You are on page 1of 11

Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM


---o0o---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HỌC PHẦN: KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢI QUYẾT


VẤN ĐỀ

GV.ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích - Tổng hợp

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

YÊU CẦU:
1. Khi SV làm bài nhớ ghi chú rõ nguồn tài liệu
2. Sinh viên đọc tham khảo tham khảo các sách/trang web về kỹ năng mềm để
mở rộng tri thức

Tháng 9, 2021

1
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

Thông tin chung về học phần


1. Mô tả tóm tắt học phần (9)
Học phần gồm những chương cơ bản như sau: Chương 1. Khái niệm về kỹ
năng thích ứng và giải quyết vấn đề; Chương 2. Các mô hình và yêu cầu thích ứng;
Chương 3. Các mô hình và yêu cầu giải quyết vấn đề tích cực.

Học phần giúp người học lĩnh hội kiến thức về những vấn đề lý luận cơ bản
về thích ứng và giải quyết vấn đề, các mô hình thích ứng và mô hình giải quyết
vấn đề hiệu quả như: mô hình PHA, mô hình KANPAN, và mô hình 05 bước giải
quyết vấn đề... Trên cơ sở đó, giúp người học vận dụng vào thực tiễn công tác
nhằm giúp người học hòa nhập, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi, có
khả năng thích ứng một cách linh hoạt, dễ dàng làm việc trong nhiều môi trường
khác nhau và có kỹ năng xử lý các vấn đề, tháo gỡ các bế tắc trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
2. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần
2.1. Mục tiêu học phần (10)
Mục tiêu học Mô tả CĐR CTĐT phân bổ
phần cho học phần
- Có khả năng làm việc độc lập và thích
ứng với sự thay đổi trong quá trình diễn ra
PLO 2.1.1
hoạt động bảo vệ pháp luật.
O1 PLO 2.4.2
- Giải quyết vấn đề một cách hiệu quả,
sáng tạo ngay trong môi trường không xác
định hoặc thay đổi.
Hiểu được bản chất, những vấn đề lý luận cơ
PLO2.1.2
bản về mô hình thích ứng và mô hình giải
PLO2.3.1
quyết vấn đề
O2 PLO2.1.1
Phân tích được các kỹ thuật cần áp dụng PLO2.1.2
trong các mô hình thích ứng và giải quyết vấn PLO2.3.1
đề PLO2.4.1
PLO2.4.2
Vận dụng được các kỹ năng làm việc độc PLO2.1.1
O3 lập và thích ứng với sự thay đổi trong quá PLO2.1.2
trình diễn ra hoạt động bảo vệ pháp lý. PLO2.3.1

2
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

Mục tiêu học Mô tả CĐR CTĐT phân bổ


phần cho học phần
Giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, PLO2.4.1
sáng tạo ngay trong môi trường không xác PLO2.4.2
định hoặc thay đổi.
2.2. Chuẩn đầu ra học phần (11)
Học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
Mục tiêu Mã CĐR
CĐR học phần
học phần HP
Có khả năng làm việc độc lập và thích ứng với sự thay đổi
trong quá trình diễn ra hoạt động bảo vệ pháp luật.
CLO 1
O1 Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt và có tư duy phản biện
tích cực khi tham gia các tình huống giải quyết vấn đề một cách
hiệu quả và sáng tạo ngay trong môi trường không xác định
hoặc thay đổi.

CLO 2 Mô tả được các yếu tố cần thiết và vai trò của kỹ năng thích
ứng và giải quyết vấn đề.

O2 Giải thích được quy trình hình thành của kỹ năng thích ứng và
CLO 3
giải quyết vấn đề.
Phân tích được các kỹ thuật áp dụng trong mô hình thích ứng
CLO4
và giải quyết vấn đề để giải quyết một tình huống cụ thể
Vận dụng được các kỹ năng làm việc độc lập và thích ứng
với sự thay đổi trong quá trình diễn ra hoạt động bảo vệ
CLO5
O3 pháp lý.
Vận dụng được các kỹ năng để giải quyết các tình huống phát
sinh trong cuộc sống.

3. Nội dung chi tiết học phần (13)


A. PHẦN LÝ THUYẾT

Phần 1. Khái niệm về kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (5 tiết)
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Kỹ năng thích ứng
1.1.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

1.2. Vai trò của kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề

3
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

1.3. Đòi hỏi của thực tiễn về kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề của người lao
động
Phần 2. Các mô hình và yêu cầu thích ứng (10 tiết)
2.1. Các mô hình thích ứng
2.1.1 Mô hình “Chiến lược thích ứng”
2.1.2 Mô hình “Lục tri”
2.1.3 Mô hình “Phân tích SWOT”
2.2. Các yêu cầu thích ứng hiệu quả
Phần 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (5 tiết)
3.1. Một số khái niệm
1.1.1.Khái niệm vấn đề
1.1.2.Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề
3.2. Lợi ích của giải quyết vấn đề
3.3. Các kiểu tư duy trong giải quyết vấn đề
3.4. Qui trình hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề

Phần 4. Các mô hình và công cụ giải quyết vấn đề tích cực (10 tiết)
4.2 Mô hình 6 giai đoạn giải quyết vấn đề tích cực và các công cụ/kỹ thuật

4.2.1 Nhận diện vấn đề - áp dụng Mô hình 5W1H


4.2.2. Nhận là chủ sở hữu của vấn đề - hình thành tư duy nhận thức
4.2.3. Hiểu vấn đề (xác định nguyên nhân – áp dụng Sơ đồ Cây vấn đề
4.2.4. Chọn giải pháp – Sơ đồ lựa chọn/ Phân tích SWOT
4.2.5. Thực hiện giải pháp – Lập kế hoạch cụ thể, áp dụng Mô hình PHA
4.2.6. Đánh giá và điều chỉnh -
B PHẦN THỰC HÀNH

- Bài tập thực hành được đan xen vào nội dung học tập nhằm giúp người học chủ
động phát triển tư duy và đánh giá về khả năng thích ứng của bản thân, đề xuất biện
pháp cải thiện trong học tập và cuộc sống.
- Phân tích ưu và nhược điểm của một tình huống giải quyết vấn đề của bản thân
mình một cách nghiêm túc.
- Thực hành mô hình giải quyết vấn đề 5 bước theo tình huống giả định hoặc
phát sinh.
5. Học liệu (15)
6.1. Giáo trình học phần

4
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

1. Huỳnh Văn Sơn (2012), Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư
phạm, NXB Giáo dục VN.
2. Tài liệu học phần của Giảng viên, lưu hành nội bộ.
5.2. Danh mục tài liệu tham khảo
3. Huỳnh Văn Sơn (2009), Bạn trẻ và kỹ năng sống, NXB Lao động - Xã hội.
4. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên) (2011). Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm, NXB.
Trẻ.
5.3. Trang web có thể sử dụng
5.4. Phần mềm sử dụng [năm phát hành/phiên bản, tên phần mềm]

6. Đánh giá kết quả học tập


LOẠI HÌNH ĐÁNH CÁC CHUẨN CẤU TRÚC
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
GIÁ ĐẦU RA ĐƯỢC ĐIỂM
ĐÁNH GIÁ (%)
Hoạt động cá nhân:
CLO1
Tích cực cá nhân: A2.1, A3.1, Tích cực cá nhân
A4.1, A5.1, A6.1 Điểm 10%
Thảo luận/Bài tập nhóm: 5 bài
A1.2. Bài tập thảo luận nhóm
ĐÁNH GIÁ QUÁ A2.2 Bài tập nhóm (Thiết lập
TRÌNH (30%) Chiến lược phát triển khả năng CLO1
Tổng 4 bài/20%
thích ứng) CLO2
(5%/bài)
A4.2 Thảo luận nhóm CLO3
A5.2. Thảo luận nhóm (phân tích CLO4
vấn đề phát sinh trong cuộc sống)
A6.2 Cảm nhận trải nghiệm làm
việc nhóm
A2.3 Bài tập nhóm giữa kỳ
(Thuyết trình nhóm 1,2,3) CLO1
CLO2
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CLO3 20%
A5.3. Bài tập nhóm giữa kỳ CLO4
(Thuyết trình nhóm 4,5,6) CLO5

CLO2,
ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ Tiểu luận cá nhân/ nhóm CLO3,CLO4 50%
CLO5
7. Quy định của học phần
- Nộp bài tập đúng hạn quy định.
- Tham gia tương tác trên Google Classroom
- Có phân công nhiệm vụ nhóm rõ ràng, luân phiên báo cáo, đảm bảo tất các thành
viên đều được báo cáo.

5
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

TÀI LIỆU HỌC TẬP


Buổi 1:
Chương 1. Khái niệm về kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề
1.1. Khái niệm chung
1.2. Vai trò của kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề
1.3. Đòi hỏi của thực tiễn về kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề của người lao động
Tài liệu tham khảo:
1. Huỳnh Văn Sơn (2012), Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư phạm, NXB
Giáo dục VN.
2. Trần Văn Tá (2018), Kỹ năng thích ứng với môi trường sinh hoạt của sinh viên năm thứ
nhất Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II, Tạp chí Giáo dục, số 432
3. Huỳnh Văn Sơn (chủ nhiệm) và cộng sự (2015), Kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên, Đề tài NCKH và công nghệ cấp Bộ.
Web:
4. https://andrews.edu.vn/kha-nang-thich-ung-ky-nang-hang-dau-trong-thoi-dai-cong-nghe/
5. https://odoovietnam.com.vn/kha-nang-thich-ung/

Chương 1. Khái niệm về kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề


1.1. Khái niệm chung
 Hoạt động: Bạn có suy nghĩ gì khi nghe từ “Kỹ năng” và “” Thích ứng”
 Khái niệm Kỹ năng:
Kỹ năng đã được nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384-322) xem như một phẩm chất,
một phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “biết định hướng,
biết làm việc, biết tìm tòi”.
Trong từ điển Tâm lý học của Colman A. M., “Kỹ năng là sự thông thạo, hiểu biết
chuyên môn sâu, là khả năng đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nhất định; cụ thể là
một cách thức thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn
luyện và thực hành” [87].

 Khái niệm Kỹ năng thích ứng:


Kỹ năng Thích Ứng là vô cùng cần thiết và là một kỹ năng sống không thể thiếu với cuộc đời
mỗi người nói chung và nhất là trong môi trường, điều kiện học tập mới
Có thể đề cập đến những vấn đề lý luận hay kinh nghiệm tiếp cận vấn đề thích ứng như sau
(Trích lại từ đề tài “Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh
viên”): “Thích ứng” hay “thích nghi” - Những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong
các công trình nghiên cứu về sinh vật học, chúng mang ý nghĩa chỉ những sự thay đổi của cơ thể sinh

6
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

vật cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Đầu thế kỉ 20,
thuật ngữ “thích ứng” được sử dụng trong Tâm lý học và ngày càng được nghiên cứu rộng rãi trong
khoa học này và một số ngành khoa học xã hội khác như khoa học giáo dục, kinh tế học, xã hội học.
Spencer H. (1820 - 1903) với tác phẩm nổi tiếng “Những nguyên lý Tâm lý học” (1895).
ông đã phân tích quá trình thích ứng tâm lý ở con người để đưa ra luận điểm: “Cuộc sống là sự
thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong với mối quan hệ bên ngoài” [65].
Năm 1980, Janes .W với tác phẩm “The Principles of Psychology” đã tiến hành phân tích
những nguyên lý của sự hình thành và phát triển tâm lý con người dựa trên cơ sở của sự thích
ứng, trong đó cơ chế thích ứng là cơ chế cơ bản của sự hình thành tâm lý người. Ông cho
rằng“Nghiên cứu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài” và ông khẳng
định đó chính là: Bản chất của quá trình thích ứng của cá thể [65].
Theo D.A.Andreeva (1973) “Thích ứng là quá trình tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu
và có mục đích của nhân cách”
Gần đây, tác giả Trần Văn Tá (2018) cho rằng: KNTƯ là khả năng vận dụng tri thức,
kinh nghiệm nhằm điều chỉnh nội dung, phương thức hoạt động và giao tiếp của bản thân cho
phù hợp với điều kiện môi trường sống để tồn tại và phát triển.
Natalie Fratto – một nhà đầu tư và tác giả người Mỹ – khẳng định rằng: khả năng thích
ứng là một kỹ năng must-have của thời đại mới. Khả năng thích nghi nhanh chóng với môi
trường sống và môi trường công việc mới là cơ chế chọn lọc những người có tố chất thành
công.
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998), Thích ứng có nghĩa “Là phù hợp với điều kiện mới,
nhờ những thay đổi, điều chỉnh nhất định”
Tóm lại, kỹ năng thích ứng là kỹ năng mềm giúp nhanh chóng học hỏi các kiến
thức mới, thích nghi nhanh để đáp ứng với những thay đổi của hoàn cảnh để đạt được
mục tiêu.
Bài tập cá nhân:
1. Theo cuốn “Quy tắc bạch kim”, khả năng thích ứng của con người được hình thành từ hai
phần riêng biệt: Khả năng thích ứng đến từ thái độ; bạn sẵn sàng thay đổi như thế nào? Và
khả năng thích ứng đến từ bẩm sinh; bạn thực sự có khả năng thích ứng với sự thay đổi thế
nào? Chúng ta sẽ thấy rằng ít nhất mình có khả năng kiểm soát 50% khả năng thích ứng. Bạn
đồng ý hay không? Vì sao?
Nếu đồng ý, vì:……………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………….
Nếu không, vì:……………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………….
2. Với đại dịch Covid-19, bạn hãy nêu 03 điều mà bạn phải thay đổi trong cuộc sống hiện

7
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

nay? Điều này gây ảnh hưởng gì tới bạn? -ghi lại cảm xúc
….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………….

1.2. Vai trò của kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề
a. Vai trò của thích ứng tâm lý - xã hội
Sự “thích ứng” được bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện sống mới,
hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ thống ứng xử phù hợp đảm bảo cho cá
nhân hoạt động và giao tiếp có kết quả. Điều đó có nghĩa: Các ứng xử đặc trưng phù hợp với
yêu cầu, điều kiện sống và kết quả hành động cá nhân là chỉ số khách quan cơ bản để đánh giá
trình độ thích ứng của cá nhân. Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải tham gia lao
động sản xuất và các mối quan hệ xã hội. Mỗi xã hội đều có những đặc trưng riêng và luôn
biến động không ngừng. Nếu con người không có khả năng thích ứng, hoặc thích ứng không
kịp sẽ bị đào thảo.
Khi con người có khả năng thích ứng sẽ dễ dàng thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội,
có ứng xử phù hợp. Con người vui vẻ, lạc quan hơn nếu thích ứng được với môi trường.
Thậm chí con người có thể cải tạo môi trường để thích ứng dễ dàng hơn.
Do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa,... làm cho xã hội phát triển ngày càng nhanh thì vai trò của thích ứng lại càng quan trọng.
Có thích ứng được con người mới giảm bớt sự căng thẳng và hoạt động có hiệu quả. Sự thích
ứng không chỉ giúp con người không chỉ hòa đồng với nhóm, tập thể xung quanh mà hòa
đồng với thế giới rộng lớn. Thích ứng để trở thành người công nhân toàn cầu là mục đích của
nền giáo dục trong thời đại ngày nay.
b. Vai trò của kỹ năng thích ứng và sự phát triển của kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc
Thích ứng là một quá trình lâu dài, diễn ra trong suốt cuộc đời con người. Theo đó,
thích ứng nghề nghiệp cũng sẽ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp. Trước
tiên, kỹ năng thích ứng sẽ giúp họ giúp họ giải quyết những khó khăn trước mắt, hoàn thiện
tri thức lẫn kỹ năng trong thực tập tốt nghiệp. Kỹ năng thích ứng sẽ giúp chúng ta trở nên
chủ động trong bất cứ hoàn cảnh nào, không vấp phải bất kỳ khó khăn nào.
Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu về các đặc điểm nhân cách đặc trưng. Nói
cách khác, đó là quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục và hoàn thiện các phẩm chất đạo
đức người làm nghề. Trong quá trình đó, việc phát triển kỹ năng thích ứng là yếu tố cơ bản
giúp cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách đạt kết quả tốt nhất. Phát triển kỹ năng

8
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

thích ứng có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và rèn luyện những phẩm chất
nhân cách của người hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.
Trong học tập phát triển nghề nghiệp, kỹ năng thích ứng giúp sinh viên nhanh thích nghi
với môi trường học tập và rèn luyện ở môi trường thực tập tốt nghiệp. Từ đó, sinh viên chủ
động học tập và rèn luyện những phẩm chất nhân cách, hoàn thiện tri thức và kỹ năng cho
nghề nghiệp tương lai. Kỹ năng thích ứng giúp họ vượt qua những khó khăn, những bỡ ngỡ
ban đầu dễ dàng hơn và từ nó nuôi dưỡng nhiệt huyết và tinh thần với nghề vững bền hơn.
c. Vai trò của kỹ năng thích ứng trong giải quyết vấn đề
Nếu không biết xác định vấn đề cần giải quyết để thích ứng, không biết tìm kiếm giải
pháp, không quyết tâm thực hiện giải pháp, cũng như không biết chia sẻ, hợp tác với người
khác thì việc thích ứng với sự thay đổi là rất khó khăn.
Khả năng thích ứng là một phẩm chất quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở
những nhân viên đầu thế kỷ 21. Với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, sự đa dạng và xã
hội, các công ty cần những nhân viên cởi mở với những ý tưởng mới, đủ linh hoạt để giải
quyết các vấn đề thách thức và thường có thể đối phó khi mọi thứ không diễn ra theo kế
hoạch.
Một người có khả năng thích ứng tốt luôn sẵn sàng bắt tay vào làm việc với những điều
mới mà không bị trói buộc bởi các quy trình làm việc cũ kỹ hay môi trường làm việc quen
thuộc. Họ hiểu và lường trước những thay đổi và không hề nao núng khi mọi thứ không theo
kế hoạch.
Những người thích ứng giỏi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật kiến
thức mới trong việc thích nghi và phát triển ở môi trường kinh doanh . Dù bận rộn, họ luôn
biết dành thời gian, đọc sách báo về tình hình kinh tế , xã hội trong ngày.
Một nhân viên có kỹ thích ứng sẽ hòa nhập rất nhanh trong môi trường làm việc mới,
đáp ứng được các yêu cầu công việc trong điều kiện làm việc hiện có, ngay cả khi mọi thứ
diễn ra không đúng như kế hoạch. Họ thường hoàn thành tốt các công việc của chính mình và
công việc chung trong Team.

1.3. Đòi hỏi của thực tiễn về kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề của người lao
động
Thích ứng trong môi trường mới là một quá trình vận động có nhiều sự thay đổi về
nhận thức, thái độ, hành vi, đòi hỏi năng lực, kĩ năng nhất định củamỗi cá nhân. Trong đó, kĩ
năng thích ứng (KNTƯ) là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cá nhân có thể tồn tại và phát
triểnmột cách tốiưu trước những biến đổi của môi trường sống.
Câu nói: "Kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất - mà là kẻ
thích nghi nhanh nhất" - Charles Darwin

9
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng thích ứng như thế nào?
○ Nhận biết được những yếu tố bị ảnh hưởng do sự thay đổi môi trường gây ra
○ KN Xây dựng và thiết lập mối quan hệ
○ Những thói quen tích cực để rèn luyện kỹ năng thích ứng
○ Thay đổi tư duy của bản thân và có khả năng cải tạo những hoạt động phù hợp hơn
○ Phương pháp quản lý, phân bổ thời gian và mục tiêu
○ Học cách quản lý sự thay đổi để Thích ứng với môi trường

Bài tập suy ngẫm:


Để rèn luyện kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề trong cuộc sống và công việc, bạn
cần quan tâm và trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn có thể thích ứng được với những tình huống mới và những thử thách mới trong công
việc không?
- Bạn có sẵn sàng đón nhận sự thay đổi không?
- Có khả năng làm việc độc lập/ hoặc làm việc đồng đội với tư cách là thành viên của một
nhóm.
- Có khả năng đảm nhận nhiều nhiệm vụ công việc/ hoặc tham gia nhiều dự án cùng một
lúc hay không?
- Đầu óc bạn có rộng mở với những ý tưởng mới hay không?
- Bạn có tư duy đổi mới, biết đề xuất những giải pháp, cách thức khác nhau để hoàn tất
công việc hay không?
- Chấp nhận những thay đổi và biết tận dụng những thay đổi đó để đem lại cơ hội phát
triển.
- Bạn có biết đón nhận những thông tin phản hồi và học hỏi từ những thiếu sót, lỗi lầm
của mình hay không?
Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm chọn 01 - 02 câu hỏi trên, thảo luận và nêu các ý chính
….………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………..

10
Tài liệu học tập Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (lưu hành nội bộ)

11

You might also like