You are on page 1of 17

LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG

CÂU 1: Khái niệm phương Đông trong lịch sử

 Gồm toàn bộ thế giới ngoài châu Âu: mang ý nghĩa tương đối, không có thuần túy xác
định về phương hướng, nghĩa là gồm các nước ngoài châu Âu (Á, Phi, Mỹ La tinh) và
không có Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) vì theo cách nhìn nhận của phương Tây thì phương
Tây là khu vực có chủ nghĩa tư bản phát triển
 Phương Đông là một khu vực chính trị theo quan điểm của giai cấp tư sản, bị phương
Tây xâm lược, cai trị. Phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ ở phương
Đông và nhiều quốc gia đã giành được độc lập, xây dựng đất nước, phục hưng dân tộc
sau đại chiến thế giới lần 2 (Á, Phi, MLT) gọi là thế giới thứ 3
<dưới con mắt của các học giả tư sản phương Tây>
 Mang tính tương đối

CÂU 2: Trình bày tiêu chí phân biệt phương Đông (và phương Tây)

 Địa-lịch sử:
 Trong quá trình tồn tại và phát triển giữa phương Đông và phương Tây đã có
những mối quan hệ về lịch sử như chiến tranh xâm lược giữa các nước Tây và Nam
Âu với các nước phương Đông. Có khi đó là phương Tây xâm lược phương Đông
như cuộc chiến tranh giữa Ba Tư và Hi Lạp, cũng có thể là phương Đông xâm lược
phương Tây như chiến tranh giữa đế quốc Nguyên Mông với các nước phương
Tây.
 Ngoài ra, tiêu chí địa-lịch sử còn thể hiện trong các hoạt động buôn bán, truyền
giáo và đến cai trị
 Địa- văn hóa:
 Phương Tây có quan niệm văn hóa và lối sống khác so với phương Đông (tôn giáo,
Nho giáo, Do Thái, Hồi giáo).
 Đồng thời phương Đông là xứ sở của nhiều tôn giáo như các nước Ấn Độ, Ả Rập
hay người Do Thái.
 Đây cũng là xứ sở của cơ cấu xã hội, thiết chế chính trị mang tính đặc thù. Họ lấy
quan hệ gia đình làm nền tảng,cơ sở sinh hoạt cộng đồng, làng xã, ứng xử trong
quan hệ khác với phương Tây.
o Phương Đông:
 kinh tế làng xã khép kín tự cấp, tự túc
 lối sống vì cộng đồng tập thể
 trọng tình cảm, nghĩa tình
o Phương Tây:
 kinh tế du mục, giao lưu
 lối sống cá nhân, thực dụng
 trọng lý trí
 Địa-chính trị:
 Như một hệ quả tất yếu, phương Đông là nơi xuất hiện nhiều nền văn minh lớn nhất
của nhân loại như văn minh Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà, A Rập…và đã
lan tỏa sang phương Tây. Vai trò trung gian truyền bá văn hóa của người Ai Cập,
Mông Cổ…
 Từ thế kỷ 15-17 phương Tây bước sang giai đoạn TBCN, văn minh công nghiệp.
Trong khi đó phương Đông vẫn nằm trong tình trạng phong kiến lạc hậu. Sau đó,
nhiều quốc gia phương Đông lần lượt bị các cường quốc phương Tây chinh phục.
 Sau đại chiến thế giới lần II, phương Đông phát triển khá mạnh mẽ song vẫn còn
thua kém phương Tây và mối quan hệ vẫn còn mang tính bất bình đằng giữa phương
Đông và phương Tây

CÂU 3: Lịch sử các quốc gia phương Đông cổ đại tiêu biểu?

Ai Cập:

- Nhà nước cổ đại: tk 4TCN


- 5 thời kỳ: Tảo, Cổ, Trung, Tân, Hậu (32-30-20-16-10 (00)-30 TCN)
- 30 TCN-> tỉnh của La Mã

Lưỡng Hà:

- Thiên niên kỷ 4-3 TCN: Sume-Ác cát


- Cuối thiên niên kỷ 3: đánh bại Uruc, thống nhất LH
- Ác-cát bị Guiti đánh bại ở phía ĐB, thống trị trên 100 năm
- Sume bị người Amorit ở Tây thống trị, lập ra vg quốc Cổ Babilon
- Cổ Babilon (19-16TCN)
- Chia cắt 1k năm
- Tân Babilon (605-539 TCN)
- Ba Tư tiêu diệt

Ấn Độ:

- Vm sông Ấn: 3k-1.5k TCN -> vh Harappa, Mohenjodaro


- Arian: giữa tnk 2- 500TCN
- VI-I: 16 vương quốc
- VI: bị Ba Tư chinh phục
- 327 TCN: A-lếch-xan-đro chiếm thượng lưu sông Ấn
- Triều đại Morya: thịnh vượng nhất thời vua Asoca
- Vương triều Cusan: 1-4 SCN

Trung Quốc:
- Tam hoàng ngũ đế: Phục Hy- Nữ Oa- Thần Nông, Hoàng đế-Cao Dương-Nghiêu-
Thuấn-Vũ
- Lịch sử NN cổ đại: vm Hoa-Hạ (tnk 3 TCN)
o Hạ, Thương, Chu (Tây, Đông- Xuân Thu, Chiến Quốc)- 21,18,11 (8,5-3)
o 221 Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ

CÂU 4: Trình bày và phân tích thành tựu chủ yếu của phương Đông thời cổ đại

1. Sự xuất hiện của chính bản thân con người


 Đác-uyn (1809-1882) đưa ra học thuyết tiến hóa giải đáp về nguồn gốc loài người,
gồm 2 cuốn “Nguồn gốc giống loài” và “Nguồn gốc loài người và sự chọn giống”.
Theo học thuyết này thì con người là kết quả của quá trình tiến hóa của sinh vật.
Điều này đã bị nhà thờ phản đối quyết liệt.
 Người Vượn cổ
 Tổ tiên đầu tiên của loài người là người vượn Driopitec được tìm thấy ở Ấn Độ
và Nam Âu. Họ sống vào khoảng cuối kỷ thứ ba, thời đại tân sinh cách ngày nay
khoảng 12 triệu năm, cao 1.5m, nặng 50kg
 Theo các nhà khoa học, lịch sử TĐ gồm 5 đại là Thái Cổ, Nguyên Sinh, Cổ Sinh,
Trung Sinh và Tân Sinh
 Sau đó là người Ramapitec còn gọi là người vượn phương nam, tìm thấy ở châu
Phi, Tây Á, ĐNA, Ấn Độ và Nam Trung Quốc. Họ có dung tích óc khoảng
600cm3, dáng đi thẳng, niên đại cahs ngày nay 7 triệu năm
 Năm 1960, nhà khoa học người Anh phát hiện người vượn Đông Phi (Tadania),
có niên đại cách ngày nay 175k-3tr năm. Họ có xương sọ khoảng 675-680cm3.
Điều này làm đảo lộn quan điểm khoa học, mãi đến cuối thập kỷ 70 mới được
công nhận và được gọi là người Homohabilis hay người khôn khéo
 Tại Đông Á và ĐNA có phát hiện về khảo cổ học và được thừa nhận vào cuối
thế kỷ 19 về người Pitecantrop hay người vượn Java. Người vượn này tiến hóa
hơn người vượn Đông Phi với dung tích óc 850-900cm3 và chiều cao từ 160 đến
1750cm. Họ đã biết nói và chế tạo công cụ lao động, đi lại trong tư thế tự do
thoài mái. Người vượn này có niên đại 60 vạn năm
 Tại Trung Quốc, người vượn Xinantrop (người vượn Bắc Kinh) có niên đại 50
vạn năm. Đây là bước tiến mới sau người Pitecantrop. Họ có dung tích óc 1050-
1200cm3, thuận tay phải , biết dùng công cụ bằng đá và gỗ để lao động, dùng
ngôn ngữ để trao đổi với nhau, tuổi thọ tăng lên và đặc biệt là đã biết dùng lửa
 Tại Việt Nam tìm thấy rang hóa thạch tại Bình Gia: hang Thẩm Hai, Thẩm
Khuyên ước tính có 50 vạn năm
 Kết luận:
 Phương Đông thời tiền sử là quê hương của loài người, gồm một vùng
rộng lớn, một phần của châu Âu, châu Phi, Đông Á và Đông Nam Á
 Trong khu vực rộng lớn đó có hai khu vực tìm thấy sớm nhất đó là
Đông Phi (2-3 triệu năm) và Giava (trên dưới 1 triệu năm), Trung Quốc
50 vạn năm gồm 2 giai đoạn theo cách chia của Ly-ky gồm Homo
Habitis và Homo Erectus
2. Sự xuất hiện của người Homosapiens
 Từ người vượn đến người Homosapiens là một quá trình quan trọng, lâu dài hoàn
thiện thể chất con người
 Người Neandectan (Đức) có niên đại cách ngày nay 10 vạn năm, cơ thể đã có nhiều
nét giống người hiện đại hơn, dung tích óc 1300cm3
 Ngoài Đức người ta còn tìm thấy nhiều nơi khác như Tây Á (Palestin, Iran), Đông
Nam Á (Indonesia) và Trung Quốc (Quảng Đông, Nội Mông)
 Việt Nam có hang Thẩm Ơm (Tây Nghệ An) và Hang Hùm (Yên Bái) cod niên đại
14-8 vạn năm
 Kết luận:
 VN cũng nằm trong quá trình Sapien hóa. Từ các thông tin trên có thể đi đến
khẳng định: các khu vực Tây Á, ĐNA, Trung Quốc là cái nôi cho sự ra đời
của người Homosapiences
 Sự xuất hiện của người Homosapiences đã đánh dấu:
o Bước phát triển từ vượn sang người, có cấu tạo óc 1400-1450 cm3, con
người có cùng xuất phát điểm và có khả năng phát triển tự thân, không có
người hạ đẳng và người thượng đẳng -> chống chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc
o Cuộc sống con người đã có những thay đổi căn bản, các bày người nguyên
thủy (hợp quần) chuyển sang thị tộc, công xã thị tộc, từ quan hệ tạp giao
dần được thay thế bằng quần hôn (hôn nhân từng nhóm) và sau đó chuyển
sang chế độ hôn nhân đối ngẫu (hôn nhân từng cặp) và ngoại hôn
o Nghệ thuật, tôn giáo nguyên thủy xuất hiện
o Con người bắt đầu phân hóa thành các cbungr tộc. Địa bàn cư trú của loài
người phân bố khắp trên TĐ. Cách đây khoảng 4 vạn năm người hiện đại
tràn xuống châu Úc, nước biển rút xuống 100m, sau đó con người tràn qua
châu Mỹ, NB cũng do dân từ châu Á tràn sang. Hệ quả là con người thích
nghi với ĐKTN, phụ thuộc vào thiên nhiên và diễn ra sự phân hóa. Cùng
với sự xh của người hiện đại, chủng tộc cũng ra đời và có 3 chủng tộc lớn:
- Ơ-rô-pê-ô-it: chủ yếu sống ở châu Âu, Bắc Phi, Tiểu Á, Bắc Ấn, có
đặc điểm da trắng, mũi cao, chieuf cao TB 1.75m
- Ô-xtra-lô-it: sống ở vùng xích đạo và các vùng khác thuộc châu Phi,
châu Á, có đặc điểm tóc quăn, da đen, người thấp
- Mông-gô-lô-it: chủ yếu sống ở châu Á, da vàng, tóc đen, chiều cao
TB khoảng 1.60m
 Sự xuất hiện của các đặc điểm chùng tộc là do sự thích ứng của con người với
hoàn cảnh tự nhiên
3. Cuộc cách mạng đá mới
 Khái niệm này do giáo sư Gooden: Trong giai đoạn công xã nguyên thủy xuất hiện
tín ngưỡng nguyên thủy (vạn vật huuwx linh, tô tem giáo: tùy con vật). Đến hậu kỳ
đá cũ, con người chỉ hoàn toàn khai thác tự nhiên (săn bắt, hái lượm). Đến cuối hậu
kỳ đá mới con người mới phát minh ra cung nỏ
 Sản xuất có tổ chức, có công cụ lao động, tự tạo ra nguồn sống cho mình, kinh tế
chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi, từ nền kinh tế tự túc chuyển sang kinh tế định cư
 Đá mới là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người
 Cách mạng đá mới gồm:
- Loài người biết chế tạo công cụ bằng đá nên đã chuyển phương thức sản xuất
từ săn bắt hái lượm snag trồng trọt chăn nuôi
- Chế tạo ra lửa dùng để nấu chín thức ăn
- Do lao động -> ngôn ngữ phát triển, thể chất phát triển
- Tổ chức xh phát triển, chế độ phụ quyền thay thế chế độ mẫu quyền, văn hóa,
nghệ thuật, đời sống tinh thần phát triển. một số khu vực đã biết d kim loại và
sớm bước vào xh văn minh ( AC, LH, AD, TQ, Hl, LM…)
 Thành tựu:
 Trồng trọt:
- Trung Đông- Tây Á (Lưỡng Hà, Sirya, Ba Tư…) xuất hiện trồng trọt từ rất
sớm, là quê hương của đại mạch và tiểu mạch. Irac xh văn hóa đã mới có niên
đại 5k năm TCN
o Tiều mạch hay lúa mì, là cây lương thực chính của vùng ôn đới và cận
nhiệt đới. Dấu tích xưa nhất là Apganixtan, Sirya, Palestin, Irac, Ba Tư
có niên đại 7k năm TCN. Từ đó lan sang các nước AC, cÂu và một
hướng sang AD (Harappa)
o Đại mạch: Tây Á- Trung Đông cách ngày nay 9k năm
- Trung tâm trông trọt thứ hai là châu Mỹ khoảng 7k -8k năm TCN với loại cây
trồng là ngô. Đến thế kỷ 16 được mang sang châu Âu, Á
- Lúa nước là loài cây quan trọng và quá trình thuần dưỡng đã trở thành vấn đề
quan trọng của ngành trồng trọt thế giới, tập trung chủ yếu ở ĐNA, Đông
Dương, Nam TQ, AD và NB
- Nguồn gốc chủ yếu của lúa nước là ĐNA, một phần AD và nam TQ
- Đối vơi VN, CPC và Thái Lan:
o Là quê hương của cây lúa nước. Riêng VN ở vùng Tây Bắc và tứ giác
Long Xuyên Nam Bộ đến nay lúa hoang vẫn còn với đặc điểm là cao
khoảng 2m, bông nhỏ, hạt bé, râu dài, rễ rụng vào đất nảy mầm tự nhiên
o Có hai hang động là Xóm Trại và Sũng Sàn tìm thấy bào tử phấn hoa
o ở ĐNA trước lúa nước con người còn biết trồng các loại cây trông khác
như bầu, bí, rau, đậu, củ
o vào sơ kỳ đá mới tại ĐNA, TQ, AD có hai loại lúa là nếp và tẻ. Đến thế
kỷ XV lúa tẻ thay thế lúa nếp
 lúa nước ra đời ở ĐNA cách ngày nay trên dưới 1 vạn năm, kê, mạch (Hoàng Hà)
6k, lúa nước (Dương Tử) 5k năm
 Chăn nuôi:
- Chó: >< 15k năm, ưu tiên thuần dưỡng con cái
- Cừu: Irac
- Lợn: ôn đới, nhiệt đới
- Trâu: sống hoang dã ở NA và ĐNA, trâu rừng nặng khoảng 800kg và cao tới
1.8m
- Bò: có nhiều loại và có nguồn gốc ở cả vùng ôn đới và nhiệt đới
- Gà: là loài động vật được con người thuàn hóa cách hàng nghìn năm, có thủy tổ
từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng long đỏ nhiệt đới ở ĐNA
- Vịt: là laoif chim đã tiến hóa để thích nghi với việc bơi lội, trôi nổi trên mặt
nước. Vịt nhà ngày nay là loài vịt đã được thuần dưỡng
4. Sự xuất hiện của cách mạng luyện kim
- Nghề đúc đồng sớm nhất là vùng Lưỡng HÀ, Ai Cập vào đầu thiên niên kỷ 3
TCN và ở Trung Quốc vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN. Đến thiên niên kỷ 2 TCN
đồng thau phổ biến khắp thế giới
- Ban đầu là đồng nguyên chất (đồng đỏ) ở vùng Lưỡng Hà, sau đó người ta
luyện đồng với các hợp kim chì thiếc kết hợp cùng với đồng tạo ra chất mới gọi
là đồng thau có ưu điểm cứng và dễ mài sắc hơn dùng làm dụng cụ sản xuất
- Sự chế tác thành đồng thau là do quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần của lịch sử.
Bước sang thời kỳ đồng thau đã xh khuôn đúc. Có hai loại khuôn là khuôn một
mang và khuôn hai mang được làm bằng đất nung và đá
- ở giai đoạn đồng thau nền kinh tế có bước phát triển cao hơn về sản xuất
- đây là giai đoạn loài người bước vào xh văn minh, xuất hiện giai cấp và nhà
nước cổ đại

CÂU 5: Trình bày đặc điểm kinh tế-xã hội phương Đông cổ đại

 Năm 1859 Các MÁc nêu ra khái niệm hình thái kinh tế- xã hội là social-economic,
được biểu hiện bởi công thức sau: tự nhiên-sức sản xuất-quan hệ xã hội-kiến trúc
thượng tầng
 Hình thái kinh tế-xã họi phương Đông thời cổ đại bao gồm 5 đặc điểm:
1. Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua nắm giữ
quyền lực tối cao và còn được thần thành hóa. Dưới vua là một bộ máy quan lại từ
TW đến địa phương. Bên cạnh chính quyền còn có tang flowps thầy tu có nhiều
quyền hành như Balamon ở Ấn Độ và tăng lữ ở Ai Cập
 Do những nội dung nêu trên, khi nhận xét về lịch sử phương đông cổ đại các nhà
sử học đều cho rằng đó là chế độ chiếm hữu nô lệ sơ kỳ ( tảo kỳ). Tuy nhiên cũng
có nhiều ý kiến không thỏa mãn với kết luận đó và cho rằng hình thái kinh tế- xã
hội phương Đông cổ đại là một hình thái đặc biệt có thể gọi đó là phương thức sản
xuất châu Á mà Mác đã đề xuất
2. ở phương Đông cổ đại nhà nước ra đời dựa trên cơ sở sức sản xuất phát triển chưa cao
lắm, công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Nhìn chung các nhà nước trong thời kỳ
đồ đồng, đồ sắt xuất hiện tương đối muộn
3. nền kinh tế chiếm vị trí thống trị vẫn là kinh tế tự nhiên, trong đó chủ yếu là kinh tế
nông nghiệp, kinh tế hàng hóa kém phát triển. Ở nông thôn kinh tế nông nghiệp kết
hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp, còn thành thị thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ cho
giai cấp thống trị và hoạt độngt hương nghiệp cũng chủ yếu mang tính trao đổi với
bên ngoài, thủ công nghiệp và buôn bán phần lớn lệ thuộc vào nhà nước
4. ruộng đất hầu hết thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Công xã nông thôn tồn tại lâu
dài, vững chắc và là các đơn vị kinh tế. Công xã nông thôn tuy không có quyền sở
hữu ruộng đất nhưng cso quyền phân phối ruộng đất cho các thành viên công xã, tổ
chức xây dựng công trình thủy lợi và phân cấp nguồn nước. sự tồn tại của công xã
nông thôn là điều kiện làm cho chế độ sở hữu ruộng đất cuẩ nhà nước phương Đông
thêm vững chắc
5. chế độ nô lệ kém phát triển và mang tính gia trưởng. kẻ chiếm hữu nô lệ là nhà nước,
quý tộc, quan lại. Nô lệ chủ yếu được sử dụng trong các việc phi sản xuất như hầu hạ,
phục dịch. Họ không có vai trò làm ra của cải vật chất. trong khi đó, nông dân chiếm
số lượng đông nhất và là người trực tiếp làm ra của cải vật chất nhưng cũng bị nhà
nước và quý tộc bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực không khác gì nô lệ. Về điểm này
Mác đã nói: ở phương Đông đã tồn tại chế độ nô lệ phổ biến

CÂU 6: Trình bày quan hệ nô lệ và quan hệ công xã nông thôn phương Đông cổ đại

1. Quan hệ nô lệ trong xã hội phương Đông cổ đại


 Nô lệ ở phương Đông cổ đại có những đặc trưng khá đặc biệt so với nô lệ ở
phương Tây
 Nếu như ở phương Tây việc khai thác sức lao động của nô lệ là rất triệt để như
thông qua hình thức phân công lao động, các ngành nghề lao động thì ở phương
Đông quan hệ nô lệ vẫn mang đậm tính chất gia trưởng (gia đình). Nô lệ ở xa hội
phương Đông sống chung với các thành viên trong gia đình. Việc làm của nô lệ
chủ yếu là hầu hạ, phục vụ mà chưa trực tiếp làm ra của cải vật chất
 Nguồn nô lệ chủ yếu là tù binh chiến tranh hoặc do nghèo đói quá không trả được
nợ mà rơi xuống địa vị nô lệ. Dưới triều vua Xenefru thuộc vương triều IV thời Cổ
Vương Quốc ở Ai Cập, ông đã bắt được 7k tù binh Etiopi và 1.100 tù binh Li Bi
 Nô lệ trong xã hội phương Đông cổ đại:
 Ai Cập:
- Thân phận nô lệ bị coi rẻ, thấp hèn, thậm chí còn bị coi là hàng hóa chuyển
nhượng, trao đổi, mua bán trong mọi hoàn cảnh. Không những vậy họ còn bị
coi là động vật biết nói
- Đầu thời Trung vương quốc quan lại cao cấp có tới 30 nô lệ, người hầu của
viên quan cao cấp cũng có 6 nô lệ. Nô lệ còn được dùng ban tặng và được tính
theo đầu súc vật. Cuối thời Tân vương quốc nô lệ bị đóng dấu nung đỏ vào mặt
khắc tên Pharaon
- Giá nô lệ lên xuống thất thường: giá một nữ nô là 28 sát bạc tương đương 210
gam. Trong khi đó một con bò cái có giá 7 sát bạc. Đến cuối thời Tân vương
quốc giá một nữ nô là 360 gam
 Lưỡng Hà
- Nhiều tài liệu nói tới nô lệ từ TNK 3 TCN. Thời Cổ Babilon quan hệ nô lệ rất
phát triển
- Nô lệ cũng được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất như cày cấy trong các
trang trại hoặc làm việc trong các xưởng thủ công, song chủ yếu vẫn là hầu hạ
cho chủ nô. Chiến tranh và thị trường là nguồn cung cấp nô lệ, giá trung bình
một nô lệ là 250 gam bạc
- Các điều 115, 116, 117 bô luật Hammurabi quy định khá rõ về nô lệ vì nợ, nô
lệ bị đóng dấu vào mặt, nếu thợ cạo đánh mất dấu này thì thợ cạo sẽ bị chặt tay
 Ấn Độ
- Thời kỳ Veda: được chia thành 4 đẳng cấp: Barama, Kơsatơria, Vaisia, Sudra.
Trong đó Sudra có địa vị thấp kém. Tuy nhiên, Sudra lúc đầu không phải là nô
lệ vì họ không được giải phóng. Sau đó luật Manu cũng có một số điều nói
Sudra là nô lệ bởi vì dù là mua về hay không phải mua về thì cũng là nô lệ cho
Balamon
- Thời kỳ Morya quan hệ nô lệ cũng phát triển. Trong tiếng Phạn từ Đaxa có
nghĩa là tôi tớ
- Nguồn gốc nô lệ chủ yếu là tù binh, người phạm tội, người mắc nợ không trả
được. Nô lệ ở Ấn Độ được coi là tài sản của chủ, gọi là tài sản 2 chân để phân
biệt với tài sản 4 chân
- Giá một nô lệ so với ngựa thì đắt hơn ¼, còn so với trâu thì đắt hơn 1/5, so với
dê thì bằng 20 lần . Tuy nhiên, nô lệ ở Ấn Độ có đặc điểm riêng là có gia đình
riêng, có tài sản riêng và có quyền truyền tài sản cho con cháu
 Trung Quốc
- Vua Trụ đời Thương trong chiến tranh đã bắt hàng vạn nô lệ. Vua Khang
Vương nhà Chu cũng bắt 13k nô lệ
- Đời sống của nô lệ rất cực khổ. Họ bị thích chữ vào mặt và bị coi như hàng hóa
đem ra thị trường mua bán,trao đổi hoặc bị giết để cúng tế hoặc bị chôn theo
chủ
- Giá nô lệ ở Trung Quốc rất rẻ: Thời Tây Chu 5 nô lệ mới đổi được 1 con ngựa
và một cuộn tơ. Điều đó chứng tỏ việc chôn sống nô lệ diễn ra ở Trung Quốc
rất phổ biến
 Việt Nam
- Thời kỳ Hùng Vương và An Dương Vương có nô tỳ. Trong đó nô là đày tớ trai,
tỳ là đày tớ gái. Họ phục dịch trong các gia đình. Mai An Tiêm với “Sự tích
dưa hấu” cũng có xuất thân là một nô lệ
2. Công xã nông thôn
 Đây là một khái niệm của khảo cổ học hiện đại đê phân biệt với công xã thị tộc. Sự
tan rã của công xã nguyên thủy đã làm xuất hiện công xã nông thôn với 3 đặc điểm
khác nhau:
 CXTT: cùng dòng máu- CXNT: quan hệ về địa lý và huyết thống
 CXTT: công hữu về tài sản-CXNT: tư hữu xuất hiện
 CXTT: đơn vị sản xuất chung-CXNT: tuy có lao động hợp tác song đơn vị
sản xuất là gia đình
 Từ CXTT đến CXNT là quá trình phát triển của sản xuất
 Công xã nông thôn trong xã hội phương Đông cổ đại:
 Ai Cập:
- Đơn vị sản xuất là gia đình, ruộng đất do nhà nước sở hữu, nhà nước cho xd các
công trình thủy lợi với quy mô lớn. CXNT tồn tại trong suốt thời kỳ cổ đại.
Thành viên CXNT là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Họ làm ruộng và
một số nghề thủ công khác. Nam giới trong CXNT còn phải làm nhiệm vụ quân
sự.
- Ruộng đất do nhà nước sở hữu. Nông dân là tầng lớp chiếm số lượng đông đảo
nhất. Họ làm thuê cho nhà nước và bị bóc lột bằng nhiều hình thức như thuế đất
và thuế súc vật. Ngoài ra, thành viên CXNT còn phải xây dựng các công trình
thủy lợi, kim tự tháp, nam giới phải đi lính. Bên cạnh nghĩa vụ với nhà nước,
nông dân còn bị bọn quý tộc chủ nô bóc lột thậm tệ. Nhiều nông dân do không
trả được nợ phải rơi xuống địa vị nô lệ.
 Lưỡng Hà
- Ruộng đất của công xã đặt dưới quyền sở hữu của nhà nước. Ruộng công ở
Lưỡng Hà vẫn chiếm ưu thế từ 80-90%. Trong đó bị các Pharaon coi là ruộng
đất của họ và người làm công phải nộp 50-30% sản lượng thu hoạch. Thành
viên CXNT được sd một số ruộng đất chia theo định kỳ. Họ cũng phải đi xd
đền miếu và các công trình thủy lợi.
- Công xã có lwoij ích chung là nguồn nước, tự xd và bảo quản các công trình
thủy lợi. Thời kỳ Cổ Babilon, ruộng đất của công xã tuy bị tư nhân chiếm đoạt
một phần song công xã vẫn chiếm một phần diện tích khá lớn. Nhiều thnanhf
viên công xã do nợ không trả được nên đã rơi xuống địa vị nô lệ
 Ấn Độ:
- Công xã nông thôn tồn tại rất dai dẳng và vững chắc. Nguyên nhân là nhà nước
trông coi, quản ký công trình thủy lợi, thúc đẩy công thương nghiệp phát triển.
Đồng thời người Ấn Độ sống rải rác trên khắp đất nước nhờ vào quan hệ gia
trưởng giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp
- Đặc điểm thứ hai là CXNT Ấn Độ có kinh tế tự cấp tự túc không cần liên lạc
với bên ngoài. Công xã Ấn Độ mang tính chất tự quản, tự trị cao. Ví dụ như thủ
lĩnh của công xã do chính công xã đó đề cử ra. Sau khi thực dân Anh xâm lược
Ấn Độ, CXNT mới bị tan vỡ
 Trung Quốc:
- Ở thời Thương phần lớn ruộng đất trong nước là do CXNT sử dụng. Nông dân
là lực lượng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Họ là những người cày cấy
theo chế độ tỉnh điền. Theo Mạnh Tử thì thời Thương mỗi hộ được chia 70
mẫu, thời Tây Chu là 100 mẫu. Nông dân sống thành từng thôn, ấp
- Ngoài sản xuất nông nghiệp, nông dân còn làm nghề phụ khác như dệt vải, săn
bắt, chăn tằm...Nhìn chung trong các thôn ấp, nông dân sống dựa vào kinh tế tự
cấp tự túc.
- Thời Xuân Thu đồ sắt xuất hiện đã làm cho kinh tế có sự chuyển biến lớn.
Thủy lợi thời Xuân Thu phát triển mạnh.
- Ruộng đất của Trung Quốc thời Tây Chu theo chế độ tỉnh điền, dựa trên nền
tảng của CXNT gồm yêu cầu về thủy lợi và sử dụng, phân phối ruộng đất của
công xã. Thời Tây Chu ruộng đất thuộc về nhà nước.
- Mối gia đình là một thành viên công xã. Phần đất được chia gọi là điền (ruộng).
Gia đình nông dân chiếm hữu ruộng đất và nạp một phần cho nhà vua (chưa
mang tính tô thuế). Vua thu hoạch qua công xã bằng 10% tổng thu hoạch. Nông
dân vừa là thành viên công xã vừa là thần dân của vua nên có nghĩa vụ lao dịch
và quân sự.
 Nhận xét chung về CXNT phương Đông:
 To Kei nhà Đông Phương học người Hungary đã khái quát về CXNT phương Đông
cổ đại gồm 3 yếu tố: tổ chức công xã, ruộng đất công xã và gia đình thnahf viên
công xã
 Ban đầu là ruộng đất công xã, công xã dành một phần cày cấy chung còn chủ yếu
chia cho các gia đình để cày cấy, không có ruộng đất tư. Công xã=ruộng đất, công
xã=gia đình. Mô hình này ra đời sớm nhất và phổ biến ở phương Đông. Ở Việt
Nam tồn tại đến thế kỷ X, các dân tộc ít người thì đến CMT8
 Ở Ai Cập và Tây Á: một số nơi chuyển sang loại hình khác. Bên cạnh ruộng đất
công xã còn có ruộng đất tư chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Phần ruộng đất công
vẫn được chia về gia đình song có khác là một số thành viên vẫn có ruộng đất tư.
 Các thành viên công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu. Nhà nước ra đời trên nền
tảng công xã, mối quan hệ giữa nhà nước và công xã mang tính chất tương hợp và
cộng sinh. Nhà nước ra đời trên cơ sở tập hợp và liên kết một số công xã liên minh.
Công xã có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước, còn nhà nước quản lý quốc
gia thông qua các công xã
 Thành viên công xã trở thành thần dân của nhà vua, công xã là đơn vị hành chính
đảm nhận chức năng duy trì sản xuất. Nhà nước là người đứng trên cộng đồng và
đảm nhiệm thủy lợi, phát triển sản xuất và quân sự.

CÂU 7: Trình bày đặc điểm phong kiến phương Đông và so sánh với phương Tây

 Trung Quốc:
- Ruộng đất thuộc quyền quản lý của nhà nước, được gọi là công điền (quân
điền)
- Nhà nước tập trung lại ban cấp cho quan lại, quý tộc làm bổng lộc hoặc chia
cho nông dân cày cấy để thu tô thuế. Chế độ công điền xuất hiện đầu tiên ở
Trung Quốc vào năm 485 đời vua Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy và tồn tại khá
phổ biến ở Trung Quốc dưới các triều Nam-Bắc triều, Tùy, Đường
- Đặc điểm chung của chế độ quân điển:
 Nhà nước đem ruộng đất cho nông dân cày cấy. Chẳng hạn, thời Bắc Ngụy nam
giới 15 tuổi trở lên được cấp 40 mẫu ruộng trồng lúa (lộ điền), 20 mẫu để trồng
dâu; nữ giới được cấp 20 mẫu để trồng lúa. Nô tỳ cũng được cấp đất như người tự
do. Bò cày được cấp mỗi con tương úng với 30 mẫu
Thời Đường quy định đàn ông từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu trồng lúa gọi là
ruộng khẩu phần và 20 mẫu trồng dâu gọi là ruộng vĩnh nghiệp. Người già, người
tàn tật, ốm yếu được cấp 40 mẫu ruộng khẩu phần, góa phụ được cấp 30 mẫu.
 Các quan lại tùy theo chức vụ được cấp đất làm bổng lộc. Thời Bắc Ngụy, cấp thấp
nhất được cấp 6 khoảnh (mỗi khoảnh 100 mẫu), cao nhất 15 khoảnh. Thời Đường
cũng tùy vào chức tước, địa vị để cấp đất. Chẳng hạn, ruộng vĩnh nghiệp cấp cho
quý tộc được phong tước và quan ngũ phẩm trở lên được là ít nhất 5 khoảnh, nhiều
là 100 khoảnh. Ruộng thưởng công cấp ít nhất là 60 mẫu, nhiều là 30 khoảnh.
Ruộng chức vụ ít là 60 mẫu, nhiều là 12 khoảnh
 Ruộng trông lúa đến 60 tuổi phải trả cho nhà nước. Còn ruộng trồng dâu, ruộng
vĩnh nghiệp được truyền cho con cháu. Ruộng chức vụ khi thôi chức phải giao lại
cho người kế nhiệm. Ruộng ban thưởng cho quý tộc, quan lại được tự do buôn bán.
Ruộng cấp cho nông dân không được chuyển nhượng
 Nông dân phải chịu nghĩa vụ ngang nhau về thuế và lao dịch. Đến thời Tùy, Đường
nghĩa vụ đó được quy định thành 3 loại gọi là :
Tô: thuế đánh vào ruộng lúa, nộp bằng thóc
Dung: thuế hiện vật thay cho nhiệm vụ lao dich, nộp bằng lúa
Điệu: thuế đánh vào đất trồng dâu, nộp bằng lúa
- Ruộng tư nhân:
 Cuối đời Đường chế độ quân điền không còn nữa. Ruộng đất từ nhà Tống trở về
sau ngày càng thu hẹp. Các quan lại được ban cấp ruộng đất đã lập đồn điền, điền
trang gọi là quan trang, tỉnh trang
 Từ thời Chiến Quốc, ruộng đất tư nhân xuất hiện, phần lớn tập trung trong tay địa
chủ. Chẳng hạn, Trương Vũ thời Tây Hán có 400 khoảnh ruộng, Lương Kỳ chiếm
vùng đất 1000 dặm. thời Đường, Lý Tịch được ban 1000 khoảnh. Đời Minh, Ngụy
Trung Hiền được cấp 10k khoảnh, Phúc Vương 20k khoảnh. Đời Nguyên quý tộc
chiếm nhiều ruộng đất 20k khoảnh.
 Trong các điền trang trồng các loại ngũ cốc, dâu, đay, cây ăn quả; có ao cá, bãi
chăn nuôi; có nghề nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải, nhuộm, may, chế tạo vũ khí
 Người lao động trong điền trang từ thời Hán đến Nam- Bắc Triều goi là điền khách,
bộ khúc, nô tỳ
 Thời Nguyên Phật giáo Lạt Ma phát triển, nhiều chùa được ban cấp nhiều ruộng
đất 325k khoảnh và có nhà sư có khoảng 20k khoảnh
 Ấn Độ:
- Từ thời Gúp-ta (320-500) quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước. Các quan
lại được cấp ruộng đất để làm bổng lộc. Các đền chùa Phật giáo và Balamon
giáo cũng được nhận nhiều ruộng đất. Thời Hác-xa có 2 loại: có thời hạn và
vĩnh viễn
 Loại có thời hạn gọi là patta phong cho các quan lại nhà nước và chỉ được sd
trong thời kỳ còn đang chức vụ, không được cha truyền con nối
 Loại ban cấp vĩnh viễn gọi là Grax cho đền chùa, tăng lữ được sd vĩnh viễn,
không chịu một nghĩa vụ nào và có toàn quyền sử dụng, thu tô, thuế trên ruộng
đất của mình. Thậm chí còn có quyền xử án nông dân lệ thuộc mình trong các
trường hợp trộm căp, dối lừa
 Hiện tượng mua bán ruộng đất cũng trở nên phổ biến ở Ấn Độ
- Về xã hội gồm lãnh chúa phong kiến và nông dân lệ thuộc lãnh chúa gồm
Barama, tăng lữ Phật giáo, quý tộc, võ sĩ. Trong đó, Barama có nhiều đặc
quyền đặc lợi nhất
- Giai cấp nông dân là Vaisia, nô lệ là Sudra. Hình thức bóc lột là tô, sản vật là ½
hoặc ¼ số hoa lợi thu hoạch. Ngoài ra, họ phải làm lao dịch như xd cung điện,
các công trình thủy lợi
- Đến thời kỳ Mô-gôn (1526-1857) chế độ ruộng đất có sự thay đổi, thuế được
tính bằng 1/6 – 1/3 sô hoa lợi thu hoạch được. Đến năm 1574 thay thế hiện vật
bằng tiền
 Việt Nam:
- Nhà Lê: ban cấp cho quan lại cao cấp gọi là lộc điền, giao cho địa phương cày
cấy gọi là quân điền, một phần nhà nước quản lý gọi là ruộng quốc khố và đồn
điền. VD: Nguyễn Chích- 100 mẫu, Nguyễn Công Duẩn- 470 mẫu, Nguyễn Xí,
Đinh Liệt-350 mẫu
- Ruộng quân điền là ruộng công. Luật Hồng Đức quy định mọi người dân trong
xã thôn đều được hưởng chế độ quân điền với thời hạn 6 năm 1 lần cấp. Người
được cấp chỉ có quyền chiếm giữ để cày cấy, không có quyền nhượng bán
- Ngoài 2 hình thức trên thời Lê Sơ ruộng đất tư cũng phát triển mạnh. Sự phát
triển của ruộng đất tư luôn gắn với sự mua bán, chuyển nhượng, thừa kế và
tranh chấp ruộng đất. Có hai loại mua bán là bán đợ và bán đứt. Bán đợ là khi
nào có tiền thì chuộc lại, thời gian chuộc lại là 20 đến 30 năm. Bán đứt là người
chủ cũ hoàn toàn không có quyền gì đối với ruộng đất đã bán
 Triều Tiên:
- Vương triều Tân La (676-936) thi hành chế độ đinh điền để cấp khẩu phần cho
nông dân và thu tô, dung, điệu
- Đến thời Koryo nhà nước ban hành chính sách ruộng đất mới gọi là điền sài
khoa. Tức là thống kê toàn bộ ruộng đất trong nước rồi chia cho quan văn võ
theo phẩm hàm
- Thời kỳ Choson năm 1391 nhà Lý ban hành chế độ ruộng đất mới gọi là khoa
điền pháp. Tức là cấp cho công chức theo 18 thứ hạng và quy định chỉ có vùng
đất tại kinh đô Kyonggi nhằm hạn chế sự chiếm đất đai của quý tộc địa phương.
Binh lính được cấp ruộng đất ở các địa phương gọi là quân điền. Ruộng đất còn
lại do nhà nước quản lý giao cho nông dân cày cấy để thu tô thuế
 Nhật Bản:
- Sau cuộc cải cách Taika, NB bước vào giai đoạn PK xóa bỏ sở hữu ruộng đất tư
nhân chuyển thành quyền sở hữu ruộng đất nhà nước, cư dân trở thành thần dân
của nhà nước. Đông thời, nhà nước ban hành chế độ ban điền (chia ruộng), nam
giới từ 6 tuổi trở lên được cấp 12 ha, nữ giới bằng 2/3 nam. Thuế cho nông
nghiệp 3% tổng thu hoạch với mức dưới 1 mẫu và trên 25% có số ruộng trên 1
mẫu
- Nắm quyền lực cao nhất là Thiên hoàng, dưới là các cơ quan quản lý như Nội
chính, Tư pháp, Quân sự, Kinh tế tài chính. Dưới vua là bộ máy triều đình được
tổ chức thành Đại Hội đồng nhà nước do tể tướng đứng đầu và có 8 bộ gồm bộ
TW, Lại, Hộ, Binh, Hình, Ngân khố, Cung vua
- Bước sang thời kỳ Hayan chế độ ban điền tan rã, chế độ trang viên phong kiến
ra đời và phát triển trên cơ sở sự ra đời của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Từ thế kỷ X ruộng đất của lãnh chúa có thế lực được miễn thuế. Điều này đã
dẫn tới mâu thuẫn với lợi ích nhà nước. Để hạn chế trang viên, Thiên hoàng đã
ban lệnh lập các Kỳ lục sở kiểm tra và thu hồi đất và thuế cho nhà nước. Tuy
nhiên, hiệu lực của nhà nước cũng không mạnh, các chúa PK còn lập các lực
lượng võ sĩ Samurai
- Trên cơ sở đó, quan hệ thái ấp cũng xuất hiện, võ sĩ phải dâng trọn đời mình
cho sự hưng vong của đoàn thể võ sĩ
- Thời kỳ Mạc phủ Tô-cư-ga-oa: xh có 4 đẳng cấp: võ sĩ, nông dân, thợ thủ công
và thương nhân
- Võ sĩ thời Tô-cư-ga-oa bao gồm hầu hết giai cấp phong kiến chia làm nhiều thứ
bậc khác nhau. Thứ nhât là tướng quân có nhiều ruộng đất (khoảng 1/3 ruộng
đất của cả nước), sau đó là các Daimyo (lãnh chúa đại danh), nông dân là lực
lượng đông đảo nhất chiếm 80% và bị bóc lột nặng nề, đời sống vô cùng khổ
cực
- Từ thế kỷ 18, do kinh tế phát triển địa vị thương nhân dần thay đổi, nhiều võ sĩ
muốn trở thành thương nhân, thương nhân giàu có lại gia nhập võ sĩ
- Đến năm 1867 Mạc phủ Tô-cư-ga-oa bị sụp đổ
 So sánh:
- Phương Tây: sở hữu tư nhân về ruộng đất, kinh tế lãnh địa, quan hệ nông nô rất
phát triển. CXNT bị xóa bỏ khá nhanh. Chế độ phân quyền cát cứ
- Phương Đông: sở hữu nhà nước là chủ yếu, tuy có sở hữu tư nhân về ruộng đất
nhưng không nhiều. Sau đó sở hữu nhà nước tan rã sớm hơn, kinh tế điền trang,
thái ấp, trang viên gần giống với kinh tế lãnh địa
- Phương Đông còn có kinh tế địa chủ dưới dạng nhà nước và tư nhân. Nông dân
và tá điền là lực lượng lao động chủ yếu. Ngoài ra trong xã hội còn có thương
nhân và thợ thủ công
- Công xã nông thôn bảo toàn lâu dài hơn, chế độ phong kiến với xu thế tập
quyền mạnh hơn, mang tính chuyên chế cao hơn xuất phát từ lý do là phải xây
dựng các công trình thủy lợi và bảo vệ đất nước.

CÂU 8: Trình bày chính sách thực dân của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thời cận đại

 Chính sách thực dân của người Bồ Đào Nha


- Sau khi tìm đường sang Ấn Độ, người Bồ Đào Nha muốn độc chiếm con đường
này. Họ đã lần lượt loại các đối thủ cạnh tranh là người Ả Rập, Ai Cập và
người Ý. Năm 1509 cuộc hải chiến giữa Bồ Đào Nha và Ả Rập diễn ra ở Địa
Trung Hải. Kết quả là người Ả Rập bị thua, Bồ Đào Nha độc chiếm con đường
sang Ấn Độ
- Năm 1509 người Bồ đến Xu-ma-tơ-ra. Năm 1511 đến Ma-lác-ca và đảo Gia-va
và án ngữ con đường buôn bán Ấn Độ-Trung Quốc. Năm 1520 người Bồ Đào
Nha đến Ma Cao. Năm 1542 đến Nhật Bản. Năm 1500, Braxin cũng thành
thuộc địa của người Bồ Đào Nha
- Tuy nhiên, thành quả của người Bồ Đào Nha nhanh chóng chuyển sang tay giai
cấp tư sản Anh, Pháp, Hà Lan. Sau đó, Bồ Đào Nha bị lệ thuộc vào Tây Ban
Nha 60 năm (1580-1640). Năm 1588 Bồ Đào Nha bị Hà Lan đánh bại và bị mất
các thuộc địa ở Đông Nam Á và Ấn Độ
 Chính sách thực dân của người Tây Ban Nha
- Trước khi người Tây Ban Nha đến châu Mỹ, cư dân châu Mỹ đang sống trong
giai đoạn cao của chế độ thị tộc. Chỉ có 3 tộc là May-a, A-dơ-tếch và In-ca là
văn minh phát triển
- Người May-a và người A-dơ-tếch là chủ nhân của vùng Mê-xi-cô ngày nay. Họ
có trình độ văn hóa khá cao, biết xây dựng thành thị, lâu đài, có đền chùa nguy
nga, lộng lẫy, biết chế tạo đồ dùng bằng vàng, đồng, làm ruộng bậc thang, hệ
thống tưới nước. họ đã bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước
- Người In-ca: là tộc lớn nhất sống trên lãnh thổ Pê-ru ngày nay, kinh tế nông
nghiệp, có nhiều công trình đồ sộ bằng đá, có chữ viết.
- Sau khi chinh phục được nhiều vùng đất châu Mỹ, người Tây Ban Nha đã cướp
vàng bạc, chiếm ruộng đất của thổ dân, bắt thổ dân làm việc trong các đồn điền,
hầm mỏ. Sự lao động khắc nghiệt làm cạn kiệt sức khẻo khiến cho thổ dân bị
tiêu diệt nhanh chóng. Đến cuối thế kỷ XVI đa số thổ dân Mê-xi-cô, Trung Mỹ,
Nam Mỹ bị tiêu diệt.
- Sau đó, Tây Ban Nha đã lung bắt người da đen châu Phi để bù vào số lao động
bị thiếu hụt đó. Nhiều người da đen do bị lao động quá khổ cực mà chết.

CÂU 9: Trình bày quá trình thực dân hóa ở phương Đông

CÂU 10: Trình bày quá trình phi thực dân hóa ở phương Đông (Thái Lan, Nhật Bản)

Nhật Bản:

 Kinh tế: Đầu thế kỷ 19 nền kinh tế tự nhiên của Nhật Bản ngày càng bộc lộ rõ tình
trạng yếu kém. Trong khi đó, công thương nghiệp phát triển mạnh và đã tác động
tích cực tới xã hội.
 Xã hội: Trước khi thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền, xã hôi Nhật Bản có 4 đẳng
cấp chính
- Daimyo gồm quý tộc phong kiến có quân đội, lãnh địa, chế độ thuế khóa và
luật pháp riêng. Có khoảng gần 300 Daimyo chia thành chia thành 2 trường
phái: tiến bộ va bảo thủ
- Samurai là tầng lớp được luyện cả văn lẫn võ. Sau đó họ trở thành quý tộc có tư
tưởng chống lại Shogun (tướng quân)
- Thương nhân Osaca có vị trí đặc biệt quan trọng. Họ nắm giữ nguồn tài chính
mạnh chi phối cả Daimyo và tướng quân, thậm chí mua được cả tước hiệu
Samurai
- Nông dân chiếm 80% là những tá điền có cuộc sống ngèo khổ và thân phận
khốn khó. Hàng vạn người phải chạy ra thành thị vì không có ruộng đất, không
có việc làm.
 Chính trị: Trước khi thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, chính quyền phong kiến
Shogun (tướng quân) thời Mạc phủ Tô-cư-ga-oa tập quyền không cao, khá lỏng
lẻo. chủ nghĩa phong kiến không triệt để, không giống như các nước phương Đông
khác
 Nho giáo: Nho giáo kỳ Ê-đô tuy Tống Nho chiếm địa vị quan trọng trở thành hệ tư
tưởng chính nhưng người Nhật vẫn coi trọng Thần đạo. Ở Nhật không có chế độ
khoa cử Nho học như các nước khác nên không tạo ra tầng lớp Nho sĩ lạc hậu.
Ngoài Nho học, ở Nhật còn có Quốc học (Kokugaku) và Lan học (Ranggaku)
 Chế độ ruộng đất Nhật Bản tời Ê-đô chủ yếu tập trung trong tay các Daimyo, ruộng
đất bị phân tán trong tình trạng cát cứ nên không còn phù hợp với quy mô sản xuất.
 Chế độ ban điền của Nhật không chia ruộng đất theo địa phương mà chia theo chức
vụ nên đã phá vỡ CXNT. Gần giống như chế độ lãnh địa của phương Tây, ruộng
đất thiên về tư hữu, chính quyền phong kiến không kiểm soát chặt chẽ ruộng đất.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hàng hóa sớm phát triển
 Nửa đầu thế kỷ 18, công thương nghiệp phát triển mạnh. Công trương thủ công và
phường hội xuất hiện sản xuất kinh doanh hàng hóa và nộp cho nhà nước nghĩa vụ
bằng tiền. Thương đoàn lúa gạo, tơ lụa , thương nhân đông tới hàng ngàn, nhất là
Ô-sa-ca và Ê-đô
 Chính quyền Mạc phủ bị đổ 9/11/1867, thiên hoàng Minh Trị lên ngôi năm 15 tuổi.
ngày 1/3/1868 chính phủ mới được thành lập thực hiện cải cách của thiên hoàng
Minh Trị
- Hành chính: thống nhất đất nước , thiên hoàng lãnh đọa tối cao, xóa bỏ tước
hiệu các Daimyo, đổi thành Kadoku (quý tộc cấp cao), Samurai là Shidoku (sĩ
tộc) và Xudoduku (tốt tộc). Các lãnh chúa được bổ làm chi huyện , thu tô lãnh
địa thay bằng chế độ lương bổng. Đồng thời các bộ được thành lập và có bộ
trưởng.
- Nông nghiệp: đất đai trở thành hàng hóa và được tự do mua bán. Thuế đất là
3% giá đất và nộp bằng tiền. Chủ đất được lựa chọn cây trồng. nông nghiệp
được dựa vào quỹ đạo của thị trường
- Công thương nghiệp: tọa ra một thị trường thống nhất trong nước. Tạo thị
trường quốc tế và du nhập kỹ thuật tiên tiến, chế độ tiền tệ, đo lường và quan
thuế thống nhất. Công thương nghiệp được coi trọng nhất là công nghiệp quân
sự.
- Thực hiện chế độ giáo dục và chính sách cưỡng bức giáo dục…(quân sự, ngoại
giao, tài chính, ngân hàng…)

Thái Lan:

 Tuy không thành công như Nhật Bản nhưng Thái Lan cũng có những tiến đề nhất
định trong việc đưa đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa
 Trước nguy cơ bị xâm lược, Rama IV (Mông Kut: 1851-1868) đã ký với Anh hiệp
ước không bình đẳng đầu tiên (1855). Sau đó vua Xiêm lần lượt ký với Pháp, Mỹ,
Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Na Uy, Nga… với chủ đích là
lợi dụng các nước tư bản có mặt ở Xiêm cạnh tranh nhau để Xiêm tránh được tai
họa là thuộc địa của một trong các cường quốc tư bản
 Việc ký hiệp ước bất bình đẳng với nhiều quốc gia đã gây ra hậu quả tai hại biến
Xiêm thành thị trường phụ thuộc cung cấp lương thực, nguyên liệu và là nơi tiêu
thụ hàng hóa. Tuy nhiên, về khách quan, thị trường Xiêm nối liền với thị trường thế
giới, đấy nhanh quá trình tan rã của kinh tế tự nhiên, xuất hiện tầng lớp thương
nhân kinh doanh mới.
 Sau đó, thỏa hiệp Luân Đôn giữa Pháp và Anh 1896 biến Xiêm thnahf khu đệm và
thành nước phụ thuộc vào Anh và Pháp
 Rama V tiếp tục công cuộc cải cách Xiêm, nhằm canh tân đất nước theo hướng tư
bản chủ nghĩa, tháo gỡ Xiêm thoát khỏi sự ràng buộc của các hiệp ước bất bình
đẳng
- Xóa bỏ chế độ nô lệ
- Xóa bỏ chế độ lao dịch thay bằng nộp tiền
- Tăng nhanh xuất khẩu gạo
- Thực hiện cải cách hành chính, tài chính
 Cải cách của Rama V, VI ở Xiêm cuối cùng mang lại hiệu quả thiết thực, khiến
Xiêm không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như các quốc gia láng giềng Đông Nam
Á lúc đó.

CÂU 8: Phân tích một số phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở phương Đông (Ấn
Độ, Trung Quốc, Philippin, Việt Nam)

CÂU 9: Trình bày tình hình một số quốc gia phương Đông sau khi giành độc lập và con
đường phát triển của các quốc gia

You might also like