You are on page 1of 7

6.

1 Nguồn nhân lực


Trong 25 năm hoạt động tại Việt Nam, Coca-Cola luôn chú trọng phát triển nguồn
nhân lực, tạo điều kiện cho mọi nhân viên phát huy tối đa tiềm năng. Là doanh
nghiệp toàn cầu, Coca-Cola coi phát triển nhân sự là chìa khóa để hiện thực hóa
chiến lược phát triển bền vững ở mọi thị trường. Con người là ưu tiên hàng đầu ,
xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công trong mọi hoạt động,
những năm qua, Coca-Cola luôn đẩy mạnh hoạt động thu hút nhân sự tài năng, chú
trọng đào tạo, mang đến môi trường riêng để các nhân sự được phát triển toàn diện
và sáng tạo.
Cụ thể, Coca-Cola là luôn đặt ưu tiên cho việc nâng cao năng lực nhân lực địa
phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hiện nay, Coca-Cola có 99% nhân viên là người Việt, trong tổng số khoảng 4.000
nhân viên tại Việt Nam. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương
đương hơn 30.000 tỷ đồng Việt Nam) cho các hoạt động tuyển dụng, phát triển
nguồn nhân lực trong nước.
Các quyền lợi hấp dẫn và chương trình đào tạo, tập huấn chuyên nghiệp giúp
doanh nghiệp trở thành một trong những nhà tuyển dụng được quan tâm và yêu
thích nhất tại Việt Nam.
“Tại Coca-Cola, bạn không chỉ được đào tạo nội bộ, mà còn có trải nghiệm qua các
sự kiện đặc biệt như sự ra đời của ‘Biệt đội siêu anh hùng’ gồm đại diện của các
phòng ban trên toàn quốc. Nhân viên được tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo, với
môi trường làm việc nhiều niềm vui và thoải mái”, một Coker chia sẻ.
6.2 Nguồn lực vật chất
*Nhà cung cấp
- CO2 Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
     Đốt cháy dầu do với chất trung là (MEA) monoethanol amine.
- Đường: Nhà máy đường KCP.
-     Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoniac.
Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản.
-         Caffein:
     Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.
     Caffein nhân tạo.
- Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
+  Công ty stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca
để dùng cho sản xuất nước Coke.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging ( Việt Nam) cung cấp
vỏ chai chất lượng cao cho Coca-Cola.
+   Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty
coca cola . Công ty stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản
xuất nước coca cola.
+ Công ty cổ phần Biên Hòa vỡi cung cấp các thùng carton hộp giấy ao cấp
để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt
Nam.

             * Nhà sản xuất


   - Là nhà tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành
những sản phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con
người. Công ty Coca-Cola nói chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt
động riêng biệt:
    -  TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp
nước cốt Coca Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và
quản lý thương hiệu.
    -    TCB ( The Coca Cola Bottler) : chịu trách nhiệm sản xuất , dự trữ kho
bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm  Coca Cola. Điều đó có
nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về chữ P thứ 3 (Place) còn TCC chịu trách
nhiệm 3 chữ  P còn lại (Price, Product, Promotion) và mô hình này được áp
dụng như nhau trên toàn Thế giới, trong đó có Việt Nam.
        * Nhà phân phối
       Những năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản
phẩm của Coca-Cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân
phối lớn, 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt
Nam.
       Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh
khoảng 15% một năm. Riêng Coca-Cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.
       Sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất ở 3 nhà máy lớn đặt tại TP Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Với 3 nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi
cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối ở ba miền, cung cấp đầy đủ sản
phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với nước giải khát, khâu phân
phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước nên nắm
giữ nhiều thị phần hơn Coca-Cola. Vì thế Coca-Cola vẫn phải mở rộng các
đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe, nước giải khát nhà
hàng,... Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như: tặng dù,
hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính.
      Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-Cola và
mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca-Cola được tiêu thụ. Tại BIG
C nếu đặt chân vào gian hàng bày bán nước giải khát, bạn sẽ thấy sự hiện
hữu của sản phẩm Coca-Cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản
phẩm Coca-Cola  bao giờ cũng được đặt bày ngang tầm mắt hoặc ngay trước
và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí
ưu thế như vậy, Coca-Cola cũng phải bỏ ra chi phí không nhỏ chút
 * Nhà bán lẻ
      - Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa tiêu dùng cá nhân và tiêu
dùng của các hộ gia đình. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy
rong kênh và thực hiện các công việc phân  phối cơ bản. Mặc dù là trung
gian cấp 2 của công ty nhưng các nhà bán lẻ vẫn chịu sự giám sát từ công ty.
Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola với các nhà bán lẻ có thể là trực tiếp
hặc thông qua các nhà bán buôn nhưng đều phải thực hiện chặt chẽ và tuân
theo quy định có sẵn. (Lượng đặt hàng của nhà bán lẻ trong kênh 2 phải lớn
hơn 1 két).
     -  Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng,
vì vậy họ hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán
lẻ thường tập trung vào hành vi mua hàng của mọi người và đã tìm thấy
những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về những người ghé thăm các
cửa hàng của họ. Gần đây Coca Cola đã hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm
tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua
hàng ( như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ
nhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của
khách hàng tại nơi đó,….) Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống
phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca
Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do mục đích của
hai bên là khác nhau, khi mà công ty thì muốn giới thiệu sản phẩm của mình
một cách hiệu quả nhất và có không gian trưng bày  ở vị trí đẹp nhất, họ chỉ
cần biết làm thế nào để bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền, có nhiều
không gian để giới thiệu những mặt hàng khác.
6.3 Nguồn lực vô hình
6.3.1 Các chiến lược kinh doanh qua từng năm
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn trước 1980:
Coca-cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước giải khát từ năm 1886. Vào thời
gian này, Coca-cola là thương hiệu dẫn đầu và đang thống lĩnh thị trường nước giải
khát trên thế giới.
+ Áp lực giảm chi phí : Giai đoạn này Coca Cola đã định vị thương hiệu của mình
trong lòng khách hàng. Do đó, áp lực giảm chi phí của Coca-cola vào giai đoạn này
không cao
+Áp lực đối với yêu cầu của địa phương: Coca Cola đã nghiên cứu và đưa ra các
dòng sản phẩm có mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa
phương.
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn 1981 – 2000:
Tất cả mọi điều về Coca-cola đã thay đổi vào những từ 1980, khi Roberto Goizueta
lên nắm quyền. Ông đã làm nên điều thần kì với cú lội ngược dòng cho tập đoàn
Coca-cola.
+Áp lực giảm chi phí: Coca Cola đứng trước ngu cơ đánh mất vị trí của mình vào
tay đối thủ. Pepsi. Vì thế, điều quan trọng nhất đối với Coca-cola lúc này là giành
lại thị phần và để vượt qua những khó khăn, Coca-cola phải đối mặt với áp lực
giảm chi phí cao để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ.
+ Áp lực đối với yêu cầu của địa phương: Trong giai đoạn này, khi sản phẩm nước
giải khát của Coca Cola đã chiếm được thị trường rộng khắp thế giới, Roberto
Goizueta đã đưa ra chiến lược kinh doanh toàn cầu cho Coca Cola. Người dân trên
thế giới sử dụng Coca Cola như một thức uống toàn cầu, một cách thức để hòa
nhập vào với xu hướng của thế giới
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn từ năm 2000 – 2004:
Nhu cầu của địa phương tăng cao đòi hỏi Coca Cola phải thay đổi chiến lược kinh
doanh. Áp lực giảm chi phí cao do có sự đối đầu với đối thủ cạnh tranh. Do đó,
Coca Cola đã quay trở lại với chiến lược Toàn cầu hóa.
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola hiện nay.
Coca-cola nhận ra rằng công ty cần phải đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách
hàng ở từng khu vực cũng như nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Công ty đã
áp dụng cấu trúc tổ chức phân quyền. Tổ chức gồm hai nhóm hoạt động là hoạt
động đóng chai và hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được phân chia
thành 5 khu vực: Khu vực Bắc Mỹ, Khu vực Mỹ Latinh, Khu vực Châu Âu, Khu
vực Âu-Á và Châu Phi, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
– Trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty nằm ở Atlanta, bang Georgia. Đây là nơi
đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty trên phạm
vi toàn cầu.
– Hội đồng quản trị hiện nay của công ty gồm có 17 thành viên với Chủ tịch là ông
Muhtar Kent, kiêm Giám đốc điều hành của công ty. Đây là nơi đặt ra các mục
tiêu, phương hướng hoạt động của Coca-cola trên toàn cầu. Những chiến lược, kế
hoạch của công ty được quyết định bởi Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu
trách nhiệm hướng công ty đến mục tiêu chung và hỗ trợ cho hoạt động của các
khu vực.
– Cấu trúc tổ chức địa phương:
Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, Coca-cola đã gặt hái được những thành công
dựa trên việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng địa phương. Để làm được điều
đó, Cocacola đã tổ chức cấu trúc theo khu vực, trong đó kết hợp giữa tập trung hóa
và địa phương hóa.4
6.4 Đạo đức nghề nghiệp
Đến với thị trường Việt Nam, mọi hoạt động quản trị và xây dựng văn hóa nội bộ
doanh nghiệp của Coca Cola của họ đều đều phát triển dựa trên nền tảng văn hóa
của Việt Nam.
* giá trị trong văn hóa doanh nghiệp Coca Cola là Sự liêm chính: trung thực, cởi
mở, thẳng thắn.
- Sáng kiến cá nhân: luôn chủ động hoàn thành công việc
- Lợi ích khách hàng: vượt xa kỳ vọng của khách hàng và gia tăng lợi ích của
khách hàng
- Tinh thần đồng đội: hợp tác và hỗ trợ đồng đội để nâng cao thành tích chung
- Phát triển nhân lực: phát huy của nhân viên thông qua đào tạo và phát triển
- Tôn trọng và tin cậy: tôn trọng lẫn nhau và tạo dựng niềm tin
- Cam kết: có trách nhiệm và thực hiện đúng những gì đã cam kết
6. Chiến lược kinh doanh của công ty Coca-Cola
 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn trước 1980:
Coca-cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước giải khát từ năm 1886. Vào thời
gian này, Coca-cola là thương hiệu dẫn đầu và đang thống lĩnh thị trường nước giải
khát trên thế giới.
+ Áp lực giảm chi phí : Giai đoạn này Coca Cola đã định vị thương hiệu của mình
trong lòng khách hàng. Do đó, áp lực giảm chi phí của Coca-cola vào giai đoạn này
không cao
+Áp lực đối với yêu cầu của địa phương: Coca Cola đã nghiên cứu và đưa ra các
dòng sản phẩm có mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa
phương.
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn 1981 – 2000:
Tất cả mọi điều về Coca-cola đã thay đổi vào những từ 1980, khi Roberto Goizueta
lên nắm quyền. Ông đã làm nên điều thần kì với cú lội ngược dòng cho tập đoàn
Coca-cola.
+Áp lực giảm chi phí: Coca Cola đứng trước ngu cơ đánh mất vị trí của mình vào
tay đối thủ. Pepsi. Vì thế, điều quan trọng nhất đối với Coca-cola lúc này là giành
lại thị phần và để vượt qua những khó khăn, Coca-cola phải đối mặt với áp lực
giảm chi phí cao để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ.
+ Áp lực đối với yêu cầu của địa phương: Trong giai đoạn này, khi sản phẩm nước
giải khát của Coca Cola đã chiếm được thị trường rộng khắp thế giới, Roberto
Goizueta đã đưa ra chiến lược kinh doanh toàn cầu cho Coca Cola. Người dân trên
thế giới sử dụng Coca Cola như một thức uống toàn cầu, một cách thức để hòa
nhập vào với xu hướng của thế giới
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn từ năm 2000 – 2004:
Nhu cầu của địa phương tăng cao đòi hỏi Coca Cola phải thay đổi chiến lược kinh
doanh. Áp lực giảm chi phí cao do có sự đối đầu với đối thủ cạnh tranh. Do đó,
Coca Cola đã quay trở lại với chiến lược Toàn cầu hóa.
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola hiện nay.
Coca-cola nhận ra rằng công ty cần phải đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách
hàng ở từng khu vực cũng như nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Công ty đã
áp dụng cấu trúc tổ chức phân quyền. Tổ chức gồm hai nhóm hoạt động là hoạt
động đóng chai và hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được phân chia
thành 5 khu vực: Khu vực Bắc Mỹ, Khu vực Mỹ Latinh, Khu vực Châu Âu, Khu
vực Âu-Á và Châu Phi, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
– Trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty nằm ở Atlanta, bang Georgia. Đây là nơi
đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty trên phạm
vi toàn cầu.
– Hội đồng quản trị hiện nay của công ty gồm có 17 thành viên với Chủ tịch là ông
Muhtar Kent, kiêm Giám đốc điều hành của công ty. Đây là nơi đặt ra các mục
tiêu, phương hướng hoạt động của Coca-cola trên toàn cầu. Những chiến lược, kế
hoạch của công ty được quyết định bởi Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu
trách nhiệm hướng công ty đến mục tiêu chung và hỗ trợ cho hoạt động của các
khu vực.
– Cấu trúc tổ chức địa phương:
Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, Coca-cola đã gặt hái được những thành công
dựa trên việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng địa phương. Để làm được điều
đó, Cocacola đã tổ chức cấu trúc theo khu vực, trong đó kết hợp giữa tập trung hóa
và địa phương hóa.4

You might also like