You are on page 1of 4

Phật giáo: bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của thuyết Tứ diệu đế và

những ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam.
Trong dòng lịch sử, nhân loại cùng sự sáng tạo và niềm tin đã tạo ra các tín
ngưỡng tôn giáo vô cùng đa dạng, có những tôn giáo chỉ hạn chế trong một
không gian địa lí nhất định nhưng có những tôn giáo được truyền bá vô cùng
rộng rãi với các tín đồ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tiêu biểu trong đó là Phật
giáo. Với giáo lý từ bi, tư tưởng bình đẳng và mục tiêu giải thoát, Phật giáo đã
phát triển rực rỡ với tầm ảnh hưởng rộng lớn đến với toàn nhân loại. Sau đây là
phần hiểu biết của em về bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của thuyết Tứ diệu đế
và những ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam.
Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỉ IV TCN, tại một đất nước cổ có tên là
Kapilavaxtu ở chân núi Himalaya, miền đất gồm một phần miền Nam nước
Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay. Người sáng lập Phật giáo có tên là
Xíchđạtđa Gôtama, hiệu là Xariamuni mà ta hay gọi là Thích Ca Mâuni(563-
483), là thái tử con vua Suđôđana. Nhận thấy sự khổ đau mà người dân Ấn Độ
phải chịu dưới chế độ phân biệt đẳng cấp Vácna của đạo Bà Lamôn, ông đã từ
bỏ thân phận cao quý, lên đường tu hành để tìm ra con đường giải thoát cho mọi
người.
Học thuyết Phật giáo chủ yếu nói về cái chân lí về nỗi khổ và sự giải thoát khỏi
nỗi khổ ấy, được chia thành 4 chân lí thánh gọi là “tứ diệu đế”, “tứ thánh đế”
hay “tứ đế”. Đó là khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ. Theo Phật giáo, con người có tám nỗi khổ (bát
khổ): sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà
không được, giữ lấy 5 uẩn (thủ ngũ uẩn).
"Uẩn (skandha) là tập hợp, tích tụ. Đạo Phật cho rằng con người không có thực
thể tự nó (vô ngã) mà chỉ là sự tập hợp 5 thứ: sắc (vật chất tạo thành thân thể),
thụ (cảm giác), tưởng (quan niệm), hành (hành động), thức (nhận thức). Vì con
người chỉ là sự tập hợp của 5 thứ đó, nên đó cũng là một nỗi khổ.
Như vậy, bản chất của cuộc sống con người, không có cái gì khác ngoài khổ đau
vô tận.
Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ. Nguyên nhân chủ yếu là luân
hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do lòng ham
muốn như ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang... Ham muốn không dứt thì
nghiệp không dứt, nghiệp không dứt thì luân hồi mãi mãi.
Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ. Nguyên nhân của khổ đau là luân
hồi, vì vậy muốn diệt khổ thì phải chấm dứt luân hồi. Mà muốn chấm dứt luân
hồi thì phải chấm dứt nghiệp. Đó là một món nợ truyền từ kiếp này sang kiếp
khác do lòng ham muốn tạo nên, do đó nói vắn tắt muốn chấm dứt luân hồi thì
phải trừ bỏ hết mọi ham muốn.
Một khi đã chấm dứt được luân hồi thì sẽ được giải thoát, thanh thản, sáng suốt
và như vậy là đạt tới cảnh giới Niết bàn (Nirvana).
Đạo để là chân lí về con đường diệt khổ tức là phương pháp thực hiện việc diệt
khổ. Con đường đó gọi là "bát chính đạo" (8 con đường đúng đắn), gồm:
chính kiến: tin ngưỡng đúng đắn.
chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
chính ngữ: nói năng đúng đắn
chính nghiệp: hành động đúng đắn.
chính mệnh: sống đúng đắn.
chính tịnh tiến: mơ tưởng những cái đúng đắn.
chính niệm: tưởng nhớ những cái đúng đắn.
chính định: tập trung tư tưởng ngẫm nghĩ đúng đắn.
Chung quy"bát chính đạo" là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn, phù
hợp.
Thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo đã đem đến nhiều mặt tích cực cho đời sống
tinh thần của không chỉ Phật tử mà còn cả những người bình thường quy y theo
Phật, đặc biệt là trong các vấn đề nhân sinh.
Thứ nhất, Phật giáo tiếp cận vấn đề nhân sinh từ lập trường bình đẳng, vô thần
nên có tính nhân văn và tiến bộ hơn so với các tôn giáo thần quyền khác. Chính
vì thế mà Tứ diệu đế, với tư cách là nhân lõi của giáo lý Phật giáo, chứa đựng
nội dung triết lý về nhân sinh độc đáo cho đến nay vẫn còn nhiều giá trị đối với
xã hội hiện đại.
Thứ hai, Tứ diệu đế, một mặt giúp con người biết rằng mình phải chịu khổ đau,
mặt khác chỉ ra khổ đau không phải tự nhiên có mà là kết quả của các nguyên
nhân và điều kiện chủ quan, khách quan hợp thành. Đây là đặc điểm rất tiến bộ,
khác với các tôn giáo khác cho rằng khổ đau hay hạnh phúc là do thần linh, ý
Trời quyết định.
Thứ ba, con người khi muốn giải quyết cái khổ về đói, nghèo thì sẽ nỗ lực tạo ra
của cải vật chất. Nhưng Tứ diệu đế lại cho thấy mặt trái của sự phát triển: muốn
thoát khổ, nhưng nếu thiếu hiểu biết (Tuệ), thiếu đạo đức (Giới), thiếu kiên định
(Định)thì con người càng lún sâu vào khổ. Hay nói cách khác, dù có tài giỏi đến
đâu, giàu có đến đâu mà không có đạo đức, không liêm khiết thì cũng như
không.
Bên cạnh những điểm tích cực, học thuyết của Phật giáo vẫn có điểm hạn chế.
Thứ nhất là khiến con người có cái nhìn bi quan về cuộc đời. Bởi vì trong nội
dung của Đạo đế, Phật giáo cho rằng đời là bể khổ, ngoài khổ đau vô tận con
người không còn gì khác cả. Nhưng điều này là không đúng vì con người vẫn có
thể tạo ra sự tích cực cho đời, vẫn có thể thấy hạnh phúc dù là điều giản đơn
nhất.
Thứ hai, Tứ diệu đế cho rằng sự tham lam là căn nguyên đau khổ. Nhưng nó đôi
khi chưa phải là xấu. Sự khổ đau còn đến từ sự áp bức, bóc lột, bất công của xã
hội có đối kháng giai cấp. Và chỉ khi ham muốn sự tự do, thèm khát sự bình
đẳng thì con người mới có thể đứng lên đấu tranh đòi lại quyền. Theo Triết học
Mác, đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển lịch
sử. Sự tham lam, không biết đủ sẽ thúc đẩy con người phát triển, xã hội tiến bộ.
Thứ ba, con đường dẫn đến sự giải thoát của thuyết Tứ diệu đế cũng có điểm
hạn chế. Nó không hướng con người đến đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách
mạng để thay đổi hiện thực xã hội mà chỉ khuyên con người sống biết buông bỏ.
Hạn chế dục vọng, sống tốt, sống đẹp là đúng nhưng nó sẽ không thể thay đổi
hết được hiện thực bất công, không thể xóa bỏ được sự áp bức bóc lột. Việc
khép con người vào các giới luật nghiêm khắc chỉ có thể giải thoát con người về
mặt tinh thần.
Phật giáo ở Việt Nam được truyền vào từ đầu Công nguyên bằng hai con đường
gồm đường thủy thông qua việc mua bán trao đổi với các thương gia Ấn Độ,
đường bộ thông qua giao lưu văn hóa, buôn bán với Nam Trung Hoa. Từ đó đến
nay, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam ở nhiều phương diện.
Ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo tới đời sống xã hội Việt Nam là ở lĩnh vực
đạo đức. Phật giáo đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con người rèn
luyện. Ví dụ phổ biến nhất là 5 giới: “không sát sinh, không trộm cắp, không tà
dâm, không nói dối, không uống rượu”. Những chuẩn mực đạo đức này có
nhiều điểm tương đồng với đạo đức người Việt, cũng chính là những nguyên tắc
ứng xử phù hợp giữa người với người, đã góp phần không nhỏ vào xây dựng
đạo đức xã hội.
Tiếp theo là văn hóa. Một trong những đóng góp quan trọng của văn hóa Phật
giáo là chùa. Chùa đã hòa nhập vào làng mà biến thành chùa làng. Chùa làng có
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người dân. Đặc biệt là lễ hội dân
gian và văn hóa tín ngưỡng của người Việt luôn gắn liền với lễ hội văn hóa-tín
ngưỡng Phật giáo. Nếu tách rời văn hóa dân gian với văn hóa Phật giáo thì sẽ
làm nghèo đi bản sắc văn hóa hòa đồng của người Việt và việc bảo tồn, phát
huy văn hóa truyền thống ở Việt Nam sẽ khó mà thực hiện được.
Về kinh tế, Phật giáo nêu cao tinh thần yêu lao động, xây dựng phát triển kinh tế
lành mạnh, bền vững, gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi sinh, môi
trường. Đóng góp lớn nhất của Phật giáo trong lĩnh vực kinh tế có thể kể đến
Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo. Nó đem lại lợi ích kinh tế cho người dân,
cho cộng đồng địa phương, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng ngành du lịch
quốc gia.
Một đóng góp nữa là ở mảng môi sinh, môi trường. Phật giáo cho rằng sự sống
là sự tương hỗ giữa các loài. Nếu thiên nhiên bị tàn phá, môi trường bị hủy hoại
thì đời sống con người cũng bị hủy diệt. Với tâm nguyện chung tay góp sức bảo
vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục Phật tử và nhân dân nhận thức mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, cách ứng xử thân thiện, yêu thương, hài
hòa với môi trường, với muôn loài nhằm hướng tới một thế giới chung an lành,
tốt đẹp.
Phật giáo có ảnh hưởng rất tích cực tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt
Nam. Những cống hiến của Phật giáo đã chứng minh Phật giáo Việt Nam luôn
đoàn kết chặt chẽ cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hội nhập và phát triển.

You might also like