You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC Độc lâ ̣p – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
Ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
A. MÔN TOÁN
1. Hàm số

- Khảo sát hàm số bậc hai, bậc ba, hàm phân thức bậc nhất dạng .

- Các bài toán phụ về hàm số


2. Phương trình, bất phương trình, bất phương trình
- Phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình bậc hai một ẩn.
- Phương trình bậc ba quy về tích của một đa thức bậc nhất và một tam thức bậc hai
- Bất phương trình bậc nhất một ẩn, bất phương trình bậc hai một ẩn.
- Định lý Viét đối với phương trình bậc hai, định lý Viét với phương trình bậc ba.
- Định lý thuận và đảo về dấu của tam thức bậc hai
- Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
- Hệ phương trình đối xứng loại 1, đối xứng loại 2.
3. Số học
- Chia hết và chia có dư trên vành số nguyên
- Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9.
- Ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất
- Số nguyên tố, hợp số.
5. Toán tiểu học
Bài tập mạch kiến thức Số và phép tính:
- Các bài toán về tính nhanh, tính giá trị biểu thức.
- Bài tập về so sánh số tự nhiên, phân số, số thập phân, so sánh giá trị biểu thức.
- Bài tập thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến tỉ số phần trăm, ý nghĩa phép tính,
vận dụng toán học trong thực tiễn cuộc sống.
Bài tập mạch kiến thức Hình học và Đo lường, Một số yếu tố thống kê và xác suất.
- Bài tập về nhận dạng, nhận biết các hình, tính diện tích, thể tích các hình.
- Bài tập thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu thống kê liên quan đến biểu đồ hình cột,
biểu đồ hình quạt tròn, biểu đồ tranh.
- Bài tập về kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần của một sự
kiện, hiện tương, hay một thí nghiệm.
B. MÔN VĂN – TIẾNG VIỆT
1. Phần Văn
1.1. Văn học dân gian

1
1.1.1. Truyện cổ tích
- Khái niệm truyện cổ tích.
- Đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích.
- Cách phân loại truyện cổ tích.
- Tại sao nói truyện cổ tích luôn luôn chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác?
1.1.2. Truyện thần thoại
- Khái niệm truyện thần thoại
- Cách phân loại truyện thần thoại
- Tại sao nói: truyện thần thoại chính là khoa học của người xưa?
1.1.3. Truyện Ngụ ngôn
- Khái niệm truyện ngụ ngôn
- Ý nghĩa giáo dục của truyện ngụ ngôn với thiếu nhi
1.1.4. Ca dao
- Khái niệm ca dao
- Cách phân loại ca dao
- Phân tích một số bài ca dao như:
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
2.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

3.
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
1.2. Văn học thiếu nhi hiện đại
2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi.
2.2. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác thơ, truyện cho thiếu nhi.
2.3. Mục tiêu cụ thể của việc dạy văn ở tiểu học.
2.4. Vai trò của văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi tiểu học.
1.3. Tìm hiểu một số bài thơ trong chương trình SGK Tiếng Việt tiểu học:
- Bài thơ Chú Bò tìm bạn của Phạm Hổ

2
- Bài Ai dậy sớm của Võ Quảng
- Bài Hạt gạo làng ta; Mưa; Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa.
- Bài Tiếng ru; Nhớ Việt Bắc của Tố Hữu
* Chú ý: Cách tìm hiểu tác phẩm theo các bước:
1. Về tác giả
2. Về tác phẩm
3. Phân tích tác phẩm.
2. Phần Tiếng Việt
2.1. Lý thuyết
2.1.1. Định nghĩa từ tiếng Việt
“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với
một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”.
2.1.2. Các bình diện của từ tiếng Việt
Từ gồm có 4 bình diện:
- Bình diện ngữ âm
- Bình diện ngữ pháp
- Bình diện cấu tạo
- Bình diện ý nghĩa
* 4 bình diện của từ tiếng Việt không tồn tại độc lập, tách rời mà có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất trong từ.
* Trong 4 bình diện đã nêu, chỉ có bình diện ngữ âm là thuộc về riêng một từ
(có những từ chẳng may trùng một cách ngẫu nhiên). Các bình diện còn lại mang tính
đồng loạt, chung cho nhiều từ.
2.1.3. Đặc điểm của từ tiếng Việt
a. Đặc điểm ngữ âm
b. Đặc điểm ngữ pháp
2.1.4. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
a. Phương thức từ hóa hình vị
b. Phương thức ghép hình vị
c. Phương thức láy hình vị
2.1.5. Phân loại từ xét về kiểu cấu tạo
a. Từ đơn
- Khái niệm:
- Phân loại
b. Từ ghép
- Khái niệm:
- Phân loại:
c. Từ láy
- Khái niệm:

3
- Phân loại
2.2. Bài tập
Phân tích cấu trúc cú pháp các câu sau:
a) Ánh nắng mặt trời làm tóc nó đỏ như tóc Tây.
b) Những năm tháng tại mặt trận đã biến một thiếu nữ kiều diễm thành một chiến sĩ
dạn dày.
c) Rễ của sự học thì đắng, quả của sự học thì ngọt.
d) Sự ra đời của đứa trẻ đã làm không khí trên tàu thay đổi.
e) Hắn mượn bà con Xẻo Đước một chiếc xuồng.
f) Sở dĩ chiến tranh xảy ra là vì trí khôn của loài người đã thất bại.
g) Tôi tin rằng kế hoạch mà chúng ta đề ra sẽ hoàn thành đúng thời hạn.
h) Chúng ta sẽ biến nơi này thành một tổ chức từ thiện.
i) Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai
hoang.
k) Khí hậu ấm áp làm cho cây cối đâm chồi, nảy lộc.
l) Nhà Rông Tây Nguyên mái cao vút.
m) Tôi không ngờ điều anh nói đã trở thành sự thật.
n) Ngôi nhà Hoàng ở rất rộng.
o) Bài hát do nhạc sĩ Trần Tiến biểu diễn được hoan nghênh nhiệt liệt.
ô) Mục đích cao quý khiến cho hành động vì mục đích ấy cũng cao quý.
II. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo môn Toán
1. Phan Huy Khải (1998), Các bài toán về hàm số, Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Trần Phương (2006), Tuyển tập các chuyên đề hàm số, Nhà xuất bản tri thức.
3. Trần Xuân Tiếp, Phạm Hoàng, Phạm Toàn, Phan Hoàng Ngân (2009), Tuyển chọn
các chuyên đề Đại số sơ cấp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Quang (2007), Bài tập Số học, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Trần Diên Hiển (2008), Giáo trình chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở tiểu
học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo môn Văn – Tiếng Việt
6. Lã thị Bắc Lý ( 2003), Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, HN
7. Đinh Gia Khánh ( chủ biên) ( 1998), Văn học dân gian Việt Nam, NXB GD
8. Đỗ Hữu Châu (1998), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt,NXB GD.HN.
9. Lê A (chủ biên) (2014), Giáo trình Tiếng Việt 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

You might also like