You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA

TIỂU LUẬN

VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN

HỌC PHẦN: HIST1494 - NHÂN HỌC VÀ KHẢO CỔ HỌC

Họ và tên: Trần Minh Thống


Mã số sinh viên: 48.01.616.151
Lớp Học phần:

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Khánh Băng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023


MỤC LỤC
1. Mở đầu…………………………………………………………………………........
1.1 Lý do chọn đề tài………………………………………………………………..
1.2 Mục đích chọn đề tài……………………………………………………………
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………
2. Nội dung…………………………………………………………………………….
2.1 Quá trình phát hiện và nghiên cứu………………………………………………
2.2 Địa bàn phân bố…………………………………………………………………
2.3 Loại hình di tích…………………………………………………………………
2.4 Đặc trưng di vật…………………………………………………………………
2.5 Thành tựu văn hoá – nghệ thuật…………………………………………………
2.6 Tín ngưỡng – tập tục…………………………………………………………….
2.7 Vấn đề bảo vệ nền văn hoá Đông Sơn…………………………………………..
3. Kết luận……………………………………………………………………………...
4. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua rất nhiều nền văn minh cùng những nét đặc
sắc văn hoá, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn những giá trị văn hoá truyền thống,
cung cấp kiến thức bổ ích cho bản thân đã quyết định chọn đề tài về văn hoá Đông
Sơn làm bài viết cho mình. Sự xuất hiện văn hoá Đông Sơn đã tạo nền tảng trong
bản sắc văn hoá Việt cổ, cơ sở vật chất cho việc hình thành nhà nước đầu tiên Văn
Lang – Âu Lạc và chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử, đại biểu
cho sơ kỳ đồ sắt Việt Nam, là một trong ba trung tâm văn hoá thời đại kim khí nổi
tiếng trên đất nước ta. Nền văn hoá Đông Sơn được xác định tồn tại từ thế kỷ VIII
TCN đến thế kỷ II SCN, tồn tại khoảng một thiên niên kỷ, với sự phát triển liên
tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó như Văn hoá Phùng Nguyên,
Văn hoá Đồng Đậu và Văn hoá Gò Mun.Văn hoá Đông Sơn còn là minh chứng về
bản địa với hàng trăm di vật được phát hiện, tìm thấy, là đối tượng sưu tầm của
các nhà nghiên cứu cổ vật trong và ngoài nước.
1.2 Mục đích chọn đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ hơn về văn hoá Đông Sơn, với những nét đặc sắc
mà nền văn hoá mang lại. Đồng thời bồi dưỡng thêm những hiểu biết về lịch sử,
tình yêu quê hương đất nước đối với bản thân.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu những nét đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất trong nền văn hoá Đông Sơn
với các loại hình nghệ thuật và đời sống văn hoá.
2. Nội dung
2.1 Quá trình phát hiện và nghiên cứu
Đông Sơn là tên một làng nằm cạnh bờ sông Mã, cách cầu Hàm Rồng 1km về
phía Nam tỉnh Thanh Hoá.Văn hoá Đông Sơn được biết từ rất sớm. Từ những năm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên lưu vực sông Hồng đã ngẫu nhiên phát hiện
được một số hiện vật bằng đồng thau, trong đó có cả hiện vật nổi tiếng như trống
đồng Ngọc Lũ. Năm 1924, người nông dân tên gọi Nguyễn Văn Lắm ở làng Đông
Sơn khi ra bờ sông Mã câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng ở nơi bờ sông sạt lỡ sau
một trận mưa to. Nhận được thông tin, Trường Viễn đông Bác cổ đã uỷ quyền cho
viên thuế quan người Pháp là Pajot tiến hành khai quật tại nơi phát hiện. Thu lượm
nhiều hiện vật quan trọng, nhiều di vật bằng đá, đồng, sắt, gốm, mộ táng và nơi cư
trú. Năm 1934 nhà khảo cổ người Áo Heine Geldern mới đề nghị gọi nền văn hoá
này là văn hoá Đông Sơn, thuật ngữ “Văn hoá Đông Sơn” bắt đầu chính thức từ
đây. Như vậy, từ tên địa danh của một làng, Đông Sơn trở thành tên của một nền
văn hoá thời đại kim khí nổi tiếng trên thế giới. Cùng với Gloubew 1929, Geldern
coi văn hoá Đông Sơn có vai trò của “văn hoá mẹ” đối với toàn vùng Đông Nam
Á. Từ năm 1935 đến năm 1939 nhà khảo cổ người Thuỵ Điển là Olov Janse trong
quá trình khai quật đã thu được 700 hiện vật đồng thau. Năm 1936 phát hiện được
dưới độ sâu 2m đồ gốm, thạp đồng, xương răng trâu và tàn tích nhà sàn. Ở độ sâu
1m là mộ táng chồng nhau, trong đó có cả mộ Đường và mộ Hán.Từ năm 1954 trở
đi, nước ta đã tiến hành nhiều cuộc khai quật với quy mô lớn, phát hiện nhiều di
vật bằng đá, bằng đồng, bằng sắt, các loại mộ đất, mộ gạch, loại hình cũng giống
các phát hiện trước, số lượng hết sức phong phú, được tiến hành khá tỉ mỉ và rất
khoa học. Cho đến nay khoảng trên 120 di tích đã được phát hiện, chủ yếu phân bố
trên lưu vực các sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Thậm chí nền văn hoá Đông
Sơn còn được phát hiện ở một số nước Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc. Sự
phân bố rộng lớn như vậy cho thấy được sức sống và tầm lan toả rộng của văn hoá
Đông Sơn. Văn hoá Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả
một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hoá trước đó và có mối liên hệ mật
thiết với các nền văn hoá phát triển cùng thời như văn hoá Sa Huỳnh (ở Trung
Nam Bộ) và văn hoá Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai).
2.2 Địa bàn phân bố
Các địa điểm của nền văn hoá Đông Sơn thường được phân bố trên các vùng đất
chân đồi, nằm cạnh ven sông, ven suối, các ngã ba sông lớn, vùng đồng bằng hẹp
giữa các chi lưu, thành từng cụm ở các tỉnh miền núi, đồng bằng ven biển, thuộc
các tỉnh biên giới phía Bắc đến tận vùng Đèo Ngang của Quảng Bình tập trung
đậm đặc ở lưu vực ba con sông lớn: Sông Hồng (các tỉnh châu thổ Bắc Bộ), sông
Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An). Chính lưu vực ba con sông này, Văn hoá
Đông Sơn bao gồm ba Trung tâm chính: Trung tâm Làng Cả (sông Hồng), Trung
tâm Đông Sơn (sông Mã), Trung tâm Làng Vạc (sông Cả). Cho đến nay, đã phát
hiện khoảng 120 di tích văn hoá Đông Sơn, nếu tính cả những phát hiện lẻ tẻ thì
con số này lên đến 257 địa điểm.
Trung tâm Làng Cả: loại hình này được phát hiện đầu tiên vào năm 1945 với di
tích Hoàng Ngô (Hà Tây) và Làng Cả (Phú Thọ).
Trung tâm Đông Sơn: được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924 ở di tích làng
Đông Sơn (Thanh Hoá). Những đồ đồng thuộc trung tâm văn hoá này chính là
tiêu chí để nhận biết cho các đồ đồng thuộc các loại hình địa phương và những
nền văn hoá kim khí khác.
Trung tâm Làng Vạc: được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 với di tích
Làng Vạc (Nghệ An) và di tích Đồng Mỏm (Nghệ An) vào năm 1976.
Di tích văn hoá Đông Sơn có diện tích khá lớn. Thường là vài ngàn đến trên một
vạn mét vuông, thậm chí có di tích như Làng Cả ở Phú Thọ diện tích lên đến hàng
chục vạn mét vuông. Trong văn hoá Đông Sơn các di tích thường có xu hướng
phân bố thành cụm như cụm di tích Vinh Quang ở huyện Hoài Đức (Hà Tây), cụm
di tích Cổ Loa (Hà Nội), cụm di tích Đông Lĩnh, cụm di tích Quỳ Chử, cụm di tích
Định Công (Thanh Hoá),…
Trên mỗi khu vực, văn hoá Đông Sơn có những khác biệt nhất định thể hiện phong
cách địa phương nhưng nhìn chung văn hoá Đông Sơn mang những đặc trưng
chung trên toàn bộ địa bàn phát triển rộng lớn của nền văn hoá này.
2.3 Loại hình di tích
Các loại hình di tích văn hoá Đông Sơn rất phong phú, đa dạng, bao gồm di chỉ cư
trú, di chỉ cư trú – mộ táng, mộ táng, di chỉ - xưởng.
Di chỉ cư trú: loại hình này nằm trên các cồn đất nổi lên giữa đồng bằng cách sông
1 – 5km, hoặc trên các sườn đồi, sườn núi ven sông suối có diện tích vài trăm đến
vài vạn m2. Tầng văn hoá dày trung bình 0,6 – 1,50m.
Di chỉ mộ táng:
+Di tích làng Cả (hay Chính Nghĩa) thuộc thành phố Việt Trì.
+ Di tích Vinh Quang (làng Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây) nằm trên một gò thấp.
+ Di tích Đình Tràng (xã Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội)
+ Di tích Đông Sơn (Đông Sơn, Thanh Hóa) nằm dọc bờ hữu ngạn sông Mã
Di tích mộ táng: loại hình này phức tạp và đa dạng với nhiều cách mai táng và
nhiều khu mộ táng quan trọng có nhiều mộ thuộc giai đoạn này như Đông Sơn
(466 mộ), Thiệu Dương (122 mộ), Làng Vạc (245 mộ), Vinh Quang (51 mộ),
Làng Cả (320 mộ),…Cũng như các dân tộc đương thời, cư dân Đông Sơn có
những quan niệm riêng về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sự sống và cái
chết, do vậy họ chôn theo người chết các loại đồ tuỳ táng như công cụ sản xuất, đồ
dùng sinh hoạt, vũ khí. Trong số 217 hiện vật chôn trong mộ có 186 đồ đồng
(85,8%), 20 đồ gốm (9,2%) và 11 đồ đá (5%). Tục chôn theo đồ tuỳ táng của cư
dân văn hoá Đông Sơn thể hiện sự gắn kết mật thiết giữa cuộc sống của con người
ở hai thế giới, giữa hai yếu tố hiện thực và tâm linh, là nguồn cung cấp thông tin
khá đầy đủ về thực trạng đời sống xã hội Đông Sơn đương thời. Loại mộ thuyền là
loại quan tài bằng một thân cây khoét rỗng tức là loại thuyền độc mộc thường gặp
nhiều ở những vùng đồng bằng chiêm trũng như ở Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương,
Hải Phòng. Loại mộ đất là loại gặp phổ biến nhất trong các di tích Đông Sơn
thường không có quan tài, chôn trực tiếp xuống đất như ở Núi Nấp (Thiệu Dương,
Thanh Hóa), có mộ kè đá ở Đồng Mỏm (Làng Vạc, Nghệ An), mộ kè gốm hay lát
gốm ở Đồng Mỏm (Diễn Châu, Nghệ An), có loại mộ chôn trong thạp đồng như ở
Thiệu Dương (Thanh Hóa) và trong một số đồ đồng phát hiện ngẫu nhiên.
Một số loại hình đồ túy táng được chôn theo người chết của cư dân Đông Sơn.
Nguồn: baotang.thanhhoa.gov.vn

Bảo vật quốc gia Mộ thuyền Việt Khê - một mộ thuyền Đông Sơn nổi tiếng
Nguồn: thanhnien.vn
Quan tài mộ thuyền Đông Sơn được tạo tác gần với con thuyền độc mộc hơn. Nó
được sử dụng chôn người chết ở vùng lầy trũng, theo phương thức hung táng.
Chưa kể, nếu như mộ thuyền Đông Sơn và hai khu mộ ở Tứ Xuyên (Trung Quốc)
chôn trong huyệt đất, thì phần lớn mộ thuyền các nước thuộc Đông Nam Á như
Philippines, Malaysia, Thái Lan... được đặt, treo trong hang động hoặc mái đá.
Thông qua việc nghiên cứu hệ thống mộ thuyền đã phát hiện được, các nhà khảo
cổ học đã phân chia lịch sử phát triển của hệ thống mộ thuyền ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: Quan tài thân cây khoét rỗng gồm có hai tấm, một tấm quan tài
và một tấm nắp đậy.
+ Giai đoạn giữa: là giai đoạn quá độ từ quan tài thân cây khoét rỗng gồm 3, 4
tấm, 1 tấm quan tài, 1 tấm nắp đậy, phần đầu và phần đuôi ghép thêm 2 tấm ván.
+ Giai đoạn cuối: quan tài ghép ván 6 tấm hoặc 7 tấm.
Con thuyền là biểu tượng cho sự gắn bó hữu cơ với đời sống thường nhật của con
người vừa là phương tiện chở linh hồn người chết về cõi vĩnh hằng. Trong mộ
thuyền Việt Khê, các nhà khoa học tìm thấy tới 107 hiện vật, gồm: giáo, lao, dao
găm, kiếm, ống bịt đầu cán giáo, rìu, đục, nạo móc, đũa, dao gọt, thạp, thố, bình,
âu, đỉnh, khay, ấm, muôi, đèn, trống, chuông, chuông dẹt, chuông có núm...Về
hướng mộ, khu mộ Việt Khuê thường được đặt theo hướng Đông – Tây và hơi
chếch xuống phía Tây Nam. Tử thi thường được đặt nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng,
hai chân cũng duỗi thẳng, hình dáng của quan tài sẽ quyết định tư thế của tử thi.
Mộ thuyền Đông Sơn là hình thức mai táng rất đặc biệt của cư dân Việt cổ. Mặc
dù tồn tại rất nhiều loại hình mộ táng khác, nhưng mộ thuyền Đông Sơn được coi
là đỉnh cao trong nhận thức tâm linh người Việt, phản ánh được đời sống, nét văn
hoá tín ngưỡng đặc trưng.

Di chỉ xưởng: loại hình này phát hiện rất ít chỉ 3 di tích tập trung ở xã Đông Lĩnh
(Đông Sơn, Thanh Hoá) đó là Bái Tê, Cồn Cấu, Mả Chùa. Di chỉ mang tính chất
của một công xưởng chế tạo đồ trang sức. Những di tích loại này thường không
phát hiện thấy vết tích cư trú, mộ táng, không có dấu hiệu của văn hóa khảo cổ.
Đáng chú ý là nơi cất giấu mũi tên đồng Cầu Vực (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)
được phát hiện năm 1959 có hàng vạn chiếc, nặng 93kg. Đến năm 1982 phát hiện
một chiếc trống đồng ở Mả Tre nằm giữa khu vực thành trung và thành nội Cổ
Loa với 200 hiện vật đồng thau.
Loại di tích được phát hiện lẻ tẻ này ngày càng thấy ở nhiều nơi, được xem như
phòng trường hợp xã hội bất ổn nên có hiện tượng cất giấu đồ quý hiếm.
2.4 Đặc trưng di vật
Đồ đá không còn được phổ biến với số lượng ít ỏi, nghèo nàn về loại hình, chủ
yếu là các đồ trang sức như vòng tay, vòng tai, các công cụ như rìu, bôn, chày, bàn
mài, khuôn đúc rìu, dao găm,…Xu hướng chung về số lượng đồ đá giảm sút và
đơn giản về loại hình tuy nhiên đồ đá trang sức vẫn được quý trọng; bằng chứng là
sự tồn tại các trung tâm chế tác đồ trang sức đá ở Đông Lĩnh (Đông Sơn, Thanh
Hoá) với các di chỉ xưởng như Bái Tê, Bái Khuynh, Cồn Cấu, Mã Chùa,…Nghề
làm đá vẫn được bảo tồn và chuyển sang chức năng làm đồ trang sức đá quý.

Đồ gốm là loại di vật được thu nhiều trong các đợt khai quật, được sử dụng phổ
biến và thường xuyên trong sinh hoạt của người dân. Những đồ gốm thô và to biểu
hiện lên một cuộc sống giản dị với những con người khoẻ mạnh. Giai đoạn đầu đồ
gốm tiếp thu, bảo lưu phong cách gốm Gò Mun, giai đoạn muộn hoa văn trở nên
nghèo nàn, cẩu thả; đôi khi có những nét ảnh hưởng của hoa văn thời Chiến Quốc,
Hán. Hoa văn trên đồ gốm phổ biến là hoa văn thừng, hoa văn chải và văn khắc
vạch. Nồi thường gặp đại bộ phận có miệng loe lõm lòng máng, bụng phình, đáy
tròn hoặc bằng, màu sắc gốm thường có màu hơi hồng, trắng mốc, kích thước các
đồ đựng thường nhỏ.
Bình gốm Đông Sơn. Nguồn: luocsutocviet.com
Đồ đồng Đông Sơn phát triển rực rỡ, đạt mức hoàn hảo về mặt kỹ thuật cũng như
nghệ thuật. Hiện nay, bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn hết sức phong phú về số
lượng và đa dạng về loại hình, có khoảng 56 loại hình với nhiều kiểu dáng khác
nhau. Đồ đồng Đông Sơn không chỉ độc đáo về kiểu dáng, mà hoa văn trang trí
cũng có những đặc trưng riêng. Nếu như ở giai đoạn đồ đồng ở văn hoá tiền Đông
Sơn hầu như chưa trang trí hoa văn, sang đến văn hoá Đông Sơn đồ đồng được
trang trí khá phổ biến. Hoa văn trang trí trên đồ đồng Đông Sơn vô cùng phong
phú, đa dạng. Phổ biến hơn cả là hoa văn hình học với đường thẳng, đường xiên,
đoạn ngắn song song, những vòng tròn,…Đẹp và phong phú hơn cả là hoa văn
miêu tả cuộc sống của cư dân, đó là những mái nhà sàn, những cảnh người đánh
trống, người giả gạo, người múa hát,…Loại hoa văn này thường được trang trí trên
trống đồng, thạp đồng, thố đồng.

Công cụ sản xuất trong nông nghiệp: có rìu, lưỡi cày, cuốc, xẻng, thuổng (hay
mai), lưỡi dao gặt, lưỡi liềm,…Dụng cụ lao động là không thể thiếu trong đời sống
của người Việt thời Đông Sơn, chiếm 50% số lượng đồ đồng thu được. Tiêu biểu
như rìu là công cụ thường gặp nhất, kiểu dáng lại vô cùng phong phú, đa dạng,
nhiều kích cỡ to, nhỏ khác nhau. Kiểu dáng lưỡi rìu: từ lưỡi rìu tứ giác hình chữ
nhật hoặc hình thang cân đơn giản đến rìu có 1 hoặc 2 vai cân đối giống hệt kiểu
rìu có vai bằng đá, chỉ khác là nó có họng tra cán.Từ những lưỡi rìu xoè cân chút ít
đến những lưỡi rìu xoè cân rộng. Độc đáo và tiêu biểu hơn cả là những lưỡi rìu
xéo. Phần lớn các loại rìu đều có kích thước tương đương các loại rìu bằng sắt hiện
nay, song cũng có một số rìu có kích thước nhỏ, chế tác không được cẩn thận.
Rìu đồng. Nguồn:luocsutocviet.com
Vũ khí: vừa nhiều về số lượng vừa đa dạng và độc đáo về loại hình. Vũ khí chiến
đấu có các loại rìu chiến, búa chiến, dao găm, kiếm, giáo, mũi lao, qua, mũi tên…
Phương tiện phòng vệ có những tấm che ngực hình vuông hay hình chữ nhật. Tuy
là vũ khí song một số dao găm, qua, giáo trên cán và lưỡi được trang trí các hoa
văn kỷ hà như văn hình chữ S, văn vòng tròn tiếp tuyến, văn vạch ngắn song song
cùng văn hình người và động vật rất sinh động, đẹp mắt.
+ Giáo đồng, có loại giáo có chuôi tra cán và giáo có họng để lắp cán.
+ Các loại lao đồng với nhiều kiểu dáng khác nhau: lao có lưỡi hình lá, lao có
cánh, lao có chuôi tra cán...
+ Mũi tên đồng dùng lẫy nỏ để bắn là một loại hình vũ khí lợi hại của cư dân
Đông Sơn. Di tích khảo cổ học Cầu Vực huyện Đông Anh thuộc văn hoá Đông
Sơn có đến hàng vạn mũi tên được tìm thấy. Địa điểm này cũng là địa điểm có liên
quan đến truyền thuyết nỏ thần và mũi tên đồng của Thục An Dương Vương.
+ Dao găm cũng là loại vũ khí khá phổ biến và phong phú. Đáng chú ý là dao găm
thời Đông Sơn được trang trí bởi những khối tượng, vừa là sưu tập vũ khí, vừa là
sưu tập các tác phẩm nghệ thuật.
+ Kiếm ngắn cũng được trang trí hình người.
Một báu vật nổi tiếng có tính đại diện cho văn hóa Đông Sơn được phát hiện tại
Thanh Hóa là kiếm ngắn núi Nưa “điểm nổi bật làm nên giá trị độc đáo của thanh
kiếm này là tượng người phụ nữ ở độ tuổi trung niên khỏe khoắn, tóc búi cao chóp
tròn làm thành đỉnh kiếm; hai tai có vòng đeo to, ôm lấy khuôn mặt; hai cánh tay
khuỳnh cong chống hông; váy hoa văn thổ cẩm xòe xuống phủ kín chân, ôm trọn
lấy đốc thân kiếm. Toàn thân tượng được cầm gọn trong tay một cách vững vàng,
làm tăng thêm khí thế chiến đấu trước kẻ địch. Tượng còn là hình ảnh người nữ
thủ lĩnh đầy uy quyền, người đứng đầu và bảo vệ lợi ích cộng đồng...”1 – hiện vật
được cho là “kiếm lệnh của Bà Triệu” từng khiến giặc Ngô. Theo TS Sử học Lê
Ngọc Tạo, Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa “Kiếm ngắn núi Nưa là
hiện vật quý và là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho phong
1
Địa chí Thanh Hóa tập II, NXB Khoa học Xã hội, 2004; Lịch sử Thanh Hóa thời Tiền sử và Sơ sử, NXB Khoa học Xã
hội, 1990
cách chế tác đồ đồng lưu vực sông Mã thuộc thời đại văn hóa Đông Sơn. Những
nét thể hiện trên trang phục nữ giới ở phần chuôi kiếm cho thấy vị thế xã hội đáng
kể của họ xưa kia”.

Vũ khí Đông Sơn. Nguồn: luocsutocviet.com

Kiếm ngắn núi Nưa. Nguồn:ma.ussh.vnu.edu.vn


Đồ dùng trong sinh hoạt: có đủ loại như thạp, thố, bình, chậu, âu, đĩa, lọ, ấm,
khay, muôi, thìa,…Đồ đồng Đông Sơn dùng trong sinh hoạt hàng ngày không
những có số lượng lớn, mà kiểu dáng, kích thước cũng rất khác nhau. Đặc sắc nhất
của loại hình sông Hồng là thạp Đào Thịnh (Yên Bái) có niên đại 2000 -2500 năm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang “Quả thực, thạp Đào Thịnh là di vật tiêu biểu
của văn hóa Đông Sơn, cho đến nay không có chiếc thạp nào vượt qua được nó về
mặt kích thước. Về trang trí, trong sưu tập thạp đồng Đông Sơn hiện nay có lẽ chỉ
có thạp Đào Thịnh và thạp Hợp Minh mới có thể sánh ngang với những chiếc
trống Đông Sơn đẹp nhất mà thôi”.Về kiểu dáng thạp có 2 loại chính là thạp có
nắp đậy và thạp không có nắp đậy. Thạp có nắp phát hiện không được nhiều, có
kích thước lớn và trang trí hoa văn phong phú hơn thạp không nắp. Theo TS.Phạm
Quốc Quân – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: “Có 3 lý do
chính để thạp đồng Đào Thịnh trở thành bảo vật quốc gia. Thứ nhất, nó là độc
bản. Thứ hai, nó có giá trị thẩm mỹ cao. Thứ ba, nó là hiện vật tiêu biểu cho một
giai đoạn lịch sử”.
Thạp đồng Đào Thịnh. Nguồn:toquoc.vn
Nhạc khí: có hai loại chính là trống đồng và chuông đồng gồm nhiều kích cỡ và
kiểu dáng khác nhau. Nhắc đến nền văn hoá Đông Sơn, chúng ta không thể không
nhắc đến Trống Đồng, loại hình đặc trưng nhất tại miền Bắc Việt Nam, nơi đây
cũng là nơi tập trung nhiều trống đồng loại I Heger nhất, nhiều trống đồng loại I to
và đẹp nhất như các trống Ngọc Lũ (đại biểu cho trống đồng Đông Sơn), Hoàng
Hạ, Khai Hóa, Sông Đà,… Đến nay đã phát hiện hơn 150 trống lớn và 100 trống
minh khí. Trống đồng Đông Sơn gồm 4 phần: phần mặt, phần tang, phần thân và
phần chân. Trên mặt trống được trang trí hoa văn như sau: Chính giữa là một ngôi
sao nổi 14 cánh, xen giữa các cánh là hình lông công. Từ trong ra ngoài có 16
vành hoa văn. Trống đồng trên đất nước ta có số lượng lớn nhưng phần lớn là
những phát hiện ngẫu nhiên. Trống đồng còn tìm được ở khắp địa bàn nước Văn
Lang cũ, tại Vân Nam, Tứ Xuyên thuộc Hoa Nam.

Trống đồng Đông Sơn. Nguồn:luocsutocviet.com


Trống đồng Ngọc Lũ. Nguồn:luocsutocviet.com
Chuông đồng cũng là một loại hình cổ vật rất quan trọng của văn hóa Đông Sơn,
do nền văn hóa của tộc Việt trong giai đoạn này có đời sống tâm linh đóng vai trò
cốt lõi, nên người Việt đã đúc rất nhiều chuông đồng để thực hành các hoạt động
tâm linh với tôn giáo thờ Trời cũng như thờ cúng Tổ Tiên.

Chuông tai dê. Nguồn: luocsutocviet.com


Đồ trang sức, tượng nghệ thuật: gồm các loại vòng tay, khoá thắt lưng và một số
đồ trang sức chưa xác định được công dụng. Đồ trang sức đã xuất hiện từ giai
đoạn trước nhưng đến văn hoá Đông Sơn đồ trang sức đồng phong phú hơn. Các
loại tượng hình Đông Sơn khá nhiều và đa dạng, phản ánh được sự gần gũi và
phục vụ đời sống tâm linh của người Việt. Khu mộ Làng Vạc ở Nghệ An là di tích
phát hiện được nhiều đồ trang sức bằng đồng có hoa văn trang trí đẹp nhất, tiêu
biểu là những chiếc bao tay, bao chân, vòng trang sức trang trí hoa văn vòng tròn
xoắn ốc và đeo thêm lục lạc. Tượng nghệ thuật gồm một số tượng người và động
vật như chó, cóc, voi, hổ, rắn,…
Vòng tay đồng. Nguồn: luocsutocviet.com

Các loại hình tượng đồng. Nguồn: luocsutocviet.com


Đồ sắt trong văn hoá Đông Sơn không nhiều bằng đồ đồng nhưng kỹ thuật khai
mỏ, luyện quặng theo thực nghiệm thì bằng phương pháp hoàn nguyên hoặc
phương pháp thổi sóng. Trên cơ sở phát triển cao của nghề đúc đồng, nghề luyện
sắt đã xuất hiện. Dấu tích của các lò luyện sắt xốp ở Đồng Mõm (Nghệ An), cái
ống bễ ở Vinh Quang (Hà Nội), những công cụ sắt ở Đường Mây (Hà Nội), Gò
Chiều Vậy (Hà Tây),…Đồ sắt gồm hai nhóm chính là công cụ như lưỡi cuốc, lưỡi
mai, lưỡi liềm, rìu và vũ khí như kiếm, giáo.

Đồ thuỷ tinh: vào khoảng thiên niên I TCN người Đông Sơn biết chế tạo đồ trang
sức bằng thuỷ tinh. Hiện đã phát hiện hơn 5000 đồ trang sức bằng nguyên liệu này
với 3 loại vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Màu sắc thể hiện khá phong phú: trắng
đục, xanh đen, xanh lơ, xanh lá mạ, nâu, da cam, đỏ, tím,…

Đồ gỗ do chất liệu dễ bị huỷ hoại nên không được bảo tồn nhiều. Là một quốc gia
vùng nhiệt đới nên gỗ từ rừng khá phong phú, nghề mộc đóng vai trò quan trọng
không những cung cấp đồ dùng trong sinh hoạt mà còn sản xuất công cụ, vũ khí,
phương tiện đi lại và làm nhà ở. Hiện vật gỗ tiêu biểu có cột nhà sàn Đông Sơn
phát hiện ở Thiệu Dương.

2.4 Thành tựu văn hoá – nghệ thuật


Sinh hoạt văn hoá của cư dân Đông Sơn được mô tả phong phú qua các hoa văn
trên trống đồng, sự tinh tế của cư dân thời đó qua năng lực chạm khắc, tạo hình
tinh tế và đời sống ca múa nhạc phong phú. Hình chạm khắc trên trống đồng Đông
Sơn cho ta thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ chim trĩ, chim
công, nhà sàn của cư dân, bộ sưu tập về các loài chim cổ. Trong đồ dùng Đông
Sơn các loại thạp, có nắp hay không nắp với những hoa văn trang trí phức tạp. Qua
đó làm chứng cứ về một xã hội phức tạp trên cơ sở đại gia đình, các dòng họ trong
cộng đồng làng xã.

Hình ảnh chim thú trên mặt trống. Nguồn: dongdongson.vn

2.5 Tín ngưỡng – tập tục


Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, các nhà khoa học cho rằng, vào thời kỳ văn hóa
Đông Sơn, cư dân văn hóa Đông Sơn đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Việc thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một
tôn giáo của người Việt mà ngày nay vẫn còn. Người Việt trọng ngày mất là dịp
giỗ hơn ngày sinh. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Đông Sơn còn bảo
lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như: tín ngưỡng vật tổ,
ma thuật, phồn thực với những nghi lễ cầu mùa, vạn vật phát triển. Một số tục như
tục xăm mình, ăn trầu cau, tục giã cối, tục ăn đất, tục cưới xin, tục ma chay, chôn
cất người chết trong mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn trong nồi vò. Mộ
thuyền là cách chôn khá độc đáo của người Việt cổ thuộc văn hoá Đông Sơn. Lễ
hội bấy giờ khá phổ biến, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của cư
dân Đông Sơn, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm
trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân gian. Nghệ thuật múa, ca thể hiện khá rõ
rệt ở những hình khắc trên trống đồng. Trên trống đồng Ngọc Lũ có cảnh người
hóa trang lông chim đang nhảy múa theo nhịp đánh của dàn nhạc cụ trống, chiêng.
Việc cư dân Đông Sơn tập trung ở lưu vực sông lớn, chiếm lĩnh các đồng bằng nên
cũng dẫn đến việc tập trung thành từng làng rộng lớn, trù mật và có một nền nông
nghiệp khá phát triển như trồng nhiều thứ lúa, nghề làm vườn, chăn nuôi gia súc,

2.6 Vấn đề bảo tồn văn hoá Đông Sơn


Với hàng trăm di tích và hàng vạn di vật được phát hiện và tìm thấy thuộc văn hoá
Đông Sơn, tuy nhiên việc bảo tồn gìn giữ các cổ vật còn nhiều vấn đề tồn tại.
Mật độ tập trung di tích Đông Sơn ở mỗi địa phương khác nhau nên công tác bảo
tồn trong nước chưa quy tụ về một đầu mối quản lý chính thống. Ngoài ra, các nhà
sưu tập tư nhân cũng sở hữu một khối lượng lớn cổ vật Đông Sơn. Theo ông
Nguyễn Tuấn Đại – Trưởng phòng Trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam “Khả
năng mua lại các hiện vật của bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân là khó có thể,
vì nguồn kinh của các bảo tàng Trung ương có hạn. Hơn nữa, bên cạnh kinh phí
sưu tầm còn cần một nguồn kinh phí lớn khác cho việc bảo quản các hiện vật”2.
Dù phát hiện không nhỏ các hiện vật nhưng vẫn không thể tiến hành khai quật do
thiếu nguồn kinh phí. Cổ vật Đông Sơn là những hiện vật có tuổi cao nên việc
phục chế và bảo quản gặp rất nhiều khó khăn. Cuối cùng là vấn đề ngăn chặn nạn
chảy máu cổ vật ra nước ngoài khi mà hiện nay việc đào bới và buôn bán bất hợp
pháp cổ vật ra nước ngoài có xu hướng tăng. Thực tế đỉnh cao nghệ thuật Đông
Sơn hiện nằm ở nước ngoài. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp cấp thiết
để bảo vệ như xây dựng một quy hoạch cụ thể cho các điểm di tích khảo cổ học,
song song với đó là việc xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích đối với
những di tích đã khai quật cũng đặt ra cấp thiết; hồ sơ sẽ xác định rõ phạm vi
khoanh vùng khu vực bảo vệ và không thể không đề cao vai trò của người dân địa
phương. Cuối cùng, cần phải gắn kết di sản khảo cổ với các di sản văn hóa lịch sử,
danh lam thắng cảnh, với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và với chiến lược
phát triển du lịch bền vững của mỗi vùng.
3. Kết luận

4. Tài liệu tham khảo


Hoàng Xuân Chinh. 2012. Đồ đồng văn hoá Đông Sơn. TP Hồ Chí Minh: Văn hoá thông
tin
Hán Văn Khẩn (chủ biên). 2008. Cơ sở khảo cổ học. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội
Phan Huy Lê. 2018. Lịch sử và văn hoá Việt Nam tiếp cận bộ phận. Hà Nội: Đại học
Quốc gia Hà Nội
2
Nhóm trí thức Việt. 2017. Những nền văn hoá cổ trên lãnh thổ Việt Nam. Nơi xuất bản: Hồng Đức. 150.

You might also like