You are on page 1of 12

Họ và tên: Nguyễn Mai Anh

Mã sinh viên: 7123401083


Lớp: QTMA12A

Chiến lược Marketting của Coca-Cola tại Việt Nam


1.Mục tiêu kinh doanh: Chiến lược kinh doanh của Coca-Cola ngay từ những
ngày đầu thành lập là tập trung vào thị trường chủ chốt (tức là chiếm lĩnh những thị
trường lớn nhất) chứ không đầu tư dàn trải trên toàn thế giới.
2.Mục tiêu Marketing: Chiến lược Marketting không phân biệt
Đối tượng khách hàng mục tiêu: người tiêu dùng trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 35.
Đây là nhóm khách hàng năng động, có nhu cầu sử dụng nước giải khát lớn.
Phạm vi thị trường: Việt Nam
I. Quá trình phát triển
Tại Việt Nam, Coca-cola có tên đầy đủ là Công ty TNHH Nước giải khát Coca-
Cola Việt Nam, tên tiếng anh là Coca-cola Beverages Vietnam Ltd. Coca-Cola lần
đầu được giới thiệu vào năm 1960, tuy nhiên đến tháng 1/2001 Công ty TNHH
Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam được chính thức thành lập sau khi sáp nhập 3
doanh nghiệp Coca-Cola tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất.
Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại các thành phố thuộc 3 miền Bắc,
Trung, Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, giúp tạo điều kiện cho
công ty dễ dàng phân phối và mở rộng mạng lưới phân phối ở cả 3 miền, cung cấp
đầy đủ sản phẩm cho các đại lý cả 3 khu vực trên cả nước. Tầm nhìn, sứ mệnh,
giá trị cốt lõi của Coca-Cola
II. Tầm nhìn, sứ mệnh
1. Tầm nhìn

Tấm nhìn của Coca Cola là khuôn khổ cho các lộ trình của công tу ᴠà định hướng
mọi khía cạnh của ᴠiệc kinh doanh thông qua ᴠiệc mô tả những điều cần phải thực
hiện để tiếp tục đạt được ѕự phát triển bền ᴠững ᴠà chất lượng.

Xâу dựng một mạng lưới cung cấp nước uống cho khách hàng ᴠà các nhà cung
cấp, cùng nhau tạo dựng giá trị có lợi đôi bên mang tính lâu dài. Tối đa hóa lợi
nhuận cho các cổ đông ᴠà đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.
2 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Coca-Cola bao gồm để làm mới thế giới,truyền cảm hứng cho
những khoảnh khắc hạnh phúc và lạc quan. Cùng với đó là tạo ra khác biệt và
tạo nên giá trị.
III. Phân tích ma trận SWOT của Coca-Cola
1. Điểm mạnh
1.7 tỷ là tổng sản phẩm của Coca-Cola được tiêu thụ mỗi ngày trêntoàn thế
giới (nguồn: Zing News năm 2013…)
4 là vị trí mà thương hiệu Coca-Cola nắm giữ trong bảng xếp hạngcác
Thương hiệu đắt giá nhất thế giới (nguồn: Forbes)
15 là số nhãn hiệu mà Coca-Cola sở hữu trên 33 nhãn hiệu nước giảikhát
không cồn nổi tiếng trên thế giới
7.1 tỷ USD là lợi nhuận thu được của Coca-Cola năm 2014
45.9 tỷ USD là doanh thu của Coca-Cola năm 2014
56 tỷ USD là số tiền mà thương hiệu Coca-Cola được định giá (caohơn giá trị
thương hiệu của Starbucks, Pepsi và Red Bull, Heinekencộng lại ~ 44 tỷ
USD)
Tài chính: Đến năm 2021, doanh thu công ty đạt 8.482 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
tương ứng 740,6 tỷ đồng. Tính đến hết năm, tài sản ròng của Coca-Cola Việt Nam
đạt 381,5 triệu USD, khoảng 8.829 tỷ đồng

Thương hiệu: Thương hiệu Coca-Cola là đại diện cho sản phẩm thành công nhất
trong lịch sử thương mại và cả những con người xuất sắc làm nên một sản phẩm
tuyệt.vời.
Qua hơn một thế kỉ với nhiều thay đổi và một thời đại mới đang mở ra cũng đang
đổi thay không ngừng, Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc
đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời.

Bộ máy quản lý: Trong buổi Lễ vinh danh Việt Nam Xuất Sắc – Vietnam
Excellence 2021 diễn ra ngày 28/10 do Anphabe tổ chức, đã gọi tên Coca-Cola
Việt Nam với Giải lãnh đạo xuất sắc 2021, hạng mục Lãnh đạo phát triển con
người. Trong hạng mục Lãnh đạo phát triển con người, các điển hình xuất sắc được
vinh danh gồm: Ban lãnh đạo Công Ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt
Nam

Công nghệ: Cơ sở hạ tầng và hệ thống dây chuyền sản xuất mới tại 3 nhà máy
Việt Nam giúp công ty tiết kiệm 10% mức tiêu thụ điện, 20% lượng nước tiêu thụ.
Tại Coca-Cola VN, mỗi sự đầu tư cải tiến đều là một bước tính toán sâu cho môi
trường. Khi áp dụng công nghệ màng lọc sinh học mới MBR (Membrane Bio
Reactor), Coca-Cola VN tính toán cho việc tăng hiệu quả xử lý và nâng cao chất
lượng nước thải khi trả chúng về tự nhiên. Nguồn nước này đang được tái sử dụng
để tưới tiêu, trồng cây, nuôi cá... tại các nhà máy.

Nhân lực : Coca-Cola là luôn đặt ưu tiên cho việc nâng cao năng lực nhân lực địa
phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hiện nay, Coca-Cola có 99% nhân viên là người Việt, trong tổng số khoảng 4.000
nhân viên tại Việt Nam. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương
đương hơn 30.000 tỷ đồng Việt Nam) cho các hoạt động tuyển dụng, phát triển
nguồn nhân lực trong nước.

a) Thương hiệu nổi tiếng


Điểm mạnh lớn nhất của Coca Cola phải kể đến tính nhận diện thương hiệu được
phủ sóng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo Business Insider, có đến 94% dân số thế
giới nhận diện được logo đặc trưng màu trắng và đỏ của Coca Cola.
Bên cạnh đó, thương hiệu Coca Cola cũng có giá trị rất lớn nhờ độ nổi tiếng không
suy giảm qua hơn một thế kỷ hoạt động. Theo báo cáo thường niên của Interbrand,
năm 2021, Coca Cola đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các thương hiệu tốt nhất
toàn cầu.
Tại Việt Nam thị phần của Coca-Cola chiếm 41,3% cao hơn hẳn so với Pepsi 22,7
%,Tân Hiệp Phát 25,5% và các cơ sở nhỏ lẻ khác chiếm 10,5%(thị phần nước giải
khát tại Việt Nam năm 2016).
b) Sản phẩm đa dạng
Từ sản phẩm chủ đạo là đồ uống có ga, giờ đây Coca-Cola đã đa dạng hóa sản
phẩm với nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị như Fanta, Maaza, Limca, sprite,
Thums Up, Minute Maid, Nimbu Fresh hoặc Nested Iced Tea. Đây đều là những
thương hiệu nước giải khát của Coca-Cola tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.

c) Mạng lưới phân phối rộng khắp


Mạng lưới phân phối chính là một trong những thế mạnh của Coca-Cola , giúp
công ty có thể quản lý được sự hiện diện của mình trên toàn cầu. Chỉ riêng năm
2019, toàn hệ thống Coca cola đã bán được hơn 30,3 tỷ hộp đơn vị sản phẩm và
tính bình quân thì hơn 2 tỷ đơn vị sản phẩm Coca-Cola được tiêu dùng hàng ngày.
Coca-Cola cũng sở hữu một doanh nghiệp đóng chai cho riêng mình, tạo ra khoảng
10% doanh thu hàng năm. Bằng cách kiểm soát chuỗi cung ứng của mình từ sản
xuất tới phân phối, Coca-Cola có thể nâng cao hiệu quả lao động, loại trừ những
trung gian gây ảnh hưởng tới chi phí lao động.
d) Chiến dịch tiếp thị đẳng cấp

Chiến dịch “in tên trên lon Coca”


Chiến dịch Marketing “in tên trên lon coca” đã khiến thị trường náo động, bởi chưa
từng xuất hiện trước đó và nó khiến cho khách hàng cảm thấy hứng thú với việc
làm này của Coca-Cola. Với ý muốn có thể tạo ra sự tương tác của người tiêu dùng
với thương hiệu, đặc biệt là những người thuộc gen Y, cho nên chiến lược này
được ra đời và triển khai.Thực chất, chiến dịch này đã được triển khai trước đó tại
Australia, và về tới Việt Nam, hãng đã bắt đầu bằng 150 cái tên in sẵn phổ biến
nhất trên thị trường. Với chiến lược này, khách hàng mua sản phẩm đôi khi vì tính
tò mò, và sở hữu một lon Coca có tên mình.
Kết quả đạt được thực sự khiến nhiều thương hiệu khác phải ghen tị. Chỉ số truyền
thông vào năm 2015 từ chiến dịch này của Coca-Cola cũng thu về tổng 18 triệu
view trên các trang mạng xã hội, 378.000 chai coca đã được sản xuất với những tên
riêng in trên vỏ chai, 76.000 mô hình các vỏ chai được tạo ra và chia sẻ lên
facebook. Lượng truy cập Fanpage của hãng tăng 870% so với trước, một con số
quá nỗi ấn tượng!
Chiến lược “quảng cáo Tết”
Coca-Cola sáng tạo Tết 2018 theo một cách riêng dựa trên những điều bình dị, gần
gũi nhất, khoác lên mình một không khí ấm áp, hạnh phúc, dễ khiến người ta nhận
ra từng khoảnh khắc gần gũi cạnh bên chính là những khoảnh khắc yêu thương cần
được trân trọng. Và Tết chỉ trọn vẹn khi ta thực sự cảm nhận được những khoảnh
khắc đáng quý đó.

Với những chiến lược truyền thông Tết của Coca-Cola luôn được đánh giá cao qua
mỗi năm, với 2017 là ” Hành trình đón một khởi đầu mới”, hay 2016 là ” Tết gắn
kết”. Với chiến dịch này thì hãng luôn lọt top 10 những thương hiệu có buzz
volume cao nhất trên thị trường dịp tết nguyên đán.
2. Điểm yếu
a, Cạnh tranh với Pepsi
Câu chuyện muôn thuở về cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi có lẽ chưa bao giờ
đi đến hồi kết. Bởi lẽ Coca Cola và Pepsi có quá nhiều điểm tương đồng nên tính
cạnh tranh giữa hai thương hiệu lại càng không thể giảm bớt.
Không ai có thể phủ nhận Pepsi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola. Nếu
không có một đối thủ là Pepsi, có lẽ Coca Cola sẽ đạt đến vị thế chi phối toàn bộ
thị trường nước giải khát. Dù tổng quan mà nói thì Pepsi chưa thể sánh bằng Coca
Cola nhưng chính sự ngáng đường này sẽ trở thành điểm yếu đầu tiên với cho nhãn
hiệu đã hoạt động qua 3 thế kỷ.

b, Đa dạng hóa sản phẩm

Cụ thể, Coca Cola hiện đang chỉ dừng lại ở việc đa dạng hoá sản phẩm ở mảng
nước giải khát. Với rất nhiều hạng mục nước giải khát, Coca Cola nắm vị thế đứng
đầu khó đánh bại trong “sân chơi” này. Thế nhưng, mức độ đa dạng hoá này vẫn ở
mức thấp. Nguyên do nằm ở việc Pepsi đã “lấn sân” đến thị phần đồ ăn nhẹ khi
phát triển Lays hay Kurkure còn Coca Cola vẫn loay hoay chưa thể đưa ra định vị
rõ ràng cho mình.

d, Các vấn đề liên quan đến sức khỏe

Nước ngọt nói chung thường khiến người tiêu dùng có các nỗi lo đến sức khoẻ.
Coca Cola không phải ngoại lệ khi phần lớn các sản phẩm của hãng đều có lượng
đường cao. Khi dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể, người tiêu dùng có thể gặp
các vấn đề nghiêm trọng như béo phì và tiểu đường.

Bên cạnh các tác nhân trực tiếp, Coca Cola cũng có điểm yếu về các tác nhân gián
tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Như trong báo cáo của TearFund năm
2020, Coca Cola là một trong bốn thương hiệu đang góp phần vào sự nóng lên toàn
cầu và lượng khí thải carbon do sản xuất nhiều chai nhựa. Dù thương hiệu đang cố
gắng kêu gọi người dùng tái sử dụng các chai nhựa này nhưng hiệu quả thực tế vẫn
chưa đạt được mức cải thiện như mong muốn.

3. Cơ hội

a, Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hoá sản phẩm xuất hiện ở cả mục điểm yếu, điểm mạnh và cơ hội của
Coca Cola. Việc làm “bá chủ” tại một ngạch hàng và bị “lép vế” ở một ngạch hàng
khác dù có chủ đích đầu tư thực ra có thể là cơ hội cho Coca Cola. Lấy ví dụ về
ngạch hàng đồ ăn nhẹ như đã phân tích ở trên. Thực chất chưa có một nhãn hiệu
nào thống lĩnh được thị trường đồ ăn nhẹ như cách Coca Cola thống lĩnh thị trường
nước giải khát. Các thương hiệu còn phân chia thị phần lẻ tẻ và ít thế mạnh vượt
trội.Ví dụ trong thời gian gần đây Coca-Cola đã cho ra mắt sản phẩm nước tăng
lực được gọi là Coca-Cola Energy. Coca-Cola Energy là dòng nước tăng lực đầu
tiên dưới thương hiệu của Coca-Cola. Sự ra đời của loại đồ uống mới này của
Coca-Cola nhằm vào việc mở rộng đối tượng khách hàng, độ phổ biến của các
sản phẩm mang thương hiệu Coca-Cola.

b, Mang hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến


Hệ thống kinh doanh của Coca Cola hoàn toàn phụ thuộc vào việc trung chuyển và
chuỗi cung ứng. Hơn nữa, chi phí cho vận tải và nguyên liệu luôn có xu hướng
tăng. Khó khăn này mở ra cơ hội cho Coca Cola khi muốn ứng dụng một hệ thống
tiên tiến hơn để quá trình phân phối được cải thiện

c, Đổi mới liên tục


Sự phát triển và chuyển đổi nhanh chóng của xã hội dẫn đến thói quen tiêu dùng
của khách hàng cũng thay đổi theo. Vì vậy một trong những cách để giữ chân
khách hàng là cần phải đổi mới liên tục.

Với Coca Cola, thương hiệu nước giải khát đã quá quen thuộc thì sự đổi mới có thể
nằm ở bao bì sản phẩm hoặc các chiến dịch marketing, truyền thông độc đáo. Các
chiến dịch này sẽ góp phần thổi một làn gió mới vào sản phẩm tưởng chừng đã cũ.

Ví dụ có thể kể đến vào cuối năm 2021, Coca Cola tại Mỹ đã kết hợp cùng TikTok
để cho ra mắt thử thách đầu tiên của nhãn hàng. Đây được xem là động thái đổi
mới tuyệt vời giúp nâng cao nhận diện thương hiệu của công ty.

d, Tập trung vào đồ uống có lợi cho sức khỏe

Điểm yếu của Coca Cola là còn phụ thuộc vào sản xuất đồ uống nhiều đường
không tốt cho sức khỏe. Nhưng cơ hội cho Coca Cola cũng nằm ở việc phát triển
dòng đồ uống có lợi cho sức khỏe. Theo báo cáo thường niên của Coca Cola, hãng
đã giảm đường trong đồ uống và đầu tư 28% sản lượng bán ra cho đồ uống ít calo
hoặc không chứa calo. Thị trường tiềm năng này sẽ còn mang lại nhiều lợi thế cho
Coca Cola hơn nếu đầu tư đường dài, khi mà người tiêu dùng đang dần hướng đến
lối sống lành mạnh hơn.

4. Thách thức

a, Mối đe dọa cạnh tranh rất cao


Thách thức lớn nhất của trong ma trận SWOT của Coca Cola có lẽ nằm ở những
đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Mặc dù những đối thủ cạnh tranh trực tiếp
có thể thấy rõ như Pepsi thường tạo tác động lớn hơn cả. Thì cũng không thể phủ
nhận rằng có vô số những công ty nhỏ hơn đang tạo ra một cuộc chiến gián tiếp
trong thầm lặng với Coca Cola.
Starbuck, Tropicana, nước hoa quả của Lipton hay Nescafe đều có chỗ đứng vững
chãi, tên tuổi phổ biến ở một mức độ nhất định và một thị phần đáng kể trên thị
trường. Điều này hoàn toàn có thể trở thành thách thức và tác động đến vị thế trên
thị trường của Coca Cola.
b, Nhiều sản phẩm đã lỗi thời
Nếu đổi mới liên tục là cơ hội thì mặt ngược lại cũng có thể là thách thức, khó
khăn của Coca Cola. Có đến 136 năm tuổi đời và được biết đến với sản phẩm chủ
đạo là nước ngọt Coca Cola, không thể tránh khỏi việc khách hàng cảm thấy các
sản phẩm của hãng đã lỗi thời.
c, Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe
Nhu cầu về các sản phẩm tốt cho sức khỏe đã tăng cao trong những năm gần đây.
Những xu hướng này nhìn chung đã ảnh hưởng không tốt tới Coca cola khi hãng
này được xem là một trong những thương hiệu có những sản phẩm không lành
mạnh, dễ gây béo phì…kể cả Coca cola đang cố gắng cải thiện sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng thì việc đáp ứng những nhu cầu này
cũng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào hoạt động tiếp thị thu hút Khách hàng.
3 Chiến lược Marketting Mix của Coca-Cola
Sản phẩm Product
Tại Việt Nam, sản phẩm của Coca-Cola rất đa dạng. Những sản phẩm chính của
Coca-Cola bao gồm nước uống, nước uống không cồn và nước uống có gas.

Doanh nghiệp này đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu mã khác
nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tại Việt Nam. Một số sản phẩm
nổi bật của Coca-Cola tại Việt Nam có thể kể đến như: Coke ít gas, Sprite, Fanta,
Coke hương Vani, Coke, nước trái cây,….
Trong thời gian vừa qua, Coca-Cola đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm
nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam như nước uống đóng chai
Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị
mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt
Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh.

Về bao bì và kiểu dáng sản phẩm, mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola lại có sự
chuyển biến linh hoạt, sáng tạo. Coca-Cola không ngừng cải tiến bao bì và kiểu
dáng ngày càng đẹp và tiện dụng hơn. Vào năm 2009, Coca-Cola đã vinh hạnh
nhận được giải Platium Pentaward 2009 cho mẫu thiết kế hè 2009, đây là giải
thưởng cao quý cho những nhà thiết kế bao bì và kiểu dáng sản phẩm bắt mắt, đẹp,
độc đáo.

Bao bì chai coca gồm có: lon 330ml, chai Pet 1.5L, thùng 330ml. Coca-Cola cũng
cho ra mắt chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã,… nhằm đáp ứng
dễ dàng nhu cầu mua sắm của từng đối tượng khách hàng với những mục đích đa
dạng khác nhau.

Một ví dụ nổi bật của việc Coca-Cola đã rất sáng tạo trong việc thiết kế bao bì đó
chính là sử dụng hình tượng “chim én” trong nhiều loại sản phẩm bao gồm các
thùng 24 lon Coca -Cola, Sprite, Fanta, cặp hai chai Coca -Cola PET loại 1,25 lít
và bộ 6 lon Coca-Cola trong dịp Tết, vì chim én là biểu tượng báo hiệu mùa xuân
về.

Với sản phẩm được thiết kế sáng tạo, bắt mắt cũng như kiểu dáng nhỏ gọn, tiện lợi
và đa dạng, Coca-Cola đã thành công trong việc thu hút một số lượng lớn khách
hàng sử dụng sản phẩm của mình và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Kênh phân phối Place

Kênh phân phối trực tiếp


Hiện nay, khi đã có lượng khách hàng ổn định, Coca Cola vẫn tiếp tục duy trì hình
thức phân phối trực tiếp này. Bạn có thể ghé thăm các gian hàng chính hãng trên
các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, tiki,… để tìm mua sản phẩm
phù hợp. Kênh phân phối của coca cola được nhiều người biết tới và mua sắm vì
thường xuyên có chương trình khuyến mãi cũng như nguồn hàng đảm bảo.

Kênh phân phối bán lẻ


Chiến lược kênh phân phối của coca cola thông qua kênh bán lẻ tiếp cận các tạp
hóa nhỏ lẻ xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Tại các khu vực nông thôn,
thói quen mua sắm thông qua các kênh bán lẻ lớn hơn nhiều so với siêu thị, kênh
thương mại điện tử. Lúc này, việc mang những lon coca cola đến các cửa hàng tạp
hóa, bách hóa sẽ giúp tăng doanh thu đáng kể.

Cách thức phân phối của Coca Cola là thiết lập các mức chiết khấu ưu đãi cho nhà
bán lẻ và hỗ trợ các biển quảng cáo tại khu vực buôn bán. Khi sản phẩm được các
đơn vị nhỏ lẻ đem lên kệ sẽ nhanh chóng thu hút và tiếp cận khách hàng sinh sống
tại đây.

Kênh phân phối siêu thị, đại lý


Ưu điểm của kênh phân phối siêu thị, đại lý là không phải di chuyển nhiều, quản lý
đơn giản. Vì thế, khi đặt lon coca cola lên kệ tại các siêu thị, đại lý với vị trí đẹp
mắt, chúng thu hút khách hàng nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, Coca Cola còn mang đến các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Từ đó,
khách hàng ghé đến siêu thị sẽ kích thích nhu cầu mua sản phẩm của người tiêu
dùng.

Kênh phân phối nhà hàng khách sạn


Cuối cùng, Coca Cola khá chú trọng vào kênh phân phối tại các nhà hàng, khách
sạn. Nhiều nhà hàng, khách sạn đưa combo món ăn kết hợp với nước uống của
Coca Cola để thúc đẩy lượt mua của khách hàng.

Ngoài ra, khách hàng khi đến các nhà hàng, khách sạn thường có xu hướng tìm
kiếm nước giải khát. Nắm bắt tâm lý này, nước Coca Cola sẽ được đặt ở vị trí ưu
tiên nên việc tăng doanh thu là yếu tố tất yếu.

Giá Price

Chiến lược định giá Coca-Cola thâm nhập thị trường: khác với chiến lược

định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola chọn chiến

lược định giá sản phẩm tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường với hi

vọng thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần

lớn.

-Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp Coca-Cola sẽ điều chỉnh giá của
mình để thương cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối

lượng lớn, chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào

mua và thanh toán tiền mặt ngay, chiết khấu theo số lượng là sự giảm giá

cho những khách hàng nào mua sản phẩm với số lượng lớn.

-Định giá phân biệt theo sản phẩm: theo cách định giá này các kiểu sản phẩm

và các mặt hàng của Coca-Cola được định giá khác nhau nhưng tỉ lệ với chi

phí của chúng.

-Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp Coca-Cola thường sản xuất

nhiều kiểu sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy nhất. Chúng

khác biệt nhau về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ, tính năng … do đó chúng

được định giá ở các thang bậc khác nhau.

Quảng bá Promotion

Thương hiệu này luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản
phẩm của mình để tiếp cận khách hàng thông qua TV, báo chí, mạng xã hội,…
Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola tại
Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên
truyền hình và báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ mà
Coca-Cola Việt Nam đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.

Ở Việt Nam, Coca-Cola cũng từng phát động chiến dịch “Bật nắp – trúng đã đời”
nhằm thu hút khách hàng thuộc giới trẻ. Chương trình khuyến mại này hướng tới
những nhóm bạn chứ không hướng tới cá nhân như thông thường nên đã nhận
được sự đón nhận từ đông đảo giới trẻ.

Hiểu được tâm lý người tiêu dùng ở Việt Nam, Coca-Cola luôn biết rằng khuyến
mãi sẽ là công cụ hiệu quả để họ quảng bá hình ảnh cũng như tăng doanh số cho
doanh nghiệp.

Ví dụ Tại Việt Nam, một chiến dịch quảng cáo nổi bật của Coca-Cola có thể kể
đến chiến dịch: “Share a coke”. Chiến dịch này đã tạo thành “cơn sốt” vì đã đánh
trúng tâm lý người tiêu dùng, hiểu họ cần gì và cá nhân hóa sản phẩm để mang lại
cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới mẻ và tốt nhất.Mục tiêu của chiến dịch
để phục vụ mục tiêu Marketting đó là mang về tương tác trên cả hai kênh online và
offline. Chiến dịch khuyến khích những khách hàng mục tiêu trong độ tuổi dưới 24
phải để tâm và bàn luận về những chai nước ngọt, từ đó thúc đẩy doanh số bán ra
đạt ngưỡng trong mùa hè.

You might also like