You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC

PHẦN 1: XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC


CÂU 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN TỀ DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC
Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu thế kỷ XIX (1838) ở Pháp với tư cách là một tất
yếu lịch sử xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội
đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.
- Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội
+ điều kiện kinh tế:
 Cuộc cách mạng công ngiệp thế kỷ XVIII ở Anh đã làm lay chuyển tận gốc
trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Bản chất của
cuộc cách mạng là sự nhảy vọt từ lao động chân tay thủ công sang lao động
bằng máy móc.
 Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp: (4)
 Làm thay đổi bộ mặt kinh tế: hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo
kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại.
 Thị trường được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp và tập đoàn
kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành phố làm
thuê.
 Năng suất lao động tăng, của cải dồi dào.
 Nhiều trung tâm thành phố lớn ra đời.
 Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh.
Xã hội học ra đời để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giải thích các hiện tượng, các
vấn đề về kinh tế nãy sinh trong thực tiễn.
+ điều kiện chính trị: (10)
 Các cuộc cách mạng tư sản ( XVII-XIX) làm quyền lực chính trị chuyển
sang tay giai cấp tư sản, góp phần củng cố và phát triển chủ nghĩa tư bản.
 Giai cấp phong kiến bị tước bỏ quyền lực, thay vào đó là quyền lực của giai
cấp tư sản.
 Làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội.
 Xuất hiện nhiều tư tưởng tiến bộ, bình đẳng xã hội.
 Hình thành điều kiện có lợi cho tự do buôn bán, tự do sản xuất, tự do ngôn
luận tư sản và đặc biệt là tự do bóc lột sức lao động của công nhân.
 Mâu thuẫn giai cấp không được giải quyết
 Phân hóa giai cấp sâu sắc giữa TS và VS
 Phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội
 Mâu thuẫn xã hội: TS >< VS ngày càng quyết liệt và sâu sắc
 Sự ra đời và phát triển của các phong trào công nhân (Công xã Pari 1871,
CM T10 Nga 1917)
Xã hội học ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức nhằm giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong cuộc sống.
+ điều kiện xã hội: (7)
 Tổ chức tôn giáo bị mất dần quyền lực thống trị.
 Luật pháp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều tiết các quan hệ xã
hội.
 Đất đai, của cải rơi vào tay giai cấp tư sản, nông dân mất đất sản xuất.
 Nông dân di cư lên thành thị kiếm sống.
 Phân chia giai cấp, phân tầng xã hội, phân hóa giàu -nghèo diễn ra trên quy
mô rộng.
 Đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, an ninh bất ổn, tệ nạn xã hội,..diễn ra nhanh
chóng.
 Cơ cấu gia đình thay đổi.
Xã hội học ra đời để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giải thích các hiện tượng, vấn
đề mới trong xã hội nhằm lặp lại trật tự, ổn định xã hội.
- Tiền đề tư tưởng, lý luận và khoa học: (4)
+ bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục hưng (Khai
sáng) thế kỷ XVIII.
+ chủ nghĩa xã hội ở Pháp cho rằng con người và xã hội chủ yếu bị chi phối bởi
điều kiện và hoàn cảnh xã hội của họ, con người có những “quyền tự nhiên” nhất
định mà các thiết chế xã hội đang vi phạm.
+ Các nhà tư tưởng Anh thường cổ vũ và bênh vực cho quyền con người nhằm
biện minh cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện ở nước này.
+ thành tựu của khoa học tự nhiên:
 Thay đổi nhận thức.
 Cung cấp phương pháp.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu
khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học.
Tóm lại, xã hội học là một ngành khoa học độc lập có đối tượng, chức năng,
phương pháp riêng đã ra đời từ những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội ở Tây Âu vào nửa đầu thế kỷ XIX.
CÂU 2: ĐÓNG GÓP VỀ LÝ THUYẾT CỦA AUGUST COMTE ĐỐI VỚI SỰ RA
ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC
- Tiểu sử: (7)
+ sinh năm 1798 là nhà lý thuyết xã hội, nhà thực chứng luận người Pháp đã
đưa ra thuật ngữ xã hội học.
+ tác phẩm chính: triết học thực chứng và hệ thống chính trị học thực chứng.
+Gia đình theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại có tư tưởng tự do tiến bộ
+ Năm 1814 ông đến Paris học
+ Năm 1817 gặp gỡ Saint Simon (1 nhà thực chứng học)
+ Cả cuộc đời ông dành để viết
+ Ông mất năm 1857.
- Đối tượng nghiên cứu: (3)
+ Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật của xã hội với các bộ
phận cấu thành nên xã hội và các quá trình tiến triển chung của xã hội loài
người.
+ Xã hội học nghiên cứu các quá trình phát triển xã hội để phát hiện ra quy
luật của sự tổ chức xã hội và sự biến đổi xã hội => Đưa ra những giải pháp
ổn định tình hình xã hội theo hướng tiến bộ.
+ xã hội học nghiên cứu xã hội bằng phương pháp thực chứng, tức là thu
thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết, so sánh,
tổng hợp cứ liệu.
- Cơ cấu của xã hội học:
Theo Comte xã hội học còn gọi là vật lý học xã hội, hợp thanh từ hai bộ
phận là tĩnh học xã hội và động học xã hội.
- + tĩnh học xã hội: (7)
 Là một bộ phận của xã hội học
 Nghiên cứu trật tự xã hội, cấu trúc xã hội, các thành phần và các mối liên
hệ của chúng
 Nghiên cứu xã hội ở trạng thái ổn định, “tĩnh”: Tĩnh học XH chỉ ra các
quy luật tồn tại XH.
 Tĩnh học xã hội tập trung nghiên cứu cấu trúc xã hội của các thiết chế xã
hội cơ bản: gia đình, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật và các tổ
chức xã hội.
 Cơ cấu tổ chức phát triển theo con đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp.
 Ban đầu, Comte coi các cá nhân là những phần tử, đơn vị nhỏ nhất cấu
thành nên cấu trúc xã hội gồm:
 Năng lực và nhu cầu đã có sẵn ở bên trong mỗi cá nhân
 Năng lực và nhu cầu mà cá nhân tiếp thu được từ bên ngoài
thông qua quá trình xã hội hóa Cá nhân có cấu trúc gồm 2
nhóm thành thần.
 Sau đó, comte cho rằng tĩnh học xã hội gồm hai phần: gia đình và cấu trúc
xã hội.
 Gia đình: là đơn vị hạt nhân cơ bản nhất của XH và có thể coi gia đình như
một tiểu cơ cấu XH.
 Cấu trúc xã hội: là một hệ thống được tạo ra từ các tiểu cấu trúc xã hội. hiểu
được cơ cấu tổ chức có nghĩa là nắm bắt được các đặc điểm và thuộc tính và
các mối quan hệ của các tiểu cơ cấu tổ chức.
Ông kết luận một cơ cấu XH được tạo thành từ nhiều tiểu cơ cấu XH đơn giản hơn.
Các tiểu cơ cấu XH này tác động qua lại lẫn nhau theo một cơ chế nhất định để bảo
đảm cho XH tồn tại và phát triển ổn định.
+ động học xã hội: nghiên cứu các quy luật của sự biến đổi xã hội và các quá
trình xã hội, các yếu tố tạo nên sự biến đổi.
 Quy luật 3 giai đoạn:
 Giai đoạn thần học:
 đây là giai đoạn sơ khai, hệ thống tri thức được hình thành dựa trên
sự phản ánh siêu nhiên.
 Trình độ xã hội thấp.
 Thầy tu, thầy cúng, giáo sĩ, mục sư,... là người lãnh đạo xã hội.
 Giai đoạn siêu hình:
 Tổ chức xã hội mềm dẻo hơn, hệ thống tri thức được hình thành dựa
trên nhận thức cảm tính, kinh nghiệm.
 Các nhà hiền triết, thông thái là người lãnh đạo xã hội.
 Tư duy mang tính hiện thực và kiểm chứng hơn.
 Giai đoạn thực chứng:
 Hệ thống tri thức được hình thành dựa trên tư duy thực chứng, khoa
học.
 Các nhà khoa học là những người lãnh đạo xã hội.
CÂU 3: ĐÓNG GÓP CỦA EMILE DURKHEIM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
XÃ HỘI HỌC.
- Tiểu sử: (3)
+ sinh năm 1858
+ là nhà giáo dục học và xã hôi học người pháp, là giáo sư xã hội học đầu tiên
trên thế giới. (1913)
+ tác phẩm chính: phân công lao động trong xã hội, các quy tắc của phương
pháp xã hội học và tự tử.
- Đối tượng nghiên cứu: (5)
+ Thế giới, xã hội đã tồn tại trước khi bạn được ra đời. Nó nhào nặn bạn thành
những con người được chấp nhận trong xã hội mà bạn thuộc về. Và nó vẫn sẽ
tồn tại sau khi bạn qua đời. Xã hội vẫn sẽ luôn tạo nên con người.
+ Tính cách chúng ta được tạo hình bởi xã hội và những tác động xung quanh
(social facts).
+ Xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhân => Cá nhân phải tuân
thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội đã có sẵn trước khi cá nhân sinh ra.
+ xã hội học của durkheim xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và
xã hội.
+ Vì vậy, XHH cần phải xem xét hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và các hiện
tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện đang tác
động tới đời sống của các cá nhân. Vậy đối tượng nghiên cứu của ông là sự kiện
xã hội.
- Sự kiện xã hội: bao gồm tất cả cách thức hành động, suy nghĩ, cảm giác bên
ngoài cá nhân, có khả năng tác động lên cá nhân một sự cưỡng chế từ bên
ngoài.
+ sự kiện xã hội gồm hai loại:
 Vật chất: là những sự kiện xã hội mà chúng ta có thể quan sát được, đo
lường được như nhóm xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội,...
 Phi vật chất: không thể quan sát hay khó quan sát, phải dùng đến trí tượng
tưởng để hình dung ra như giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội,...
+ Đặc điểm của sự kiện xã hội:
 Tính khách quan: Là những sự kiện tồn tại khách quan, bên ngoài cá nhân,
có trước cá nhân. Không chỉ sinh ra trong môi trường có sẵn các sự kiện như
các thiết chế, cơ cấu xã hội, chuẩn mực, giá trị, niềm tin,...không những thế
các cá nhân còn học tập, tiếp thu, chia sẻ và tuân thủ các chuẩn mực giá
trị,...tức các sự kiện xã hội.
 Tính phổ biến: SKXH là chung đối với nhiều cá nhân, nghĩa là được cộng
đồng chia sẻ, chấp nhận.
 Tính cưỡng chế: Hàm chứa một sức mạnh có khả năng kiểm soát cá nhân
buộc cá nhân phải tuân thủ. Trong xã hội có những quy định, những giới
hạn, nếu vi phạm thì bị trừng phạt.
- Đoàn kết xã hội: Đoàn kết xã hội là một truyền thống quý báu của dân tộc
Việt Nam. Truyền thống đó đã được hun đúc và tôi luyện qua hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước, được thử thách qua cuộc đấu tranh với thiên
nhiên và các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
+ các kiểu đoàn kết xã hội:
ĐOÀN KẾT VÔ CƠ ĐOÀN KẾT HỮU CƠ
 Là kiểu ĐKXH dựa trên sự thuần  Là kiểu ĐKXH dựa trên sự phong
nhất, đơn điệu, nhất trí của các giá phú , đa dạng của các chức năng ,
trị, niềm tin, tín ngưỡng, phong tục, các mối liên hệ, các tương tác giữa
tập quán... các cá nhân và các bộ phận cấu
 Quyền tự do, tinh thần tự chủ và tính thành nên xã hôi .
độc lập của cá nhân rất thấp. Ý thức  Mức độ và tính chất chuyên môn
tập thể có sức mạnh chí phối cá hóa chức năng càng cao thì bộ phận
nhân. trong xã hội càng đoàn kết chặt chẽ
 Quy mô nhỏ, ý thức cộng đồng cao, .
các chuẩn mực chặt chẽ, luật pháp  Quy mô lớn , ý thức cộng đồng yếu
mang tính cưỡng chế. , tính độc lập tự chủ của cá nhân
 Có khả năng chi phối và điều chỉnh được đề cao , quan hệ xã hội mang
suy nghĩ, tình cảm và hành động của tính chức năng .
cá nhân.  Kiểu đoàn kết này tạo nên xã hội
 Kiểu đoàn kết này tạo nên xã hội đoàn kết hữu cơ. Đặc trưng cho xã
đoàn kết cơ học. Đặc trưng cho xã hội hiện đại.
hội truyền thống.

PHẦN 2: CÁC PHẠM TRÙ, KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI


HỌC
CÂU 1: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI THEO MAX
WEBER.
- Khái niệm: Xã hội học nghiên cứu con người (con người cá nhân) và xã hội.
Với Xã hội học, hành động xã hội luôn gắn liền với chủ thể hành động, đó là
cá nhân.
Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ
quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy
được định hướng tới người khác trong đường lối, quá trình của nó.
- Đặc trưng: (9)
+ diễn ra có nguyên tắc: hành động phản ứng có suy nghĩ.
+ có động lực thúc đẩy.
+ sử dụng lý trí để giải quyết vấn đề.
+ tính đên sự tồn tại của người khác.
+ Hành động xã hội phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội
+ Hành động xã hội cũng chịu sự tác động của chính bản thân chủ thể
+ Một hành động mà cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành
động xã hội.
+ Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ
những người khác thì không phải là hành động xã hội.
+ Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì
không phải là hành động xã hội.
- Các loại hành động xã hội: ( theo động cơ)
+ hành động duy lý công cụ: là loại hành động xã hội được thể hiện với sự
cân nhắc, tính toán bởi các công cụ, phương tiện sao cho có hiệu quả nhất để
đạt được mục tiêu.
+ hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động. Đó là hành động mà cá nhân cho là tốt nhất, là đẹp và họ làm theo.
+ hành động cảm xúc: là loại hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc bộc
phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa
công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
+ hành động truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi
lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời nay qua đời khác.
- Cấu trúc của hành động xã hội:
Hoàn cảnh

Nhu cầu => động cơ => chủ thể => công cụ, phương tiện => mục đích

+ nhu cầu: Là khởi điểm của hành động xã hội bởi các cá nhân luôn hành động có
mục đích và lợi ích cá nhân
+ động cơ : các động cơ cơ bản không chỉ liên quan đến các nhu cầu vật chất mà
còn bao gồm giá trị, lợi ích, lý tưởng đã được các chủ thể tiếp nhận.
+ chủ thể: Là các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Trong đó, nếu hành động chủ thể là
một cá nhân thì thường có tính duy ý chí cao. Khi chủ thể hành động là nhóm,
cộng đồng hay cả một xã hội hành động thì hành động xã hội là kết quả do một tập
hợp cá nhân tiến hành như míttinh, biểu tình, hội họp, làm việc....
+ hoàn cảnh: Bao gồm những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh
thần của hành động.
+ công cụ, phương tiện: Tùy theo hoàn cảnh của hành động, các chủ thể hành động
sẽ lựa chọn phương án sử dụng công cụ, phương tiện tối ưu nhất đối với họ
+ mục đích: Là cái đích mà hành động cần phải đạt tới.
CÂU 2: KHÁI NIỆM VỊ THẾ XÃ HỘI. CÁC LOẠI VỊ THẾ XÃ HỘI ( Linton). CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.
- Khái niệm: vị thế xã hội là vị trí xã hội của các cá nhân với những trách
nhiệm và quyền lợi được gắn kèm theo vị trí đó. vị trí của cá nhân trong hệ
thống xã hội gắn liền với vai trò xã hội.
- Đặc điểm: (4)
+ Tất cả mọi người đều có vị thế xã hội. Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội
khác nhau nên có nhiều vị thế xã hội khác nhau
+ Vị thế xã hội do nghề nghiệp của cá nhân đó chính là vị thế xã hội quan
trọng nhất.
+ vị thế xã hội không nhất thiết phải gắn với uy tín và địa vị xã hội cao.
+ vị thế xã hội được sắp xếp thứ bậc cao thấp dựa trên thẩm định, đánh giá bởi
những tiêu chuẩn khách quan của xã hội.

- Các loại vị thế xã hội:


+ vị thế gán cho: là vị thế không gắn với nổ lực của cá nhân mà do cá nhân
được xã gội gắn cho dựa trên những đặc điểm cá nhân, những yếu tố tự nhiên
vốn có của cá nhân.
+ vị thế đạt được: là loại vị thế do cá nhân nổ lực, phấn đấu vươn lên để đạt
được và được xã hội thừa nhận.
+ vị thế vừa gán cho, vừa đạt được: là sự kết hợp giữa cái tự nhiên và sự nổ lực
của cá nhân.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội:
+ các yếu tố sinh học: Được con người ấn định cho nó những quan niệm và giá
trị xã hội khác nhau.
+ tài sản: ở các dạng như của cải, vật chất, thu nhập, đất đai,... hay các tư liệu
sản xuất đều có giá trị trong việc xác lập vị thế xã hội của cá nhân.
+ trình độ học vấn: là sự phát triển và tiến bộ xã hội luôn gắn liền với tri thức,
trong rất nhiều xã hội trình độ học vấn là cơ sở của việc xác lập và thăng tiến vị
thế xã hội.
+ dòng dõi: giá trị của thành phần xuất thân, dòng dõi, nguồn gốc gia đình ảnh
hưởng đến vị thế xã hội của các nhân.
+ nghề nghiệp: những nghề nghiệp khác nhau có giá trị khác nhau trong việc
cấu thành nên vị thế xã hội của cá nhân.
+ chức vụ: là yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội của cá nhân, chức vụ càng cào
thì vị thế xã hội càng cao.
CÂU 3: KHÁI NIỆM VAI TRÒ XÃ HỘI. PHÂN BIỆT CĂNG THẲNG VAI TRÒ
VÀ XUNG ĐỘT VAI TRÒ. MỐI QUAN HỆ GIỮA VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ XÃ
HỘI.
- Khái niệm: vai trò xã hội là tập hợp các hành vi được mong đợi, các quyền
và nghĩa vụ gắn với một vị thế xã hội cụ thể.
- Đặc trưng: (7)
+ Mỗi cá nhân có nhiều mối quan hệ xã hội, bao nhiêu mối quan hệ xã hội là
bấy nhiều vai trò xã hội.
+ Cá nhân hoàn toàn không thể thực hiện vai trò xã hội nếu không có sự hợp tác
của nhóm xã hội mà cá nhân tham gia.
+ vai trò xã hội là sự kết hợp của khuôn mẫu tác phong bên ngoài (cử chỉ, hành
động,...) với nội dung tinh thần ở bên trong (kiến thức, thái độ,...) của chủ thể
thực hiện vai trò.
+ một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện về khuôn mẫu, tác phong
được xã hội chấp nhận.
+ Cá nhân chịu sự tác động của xã hội, sự điều tiết, kiểm soát của bản thân.
+ Mỗi cá nhân có thể cùng một lúc đảm nhận nhiều vai trò do họ có nhiều vị thế
xã hội và đồng thời tham gia vào nhiều hoạt động xã hội khác nhau.
+ Các cá nhân có thể chủ động hoặc chấp nhận vai trò tùy thuộc vào mức độ
phù hợp của chúng với nhu cầu và lợi ích cá nhân trong sự tồn tại và phát triển
của mình.
- Phân biệt căng thẳng vai trò và xung đột vai trò:
Căng thẳng vai trò Xung đột vai trò
- là sự xung khắc, mâu thuẫn - Là sự xung khắc, mâu thuẫn
giữa các vai trò tương ứng với giữa các vai trò tương ứng
một vị thế xã hội nhất định. với hai vị thế xã hội trở lên.
- Xuất hiện khi cá nhân thấy
khó khăn trong việc thực hiện - Xảy ra khi cá nhân cùng một
một vai trò. Nhất là những vai lúc phải đảm nhận nhiều vai
trò được nhiều người có liên trò và bắt buộc phải có sự lựa
quan, mong đợi, kỳ vọng. chọn giữa các vai trò đang
cùng diễn ra ấy.

- Mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội: (5)


+ có mối quan hệ đồng thuận.
+ vị thế xã hội quyết định vai trò xã hội.
+ vai trò xã hội tác động trở lại vị thế xã hội.
+ Vị thế như thế nào thì vai trò như thế ấy, vị thế biến đổi thì vai trò biến đổi
theo, vị thế càng cao vai trò càng quan trọng
+ Việc thực hiện tốt hay không tốt vai trò đều ảnh hưởng đến vị thế xã hội của
các cá nhân.
+ Phân biệt:
Vị thế xã hội Vai trò xã hội
+ cho biết mỗi người là ai. + cho biết những điều mà người ta
phải làm ở vị thế ấy.
+ ổn định. + dễ thay đổi.
+ có thể so sánh cao thấp. Không thể so sánh cao thấp.

CÂU 4: KHÁI NIỆM VĂN HÓA (THEO QUAN NIỆM CỦA XHH). PHÂN BIỆT
TIỂU VĂN HÓA VÀ PHẢN VĂN HÓA. CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN
HÓA.
- Khái niệm: là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, chân lý và mục tiêu mà
con người cùng chia sẻ và thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và
trải qua thời gian.
- Đặc trưng: (8)
+ văn hóa do con người sáng tạo ra.
+ văn hóa vừa là cái chung, vừa là cái riêng ( không có cái gì đúng hay sai, chỉ
có sự khác biệt) vì văn hóa là cách con người quan điểm về cuộc sống và tổ
chức cuộc sống ấy.
+ văn hóa của nhóm đối tưọng nào cũng là văn hóa chỉ là trái với số đông.
+ văn hóa không thể so sánh cao thấp.
+ văn hóa không có tính di truyền

+ Văn hóa được tích lũy trong quá trình tồn tại và phát triển của con người
trong mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh
+ Văn hóa hình thành sau xã hội và tồn tại đồng thời với xã hội.
+ Văn hóa thay đổi tuỳ theo đòi hỏi những nhu cầu cụ thể của xã hội nhưng vẫn
gắn bó chặt chẽ với toàn bộ cấu trúc giá trị.
+ văn hóa có tính tương đối
- Phân biệt tiểu văn hóa và phản văn hóa:
Tiểu văn hóa Phản văn hóa
+ là văn hóa của các cộng đồng, + là giá trị văn hóa riêng tồn tại
nhóm xã hội mà có những sắc thái song song với nền văn hóa chung.
với nền văn hóa chung của xã hội.
+ tiểu văn hóa không đối lập, bổ + đối lập với các nền văn hóa
sung và làm phong phú thêm cho chung.
nền văn hóa chung. + vừa tích cực (của nhóm người
nhạy bén, sáng tạo thì là yếu tố kích
thích cho sự biến đổi xã hội), vừa
tiêu cực (không kích thích cho sự
phát triển của xã hội, gây mất ổn
định xã hội).

- Các thành tố cơ bản của văn hóa:


+ giá trị: (7)

 Giá trị được hiểu là điều mà các thành viên trong xã hội, cho là tốt, đẹp,
đúng, nên làm, đáng có, là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của
cá nhân, để cá nhân dựa vào đó mà suy nghĩ, ứng xử.
 Trong xã hội khác nhau, các giá trị được đánh giá không giống nhau.
 Giá trị luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội. (tính
tương đối).
 Giá trị được coi là tinh cốt, là hạt nhân, là cốt lõi động lực cho một cộng
đồng tồn tại và phát triển.
 Giá trị gắn liền với nhận thức và tình cảm của chủ thể. Giá trị có tính
hướng dẫn và lựa chọn.
 Giá trị rất quan trọng vì nó đinh hướng cho hành động.
 Giá trị là cái thực và tồn tại trong hiện thực, phụ thuộc trực tiếp vào kinh
tế-xã hội của xã hội.
+ chuẩn mực: (6)
 Chuẩn mực là những quy tắc của ứng xử buộc mọi người phải tuân thủ,
chúng quy định hành vi của con người là tốt hay xấu, là thích hợp hay không
thích hợp, là nên hay không nên làm và cần phải xử sự như thế nào cho đúng
trong các tình huống khác nhau.
 Chuẩn mực là hệ thống kiểm soát và điều tiết hành vi và ứng xử của cá nhân,
nhóm giúp xã hội ổn định. Thực hiện chức năng điều chỉnh, liên kết, duy trì
quá trình hoạt động của xã hội là hệ thống các mối quan hệ tác động lẫn
nhau và các nhóm xã hội, hướng dẫn hành động để đạt được mục đích.
 Chuẩn mực mang tính tương đối, chúng thay đổi tùy thuộc theo nền văn hóa,
tùy hoàn cảnh và cũng thay đổi theo thời gian.
 Chuẩn mực xã hội gắn bó chặt chẽ với vị thế và vai trò xã hội của mỗi cá
nhân. Mỗi vị thế xã hội đều có chuẩn mực riêng.
 Chuẩn mực quan trọng nhất đối với xã hội là pháp luật.
 Những hành động vi phạm chuẩn mực xh được gọi là sự lệch chuẩn.
+ chân lý:
 Chân lý là sự phản ánh đúng đắn, chính xác hiện thực trong tư tưởng, mà
tiêu chuẩn là sự phản ánh đó, xét cho cùng là thực tiễn. Đặc trưng của chân
lý chính là thuộc về tư tưởng, chứ không phải thuộc về bản thân sự vật qua
những phương tiện biển hiện sự vật bằng ngôn ngữ
 Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm người. Những chân lý
do quan niệm chung mang lại
 Chân lý nảy sinh qua thời gian, không gian.
 Chân lý chỉ mang tính tương đối. Mỗi nền văn hóa đều có quan niệm về cái
thật, cái đúng khác nhau, chân lý mang tính khách quan, hình thành qua sự
đồng thuận của nhóm người.
 Nền văn hóa này coi là chân lý thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận
 Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý.
 Chân lý luôn là cụ thể vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó.
+ mục tiêu: Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả hành động. Là cái
hướng con người để đến cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức
mọi hoạt động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó
 Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người
vào trong hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho hành động.
 Là một trong yếu tố cơ bản của hành vi và hành động có ý thức của con
người.
 Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị.
CÂU 5: KHÁI NIỆM XÃ HỘI HÓA. BỐN MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN CỦA QUÁ
TRÌNH XÃ HỘI HÓA. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA.
- Khái niệm: Xã hội hóa là quá trình cá nhân con người lĩnh hội một hệ thống
nhất định những tri thức, giá trị, chuẩn mực cho phép cá nhân đó hoạt động
như một thành viên của xã hội. Là quá trình con người tiếp nhận nền văn
hóa, quá trình con người học cách đóng vai trò để gia nhập vào xã hội.
- Môi trường cơ bản của xã hội hóa:
+ gia đình: Gia đình là môi trường quan trọng, cơ bản nhất và đầu tiên của tiến
trình xã hội hoá. Cung cấp nhu cầu tinh thần- xã hội cơ bản.
• mỗi gia đình là một tiểu văn hóa được xây dựng nên bởi nền giáo dục gia đình,
truyền thống gia đình, lối sống của gia đình.
 Các cá nhân trong gia đình sẽ tiếp thu những chuẩn mực, giá trị của tiểu văn
hóa này thông qua những người gần gũi như ông bà, bố mẹ, anh chị em.
 Gia đình xã hội hóa của mỗi người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc
đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ, hành vi khi đã lớn.
 Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên mà hầu hết mỗi cá nhân trong mọi xã hội
thường phải phụ thuộc vào, quy định hành vi lối sống, tạo sự thống nhất
hành động.
 Gia đình là môi trường xã hội hóa đặc biệt, suốt đời, tham gia liên tục vào
các giai đoạn xã hội hóa trong chu trình sống của con người.
 Xã hội hóa trong gia đình được thực hiẹn chủ yếu qua giao tiếp trực tiếp
+ nhà trường: (3)
 Là cơ quan chủ yếu đầu tiên. Là phương tiện xã hội hoá chính thức . Hình
thành cho trẻ tri thức, kỹ thuật, giá trị, chuẩn mực văn hoá mà xã hội mong
đợi.
 Trong các trường học, cá nhân thu nhận, nhận thức kiến thức khoa học cơ
bản về tự nhiên, xã hội để làm nền tảng cho cuộc sống sau này.
 Khi đến trường cá nhân còn học được những quy tắc, chuẩn mực, giá trị,
cách ứng xử, thực hiện nhiều tương tác xã hội và thiết lập nhiều mối quan hệ
xã hội. Rèn luyện ý thức, trách nhiệm và phẩm chất cho cá nhân sau này.
+ nhóm thành viên (nhóm xã hội): (6)
 Nhóm thành viên là các nhóm mà các cá nhân là thành viên trong đó.
 Đây là môi trường xã hội hóa quan trọng thứ hai ssau gia đình. Co ý nghĩa
quan trọng trong việc cá nhân tiếp thu các kinh nghiệm xã hội theo con
đường chính thống và không chính thống.
 Mối nhóm đều có một khuôn mẫu hành vi khác nhau. Khi tham gia vào
nhóm, cá nhân buộc phải tuân thủ những khuôn mẫu đó.
 - Mỗi cá nhân đều thuộc về các nhóm xã hội khác nhau
 Chức năng cơ bản của nhóm là thoả mãn nhu cầu giao tiếp, giải trí giữa các
cá nhân
 Các nhóm bao gồm: bạn bè, nhóm đồng nghiệp, nhóm đồng sở thích,...
+ truyền thông đại chúng:
 Là một quá trình truyền đạt thông tin đến công chúng thông qua các phương
tiện kỹ thuật như: sách, báo, internet,... nhằm phục vụ những mục đích đã
được đề ra.
 Cung cấp cho cá nhân những kiến thức, kinh nghiệm, thông tin đa dạng và là
cấu nối gắn kết mọi người.
 Truyền thông đại chúng có tác động tích cực lẫn tiêu cực tới nhận thức và
hành vi của cá nhân.
- Đặc điểm của xã hội hóa:
+ thứ nhất: xã hội hóa là một quá trình tất yếu khách quan, diễn ra liên tục suốt đời
mỗi cá nhân.
+ thứ hai: Xã hội hoá là một quá trình hai mặt:
Một mặt, xã hội tác động vào cá nhân, chuyển tải các giá trị, chuẩn mực, kinh
nghiệm, tri thức cho cá nhân. Cá nhân là khách thể.
Mặt khác, các cá nhân với tính tích cực của mình đã tác động trở lại đối với xã hội,
thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Cá nhân là chủ thể.
+ thứ ba: xã hội hóa chịu tác động của các điều kiện xã hội. Được thực hiện nhờ
các thiết chế xã hội có sẵn.
+ thứ tư: xã hội hóa diễn ra không đồng đều đối với mối cá nhân. Diễn ra nhanh
hơn nếu có khoanh vùng sự lựa chọn.
+ thứ năm: xã hội hóa tuân thủ các khuôn mẫu của các nhóm xã hội khác nhau.
CÂU 6: KHÁI NIỆM BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI. CƠ SỞ TẠO NÊN BẤT BÌNH
ĐẲNG XÃ HỘI.
- Khái niệm: Là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với
các cá nhân khác nhau trong 1 nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
+ mang tính tất yếu do yếu tố cơ cấu xã hội và lãnh thổ tạo ra
+ Có nguồn gốc khi một số cá nhân có đặc quyền kiểm soát và khai thác một
số cá nhân khác
+ Những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác
nhau do thể chế chính trị quyết định.
+ Là một vấn đề cơ bản của XHH, nó quyết định đến phân tầng xã hội.
- Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội:
+ cơ hội trong đời sống: bao gồm những thuận lợi vật chất để có thể cải
thiện chất lượng cuộc sống như: của cải, tài sản, thu nhập,... điều kiện chăm
soc sức khỏe hay đảm bảo an ninh xã hội,...
+ địa vị xã hội: là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân gắn liền với uy tín
và quyền lực của cá nhân đạt được trong xã hội. Địa vị xã hội của mỗi cá
nhân khác nhau dẫn đến cơ hội và quyền lợi khác nhau.
+ ảnh hưởng chính trị: là khả năng của một cá nhân/ nhóm xã hội chi phối,
kiểm soát những cá nhân/ nhóm xã hội khác bằng quyền lực chính trị. Kết
quả là họ là những người được hưởng lợi nhiều nhất hay ít ra họ cũng đem
lại lợi ích cho những người có chung những điều kiện và hoàn cảnh như họ.

CÂU 7: KHÁI NIỆM PHÂN TẦNG XÃ HỘI. CÁC HỆ THỐNG PHÂN


TẦNG XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ.
- Khái niệm: là trạng thái phân chia cấu trúc xã hội thành các phân tầng xã hội
khác nhau trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Mỗi tầng bao
gồm các cá nhân có địa vị xã hội giống nhau. Tồn tại theo lịch sử, theo các
thể chế chính trị. Là hệ quả của sự bất bình đẳng trong xã hội.
- Các hệ thống phân tầng xã hội:
+ hệ thống phân tầng xã hội đóng:
 Ranh giới giữa các tầng xã hội rất rõ rệt và được duy trì một cách nghiêm.
 Cá nhân sinh ra ở phân tầng xã hội nào thì mãi mãi ở lại trong phân tầng xã
hội ấy.
 Xuất hiện trong xã hội có đẳng cấp.
+ hệ thống phân tầng xã hội mở:
 Ranh giới các tầng mềm dẻo và linh hoạt.
 Cá nhân từ một tầng lớp thấp có thể chuyển lên vị trí của một tầng lớp xã hội
cao hơn bằng chính năng lực của bản thân.
 Xuất hiện trong xã hội có giai cấp.
- Các loại phân tầng xã hội:
+ phân tầng xã hội hợp thức: được hình thành một cách tự nhiên, dựa trên sự khác
biệt về năng lực, sự đóng góp, công hiến thực tế,... của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cho
xã hội.
+ phân tầng xã hội không hợp thức: được hình thành một cách tự nhiên, do tham
nhũng, làm ăn phi pháp, thủ đoạn, mánh khóe,... để có địa vị và quyền lực.
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC.
CÂU 1: KHÁI NIỆM BẢNG HỎI. CÁC LOẠI CÂU HỎI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ
DỤNG TRONG BẢNG HỎI (CÂU HỎI ĐÓNG, CÂU HỎI MỞ, CÂU HỎI HỖN
HỢP).
- Khái niệm: bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các
nguyên tắc, tâm lý, logic, và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho
người được hỏi thể hiện quan điểm ccủa mình với những vấn đề nghiên cứu
và người nghiên cứu thu thập được thông tin cho đề tài nghiên cứu.
- Các loại câu hỏi:
+ câu hỏi đóng: là loại câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, người được hỏi chỉ việc
lựa chọn câu trả lời phù hợp với quan điểm, suy nghĩ của mình.
Note:
 các phương án chuẩn bị trước cần phải thể hiện được đầy đủ tất cả các yếu
tố, chiều cạnh của vấn đề cần hỏi.
 Các phương án trả lời phải có mức độ đồng nhất với nhau theo cùng tiêu chí
phân chia.
+ câu hỏi mở: là loại câu hỏi không có sẵn phương án trả lời. Người được hỏi có
thể tự đưa ra câu trả lời phù hợp nhất với nhận thức, quan điểm của mình.
+ câu hỏi hỗn hợp: là loại câu hỏi về hình thức là câu hỏi đóng, nhưng nội dung
thực chất là câu hỏi mở. Đây là câu hỏi có một số phương án trả lời sẵn và phương
án cuối cùng để ngỏ.
CÂU 2: ĐẶT ĐỀ TÀI. XÁC ĐỊNH: đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
VÍ DỤ:
- Tên đề tài: sự thích ứng với phương pháp học tập theo mô hình đào tạo tín
chỉ của sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Huế hiện nay.
- Xác định:
+ đối tượng nghiên cứu: sự thích ứng với phương pháp học tập theo mô hình
đào tạo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế hiện
nay.
+ khách thể nghiên cứu: giảng viên, sinh viên trường đại học Kinh Tế, đại
học Huế.
+ phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: trường đại học Kinh Tế, đại học Huế
 Thời gian: hiện nay.

You might also like