You are on page 1of 26

Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II ( Đề 1)

Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Tây Nguyên giàu đẹp


Tây Nguyên đẹp lắm. Mùa xuân và mùa thu ở đây trời mát dịu, hương rừng thoang
thoảng đưa. Bầu trời trong xanh, tuyệt đẹp. Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua
nở. Đàn ong dập dìu bay đi khắp nơi hút nhụy hoa về làm mật.

Rừng Tây Nguyên còn là quê hương của nhiều giống thú quý và hiếm: cọp, voi, trâu
rừng, tê giác, nai, hươu sao, gấu đen…. Có những chú voi nhà ngoan và hiền, sẵn sàng chở
người trên lưng đi thăm cảnh đẹp của buôn làng Tây Nguyên.

1. Trời Tây Nguyên mát dịu vào những mùa nào?


A. Mùa xuân và mùa hè. B. Mùa xuân và mùa thu. C. Mùa hè và mùa thu.
2. Những khóm hoa đủ màu sắc đua nở ở đâu?
A. trong buôn làng B. giữa cánh rừng C. bên bờ suối
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng từ trong bài tả đàn ong đang bay ?
A. dập dìu B. dập dờn C. dập dềnh
4. Rừng Tây Nguyên còn là quê hương của nhiều giống thú quý và hiếm nào?
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….

5. Trong bài, những chú voi nhà ở Tây Nguyên có đặc điểm gì?
A. khỏe mạnh B. tuyệt đẹp C. ngoan và hiền
6. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế từ “tuyệt đẹp” trong câu “Bầu trời trong xanh
tuyệt đẹp.”
A. đẹp tuyệt đối B. đẹp tuyệt vời C. đẹp tuyệt đỉnh
7. Voi nhà ở Tây Nguyên làm được việc gì có ích ?

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

II. Luyện từ và câu:

Bài 1: Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau:

a) Trên kính dưới nhường.


b) Hẹp nhà rộng bụng.
c) Việc nhỏ nghĩa lớn.
d) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

Bài 2: Đặt câu hỏi cho các cụm từ in đậm của các câu sau:

a) Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.

………………………………………………………………………………………………….

b) Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.

………………………………………………………………………………………………….

Bài 3: Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau:

Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra
sôi nổi như: đấu võ dân tộc đua thuyền đấu cờ tướng thi hát xướng ngâm
thơ….

B. Đọc to

Học sinh bắt thăm đọc một đoạn ( khoảng 70 tiếng ) trong các bài tập đọc sau và
trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc:

- Kho báu - Chiếc rễ đa tròn


- Những quả đào - Chuyện quả bầu
- Ai ngoan sẽ được thưởng
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II ( Đề 2)

Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Thỏ con ăn gì?


Trời mùa đông lạnh buốt, Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn. Đi suốt cả buổi sáng,
Thỏ con vẫn chẳng tìm được gì để ăn cả.
Đang đi, Thỏ con gặp Gà Trống đang mổ thóc, Gà Trống mời:
- Thỏ con ơi, lại đây ăn thóc vàng với tôi đi.
Thỏ con đáp:
- Tôi không ăn được thóc đâu, cảm ơn anh Gà Trống.
Thỏ con đi tiếp và gặp Mèo con đang ăn cá. Mèo mời:
- Thỏ con ơi, lại đây ăn cá với tôi.
- Tôi không ăn được cá đâu, cảm ơn Mèo con nhé. – Thỏ nói.
Thỏ con đi tiếp, bụng đói cồn cào. Mệt quá, Thỏ ngồi xuống gốc cây khóc hu hu.Vừa
lúc đó, Dê con xách làn rau đi qua. Trông thấy Thỏ con, Dê con liền tặng Thỏ con hai củ cà
rốt. Thỏ mừng rỡ, cảm ơn Dê con rối rít.
Theo HỒ LAM HỒNG

1.Thỏ con ra khỏi hang kiếm ăn vào lúc nào?


A. Vào một đêm mưa.
B. Vào một ngày mùa đông lạnh buốt.
C. Vào một buổi trưa hè.
2. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?
A. Thóc, củ cải B. Cá, khoai tây C. Thóc, cá

3. Vì saoThỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?


A. Vì Thỏ con không đói.
B. Vì thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.
C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.
4. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?
A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.
B. Vì Dê con choThỏ con ở nhờ.
C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.
5. Bộ phận gạch chân trong câu: “Vừa lúc đó, dê con xách làn rau đi qua.” trả lời cho
câu hỏi nào?
A. là gì ? B. làm gì ? C. như thế nào ?
6. Bộ phân gạch chân trong câu : “ Mệt quá, Thỏ ngồi xuống gốc cây khóc hu hu.” trả
lời cho câu hỏi nào?
A. Khi nào? B. Vì sao? C. Để làm gì?
7. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như
thế nào?
…………………………………………………………………………………….……………
…………………………………………………………………………………….……………
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những từ sau:
đen, già, trắng, vui, cứng, trong suốt , trẻ, đục ngầu, mềm, buồn
M: đen – trắng
..................................................................... .....................................................................
..................................................................... .....................................................................
Bài 2: a) Tìm 3 từ nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.

…………………………………………………………………………………….……………
b) Đặt 1 câu với 1 từ vừa tìm được.

…………………………………………………………………………………….……………

B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Kho báu - Ai ngoan sẽ được thưởng
- Những quả đào - Cháu nhớ Bác Hồ
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 3)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Bồ Câu và Kiến
Dưới dòng nước suối trong và mát, một chú Bồ Câu đang uống nước thì thấy một chú
Kiến nhỏ rơi xuống đang trôi lập lờ. Chú ta đang gắng hết sức vùng vẫy hòng thoát khỏi
dòng nước cuốn. Nhưng vô ích, chú ta chẳng thể nào bơi vào bờ được.
Bồ Câu rủ lòng thương xót mới ngắt một cành cỏ ném xuống nước cho Kiến làm cầu
trèo lên. Thế là Kiến thoát nạn.
Một thời gian sau, khi Bồ Câu đang mải rỉa lông thì có một người thợ săn mang súng
bất chợt nhìn thấy. Chú chim quả là béo tốt, người thợ săn nghĩ ngay đến món cháo chim
làm bác ta thích chí. Bác tiến lại gần định bắn thì Kiến nhìn thấy, đốt vào gót chân khiến
bác ta phải quay đầu lại. Thấy động, chim tung cánh bay xa. Món cháo của bác thợ săn
cũng tan thành mây khói vì chẳng còn Bồ Câu đâu nữa.
(Theo Ngụ ngôn, truyện cổ tích và hơn thế nữa)

1. Bồ Câu đã thấy gì khi đang uống nước ở dòng suối?


A. Thấy một chú kiến rơi xuống nước đang cố bơi vào bờ nhưng không được.
B. Thấy một chú kiến đang trôi lập lờ dưới sông.
C. Thấy một chú kiến đang uống nước.
2. Viết vào chỗ trống câu văn nói về việc làm của Bồ Câu giúp Kiến thoát nạn?
……………………………………………….…………………....……………………………
……………………………………………..………………...........……………………………
3. Vì sao người thợ săn lại bắn Bồ Câu?
A. Vì chim đậu gần với người thợ săn.
B. Vì chim béo tốt, người thợ săn muốn làm thịt chim để nấu cháo.
C. Vì chim bồ câu đẹp.
4. Theo em, vì sao Kiến lại cứu Bồ Câu?
……………………………………………….…………………....……………………………
……………………………………………..………………...........……………………………
5. Để cứu Bồ Câu, Kiến đã làm gì?
A. Ném một cành cỏ xuống nước. B. Đốt thật đau vào tay người thợ săn.
C. Đốt thật đau vào gót chân người thợ săn.
6. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải biết thương người. B. Phải biết kết bạn với người tốt.
C. Phải biết giúp đỡ người khác khi họ gặp nạn.
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
sáng / …………………..... đục / ……………… đen sì / …………………….
khen / ………………….... dài / ………………. yếu / …………………….…

Bài 2: Bộ phận được gạch chân trong câu “Dưới dòng nước suối trong và mát, một chú
Bồ Câu đang uống nước.” trả lời cho câu hỏi gì?
A. Vì sao? B. Ở đâu? C. Khi nào?

Bài 3: a) Tìm 4 từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi:

….……………………………………………………………………………...……….....……

b) Đặt một câu với một từ tìm được ở phần a:

….………………………………………………………………………………...…….....……

Bài 4: Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả: (0,5 điểm)
Em thích nhất là chim công đầu chú tròn và nhỏ bộ lông màu xanh, đỏ, vàng, tím rực rỡ
mỗi khi chú múa, đuôi xoè như một chiếc quạt lộng lẫy.

B. Đọc to
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Kho báu - Ai ngoan sẽ được thưởng
- Những quả đào - Cháu nhớ Bác Hồ
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 4)
Môn: Tiếng Việt
A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Sư Tử và Kiến
Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khỏe như mình và cho rằng những con vật
bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư
Tử xua đuổi.
Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn
được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm, Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ,
Gấu, .... đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn.
Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử.
Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp.
Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến. Sư Tử vội vàng xin lỗi
Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời.
(Theo Truyện cổ dân tộc Lào)

1. Sư Tử chỉ kết bạn với loài vật nào?


A. Những loài vật thông minh.
B. Những loài vật nhỏ bé.
C. Những loài vật to khỏe như mình.
2. Khi Sư Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào?
A. Đến thăm hỏi và tìm cách chữa chạy cho Sư Tử.
B. Đến thăm nhưng không giúp gì, mặc Sư Tử đau đớn.
C. Không đến thăm hỏi lần nào, từ chối giúp đỡ.
3. Vì sao Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân nhất trên đời?
A. Vì Sư Tử thấy Kiến Càng là loài vật nhỏ bé.
B. Vì Kiến Càng tốt bụng, đã cứu giúp Sư Tử.
C. Vì Sư Tử ân hận trót đối xử không tốt với Kiến Càng.
4. Viết 1 - 2 câu nhận xét về những người bạn to khỏe của Sư Tử.
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
5. Viết 1 - 2 câu nêu suy nghĩ của em về hành động, việc làm của Kiến Càng.
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
6. Qua câu chuyện trên, em thấy Kiến Càng là người bạn như thế nào?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng:
a) Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì?
A. Bạn bè của Sư Tử rất đông.
B. Bạn bè của Sư Tử đến thăm rất đông.
C. Voi, Hổ, Gấu là bạn của Sư Tử.
b) Trong câu: “Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến.”, có thể thay
từ “hối hận” bằng từ nào dưới đây?
A. hối hả B. ân hận C. ân cần
Bài 2: a) Viết 5 từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ:
.....................................................................................................................................................
b) Đặt câu với 1 từ trong các từ vừa tìm được:
.....................................................................................................................................................
Bài 3: Gạch dưới từng cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ sau:
a) Ngủ ngày cày đêm. c) Lên thác xuống ghềnh.
b) Chân thấp chân cao. d) Thức khuya dậy sớm.
Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân:
Cá trong hồ chết nhiều vì nước hồ bị ô nhiễm.
.....................................................................................................................................................

B. Đọc to
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Chuyện quả bầu - Chiếc rễ đa tròn
- Ai ngoan sẽ được thưởng - Tôm Càng và Cá Con
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 5)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Đại bàng và chim sẻ


Ở một khu rừng nọ có một con đại bàng luôn khoe khoang rằng nó là con chim bay cao
nhất. Một chú sẻ con bèn thách đại bàng thi xem ai bay cao hơn. Cuộc thi bắt đầu. Khi đã
bay cao hơn cả những ngọn cây cao nhất, đại bàng gọi : “ Chim sẻ đâu rồi?”. Chim sẻ đáp: “
Tôi ở trên đầu anh này.” Đại bàng cố sức bay cao lên nữa và gọi chim sẻ, tiếng đáp của chim
sẻ vẫn ở trên đầu đại bàng. Đại bàng lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa.
Đại bàng tắt thở và rơi thẳng xuống vực. Khi ấy, sẻ con chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống
giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức. Thì ra lúc cuộc thi bắt đầu, sẻ con đã
đậu ngay trên lưng đại bàng. Đại bàng đã mất công chờ chim sẻ trên lưng mà không biết.

(Theo Truyện ngụ ngôn)

1. Chú sẻ con thách đại bàng điều gì?


A. Xem ai khỏe hơn.
B. Xem ai bay nhanh hơn.
C. Xem ai bay cao hơn.
2. Chi tiết nào cho thấy trong cuộc thi chim sẻ luôn bay cao hơn đại bàng?
A. Bóng chim sẻ lướt trên đầu đại bàng.
B. Tiếng đáp của chim sẻ luôn ở trên đầu đại bàng.
C. Chim sẻ bay cao vút tít tắp trên trời xanh.
3. Chim sẻ làm thế nào để luôn bay cao hơn đại bàng trong suốt cuộc thi?
A. Lúc cuộc thi bắt đầu, chim sẻ đã đậu ngay trên lưng đại bàng.
B. Chim sẻ nhờ các con chim khác giúp để bay thật cao.
C. Chim sẻ dốc hết sức để bay cao hơn đại bàng.
4. Từ nào dưới đây nói lên tính cách của đại bàng?
A. phô trương B. hèn nhát C. khiêm tốn
5. Câu “Đại bàng lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa.” thuộc kiểu câu
nào em đã học?
A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?
6. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? trong câu “Sẻ con đã đậu trên lưng đại bàng là:
A. sẻ con B. đã đậu trên lưng đại bàng C. trên lưng đại bàng
7. Trong câu chuyện, em thấy chim sẻ là một con vật như thế nào?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: a, Tìm 2 từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
.....................................................................................................................................................
b, Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.
.....................................................................................................................................................
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong những câu sau:
a) Chúng em trồng cây để làm đẹp cho sân trường.
.....................................................................................................................................................
b) Hồng rất thích về quê vì sẽ được đi câu cá và hái trái cây.
.....................................................................................................................................................

c) Chúng em học tập tốt để sau này xây dựng đất nước.
.....................................................................................................................................................
d) Vì chăm chỉ, Lan được mọi người yêu quý.
.....................................................................................................................................................
B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Chuyện quả bầu - Chiếc rễ đa tròn
- Ai ngoan sẽ được thưởng - Tôm Càng và Cá Con
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 6)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục


Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khoẻ
mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân
mạnh khỏe là cả nước mạnh khoẻ.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu
nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm
được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ tốt.
Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng sức tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
(Hồ Chí Minh)

1. Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
A. Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.
B. Việc gì có sức khoẻ cũng mới thành công.
C. Cả hai ý trên.
2. Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?
A. Vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt.
B. Vì mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khoẻ.
C. Cả hai ý trên.
3. Những người nào cần phải tập thể dục?
A. Tất cả mọi người.
B. Chỉ những người bị ốm.
C. Chỉ những người còn trẻ.
4. Theo lời Bác, tập thể dục mang lại ích lợi gì?
A. Ăn ngon miệng, làm việc tốt.
B. Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, có sức khỏe tốt.
C. Mang lại niềm vui cho mỗi người.
5. Bác Hồ mong muốn điều gì qua bài đọc trên?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
6. Bài đọc giúp em hiểu điều gì?
A. Rèn luyện sức khoẻ là trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.
B. Rèn luyện sức khoẻ là việc riêng của mỗi người.
C. Rèn luyện sức khỏe để ta làm được những việc quan trọng.
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Nối từng từ ở cột A với từ trái nghĩa với nó ở cột B:
A B

1. to a. méo

2. tròn b. nhỏ

3. chăm chỉ c. bẩn thỉu

4. sạch sẽ d. lười biếng

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau:
a) Chúng em tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khoẻ.
..........................................................................................................................................
b) Trên bờ đê, một chú bé đang say mê thổi sáo.
..........................................................................................................................................
Bài 3: Gạch dưới tên các con vật không cùng loại trong mỗi dòng sau:
a) hổ, báo, nai, gà, sóc
b) chó sói, sư tử, nai, gấu
B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Ai ngoan sẽ được thưởng - Chuyện quả bầu
- Chiếc rễ đa tròn - Bóp nát quả cam
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 7)
Môn: Tiếng Việt
A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Sói và Sóc
Sóc mê mải chuyền cành trên cây, bỗng rơi trúng đầu lão Sói đang ngái ngủ. Sói chồm
dậy định ăn thịt Sóc, Sóc van nài:
- Ông hãy làm ơn thả tôi ra.
Sói trả lời:
- Được, ta sẽ thả. Nhưng ngươi phải nói cho ta biết vì sao các ngươi vui vẻ thế. Còn ta
lúc nào cũng buồn. Nhìn lên trên cây bao giờ ta cũng thấy các ngươi nhảy nhót.
Sóc đáp:
- Hãy thả tôi lên cây đã, rồi tôi sẽ nói. Còn ở đây, tôi sợ ông lắm.
Sói buông Sóc ra. Sóc nhảy tót lên cây rồi bảo:
- Ông buồn vì ông độc ác. Sự độc ác thiêu đốt tim gan ông. Còn chúng tôi lúc nào cũng
vui vẻ vì chúng tôi hiền lành, không làm điều ác cho ai cả.
(Lép – tôn – xtôi)

1. Khi chuyền cành, chuyện gì xảy ra với Sóc ?


A. Sóc mải mê chuyền cành, chẳng may rơi vào hang của Sói.
B. Sóc mải mê chuyền cành bỗng rơi trúng đầu lão Sói đang ngái ngủ.
C. Sóc mải mê kiếm ăn thì chẳng may bị lão Sói rình bắt được.
2. Sói yêu cầu điều gì mới thả Sóc ?
A. Sóc phải quỳ lạy Sói.
B. Sóc phải đem nộp thức ăn tìm được cho Sói.
C. Sóc phải nói cho Sói biết vì sao Sóc luôn vui vẻ nhảy nhót trên cây còn Sói lúc nào cũng buồn.
3. Sóc trả lời Sói như thế nào ?
A. Sóc vui vẻ vì được sống trên cây, còn Sói buồn vì phải sống ở dưới đất.
B. Sói buồn vì Sói độc ác, còn Sóc vui vì Sóc hiền lành, không làm điều ác cho ai.
C. Sóc vui vì lúc nào cũng kiếm đủ thức ăn, còn Sói buồn vì nhiều lúc không lừa được ai
nên chẳng có gì để ăn.
4.Qua câu chuyện trên, theo em muốn sống vui vẻ, chúng ta cần phải sống như thế nào?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
5. Câu “Sóc là loài vật thông minh và nhanh nhẹn.” được viết theo kiểu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
6. Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?” trong câu “ Sóc mải mê chuyền cành.” là:
A. mải mê B. chuyền cành C. mải mê chuyền cành
7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? trong câu sau:
Sóc lúc nào cũng vui vẻ vì chúng hiền lành, không làm điều ác cho ai cả.
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ chỉ đặc điểm tính cách của Sóc.
a) thông minh - ……….............................……….
b) vui vẻ - …………..............................…….
c) hiền lành - ……….............................……….
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào từng ô trống cho thích hợp:
Trong câu chuyện này  Sóc đại diện cho trí tuệ  đạo đức của người dân lao động 

Đó là những con người thông minh  tốt bụng  Họ biết sống vì người khác nên lúc nào

cũng vui vẻ  hạnh phúc 

B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
 Ai ngoan sẽ được thưởng  Chuyện quả bầu
 Chiếc rễ đa tròn  Bóp nát quả cam
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 8)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

CÁ RÔ RON
Vào một hôm trời mưa, Rô mẹ dặn Rô Ron:
- Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà đừng đi chơi xa kẻo bị lạc nhé!
Trời vừa tạnh, Rô Ron quên lời mẹ đã rủ Cá Cờ vượt dòng nước. Cá Cờ khuyên mãi
Rô Ron chẳng chịu nghe. Rô Ron bơi theo dòng nước, say mê ngắm cảnh trời mây, đồng
lúa. Dọc đường, cậu gặp cô Bướm Tím. Mải trò chuyện và bơi theo Bướm Tím, dòng nước
cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn.
May thay, chị Gió bay qua thấy thế liền rủ chị Mây kéo mưa về. Trời mưa to, nước
chảy thành dòng xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về.
Về đến hồ, Rô Ron thấy Rô mẹ khóc đỏ cả mắt vì lo lắng cho mình. Rô Ron hối hận
dụi đầu vào lòng mẹ.
(Theo Bùi Văn Hồng)

1. Trước khi đi kiếm mồi. Rô mẹ đã dặn Rô Ron như thế nào?


A. Làm hết bài tập.
B. Không được đi chơi xa.
C. Trông nhà giúp mẹ.
2. Trời vừa tạnh, Rô Ron đã làm gì?
A. Rủ Cá Cờ về nhà mình chơi.
B. Đi ra ngoài tìm mẹ.
C. Rủ Cá Cờ vượt dòng nước.
3. Chuyện gì xảy ra với Rô Ron?
A. Mải chơi nên bị mắc cạn.
B. Mải chơi nên bị lạc đường.
C. Học được nhiều điều bổ ích.
4. Ai là người giúp Rô Ron thoát chết?
A. Chị Gió B. Chị Mây C. Chị Gió và chị Mây
5. Về đến hồ, Rô Ron thấy Rô mẹ như thế nào?
…………………………………….…………………………………………………………....
…………………………………….…………………………………………………………....
6. Khi gặp lại Rô mẹ, Rô Ron cảm thấy thế nào?
…………………………………….…………………………………………………………....
…………………………………….…………………………………………………………....
7. Theo em, Rô Ron đã học được bài học gì?
A. Phải biết vâng lời người lớn.
B. Khi đi chơi phải đi cùng bạn.
C. Không nên chơi ở vùng nước cạn.
II. Luyện từ và câu:
Bài 1:
a) Kể tên 2 con vật sống dưới biển.
…………………………………….…………………………………………………………....
b) Đặt 1 câu với 1 từ vừa tìm được ở câu a.
…………………………………….…………………………………………………………....
Bài 2: Gạch chân các cặp từ trái nghĩa trong mỗi câu sau:
a) Chân cứng đá mềm. c) Đi đến nơi về đến chốn
b) Lên thác xuống ghềnh. d) Lá lành đùm lá rách.

B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
 Ai ngoan sẽ được thưởng  Chuyện quả bầu
 Chiếc rễ đa tròn  Bóp nát quả cam
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 9)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Chiếc áo mưa
Tiếng trống báo hiệu đã đến giờ tan học vang lên, Hoa và các bạn chào cô giáo rồi
chuẩn bị ra về. Bỗng, một cơn mưa rào bất chợt đổ xuống. Hoa vội vàng khi sực nhớ ra
mình không mang áo mưa. Nhưng rồi em liền cho cặp sách vào túi ni lông, lên xe và phóng
thẳng về nhà. Trời mưa to và lạnh quá. Hoa cố nhấn bàn đạp thật mạnh. Bánh xe lăn đều
trên những con đường ướt phát ra những âm thanh nghe thật vui tai. Về đến nhà thì cả
người ướt sũng. Hoa thấy trước cửa có một ông lão đang đứng trú mưa. Ông lão nói: “Cho
ông đứng nhờ đây một tí nhé!”. Hoa chỉ kịp nói: “Vâng ạ!” rồi vội vã vào nhà. Em run lên
vì rét và hắt hơi liên tục. Chợt, Hoa nhớ đến ông lão đang đứng trú mưa ngoài cửa, em vội
lấy chiếc áo mưa trong tủ, chạy ra đưa cho ông và nói: “Ông ơi, ông mặc áo mưa rồi về nhà
đi kẻo muộn”. Ông lão nhìn Hoa trìu mến và nói lời cảm ơn. Hoa thấy lòng vui vui.
Phương Thúy

1. Cơn mưa rào bất ngờ đổ xuống vào lúc nào ?


A. Vào giờ ra chơi
B. Khi cô giáo đang giảng bài
C. Vào lúc tan học
2. Tan học, trời mưa mà Hoa lại quên áo mưa, bạn đã làm gì để về nhà?
A. Mua áo mưa rồi về nhà
B. Đi chung áo mưa với bạn
C. Cho cặp vào túi ni lông và phóng xe về nhà
3. Thấy ông lão đang trú mưa trước cửa nhà mình, Hoa đã làm gì?
A. Mời ông lão vào trong nhà trú mưa
B. Vào nhà lấy cho ông lão áo mưa
C. Mặc kệ ông lão đứng đó
4. Vì sao Hoa thấy lòng vui vui?
A. Vì trời đã hết mưa.
B. Vì ông lão không còn đứng trước cửa nhà Hoa nữa.
C. Vì Hoa đã làm được một việc tốt
5. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ? trong câu: “Hoa và các bạn chào cô giáo rồi chuẩn bị
ra về.” là :
A. Hoa
B. Hoa và các bạn
C. Hoa và các bạn chào cô giáo
6. Gạch chân các từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
“ Trời mưa to và lạnh quá. ”
7. Theo em, Hoa là một cô bé như thế nào?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
II: Luyện từ và câu
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
a) Nghỉ hè, em rất thích được bố mẹ cho đi tắm …………. (biển, biển cả)
b) Từng con (nước biển, sóng biển)………………ào ạt vỗ bờ như muốn trò chuyện với bãi
cát vàng.
c) Nước ta có nhiều ………………(sóng biển, bãi biển) đẹp và thơ mộng.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân :
a) Vào mùa hè, những chú ve kêu râm ran suốt cả ngày.
..............................................................................................................................................
b) Cây cỏ héo khô vì trời hạn hán.
..............................................................................................................................................
c) Vẹt bắt chước tiếng người rất giỏi.
..............................................................................................................................................
B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Kho báu - Ai ngoan sẽ được thưởng
- Những quả đào - Cháu nhớ Bác Hồ
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 10)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Quả táo của Bác Hồ


Hôm ấy, ông thị trưởng Pa –ri mở tiệc đón Bác. Tiệc tan, mọi người mời Bác ra phòng
uống nước. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm theo một quả táo. Nhiều người trông thấy ngạc
nhiên, nhiều con mắt tò mò, chú ý.

Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một bé
gái nhỏ nhất lên và cho em quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử
chỉ đầy tình yêu thương của Bác.

Ngày hôm sau, câu chuyện Quả táo của Bác Hồ đã được các báo ở Pháp đăng tin. Một
số bài báo còn kể rằng em bé khi được quả táo đó giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không
cho. Lúc về, em để quả táo trên bàn học. Cha mẹ em bảo ăn, em trả lời : “ Đó là quả táo của
Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu làm kỉ niệm.”

(Theo Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi)

1. Khi Bác Hồ cầm quả táo, mọi người thấy thế nào?
A. Ngạc nhiên, tò mò, chú ý.
B. Tò mò, không đồng ý.
C. Không để ý.
2. Bác Hồ tặng quả táo cho ai?
A. Cho con gái của ông thị trưởng Pa-ri.
B. Cho một bé gái nhỏ nhất
C. Cho em bé đầu tiên chạy đến bên Bác
3. Người dân Pháp có thái độ như thế nào khi thấy Bác tặng quả táo cho em bé?
A. Tôn trọng, kính yêu Bác.
B. Tò mò, ngạc nhiên.
C. Cảm động.
4. Vì sao em bé không ăn quả táo mà Bác Hồ cho?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
5. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Em bé giữ quả táo thật lâu để làm kỉ niệm.” trả
lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao? B. Khi nào? C. Để làm gì?
6. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong câu sau:
Hôm ấy, ông thị trưởng Pa-ri mở tiệc đón Bác.
7. Qua câu chuyện trên, em hãy nói một câu về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Kể tên 2 loài cây theo nhóm:
a) Cây ăn quả: ………………………………………………………………………...……
b) Cây hoa: ………………………………………………………………………….....……
Bài 2: Nối từng từ ở cột A với từ trái nghĩa với nó ở cột B:

A B

1. sạch sẽ a. độc ác

2. dài b. yên tĩnh

3. ồn ào c. bẩn thỉu

4. hiền lành d. ngắn

B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
 Ai ngoan sẽ được thưởng  Chuyện quả bầu
 Chiếc rễ đa tròn  Bóp nát quả cam
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 11)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:

Kiến và Chim Gáy


Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước. Chẳng may trượt ngã, Kiến bị
dòng nước cuốn đi. Chim Gáy đậu trên cây, thấy Kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô
thả xuống dòng suối để cứu. Kiến bám vào cành cây, thoát chết.
Ít lâu sau, Chim Gáy đang đậu trên cây rỉa lông, rỉa cánh, không biết có người đi săn
nấp sau bụi cây giương cung định bắn. Kiến thấy Chim Gáy sắp gặp nguy, vội bò đến đốt
thật đau vào chân người bắn chim. Bị Kiến đốt, người đi săn kêu to lên một tiếng. Nghe
động, Chim Gáy vỗ cánh bay đi và thoát nạn.
Theo LA PHÔNG - TEN

1. Kiến bị dòng suối cuốn đi vì lí do gì?


A. Xuống suối uống nước, bị trượt ngã.
B. Đi kiếm ăn, bị trượt ngã xuống suối.
C. Chẳng may gió thổi ngã xuống suối.
2. Thấy Kiến bị nạn, Chim Gáy đã làm gì?
A. Vội vã bay đi gọi người đến để cứu.
B. Gắp cành khô thả xuống suối để cứu.
C. Vội bay sà xuống dòng suối để cứu
3. Thấy chim Gáy sắp gặp nguy, Kiến đã làm gì ?
A. Đốt thật đau vào tay người bắn chim.
B. Kêu thật to để người đi săn giật mình.
C. Đốt thật đau vào chân người đi săn.
4.Nếu không có Kiến, Chim Gáy có thể gặp tai nạn gì?
A. Bị dòng nước cuốn đi. B. Bị người đi săn bắt được. C. Bị chết vì khát.
5. Trong câu “ Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước” , các từ chỉ hoạt
động, trạng thái là:
A. khát, bò B. khát, bò, uống C. bò, uống nước
6. Chim Gáy và Kiến trong câu chuyện là những người bạn như thế nào ?
………………………………………………………………………………………..………
………………………………………………………………………………………..………
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

a) Người ta trồng cây cà phê để lấy hạt làm đồ uống.

………………………………………………………………………………………..………
b, Mẹ em đang nấu cơm ở trong bếp.

………………………………………………………………………………………..………
Bài 2:
a) Tìm các từ ngữ ca ngợi về bác Hồ.
………………………………………………………………………………………..………
b) Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa nêu ở phần a.
………………………………………………………………………………………..………

B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Chuyện quả bầu - Chiếc rễ đa tròn
- Ai ngoan sẽ được thưởng - Tôm Càng và Cá Con
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 12)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:
Câu chuyện về cây Thì Là
Ngày xưa, cây cối trên trái đất đều chưa có tên gọi. Một hôm, Trời bèn gọi các loài cây
đến để đặt cho mỗi loài một cái tên. Trời ngồi trên một gò cao. Cây to, cây nhỏ chen chúc
nhau đứng trước mặt Trời. Trời chỉ tay vào từng cây và bảo:
- Ta đặt tên cho ngươi là Dừa.
- Tên của ngươi là Cau.
- Còn ngươi được gọi là Mít.
- Nhãn là tên gọi của ngươi…
Trời nói mỏi cả mồm mới hết. Các loài cây có tên sung sướng ra về. Bỗng từ xa có một
cây bé ti, thân mảnh khảnh như que tăm, lá bé như sợi chỉ chạy đến xin Trời đặt tên. Trời
thấy thế liền hỏi:
- Chú bé xíu như vậy, liệu có ích gì mà đòi tên?
- Thưa Trời, con có ích lắm đấy ạ. Khi làm các món ăn từ cá, mọi người đều cần đến
con để món ăn không bị tanh mà lại thơm ngon.
Trời gật đầu rồi trầm ngâm nghĩ cho cây nhỏ một cái tên. Vừa nghĩ, Trời vừa lẩm bẩm: “
Tên ngươi thì … là …” Trời chưa nghĩ xong thì cây nhỏ đã chạy xa. Nó vừa chạy vừa vui
vẻ khoe với các bạn: “Trời đặt tên tôi là Thì Là rồi!”
(Theo Truyện kể về các loài cây)

1. Ngày xưa cây cối có gì khác bây giờ ?


A. To hơn. B. Chưa có tên. C. Bé hơn.

2. Trời đã làm gì để cây cối đều có tên?


A. Cho các loài cây tự đặt tên cho nhau.
B. Đặt cho mỗi loài một cái tên.
C. Mời các loài cây đến dự tiệc.
3. Cây Thì Là có hình dáng như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
4. Trong bài nhắc đến mấy loài cây? Đó là những cây nào?
A. 4 cây, đó là: ……………………………………………………………………………….
B. 5 cây, đó là: ……………………………………..………………………………………...
C.6 cây, đó là: ……………………..…………………………………....……………………

5. Trong các câu sau, câu văn nào có bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
A. Cây thì là mảnh khảnh như que tăm.
B. Cây thì là lá bé như sợi chỉ.
C. Người ta dùng cây thì là để nấu các món ăn từ cá.

II. Luyện từ và câu:


Bài 1: Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:
tu hú, quạ, gõ kiến, cú mèo, chim sâu, chào mào, bói cá, chim cuốc, chim cánh cụt
Loài chim đặt tên theo Loài chim đặt tên theo Loài chim đặt tên theo
tiếng kêu đặc điểm hình dáng cách kiếm ăn

…………………………….. …………………………….. ……………………………..


…………………………….. …………………………….. ……………………………..
…………………………….. …………………………….. ……………………………..

Bài 2: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống trong đoạn văn sau cho thích
hợp:
Vào những ngày mùa đông lạnh cóng  cả Thỏ mẹ và Thỏ con đều khoác trên mình
bộ áo lông trắng tinh  Sang xuân  chú Thỏ con vẫn mặc chiếc áo lông trắng  Trong
rừng  cô Gà Gô đã thay một bộ áo hoa rất đẹp  Ngay cả những anh Châu Chấu cũng thay
áo mùa xuân mới.

B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Chuyện quả bầu - Chiếc rễ đa tròn
- Ai ngoan sẽ được thưởng - Tôm Càng và Cá Con
Họ và tên: …………………………………………………………… Lớp: 2………

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KÌ II (Đề 13)


Môn: Tiếng Việt

A. Đọc hiểu:
I. Đọc thầm bài văn sau:
Hổ và Sẻ
Có một chú hổ rất thích đùa giỡn các con vật nhỏ bé trước khi ăn thịt chúng.
Một hôm, Hổ chộp được Sẻ, Sẻ xin Hổ tha mạng. Hổ cười, nói nếu Sẻ xô đổ được cái
cây bên rừng thì sẽ tha thứ. Sẻ nhanh trí, bảo:
- Tôi sẽ xô đổ được cái cây này. Còn anh thì sẽ không bao giờ làm được đâu.
Hổ bị sẻ nói khích, tức khí, thả Sẻ ra để xem hổ xô đổ cây. Không ngờ cái cây có rễ
bám rất sâu, Hổ ra sức xô, húc, vật lộn cả buổi mà cây không đổ. Lúc ấy Sẻ mới bay lên một
cành nhỏ, quẹt mỏ vào thân cây cho kêu lách cách, rồi nó vừa nhún nhảy làm cành cây rung
lên, lá rụng lả tả, vừa kêu inh ỏi:
- Anh Hổ chạy mau, chạy mau! Cây đè chết bây giờ!
Hổ tưởng cây sắp đổ thật, cong đuôi nhảy vụt vào rừng.
(Theo Truyện cổ Việt Nam)

1. Chú hổ trong bài có thói quen gì?


…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2. Khi Hổ thách Sẻ xô đổ cây, Sẻ đã làm cách nào để thắng Hổ?
A. Gõ mỏ, làm lá rụng, dọa hổ.
B. Nói khích để hổ thấy tức giận mà xô đổ cây.
C. Cả hai ý trên.
3. Chú Sẻ trong câu chuyện trên là một con vật như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
4. Viết tiếp bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì” vào chỗ chấm để hoàn thành câu
sau:
Hổ ra sức xô, húc, vật lộn cả buổi...............................................................................
5. Cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
A. thông minh – nhanh trí B. inh ỏi - ầm ĩ C. to lớn – nhỏ bé
II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:
tu hú, quạ, gõ kiến, cú mèo, chim sâu, chào mào, bói cá, chim cuốc, chim cánh cụt
Loài chim đặt tên theo Loài chim đặt tên theo Loài chim đặt tên theo
tiếng kêu đặc điểm hình dáng cách kiếm ăn

…………………………….. …………………………….. ……………………………..


…………………………….. …………………………….. ……………………………..
…………………………….. …………………………….. ……………………………..

Bài 2: Điền 5 dấu phẩy còn thiếu trong đoạn văn sau:
Buổi sáng từng đoàn thuyền đánh cá trở về. Thuyền nào cũng tôm cá cua ghẹ đầy
khoang. Ai cũng vui mừng phấn khởi.

B. Đọc to:
Học sinh bắt thăm đọc một đoạn (khoảng 60 tiếng) trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Chuyện quả bầu - Chiếc rễ đa tròn
- Ai ngoan sẽ được thưởng - Tôm Càng và Cá Con

You might also like