You are on page 1of 8

4.

1 CẠNH TRANH VỀ THỊ PHẦN:


- Thị phần của Coca-Cola chiếm 38% thị phần nước giải khát có gas tại Việt
Nam năm 2014.

Nguồn: Internet
- Và theo khảo sát được MarketIntello thực hiện vào năm 2016 nhằm mục
đích tìm hiểu đặc điểm người tiêu dùng và mức độ phổ biến các nhãn hiệu
nước ngọt tại Việt Nam, trong đó Coca-Cola là nhãn hiệu có nhiều người
đang sử nhất là 34,5% và Pepsi với 17,1%. Tiếp theo, với 98,5% Coca-Cola
là nhãn hiệu đã từng được nhiều người sử dụng nhất sau đó là Pepsi với
92%. Từ đây, Coca-Cola đang dần chiếm ưu thế và dự định sẽ chiếm thị
phần lớn hơn trên thị trường nước giải khác Việt Nam.
Theo nguồn: www.slideshare.net
4.2. CẠNH TRANH VỀ GIÁ:
- Với một thị trường rộng lớn bao phủ khắp Việt Nam, Coca-Cola hiện có 50
nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên và hàng nghìn đại lý phục vụ cho người
tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh số một của Coca-Cola tại thị trường Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới là PepsiCo. PepsiCo hiện hệ thống bán lẻ
riêng với hơn 3.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.
- Năm 2016, Coca - Cola đạt doanh thu 6.872 tỷ đồng, con số này tăng thêm
346 tỷ đồng lên 7.218 tỷ đồng. Số liệu gần đây nhất có được, doanh thu
Coca - Cola Việt Nam trong năm 2019 là 9.297 tỷ đồng, tăng 9% so
với năm liền trước đó. Trong khi đó, vào Năm 2019, liên doanh
Suntory PepsiCo đạt hơn 18.3tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm 2018.

Nguồn: Internet
- Tại Việt Nam, sản phẩm của Coca-Cola rất đa dạng. Những sản phẩm chính
của Coca-Cola bao gồm nước uống, nước uống không cồn và nước uống có
gas, dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một số sản phẩm nổi bật
của Coca-Cola tại Việt Nam có thể kể đến như: Coke ít gas, Sprite, Fanta,
Coke hương Vani, Coke, nước trái cây,…
- Nhờ vào sự đa dạng hóa của sản phẩm thì việc định giá sản phẩm cho các
sản phẩm của Coca-Cola cũng được điều chỉnh theo từng phân khúc, từng
thị trường. Chiến lược Marketing của Coca-Cola về giá chính là việc hiểu rõ
khách hàng và xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu của mình là
gì.
- Sản phẩm của Coca Cola được định giá bằng cách dựa trên vào nhận thức
của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của người bán. Giá được
định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận bởi khách hàng. Khi nghiên cứu thị
trường, Coca-Cola đã tìm hiểu được 80% người Việt Nam sống ở vùng nông
thôn có thu nhập thấp. Với lý do đó, thay vì sử dụng chiến lược định giá sản
phẩm cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola chọn chiến
lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với
hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng.
Nguồn: https://amis.misa.vn/28361/chien-luoc-marketing-cua-coca-cola/

4.3. CẠNH TRANH VỀ CHẤT LƯỢNG:

- Để đáp ứng những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, an toàn và quy định của
từng quốc gia mà Coca-Cola đang hoạt động, thương hiệu nước giải khát
này đã đầu tư hơn 300 triệu USD cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng và hệ
thống dây chuyền sản xuất tiên tiến khi có mặt tại Việt Nam.
- Hiện 3 nhà máy tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng của Coca-Cola Cola đã được
cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thực phẩm bổ sung, được xác nhận phù hợp các chứng chỉ về
hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2008), hệ thống bảo đảm ATTP
(FSSC 22000), hệ thống tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (ISO 14000) và An
toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHA 18000).
4.4. CẠNH TRANH VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING:
- Coca-Cola phát triển theo hướng ưu tiên những yếu tố thuộc về cảm xúc,
quá khứ của con người.
- Coca-Cola thường sử dụng những từ như "nguyên thủy", "điển hình" trong
các chiến lược quảng cáo của mình. Đặc biệt, thương hiệu đồ uống này luôn
nhấn mạnh đến quá khứ, các mối quan hệ gắn kết trong cuộc sống. Điều này
được thể hiện qua font chữ cổ điển, màu đỏ của vỏ lon hay các chi tiết hoa
văn trang trí mang màu sắc của sự hoài cổ.
- Các yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của Coca Cola tại Việt
Nam:
 Chính sách sản phẩm:
Coca Cola có một danh mục sản phẩm lớn với 500 nhãn hiệu đa
dạng. Nó cung cấp gần 3.900 lựa chọn đồ uống. Sản phẩm hàng đầu
của nó Coca Cola là một trong những thương hiệu được công nhận
và có giá trị nhất thế giới. Có 21 thương hiệu trị giá hàng tỷ đô la
trong danh mục đầu tư của nó, trong đó 19 thương hiệu có sẵn với
các lựa chọn thấp hoặc không có calo.
Một số thương hiệu nổi tiếng nhất trong danh mục đầu tư của Coca
Cola: Coca Cola, Sprite, Fanta, Diet Coke, Coca Cola Zero, Coca
Cola life, Minute Maid, Ciel, Powerade, Powerade zero,…
Các sản phẩm của Coca Cola được bán với nhiều loại bao bì và kích
cỡ khác nhau. Ví dụ, sản phẩm cốt lõi của nó là Coke được bán ở
dạng chai 200ml, 500ml, 1 lít, 1,5 lít và 2 lít trong lon, thủy tinh và
chai nhựa.
Logo Coca Cola được in rõ ràng trên mỗi chai và lon này để phân
biệt chính nó với Coke. Các chai Coca Cola cũng có hình dạng độc
đáo liên quan đến thương hiệu. Coca Cola đưa ra nhiều lựa chọn
khác nhau như các lựa chọn cổ điển, ăn kiêng, ít đường, không
đường để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết sản phẩm.
 Chính sách giá sản phẩm:
Chiến lược định giá mà Coca Cola sử dụng tập trung vào việc đạt
được các mục tiêu của kế hoạch marketing và hỗ trợ việc định vị
sản phẩm, đồng thời tính đến các yếu tố bên ngoài như: điều kiện
kinh tế và đối thủ cạnh tranh.
Coca Cola tính các mức giá khác nhau cho các sản phẩm ở các phân
khúc khác nhau.
Thị trường nước giải khát được coi là độc quyền, ít người bán,
người mua nhiều. Coca Cola và Pepsi là những người chơi thống trị.
Các sản phẩm coke có giá tương tự như các sản phẩm của Pepsi
trong phân khúc cụ thể đó. Nếu Coke định giá sản phẩm của mình
quá cao so với Pepsi trong một phân khúc cụ thể, thì người tiêu
dùng có thể chuyển đổi đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi
người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả. Do đó, cả hai đã đi đến thống
nhất về việc duy trì mức giá ngang nhau trong từng phân khúc. Tuy
nhiên, Coca Cola giảm giá khi mua số lượng lớn bằng cách đóng
gói sản phẩm.

Trong nhiều năm, Coca Cola đã sử dụng Định giá thâm nhập như
một cách để giành được chỗ đứng trên thị trường và giành được thị
phần. Sản phẩm của nó đã thâm nhập vào thị trường. Một khi lòng
trung thành của khách hàng được thiết lập như đã thấy với Coca
Cola, thì khi đó, Coca Cola có thể từ từ tăng giá sản phẩm của
mình.
 Chính sách phân phối:
Coca-Cola, đã có hơn 130 năm kinh doanh và hoạt động tại hơn
200 quốc gia trên thế giới, do đó đã tích lũy được một mạng lưới
phân phối rộng lớn. Chính sách phân phối trong chiến lược
marketing của Coca Cola được làm nổi bật bởi mạng lưới phân
phối rộng khắp. Công ty Coca-Cola sản xuất nước giải khát bằng
công thức đã được cấp bằng sáng chế của mình và phân phối cho
các nhà đóng chai trên toàn thế giới.
Sản phẩm của Coca Cola có thể được tìm thấy ở hầu hết các cửa
hàng bán lẻ và siêu thị, cũng như xuất hiện ở nhiều khách sạn và
nhà hàng trên thế giới.
 Chính sách xúc tiến hỗn hợp:
Coca-Cola là tiêu chuẩn vàng về quảng cáo và thương hiệu. Chiến
lược quảng bá của Coca Cola tập trung vào marketing tích cực
thông qua các chiến dịch quảng cáo sử dụng các kênh truyền thông
như truyền hình, quảng cáo trực tuyến, báo in, tài trợ, v.v. Coca-
Cola tài trợ cho các sự kiện quan trọng như American Idol, BET
Network, NASCAR, NBA, NCAA, Thế vận hội Olympic, FIFA
World Cup, v.v.

Coca-Cola cũng phát sóng quảng cáo trên truyền hình bằng nhiều
ngôn ngữ quốc gia trên khắp thế giới. Đồng thời, bắt đầu chiến
dịch “Taste the Feeling” ở Ấn Độ vào tháng 3 năm 2016, với ý
định nhắc nhở mọi người về niềm vui và hạnh phúc mà Coke
mang lại cho cuộc sống của họ.

Coca-Cola đã phát triển thành một sản phẩm dành cho thị trường
đại chúng, dự kiến sẽ có mặt ở mọi lúc, mọi nơi.

Nguồn: https://gcodigital.vn/chien-luoc-marketing-cua-coca-cola
4.5. ĐỐI THỦ TIỀM ẨN:
- Sau cuộc chiến tranh giữa Pepsi và Coca Cola, người ta nhận ra rằng khi
phải ‘chọn con tim hay nghe lý trí’ thì người tham gia khảo sát đã chọn Coca
Cola vì nó liên quan đến phần cảm xúc hơn. Các yếu tố cảm xúc của Cola
đem lại bắt nguồn từ quá trình hình thành và phát triển lâu dài của họ song
song với cuộc sống con người, từ lịch sử Coca Cola, logo, thương hiệu cho
tới quảng cáo, màu sắc, thiết kế… và đặc biệt nhấn mạnh những trải nghiệm
trong quá khứ. Điều này được thể hiện qua màu đỏ của vỏ lon , font chữ cổ
điển hay các quảng cáo có phong cách và màu sắc hoài cổ, nội dung hướng
về các mối quan hệ.
- Bên cạnh đó, cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh khác của Coca-Cola tại
Việt Nam: các loại nước giải khát có gas khác như các sản phẩm của
Chương Dương, Tribeco,... Còn nước giải khát khôg có gas thì là các sản
phẩm của Tân Hiệp Phát và một số loại nước suối tự nhiên khác,...

Nguồn: https://songdep.com.vn/348-coca-va-pepsi-khac-nhau-the-nao-d953.html

You might also like