You are on page 1of 12

Câu 1 .

I. Tính đa dạng của của Thế giới tự nhiên


- Những dạng điển hình của thế giới tự nhiên đã cho ta thấy được sự đa dạng
của nó . Sự đa dạng đó giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái và cung
cấp cho con người những tài nguyên hữu ích .
VD : Sự đa dạng của thế giới vô sinh cung cấp cho con người tài nguyên hữu
ích , khoáng sản , năng lượng , …. phục vụ cho cuộc sống con người .
- Đa dạng sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường ở Việt Nam , là cơ sở để đảm bảo an ninh lương thực ,
duy trì nguồn gen vật nuôi , cây trồng , cung cấp nguyên liệu cho xây dựng …
- Bảo tồn đa dang sinh học không chỉ là vấn đề của một quốc gia , một đia
phương,…mà là vấn đề của chung tất cả các nước .
 Đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi ,
bao gồm : các hệ sinh thái trên cạn , sinh thái trong đại dương ,…. Thuật
ngữ đa dạng sinh học cũng bao hàm sự khác nhau trong một loài , giữa
các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau .

II Tính cấu trúc của thế giới tự nhiên .

- Thế giới tự nhiên tuy đa dạng , luôn vận động và phát triển nhưng chúng ra có
thể nhận thấy mọi sự vật , hiện tượng tồn tại trong TGTN đều có cấu trúc
nhất định . Chính vì vậy mà khi nghiên cứu về TGTN , các nhà khoa học
thường xây dựng nên các mô hình đại diện cho các sinh vật , hiện tượng trong
tự nhiên.
VD : Mô hình hành tinh của nguyên tử của Rutherford
Mô hình nguyên tử Bohr .
- Với những sự vật hiện tượng tồn tại trong TGTN mà có cấu trúc quan sát được
thì các cấu trúc đó thường hiển hiện ở dạng hình học nào đó , hình đơn lẻ hoặc
hình tổ hợp .
- Đa số các thực thể trong tự nhiên là không nhẵn , không tròn , là những thứ rối
ren , chằng chịt . Sự không đều đặn của thực thể không phải tuyệt đối ngấu
nhiên mà trong hình thể không đều đặn có đều đặn . Những thực thể như thế
được gọi là thực thể Fractal . Với những thực thể Fractal , dù vị trí quan sát
gần hay xa thì những chi tiết nhỏ khi đến gần hiện ra giống như nhìn từ xa , vật
thể vẫn thể hiện bấy nhiêu mức của tính không đều đặn .
- Việc cải tiến các mô hình hay xây dựng các mô hình mới dựa trên những mô
hình trước đó , là công việc thường xuyên của các nhà khoa học nối tiếp nhau
từ thế hệ này sang thế hệ khác .
- Trong công nghệ thông tin , dữ liệu của các bài toán thực tế đều được tổ chức
dưới các dạng có cấu trúc trước khi được chuyển hóa cho máy tính thực hiện .
Cụ thể , một cấu trúc dữ liệu là định dạng cho việc tổ chức , xử lý , thu hồi và
lưu trữ dữ liệu . Mỗi cấu trúc dữ liệu chứa đựng thông tin về giá trị dữ liệu ,
mối quan hệ giữa các dữ liệu và các phép toán thực hiện trên dữ liệu đó .
- Một số ví dụ cấu trức dữ liệu cơ bản :
+) Ngăn xếp
+) Hàng đợi
+) Cây
+) Đồ thị

III. QUY LUẬT VỀ TÍNH HỆ THỐNG CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN


4.3. Quy luật về tính hệ thống của Thế giới tự nhiên
- Vật chất trong tự nhiên tồn tại và được tổ chức thành các hệ thống. Vậy trước tiên
chúng ta phải xác định được
4.3.1. Hệ thống là gì?
- Hệ thống là một tổng thể bao gồm một nhóm các thực thể tương tác hoặc liên quan
với nhau tạo thành một thể thống nhất để thực hiện một chức năng. Mỗi bộ phận của
hệ thống thực hiện một vai trò khác nhau và tương tác qua lại với nhau, đảm bảo việc
thực hiện chức năng chung của toàn bộ hệ thống.
Ví dụ một cỗ máy là một hệ thống các chi tiết liên kết với nhau thực hiện chức năng
của cỗ máy…
- Hệ thống là đối tượng nghiên cứu của Lí thuyết hệ thống. Lí thuyết hệ thống
xem thế giới là một hệ thống phức tạp gồm các phần kết nối với nhau.
- Người ta có thể tạo ra các biểu diễn (mô hình) đơn giản hóa của hệ thống để
hiểu nó và dự đoán hoặc tác động đến hình thái tương lai của nó. Những mô
hình này có thể xác định cấu trúc và hình thái của hệ thống.
Vd mô hình hệ mặt trời.
4.3.2. Có những hệ thống nào tồn tại xung quanh chúng ta?
- Có các hệ thống trong Tự nhiên như các hệ cơ quan trong cơ thể sống (hệ tiêu hóa,
hệ sinh sản,…) hay hệ thống Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời (chu kì chuyển động
của Mặt Trăng quanh Trái Đất, chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời,
hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, hiện tượng thủy triều, hiện tượng mùa và
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất,…), cũng có những hệ thống
nhân tạo như mạch điện, hệ thống vận hành của một chiếc ô tô, hay đơn giản như
chiếc bút bi chúng ta viết hàng ngày cũng là một hệ thống.
- Các hệ thống tự nhiên có thể không có mục tiêu rõ ràng nhưng hình thái của chúng
lại cho phép chúng ta quan sát được tính mục đích của hệ thống. Các hệ thống do con
người tạo ra đạt đến các mục đích khác nhau bằng một số hành động được thực hiện
bởi hoặc cùng với hệ thống.
4.3.3. Các bộ phận của một hệ thống hoặc các hệ thống khác nhau tương tác với nhau
để thực hiện một chức năng như thế nào?
- Các bộ phận của một hệ thống phải liên quan, chúng phải thiết kế để hoạt động như
một thực thể nhất quán nếu không chúng sẽ là 2 hoặc nhiều hệ thống riêng biệt.
- Đã là hệ thống thì phải có kết cấu. Kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Khái niệm
kết cấu Phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn
nhau của các mặt và thuộc tính của chúng.
- Các yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tượng mà là những hệ
thống phức tạp. - Mỗi yếu tố cũng có nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi tác động lẫn
nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải là tất cả các mặt các thuộc tính của
nó đều tham gia mà chỉ một số mặt một số thuộc tính nào đó mà thôi. Cùng một số
yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống
khác nhau.
4.3.4. Hiểu về các hệ thống tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của
con người?
Ý nghĩa:
- Giúp con người hiểu rõ chức năng nhất định và tính độc lập tương đối của mỗi
phần tử trong hệ thống
- Hiểu rõ những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các phần tử ảnh hưởng
đến hệ thống ảnh nhận biết được những thuộc tính mới mà từng phần tử riêng
lẻ không có hoa học có không đáng kể để.
- Cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự
nhiên
Vd việc hiểu rõ hệ thống khí hậu cho phép con người hiểu được các quy luật vận
động của thời tiết từ đó giúp con người dự báo và hạn chế các ảnh hưởng xấu của thế
giới tự nhiên đặc biệt là thảm họa do thiên tai gây ra

IV. QUY LUẬT VỀ TÍNH TUẦN HOÀN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

Trong thế giới tự nhiên, cấu trúc của các hệ thống hoặc sự vận động và biến đổi
của các hệ thống đều mang tính lặp đi lặp lại ấy. Tính chất ấy của Tự nhiên được gọi
là tính tuần hoàn hay sự tuần hoàn theo chu kì.

Cũng tương tự như việc hiểu rõ các quy luật của Thế giới tự nhiên, việc hiểu rõ
quy luật tuần hoàn cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và phát triển
của Thế giới tự nhiên, giúp con người dự đoán được các sự kiện và các quá trình sẽ
diễn ra trong tương lai. Từ đó giúp con người dự báo và hạn chế được các ảnh hưởng
của Thế giới tự nhiên, đặc biệt là các thảm họa do thiên tai gây ra.

Ví dụ: - Vòng tuần hoàn nước, hoặc chu kì thủy văn, là sự lưu thông nước của Trái
đất.Nó được vận hành nhờ Mặt trời.Nhiệt của mặt trời làm nước bốc hơi chủ yếu từ
các đại dương, và cả từ sông hồ, mặt đất và các sinh vật.Các đám mây hình thành do
hơi nước gặp lạnh và ngưng tụ, rồi được gió(cũng phát sinh nhờ năng lượng của mặt
trời) dưa đi xa.Khi các đám mây trở nên bão hòa,nước sẽ rơi xuống thành mưa.

- Vòng tuần hoàn của Cacbon: chu trình sinh địa hóa của cacbon. Trong đó
cacbon được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí
quyển của Trái Đất. Nó là một trong các chu trình quan trọng nhất của Trái
Đất và cho phép cacbon được tái chế và tái sử dụng trong khắp sinh quyển và
bởi tất cả các sinh vật của nó.
- Vòng tuần hoàn của Nitrogen: chu trình sinh địa hóa của nitrogen. Nitơ trong
môi trường tồn tại ở nhiều dạng hóa học khác nhau bao gồm nitơ hữu cơ như
ammoni (NH4+), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), nitơ ôxit (N2O), nitric ôxit
(NO), hoặc nitơ vô cơ như khí nitơ (N2). Nitơ hữu cơ có thể tồn tại trong các
sinh vật sống, đất mùn, hoặc các sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy
các vật chất hữu cơ. Các quá trình trong chu trình nitơ chuyển đổi nitơ từ một
dạng này sang dạng khác. Một số quá trình này được tiến hành bởi các vi
khuẩn, qua quá trình đó hoặc để chúng lấy năng lượng hoặc để tích tụ nitơ
thành một dạng cần thiết cho sự phát triển của chúng.
- Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học:Tính chất của các nguyên tố và hợp
chất của nó biến thiên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân một cách tuần
hoàn.Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính
chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo
chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
V. Quy luật về sự vận động và biến đổi của Thế giới tự nhiên

1. Vận động và biến đổi là gì?

Theo quan điểm của triết học Marx-Lênin thì vận động là một phạm trù của Triết học
dùng để chỉ sự thay đổi của tất cả mội sự việc, hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong
không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. cùng với cặp phạm trù không gian và thời
gian, vận động cũng là một phạm trù của Triết học dùng để chỉ về một phương thức tồn tại
của vật chất. Theo F.Engels thì: vật chất mà không vận động là điều không thể quan niệm
được; vận động ‘’là thuộc tính cố hữu của vật chất’’ và ‘’là phương thức tồn tại của vật
chất’’ có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vật động. Vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí
trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung
nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ
bản chất của mình và do đó con người nhận thức được bản thân vật chất thông qua nhận
thức được những hình thức vận động của vật chất.

VD: để nhận biết được đâu là con chó, đâu là con mèo thì con người phải dựa vào sự
vận động của 2 động vật này. Con mèo thì kêu meo meo, bắt chuột hay con chó thì kêu gâu
gâu. Thông qua hành động, 2 con vật đã thể hiện được bản chất của chúng và qua đó con
người có thể nhận thức được 2 con vật này.

Cũng theo F.Engels, vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ
phận khác nhau của bản thân sự vật, ‘’sự tác động qua lại đó chính là sự vận động’’.

VD: Giống như sự vận động của cơ thể người là sự kết hợp hoàn hảo giữa các khớp
xương, hệ cơ và các dây thần kinh dưới sự chỉ đạo của não bộ. Trung ương thần kinh đã
truyền xung thần kinh tới các cơ quan tiếp nhận và phản xạ lại gây ra hoạt động của con
người. Như vậy các cơ quan trong cơ thể người đang tác động qua lại lẫn nhau tại nên sự
vận động của cơ thể người.

2. Vận động và biến đổi là thuộc tính cốt lõi của Thế giới tự nhiên
F. Engels khẳng định: “Quan niệm về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những
nét cơ bản: Tất cả những gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì người ta
cho là tồn tại vĩnh cửu thì nay đã trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh rằng toàn
bộ giới tự nhiên đều vận động theo một vòng tuần hoàn vĩnh cửu”.

Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đã phân
chia vận động thành 5 hình thức cơ bản (xếp từ đơn giản đến phức tạp). Đó là:

+ Vận động cơ học:là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

VD: Chuyển cái bàn từ vị trí A sang vị trí B trong lớp học, các hoạt động hằng ngày
như chạy, nhảy,…hay chính là mặt trời xoay quanh mặt trăng,…

+ Vận động vật lý tức là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện
tử, các quá trình nhiệt điện,…

VD: Khi ta đun nước, khi nhiệt độ của ngọn lửa tăng lên thì nhiệt độ của bình nước
cũng tăng dần lên.

+ Vận động hóa học là sự vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và
phân giải các chất.

VD: Ta cho muối vào bình nước và lắc nhẹ, muối sẽ hoà tan dần trong nước; Sắt mới
mua còn mới, sau bị oxy hóa thành sắt gỉ;...

+ Vận động sinh học là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường. VD:
khi ta hít thở không khí thì cơ thể ta thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Vận động xã hội là sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh
tế - xã hội.

VD: Sự chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế - xã
hội tư bản chủ nghĩa.

Trong 5 hình thức vận động này, vận động cơ học là hình thức cơ bản nhất; bởi lẽ,
bất kỳ sự vật, hiện tượng nào dù to hay nhỏ đến đâu cũng đều thay đổi về vị trí trong không
gian. Bên cạnh đó, Các hình thức vận động trên khác nhau về chất, thể hiện ở trình độ của
vận động. Mỗi trình độ của vận động tương ứng với một trình độ kết cấu vật chất nhất định.
Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm
trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động thấp không có khả
năng bao hàm các hình thức vận động cao hơn. Ví dụ: Trong vận động vật lý thì bao gồm
vận động cơ học, trong vận động hóa học vì bao gồm vận động vật lý và trong vận động
sinh học bao gồm vận động hóa học và vận động xã hội bao gồm vận động sinh học cũng
như tất cả các vật động nêu trên. Tuy nhiên vận động cơ học không thể bao gồm vận động
xã hội.
Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động
khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật bao giờ cũng đặc trưng bởi một hình
thức vận động cơ bản. Ví dụ: Vận động cơ bản đặc trưng của các cơ thể sống là sự trao đổi
chất giữa cơ thể và môi trường (vận động sinh học). Tất nhiên, cơ thể sống vẫn có các vận
động khác, như vận động cơ học, vật lý, hoá học, v.v….

Như vậy, Chính bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ bản trên, Engels đã
góp phần đặt cơ sở, nền móng cho sự phân loại các ngành khoa học tương ứng với đối
tượng nghiên cứu của chúng và chỉ ra cơ sở của khuynh hướng phân ngành và hợp ngành
của các khoa học khác.

VI . Quy luật về sụ tương tác của Thế giới tự nhiên


Khái niệm: Tương tác là một trong những nguyên lý cơ bản chi phối mọi vật trong tự
nhiên.

Đối với thế giới sống:

 Tương tác giữa các sinh vật sống và môi trường:


 Tương tác xảy ra trong cơ thể sinh vật.
 Tương tác xảy ra giữa sinh vật với sinh vật.
 Tương tác xảy ra giữa các sinh vật và môi trường.
 Tương tác trong hệ sinh thái:
 Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật.
 Quan hệ giữa sinh vật – môi trường.
 Quan hệ giữa sinh vật – sinh vật trong quần thể và trong quần xã.
 Tương tác giữa các lực và các đối tượng, giữa vật chất và năng lượng (chuyển hóa
vật chất và năng lượng).

Vai trò: Khi nghiên cứu về sự tương tác giữa và trong các hệ thống giúp con người hiểu
rõ hơn về môi trường và vai trò của con người trong đó.

Tương tác của con người với môi trường  Sự phát triển của Khoa học và Công
nghệ.

Đồng thời, Khoa học và Công nghệ ảnh hưởng đến cách con người tương tác với
môi trường của mình.

Con Môi
người trường

Khoa học
và Công
nghệ

Mối tương tác giữa con người và môi trường:

 Con người và môi trường có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ.
 Con người lựa chọn tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên.
 Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người.
 Con người tác động vào tự nhiên theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.

Tác động của con người vào môi trường tự nhiên:

 Tận dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yêu tố môi trường nhằm phục vụ
cuộc sống của mình.
 Đã biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, tư chỗ lệ thuộc bị động
(khai thác đơn giản) đến cải tạo, chinh phục tự nhiên.
 Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái
kinh tế: nền NN săn bắt hái lượm => nền NN truyền thống => nền NN công nghiệp
hóa…

Bằng cách hiểu sự tương tác giữa con người và môi trường, con người có thể đánh giá
tốt hơn hậu quả của những hành động của mình và biết chịu trách nhiệm về các hành động
đó.

Ví dụ: Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin: Tương tác người – máy (Human Computer
Interaction – HCI).

Đây là một trong những nghiên cứu quan trọng trong khoa học máy tinh, là việc nghiên
cứu con người, công nghệ máy tính và tác động qua lại giữa các đối tượng đó.

Những tương tác người – máy tính là sự phát triển tiếp theo của khoa học trong thời đại
hiện nay, khi vai trò của máy tính và các ứng dụng của công nghệ thông tin ngày càng trở
nên phổ biến. Nghiên cứu về tương tác người – máy tính không đơn thuần là nghiên cứu về
cách xây dựng giao diện thân thiện với người dùng (người dùng và các thao tác của họ với
máy tính) mà là khoa học để xây dựng, bố trí chương trình, rút ra các nguyên tắc, các quy
luật để có thể phát triển các chương trình ngày càng tiện dụng hơn đáp ứng tối đa mong
muốn của người dùng và hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng nhất.

Tuy nhiên có thể tưởng tượng nếu một người dùng đầu cuối sử dụng một phần mềm nào
đó, do hạn chế về tri thức của mình hay do nhà thiết kế tồi, mà lẽ rat hay vì kích hoạt một
chức năng anh ta lại nhấn nhầm và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tại sao máy tính vẫn đc
coi là thân thiện, dễ dùng mà vẫn xảy ra những điều đáng tiếc như vậy? Chính vì thế mà cần
những hiểu biết sâu sắc của con người. (Tham khảo thêm)

Kết quả của việc nghiên cứu tương tác người – máy tính giúp ích cho nhà phát triển
trong suốt vòng đời của phần mềm: lấy yêu cầu, phân tích, thiết kế, kiểm thử,… Có thể nói,
khoa học về sự tương tác giữa người và máy móc đã góp phần tăng tính tiện dụng của các
loại máy móc, công cụ sản xuất, đưa năng suất làm việc lên cao.
Câu 2 .
Vấn đề nước biển dâng.

a, Đối với toàn nhân loại

Biến đổi khí hậu đang làm cho các đại dương ấm lên. Theo quan trắc trong thời
gian từ năm 1961 đến năm 2003 nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng bình quân 0,10 oC,
trong đó tốc độ tăng trong thập kỷ từ 1993 đến 2003 cao hơn mức bình quân. Nhiệt
độ tăng làm cho tăng dung tích nước vốn có của các đại dương đồng thời làm cho
băng tan từ các vùng cực Bắc và Nam cực, từ các khối băng tiềm tàng trên các núi
cao. Hệ quả của các hiện tượng này là quá trình nước biển dâng. Nước biển dâng sẽ
làm biến đổi lượng giáng thuỷ, có nguy cơ mất đi vĩnh viễn những đảo quốc thấp và
có thể mở rộng diện tích sa mạc vùng cận nhiệt đới.

Kết quả quan trắc bằng thiết bị vệ tinh cho thấy trong thập niên 1993-2003 tốc
độ nước biển dâng bình quân khỏang 3,1±0,7 mm/năm. Theo báo cáo của IPCC,
2007 với kịch bản biến đổi khí hậu A1B mực nước biển dâng vào năm 2090 so với
năm 1990 bình quân từ 22 đến 44 cm, với tốc độ khoảng 4mm/năm. Riêng Hoa Kỳ,
mực nước dự báo tăng 50cm vào năm 2100, làm mất đi 5000 dặm vuông đất khô và
4000 dặm đất ướt.

b, Đối với Việt Nam

Có thể thấy rằng, nước biển dâng là vấn đề có tính toàn cầu nhưng thực sự là
vấn đề của mỗi quốc gia. Nước biển dâng sẽ gây tổn thương nhiều nhất cho các vùng
đất thấp ven biển, trong đó có Việt Nam. Nhận biết, đánh giá những tác động của quá
trình nước biển dâng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước nói chung và
ĐBSCL nói riêng trên cơ sở đó có những hành động ứng phó phù hợp và kịp thời là
công việc cần được thực hiện cấp bách một cách nghiêm túc, có hệ thống, nó sẽ tác
động mạnh mẽ đến các yếu tố thủy hải văn và chế độ dòng chảy trên hệ thống sông
rạch vùng ĐBNB, làm gia tăng xâm nhập mặn, úng ngập nghiêm trọng, ảnh hưởng
tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Mức độ biển dâng trên từng vùng không đều nhau, căn cứ vào tài liệu thực đo
được trình bày tại hình 2, cho thấy vùng biển Việt Nam và châu Á trong thập niên từ
1993-2003 nước biển dâng cao bình quân trên 3 mm/năm trong khi tốc độ bình quân
trong thế kỷ XX khoảng 1,7-2,4 mm/năm cho thấy nguy cơ đáng báo động về sự
dâng nước biển trong tương lai.

Theo nghiên cứu, nếu theo như tình trạng hiện tại thì dự báo rằng năm 2050
mực nước biển dâng cho toàn dải ven biển VN sẽ khoảng 21đến 22cm. Đến năm
2100 sẽ vào khoảng 44cm đến 73cm. (theo các kịch bản RCP2.6, 4.5, 6.0, 8.5).
Chính xác ra thì, khu vực ven biển từ Móng Cái- Hòn Dáu và Hòn Dáu- Đèo Ngang
thì dâng thấp nhất 55cm (theo kịch bản RCP4.5) vào cuối thế kỷ 21. Còn khu vực
ven biển từ Mũi Cà Mau- Kiên Giang có mực nước dâng cao nhất theo RCP8.5 là
75cm.

 Có một số nguy cơ bị ngập nếu nước biển dâng 100cm như sau:
- Khoảng 16,8% diện tích đb sông Hồng, 38,9% diện tích đb sông Cửu Long.
- 17,8% diện tích Tp Hồ Chí Minh.... (lấy thêm 1 số số liệu trong sách nếu
muốn)
 Vậy nước biển dâng gây ngập ảnh hưởng những gì đến Việt Nam?
- Thứ nhất, Việt Nam là một nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp trồng
lúa nước, chính vì thế sự đe doạ về kịch bản nước biển dâng ảnh hưởng sâu
sắc đến nền kinh tế VN nếu không sớm tìm ra giống lúa mới thích ứng được
với sự biến đổi khí hậu này.
- Thứ hai, việc thu hẹp diện tích đất đai khiến rất nhiều người dân mất đi diện
tích đất ở cũng như nơi làm việc, trồng trọt đặc biệt là một nước có mật độ
dân số đông như Việt Nam.
- Thứ ba, việc này đe doạ trực tiếp đến sự sống còn của con người khi khả
năng thiên tai càng cao hơn. Ví dụ như sóng thần, bão...
- Thứ tư, làm suy thoái hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi

2.2. Định hướng và giải pháp vĩ mô

Biến đổi khí hậu là vấn đề nhân loại đã nhận thấy và tìm hướng giải quyết cách
đây vài chục năm, thông qua rất nhiều nghị định, công ước về vấn đề Biến đổi khí
hậu và nước biển dâng.

Đối với các vùng ven biển, cần xem xét các công trình cơ sở hạ tầng một cách
cẩn trọng như lựa chọn vị trí xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế, kết cấu,...Cần được nâng
cấp, di dời kịp thời. Đồng thời có kế hoạch rõ ràng về phòng chống bão lũ, thiên tai
cho người dân ven biển...

Đối với sản xuất nông nghiệp, có hệ thống đo đạc, đánh giá cụ thể những tác
động mà nước biển dâng đối với từng hệ thống sản xuất nông nghiệp đang bị ngọt
hoá, trên cơ sở đó đề ra giải pháp ứng phó dự trù sẵn sàng. Chúng ta hoàn toàn có thể
giả thiết một tốc độ dâng cao của nước biển cùng với những kịch bản dòng chảy từ
thượng lưu và sử dụng các mô hình tóan (SAL, VRSAP, MIKE...) để dự báo sự diễn
biến (gia tăng) của vùng bị xâm nhập mặn, trên cơ sở đó chỉ ra những nguy cơ của
các hệ thống thủy lợi “ngọt hóa” hiện hữu theo thời gian. Mô hình toán cho phép tính
toán dự báo sự suy giảm khả năng cấp nước ngọt của các hệ thống thủy lợi, trên cơ
sở đó đề xuất giải pháp ứng phó: chuyển đổi mùa vụ hay cây trồng, vật nuôi (thủy
sản) phù hợp hoặc tăng cường lượng nước ngọt từ thượng lưu bằng biện pháp công
trình. Đặc biệt hơn, con người cần chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu các
giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện khí hậu và tình trạng ngập úng.
Đối với cơ sở hạ tầng và môi trường, đòi hỏi nâng cấp các công trình hạ tầng
hiện hữu như đường giao thông, hệ thống tiêu thoát nước đô thị để đáp ứng yêu cầu
khi mực nước trên sông rạch gia tăng trong mùa mưa lũ hay triều cường. Quy họach
phát triển các khu dân cư, đặc biệt các đô thị lớn được xây dựng mới nhất thiết phải
được xét đến các yếu tố của biến đổi khí hậu và hậu quả của nước biển dâng. Tình
trạng tiêu thoát nước kém và úng ngập trên diện rộng, kéo dài làm khó khăn cho công
tác xử lý môi trường sinh hoạt, công nghiệp vì vậy, ngay từ bây giờ cần kiên quyết
không bố trí các khu công nghiệp có tính xả thải lớn ở trung tâm Nam Bộ.

Và tất nhiên là “phòng” tốt hơn “chống”, chúng ta cần đề ra giải pháp giảm
thiểu hậu quả có thể xảy ra ở tương lai bằng cách giảm biến đổi khí hậu. “Hội nghị
Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015, COP 21 hoặc CMP 11” đã đạt được thoả
thuận về giảm thiểu bđkh với gần như tất cả các quốc gia. Thoả thuận chung này đã
được 95 quốc gia, trong đó có Việt Nam, phê chuẩn. Mục đích đặt ra là:

- Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở
mức 1.5 độ C.
- Đạt mức phát thải lớn nhất càng sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải bào
nửa sau thế kỷ 21.

Còn đối với giải pháp mà Khoa học TN- CN đặt ra cho vấn đề này là:

- Hạn chế sd năng lượng hoá thạch


- Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng
- Khai phá nguồn năng lượng mới
- Tiết kiệm điện, các nguồn tài nguyên thiên nhiên...

Nói tóm lại, vấn đề biến đổi khí hậu và hệ quả nước biển dâng không phải là
chuyện của riêng ai mà là vấn đề cấp thiết cho cả nhân loại, chính vì thế bản thân mỗi
người cần nâng cao ý thức của mình, đồng thời tìm mọi cách để giảm thiểu, giải
quyết vấn đề này nhất là về lĩnh vực nông nghiệp. Nói một cách tổng quát hơn là:
”Ứng phó với BĐKH mang tính quốc gia, khu vực, toàn cầu và phải được coi là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và mọi người dân được tiến
hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên
vùng”.

Câu 3 .
Chương trình GDPT mới. GD STEM.

1. Năng lực là gì?


- Chương trình GDPT tổng thể giải thích năng lực: “Năng lực là thuộc tính cá
nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chat có sẵn và quá trình học tập, rèn
luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí; tổng hợp thành công 1
loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong nhiều điều kiện cụ
thể.”
- Đặc điểm của Năng lực:
+ Là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người
học.
+ Là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí.
+ Được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công
trong hoạt động thực tiễn.
- Năng lực hình thành như thế nào?
+ Tiến trình dạy học được tổ chức thành một chuỗi các hoạt động được thao
tác hoá ( nghĩa là mỗi hoạt động học tập được hình thành từ 1 chuỗi các thao
tác) mà qua việc thực hiện có lết quả từng thao tác học sinh được hình thành
và phát triển năng lcự.
+ Không có kiến thức thì không có năng lực: Kiến thức, kĩ năng cùng một lúc
không biến mất khỏi các nội dung dạy học mà thực hiện vai trò “chuyển hoá”
thành các năng lực của người học.
2. Nguyên lí cơ bản để phát triển năng lực?
- Dạy học phân hoá:
+ Là định hướng thiết kế nội dung và phương pháp giáo dục phuc hợp với
những điểm tâm-sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề
nghiệp của các đối tượng học sinh khác nhau → phát triển tối đa tiềm năng
vốn có của mỗi học sinh.
→ Phát huy tốt nhất tiềm năng, sở trờng, phù hợp với sở thích, hứng thú của
mỗi học sinh
- Dạy học thích hợp:
+ Là định hướng thiết kế NDGD, giúp học sinh phát triển khả năng huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau → Giải quyết các
vấn đề trong học tập và đời sống
→ Phát triển các năng lực cần thiết (Năng lực giải quyết vấn đề)
+ Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên
quan với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều môn học để giải quyết có hiệu quả 1
vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
- Dạy học thông qua hoạt động tích cực của người học:
+ Tích cực hoá vai trò của người học, trong đó giáo viên đóng vai trì tổ chức,
hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, các tình
huống có vấn đề để học sinh tích cực tham gia, tự phát hiện năng lực, nguyện
vọng bản thân, rèn luyện thói quen và kĩ năng tự học, phát huy tiềm năng và
những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
3. Mục tiêu GDPT 2018
- Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
- Phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân.
- Trở thành người lao động có văn hoá, cần cù, sang tạo người công dân có trách
nhiệm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại
toàn cầu hoá và Cách mạng công nghiệp mới.
4. Đôi chút về GD STEM
a. Khái quát về GD STEM
- STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học).
b. GD STEM ở các cấp:
- Tiểu học: GD cơ bản
+ Ở các cấp tiểu học các kiến thứcc về STEM thuộc các môn như “Cuộc sống
quanh ta”, “Tìm hiểu tự nhiên”. Theo chương trình GDPT tên các môn học nêu
trên được thay thế thành “Tự nhiên và xã hội” lớp 1-2-3, “Khoa học” lớp 4-5,
“Tin học và công nghệ” lớp 3-4-5.
→ Phương phpá GD STEM sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả trong việc hình
thành và phát triển năng lực học sinh: Năng lực tìm hiểu và khám phá tự nhiên
qua quá trình thực nghiệm, Năng lực vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa
học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, Năng lực thiết kế, sang tạo,….
→ Trẻ làm quen với thực tế thay vì sách vở. Trẻ làm quen với robot hỗ trợ
GD STEM
→ Hứng thú trong giờ học, tiếp cận trực tiếp với lập trình, kĩ năng tư duy sang
tạo của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
- THCS: GD cơ bản, hướng tới năng lực sang tạo

You might also like