You are on page 1of 17

TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM

Tiến trình văn hóa Viê ̣t Nam có thể chia thành 3 lớp văn hóa: Lớp văn hóa
bản địa, Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, Lớp văn hóa giao
lưu với phương Tây và 6 giai đoạn : văn hóa tiền sử ,văn hóa Văn Lang – Âu
Lạc , văn hóa thời chống Bắc thuộc ,văn hóa Đại Việt , văn hóa Đại Nam và
văn hóa hiện đại .

I. LỚP VĂN HÓA BẢN ĐỊA


 Hình thành từ khi con người xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam đến khoảng thế
kỉ I TCN
 Là giai đoạn hình thành, phát triển và định hình của văn hóa Việt Nam
 Lớp văn hóa này chia làm 2 thời kì: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn
hóa Văn Lang - Âu lạc
1. Giai đoạn văn hóa tiền sử
 Hình thành cách đây khoảng 50 vạn năm đến 3000 năm TCN
 Mở đầu giai đoạn tiền sử gồm: Văn hóa Núi Đọ, Văn hóa Sơn Vi. Văn hóa
Hòa Bình, Văn hóa Bắc Sơn
- Văn hóa Hòa Bình (Hòa Bình): (thuộc văn hóa thời kì đá giữa) kéo
dài từ 12000 năm đến 10000 năm TCN . Và đã có một nền nông
nghiệp sơ khai được hình thành trong lòng nền văn hóa Hòa Bình.
- Văn hóa Bắc Sơn ( Lạng Sơn): ( thuộc thời kì đá mới) khoảng cách
đây hơn 8000 năm . Tiếp nối những điều đã đặt được từ nền văn hóa
Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn đã đặt nền tảng cho thời kì đá mới . Đến
cuối thời kì đá mới thì phần lớn các bộ lạc nguyên thủy đã chuyển
sang thời kì nền nông nghiệp trồng lúa .
 Dấu ấn và những thành tựu văn hóa:
- Việc trồng dâu nuôi tằm
- Tục uống chè
- Hình thành nền nông nghiệp lúa nước
- Thuần dưỡng gia súc: bò, trâu, gà rừng phục vụ cho nông nghiệp
- Làm nhà sàn và dùng cây thuốc để chữa bệnh
- Người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm
 NỀN NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC:
- Nền nông nghiệp sơ khai được hình thành trong lòng nền văn hóa Hòa
Bình
- Đông Nam Á - trung tâm thuần dưỡng lúa là một trong những trung tâm
phát sinh nông nghiệp sớm nhất
- Ở các di chỉ khảo cổ khác của Việt Nam như Sũng Sàm Tràng Kênh, Gò
Công, Bồng Đậu,.... phát hiện được dấu tích của bài từ phấn lúa, vỏ trấu,
gạo cháy, mảnh chõ xôi... có niên đại xưa tới vài nghìn năm TCN
 VIỆC TRỒNG DÂU NUÔI TẰM VÀ TỤC UỐNG CHÈ
- Việc trồng dâu nuôi tằm: Trong những di chỉ khảo cổ thuộc thời kì hậu
đá mới cách nay khoảng hơn 5000 năm ( như Bàu Tró), đã thấy có dấu
vết của vải, có sợi xe chỉ bằng đất nung
- Tục uống chè: ban đầu khi mới phát hiện ra chè, người ta dùng nó như
một loại thảo dược, rồi nghiền lá chè ra thành bột để uống như ngày nay
 Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn này bằng hình ảnh Thần
Nông, nhân vật thần thoại này sau này cũng được bổ sung vào kho tàng văn

hóa Trung Hoa


Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người
đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch
Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng)
hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như phát triển nghề làm
thuốc trị bệnh, Ông được cho là từng nếm thử hàng trăm loại cây cỏ để kiểm tra
các tính chất dược học của chúng. ông còn được xưng là Dược vương , Ngũ cốc
vương, Ngũ cốc tiên đế, Thần Nông đại đế.

2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc


 Giai đoạn này kế tục cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành
tựu văn hóa của giai đoạn tiền sử
 Thời gian tồn tại: Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 179 TCN
 Bờ cõi nước Xích Qủy trải dài từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình chính là
địa bàn cư trú của người Nam-Á – Bách Việt, là khu vực tam giác không
gian gốc của văn hóa Việt Nam. Xích Quỷ – Văn Lang và Ân – Thương
 Địa bàn cư trú của người Nam Á - Bách Việt
 Thành tựu văn hóa nổi bật là nghề luyện kim đồng, khai phá đất đai phát triển

trồng lúa
 Văn hóa:
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền
- Thường tổ chức lễ hội vui chơi như đua thuyền múa hát
- Tín ngưỡng họ thờ cúng các lực lượng tự nhiên như thần mặt trời,
thần gió, núi, sông, mặt trăng
- Xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp nhưng chưa có sự phân hóa sâu
sắc
- Thức ăn chính chủ yếu là cơm nếp, cơm tẻ, thịt, rau, cà, biết làm cá
muối, lấy gừng làm gia vị
 NGHỀ LUYỆN KIM ĐỒNG:
- Đồ đồng Đông Sơn và ảnh hưởng của nó đã tìm thấy khắp nơi – từ
nam Trung Hoa, Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á hải đảo
- Kĩ thuật luyện kim, đúc đồng và hoa văn đồ đồng của người Đông
Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện
- Trải qua quá trình phát triển hàng mấy trăm năm trống đồng Đông
Sơn vẫn giữ được kiểu dáng và các loại hoa văn cơ bản.
- Những di vật của văn hóa Đông Sơn đã cho thấy rằng con người ở
đây đã bắt đầu làm đồ gớm và đúc đồ dùng bằng đồng sớm hơn các
dân tộc Cận Đông, Ấn Độ và Trung Hoa tới cả hàng mấy ngàn năm
- Những di vật của văn hóa Đông Sơn đã trở thành những tư liệu phản
ánh cuộc sống sôi nổi của chủ nhân văn hóa Đông Sơn từ hơn hai
nghìn năm trước
- Văn minh Đông Sơn đã trở thành một thành tố quan trọng cho việc
lập nên quốc gia, dân tộc Việt Nam, và là niềm tự hào của chúng ta về
tổ tiên thuở bình minh của lịch sử
 Ý nghĩa lịch sử:
- Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, có mối quan hệ mật thiết với
nền văn hóa văn minh các quốc gia láng giềng
- Sự ra đời của nền văn hóa Văn Lang Âu Lạc là một phần quan trọng
trong lịch sử hình thành cơ sở văn hóa của Việt Nam
Giai đoạn từ 3-2 nghìn năm trước Công Nguyên cho đến vài trăm năm
trước Công Nguyên
 Tạo nên một đỉnh cao rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc
 Có ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực
 Về các phương diện văn hóa: sản xuất, nông nghiệp cho đến lĩnh vực thần
thoại. Đông Nam Á đã có những ảnh hưởng lớn, vượt rất xa ra ngoài ranh
giới những láng giềng trực tiếp của nó
 Chính những thành tựu của thế giới Đông Nam Á cổ đại mà trong có phần
đóng góp của tổ tiên các dân tộc Việt Nam ấy đã đặt nền móng cho sự
phát triển của văn hóa Việt Nam sau này
II. Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa Trung Hoa và khu vực
Năm 207 tr.CN (sử liệu khác: 179) sau khi đánh chiếm Âu Lạc, Triệu Đà lập
ra nước Nam Việt. Năm 111 trước công nguyên, nước Nam Việt bị thôn tính
vào đế quốc Hán, nước Âu Lạc lúc ấy thuộc nước Nam Việt cũng bị thôn tính
theo. Từ đó nước ta rơi vào ách đô hộ của PKPB trong suốt hơn 1000 năm.
Giai đoạn đau thương này kết thúc khi Ngô Quyền với chiến thắng quân
nguyên.
 Hình thành qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
- Giai đoạn văn hóa Đại việt
 Tồn tại song song hai xu hướng trái ngược:
- Xu hướng hán hóa
- Xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng của trung
hoa
 Thời gian hình thành: Trong khoảng mười thế kỉ đầu trước Công Nguyên
 Bối cảnh văn hóa lịch sử:
- Tiếp xúc cưỡng bức văn hóa Việt Hán
- Tiếp xúc văn hóa Việt Ấn
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa

HÁN HÓA VIỆT HÓA

Chủ nghĩa “Bình thiên hạ” Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc
lập tự chủ, tinh thần tự lập tự
cường

Cộng đồng xóm làng Cộng đồng xóm làng

Sức mạnh của một đế chế Sức mạnh đoàn kết dân tộc
sức mạnh

Đô hộ Khởi nghĩa chống Bắc thuộc

Khởi nghĩa nhân dân phát triển thành chiến tranh nhân dân giải
phóng dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử
 Thắng lợi vẻ vang

SO SÁNH SỰ ĐỐI LẬP GIỮA HAI KHUYNH HƯỚNG


1. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA THỜI CHỐNG BẮC THUỘC
 Tôn giáo: Dấu ấn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc mà ngày nay vẫn còn ảnh
hưởng rõ nét là các học thuyết, tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập
Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
 Trên cơ sở văn minh nông nghiệp và xóm làng, người việt tiếp thu một số
yếu tố văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và vùng biển phương nam
 Chống bắc thuộc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc ( tiếng nói, tín ngưỡng
dân gian và lễ hội dân tộc, văn nghệ dân gian)
 Một số thành tựu
- Nghề buôn bán phát triển ( Thương cảng Óc Eo) biết sử dụng tiền
vàng, đồng, thiếc để trao đổi
- Tín ngưỡng đa thần: ảnh hưởng của Bà la môn giáo lẫn Phật giáo
- Kiến trúc nhà cửa, đô thị phong phú, quy hoạch hợp lý
- Nghề thủ công phát triển, đa dạng, tinh xảo: chế tác trang sức bằng
vàng, gia công kim loại màu ( thiếc)
 Trong thời kì chống Bắc thuộc lúc bấy giờ, tuy chịu sự ảnh
hưởng, du nhập từ bên ngoài trong hoàn cảnh lịch sử tối tăm của
dân tộc nhưng người Việt cổ rất có ý thức giữ gìn văn hóa, nguồn
cội của mình
2. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA ĐẠI VIỆT
 Tinh thần Văn Lang – Âu Lạc vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong suốt
thời kì chống Bắc thuộc
 Giai đoạn văn hóa Đại Việt, chỉ sau 3 triều đại (Ngô – Đinh – Tiền Lê) văn
hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng hóa nhanh chóng
 Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử với 2 cột mốc:
Lí Trần và Lê

 TÔN GIÁO:
- Văn hóa phật giáo có những đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa
dân tộc về Mỹ thuật, kiến trúc
- Trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật, Phật giáo đã góp phần lưu
giữ những giá trị văn học, văn hóa của dân tộc thông qua hệ thống
lưu trữ riêng ở các ngôi chùa
- Thông qua hệ thống giáo lý và kinh điển Phật giáo với triết lý nhân
sinh sống phải tu nhân tích đức, làm điều thiện, điều lành, hướng
con người tới ứng xử nhân văn, cao đẹp
- Đồng thời với tinh thần bao dung, nó cũng mở của cho việc tiếp
thu đạo giáo và Nho giáo
 NHO GIÁO VÀO THỜI KÌ LÝ TRẦN – LÊ
- Giữa thời Trần, nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng
đáng kể trong triều đình
- Các nho sĩ khẳng định bằng cách quay lại công kích phật giáo và
các triều vua trước
- Thời Lê, nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay
toàn bộ guồng máy xã hội
- Vua Lê Thái Tổ đã dừng đường lối này làm tư tưởng chính thống
để cai trị quốc gia
Xu hướng tiếp nhận văn háo Trung hoa trở thành chủ đạo,
tính cách trọng đọng ( cứng rắn, độc tôn...) đã thâm nhập vào
xã hội Việt Nam, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc
giáo, pháp luật phỏng theo Trung Hoa, phụ nữ, con hát ngày
một bị khinh rẻ... Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang
một đỉnh cao kiểu khác: Văn hóa Nho giáo

III. LỚP GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI PHƯƠNG TÂY


 Bối cảnh văn hóa
- Tiếp xúc và giao thoa văn hóa Việt Pháp
- Giao lưu văn hóa với thế giới Đông Tây
 Gồm hai giai đoạn: Văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại
 Hai xu hướng trái ngược: Âu hóa, chống Âu hóa và Việt Nam hóa các
ảnh hưởng của phương tây
1. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA ĐẠI NAM
 Thời gian tồn tại: Được chuẩn bị từ thời chúa Nguyễn và kéo dài hết
thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc
 Tên gọi “Đại Nam” xuất hiên từ thời Minh Mạng là quốc hiệu của
nước ta trong giai đoạn này
 Đặc điểm nổi bật:
- Lần đầu tiên nước ta có sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức
hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau
- Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày
một suy tàn
- Văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa nhân loại:
Văn hóa tư tưởng: Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và tư
tưởng Mác – Lê nin. Các tư tưởng tự do, dân chủ bình đẳng
được tiếp thu và phổ biến
Văn hóa vật chất: Đô thị phát triển kéo theo sự phát triển của
kiến trúc đô thị, giao thông vận tải, khoa học kĩ thuật…
 THÀNH TỰU VĂN HÓA:
 Kiến trúc: Quần thể di tích cố đô Huế (Kinh thành Huế, Lăng
Thiệu Trị…)
 Văn học: phát triển cả Hán văn và cả trong chữ Nôm, tiêu biểu
là 2 tác phẩm chữ nôm nổi tiếng: Truyện Kiều và Hoa Tiên
 Văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế
 Tư liệu mộc bản: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí,
Khâm định Đại Nam hội điển sư lệ
2. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA HIỆN ĐẠI
 Bối cảnh:
- Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
- 3/2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập
- Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công
 Nguồn gốc: sự giao lưu với Phương Tây, sự ảnh hưởng của tư
tưởng K.Marx, V.Lenin
 Giai đoạn: bắt đầu từ những năm 30 đến nay
 Tình trạng: Văn hóa đang định hình
 Thành tựu văn hóa nổi bật nhất: Chữ Quốc Ngữ
 CHỮ QUỐC NGỮ:
- Ra đời có một quá trình dài từ năm 1618 đến 1625
- Đa số tác giả là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng một số người
Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức
- Tính chất: tiến bộ và dễ học
- Trở thành cầu nối cho mọi tầng lớp
- Dùng chữ Quốc Ngữ trở thành một phong trào rất lớn nhằm
xây dựng một nền văn hóa cứu quốc và được hưởng ứng rộng
rãi trong xã hội
- Chữ Quốc Ngữ là một biểu hiện của bản sắc văn hóa mà ai
cũng có thể sở hữu và tự hào
 TRANG PHỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN ĐẠI
- Những năm cuối thời nhà Nguyễn – triều đại quân chủ cuối
cùng của Việt Nam, trang phục của người Việt vẫn chịu ảnh
hưởng của văn hiến áo mũ phong kiến
- Tuy nhiên, bối cảnh chính trị phức tạp giai đoạn đầu thế kỷ
XX, từ những năm 1920 đã thúc đẩy sự tân tiến mạnh mẽ về
văn hóa, xã hội và tư duy
Thiếu nữ Nam kì

Hoàng hậu Nam Phương vẫn thường vấn khăn vành gấp nếp hình
chữ nhân, mặc với áo Nhật Bình và áo dài ngũ thân như một loại
thường phục.

Từ thập niên 30 dần về sau, trang phục Âu hóa nhanh chóng tại
các khu vực thành thị, ngoài áo bà ba và áo dài, giới bình dân bắt
đầu mặc áo sơ mi cổ 2 ve, áo kiểu cổ cánh sen.
Y phục của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 30 – 50 chỉ là sự “khai mạc”
cho các thập niên tiếp theo. Bắt đầu từ thập niên 50, khái niệm “thời
trang” ở miền Nam Việt Nam mới thực sự được “châm ngòi”, mở ra
một giai đoạn mới trong cách ăn mặc của người Việt cận đại.
 Văn học nghệ thuật:
Từ 1930 -1945 Sau 1945
Bộ phận văn học không công Chặng đường văn học xây dựng
khai là văn học cách mạng, phải chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
lưu hành bí mật. Đây là bộ phận đấu tranh thống nhất đất nước.
của văn học cách mạng và là
dòng chủ của văn học sau này. Tập trung vào chủ đề ca ngợi
tinh thần yêu nước và chủ nghĩa
Nội dung: Đấu tranh chống thực
anh hùng cách mạng.
dân và tay sai; thể hiện nguyện
vọng của dân tộc là độc lập tự
do; biểu lộ nhiệt tình vì đất
nước.

Xu hướng văn học hiện thực, Văn học phản ánh không khí hồ
nội dung phản ánh hiện thực hởi, vui sướng của dân tộc khi
thông qua những hình tượng đất nước giành được độc lập và
điển hình. Đề tài là những vấn cuộc kháng chiến chống Pháp,
đề xã hội. gắn bó sâu sắc với đời sống
cách mạng và kháng chiến. Thể
Thể loại gồm tiểu thuyết, truyện
hiện niềm tự hào dân tộc và
ngắn, phóng sự.
niềm tin vào tương lai tất thắng
Xu hướng văn học lãng mạn, của cuộc kháng chiến.
nội dung thể hiện cái tôi trữ tình
với những khát vọng và ước Văn học từ năm 1945 -1975
mơ. Đề tài là thiên nhiên, tình chứa đựng chủ nghĩa nhân đạo,
yêu và tôn giáo. Thể loại chủ chủ nghĩa yêu nước và chủ
yếu là thơ và văn xuôi trữ tình. nghĩa anh hùng. Văn học giai
đoạn này có nhiều thành tựu ở
những thể loại thơ trữ tình,
truyện ngắn.

- Văn học từ năm Từ năm 1975


– 1986, văn học bước vào đổi
mới, vận động theo khuynh
hướng dân chủ hóa, phát huy
tính sáng tạo với những tìm tòi,
thể nghiệm mới.

Với hình thức thể hiện phong


phú, đa dạng như truyện ngắn,
kí, thơ, văn xuôi, kịch, lí luận
phê bình… nhưng hầu hết đều
các tác phẩm đều thiên về
khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn.
“Chí Phèo”, “Đời thừa” - Nam Cảnh Khuya, Rằm tháng
Cao; Chương “Hạnh phúc của giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia
một tang gia” (trích Số Đỏ) – sông Đuống của Hoàng
Vũ Trọng Phụng Cầm; Tây Tiến của Quang
Dũng; Đất nước của Nguyễn
Đình Thi; Đồng chí của Chính
Hữu; đặc biệt là tập thơ Việt
Bắc của Tố Hữu.
TRÌNH BÀY: NHÓM 1 _ NGÔN NGỮ HÀN QUỐC

Thành viên Phân công


Lưu Quỳnh Chi-46.01.756.008 Powerpoint, soạn nội dung phần Giai
đoạn văn hóa hiện đại, soạn word
Nguyễn Thị Minh Anh-46.01.756.003 Soạn nội dung phần giai đoạn văn hóa
tiền sử, thuyết trình
Nguyễn Gia Hân-46.01.756.014 Soạn nội dung phần giai đoạn văn hóa
Văn Lang- Âu Lạc
Nguyễn Trúc Ly-46.01.756.027 Soạn nội dung phần giai đoạn văn hóa
Văn Lang- Âu Lạc

Phan Thị Thảo Như-46.01.756.033 Soạn nội dung giai đoạn từ 3-2 nghìn
năm trước Công Nguyên cho đến vài
trăm năm trước Công Nguyên

Phan Lê Thu Trang-46.01.756.047 Soạn nội dung giai đoạn văn hóa
chống Bắc thuộc, thuyết trình

Hứa Gia Uyên-46.01.756.048 Soạn nội dung giai đoạn văn hóa Đại
Việt

Tôn Phạm Thụy Vy-46.01.756.054 Soạn nội dung giai đoạn văn hóa
chống Bắc thuộc, powerpoint

Trần Hoàng Yến-46.01.756.058 Soạn nội dung giai đoạn văn hóa Đại
Nam, thuyết trình

You might also like