất cũng như hạn

9
chế nồng độ các chất vô cơ mà cây hấp thu. Hướng tới sản xuất ra hữu cơ, công
nghệ sản xuất rau hữu cơ bằng phương pháp thủy canh hữu cơ tưới nhỏ giọt ra
đời. Đó là phương pháp sử dụng chất nền là giá thể xơ dừa có trộn phân hữu cơ
và được tưới nhỏ giọt bằng dung dịch thủy canh.

2.2.1.2 Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thủy canh

2.2.1.2.1. Ưu điểm.
- Không phụ thuộc đất: Do không cần đất tốt, những vùng đất xấu, đá sỏi,
hải đảo có thể sử dụng cho sản xuất thủy canh. Các hình thức thủy canh có thể
tạo được độ thông thoáng tốt cho bộ rễ nhờ đó mà có thể cho năng suất cao.

- Kiểm soát pH và dinh dưỡng: Cây trồng được cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng với lượng cân đối đã xác định và được kiểm soát. Thêm vào đó là pH
được kiểm tra nhanh chóng và được điều chỉnh dễ dàng cho thích hợp với nhu
cầu sinh lý của cây.

- Sản lượng cao hơn: Thời gian quay vòng giữa các mùa vụ ngắn hơn, vì
vậy tổng lượng sản phẩm tạo ra cao hơn so với canh tác truyền thống trên đất.

- Kiểm soát được sâu, bệnh, cỏ dại: Thủy canh dễ dàng áp dụng các biện
pháp IPM và giảm được lượng thuốc hóa học sử dụng trong nông nghiệp.

- Sự ổn định của môi trường: Sản xuất thủy canh trong nhà kính có khả
năng giảm thiệt hại do những biến đổi của khí hậu (hạn hán, lũ lụt, nóng, lạnh),
vì vậy cho sản lượng ổn định và cao hơn.

- Sản xuất trong điều kiện môi trường khắc nghiệt: Thủy canh cho phép sản
xuất trong những khu vực có khí hậu không thích hợp cho cây phát triển bình
thường.

- Tiết kiệm diện tích đất: Sản xuất thủy canh cần một diện tích đất nhỏ, trên
cùng một diện tích nhà kính nhưng thủy canh có thể trồng với một lượng cây lớn

10
hơn vì một số hệ thống thủy canh như: kỹ thuật túi treo, kỹ thuật dòng sâu được
thiết kế theo kiểu zig-zag có thể tận dụng tối đa không gian cho trồng các loại
cây.

- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.

- Cho sản phẩm sạch: Môi trường làm việc sạch sẽ, người lao động không
phải tiếp xúc với đất và phân hữu cơ. Các sản phẩm thủy canh không có bùn đất,
vết bẩn của đất hay côn trùng .

- Có thể canh tác ở những vùng đô thị: Nơi mà đất bị ô nhiễm nặng bởi kim
loại nặng, hóa chất công nghiệp.

- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham gia,
là một hình giải trí sau những giờ làm việc trí óc căng thẳng.

- Dễ dàng khử trùng vì các giá thể có tính trơ về mặt hóa học nên việc lưu
dữ chất dinh dưỡng trong khi trồng không có nên khử trùng bằng formandehyt
hoặc thuốc tẩy và rửa lại bằng nước sạch còn nếu giá thể là than bùn và các thì
khử trùng bằng xông hơi và cho tái sử dụng.

- Dễ dàng tưới tiêu là ưu điểm lớn nhất so với phương pháp trồng trọt
truyền thống được áp dụng trong kỹ thuật màng dinh dưỡng và trồng cây trong
nước nhờ sử dụng hệ thống ống phun và ống đục lỗ.

- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.

2.2.1.2.2. Nhược điểm.


- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chi phí xây dựng nhà kính, hệ thống tưới, hệ
thống điều khiển cao hơn so với canh tác truyền thống. Vì thế mà thời gian thu
hồi vốn dài. Đòi hỏi nghiên cứu thị trường để có thể đầu tư và thu hồi vốn theo
chiều hướng có lợi nhất, cần có một nguồn tiêu thụ ổn định.

11
- Sử dụng nhiều năng lượng: Sử dụng năng lượng cho các hệ thống máy
bơm, điều khiển, cho các quá trình ổn định môi trường nhà kính (làm mát, thông
khí khi nhiệt độ môi trường ngoài cao hay lúc nắng gắt hoặc năng lượng làm cho
nhiệt độ nhà kính tăng cao trong mùa đông ở các nước có khí hậu hàn đới).

- Hạn chế về đối tượng cây trồng: Hệ thống thủy canh không thích hợp cho
những cây rau ăn củ như: khoai tây và cà rốt; các loại cây dài ngày.

- Vấn đề thụ phấn: Khi sản xuất thủy canh trong nhà kính thì hạn chế được
côn trùng, nhưng cũng nảy sinh vấn đề thụ phấn đối với một số cây yêu cầu thụ
phấn nhờ côn trùng.

- Dinh dưỡng: Trong sản xuất quy mô lớn cần phải có thiết bị pha, trộn, đo,
thiết bị điều chỉnh pH, Ec thích hợp.

- Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu
người thực hiện phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật
trồng trọt cao hơn vì tính đệm hóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong
đất, nên việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại thậm
chí có thể dẫn đến chết cây.

- Sự lan truyền bệnh: Canh tác thuỷ canh tuy đã giảm được rất nhiều về mặt
số lượng các nguồn bệnh mà ở địa canh thường gặp phải, nhưng vấn đề bệnh cây
trong kỹ thuật thuỷ canh vẫn xảy ra và thỉnh thoảng tổn thất do bệnh gây ra còn
lớn hơn nhiều so với địa canh vì trong không khí luôn tồn tại mầm bệnh khi có
điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sôi nảy nở. Khi mầm bệnh đã xuất hiện thì trong
thời gian rất ngắn chúng đã có mặt ở toàn bộ hệ thống, đặc biệt càng nhanh với
các hệ thống kín hoặc dùng lại dung dịch dinh dưỡng.

2.2.1.3 Công nghệ thủy canh tưới nhỏ giọt trên giá thể hữu cơ

12
Sử dụng hệ thống máy bơm chìm đưa nước hoặc dinh dưỡng tới gốc cây theo ở
dạng nhỏ giọt thông qua các ống dây có lỗ nhỏ dọc thân ống. Ngoài ra còn cài
đặt hệ thống timer – đồng hồ hẹn giờ giới hạn thời gian bơm và hẹn giờ bơm.
Như vây ta có thể tiết kiệm thời gian, công sức, dinh dưỡng, nước và điện

Các giá thể hữu cơ đều có chung nhược điểm là thời gian sử dụng ngắn và
có thể là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh tiềm ẩn.
- Bụi xơ dừa: Là phế phẩm từ chế biến xơ dừa, khi vỏ dừa được đập nát
làm mất đi cấu trúc ban đầu và tách ra thành sợi nhỏ, những bột mịn phế liệu
được dùng làm giá thể. Giá thể loại này có đặc điểm là giữ nước tốt, độ thoáng
cao, rẻ, phổ biến.
-Xơ dừa : Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ, đóng thành bánh để
khô.
Thành phần: chủ yếu là xenlulo chiếm 80%, ngoài ra lignin chiếm 18% và các
hợp chất khác như tanin.Do vậy khi sử dụng cần ngâm nước để hạn chế ảnh
hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt hơn.
Tính chất: Có khả năng giữ nước nhưng dễ gây úng.
-Mùn cưa: Là phế phẩm của các quá trình chế biến gỗ, loại giá thể này rẻ,
dễ kiếm, khả năng giữ nước tốt, tạo độ ẩm, độ thông thoáng cao. Thích hợp cho
kỹ thuật rãnh, kỹ thuật túi treo.
-Rơm rạ, bã mía: Loại giá thể này rất rẻ, và phổ biến ở nước ta, độ thông
thoáng, giữ nước tốt.
-Trấu hun : Là vỏ của hạt thóc đem chất đống hun đến độ có thể diệt hết
mầm bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro.
Thành phần: Kali, silicat và các muối khoáng vi lượng…
Thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng

13
2.3. Tình hình ngiên cứu thủy canh trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Công nghệ thủy canh đã được nghiên cứu từ thế kỷ 17, cùng với sự ra đời của
kĩ thuật thủy canh đó là những nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng phù hợp cho
cây trồng. Các nguyên tố cần cho cây phát triển bình thường bao gồm 16 nguyên
tố: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl. Từ đó, các nhà khoa
học lần lượt đưa ra các dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng. Đầu tiên là sinh lý
thực vật Knop đưa ra loại dung dịch đơn giản gồm 6 muối vô cơ, trong đó chủ
yếu chứa các nguyên tố đa lượng và trung lượng, hầu như thiếu các nguyên tố vi
lượng dẫn đến sự phát triển không bình thường và chất lượng cây không tốt.
Ngoài ra do cây sinh trưởng trong điều kiện thí nghiệm nên khó đề cập đến các
vấn đề sâu bệnh hại và thời tiết. Đến năm 1925 khi công nghệp nhà kính phát
triển thì các điều kiện để áp dụng trồng cây thủy canh được thuận lợi hơn khi
nhờ có hệ thống nhà kính, nhà lưới mà không bị ảnh hưởng của thời tiết và hạn
chế sâu bệnh. Đồng thời đưa ra mô hình sản xuất quy mô lớn. Vào đầu thập niên
1930, WF Gericke thuộc Đại học California tại Berkeley đã thử nghiệm dinh
dưỡng để sản xuất cây trồng nông nghiệp. ban đầu ông đưa ra khía niệm
“aquaponics” nhưng sau đó ông nhận ra nó đã được sử dụng để mô tả nuôi cấy
thủy sinh vật. năm 1937 WA Setchell đã đề nghị thuật ngữ “hydroponics” cho
Gericke, từ đó thuật ngữ này được sử dụng để nói về công nghệ thủy canh. Đây
là tài liệu quan trọng của các nghiên cứu sau này. Ngày càng nhiều loại dung
dịch dinh dưỡng được đưa ra và phổ biến dùng cho cây trồng: dung dịch đơn
giản chỉ gầm 4 muối vô cơ của Hoagland – Arnon, dung dịch gồm nhiều loại
muối vô cơ phức tạp như của Sinsadze, Olsen, Arnon... gần đây thường được sử
dụng là của FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations)
hoặc của Đài Loan. Ngoài ra cũng có những dung dịch dùng riêng cho từng loại
cây như: dung dịch để trồng táo của Mori, dung dịch để trồng củ cải đường của
Belouxov, dung dịch để trồng cà chua của Kitxon...
Trong dung dịch thủy canh nồng độ H+ quyết định độ kiềm hay độ axid của
dung dịch. Mỗi loại cây trồng phù hợp với độ pH khác nhau. Ngưỡng pH trung
bình cho cây sinh trưởng phát triển trong phạm vi 6,0 đến 7,5. Nếu pH quá thấp
(4,5) hoặc quá cao (> 9) có thể gây hại trực tiếp đến các rễ cây; pH cao sẽ gây
kết tủa Fe2+, Mn2+, PO43- , Ca2+, Mg2+. Nếu thiếu một trong các nguyên tố trên sẽ
gây lên các triệu chứng thiếu chất cho cây và cây có thể phát triển kém hoặc
chết. Các cách thay đổi pH trước kia là sử dụng các hóa chất như axit hay bazo
độc hại mà đắt tiền. Khắc phục điều này các nhà nghiên cứu đã tìm ra giải pháp

14
đó là sử dụng giấm trắng (axit) hoặc backing soda (bazo) để điều chỉnh pH phù
hợp.
Độ dẫn điện (EC) có thể ảnh hưởng đến năng suất, khả năng sinh trưởng và
chất lượng của cây trồng. Theo Freigin (1991) thì ngưỡng EC tới hạn có thể gây
hạn chế sinh trưởng của xà lách ở nồng độ 5 và 10mM KNO3 là 5 dS/m và năng
suất giảm 6,5% trên mỗi đơn vị EC tăng trên ngưỡng
Một vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đó là khả năng
lan truyền bệnh trong môi trường dinh dưỡng. Đặc biệt là đối với thủy canh
động thì khả năng lan truyền càng nhanh bởi lẽ dòng dinh dưỡng mang mầm
bệnh sẽ liên tục luân chuyển và truyền bênh nhah hơn. Stanghellini và
Rasmussen (1994) nghiên cứu về bệnh cây và các giải pháp loại trừ bệnh đối với
kỹ thuật thủy canh đã đưa ra nhận xét bệnh ở rễ là một trong những hạn chế
chính đối với năng suất tối đa cây có thể đạt được đối với bất cứ loại cây trồng
nào. Ngăn ngừa và cách ly khỏi sâu bệnh là hai phương pháp quan trọng nhất để
kiểm soát bệnh; kiểm tra hàng ngày là điều kiện bắt buộc đối với thủy canh
thương mại (Midmore D.J., Tsay anhd Wu Deng Lin (1995)). Năm 1990,
Stanghellini và cộng sự đã phát hiện ra một số bệnh gây hại rễ rau diếp trồng
trên hệ thống thủy canh là Plasmopara lactucaerdicis. Nấm Phytophthora
cryptogea cũng là bệnh chỉ hại rễ rau diếp trồng thủy canh mà không thấy xuất
hiện khi trồng trên đất.
Một số biện pháp kiểm soát bệnh trong kỹ thuật thủy canh:
Biện pháp cơ học và canh tác: vệ sinh hệ thống thủy canh là biện pháp
phòng bệnh có hiệu quả; khi bệnh đã xuất hiện, cần xử lý dung dịch dinh dưỡng.
Có nhiều biện pháp xử lý dụng dịch dinh dưỡng như lọc dung dịch, dùng sóng
siêu âm, ozon hóa, chiếu tia cực tím để khử hoạt tính nhiệt... Bằng cách điều
chỉnh nhiệt độ môi trường thủy canh ra ngoài khoảng nhiệt độ tối thích của các
bệnh.
Biện pháp sinh học: có thể sử dụng cây kháng bệnh hoặc sử dụng các vi
sinh vật đối kháng để chống bệnh. Hiện nay, người ta mới chỉ tìm ra được vi

15
khuẩn Steptomyces griseoviridy có khả năng ngăn chặn được bệnh do nấm
Fusarium gây ra.
Biện pháp hóa học: khử trùng giá thể trước khi sử dụng; bổ sung các loại
thuốc diệt nấm, các biocides, các chất có hoạt tính bề mặt… vào dung dịch dinh
dưỡng; phun hóa chất khi bệnh mới xuất hiện để phòng trừ bệnh cũng có hiệu
quả. Ví dụ khi cho kali silicat hoặc chitosan vào dung dịch có tác dụng kiểm
soát một số bệnh cây.

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước


Từ năm 1993, công nghệ thủy canh đã được chuyển giao vào nước ta nhờ sự
hợp tác giữa GS.Lê Đình Lương – khoa Sinh học ĐHQG Hà Nội và GS.
Nguyễn Quang Thạch – Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với viện nghiên
cứu và phát triển Hồng Kông (R&D Hong Kong)
Từ cuối năm 1995 bắt đầu hình thành mạng lưới nghiên cứu và phát triển
ờ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Côn Đảo, Sở khoa học công nghệ và môi trường ở
một số tỉnh thành, trong các trường đại học về nông nghiệp hoặc chuyên ngành
sinh học… Các công ty nghiên cứu và pha chế ra các dung dịch dinh dưỡng như
công ty Phân bón Sông Gianh đã pha chế được dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Thăng Long để trồng các loại rau ăn lá và ăn quả. Sau đó khảo nghệm được đưa
ra rằng chất lượng của dung dch Thăng Long không kém gì so với dung dịch của
Đài Loan để tạo ra môi trường tốt cho cây sinh trưởng và đem lại năng suất và
chất lượng tốt. Năm 1998 hai dung dịch tự pha chế do GS. Nguyễn Quang
Thạch và cộng sự là NC1 và NC2 được đưa vào trồng thử nghiệm. Kết quả thu
được là chất lượng xà lách là tương đương so với trồng trong dung dịch nhập
khẩu. Năng suất đạt tự 70 đến 90%. Trong khi đó giá thành của NC1 và NC2 chỉ
bằng 1/3 so với giá của dung dịch nhập khẩu nên giá rau có thể giảm 22-27%.
Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996-2002)đã nghiên cứu cải tiến cả dụng cụ theo
phương châm là: đơn giản, dễ làm, chi phí ít, có thể áp dụng được cho hộ gia
đình ở nông thôn. Với phương châm đó, qua nhiều lần cải tiến từ hệ thống thuỷ

16
canh của AVRDC (là những hộp xốp có nắp đục lỗ đặt rọ nhựa, trong rọ nhựa
nhồi trấu hun để trồng cây) đã tạo ra một hệ thống rất đơn giản và chi phí thấp.
Có thể mô tả hệ thống này như sau: Phần đáy hộp xốp được thay bằng những
máng đào xuống đất rộng 1 m, sâu 10 đến 15 cm, dài tuỳ ý sao cho chẵn số lần 2
m. Trên đáy máng được lót nilon để đựng dung dịch dinh dưỡng. Phần nắp hộp
xốp được thay bằng một khung tre hoặc gỗ có kích thước 2 m x 1 m, có đáy là
phên tre đan vuông 5 x 5 cm. Trên phên tre có lót 1 lớp lưới để đựng giá thể để
trồng cây. Sườn khung cao khoảng 5 -7 cm để giữ không cho giá thể rơi ra
ngoài. Giá thể sử dụng là trấu hun như ở hệ thống của AVRDC. Mỗi khung này
sẽ là 2m2 , có diện tích bằng 12 hộp xốp. Chi phí hệ thống thuỷ canh cải tiến như
thế này chỉ bằng 40 – 50 % chi phí cho hệ 34 thống thuỷ canh của AVRDC, mà
vẫn không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Tại Trung
tâm sinh học và Bộ môn sinh lý thực vật của Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã trồng thử nghiệm một số loại rau ăn lá và ăn quả bằng dung dịch tự pha
chế trong nước thay thế dần cho nguyên liệu nhập ngoại. Từ đó nhiều đề tài
nghiên cứu được tiến hành và đạt được nhiều thành tựu to lớn như hạ giá thành
sản phẩm từ 50-60% so với dung dịch nhập từ AVRDC. Nguyễn Quang Thạch
và Cao Thị Thủy (2000) đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón, cách bón, mật
độ trồng đến sự sinh trưởng phát triển và tích lũy NO3 của cây cải ngọt trồng
trong dung dịch. Kết quả nghiệm thu cho thấy, cả 15 công thức thí nghiệm với 3
mức bón phân, 3 mật độ và 2 cách bón khác nhau đều không phải dùng thuốc
bảo vệ thực vật, phân tích hàm lượng NO3 đều dưới mức cho phép của Tổ chức
Y tế Thế giới FAO/WHO . Phạm Thị Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997) cho
biết: cây chuối invitro được ra cây ươm bằng thủy canh mập hơn, khỏe hơn so
với ươm trên đất thịt nhẹ + cát và phù sa nên rút ngắn được thời gian ở giai đoạn
ươm cây sản xuất được 2 tháng.

17
2.3.3 Triển vọng của ứng dụng kỹ thuật thủy canh vào sản xuất rau ở Việt
Nam.
Đối với Việt Nam, việc ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong trồng rau có ý
nghĩa thực tiễn rất lớn vì:
Việt Nam là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp. tài nguyên đất màu
mỡ nhưng diện tích đất canh tác nhỏ vì có ¾ tổng diện tích là đồi núi vậy nên
diện tích đất trồng rau đã ít, nhưng ngày càng bị thu hẹp do hoạt động sản xuất
khác (phát triển công nghiệp), quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường do sản
xuất nông nghiệp hóa học và các hoạt động sinh hoạt của con người. Người dân
Việt Nam có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, rất có kinh nghiệm
trong việc trồng và sản xuất các loại rau củ; thêm nữa con người cũng có đức
tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, khả năng sáng tạo, nên khả năng nắm bắt và
ứng dụng khoa học kỹ thuật nhanh và sáng tạo.Ngày 29/1/2010, Chính phủ Việt
Nam đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020,
trong đó đã xác định rõ lộ trình phát triển các khu ứng dụng công nghệ cao, các
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có việc ứng dụng
kỹ thuật thủy canh trong sản xuất rau xanh. Kinh tế ngày càng phát triển, đời
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu sản phẩm rau an toàn
nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng lớn. Sản xuất nông
nghiệp trong thời gian dài để nâng cao sản lượng và thu về lợi nhuận lớn nên
con người đã sử dụng khối lượng lớn phân hoá học, thuốc trừ sâu đã làm ô
nhiễm nặng nề môi trường đất, nước và không khí; các loài côn trùng có lợi
giảm sâu, bệnh lan tràn mạnh, từ đó lại nhiễm độc trở lại đối với rau gây tác hại
cho môi trường sống và sức khoẻ của con người. Do đó, việc sản xuất rau an
toàn an toàn sẽ thúc đẩy quá trình áp dụng kỹ thuật thủy canh về sản xuất an
toàn, tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh
thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.Ứng dụng kỹ thuật thủy canh
vào sản xuất rau góp phần nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm rau xanh nước ta trên thị trường. Hơn nữa khi ứng dụng kỹ thuật thủy

18
canh vào sản xuất rau đi sào sản xuất với quy mô lớn và đạt chất lượng cao sẽ
góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập
cho nông dân, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

19
PHẦN 3
VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng , phạm vi và vật liệu nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tiến hành nghiên cứu ba loại cải là F1
New Pakchoi, F1 Dwarf Pakuchoi, cải ngọt
 Cải New pakchoi
 Ưa mát. Nhiệt độ tối ưu từ 15-30 độ C, tối thích khoảng 36 độ C.
 Ưa sáng. Trời âm u vẫn có thể sinh trưởng được
 Bẹ mỏng như cải thảo, không dầy như cải thìa
 Nhanh lớn. Trọng lượng cây lớn, 50 ngày có thể đạt 800g. Thu
hoạch tốt nhất từ 35- 40 ngày, trọng lượng đạt khoảng 300- 350g
 Ăn có độ giòn ngọt, có thể ăn sống , xào hoặc nấu canh
 Cải Dwarf Pakuchoi
 Thân nhỏ gọn, chắc, đồng đều.
 Lá nhăn màu xanh đậm, thân màu trắng
 Chiều cao từ 10- 15 cm
 Chịu nóng và lạnh tốt
 Thu hoạch khoảng 45 ngày, năng suất cao
 Cải ngọt
 Lá xanh đậm, thân trắng xanh
 Nhanh lớn, thu hoạch sau 30 đến 35 ngày trồng
 Có thể trồng được quanh năm, chính vụ vào vụ thu đông
 Giàu dinh dưỡng, dễ dàng chế biến được nhiều món ăn

- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chỉ nghiên cứu xác định các thông số cơ
bản trong quy trình trồng 3 loại cải bằng công nghệ thủy canh, thủy canh tưới
nhỏ giọt trong điều kiện khí hậu vụ hè, hè thu miền Bắc nước ta.
- Vật liệu nghiên cứu :
+Dung dịch dinh dưỡng : dung dịch SH1 do Viện Sinh học Nông Nghiệp pha
chế (thành phần mỗi dung dịch được kê ở phụ lục)
+Giá thể : 100% xơ dừa

20
+Hệ thống trồng :
Hệ thống thủy canh hồi lưu, thủy canh tưới nhỏ giọt
+Rọ nhựa : Rọ được sản xuất từ nhựa thông thường , rọ có hình cốc,được đục
lỗ ở dưới đáy để rễ có thể đâm ra ngoài.
+ Hệ thống ống dàn thủy canh tiêu chuẩn, ống tưới nhỏ giọt do Viện sinh
học nông nghiệp lắp đặt.
+ Phân hữu cơ thế hệ mới do công ty TNHH THƯƠNG MẠI TRANG
TRẠI VIỆT sản xuất. Thành phần: Hữu cơ 40%, Đạm 3%, Lân 2%, Kali
1 %.

Máy đo EC
Máy đo SPAD
Giá thế xơ dừa, mùn ẩm
Bình tưới nưới, khay gieo hạt, …

3.2 Địa điểm và thời gian thực tập


- Địa điểm : Viện Sinh học Nông Nghiệp
-Thời gian : 6 tháng, từ tháng 7 năm 2018 tới hết tháng 12 năm 2018
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Đề tài tiến hành 4 nội dung nghiên cứu sau đây:
 Nội dung 1: : Nghiên cứu trồng một số loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng
công nghệ thủy canh
 Các thí nghiệm được tiến hành với 3 loại cải là cải New pakchoi,
Drawf pakuchoi và cải ngọt
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dẫn điện trong dung dịch dinh
dưỡng các loại cải trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh
CT1: EC= 800 µS/cm
CT2: EC=1200 µS/cm
CT3: EC=1600 µS/cm
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các loại rau cải
trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh

21
CT1: Mật độ 10 cm x 10 cm
CT2: Mật độ 15 cm x 15 cm
CT3: Mật độ 20 cm x 20 cm
 Nội dung 2: Nghiên cứu trồng 3 loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công
nghệ thủy canh tưới nhỏ giọt

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót thế hệ
mới đến sinh trưởng, phát triển một số loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công
nghệ thủy canh tưới nhỏ giọt.
 CT1: 50g phân hữu cơ/10 dm3 giá thể
 CT2: 100g phân hữu cơ/10 dm3 giá thể
 CT3: 150g phân hữu cơ/10 dm3 giá thể
 CT4: 200g phân hữu cơ/10 dm3 giá thể
 CT5: 250g phân hữu cơ/10 dm3 giá thể

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của EC dung dịch tưới đến sinh trưởng
cây rau cải trồng thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể bón lót phân hữu cơ
thế hệ mới.

Thí nghiệm được tiến hành trên nền phân bón lót thích hợp nhất ở thí nghiệm 3
 CT1: Tưới nước
 CT2: EC= 400 µS/cm
 CT3: EC= 800 µS/cm
 CT4: EC=1200 µS/cm

3.4 Phương pháp nghiên cứu


3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
 Nội dung 1: Nghiên cứu trồng 3 loại rau cải là cải New pakchoi,
Drawf pakuchoi và cải ngọt trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy
canh

Sử dụng hệ thống ống thủy canh lục giác chuyên dụng và hệ thống ống nối. Các
ống nối này đảm bảo cho dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn qua các máy bơm để
nuôi cây trước khi quay trở lại bình chứa rồi tiếp tục đi nuôi cây. Đây là quy
trình khép kín.

22
 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng
đến các loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 giống rau cải, được bố trí ngẫu nhiên với 3
công thức. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 10 cây, bố trí trên 3
ống có các vị trí đặt cây
 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến 3 loại rau cải
trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 công thức. Mỗi công thức nhắc lại 3
lần, mỗi lần nhắc lại 10 cây, bố trí trên các ống có mật độ khác nhau.
 Nội dung 2: Nghiên cứu trồng 3 loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công
nghệ thủy canh tưới nhỏ giọt

Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Nước theo hệ thống ống dẫn đến từng gốc
cây nhờ các máy bơm. Các máy bơm được cài đặt thời gian tự động bơm
nước và số lần bơm trong ngày.
 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ thế hệ mới
bón lót đến sinh trưởng cây rau cải trồng thủy canh tưới nhỏ giọt trong vụ
hè, hè thu

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 5 công thức. Mỗi công thức được bố
trí trên luống giá thể rộng 1m × dài 2,5m tương ứng 12 hàng, mỗi hàng 5 cây
mật độ 20cm. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 8 cây.
 Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của EC dung dịch tưới đến sinh
trưởng cây rau cải trồng thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể bón lót
phân hữu cơ thế hệ mới.

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 công thức. Mỗi công thức được bố
trí trên luống giá thể rộng 1m × dài 2,5m tương ứng 12 hàng, mỗi hàng 5 cây
mật độ 20cm. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 8 cây.

23
3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
3.4.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất
Phương pháp chọn mẫu theo dõi: theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất cá thể trên các cây đã định.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng:
+ Từ mọc đến ngày đưa lên hệ thống thủy canh hồi lưu (ngày): Tính từ khi nảy
mầm đến khi đưa lên hệ thống thủy canh.
+ Tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi mọc đến khi thu hoạch rau.
- Số lá/cây (lá): Đếm 7 ngày 1 lần, dùng sơn đánh dấu lá trên cùng ở mỗi lần
đếm. Số lá được tính từ lá thật đầu tiên tới lá đánh dấu. Số lá/cây được tính bằng số
liệu trung bình của các cây theo dõi.
- Chiều cao cây (cm): Đo 7 ngày 1 lần, dùng thước nhựa đo từ gốc (sát mặt giá
thể) đến vót lá cao nhất. Chiều cao cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây
theo dõi.
- Diện tích lá (cm²): Dùng phương pháp cân nhanh để đo diện tích lá sau khi
cây vừa thu hoạch . Cân 5cm2 phần phiến lá( không lấy gân và cuống lá) từ đó sử
dụng nhân chéo để suy ra diện tích lá
- Khối lượng cây (gam): Cân các cây theo dõi khi thu hoạch. Khối lượng cây
được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.
- Năng suất lý thuyết (NSLT) (g/m²) = Khối lượng trung bình của cây theo dõi
x số cây/m2.
- Năng suất thực thu(NSTT) (g/m²): Cân khối lượng thực tế của ô thí nghiệm
khi thu hoạch, rồi quy đổi ra m².
3.4.2.2 Chỉ tiêu về sinh lí
 Chỉ số SPAD
 Sắc tố quang hơ ̣p: xác định vào thời điểm 2-3 ngày trước thu hoạch.
Lấy 0.5g thịt lá làm mẫu ngâm. Cắt nhỏ mẫu sau đó đem ngâm vào 10 ml

24
aceton. Ngâm trong khoảng từ 3 tuần đến 1 tháng để thu dược dịch chiết
sắc tố quang hợp. Dịch sắc tố được đo độ hấp phụ ở các bước sóng 470
nm, 663 nm và 645 nm (Arnon 1949). Hàm lượng các sắc tố trong dịch
chiết được tính theo công thức:
- Chla (g L-1) = 0,0127 A663 – 0,00269 A645
- Chlb (g L-1) = 0,02291 A645 – 0,00468 A663
- Chla+b (g L-1) = 0,0202 A645 + 0,00802 A663
- Carotenoid (g L-1) = (A470 – 0,00182 Chla – 0,08502 Chlb)/198
- Trong đó A470, A663, và A645 là độ hấp phụ ở các bước sóng 470, 663 và
645nm. Hàm lượng sắc tố sau đó được quy đổi theo hàm lượng trong lá
(mg/g).
- Cách quy đổi hàm lượng sắc tố theo hàm lượng trong lá:
Chl.a(mg/g) = (12.72* OD663 -2.59*OD645)*V/(1000*W)
Chl.b(mg/g) = (22.88* OD645 -4.67*OD663)*V/(1000*W)
Chl.(a+b) (mg/g) = Chl.a+ Chl.b
Carotenoid (mg/g) = ((1000*OD470 -3.27. Chl.a -104* Chl.b)/229)*V/(1000*W)
3.4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu chính được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 ,
Excel 2010.

25
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dẫn điện dung dịch dinh dưỡng đến 3
loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công nghệ thủy canh

4.1.1 Cải New Pakchoi

Bảng 4.1.1. Ảnh hưởng của EC dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của
cải new pakchoi sau 30 ngày trồng

EC CC (cm) SL SPAD KLTB(g) NSTT


(lá/cây) (kg/m2)
800 µS/cm 17,50b 10,67b 16,37c 71,25c 2,14c
1200 µS/cm 18,27b 11,10b 19,37b 109,90b 3,30b
1600 µS/cm 27,60a 11,90a 26,73a 198,80a 5,97a
LSD0,05 1,30 0,79 1,89 9,07 0.27
CV% 2,70 3,10 4,00 3,20 3,10
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai
khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristar.
Kết quả nghiên cứu từ bảng 4.1.1 cho thấy chiều cao cây, số lá, chỉ số SPAD,
KLTB, NSTT ở các công thức khác nhau là không giống nhau. Theo đó, tốc độ
sinh trưởng đạt cao nhất tại công thức EC 1600µS với chiều cao đạt 27,60 cm và
số lá trung bình là 11,90 lá/cây. Đồng thời chỉ số SPAD ở công thức này là cao
nhất, trên thực tế ở 2 công thức còn lại cây chậm phát triển, màu sác lá ngả vàng,
xuất hiện các tia màu trắng. Công thức EC cho kết quả thấp nhất là EC 800µS
với chiều cao và số lá trung bình lần lượt là 15,70 cm và 10,70 lá. Ta có thể thấy
thông qua biểu đồ sau:

26
30.0 27.6
24.6
25.0
18.2
chiều cao (cm) 20.0 17.2 17.5
15.5
13.4 14.7 800
15.0 12.9
9.6 1200
10.0 7.9 8.5
1600
5.0

0.0
7 14 21 30
ngày

Hình 1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của cải New pakchoi sau 30 ngày
Từ hình 1.1 ta thấy sau 1 tuần trồng đầu tiên chiều cao cây tương đối đồng đều,
dao động từ 7,9 đến 9,6cm. 7 ngày tiếp theo công thức EC 1600 µS/cm bắt đầu
có sự tăng trưởng nhanh hơn. Khi 2 công thức EC thấp hơn chỉ có mức tăng
trưởng khoảng 1,6 lần thì của EC 1600 µS/cm là 1,8 lần tăng từ 9.6cm đến
17,2cm. Tại thời điểm 21 ngày, chiều cao có sự rõ rệt ở EC 1600 µS/cm là
24,6cm so với 15,5cm của EC 1200 µS/cm và 14,7cm ở EC 800 µS/cm. Sau 30
ngày trồng kết quả thu được công thức EC 1600 µS/cm có chiều cao tốt nhất là
27,6cm.
Đối với khối lượng cây và năng suất giữa công thức có sự chênh lệch rất lớn. ở
nồng độ EC 1600µS/cm đạt 198,8g gấp 1,8 lần nồng độ EC 1200 µS/cm, gấp 2,8
lần nồng độ EC 800µS/cm. Do đó năng suất thực thu ở nồng độ EC 1600µS/cm
đạt cao nhất 5964g/m2, các công thức còn lại lần lượt là 3297,0 g/m2 và
2137g/m2.

27
NSTT(kg/m2)
7.00
5.97
6.00
5.00
4.00 3.30
3.00
2.14 NSTT(kg/m2)
2.00
1.00
0.00
800 1200 1600
EC (S/cm)

Hình 1.2 Ảnh hưởng của EC đến năng suất thực thu của cải New pakchoi

Hình 1.3 Cải New pakchoi sau 15 ngày trồng trên giàn lần lượt theo các
công thức EC 800µS/cm, EC 1200µS/cm, EC 1600µS/cm( từ trái sang)
Kết luận: Nồng độ EC 1600µS/cm là thích hợp nhất với cây rau cải New
pakchoi trồng thủy canh
4.1.2 Cải Dwarf Pakuchoi
Bảng 4.1.2. Ảnh hưởng của EC dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của
cải Dwarf Pakuchoi sau 30 ngày trồng

EC CC (cm) SL (lá/cây) SPAD KLTB NSTT


(g) (kg/m2)
800 µS/cm 10,83b 8,53a 20,77c 33,14c 0,99c
1200 µS/cm 11,93b 8,43a 23,37b 45,57b 1,37b

28
1600 µS/cm 13,50a 8,47a 41,13a 62,31a 1,90a
LSD0,05 1,56 0,70 0,91 3,66 0,13
CV% 5,70 3,70 1,40 3,40 4,00
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristar

Phân tích kết quả bảng trên cho thấy các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, chỉ số
SPAD, KLTB, NSTT đều tăng dần theo thứ tự EC 800µS/cm<1200µS/cm <
1600µS/cm. Ngưỡng EC 1600µS/cm cho kết quả cây phát triển tốt nhất với
chiều cao số lá lần lượt là 13,5cm và 8.7 lá/ cây. Ở nồng độ EC 1200µS/cm cây
có chiều cao đạt 11,9 cm, số lá 8.4 lá/cây. Ở EC 800µS/cm cây phát triển kém
nhất với các chỉ số chiều cao, số lá lần lượt là 10,8cm và 8,5 lá/cây. Đồng thời
chỉ số về khối lượng và năng suất cũng cho kết quả tương tự khi công thức cao
nhất đạt khối lượng là 62.3g và năng suất là 1905g/m2. Ở công thức kém nhất
cây chỉ đạt 31.1 g và năng suất là 994g/m2

16.0

14.0 13.5

11.9
12.0
10.7 10.8
10.0 9.6 9.4
chiều cao(cm)

8.6
6.9 8.3
8.0 6.8 800
7.4
6.2 1200
6.0 1600

4.0

2.0

0.0
7 14 21 30
NGÀY

Hình 1.4 Động thái tăng trưởng chiều cao của cải Dwarf Pakuchoi

29
sau 30 ngày trồng
Từ hình 1.3 ta thấy sau 7 ngày đầu chiều cao cây tương đối đồng đều. Tốc độ
tăng trưởng giữa các tuần không chênh lệch nhiều dao động từ 1,15 đến 1,3 lần.
Sau 14 ngày trồng chiều cao cây phát triển tăng 1,39 lần ở công thức EC
1600µS/cm từ 6.9cm lên 9.6cm, công thức EC 1200µS/cm tăng 1,22 lần, công
thức EC 800µS/cm tăng 1.19 lần . 7 ngày tiếp theo tốc độ tăng trưởng giảm
xuống ở cả ba công thức. Sau 30 ngày chiều cao ở công thức EC 1600µS/cm cao
gấp 1,13 lần công thức EC 1200µS/cm và 1,25 lần công thức EC 800µS/cm.

NSTT(kg/m2)
1.90
2.00

1.50 1.37

0.99
1.00

0.50 NSTT(kg/m2)

0.00
800 1200 1600
EC (µS/cm)

Hình 1.5 ảnh hưởng của EC đến năng suất thực thu của cải Dwarf Pakuchoi
Kết luận: công thức EC 1600µS/cm là tối ưu cho sự phát triển của cải Drawf
pakuchoi trồng thủy canh

Hình 1.6 Cải Drawf pakuchoi sau 15 ngày trồng lần lượt các công thức
EC 800µS/cm, EC 1200µS/cm, EC 1600µS/cm( từ trái sang)
fefhfg
fhfyugr ug

30
4.1.3 Cải ngọt

Bảng 4.1.3. Ảnh hưởng của EC dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cải ngọt sau 30 ngày trồng

EC CC (cm) SL (lá/cây) SPAD KL (g) NSTT


(kg/m2)
800µS/cm 15,83c 9,13a 15,77c 22,26c 0,67c
1200 µS/cm 30,73b 9,53a 25,60b 76,84b 2,31b
1600 µS/cm 38,90a 9,50a 39,33a 121.22a 3,64a
LSD0.05 3,46 0,78 1,70 5,74 0,17
CV% 5,40 3,70 2,80 3,50 3.30
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Kết quả thí nghiệm từ bảng trên cho thấy cây cải ngọt có tốc độ sinh trưởng cao
nhất ở EC 1600µS/cm với chiều cao , số lá lần lượt là 38,9cm và 9.5 lá. Công
thức có kết quả thấp nhất là EC 800 µS/cm có chỉ số chiều cao chỉ đạt 15.8 cm
và số lá là 9.1 lá/cây. Sự khác biệt rõ rệt của tốc đọ sinh trưởng ở 3 công thức
được biểu diễn bởi biểu đò sau:
45.0
38.9
40.0
35.0 30.7
chiêu cao (cm)

30.0 27.1
25.0 800
20.0
20.0 17.8 1200
12.7 15.7 15.8
15.0 10.9 12.1 12.3 1600
9.6
10.0
5.0
0.0
7 14 21 30

Hình 1.7 Động thái tăng trưởng chiều cao của cải ngọt
sau 30 ngày trồng

31
Từ hình 1.5 ta thấy chiều cao cải ngọt ở 3 công thức đã có sự khác biệt. sau 14
ngày công thức EC 1600µS/cm tăng nhanh nhất là 7.3cm, công thức EC
1200µS/cm tăng 5,7 cm,còn công thức EC 800µS/cm chỉ tăng 2,5cm. Kết thúc
21 ngày tốc độ tăng trưởng của cải ngọt ở công thức EC 1600µS/cm cao nhất
khi tăng 1,36 lần, công thức EC 1200µS/cm tăng 1,13 lần, còn công thức EC
800µS/cm thấp nhất chỉ tăng 1,02 lần. Sau 30 ngày trồng công thức EC
1600µS/cmvẫn đạt chiều cao tốt nhất với 38,9cm nhưng tốc độ tăng trưởng là
1,34 lần kém hơn EC 1200µS/cm có tốc độ cao nhất là 1,95 lần, chiều cao tăng
13,1cm đạt 30,7cm. Nguyên nhân là do cải ngọt có thời gian sinh trưởng tốt nhất
và có thể thu hoạch sau 30- 35 ngày trồng. Khi trồng trong công thức EC
1600µS/cm cây phát triển nhanh, thu hoạch tốt nhất sau 21 ngày trồng trên hệ
thống thủy canh( do trước đó gieo hạt trên bàn ươm mất 15 ngày), sau 21 ngày,
cây vẫn phát trienr nhứn có xu hướng già đi, xuất hiện xơ. Với công thức EC
1200µS/cm cây phát triển nhanh giai đoạn từ 21 đến 30 ngày, dinh dưỡng thấp
nên cây chưa vào giai đoạn già nhanh. Công thức EC 800µS/cm cho tốc độ tăng
trường thấp nhất là 1,28 lần, tăng 3,5 cm. Cây thiếu dinh dưỡng, phát triển
chậm, còi cọc lá vàng
Vì có sự khác biệt lớn như vậy nên khối lượng của cây và năng suất thu được ở
công thức tốt nhất và kém nhất cũng khác nhau rất lớn. Cụ thể là ở ngưỡng EC
1600µS khối lượng cây trung bình đạt được là 121.2g và năng suất đạt
3637.0g/m2, đối với công thức kém nhất chỉ là 22.3g và năng suất đạt 668.0g/m2.

NSTT(kg/m2)
4.00 3.64
3.50
3.00
2.50 2.31

2.00
1.50 NSTT(kg/m2)
1.00
0.67
0.50
0.00
800 1200 1600
EC(µS/cm)

Hình 1.8 ảnh hưởng của EC đến năng suất thực thu của cải ngọt

32
Kết luận: công thức EC 1600µS/cm là tối ưu cho sự phát triển của cải ngọt
trồng thủy canh, nên thu hoạch sau tổng ngày trồng từ khi gieo hạt đến khi thu
hoạch từ 33 -35 ngày đển cây đạt năng suất tốt nhất và ko ảnh hưởng đến chất
lượng của rau.
Trong nội dung thí nghiệm này, ta nhận thấy cả 3 loại cải đều sinh trưởng và
phát triển tốt nhất ở ngưỡng EC 1600µS/cm. Cây đủ dinh dưỡng và phát triển
nhanh, đồng đều. Đối với 2 công thức còn lại, cây sinh trưởng chậm, không đều,
lá ngả vàng và trắng, không có màu xanh bình thường. Chỉ số SPAD cho thấy
điều này khá rõ rành ở từng loại cải. Tiến hành đo hàm lượng sắc tố quang hợp
(mg/g) ở cả 3 loại cải ta có kết quả như sau:
Bảng 4.1.4. Kết quả xác định hàm lượng sắc tố quang hợp trong 3 loại cải ở
các mức EC thí nghiệm
Loại cải sắc tố (mg/g) EC 800µS EC1200µS EC1600µS
Chl.a 0,084 0,084 0,191
Cải Newpakchoi Chl.b 0,060 0,064 0,207
Chl.(a+b) 0,144 0,148 0,398
Car 0,032 0,035 0,081
Chl.a 0,129 0,143 0,230
Cải Dwarf Pakuchoi Chl.b 0,098 0,112 0,312
Chl.(a+b) 0,227 0,257 0,542
Car 0,069 0070 0,125
Chl.a 0,184 0,231 0,233
Cải ngọt Chl.b 0,181 0.343 0,333
Chl.(a+b) 0,365 0,574 0,566
Car 0,097 0,130 0,137

33
Cải Newpakchoi: Trong 3 công thức sắc tố carotenoid có hàm lượng nhỏ nhất
0,032-0,081 mg/g. Ở nồng độ EC 1600 µS/cm có hàm lượng sắc tố cao hơn hẳn
hai công thức còn lại. Hàm lượng Chla (0.191mg/g) ở EC 1600 µS/cm cao gấp
2,3 lần công thức EC 1200µS/cm và EC 800µS/cm. Hàm lượng Chlb ở EC 1600
µS/cm lại cao gấp 3,2 lần 2 công thức còn lại.
Cải Drawf pakuchoi: hàm lượng Chl khá cao. Trong đó ở công thức EC 1600
µS/cm chứa 0.23mg/g lá là Chla, cao gấp 1,6 lần công thức EC 1200 µS/cm và
1.8 lần EC 800 µS/cm. Hàm lượng carotenoid là thấp nhất , bằng 0.54 lần hàm
lượng Chlb. Lá cây có màu xanh đậm ở công thức EC 1600 µS/cm. Lá có các
mảng vàng khi ở công thức EC 1200 µS/cm và EC 800 µS/cm.
Cải ngọt: hàm lượng Chl cao nhất trong 3 loại cải. Hàm lượng Chla,Chlb và
Chl(a+b) là tương đương nhau ở hai công thức EC 1600 µS/cm và EC 1200
µS/cm. Hàm lượng carotenoid là ít nhất,dao động từ 0,097- 0,137mg/g lá.
Cải ngọt và Drawf pakuchoi có hàm lượng Chlorophyl cao, lá có màu xanh đậm,
còn cải new pakchoi có hàm lượng Chl chỉ bằng 3:4 hàm lượng Chl của cải ngọt
nên có màu lá xanh nhạt.

Hình 1.9 hàm lượng sắc tố quang hợp trong 3 loại cải ở các công thức EC
800µS/cm, EC 1200µS/cm, EC 1600µS/cm

34
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến 3 loại rau cải trồng vụ hè,
hè thu bằng công nghệ thủy canh

4.2.1 Cải New pakchoi


Thí nghiệm sử dụng ngưỡng EC tốt nhất ở TN1 và thay đổi mật độ trồng.
30.0

24.7
25.0 22.7
21.8
20.9
19.3 18.6 19.4
20.0 18.0
chiều cao(cm)

10
14.2
15.0
15

10.0 9.0 20
7.5
6.6
5.0

0.0
7 NGÀY 15 NGÀY 21 NGÀY 30 NGÀY

Hình 2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của New pakchoi
sau 30 ngày trồng
Từ hình 2.1có thể thấy được độ tăng trưởng khá đều ở cả 3 mật độ nhưng có sự
khác biệt về độ lớn. Cụ thể trong tuần đầu tiên đã có sự phân hóa chiều cao theo
công thức. MĐ 20*20cm cho cây cao nhất là 9,0cm, thấp dần lần lượt là MĐ
15*15 rồi đến 10*10 tương ứng là 7,5cm và 6,6cm. sau 15 ngày, ở mật độ
20*20cm có chiều cao tăng 9,7cm, mật độ 15*15 tăng 10,5cm, mật độ 10*10 cm
tăng 7,2cm.sang hết tuần thứ 3 tốc độ tăng trưởng chậm lại, cây phát triển cân
nặng. Ở mật đọ 20*20cm tốc độ tăng trưởng từ tuần thứ nhất sang hết tuần thứ 2
là 2,14 lần thì đến hết tuần thứ 3 chỉ tăng còn 1,17 lần, với MĐ 15*15cm và
10*10cm tốc độ tăng trưởng đều giảm xuống một nửa. trong những ngày cuối
của thí nghiệm, tốc đọ tăng trưởng ổn định ở cả 3 công thức và thứ tự xếp hạng
công thức tốt nhất không bị thay đổi. MĐ 20*20cm tốt nhất với chiều cao 24,7
cm. Sau đó là 21,8cm của MĐ 15*15cm. thấp nhất là MĐ10*10 cm với 19,4cm.

Bảng 4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của
cải New pakchoi

CT CC (cm) SL (lá/cây) SPAD KL (g) NSTT


(kg/m2)

35
MĐ 20*20cm 24,70a 18,83a 29,20a 204,70a 6,14b
MĐ 15*15cm 21,83b 17,17b 27,67a 166,10b 7,47a
MĐ 10*10cm 19,37c 13,90c 23,47b 99,50c 5,97c
LSD0,05 1,79 0,61 2,14 5.64 0,40
CV% 3,60 1,60 3,50 1,60 2,70
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristar

Kết quả cho thấy ở mật độ 20*20cm cây phát triển tốt nhất với các chỉ số chiều
cao, số lá, diện tích lá lần lượt là 24,7cm, 18,83 lá/cây, 3985,7cm2. Ở mật độ
10*10cm cây phát triển kém nhất với các chỉ số tương ứng là 19,37cm, 13,9
lá/cây và 1972,0cm2. Đối với chỉ số về khối lượng cây thì đều có sự phân hóa
giống với các chỉ số khác. Sự khác biệt rõ ràng phân ra 3 mức ở 3 mật độ. Trong
đó ở mật độ tốt nhất là mật độ 20*20 cm trọng lượng cây đạt 204,7g, còn mật độ
10*10 kém nhất chỉ đạt 99,5g.

Năng suất thu được ở mật độ 15*15cm là lớn nhất với 7471.5 (g/m2) và ở mật
độ 10*10cm là nhỏ nhất với 5970.0(g/m2).

NSTT (kg/m2)
8 7.47
7
6.14 5.97
6
5
4
NSTT (kg/m2)
3
2
1
0
20 15 10

Hình 2.2. ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cải New pakchoi

36
sau 30 ngày trồng
Vì mật độ khác nhau, số cây trồng được tăng lên trong cùng đơn vị diện tích mà
dẫn đến sự thay đổi về phân hóa năng suất. Năng suất cao nhất đạt được ở mật
độ 15*15cm cao gấp 1,22 lần so với MĐ 20*20cm và 1,25 lần so với MĐ
10*10cm.

Hình 2.3 Cải New pakchoi ở 3 công thức mật độ sau 30 ngày trồng
Kết luận: mật độ 20*20 cho cây không gian phù hợp để phát triển tối ưu nhưng
cây đạt năng suất tốt nhất ở mật độ 15*15cm
4.2.2 Cải Dwarf Pakuchoi

Bảng 4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của
cải Dwarf Pakuchoi

CT CC (cm) SL (lá/cây) SPAD KLTB (g) NSTT


(kg/m2)
MĐ 20*20cm 16,80a 13,87a 45,00a 175,27a 5,26a
MĐ 15*15cm 14,87b 13,33b 42,67a 117,20b 5,27a
MĐ 10*10cm 13,77c 11,40c 39,97b 65,93c 3,85b
LSD0,05 0.96 0,40 2,57 6,88 0,37
CV% 2,80 1,40 2,70 2,50 3,40
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

37
Kết quả từ bảng 4.2.2 cho thấy mật độ 20*20 cm là mật độ tốt nhất ứng với các
chỉ số chiều cao, số lá , diện tích lá lần lượt là 16,8cm, 13,9 lá/cây, 1925cm2.
Mật độ có kết quả thấp nhất là mật độ 10*10cm khi các chỉ số tương ứng là
13,8cm, 11,4 lá/cây và 665,7cm2. Đây là loại cây dáng lùn. Khối lượng chủ yếu
của cây tập trung ở phần cuống lá. Phần thịt lá dầy nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ nên
diện tích lá nhỏ.
18.0 16.8
16.0 14.8
13.5 13.8
14.0
12.3
12.0
chiều cao(cm)

10.5
10.0 8.9 10

8.0 7.4 15
6.4 6.8
6.0 5.3 5.8 20

4.0

2.0

0.0
7 NGÀY 15 NGÀY 21 NGÀY 30 NGÀY

Hình 2.4. Động thái tăng trưởng của cải Dwarf Pakuchoi do ảnh hưởng của
mật độ trồng sau 30 ngày trồng
Qua biểu đồ ta có thể thấy biên độ tăng trưởng của chiều cao không lớn. sau 15
ngày cây tăng trưởng chậm, chỉ tăng từ 1,1 đến 1,5cm trong 7 ngày. Sau 21
ngày, cây lớn nhanh hơn. Cụ thể, ở mật độ 20*20 cm cây tăng 4,6cm, mật độ
15*10cm tăng 5,6cm còn mật đọ 10*10 tăng 4,1cm, sau 30 ngày cải ở mật độ
20*20cm cao gấp 1,14 lần cải ở mật độ 15*15cm và gấp 1,22 lần ở mật độ
10*10cm.

NSTT (kg/m2)
6 5.26 5.27
3.85
4
2
NSTT (g/m2)
0
20 15 10
MẬT ĐỘ (cm)

Hình 2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cải Dwarf Pakuchoi
sau 30 ngày trồng

38
Năng suất có sự ngang bằng giữa mật độ 20*20cm và mật độ 15*15cm. Thực tế
mật độ 15*15 cm có năng suất cao hơn 16g/m2 , khi ở mật độ 15*15cm có năng
suất là 5274,0 g/m2 còn mật độ 20*20cm chỉ có 5258, g/m2. Mật độ 10cm có
năng suất thấp nhất chỉ đạt 3848,0 g/cm2.
Kết luận: mật độ 20*20 cho cây không gian phù hợp để phát triển tối ưu nhưng
cây đạt năng suất tốt ở cả hai mật độ 15*15cm và 20*20cm.

Hình 2.6 Cải Drawf pakuchoi ở 3 công thức mật độ sau 30 ngày trồng
4.2.3 Cải ngọt
50.0 44.6
43.7
45.0
39.8
40.0
35.0
30.3 30.7
30.0 10
25.2
25.0 15
20.0
20
15.0 12.7 13.7
8.7
10.0
5.0
0.0
7 14 21

Hình 2.7. Động thái tăng trưởng của cải ngọt do ảnh hưởng của
mật độ trồng sau 21 ngày lên giàn

39
Qua biểu đồ hình 2.5 ta thấy biên độ tăng trưởng chiều cao tương đối lớn từ
8,7cm đến 44,6cm nhưng khác biệt giữa 2 mật độ 15*15cm và 20*20cm có khác
biệt nhỏ, nên sự tăng trưởng của mật độ 20*20cm tuy là có lớn nhất nhưng
không vượt trội hẳn. Tốc độ tăng trưởng đều giữa ác công thức. Giai đoạn từ 7
đến 14 ngày tốc đọ tăng trưởng cao gấp 2,3 đến 2,9 lần. Từ 14 đến 21 ngày, mật
độ 20*20 chiều cao cây tăng 13.9cm gấp 1,45 lần thời điểm 14 ngày, đat chiều
cao tốt nhất. Mật độ 15*15cm tăng 13,4cm còn mật độ 10*10cm tăng 14,6cm,
đạt chiều cao thấp nhất trong 3 công thức.

Bảng 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của
cải ngọt sau 21 ngày lên giàn

MD (cm) CC (cm) SL (lá/cây) SPAD KLTB (g) NSTT


(kg/m2)
20 44,67a 9,07a 34,13a 115,77a 3,47
15 43,76a 8,80a 36,93a 97,50b 4,39
10 39,83b 8,67a 33,40a 72,43c 4,35
LSD0,05 1,14 0,70 4,62 5,68 0.13
CV% 1,20 3,50 5,90 2,60 1.40
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Phân tích bảng trên ta thấy rằng mật độ 20*20cm đem đến điều kiện cho cây
phát triển tối ưu nhất với chiều cao, số lá, diện tích lá lần lượt là 44,67cm, 9,07
lá/cây, 754,4cm2. Khối lượng cây trung bình đạt 115,77g. mật độ thấp nhất là
mật độ 10*10cm với các các chỉ số tương ứng là 39,83cm, 8,67 lá/cây,
328.8cm2. Số là tương tự nhau giứa các công thức, chiều cao chênh lệch quyết
định trọng lượng của công thức mật độ 20*20 cm là tốt nhất.
Khối lượng của cây ở 2 mật độ 15cm và 20cm chênh lệch ít. Tuy mật độ 20cm
làm cây có trọng lượng tốt nhất đạt 115.8g nhưng khi xét về năng xuất thị mật
độ 15cm lại đạt tốt nhất là 4387.5g/m2. Ngoài ra mật độ 10cm cũng có năng suất
cao thứ hai đạt 4346.0 g/m2 khi cây chỉ đạt trọng lượng kém nhất là 72.4g.
Trong khi đó ở mật độ 20 lại chỉ có năng suất 3473.0 g/m2.

40
NSTT (g/m2)
5000.0
4387.5 4346.0
4000.0 3473.0

3000.0

NSTT (g/m2)
2000.0

1000.0

0.0
20 15 10

Hình 2.8. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cải ngọt
Kết luận: Qua thí nghiệm ta rút ra được rằng có thể mật độ 20 *20cm đem
đến điều kiện tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên khi xét đến
hiệu quả kinh tế thì mật độ 15cm đem lại năng suất cao nhất ở cả 3 loại cải.
Đối với cải ngọt có thể trồng ở mật độ 10cm cũng có thể đem lại năng suất
tốt. Việc lựa chọn mật độ phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với
quy mô sản xuất và tiết kiệm diện tích sản xuất.
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót thế hệ mới đến
sinh trưởng, phát triển một số loại rau cải trồng vụ hè, hè thu bằng công
nghệ thủy canh tưới nhỏ giọt.

4.3.1. Cải New pakchoi


25.0 23.1

20.0
17.2
16.1
15.0 13.4
11.8 50
8.6 10.2
10.0 8.1 100

5.0

0.0
7 14 21 30

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng của cải new pakchoi do ảnh hưởng
của lượng phân bón lót trồng trên giá thể hữu cơ

41
Tốc độ tăng trưởng chiều cao khác biệt rõ dệt thông qua biểu đồ hình 3.1. Sau
tuần đầu tiên chiều cao cây tương đối đồng đều, cây bên công thức 100g /10dm3
cao hơn cây bên công thức 50g/10dm3 chỉ 0.5cm. Sau 7 ngày cây bên công thức
50g/10dm3 phát triển cao hơn, đạt 11,8cm và tiếp tục duy trì mức tắng trưởng
chiều cao gấp 1,3 đến 1,4 lần sau mỗi giai đoạn. Công thức 100g/10dm3 đạt
chiều cao 10,2cm tại thời điểm 14 ngày, sau đó duy trì tăng trưởng ở mức trung
bình tăng 1,3 lần sau mỗi lần đo. Ngoài ra cây còn bị héo và chết dần qua mỗi
tuần.

Bảng 4.3.1 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót đến sinh trưởng của
cải New pakchoi

LP (g) Tỉ lệ CC SL SPAD KL (g) NSTT


chết (cm) (lá/cây) (kg/m2)
50g/10dm3 0% 23,13a 13,37a 27,90b 118,93a 3,58
100g/10dm3 50% 17,17b 11,53b 32,37a 93,27b 2,80
150g/10dm3 100% - - - - -
200g/10dm3 100% - - - - -
LSD0,05 - 2,33 1.21 1,67 7,46 0,32
CV% - 3,30 2,80 1,60 2,00 2.90
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Từ bảng trên ta thấy khi trồng cây trên giá thể xơ dừa có bổ sung phân hữu cơ
bón lót thế hệ mới thì lượng phân thích hợp nhất là 50g/ 10l giá thể. Khi đó cây
sống và sinh trưởng bình thường, phát triển đồng đều với chiều cao, số lá lần
lượt là 23,13cm và 13,37 lá/cây.trong khi đó với lượng phân 100g/10l giá thể thì
có 1 số cây chết, đa số còn lại phát triển chậm hơn lượng phân 50g/10l giá thể.
Các công thức có lượng phân lớn hơn thì cây bắt đầu héo và chết sau 1 tuần lên
giàn. Do lượng phân cao, nồng độ các chất trong giá thể cao khiến dễ cây không
hút được nước, không sinh rễ mới dẫn đến cây héo dần và chết.
Trọng lượng cây đạt 118.9g và năng suất là 3567.3g/m2 ở công thức phân
50g/10dm3 giá thể. Còn ở công thức phân 100g/10dm3 , khối lượng cây đạt
93.3 g và năng suất là 2797.0 g/m2. Vậy công thức phân thích hợp để làm nền
giá thể cho thí nghiệm tiếp theo là công thức 50g/10l giá thể.

42
NSTT(kg/m2)
4
3.58
3.5
2.80
3
2.5
2
NSTT(kg/m2)
1.5
1
0.5
0
50g/10dm3 100g/10dm3

Hình 3.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón lót hữu cơ thế hệ mới đến
năng suất của cải New pakchoi
4.3.2. Cải Dwarf Pakuchoi
16.0 14.6
14.0 13.4

12.0 11.3 10.9


chiều cao(cm)

10.0 9.1
7.7 7.2
8.0
5.6 50
6.0
100
4.0
2.0
0.0
7 15 21 30
ngày

Hình 3.3. Động thái tăng trưởng của cải Dwarf Pakuchoi do ảnh
hưởng của lượng phân bón lót trồng trên giá thể hữu cơ sau 30 ngày trồng
Cây có sự phân hóa chiều cao sau 1 tuần trồng trên giàn. Cây ở công thức
50g/10dm3 giá thể đạt 7,7cm cao hơn 2,1 cm so với cây bên công thức
100g/10dm3. Sau 15 ngày trồng, thu số liệu ta được tốc độ tăng trưởng ở công
thức 50g/10dm3 cao gấp 2,25 lần độ tăng chiều cao của công thức 100g/10dm3.
Tại thời điểm 21 ngày, chiều cao cảu cây bên công thức 50g/10dm3 > CT

43
100g/10dm3 với số đo là 11,3cm so với 7,2 cm. Đến ngày thu hoạch, cây bên
công thức 50g/10dm3 có chiều cao gấp 1,37 lần cây cùng ngày bên công thức
100g/10dm3.

Bảng 4.3.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón lót hữu cơ đến sinh trưởng của

cải Dwarf Pakuchoi sau 30 ngày trồng


CT Tỉ lệ CC SL (lá/cây) SPAD KL (g) NSTT
chết (cm) (kg/m2)
50g/10dm3 0% 14,60a 11,50a 38,50a 76,00a 2,27a
100g/10dm3 25% 10,93b 9,67a 38,67a 43,80b 1,30b
150g/10dm3 100% - - - - -
200g/10dm3 100% - - - - -
LSD0,05 - 2,55 2,00 3,47 5,13 0,16
CV% - 5,80 5,40 2,60 2,50 2,60
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Sau ngiệm thu ta nhận thấy ở công thức phân 50g/10dm3 giá thể là phù hợp cho
sự phát triển và sinh trưởng của cải Dwarf Pakuchoi nhất với các chỉ tiêu về
chiều cao, số lá, khối lượng và năng suất lần lượt là 14,6cm, 11,5 lá/cây, 76g,
2279,3g/m2. Công thức 100g /10dm3 có cây sống và phát triển nhưng độ tăng
trưởng không bằng công thức 50g/10dm3, các chỉ tiêu tương ứng chỉ đạt 10,9cm,
9,7 lá/cây, 43,8g, 1313,5g/m2. Có hai công thức lượng phân cao quá nên cây non
trồng vào bị “xót” và chết sau 1 tuần.

NSTT(kg/m2)
2.5 2.27
2
1.5 1.30

1 NSTT(kg/m2)
0.5
0
50g/10dm3 100g/10dm3

Hình 3.4. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót thế hệ mới đến
năng suât của cải Dwarf Pakuchoi

44
Hình 3.5 Cải Drawf pakuchoi sau 15 ngày trồng trong thí nghệm xác định
lượng phân bón lót thế hệ mới thích hợp cho nền giá thể hữu cơ CT
50g/10dm3, 100g/10dm3(ảnh trái), CT 150g/10dm3, 200g/10dm3(ảnh phải)
4.3.3. Cải ngọt
35.0 33.1

30.0
25.5
25.0 23.8
chiều cao(cm)

20.0 17.4
50
14.1
15.0 12.1 100
10.9 10.6
10.0

5.0

0.0
7 15 21 30

Hình 3.6. Động thái tăng trưởng của cải ngọt do ảnh hưởng của lượng phân
bón lót trồng trên giá thể hữu cơ sau 30 ngày trồng
Từ hình 3,5 ta thấy biên độ tăng của chiều cao rộng từ 10,6cm đến 33,1cm. ban
đầu 2 công thức phân có chiều cao cây đồng đều sau 7 ngày trồng. sau 14 ngày
kết quả thu được cây tăng trưởng châm: tăng 3,2cm ở công thức 50g/10dm3, và

45
tăng 1,5cm ở công thức 100g/10dm3. Sau 21 ngày chiều cao cây bên công thức
50g/10dm3 có chiều cao tăng gấp 1,69 lần so với ngày 14. Đối với công thức
100g/10dm3 con số này là 1,44 lần. chiều cao tăng nhanh với biên độ lớn. sau 30
ngày cây cải ngọt bên công thức 50g/10dm3 cao đạt chiều cao trung bình là
33,1cm cao gấp 1.3 lần so với công thức 100g/10dm3.

Bảng 4.3.3. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót đến sinh trưởng của
cải ngọt sau 30 ngày trồng

LP (g) Tỉ lệ CC (cm) SL SPAD KL (g) NSTT


chết (lá/cây) (kg/m2)
50g/10dm3 0% 33,10a 10,40a 35,53b 81,20a 2,44a
100g/10dm3 0% 25,50b 8,73b 38,33a 56,37b 1,69b
3
150g/10dm 100% - - - - -
3
200g/10dm 100% - - - - -
5%LSD - 3,61 0,62 2,09 2,08 0,62
%CV - 3,60 1,90 1,60 0,90 0,90
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Theo kết quả của bảng 4.3.3 ta thấy lượng phân 50g/10l giá thể là công thức tốt
nhất phù hợp cho cải ngọt sinh trưởng và phát triển bình thường. Thông số của
các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, khối lượng , năng suất lần lượt là 33,1cm, 10,4
lá/cây, 81,2g, 2435g/m2. Với công thức phân là 100g/10l giá thể thì cây phát
triển chậm hơn, năng suất thấp hơn có các chỉ tiêu tương ứng là 25,5cm, 8,73
lá/cây, 56.4g và năng suất là 1690.3g/m2.

46
NSTT (kg/m2)
3
2.44
2.5

2
1.69
1.5
NSTT (kg/m2)
1

0.5

0
50 100

Hình 3.7. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ bón lót thế hệ mới đến
năng suất của cải ngọt

Hình 3.8 Cải ngọt sau 15 nhày trồng CT 50g/10dm3(ảnh trái), 100g/10dm3
(ảnh phải)
Kết luận: Lượng phân phù hợp để bón lót cho giá thể hữu cơ giúp cây có thể
sống và phát triển bình thường là 50g/10dm3 giá thể.

47
Bảng 4.3.4.So sánh cây trồng trong giá thể hữu cơ có bổ sung phân bón
lót thế hệ mới và cây trồng trong hệ thống thủy canh ở cả 3 loại cải
Chỉ số New pakchoi Drawf pakuchoi Cải ngọt
TC GT TC GT TC GT
C.Cao(cm) 24,70 23,13 16,80 14,06 44,67 33,10
KL(g) 204,70 118,93 175,27 76,00 115,77 81,20
2
NSTT(kg/m ) 6,14 3,58 5,26 2,27 3,47 2,44

 Các chỉ số cây trồng trong thủy canh lấy từ kết quả TN2 mật độ 20*20cm.
Từ bảng so sánh ta thấy các chỉ tiêu ở cả 3 loại cải khi trồng trên hệ thống thủy
canh đều tốt hơn so với trồng trong giá thể hữu cơ có phân bón lót thế hệ mới.
trong đó năng suất cây trồng thủy canh ở cải New pakchoi cao gấp 1,72 lần, ở
cải Drawf pakuchoi gấp 2,32 lần và ở cải ngọt là 1,42 lần so với cây trồng trong
giá thể tưới nhỏ giọt.
Nhận thấy khi trồng cây trên giá thể xơ dừa bổ sung phân hữu cơ thế hệ mới
năng suất của cây thấp hơn so với trồng cây trong dung dịch thủy canh. Vì
vậy để nâng cao chất lượng và giảm lượng phân bón vô cơ đầu vào chúng tôi
tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của ngưỡng EC dung dịch tưới đến sinh
trưởng cây rau cải trồng thủy canh tưới nhỏ giọt. Thí nghiệm được bố trí trên
nền phân hữu cơ bón lót 50g/10dm3 giá thể.
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của EC dung dịch tưới đến sinh trưởng cây rau
cải trồng thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể bón lót phân hữu cơ thế
hệ mới
4.4.1 Cải New pakchoi
35.0 30.7
30.0 25.6
23.5 24.4 24.4
25.0 22.2 23.0 23.7 23.124.9
19.8 20.7
20.0 15.2 ĐC
14.3
chiều cao (cm0

15.0 13.6 13.2 400


10.0 800
5.0
1200
0.0
7 15 21 30
ngày

Hình 4.1. Động thái tăng trưởng của cải New pakchoi do ảnh hưởng của EC
dung dịch bổ sung vào giá thể hữu cơ sau 30 ngày

48
Từ biểu đồ ta có thể thấy:
+ Ở các công thức khác nhau, chiều cao cây có sự sai khác rõ rệt. Động thái
tăng trưởng chiều cao cây sai khác rõ nhất ở giai đoạn tuần thu hoạch( cây sau
30 ngày trồng lên giàn). Cụ thể: công thức tưới 1200EC cây sinh trưởng phát
triển tốt nhất, chiều cao cây lớn nhất( 30.7cm) so với công thức tưới ĐC, 400EC
và 800EC.
+ Ở giai đoạn cây con, cây cần lượng dinh dưỡng vừa đủ, không thấp quá, cũng
không cao quá để tránh trường hợp thiếu và dư thừa dẫn đến sốc dinh dưỡng ở
cây.
+ Cây sinh trưởng phát triển đều khi ở công thức 800EC.

Bảng 4.4.1. Ảnh hưởng của EC dung dịch tưới đến sinh trưởng của cải New
pakchoi trồng thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể bón lót phân hữu cơ

EC CC (cm) SL (lá/cây) SPAD KL (g) NSTT


(kg/m2)
Tưới nước 23,13bc 12,00b 29,27a 111,03d 3,33d
400 µS/cm 24,87b 12,25b 31,78a 130,68c 3,92c
800 µS/cm 25,58b 14,58a 30,94a 204,22b 6,13b
1200 µS/cm 30,67a 15,08a 32,20a 248,12a 7,44a
LSD0.05% 2,24 1,02 2,63 8,25 0,25
%CV 4,30 3,80 4,20 2,40 2,40
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Từ kết quả bảng 4.4.1 ta thấy khi bổ sung dinh dưỡng vô cơ tưới nhỏ giọt ngày
2 lần (sáng và tối ) đã giúp cho cây sinh trưởng nhanh và đạt năng suất cao hơn
so với chỉ tưới nước. Bổ sung dinh dưỡng vô cơ ở mức EC khác nhau cây cho
chiều cao cây, số lá, spad, khối lượng càng lớn khác nhau. Mức EC càng cao thì
cây có chiều cao cây, số lá, spad, khối lượng trung bình càng lớn. Ở mức EC
1200 cây cho chiều cao cây trung bình 30,67cm; số lá trung bình 15,0 8; diện
tích lá đạt 4186.1cm2; spad 32,20 và khối lượng thực thu 248,12g/m2.

49
NSTT (kg/m2)
8 7.44
7
6.13
6
5
3.92
4 3.33 NSTT (kg/m2)
3
2
1
0
T,NƯỚC 400 800 1200

Hình 4.2. ảnh hưởng của EC đến năng suất cải New pakchoi khi bổ sung
dinh dưỡng vô cơ vào giá thể hữu cơ
Năng suất thu được ở công thức EC 1200µS/cm cao nhất, gấp 2,2 lần so với tưới
nước; và có năng suất sấp sỉ công thức EC 800µS/cm. Trong đó công thức EC
1200µS đạt năng suất cao nhất 7,44kg/m2. Năng suất ở công thức đối chứng (
tưới nước) là thấp nhất là 3,33kg/m2 .

Hình 4.3 Cải New pakchoi sau 30 ngày trồng với 4 công thức EC ding dưỡng
bổ sung
So sánh với năng suất đạt dược khi trồng cải New pakchoi trên hệ trống thủy
canh ta thấy: năng suất tốt nhất đạt được khi trồng thủy canh là 7,47kg/m2 ở EC
1600µS/cm trồng với mật độ 15*15cm, ở mật độ 20* 20cm đạt 6,14kg/m2. Ở thí

50
nghiệm này, ta thu được năng suất 7,44kg/m2 ở mật độ 20*20cm. Như vậy, năng
suất khi trồng trên giá thể hữu cơ tưới bổ sung dinh dưỡng vô cơ cao gấp 1,21
lần khi cây trồng thủy canh với cùng mật độ nên suy ra cây có mức tăng trưởng
cao hơn, trọng lượng lớn hơn khi trồng thủy canh.
4.3.2 Cải Dwarf Pakuchoi
20.0
18.1
18.0
16.0
16.0 15.3 15.3
14.9
13.6 14.2
14.0 13.313.4 13.2
12.4
chiều cao (cm)

12.0
12.0 10.9
10.2 9.810.2 ĐC
10.0
400
8.0
800
6.0
1200
4.0
2.0
0.0
7 14 21 30
ngày

Hình 4.4. Động thái tăng trưởng của cải Dwarf Pakuchoi do ảnh hưởng của
EC dung dịch bổ sung vào giá thể hữu cơ sau 30 ngày
Qua biểu đồ ta thấy, chiều cao cây biến động liên tục theo các tuần. Sự sai khác
về chiều cao cây không rõ rệt ở 4 công thức trong 3 tuần đầu, nhưng sang đến
tuần cuối sự sai khác trở lên rõ rệt hơn. Cụ thể: đối với cải Dwarf Pakuchoi
công thức EC 1200µS/cm có chiều cao cây trung bình lớn nhất 18,1cm; công
thức EC 4000µS/cm có chiều cao cây trung bình lớn thứ hai 16,0cm; tiếp đến là
công thức EC 800µS/cm: 15,3cm và thấp nhất là CT đối chứng tưới nước:
14,2cm.

Bảng 4.4.2. Ảnh hưởng của EC dung dịch tưới đến sinh trưởng của cải
Dwarf Pakuchoi trồng trên giá thể hữu cơ sau 30 ngày trồng

EC (µS) CC (cm) SL (lá/cây) SPAD KL (g) NSTT

51
(kg/m2)
ĐC 14,17c 9,92a 42,21a 69,53d 2,01d
400 15,96b 10,17a 43,78a 90,59c 2,72c
800 15,29b 10,33a 44,14a 100,48b 3,01b
1200 18,08a 11,42a 42,43a 124,57a 3,73a
LSD0.05 0,75 1,26 1,98 5,17 0,15
%CV 2,40 6,00 2,30 2,70 2,70
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Từ bảng 4.3.2 ta có thể thấy tưới bổ sung dinh dưỡng vô cơ tốt cây sinh trưởng
phát triển tốt hơn so với công thức ĐC( tưới nước), sự sai khác thể hiện rõ rệt ở
các công thức khi Dwarf Pakuchoi biểu hiện ra chiều cao cây trung bình , khối
lượng và năng suất thực thu trung bình/m2. Còn những thông số về số lá trung
bình, chỉ số spad không có sai khác rõ rệt.

Qua bảng, ta kết luận tưới nhỏ giọt bổ sung dinh dưỡng vô cơ ở CT EC
1200µS/cm cây đạt khối lượng trung bình cao nhất 124,57g

NSTT (kg/m2)
4 3.73
3.01
3 2.72
2.01
2
NSTT (kg/m2)
1

0
T,NƯỚC 400 800 1200

Hình 4.5. Ảnh hưởng của EC đến năng suất cải Dwarf Pakuchoi khi
bổ sung dinh dưỡng vô cơ vào giá thể hữu cơ
Qua hình 4.4 ta thấy: Khi tưới nhỏ giọt bổ sung dinh dưỡng vô cơ năng suất thực
thu của cải Dwarf Pakuchoi tăng lên rõ rệt ở từng công thức EC khác nhau. Đặc
biệt, ở CT EC 1200µS/cm, cải Dwarf Pakuchoi đạt năng suất thực thu cao nhất

52
3,73kg/m2, sau đó là đến CT EC 800µS/cm( 3,01kg/m2) và thấp nhất là công
thức đối chứng tưới nước 2,01kg/m2.
Năng suất tăng 1,68 lần khi tưới bổ sung dinh dưỡng vô cơ ở ngưỡng EC
1200µS/cm,tương đương với năng suất thu được khi trồng thủy canh ở mật độ
10*10cm. Vậy lên cải Drawf pakuchoi ưa dinh dưỡng cao để có thể năng suất
tốt nhất.

Hình 4.6 Cải Drawf pakuchoi sau 30 ngày trồng với các CT EC dung dịch
tưới bổ sung
4.4.3 Cải ngọt
50.0
45.2
45.0
39.2
40.0 37.2
35.0 32.7 32.0 31.6
29.9 29.9
chiều cao(cm)

30.0
25.0 7
20.0 17.2 17.7 18.4
16.3 14
15.0 21
10.0
5.0
0.0
ĐC 400 800 1200
ngày

Hình 4.7 Động thái tăng trưởng của cải ngọt do ảnh hưởng của EC dung
dịch bổ sung vào giá thể hữu cơ sau 30 ngày

53
Qua biều đò ta thấy chiều cao tăng nhanh ở giai đoạn từ 7 đến 14 ngày , sự sai
khác không rõ rệt. trong giai đoạn từ 14 ngày đến 21 ngày tốc độ tăng trưởng
có sự khác biệt ở 4 công thức. Ở công thức EC 1200µS/cm cây tăng trưởng
nhanh nhất khi tăng 13,9 cm gấp 1.93 lần CT EC 800µS/cm, gấp 1,9 lần CT
ĐC chỉ tưới nước. Với CT EC 400µS/cm do giai đoạn cuối bị nhiễm nhện đỏ
nên tốc độ tăng trưởng giảm, không cao bằng tốc độ của CT ĐC chỉ tuới
nước.
Bảng 4.4.3 Ảnh hưởng của EC dung dịch tưới đến sinh trưởng của cải
ngọt trồng thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể bón lót phân hữu cơ
EC CC (cm) SL SPAD KL (g) NSTT
(µS/cm) (lá/cây) (g/m2)
ĐC 37,17b 9,17a 37,37a 72,87d 2,19d
400 32,67c 8,53a 34,80ab 87,57c 2,62c
800 39,23b 8,60a 36,17ab 106.4b 3,19b
1200 45,17a 8,93a 40,00a 123.1a 3,69a
LSD0.05 3,15 0,79 3,34 4.4 0,11
%CV 4,10 4,50 4,50 2.3 2,00
Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Irristat

Qua bảng 4.4.3 ta thấy: EC của dung dịch tưới ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh
trưởng và phát triển của cải ngọt qua chiều cao cây trung bình, số lá trung bình,
spad và khối lượng thực thu. Trong đó, EC của dung dịch càng cao thì năng suất
thực thu càng lớn. Đặc biệt, EC 1200 µS/cm có chiều cao cây trung bình lớn
nhất 45,17cm; khối lượng thực thu lớn nhất 123,1g

54
NSTT (kg/m2)
4 3.69
3.5
3.19
3 2.62
2.5
2.19
2
NSTT (kg/m2)
1.5
1
0.5
0
T.nước 400 800 1200

Hình 4.8. Ảnh hưởng của EC đến năng suất cải ngọt khi
bổ sung dinh dưỡng vô cơ vào giá thể hữu cơ

Qua hình 4.5: Năng suất thực thu tăng theo EC của dung dịch. Ở mức EC 1200
µS/cm cải ngọt có năng suất thực thu gấp 1,68 lần so với chỉ tưới nước; gấp 1,4
lần so với EC 400 µS/cm và sấp sỉ bằng EC 800 µS/cm.

Năng suất cải ngọt ở thí nghiệm trống giá thể tưới bổ sung dinh dưỡng vô cơ
tương đương với năng suất của cây khi trồng ở mật độ 20*20cm với mức EC
1600µS/cm. Nên cải ngọt thích hợp trồng ở mật độ 15*15cm để cây vừa đạt chất
lượng cao mà năng suất cũng tốt nhất.

55
.
Hình 4.9 Cải ngọt sau 21 ngày trồng với các CT EC dung dịch tưới bổ sung
Kết luận: Bổ sung thêm ding dưỡng vô cơ đã cải thiện năng suất cho cây trồng
trong giá thể hữu cơ rõ rệt, đặc biệt cải New pakchoi còn đạt năng suất cao so
với cây cùng mật độ khi chỉ trồng bằng dinh dưỡng vô cơ. Từ đây đã bước đầu
đưa hữu cơ vào rau trồng thủy canh, giảm lượng dinh dưỡng vô cơ thiết yếu mà
cây vẫn đạt năng suất tốt. Ưu điểm của giá thể là còn có thể sử dụng được nhiều
lần, nếu định kì ủ xử lý bệnh, nấm cho gia thể thì giá thể hữu cơ( mùn xơ dừa)
càng dùng càng tốt. việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và xác định thời điểm
tưới 2 lần /ngày, thời gian tưới cố định giúp tiết kiệm dinh dưỡng, nước và điện.

56
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu tôi rút ra được một số kết luận và đề nghị sau :

5.1. Kết luận


 Cả 3 loại rau cải là cải New pakchoi, Drawf pakuchoi, cải ngọt đều thích
hợp trồng vào vụ hè với khả năng chịu nhiệt tốt, năng suất cao.
 Đối với trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu bố thích hợp ở ngưỡng
EC 1600µS và mật độ 15*15cm để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Năng
suất Cải Newparkchoi đạt 7,47 kg/m2, cải Parkchoi đạt 5,27kg/m2, cải
ngọt 4,39 kg/m2
 Đối với trồng trên giá thể mùn dừa tưới nhỏ giọt thì lượng phân thích hợp
để bón lót là 50g/10l giá thể. Tưới bổ sung dinh dưỡng ở ngưỡng EC từ
800 - 1200µS sẽ đạt năng suất cao nhất trên nền giá thể phân hữu cơ
50g/10dm3 giá thể. Năng suất Cải Newparkchoi đạt 7,44 kg/m2, cải
Parkchoi đạt 3,73 kg/m2, cải ngọt 3,69 kg/m2
 Trồng rau trên nền giá thể bổ sung dinh dưỡng vô cơ bằng hệ thống tưới
nhỏ giọt đem lại năng suất cao và chất lượng rau tốt hơn rau trồng thủy
canh hồi lưu. Rau mang hương vị đậm, giảm nhược điểm của rau thủy
canh. Ngoài ra, việc giảm lượng dinh dưỡng vô cơ còn giúp rau thành
phẩm thân thiện với người tiêu dùng và tiết kiệm dinh dưỡng, điện và
nước.

5.2. Kiến nghị


 Cần nghiên cứu sâu thêm về mật độ, dinh dưỡng,đặc biệt là các loại phân
hữu cơ khác để tìm được những loại phân thích hợp để thu được năng
suất cao.

57
 Cần nghiên cứu các loại sâu bệnh xuất hiện và các biện pháp kỹ thuật
phòng trừ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của rau cải để hoàn
thiện quy trình trồng bằng thủy canh vụ hè, hè thu đáp ứng nhu cầu sản
xuất rau trái vụ.
 Cần nghiên cứu đa dạng hóa các loại rau vụ hè, hè thu nhằm mang đến thị
trường các loại rau trái vụ sạch và an toàn với sức khỏe con người, thân
thiện với môi trường.

58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Đề án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 của Chính phủ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà(2000), Giáo trình cây rau,
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
3. Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại
dung dịch khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của một số cây rau,
quả trong kỹ thuật thủy canh, Luận án Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại
học Nông – Lâm Thái Nguyên
4. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2002),Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng của kỹ
thuật thủy canh vào giai đoạn vườn ươm để sản xuất cây giống chuối và
dứa cấy mô,Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội
5. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân Trường và
ctv(1998), “Thử nghiệm các loại dung dịch dinh dưỡng cho việc trồng trọt
một số loại rau ăn lá bằng kỹ thuật trồng cây trong dung dịch”, tạp chí
Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực Phẩm.
6. Nguyễn Thị Dần (1998), “Kết quả khảo nghiệm dung dịch thủy canh
Thăng Long đối với một số loại rau ăn lá, ăn quả và hoa”, Tạp chí khoa
học kỹ thuật rau, hoa, quả.
7. Nguyễn Thị Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997), Nghiên cứu hoàn thiện
quy trình sản xuất cây giống chuối bằng in vitro, Báo cáo kết quả nghiên
cứu khoa học, Viện nghiên cứu rau quả trung ương Hà Nội.
8. Trồng trọt không dùng đất trong nghề làm vườn (1992), Tài liệu trồng trọt
và bảo vệ thực vật – FAO 101, Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và
công nghiệp thực phẩm
9. Võ Kim Oanh ,Nguyễn Quang Thạch và Cao Thị Thủy (2000), Nghiên
cứu ảnh hưởng của lượng phân bón ,cách bón ,mật độ trồng đến sự sinh
trưởng và phát triển và tích lũy NO3- của cây cải ngọt trong dung dịch,
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
10.Vũ Quang Sáng,Nguyễn Quang Thạch(1999), “Ảnh hưởng của một số
dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến sự sinh trưởng , phát triển và năng
suất rau khoai lang ,xà lách trồng vụ đông 1997”,tạp chí KHKT rau, hoa,

59
quả, Viện nghiên cứu rau quả số 1,tháng 3/1999
Tài liệu tiếng anh

1. . Midmore D.J., Tsay anhd Wu Deng Lin (1995), Recent research on


AVRDC’s hydroponics system (1), (2).
2. Bok Choy Cultivars for High Tunnel Production, Iowa State Research
Farm Progress Reports, Iowa State University digital repository, 1/1/2015
3. Dr. Melissa Brechner and Dr. David de Villiers, Hydroponic Spinach
Production Handbook.
4. Hanger, B .(1993). Hydroponics: The World, Australian, and South
Pacific Islands Scene. In: Commercial Hydroponics in Australasia, A
Guide for Growers Pro-Set Pty Ltd, Hobart.
5. History of hydroponics” Tạp chí High Times số ra ngày 30/6/2016
6. Howard M. Resh. Hydroponic Food Production, A Difinitive Guidebook
of Soilless Food-Growing Methods. 5th Ed. 1995. Woodbridge Press
Publishing Company, Santa Barbara, California,USA.
7. Sri Lanka Department of Agriculture (2000), Hydroponics,Ministry of
Agriculture. Mamta D. Sardare1, Shraddha V. Admane2, A review on
plant without soil-hydroponics, International Journal of Research in
Engineering and Technology.
8. Sarah Mortati, Spinach scientific classification and entymology, “08 in
College Seminar 235 Food for Thought: The Science, Culture, &
Politics of Food” Spring 2008.
9. Jensen MH .(1999). Hydroponics Worldwide In: Proceedings
International Symposium on Growing Media and Hydroponics, Ontario,
Canada 19-26 May 1997, Ed. AP Papadopoulos. Acta Hort. 481: 719-729
10.Tsegaye Demissie, Ahmed Ali, Dilnesaw Zerfu, Availability and
consumption of fruits and vegetables in nine regions of Ethiopia with
special emphasis to vitamin A deficiency
11.Weir, R.G. Cresswell, G.C and Awad, A.S. (1991). Hydroponics –
growing plants without soil. NSW Agriculture & Fisheries, Orange

60
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thành phần dung dịch


Dung dịch SH1

Tên hoáchất gam / 1000 l

Calcium nitrate (Ca(NO3)2) 1,9

Potassium nitrate (KNO3) 78

Mono potassium phosphate (KH2PO4) 538

Potassium sulfate (K2SO4) 846

Magnesium sulfate (MgSO4) 616

Zinc sulfate (ZnSO4) 0.3

Boric acid (H3BO3) 0.4

Manganese sulfate (MnSO4) 2,3

Cooper sulfate (CuSO4) 0.2

Ammonium molybdate (NH4Mo7O24) 0.06

FeSO4 12,8

Na-EDTA 17,2h

61
Phụ lục 2: Kết quả chạy Irristat
Thí nghiệm 1
Cải new pakchoi
anh huong cau EC den cai new pakchoi

MEANS FOR EFFECT EC


-------------------------------------------------------------------------------

EC NOS CC SL KL SPAD
800 3 17.5000b 10.6667b 71.2467c 16.3667c
1200 3 18.2667b 11.1000b 109.900b 19.3667b
1600 3 27.6000a 11.9000a 198.800a 26.7333a

SE(N= 3) 0.331384 0.202302 2.31382 0.482280


5%LSD 4DF 1.29896 0.792978 9.06966 1.89043
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 3 19.6000 10.7333 126.933 20.1667
2 3 21.6667 11.5667 126.667 21.2000
3 3 22.1000 11.3667 126.347 21.1000

SE(N= 3) 0.331384 0.202302 2.31382 0.482280


5%LSD 4DF 1.29896 0.792978 9.06966 1.89043
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NEWPTN1 30/11/18 15:34
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cau EC den cai new pakchoi

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |EC |NL |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 9 21.122 5.0216 0.57397 2.7 0.0004 0.0140
SL 9 11.222 0.70494 0.35040 3.1 0.0317 0.0919
KL 9 126.65 56.714 4.0076 3.2 0.0002 0.9854
SPAD 9 20.822 4.6834 0.83533 4.0 0.0009 0.3473

Cải pakchoi
anh huong cua ECden cai pakchoi

MEANS FOR EFFECT EC


-------------------------------------------------------------------------------

EC NOS CC SL KL SPAD
800 3 10.8333b 8.53333a 33.1400c 20.7667c
1200 3 11.9333b 8.43333a 45.5733b 23.3667b
1600 3 13.5000a 8.46667a 62.3133a 41.1333a

SE(N= 3) 0.396979 0.177430 0.933465 0.231751


5%LSD 4DF 1.55607 0.695489 3.65898 0.908414
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 3 11.8000 8.36667 46.8333 29.3667
2 3 12.1667 8.50000 47.7000 29.2333
3 3 12.3000 8.56667 46.4933 26.6667

SE(N= 3) 0.396979 0.177430 0.933465 0.231751

62
5%LSD 4DF 1.55607 0.695489 3.65898 0.908414
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PTN1 30/11/18 15:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua ECden cai pakchoi

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |EC |NL |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 9 12.089 1.2781 0.68759 5.7 0.0242 0.6820
SL 9 8.4778 0.23863 0.30732 3.6 0.9220 0.7386
KL 9 47.009 12.741 1.6168 3.4 0.0004 0.6716
SPAD 9 28.422 9.6938 0.40140 1.4 0.0001 0.0033
Cải ngọt
anh huong cua ECden cai ngot

MEANS FOR EFFECT EC


-------------------------------------------------------------------------------

EC NOS CC SL KL SPAD
800 3 15.8333c 9.13333a 22.2600c 15.7667c
1200 3 30.7333b 9.53333a 76.8400b 25.6000b
1600 3 38.9000a 9.50000a 121.220a 39.3333a

SE(N= 3) 0.883388 0.199536 1.46339 0.432686


5%LSD 4DF 3.46269 0.782140 5.73616 1.69604
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 3 28.7667 9.33333 72.1000 26.5333
2 3 28.2667 9.23333 74.3333 27.1667
3 3 28.4333 9.60000 73.8867 27.0000

SE(N= 3) 0.883388 0.199536 1.46339 0.432686


5%LSD 4DF 3.46269 0.782140 5.73616 1.69604
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGTN1 30/11/18 15:46
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua ECden cai ngot

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |EC |NL |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 9 28.489 10.189 1.5301 5.4 0.0006 0.9214
SL 9 9.3889 0.35158 0.34561 3.7 0.3826 0.4765
KL 9 73.440 42.976 2.5347 3.5 0.0002 0.5709
SPAD 9 26.900 10.269 0.74943 2.8 0.0002 0.6052

Thí nghiệm 2
Cải new pakchoi
anh huong cua mat do den cai new pakchoi

MEANS FOR EFFECT MD


-------------------------------------------------------------------------------

MD NOS CC SL KL SPAD
10 3 19.3667c 13.9000c 99.5000c 23.4667b
15 3 21.8333b 17.1667b 166.100b 27.6667a
20 3 24.7000a 18.8333a 204.700a 29.2000a

63
SE(N= 3) 0.457651 0.156347 1.43857 0.547046
5%LSD 4DF 1.79389 0.612848 5.63888 2.14430
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 3 21.6000 16.6000 158.233 27.1667
2 3 22.2000 16.6000 158.267 25.9000
3 3 22.1000 16.7000 153.800 27.2667

SE(N= 3) 0.457651 0.156347 1.43857 0.547046


5%LSD 4DF 1.79389 0.612848 5.63888 2.14430
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NEWTN2 30/11/18 15:50
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua mat do den cai new pakchoi

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |MD |NL |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 9 21.967 2.3948 0.79268 3.6 0.0046 0.6456
SL 9 16.633 2.1823 0.27080 1.6 0.0004 0.8758
KL 9 156.77 46.175 2.4917 1.6 0.0001 0.1487
SPAD 9 26.778 2.7371 0.94751 3.5 0.0057 0.2578
Cải pakchoi
anh huongcua mat do den cai pakchoi

MEANS FOR EFFECT MD


-------------------------------------------------------------------------------

MD NOS CC SL KL SPAD
10 3 13.7667c 11.4000c 65.9333c 38.9667b
15 3 14.8667b 13.3333b 117.200b 42.6667a
20 3 16.8000a 13.8667a 175.267a 45.0000a

SE(N= 3) 0.245704 0.102740 1.75435 0.656450


5%LSD 4DF 0.963106 0.402720 6.87669 2.57314
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 3 15.3000 13.0000 116.600 42.0333
2 3 14.8667 12.7667 121.400 42.2000
3 3 15.2667 12.8333 120.400 42.4000

SE(N= 3) 0.245704 0.102740 1.75435 0.656450


5%LSD 4DF 0.963106 0.402720 6.87669 2.57314
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PACTN2 30/11/18 15:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huongcua mat do den cai pakchoi

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |MD |NL |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 9 15.144 1.3794 0.42557 2.8 0.0038 0.4571
SL 9 12.867 1.1358 0.17795 1.4 0.0007 0.3532
KL 9 119.47 47.473 3.0386 2.5 0.0002 0.2399
SPAD 9 42.211 2.7593 1.1370 2.7 0.0091 0.9258

64
Cải ngọt
anh huong cua mat do dencai ngot

MEANS FOR EFFECT MD


-------------------------------------------------------------------------------

MD NOS CC SL KL SPAD
10 3 39.8333b 8.66667a 72.4333c 33.4000a
15 3 43.7667a 8.80000a 97.5000b 36.9333a
20 3 44.6667a 9.06667a 115.767a 34.1333a

SE(N= 3) 0.290274 0.177430 1.44990 1.17985


5%LSD 4DF 1.13781 0.695488 5.68331 4.62474
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 3 41.8333 9.00000 96.1667 36.6000
2 3 42.2000 8.43333 94.9333 34.9000
3 3 44.2333 9.10000 94.6000 32.9667

SE(N= 3) 0.290274 0.177430 1.44990 1.17985


5%LSD 4DF 1.13781 0.695488 5.68331 4.62474
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGTN2 30/11/18 15:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua mat do dencai ngot

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |MD |NL |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 9 42.756 2.5170 0.50277 1.2 0.0015 0.0103
SL 9 8.8444 0.41866 0.30732 3.5 0.3641 0.1078
KL 9 95.233 18.938 2.5113 2.6 0.0005 0.7420
SPAD 9 34.822 2.6785 2.0436 5.9 0.1977 0.2091
Thí nghiệm 4
Cải new pakchoi
anh huong cua EC den su sinh truong cua cai tren nen huu co

MEANS FOR EFFECT EC


-------------------------------------------------------------------------------

EC NOS CC SL KL SPAD
0 3 23.1267bc 12.0000b 111.033d 29.2700a
400 3 24.8767b 12.2500b 130.677c 31.7767a
800 3 25.5833b 14.5833a 204.220b 30.9433a
1200 3 30.6700a 15.0833a 248.123a 32.2033a

SE(N= 3) 0.646466 0.295608 2.38415 0.759323


5%LSD 6DF 2.23623 1.02256 8.24715 2.62662
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 4 26.1875 13.7500 173.932 30.4775
2 4 26.0025 13.1875 172.568 31.3225
3 4 26.0025 13.5000 174.040 31.3450

SE(N= 4) 0.559856 0.256004 2.06473 0.657593


5%LSD 6DF 1.93663 0.885560 7.14224 2.27472
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NEWTN4 29/11/18 20:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6

65
anh huong cua EC den su sinh truong cua cai tren nen huu co

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |EC |NL |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 12 26.064 3.0461 1.1197 4.3 0.0012 0.9650
SL 12 13.479 1.4979 0.51201 3.8 0.0009 0.3624
KL 12 173.51 57.881 4.1295 2.4 0.0000 0.8571
SPAD 12 31.048 1.5797 1.3152 4.2 0.1227 0.5990

Cải pakchoi
anh huong cua EC den cai pakchoi tren nen gia the huu co

MEANS FOR EFFECT EC


-------------------------------------------------------------------------------

EC NOS CC SL KL SPAD
0 3 14.1700c 9.91667a 69.5333d 42.2133a
400 3 15.9600b 10.1667a 90.5900c 43.7767a
800 3 15.2933b 10.3333a 100.477b 44.1367a
1200 3 18.0833a 11.4167a 124.570a 42.4267a

SE(N= 3) 0.217257 0.363242 1.49370 0.571166


5%LSD 6DF 0.751528 1.25651 5.16693 1.97575
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 4 15.8775 10.3750 97.2500 43.3725
2 4 15.9400 10.2500 96.1275 43.5650
3 4 15.8125 10.7500 95.5000 42.4775

SE(N= 4) 0.188150 0.314576 1.29358 0.494644


5%LSD 6DF 0.650843 1.08817 4.47469 1.71105
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PATN4 29/11/18 20:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua EC den cai pakchoi tren nen gia the huu co

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |EC |NL |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 12 15.877 1.5157 0.37630 2.4 0.0002 0.8929
SL 12 10.458 0.78937 0.62915 6.0 0.0986 0.5430
KL 12 96.293 20.766 2.5872 2.7 0.0000 0.6496
SPAD 12 43.138 1.2382 0.98929 2.3 0.1289 0.3227

Cải ngọt
anh huong cua EC den cai ngot tren nen gia the huu co

MEANS FOR EFFECT EC


-------------------------------------------------------------------------------

EC NOS CC SL KL SPAD
0 3 37.1667b 9.16667a 72.8667d 37.3667a
400 3 32.6667bc 8.53333a 87.5667c 34.8000ab
800 3 39.2333b 8.60000a 106.367b 36.1667ab
1200 3 45.1667a 8.93333a 123.133a 40.0000a

SE(N= 3) 0.911653 0.229533 1.28594 0.966715

66
5%LSD 6DF 3.15355 0.793990 4.44827 3.34402
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 4 38.6250 8.95000 96.7750 36.9500
2 4 38.8250 8.77500 97.9000 37.7250
3 4 38.2250 8.70000 97.7750 36.5750

SE(N= 4) 0.789514 0.198781 1.11366 0.837200


5%LSD 6DF 2.73106 0.687615 3.85231 2.89601
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGTN4 29/11/18 20:23
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua EC den cai ngot tren nen gia the huu co

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |EC |NL |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 12 38.558 4.8433 1.5790 4.1 0.0007 0.8638
SL 12 8.8083 0.41222 0.39756 4.5 0.2722 0.6800
KL 12 97.483 19.900 2.2273 2.3 0.0000 0.7489
SPAD 12 37.083 2.4026 1.6744 4.5 0.0419 0.6380

Thí nghiệm 3
Cải new pakchoi
anh huong cua luong phan den cai new pakchoi

MEANS FOR EFFECT LP


-------------------------------------------------------------------------------

LP NOS CC SL KL SPAD
50 3 23.1333a 13.3667a 118.933a 27.9000b
100 3 17.1667b 11.5333b 93.2667b 32.3667a

SE(N= 3) 0.388014 0.201385 1.24255 0.277889


5%LSD 2DF 2.32837 1.20845 7.45618 1.66754
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 2 19.6000 12.6000 103.600 30.5500
2 2 19.8500 12.5500 106.950 30.5000
3 2 21.0000 12.2000 107.750 29.3500

SE(N= 2) 0.475219 0.246645 1.52180 0.340343


5%LSD 2DF 2.85166 1.48005 9.13192 2.04231
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NPTN3 29/11/18 20:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua luong phan den cai new pakchoi

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LP |NL |


(N= 6) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 6 20.150 3.3626 0.67206 3.3 0.0059 0.2884
SL 6 12.450 1.0464 0.34881 2.8 0.0198 0.5617
KL 6 106.10 14.261 2.1522 2.0 0.0030 0.3232
SPAD 6 30.133 2.5390 0.48132 1.6 0.0053 0.2016

67
Cai pakchoi
anh huong cua luong phan den cai pakchoi

MEANS FOR EFFECT LP


-------------------------------------------------------------------------------

LP NOS CC SL KL SPAD
50 3 14.6000a 11.5000a 76.0000a 38.5000a
100 3 10.9333b 9.66667b 43.8000b 38.6667a

SE(N= 3) 0.424918 0.332499 0.855386 0.577831


5%LSD 2DF 2.54982 1.99524 5.13294 3.46741
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 2 12.4000 10.4500 60.1500 38.6500
2 2 13.3500 10.9000 58.9000 38.7000
3 2 12.5500 10.4000 60.6500 38.4000

SE(N= 2) 0.520416 0.407227 1.04763 0.707695


5%LSD 2DF 3.12288 2.44366 6.28654 4.24669
------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PKTN3 29/11/18 20:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua luong phan den cai pakchoi

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LP |NL |


(N= 6) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 6 12.767 2.1116 0.73598 5.8 0.0224 0.5094
SL 6 10.583 1.0962 0.57591 5.4 0.0578 0.6862
KL 6 59.900 17.680 1.4816 2.5 0.0009 0.5748
SPAD 6 38.583 0.65549 1.0008 2.6 0.8499 0.9519

Cải ngọt
anh huong cua luong phan den cai ngot

MEANS FOR EFFECT LP


-------------------------------------------------------------------------------

LP NOS CC SL KL SPAD
50 3 33.1000a 10.4000a 81.2000a 35.5333b
100 3 25.5000b 8.73333b 56.3667b 38.3333a

SE(N= 3) 0.601386 0.102740 0.347220 0.348808


5%LSD 2DF 3.60876 0.616514 2.08357 2.09310
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CC SL KL SPAD
1 2 28.2500 9.45000 67.4000 37.0500
2 2 29.0500 9.55000 71.7500 36.4000
3 2 30.6000 9.70000 67.2000 37.3500

SE(N= 2) 0.736545 0.125830 0.425256 0.427201


5%LSD 2DF 4.41981 0.755072 2.55184 2.56352
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PACKTN3 29/11/18 21: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
anh huong cua luong phan den cai ngot

68
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LP |NL |


(N= 6) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CC 6 29.300 4.3479 1.0416 3.6 0.0093 0.2756
SL 6 9.5667 0.92664 0.17795 1.9 0.0052 0.5000
KL 6 68.783 13.800 0.60140 0.9 0.0003 0.0247
SPAD 6 36.933 1.6391 0.60415 1.6 0.0263 0.4361
Phụ lục 3 Một số hình ảnh trong quá trình thí nghiệm

Hình 5.1 Ra cây trên 2 hệ thống thí nghiệm

Hình 5.1 cải Drawf pakuchoi sau 30 ngày trồng ở thí nghiệm xác định
mật độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển

Hình 5.3 Cải ngọt chậm lớn, vàng lá ở CT EC 800 µS/cm

69
Hình 5.4 Cải New pakchoi 7 ngày với CT 150g/10dm3 giá thể (trái), CT
200g/10dm3 giá thể( phải)

70

You might also like