You are on page 1of 10

2.1.5.

Môi trường xuất khẩu

Môi trường nhân khẩu học tác động mạnh mẽ đến Coca-Cola, mang đến nhiều cơ hội
nhưng cũng tiềm ẩn thách thức.

Dân số thế giới tăng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi, mở ra tiềm năng to lớn cho
Coca-Cola. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cấu trúc dân số (già hóa, đô thị hóa) và nhu
cầu đa dạng của các nhóm nhân khẩu học khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến
lược phù hợp.

Phân tích kỹ lưỡng khách hàng mục tiêu, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối, áp
dụng chiến lược giá và marketing sáng tạo là chìa khóa để Coca-Cola chinh phục thị
trường và gặt hái thành công.

Hiểu rõ môi trường nhân khẩu học là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của
Coca-Cola trong tương lai.

2.2. Phân tích môi trường vĩ mô

2.2.1. Thực trạng

Tập đoàn Coca-Cola, với bề dày lịch sử hơn 130 năm, đang vận hành trong một môi
trường vĩ mô đầy biến động, ẩn chứa nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
Việc nắm bắt rõ ràng bức tranh tổng thể này đóng vai trò then chốt cho sự phát triển
bền vững và thành công lâu dài của doanh nghiệp.

Về mặt cơ hội, thị trường mới nổi tại Châu Phi và Châu Á mở ra tiềm năng tăng trưởng
khổng lồ cho Coca-Cola. Nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với sản phẩm
tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường tạo điều kiện cho sự ra đời của các dòng
sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu này. Hơn nữa, sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ mở
ra cơ hội hợp tác với các nền tảng chia sẻ để mở rộng thị trường và cung cấp dịch vụ
sáng tạo.

Tuy nhiên, những thách thức cũng không kém phần cam go. Ngành công nghiệp nước
giải khát chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ mạnh như PepsiCo và Dr
Pepper Snapple Group. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng hướng đến sản phẩm lành mạnh
có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các sản phẩm truyền thống của Coca-
Cola. Áp lực về vấn đề môi trường như ô nhiễm và sử dụng nước cũng đòi hỏi công ty
phải có giải pháp bền vững.

Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô khác cũng tác động đáng kể đến Coca-Cola. Tăng
trưởng kinh tế chậm lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng. Lạm phát gia
tăng gây áp lực chi phí đầu vào và giảm sức mua. Biến động tỷ giá hối đoái tác động
đến lợi nhuận hoạt động quốc tế. Ổn định chính trị và chính sách thương mại ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường mới. Quy định môi
trường chặt chẽ buộc công ty phải thay đổi hoạt động sản xuất.

Hơn nữa, xu hướng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng. Nhu cầu về sản phẩm tốt cho
sức khỏe và nhận thức về môi trường gia tăng thúc đẩy Coca-Cola phát triển sản phẩm
phù hợp và giảm thiểu tác động tiêu cực. Truyền thông xã hội mang đến cơ hội tiếp thị
hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro về danh tiếng. Công nghệ mới mở ra cơ hội đổi
mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm khách hàng. Thương mại
điện tử tạo kênh bán hàng mới. Dữ liệu lớn giúp phân tích thông tin chi tiết khách hàng
và cá nhân hóa chiến dịch.

2.2.2. Phân tích SWOT

Mô hình SWOT của Coca-Cola: Coca-Cola là một trong những thương hiệu dẫn đầu
trong ngành nước giải khát và nổi tiếng trên toàn thế giới. Hiện nay, chúng ta có thể
nhìn thấy thương hiệu ở mọi nơi trên thế giới từ nhà riêng, văn phòng, khách sạn, quán
bar hoặc siêu thị, các cửa hàng bán lẻ. Theo thống kê về độ nhận diện thương hiệu thì
tới 94% người tiêu dùng khi được hỏi đều biết về Coca-Cola với biểu tượng đỏ và
trằng. Để có thể làm được điều này, Coca-Cola đã thực hiện các bước phân tích thị
trường thế nào, đâu là điểm mạnh điểm yếu của Doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm
hiểu trong bài viết phân tích SWOT của Coca-Cola dưới đây.

2.2.2.1 Điểm mạnh

 Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng thế giới


Coca-Cola được biết tới trên toàn cầu là một thương hiệu đồ uống giải khát không cồn,
được nhiều tầng lớp Khách hàng ưa chuộng. Được thành lập vào năm 1886 tại Atlanta,
công ty đã phát triển mạnh mẽ, trở thành thương hiệu nước giải khát có ga hàng đầu
trên thế giới.

Coca-Cola có mặt trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tên gọi và biểu tượng
trên phông nền đỏ, chữ trắng, có thể dễ dàng nhận ra giúp Khách hàng nhận diện
thương hiệu.

Theo Euromonitor, thị phần dựa trên sản lượng hiện tại của Coca-Cola là 44.3% trong
thị thường 314 tỷ USD, nhờ vào các thương hiệu đồ uống được ưa chuộng do Coca-
Cola nắm giữ. Á quân trong cuộc chiến thị phần này phải kể tới Pepsi, với 19.1% tổng
sản phẩm bán ra. Ngoài ra, Coca-Cola cũng đang thống trị thị trường nước giải khát ở
Bắc Mỹ, Đông Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 Thị phần toàn cầu cùng danh mục sản phẩm lớn thế giới

Sự đầu tư mạnh mẽ, mang tính chiến lược của Coca-Cola vào các thương hiệu đồ uống
trên toàn cầu đã chứng minh được sức mạnh của nó. Năm 2019, Coca-Cola đã chi 3.3
tỷ USD cho quảng cáo, tăng 1% so với năm 2018. Theo Euromonitor thì top 10 thương
hiệu đồ uống được ưa chuộng hiện nay là Coca Cola, Pepsi, Sprite, Fanta, Diet Coke,
Coca -Cola Zero Sugar, Mountain Dew, 7-Up, Mirinda và Diet Pepsi. Năm trong số 10
thương hiệu trên được Coca cola nắm giữ, chiếm 40% thị phần, và 20% là do đối thủ
Pepsi nắm giữ.

Lý do Coca-Cola nắm giữ thị phần lớn nói trên cũng do một phần nằm ở danh mục sản
phẩm lớn và đa dạng. Coca-Cola có hơn 500 thương hiệu trên toàn thế giới và cung cấp
khoảng 3900 các chủng loại đồ uống khác nhau. Và trong danh mục sản phẩm của
mình, Coca-Cola nắm giữ 21 thương hiệu tỷ đô với nhiều sản phẩm có trong danh mục
đồ uống ít calo.

Ngoài ra, với mục tiêu cung cấp cho Khách hàng nhiều trải nghiệm đồ uống thú vị,
Coca-Cola còn có một sảnh trải nghiệm đồ uống có tên là “Taste it” tại Atlanta. Tại
đây, Khách hàng có thể nếm thử hơn 100 loại đồ uống khác nhau, tất cả đều là những
thương hiệu có cực kỳ được ưa chuộng.

Một danh mục sản phẩm lớn, cộng với nhiều thương hiệu đồ uống có giá trị tỷ đô trên
toàn cầu, thực sự đây là một điểm mạnh không thể không kể tới trong quá trình phân
tích mô hình SWOT của Coca-Cola .

 Mạng lưới phân phối rộng khắp thế giới

Nhờ vào thị phần lớn cùng khả năng thống lĩnh thị trường, Coca-Cola có thể nắm giữ
khả năng thương lượng cao đối với các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của
mình. Dựa trên đó, công ty này có thể có những đàm phán về giao dịch tốt hơn và trở
nên linh hoạt hơn trong hoạt động của mình.

Ngoài ra, là gã khổng lồ trong thị trường đồ uống thế giới, Coca-Cola còn có mạng lưới
rộng khắp gồm các nhà đóng chai, nhà phân phối và bán lẻ độc lập để phân phối sản
phẩm đồ uống của mình. Mạng lưới phân phối chính là một trong những thế mạnh của
Coca-Cola , giúp công ty có thể quản lý được sự hiện diện của mình trên toàn cầu. Chỉ
riêng năm 2019, toàn hệ thống Coca cola đã bán được hơn 30,3 tỷ hộp đơn vị sản phẩm
và tính bình quân thì hơn 2 tỷ đơn vị sản phẩm Coca-Cola được tiêu dùng hàng ngày.

Coca-Cola cũng sở hữu một doanh nghiệp đóng chai cho riêng mình, tạo ra khoảng
10% doanh thu hàng năm. Doanh nghiệp đóng chai này có nhiệm vụ đóng chai sản
phẩm của Coca-Cola , các đối tác và bán chúng cho các nhà phân phối và bán buôn
trên toàn thế giới. Bằng cách kiểm soát chuỗi cung ứng của mình từ sản xuất tới phân
phối, Coca-Cola có thể nâng cao hiệu quả lao động, loại trừ những trung gian gây ảnh
hưởng tới chi phí lao động.

 Chiến dịch tiếp thị đăng cấp thế giới


Các chiến dịch tiếp thị, khuyến mại nhằm thống lĩnh thị trường đồ uống cũng là một
trong những thế mạnh hàng đầu của công ty. Với nhiều chiến lược tiếp thị độc đáo khác
nhau, Coca-Cola đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở hầu hết mọi nơi trên thế
giới. Tên gọi, biểu tượng của Coca-Cola có thể nhận ra ở bất cứ nơi đâu, ám chỉ độ
mạnh về nhận diện thương hiệu của Doanh nghiệp.

Tại Việt nam cũng vậy, chắc mỗi độ xuân về, không ai là không nhớ tới cánh én mùa
xuân màu vàng, trên nền đỏ nổi bật của Coca-Cola . Đây chính là một điểm mạnh về
nhận diện thương hiệu mà Coca-Cola đã khởi tạo hàng trăm năm.

Mặc dù là thương hiệu đứng đầu ngành đồ uống giải khát nhưng Coca-Cola vẫn chi
tiền rất mạnh tay cho các chiến dịch quảng cáo của mình. Năm 2021, Coca-Cola đã chi
hơn 4 tỷ USD cho việc tiếp thị kỹ thuật số, các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút
fan hâm mộ cũng như người theo dõi khắp nơi trên thế giới (So với năm 2020 là 2,8tỷ
USD).

Số lượng người theo dõi trên các kênh mạng xã hội của Coca-Cola cũng là một lời
nhắc nhở về vị thế vững chắc về sự kết nối của Công ty với Khách hàng. Chỉ tính riêng
trên Facebook, Coca-Cola đã có hơn 106 triệu người theo dõi. Và không chỉ dừng lại ở
con số trên, Doanh nghiệp này vẫn còn đang đổ công sức vào các chiến dịch nhận dạng
thương hiệu một cách thường xuyên.

2.2.2.2. Điểm yếu

 Quá phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát

Mặc dù đầu tư một mạng lưới đồ uống phong phú với nhiều thương hiệu đắt tiền nhưng
nguồn thu của Coca-Cola vẫn chủ yếu tới từ thị trường đồ uống không cồn. Khác với
đối thủ nặng ký Pepsi khi công ty này cố gắng mở rộng sản phẩm ra các thị trường như
đồ ăn nhẹ, ngũ cốc, khoai tây chiên, mì ống và nhiều loại sản phẩm làm từ sữa, thì
Coca-Cola vẫn trung thành với thị trường đồ uống của mình. Và như một lẽ dĩ nhiên,
trong những năm gần đây, sức ép về doanh số và doanh thu từ Pepsi đang đè nặng lên
Coca-Cola , khi người tiêu dùng cũng dần thay đổi thói quen ăn uống khiến đồ uống có
đường truyền thống không còn được ưa chuộng. Doanh số và thu nhập ròng của công
ty cũng giảm khoảng 30% trong những năm gần đây.

 Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ

Một trong những yếu tố không thể không nhắc tới khi phân tích mô hình SWOT của
Coca-Cola là tỷ giá ngoại tệ. Với hơn 60% doanh thu của toàn công ty tới từ thị
trường ngoài Mỹ nên Coca-Cola cũng phải có những chiến lược và công cụ tài chính
để phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái. Và lẽ đương nhiên các công cụ
phòng ngừa rủi ro nói trên cũng phải chịu một số chi phí.

 Các vấn đề liên quan tới nguồn nước

Nước chính là một trong những nguyên liệu thô, quan trọng nhất và được sử dụng
nhiều nhất trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola nhưng cũng là một nguồn nguyên liệu
hạn chế. Coca-Cola đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ chính về hoạt động quản lý nước
trong quá khứ, cũng như những phản đối về việc gây ra tình trạng khan hiếm nước ở
một số nơi trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ.

 Nghi vấn bao bì hủy hoại môi trường


Theo các báo TearFund năm 2021, Coca-Cola là một trong bốn thương hiệu tiêu dùng
lớn nhất trên thế giới khiến cho sự nóng lên của toàn cầu trở nên tồi tệ hơn do lượng
khí thải carbon trong quá trình sử dụng và chế biến chai nhựa ngày càng gia tăng. Để
có thể có một chương trình phát triển lành mạnh, Coca-Cola cần phải suy nghĩ và dự
tính nhiều hơn về sự phát triển thương hiệu trong logic môi trường xanh.

 Phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp

Một điểm yếu khác của Coca-Cola là sự phụ thuộc vào hệ thống công nghệ do bên thứ
ba cung cấp. Trong năm gần đây, Coca-Cola đã ký hợp đồng kinh doanh 5 năm với
Microsoft để cung cấp phần mềm kinh doanh. Việc liên tục ký kết hợp đồng với các
bên thứ ba khiến ảnh hưởng tới doanh thu cũng như sự bảo mật về an toàn thông tin
của công ty.

2.3. Cơ hội

2.3.1. Đa dạng sản phẩm

Để tăng trưởng và mở rộng nhanh hơn nhằm bắt kịp với thị trường, Pepsi đã phải
không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm của mình để đa dạng hơn. Mặc dù thị phần
của Coca-Cola phủ rộng, nhưng mức độ đa dạng hoá còn khiêm tốn. Vậy nên, ngoài đồ
uống, Coca cola có thể cân nhắc chuyển hướng sang các thị trường khác như đồ ăn
nhẹ…

2.3.2. Tập trung vào đồ uống tốt cho sức khỏe, thay vì nước ngọt

Ngoài thị trường đồ uống có ga, những năm gần đây Coca-Cola cũng đang chuyển
sang hướng các sản phẩm thân thiện với sức khoẻ như nước uống ít calo và nước tăng
lực. Cụ thể, trong những năm gần đây, Coca-Cola đã mua lại Topo Chico để giới thiệu
Honest Tea và Vitamin Water ra thị trường quốc tế.

Hay các chiến dịch nước trái cây, trà và cà phê pha sẵn cho nhân viên văn phòng bận
rộn. Theo báo cáo thường niên gần đây của mình, Coca-Cola đã phát triển và ưu tiên
giảm lượng đường trong đồ uống của mình. Và cho tới nay, 28% sản lượng sản phẩm
bán ra của Coca-Cola là đồ uống ít calo hoặc không có calo. Bằng cách này, Coca-Cola
có thể phát triển danh mục sản phẩm của mình, tiếp cận được thị trường mới và tăng
doanh số một cách bền vững hơn.

2.3.3. Mở rộng quan hệ đối tác

Có thể nói rằng, quan hệ đối tác giúp Coca-Cola mở ra được một cơ hội mới cho bản
thân mình. Bằng cách hợp tác với các thương hiệu khác bao gồm đồ uống, đồ ăn nhẹ,
Coca-Cola vẫn đang từng bước thống lĩnh thị trường và mở rộng thị phần của mình, từ
đó giúp Coca cola giảm được áp lực cạnh tranh trên thị trường. Việc sở hữu một số
nhãn hiệu nước uống đóng gói như Kinley giúp Coca Cola sở hữu cơ hội với tiềm năng
tăng trưởng lớn trong việc mở rộng phân khúc sản phẩm mới cũng như mạng lưới sản
phẩm của mình.

2.3.4. Khai thác thị trường ở các nước đang phát triển

Gần đây, gã khổng lồ về đồ uống Coca cola đang đạt được nhiều thành công từ các
nước đang phát triển và giảm phụ thuộc vào các thị trường đã bão hoà. Ví dụ, thương
hiệu nước dừa Zico được cung cấp cho thị trường châu Á gần đây của Coca cola đang
nhận được nhiều tín hiệu bán hàng khả quan. Và cũng tại chính thị trường của các nước
đang phát triển này, Coca cola có thể cung cấp sản phẩm đồ uống phong phú của mình,
kết hợp thương hiệu nổi tiếng và mạng lưới rộng khắp để mở rộng thị trường, tăng
doanh thu.
Hoặc nhiều khu vực có khí hậu nóng nên có mức tiêu thụ đồ uống cao nhất tại các thị
trường mới nổi như các nước Trung Đông và Châu Phi là một ví dụ điển hình cho các
điểm ngắm tiếp theo của Coca-Cola.

2.3.5. Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến

Hoạt động kinh doanh của Coca-Cola trên thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào sự hậu cần
và chuỗi cung ứng tại nhiều quốc gia khác nhau. Khi chi phí vận tải và giá nhiên liệu
luôn có xu hướng tăng như hiện nay thì việc xây dựng một chuỗi cung ứng tiên tiến
cho riêng thương hiệu của mình sẽ là điều Coca-Cola phải cân nhắc cho chiến lược
phát triển trong tương lai.

2.3.6. Mua bán và sáp nhập

Mặc dù Coca-Cola có nhiều kế hoạch để phát triển và mở rộng sản phẩm của mình
sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể nhanh chóng thâm nhập, chiếm
lĩnh thị phần và mở rộng thị trường của mình. Coca-Cola cần phải thực hiện nhiều các
thương vụ mua bán và sáp nhập các công ty con, mới nổi. Coca-Cola hoàn toàn có thể
làm được điều này dễ dàng vì thương hiệu có nguồn lực tài chính dồi dào cũng như độ
tín nhiệm cao trong mạng lưới các ngân hàng trên toàn cầu.

2.4. Thách thức

2.4.1. Mối đe dọa cạnh tranh rất cao

Một trong những yếu tố thách thức đầu tiên trong mô hình SWOT của Coca cola đến từ
mối đe dọa cạnh tranh của các thương hiệu đồ uống như Pepsi, nước tăng lực RedBull
và Monster. Mặc dù Coca cola đang dẫn đầu trong phân khúc đồ uống nhưng công ty
đang có nhiều mối đe dọa tăng trưởng trong cả chi phí lẫn hoạt động kinh doanh do sự
cạnh tranh ngày càng tăng cao.

Ngoài ra, các đối thủ của Coca Cola còn đến không chỉ từ một nguồn mà còn từ nhiều
nguồn, cả cạnh tranh trực tiếp lẫn gián tiếp. Mặc dù cạnh tranh trực tiếp đến từ nhiều
thương hiệu khác nhau nhưng vẫn còn nhiều công ty và thương hiệu đang cạnh tranh
gián tiếp với Coca Cola như Starbucks, Costa Coffee, Tropicana, nước trái cây Lipton
và Nescafe. Đây là các thương hiệu cạnh tranh gián tiếp với Coca Cola và đe dọa vị trí
của thương hiệu trên thị trường.

2.4.2. Quy định mới của chính phủ về nước giải khát

Tại rất nhiều quốc gia, chính phủ có ban hành nhiều đạo luật mới liên quan tới việc bán
nước ngọt và hàm lượng đường để chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài
ra, nhiều quốc gia cũng áp đặt nhiều mức thuế khác nhau cho đơn vị đồ uống có ga.
Các quy định mới sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Coca Cola vì hãng sẽ phải trả nhiều
thuế hơn và cải tổ lại đồ uống để phù hợp với các quy định mới. Cũng như, mức phạt
do không tuân thủ cũng tăng lên dẫn đến áp lực lên quỹ tài chính của Công ty này

2.4.3. Nhu cầu về sản phẩm thân thiện với sức khỏe

Sự tăng cường ý thức về sức khỏe khiến cho ngày càng nhiều người tiêu dùng áp dụng
lối sống lành mạnh, và tránh các sản phẩm không lành mạnh. Sự gia tăng ý thức về sức
khỏe có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của Coca Cola khi Khách hàng chuyển
sang lựa chọn các sản phẩm lành mạnh hơn do đối thủ cạnh tranh cấp.

Ngoài ra, nhu cầu về các sản phẩm tốt cho sức khỏe đã tăng cao trong những năm gần
đây. Những xu hướng này nhìn chung đã ảnh hưởng không tốt tới Coca cola khi hãng
này được xem là một trong những thương hiệu có những sản phẩm không lành mạnh,
dễ gây béo phì…

Kể cả Coca cola đang cố gắng cải thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và sở thích của
người tiêu dùng thì việc đáp ứng những nhu cầu này cũng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào
hoạt động tiếp thị thu hút Khách hàng.

You might also like