You are on page 1of 18

COCA-COLA COMPANY

Mục lục:

1. Giới thiệu về công ty COCA-COLA


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
1.2. Sản phẩm, dịch vụ.
1.3. Tầm nhìn và sứ mạng.
2. Chiến lược và hoạt động kinh doanh quốc tế tại thị trường Việt Nam.
2.1. Phân tích SWOT.
2.2. Những chiến lược kinh doanh của COCA-COLA.
2.3. Nghiên cứu và phát triển.
2.4. Kỹ thuật công nghệ.
2.5. Chiến lược marketing.
3. Các tác động của yếu tố moi trường.
3.1. Yếu tố văn hóa.
3.2. Yếu tố chính trị.
3.3. Yếu tố kinh tế.
4. Rút kinh nghiệm trong chiến lược kinh doanh tại Việt Nam.
4.1. Tạo nội dung mang tính lan truyền.
4.2. Luôn có sự liên kết chặt chẽ trong từng nội dung.
4.3. Tăng cường tính tương tác với người dùng.
4.4. Sáng tạo và không ngừng cải tiến.

1. Giới thiệu về công ty COCA COLA :

Công ty Coca-Cola (The Coca-Cola Company), có trụ sở tại Atlanta, Georgia được thành lập
tại Wilmington, Delaware là một công ty đồ uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ
uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ.

Được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu Coca Cola, được dược sĩ  John Stith
Pemberton phát minh năm 1886 tại Columbus, Georgia.

Năm 1889, Asa Griggs Candler đã mua lại công thức và thương hiệu Coca-Cola.

Năm 1892, thành lập công ty Coca-Cola.

Coca-Cola là công ty điều hành một hệ thống phân phối nhượng quyền kinh doanh từ năm
1889, trước đó công tỷ chỉ sản xuất nước xi-rô đậm đặc nhưng sau này được bán cho các nhà
đóng chai khác trên toàn thế giới,những người nắm giữ độc quyền kinh doanh trên từng lãnh thổ.
Các công ty làm máy đóng chai ở Bắc Mỹ thuộc sỡ hữu của công ty Coca-Cola được gọi
là Coca-Cola Refreshments.

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển :

Là ông chủ đầu tiên của Coca Cola, nhưng ông Asa Griggs Candler lại không phải là người
phát minh ra thứ nước uống có gas này.

Người đầu tiên sáng chế ra Coca-Cola là dược sĩ John Stith Pemberton là chủ một hiệu thuốc
tư nhânv ới mục đích sáng chế ra một loại nước thuốc bình dân để chống đau đầu, mệt mỏi.

Chỉ cần một thìa sirô pha cùng với một cốc nước lạnh là có được thứ nước giải khát làm bớt
đau đầu, tăng sảng khoái. 

Trong năm 1892, Candler đem hết vốn dành dụm sau gần 20 năm kinh doanh để lập công ty
nước giải khát Coca – Cola. Từ đó công ty Coca-Cola ra đời . Nhãn hiệu Coca-Cola được đăng
ký năm 1893 tại Mỹ. Asa Griggs Candler ông đã mua lại Coca Cola và làm thay đổi cách suy
nghĩ của người Mỹ về Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ “thuốc
uống” Coke là một đồ uống giải khát tuyệt vời.

Asa Griggs là nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola với nhiều ý tưởng kinh doanh sáng
tạo nhưng lại không đủ sức tự mình đầu tư và quản lý nhà xưởng đóng chai nên ông đã chủ động
mời chào ,ký hợp đồng với các nhà đầu tư tư nhân.Asa Candler đã hình thành cả một hệ thống
Coca-Cola gồm các nhà máy đóng chai mà không cần phải bỏ vốn.

Trong vòng 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Cola ra đời. Coca-
Cola yêu cầu chia sẻ thương hiệu cho tất cả các nhà máy theo chính công thức của công ty.Nhờ
vào “hệ thống Coca-Cola” của Asa Candler mà các thế hệ điều hành sau ông đã chinh phục khắp
thế giới.

Hiên nay, tâp đoàn Coca-Cola hoạt động trên 200 quốc gia trên thế giới. Điều đáng nói là
Coca-Cola luôn là sản phẩm giải khát được ưu chuộng và bán chạy bật nhất của các loại nước
giải khát vì sự yêu quý của người dùng.

Theo thống kê, cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người trên khắp thế giới đang uống thứ
nước giải khát này.

1.2 Sản phẩm dịch vụ :

Sản phẩm của công ty Coca-Cola không chỉ có Coca Cola mà còn có những sản phẩm tiêu
biểu khác như : Sprite, Fanta, Dasani, Aquarius, Fuze Tea, Minute Maid, Nutriboost.
Công ty Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke. Một trong
những sản phẩm được ưu chuộng trong số này là Diet Coke

Ngoài ra còn có Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-
Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, và các phiên bản đặc biệt có vị chanh tây, chanh và cà phê cho
người dùng có nhiều sự lựa chọn.

Công ty Coca-Cola sẽ sản xuất phần chất lỏng cô đặc.

Phần nước này sau đó sẽ được bán cho các nhà máy đóng chai Coca-Cola có giấy phép kinh
doanh của công ty trên toàn thế giới.

Các loại Coca-Cola đóng chai sau đó sẽ được bày bán phân phối và vận chuyển tới các cửa
hàng bán lẻ, nhà hàng và máy bán hàng tự động ở mọi nơi trên toàn thế giới.

Công ty Coca-Cola ngoài ra cũng bán phần cô đặc trong các thùng chứa nước ngọt tại các nhà
phân phối dịch vụ thực phẩm và các nhà hàng lớn,nhỏ.

1.3. Tầm nhìn và sứ mạng của Coca-Cola:

Coca-Cola mong muốn tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người trên toàn thế
giới yêu thích và khơi dậy cảm hứng về cả thế chất lẫn tinh thần của người dùng.Đồng thời, phát
triển một cách bền vũng và hướng đến một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn.Mang lại những ảnh
hưởng tích cực đối với cuộc sống người dùng và cả cộng đồng trên toàn thế giới về sản phẩm.

Ba giá trị chính hỗ trợ lẫn nhau và hình thành nên sứ mệnh cùng tầm nhìn của Coca-Cola gồm:
trở thành thương hiệu yêu thích, tạo ra các nhãn hiệu và loại đồ uống được mọi người lựa chọn.

Phát triển bền vững, với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giải khát, Coca-Cola
đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai
bền vững.

Vì một tương lai tốt đẹp hơn, Coca-Cola sẽ tiếp tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của các nhân
viên của hệ thống,các nhà đầu tư và cả toàn cộng động.

Mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng, Coca-Cola hiện nay đã có 10 thương hiệu
và các dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm thức uống không đường và bao bì đa dạng

 Tăng trưởng và thay đổi:

Coca-Cola tung ra tại nhiều thị trường quốc tế ,mua lại AdeS và đang mở rộng hãng này đến
với thị trường Châu Âu.

“Số không = Người hùng” (Zero = Hero):Thương hiệu nước giải khát không đường của Coca-
Cola (Coca-Cola Zero Sugar) đã được tung ra tại 20 thị trường trong năm 2017 bao gồm cả
Mỹ .Kết quả là đạt được mức tăng trưởng doanh thu 2 con số trong năm vì có sự thay đổi về
hương vị và cách tiếp thị đóng gói sản phẩm sáng tạo và cải thiện cách thực hiện.

 Một hệ thống vận hành chặt chẽ và đậm nét văn hóa hơn:

Công ty đã thúc đẩy việc trở lại là một tổ chức ít sở hữu tài sản bằng việc hoàn tất quá trình
dài gần một thập kỷ chuyển giao quyền sở hữu các nhà máy đóng chai ở Mỹ cho các đối tác địa
phương và nhượng lại quyền sở hữu thương mại máy đóng chai.

Hai nhà máy đóng chai Coca-Cola lớn nhất Nhật Bản đã sáp nhập lại với nhau.

Tập trung vào việc kinh doanh: Coca-Cola hiện đang ra mắt các thương hiệu chính bằng cách
xác định sản phẩm phù hợp với sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng

Công ty hiện cũng đang ứng dụng mô hình của quỹ Venturing & Emerging Brands, giúp đầu
tư, nuôi dưỡng và phát triển các thương hiệu tiềm năng tại các thị trường chọn lọc ở Châu Âu.

 Tăng trưởng có trách nhiệm:

Coca-Cola có mục tiêu lớn nhất của Coca-Cola hướng đến là đến năm 2030 , tất cả các chai
nhựa được sản xuất và đã qua sử dụng cần được thu thập và tái chế với hiệu suất 100%.Coca-
Cola cũng tăng số lượng thành phần tái chế được trong bao bì với mong muốn bao bì này hoàn
toàn có thể tái chế được. Nhờ vào mục tiêu đề ra đầy tham vọng của Coca-Cola đã làm cho công
ty lọt vào danh sách Fortune 500 trả về cho tự nhiên và cộng đòng hơn 100% lượng nước đã sử
dụng và là công ty nước giải khát đầu tiên lọt vào trong danh sách này vào năm 2016.

2. Chiến lược và hoạt động kinh doanh quốc tế tại thị trường Việt Nam
2.1. Phân tích mô hình SWOT của Coca cola:

 Thế mạnh (Strength) của Coca-cola:

Thứ nhất: Coca cola là một thương hiệu nổi tiếng

Thứ hai: thị phần toàn cầu cùng danh mục sản phẩm lớn

Thứ ba: mạng lưới phân phối rộng khắp

Thứ tư: các chiến dịch tiếp thị đẳng cấp thế giới

 Điểm yếu (Weakness) của Coca-cola:

Thứ nhất: quá phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát

Thứ hai: rủi ro về tỷ giá ngoại tệ


Thứ ba: các vấn đề liên quan tới nguồn nước

 Cơ hội (Opportunities) của Coca-cola:

Thứ nhất: đa dạng hoá sản phẩm

Thứ hai: tập trung vào đồ uống tốt cho sức khoẻ, thay vì nước ngọt

Thứ ba: mở rộng quan hệ đối tác

Thứ tư: khai thác thị trường ở các nước đang phát triển

 Thách thức (Threats) của Coca-cola:

Thứ nhất: mối đe dọa cạnh tranh rất cao.

Thứ hai: các quy định mới của chính phủ về nước giải khát.

Thứ ba: nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe.

2.2. Những chiến lược kinh doanh của Coca – Cola:


2.1. Nghiên cứu và phát triển:

 Áp lực giảm chi phí:

Như ta đã biết, áp lực giảm chi phí có thể tập trung trong ngành công nghiệp sản xuất sản
phẩm tiêu dùng, nơi mà ý nghĩa của sự khác biệt không quá nhiều và giá cả là yếu tố cạnh tranh
duy nhất. Thị trường nước giải khát là một ví dụ. Như đã thấy, thị trường nước giải khát hiện nay
được phân chia cho nhiều công ty. Nếu như trước đây, Coca-cola gần như chiếm lĩnh thị trường
nước giải khát thì ngày nay, một phần thị phần của Coca-cola đã rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các thương hiệu trong thị trường nước giải khát hiện nay, đặc
biệt là sự phát triển và giành thị phần của đối thủ đáng gờm là Pepsico, Coca-cola hiểu rõ, áp lực
giảm chi phí là rất cao để giữ vững doanh số và thị phần.

Năm 2012, Coca-cola chỉ chiếm 37.1%, theo sát là Pepsico với 30.2%, 21.4% là Dr.Pepper
Snapple Group, còn lại 11.3% là thị phần của các công ty khác. Trong các đối thủ cạnh tranh,
Pepsico là một đối thủ cạnh tranh gay gắt với Coca-cola trên thị trường.

Thêm vào đó, sản phẩm nước giải khát không có sự khác biệt nhiều giữa các sản phẩm của các
thương hiệu khác nhau. Trên thị trường nước giải khát, các đối thủ cạnh tranh với nhau chủ yếu
về chi phí thấp. Tuy nhiên, chi phí cần sử dụng cho các hoạt động marketing, sản xuất và R&D
của Coca-Cola là rất cao bởi vì:

Về R&D và sản xuất: Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm chính Coca-Cola là lá coca
và hạt cola cũng là nguồn nguyên vật liệu được sử dụng khá nhiều đối với các công ty khác, hơn
thế nữa giá thành của chúng cũng khá đắt, nên chi phí đầu vào khá cao. Một yếu tố nữa là để đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như nhu cầu khác nhau ở mỗi quốc
gia thì công ty phải đầu tư nhiều vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và dây chuyền sản xuất
tối ưu hơn. Đương nhiên chi phí dành cho hoạt động R&D là không hề nhỏ. Về Marketing: Về
hoạt động phân phối: Các sản phẩm thay thế trong ngành nước giải khát tương đối nhiều nên
việc người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm khác nếu họ cảm thấy tiện dụng.

Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh mạnh về hệ thống phân phối. Do đó, mạng lưới phân
phối phải đảm bảo đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách dễ dàng nhất. Về chiêu thị: Khách
hàng có xu hướng lựa chọn sản phẩm gây cho họ nhiều ấn tượng nên việc đầu tư cho các hoạt
động chiêu thị sẽ giúp tạo hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng. Do vậy, chi phí dành cho
marketing của các sản phẩm tiêu dùng khá lớn. Kết luận: Từ tất cả các yếu tố nêu trên, ta thấy áp
lực giảm chi phí của công ty Coca-cola khá cao và đó cũng là yếu tố quan trọng mà Coca-Cola
phải đáp ứng để tồn tại trên thị trường.

 Lực đối với yêu cầu của địa phương:

- Sự khác biệt về nhu cầu:

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về vấn đề sức khỏe, nên các sản phẩm có
lợi cho sức khỏe hay chứa ít calorie ngày càng được ưa chuộng hơn. Đó là xu hướng chung,
nhưng khi xét về từng thị trường thì yếu tố này sẽ có những biến đổi nhất định để phù hợp hơn.
Sự gia tăng các thương hiệu địa phương và hương vị quen thuộc ở các quốc gia đang phát triển là
một xu hướng mà các nhà sản xuất toàn cầu không thể xem thường.

+ Bắc Mỹ: Người dân Bắc Mỹ mong muốn những sản phẩm nước giải khát cung cấp nhiều
vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Còn các sản phẩm nước ngọt có gas chứa nhiều đường
và calorie đang phải vật lộn để tồn tại. Dẫn chứng là tại Canada, có một sự sụt giảm nhẹ cho các
loại đồ uống có gas trong những năm gần đây và người tiêu dùng chuyển sang các thức uống tốt
cho sức khỏe hơn và nhiều danh mục lựa chọn hơn như nước tăng lực.

+ Mỹ Latinh: Văn hóa tiêu dùng các loại nước cốt trái cây vẫn sẽ vững chắc trong khu vực
Châu Mỹ la tinh, đặt biệt là Mexico, Braxin và Achentina. Tuy nhiên, nước giải khát có gas
không chứa cola là mặt hàng duy nhất có sự giảm nhẹ về khối lượng tiêu thụ trong năm 2009 tại
Châu Mỹ La Tinh. Nước ép rau quả, đặc biệt là các loại nước ép rẻ tiền hơn, như đồ uống có
hương vị trái cây (không chứa hàm lượng nước ép hoa quả) và các loại nước ép (có chứa 1% đến
24% hàm lượng nước ép), đã cho thấy là những mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong những
năm tới, các loại đồ uống mới như trà uống liền, cà phê uống liền và các loại nước tăng lực sẽ có
cơ hội tăng trưởng. Braxin có nền văn hóa nước giải khát có gas đầu tiên và quan trọng nhất, mặt
hàng này chiếm hơn 2/3 lượng tiêu thụ nước giải khát không cồn. Tại Mexico, người ta thích vị
ngọt của đường mía hơn so với siro ngô, mặc dù vị của nó khá lạ khi dùng thử lần đầu tiên.

+ Châu Âu: Người dân Châu Âu đang có xu hướng sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên như
stevia để giảm lượng đường và calorie trong các loại nước giải khát. Đối với người Đức và Anh,
xu hướng giữ gìn sức khỏe cùng với sự phát triển sản phẩm mới tiếp tục dấy lên nhu cầu đối với
đồ uống lành mạnh như nước trái cây/rau quả nguyên chất cũng như các thức uống khác. Người
Pháp tránh tiêu thụ những loại nước giải khát có chứa chất làm ngọt nhân tạo. Ngoài ra, người
Pháp thích sử dụng những loại nước giải khát có nhiều gas.

+ Âu - Á và Trung Đông: Tỷ lệ người dân không dùng đồ uống có cồn ngày càng tăng,
Trung Đông đại diện cho một cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho các nhà sản xuất nước ngọt trong
nước và quốc tế. Do xu hướng giữ gìn sức khỏe, nước đóng chai và ngành nước ép trái cây / rau
củ sẽ là loại tăng trưởng quan trọng trong vài năm tới. Ở nhiều nước, nhu cầu ngày càng tăng về
nước uống đóng chai là do chất lượng kém của nước máy. Tại Ả Rập Saudi, nước tinh khiết và
nước ép có gas vẫn đem lại lợi nhuận và người tiêu dùng chủ yếu là những người nước ngoài.
Tại Israel, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa quen với mùi vị của nước ép hoa quả. Israel là nước
duy nhất có mức tiêu thụ nước uống chức năng 4,4 lít cho một đầu người. Một số người cho rằng
Coca Cola ở Ấn Độ thì nồng hơn ở châu Mỹ Latinh vì nó có nhiều ga hơn

+ Châu Á Thái Bình Dương: Nhật Bản là một quốc gia có mức sống cao, do đó, việc sử
dụng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe là một nhu cầu tất yếu. Cà phê rất được ưa chuộng tại đất
nước này. Nhật Bản nhập khẩu lên đến 85 % sản lượng cà phê hàng năm của Jamaica. Nước Úc
hiện tại đang có mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng, những phương pháp ăn uống
sạch và có nguồn gốc từ thiên nhiên đứng đầu danh sách mua sắm của quốc gia này. “Khách
hàng đang tìm kiếm một phương thức làm ngọt sản phẩm từ thiên nhiên mà không chứa calo” –
Thạc sĩ George Pugh, chuyên gia về stevia và Giánm đốc nội vụ khoa học và quy định của Coca
Cola phát biểu. Food Standards Australia New Zealand đưa ra phê duyệt chấp thuận sử dụng
stevia trong thức ăn và xem như một nguyên liệu chế biến vào năm 2008. Khí hậu của Malaysia
góp phần rất nhiều vào nhu cầu mạnh mẽ đối với nước ngọt khi thời tiết nóng liên tục dẫn đến
tiêu thụ nhiều các loại đồ uống với mục đích dập tắt cơn khát. Nước ngọt, nước giải khát và trà
uống liền, cũng được mua trong mùa lễ hội và được phục vụ cho khách.

+ Châu Phi: Nói chung, người tiêu dùng ở châu Phi chưa bao giờ quan tâm đến sản phẩm
chăm sóc sức khỏe hoặc có hàm lượng calo thấp vì họ thiếu nhận thức về lợi ích của các sản
phẩm này. Do thời tiết ở Châu Phi nóng hơn, họ cần nhiều năng lượng hơn để làm việc dưới thời
tiết nóng, các sản phẩm cũng có nhiều calorie hơn. Tuy nhiên, các chiến dịch quảng cáo tích cực
đã thấy nhiều người tiêu dùng chuyển đổi theo hướng đồ uống cacbonat ít calo. Xu hướng quan
tâm sức khỏe tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ lên sở thích của người tiêu dùng và phát triển sản
phẩm mới trên thị trường nước giải khát Nam Phi, nhu cầu đối với các loại sản phẩm lành mạnh
như nước đóng chai, nước ép nguyên tép (25-99% nước ép), chèuống liền, nước giải khát có cola
và không cola có hàm lượng calo thấp.

- Sự khác biệt về kênh phân phối và cơ sở hạ tầng:

+ Bắc Mỹ: Hệ thống bán lẻ hiện đại rất phát triển, cơ sở hạ tầng về dịch vụ hiện đại và linh
hoạt.
+ Mỹ Latinh: Ở Mexico, các công ty phải liên tục cải tiến phương pháp phân phối nhằm
phục vụ những làng mạc hẻo lánh trên núi hay trong rừng. Siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng
thực phẩm độc lập chiếm tỉ trọng lớn trong hệ thống bán lẻ tại khu vực Mỹ Latinh. Trong đó sự
phát triển của siêu thị và đại siêu thị cao hơn nhiều và ngày càng lấn áp các cửa hàng thực phẩm
độc lập (ví dụ như tại Chile).

+ Châu Âu: Theo luật pháp EU, các đại lý được bảo vệ rất chặt chẽ. Khi đã giao kết với họ,
sẽ rất khó qua mặt họ để giao dịch trực tiếp với các khách hàng mà họ đã thiết lập được mối quan
hệ. Các siêu thị với việc phân phối sản phẩm giá thấp hơn và tiện lợi hơn, kèm theo dịch vụ tốt
nên rất được ưa chuộng tại ÚC. Tại Pháp, hệ thống máy bán hàng tự động khá phổ biến.

+ Âu Á và Trung Đông: Nhà nhập khẩu/người bán buôn thường phân phối cho tất cả các nhà
bán lẻ, từ các cửa hàng nhỏ cho đến các bách hóa lớn. Bên cạnh hoạt động mua bán, làm thủ tục
xuất nhập khẩu, bố trí kho bãi, họ còn cung cấp những thông tin và hướng dẫn rất hữu ích cho
các nhà sản xuất. Vì vậy, việc gây dựng được mối quan hệ mật thiết với nhà nhập khẩu/ người
bán buôn sẽ tạo rất nhiều thuận lợi. Các cửa hàng thực phẩm nhỏ, độc lập được ưu ái hơn và
chiếm tỉ trọng lớn hơn so với các cửa hàng bán lẻ hiện đại hay siêu thị. Tuy nhiên, các kênh bán
hàng hiện đại này đang dần phát triển, thêm vào đó là sự phát triển nhen nhóm của bán hàng trực
tuyến.

+ Châu Á Thái Bình Dương: Hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị có tốc độ
phát triển ngày càng tăng cao. Các kênh phân phối truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa vẫn
đóng vai trò quan trọng tại khu vực nông thôn. Đặc biệt, Nhật Bản chẳng hạn, cấu trúc kênh phân
phối là một hệ thống hết sức phức tạp, gồm nhiều cấp bậc khiến cho việc phân phối hàng hoá khá
tốn kém, dẫn đến giá hàng hóa tăng. Hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản có nhiều cửa
hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhưng quy mô nhỏ. Các nhà bán lẻ không có cửa hàng,
chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận
nhà. Doanh số của loại bán hàng này không lớn lắm, nhưng đang tăng lên nhanh chóng trong
những năm gần đây.

+ Châu Phi: Nhà bán lẻ như siêu thị, cửa hàng thực phẩm nhỏ ưa thích hợp tác với các nhà
bán buôn có thể cung cấp cho họ nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau, kèm theo giảm giá hấp dẫn.
Thêm vào đó, siêu thị tiếp tục thống trị hệ thống bán lẻ. Sản phẩm của địa phương có khả năng
thay thế:

+ Tại Mỹ: một số công ty lớn với sản phẩm có khả năng thay thế. Ví dụ: Campbell Soup với
danh mục nước trái cây ướp lạnh cao cấp, Hain Celestial với sản phẩm nước rau ép. Ngoài ra,
công ty sản xuất nước giải khát lớn nhất Trung Quốc là Hangzhou Wahaha Group đã quyết định
cạnh tranh trực tiếp với Coca Cola ngay trên quê hương của thứ thức uống nổi tiếng này bằng
việc đưa 170 nghìn chai Future Cola - thương hiệu nước uống có gas của hãng đến Los Angeles
và New York và thu được những thành công đáng kể.

+ Tại Trung Quốc: công ty nước giải khát nội địa Wahaha chiếm lĩnh.
+ Tại Nhật: các nhà cạnh tranh nội địa tranh giành trong việc phục vụ trong từng phân khúc
thị trường nhỏ.

+ Ở Nga: Ochakovo MPBK ZAO nhanh chóng chiếm thị phần của Coca Cola do sự tín
nhiệm của người dân với Kvas Ochakovo, một loại nước giải khát kvass – một loại nước phổ
biến với nhiều người Nga.

+ Tại Trung Đông: các công ty đa quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty địa
phương ví dụ như công ty nước giải khát Iran Zamzam.

+ Tại Thái Lan: Sự ra mắt của dòng nước giải khát Est bởi SERM Suk đã có một tác động
toàn diện cho ngành nước giải khát tại Thái Lan. Mặt khác, sự cạnh tranh trong mặt hàng trà
uống liền cũng khốc liệt như nước uống có gas.

+ Tại Việt Nam: tập đoàn Tân Hiệp Phát là một tập đoàn chuyên sản xuất và phân phối nước
giải khát lâu năm ở Việt Nam. Với hương vị đặc biệt, đánh đúng sở thích của giới trẻ, nhiều loại
nước giải khát của tập đoàn đã thành công nhanh chong, nước uống tăng lực Number 1 là một ví
dụ. Năm 2006, Tân Hiệp Phát đã chuyển sang khai phá thị trường trà xanh đóng chai và biến thị
trường này thành một sân chơi rất sôi động. Với mảng nước giải khát không gas Tân Hiệp Phát
đã đánh thẳng vào các thị trường trọng điểm, thách thức cả Coca-Cola lẫn Pepsi.

Yêu cầu của chính quyền sở tại

Hiện tại, nhiều chính phủ đã hành động chống lại đồ uống cacbonat và thức uống năng lượng
do nhận thức về các thuộc tính không lành mạnh của chúng. Mở đầu bằng việc năm 2012 chính
phủ Pháp thông qua một thuế suất soda và năm 2013, Canada hạn chế lượng caffeine cho phép
trong nước uống năng lượng. Đồ uống nhiều calories nói riêng bị chỉ trích. Trong khi loại này
vẫn là một trong những loại phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên những cái chết của trẻ
em gần đây liên quan đến đồ uống năng lượng đã khiến nhiều quốc gia nghiên cứu kỹ nước giải
khát.

+Ở Mexico: việc bán các đồ uống năng lượng kết hợp với rượu vẫn bị cấm vào năm 2011.
Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) để kiểm tra nguy cơ tiềm tàng của loại
đồ uống năng lượng. Các chính phủ từ Vương quốc Anh đến Ấn Độ tất cả đang có một cái nhìn
gần hơn về tác động của loại thức uống này đến sức khỏe. Pháp đánh thuế thành công nhà sản
xuất nước ngọt có đường, một năm sau khi Hungary áp thuế tương tự. Và trong khi chính phủ
liên bang ở Mỹ vẫn chưa áp dụng pháp luật tương tự, các thành phố đã hành động, dẫn đầu là
lệnh cấm của việc bán đồ uống có đường ngọt trong ly lớn hơn 16 ounce tại các nhà hàng, rạp
hát, và các đấu trường thể thao thành phố New York.

Một số loại nước ngọt ở Ấn Độ được tìm thấy có mức độ độc hại và không an toàn của các
hóa chất chế biến. Điều này dẫn đến một lệnh cấm hoàn toàn việc bán Coke trong một số phần
của Ấn Độ trong một thời gian ngắn. Kết luận: Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận ra
rằng nhu cầu về nước giải khát ởmỗi khu vực là rất đa dạng. Mặc dù theo xu hướng chung hiện
nay, người tiêu dùng ưa thích sử dụng các loại nước tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, một số khu vực thích sử dụng nước uống chức năng trong khi khu vực kia thì
không, một số nơi thích sử dụng nước ép trái cây hay nước cốt nguyên chất, còn một số vùng
khác lại ưa chuộng trà hòa tan uống liền. Thậm chí khẩu vị của người tiêu dùng ở từng quốc gia
ở cùng một khu vực cũng khác nhau về mức độ ngọt ưa chuộng cũng như nồng độ gas của nước
ngọt. Ngoài ra, các yếu tố về kênh phân phối, sản phẩm thay thế và các yêu cầu của chính phủ
địa phương cũng buộc Coca Cola phải thay đổi sản phẩm sao cho phù hợp nhất với thị trường mà
nó hướng tới. Do đó có thể kết luận rằng, áp lực yêu cầu địa phương đối với Coca Cola ở mức
cao.

2.2. Kỹ thuật công nghệ :

 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để luôn đứng đầu thị trường nước giải khát:

Coca-Cola phục vụ một lượng lớn đồ uống mỗi ngày thông qua các máy bán hàng tự động.
Với các máy bán hàng hiện đại hơn, khách hàng sẽ tương tác với máy thông qua màn hình cảm
ứng, khách hàng sẽ được chọn sản phẩm họ muốn và thậm chí còn có thể tùy chỉnh sản phẩm với
các “chai nước” có nhiều hương vị khác nhau. Coca-Cola đã bắt đầu trang bị cho những chiếc
máy bán hàng tự động này các thuật toán AI có thể cho phép chúng quảng cáo đồ uống và hương
vị mà nhiều khả năng sẽ được đón nhận tại nơi chúng được cài đặt.

Các máy bán hàng tự động thậm chí có thể thay đổi “tâm trạng” tùy thuộc vào vị trí – các máy
được đặt trong trung tâm thương mại sẽ hiển thị một hình ảnh vui tươi, đầy màu sắc. Những máy
được đặt trong phòng tập thể hình sẽ hiển thị việc đạt được mục tiêu và những chiếc máy đặt
trong bệnh viện sẽ có nhiều chức năng hơn.

Coca-Cola cũng sử dụng AI để phân tích truyền thông xã hội nhằm hiểu được khách hàng
muốn mua sản phẩm của mình ở đâu, khi nào, và khách hàng yêu thích sản phẩm của mình như
thế nào, cũng như sản phẩm nào được yêu thích ở những vùng miền cụ thể. Với hơn 90% người
tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là dựa vào nội dung trên các mạng xã hội, việc hiểu được
hàng tỷ khách hàng đang thảo luận và tương tác với các thương hiệu thông qua Facebook,
Twitter và Instagram như thế nào là điều cần thiết cho chiến lược marketing của Coca-Cola. Để
làm được điều này, Coca-Cola đã phân tích hơn 120.000 nội dung thông tin trên mạng xã hội để
có thể nắm được nhân khẩu học, hành vi của khách hàng và những người đang thảo luận về sản
phẩm của họ.

Một ứng dụng khác của AI là đảm bảo chứng nhận mua hàng cho các khách hàng trung thành
và các chương trình quà tặng. Khi khách hàng được yêu cầu nhập mã sản phẩm 14 chữ số được
in trên nắp chai vào các trang web và ứng dụng để xác minh giao dịch mua hàng, khách hàng
cảm thấy ít hứng thú, vì yêu cầu này không phải là một việc dễ làm.
Để khuyến khích nhiều khách hàng tham gia vào các chương trình này, Coca-Cola đã phát
triển công nghệ nhận dạng hình ảnh nhằm xác minh giao dịch thông qua hình ảnh trên điện thoại.
Coca-Cola thu thập dữ liệu về thị hiếu của người dân địa phương về đồ uống thông qua các giao
diện trên máy bán hàng tự động – có hơn 1 triệu máy bán hàng được lắp đặt tại Nhật Bản.

Để biết các sản phẩm của mình đang được thảo luận và chia sẻ trên phương tiện truyền thông
xã hội như thế nào, Coca-Cola đã thành lập 37 “trung tâm xã hội” nhằm thu thập dữ liệu và phân
tích nó để có được những hiểu biết sâu sắc bằng cách sử dùng nền tảng Salesforce. Mục tiêu là
tạo ra nhiều nội dung đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tạo ra các lượt tương tác tích
cực. Trong quá khứ, quá trình tạo ra nội dung này được thực hiện bởi con người; tuy nhiên,
Coca-Coal đã tích cực xem xét việc phát triển các hệ thống tự động có thể tạo ra các bài quảng
cáo và các bài viết trên mạng xã hội dựa trên các thông tin được cung cấp từ dữ liệu xã hội.

Coca-Cola cũng sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh để hướng tới những người dùng có
chia sẻ hình ảnh sản phẩm trên mạng xã hội và họ có thể là khách hàng tiềm năng. Một ví dụ cho
chiến lược này đó là việc Coca-Cola quảng cáo nhắm mục tiêu cho nhãn hiệu trà đá Gold Peak
của mình cho những người đăng tải hình ảnh có gợi ý rằng họ thích trà đá hoặc dùng thuật toán
nhận dạng hình ảnh để phát hiện logo của các thương hiệu cạnh tranh trên các hình ảnh được
đăng tải. Khi các thuật toán xác định được những người dùng là người hâm mộ trà đá và những
người dùng đang tích cực chia sẻ các hình ảnh với bạn bè, Coca-Cola sẽ biết rằng việc nhắm mục
tiêu quảng cáo tới những người dùng này có thể là một chiến lược marketing hiệu quả giúp tăng
doanh thu của công ty.

Đối với việc xác minh mua hàng, công nghệ nhận dạng hình ảnh hiện tại không đủ khả năng
để đọc các hình ảnh ma trận điểm có độ phân giải thấp đang được sử dụng để đóng dấu mã sản
phẩm lên trên bao bì. Vì vậy, Coca-Cola đã phát triển giải pháp nhận diện hình ảnh của riêng
mình bằng công nghệ TensorFlow của Google. Giải pháp này sử dụng các mạng nơ-ron nhân tạo
tích chập cho phép nhận dạng mã của máy có thể hiển thị theo cách khác nhau tùy thuộc vào thời
gian và địa điểm mà các mã được in.

2.3. Chiến lược marketing:

Phân tích chiến lược Marketing Mix của Coca Cola theo mô hình 4P:

 Chiến lược Marketing của Coca-Cola về sản phẩm (Product):

Tại Việt Nam, sản phẩm của Coca-Cola rất đa dạng. Những sản phẩm chính của Coca-Cola
bao gồm nước uống, nước uống không cồn và nước uống có gas.

Doanh nghiệp này đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tại Việt Nam. Một số sản phẩm nổi bật của Coca-Cola tại
Việt Nam có thể kể đến như: Coke ít gas, Sprite, Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây,
….

Trong thời gian vừa qua, Coca-Cola đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản
phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực
Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền
thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda
Chanh.

Về bao bì và kiểu dáng sản phẩm, mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola lại có sự chuyển biến linh
hoạt, sáng tạo. Coca-Cola không ngừng cải tiến bao bì và kiểu dáng ngày càng đẹp và tiện dụng
hơn. Vào năm 2009, Coca-Cola đã vinh hạnh nhận được giải Platium Pentaward 2009 cho mẫu
thiết kế hè 2009, đây là giải thưởng cao quý cho những nhà thiết kế bao bì và kiểu dáng sản
phẩm bắt mắt, đẹp, độc đáo.

Bao bì chai coca gồm có: lon 330ml, chai Pet 1.5L, thùng 330ml. Coca-Cola cũng cho ra mắt
chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã,… nhằm đáp ứng dễ dàng nhu cầu mua
sắm của từng đối tượng khách hàng với những mục đích đa dạng khác nhau.

Một ví dụ nổi bật của việc Coca-Cola đã rất sáng tạo trong việc thiết kế bao bì đó chính là sử
dụng hình tượng “chim én” trong nhiều loại sản phẩm bao gồm các thùng 24 lon Coca -Cola,
Sprite, Fanta, cặp hai chai Coca -Cola PET loại 1,25 lít và bộ 6 lon Coca-Cola trong dịp Tết, vì
chim én là biểu tượng báo hiệu mùa xuân về.

Với sản phẩm được thiết kế sáng tạo, bắt mắt cũng như kiểu dáng nhỏ gọn, tiện lợi và đa
dạng, Coca-Cola đã thành công trong việc thu hút một số lượng lớn khách hàng sử dụng sản
phẩm của mình và tăng độ nhận diện thương hiệu.

 Chiến lược Marketing của Coca-Cola về giá (Price):

Nhờ vào sự đa dạng hóa của sản phẩm thì việc định giá sản phẩm cho các sản phẩm của
Coca-Cola cũng được điều chỉnh theo từng phân khúc, từng thị trường. Chiến lược Marketing
của Coca-Cola về giá chính là việc hiểu rõ khách hàng và xác định được nhu cầu của khách hàng
mục tiêu của mình là gì.

Sản phẩm của Coca Cola được định giá bằng cách dựa trên vào nhận thức của người mua về
giá trị chứ không phải chi phí của người bán. Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận
bởi khách hàng.

Đối với thị trường Việt Nam, chiến lược định giá sản phẩm của Coca-Cola là chiến lược định
giá thâm nhập thị trường.
Khi nghiên cứu thị trường, Coca-Cola đã tìm hiểu được 80% người Việt Nam sống ở vùng
nông thôn có thu nhập thấp. Với lý do đó, thay vì sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao
nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương
đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách
hàng và đạt được một thị phần lớn

Bên cạnh đó, Coca-Cola Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình chiết khấu bán hàng.
Khách hàng khi mua với số lượng lớn hoặc thanh toán trước thời hạn sẽ được hưởng phần trăm
chiết khấu hấp dẫn. Ngoài ra, các sản phẩm của Coca Cola được định giá khác nhau do chúng
được sản xuất với sự khác biệt về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ,...

Với giá cả phù hợp với thị trường Việt Nam, Coca-Cola đã đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

 Chiến lược Marketing của Coca-Cola về hệ thống phân phối (Place):

Một yếu tố khiến Coca-Cola trở thành thương hiệu nước giải khát được yêu thích nhất trên
thế giới là tính sẵn có của nó. Có thể thấy thì hệ thống phân phối của Coca-Cola là hệ thống theo
mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh. Coca-Cola có mặt ở từ nông thôn đến thành thị và có
mặt ở khắp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị ở mỗi thị trường họ nhắm tới.

Tại Việt Nam, các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy đóng
chai đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đồng
ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập theo cơ cấu quản lý tập trung, trong đó, nhà máy
đóng chai Coca-Cola Việt Nam (CCBV) ở Thành Phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý.

Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, Coca-Cola có khả năng mở rộng mạng
lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở 3 khu vực này. Coca-Cola
vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các đại lý, các quán cà phê, nước giải khát,
nhà hàng,… thu hút các đại lý bằng cách gia tăng các hoạt động hỗ trợ cho họ như: tặng ô, hỗ trợ
trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính,…

Hệ thống phân phối của Coca-Cola đề được đặt ở vị trí thuận lợi, cùng với mạng lưới phân
phối rộng khắp đã góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng với thị yếu của người tiêu dùng
Việt Nam và người địa phương hơn trên khắp mọi miền tổ quốc.

 Chiến lược Marketing của Coca-Cola về xúc tiến hỗn hợp (Promotion):

Coca-Cola là một trong số ít các doanh nghiệp dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất
để quảng cáo và đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập.
Coca-Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng
bán lẻ và tại các siêu thị, sản phẩm của Coca-Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt,
ngay trước những hành lang hoặc những nơi bắt mắt để thu hút khách hàng.

Để có được sự ưu tiên này, Coca Cola đã phải đầu tư một khoản tiền lớn. Thương hiệu này
luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình để tiếp cận
khách hàng thông qua TV, báo chí, mạng xã hội,… Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị
trường TNS Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng
cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ
mà Coca-Cola Việt Nam đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.

Ở Việt Nam, Coca-Cola cũng từng phát động chiến dịch “Bật nắp – trúng đã đời” nhằm thu
hút khách hàng thuộc giới trẻ. Chương trình khuyến mại này hướng tới những nhóm bạn chứ
không hướng tới cá nhân như thông thường nên đã nhận được sự đón nhận từ đông đảo giới trẻ.

Hiểu được tâm lý người tiêu dùng ở Việt Nam, Coca-Cola luôn biết rằng khuyến mãi sẽ là
công cụ hiệu quả để họ quảng bá hình ảnh cũng như tăng doanh số cho doanh nghiệp.

3 Các tác động của yếu tố môi trường:

Môi trường Văn hóa - Xã hội (Socio-cultural): ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và
kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yêu tố văn hóa, xã hội
nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn
hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.

Môi trường chính trị (Political) - Pháp luật (Legal): gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống
pháp luật, xu hướng chính trị... các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp
dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh
không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra
được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay
đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.

Môi trường kinh tế (Economical): bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định
của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đối ... Tất cả các yếu
tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động
của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp .Để đảm bảo
thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo
dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương
ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu
nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích dự báo sự biến động của các yếu tố để đưa ra kết luận đúng,
các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kỳ trước , cách
diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...

4. Rút kinh nghiệm kinh doanh tại Việt Nam:

4.1. Tạo nội dung mang tính lan truyền:

- Thay vì chỉ đăng tải nội dung chỉ để thông báo tin tức, hãy sáng tạo những bài viết, những
hình ảnh, video với nội dung vượt trội, hấp dẫn người đọc, từ đó thúc đẩy nội dung được lan
tỏa nhanh chóng, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.

- Những nội dung điển hình dưới đây thường được người dung chú ý, chia sẻ và lan truyền
rộng rãi:

 Nội dung vô cùng thú vị, tạo ra tiếng cười.


 Độc đáo, sáng tạo vượt trội, yếu tố bất ngờ.
 Giới thiệu một sản phẩm mới với nhiều tính năng vượt trội.
 Tổ chức một cuộc thi, một sự kiện lớn hay có tầm ảnh hưởng rộng khắp.
 Đúc kết những bài học, kinh nghiệm sống từ những người thành công, nổi
tiếng.
 Thông tin nóng đối với số đông.
 Đồ miễn phí có giá trị và kích thích mong muốn sở hữu của người đọc.
 Có tác động mạnh vào thính giác và thị giác như ảnh đẹp, cảnh đẹp, nhạc
hay, clip hay ...
4.2. Luôn có sự liên kết chặt chẽ trong từng nội dung:

- Khi bắt tay thực hiện bất kỳ một chiến dịch marketing nào, người quản lý marketing luôn
phải đảm bảo nội dung, thông điệp được truyền đi luôn nằm trong mục đích, sứ mệnh của
doanh nghiệp, tránh việc tạo những nội dung đi quá xa so với chiến lược chung của cả công
ty.

- Bất kỳ một ý tưởng nào được thực hiện, được nêu ra luôn phải có sự gắn kết với nhau và
thống nhất với:

 Mục tiêu chung của doanh nghiệp.


 Thương hiệu.
 Lợi ích của khách hang.
4.3. Tăng cường tính tương tác với người dùng:

- Hãy luôn luôn lắng nghe và trả lời những phản hồi và góp ý của khách hàng một cách
chân thành và nhanh nhất, đó là cách để nâng cao tính tương tác và thấu hiểu khách hàng
nhiều hơn.

4.4. Sáng tạo và không ngừng cải tiến:

- Đa số chúng ta đều biết đến chiến dịch "cá nhân hóa" in tên người dùng lên vỏ lon gần
đây nhất và cũng mang lại tiếng vang nhất cho Coca-Cola. Chiến dịch đã nhận được 18 triệu
lượt xem trên các kênh mạng xã hội. Lượng truy cập vào các trang Fanpage của Coca-Cola
tăng 870%. 378.000 chai Coca-Cola với những tên riêng trên vỏ chai được tung ra thị trường.
Thậm chí nhiều người phải xếp hàng chờ được in tên lên chai Coca hay tìm kiếm các gian
hàng trong siêu thị chỉ để tìm thấy chai Coca mang tên mình.

- Đây chỉ là một trong rất nhiều chiến lược sáng tạo mà Coca-Cola đưa ra. Có thể nói sáng
tạo đã giúp Coca-Cola tạo nên sự khác biệt và đem lại thành công.

Những ý tưởng sáng tạo của Coca-Cola được thực hiện dựa vào nguyên lý 70/20/10:

 70%: đó là những nội dung an toàn, có mức độ rủi ro thấp. Những nội
dung này được triển khai hoặc dựa vào những ý tưởng đã được kiểm
chứng và đã được áp dụng thành công trước đó.
 20%: là những nội dung mang tính đổi mới thường đi sâu và chi tiết hơn,
tập trung hướng tới nhóm khách hàng cụ thể.
 10%: là những nội dung hoàn toàn mới mẻ và tất nhiên có độ rủi ro cao.
Những ý tưởng này vô cùng sáng tạo, táo bạo hoặc cũng có thể là sự
hoang tưởng. Với những nội dung này thường sẽ mang lại sự thành công
tuyệt vời hoặc thất bại thảm hại.
- Tóm lại, doanh nghiệp cần phải sáng tạo, đổi mới hình ảnh, chiến lược
marketing cùng nhiều ý tưởng mới lạ dựa trên giá trị cơ bản của mình, luôn
tạo ra sự mới mẻ cho người tiêu dùng.

You might also like