You are on page 1of 5

Màu sắc đặc trưng trên bao bì giúp khách hàng nhận diện thương hiệu nhanh

chóng
Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, màu đỏ đã trở thành màu sắc đại diện cho Coca
Cola. Màu sắc nổi bật giúp cho khách hàng và công chúng có thể nhận dạng sản phẩm
trên kệ giữa rất nhiều sản phẩm cùng loại, tìm kiếm cửa hàng nhanh chóng,… Mặc dù
càng về sau, Coca Cola phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm khác nhau nhưng khách
hàng vẫn luôn nhận diện được màu đỏ đặc trưng của thương hiệu này và phân biệt
được với các dòng sản phẩm mới.

Ví dụ: Màu đỏ của Coca Cola truyền thống, màu trắng của Diet Coke, màu xanh
Sprite, màu cam Fanta…. Bảng màu nhận diện là những tông màu cơ bản nhưng quen
thuộc và nổi bật nên khách hàng dễ dàng nhận ra các sản phẩm của Coca Cola, thậm
chí không cần đọc kỹ các thông tin được in trên bao bì sản phẩm.

Màu sắc không chỉ tác động tới hành vi của khách hàng mà còn hỗ trợ cho công việc
của các cửa hàng, giúp người bán hàng, đặc biệt là các nhà bán lẻ bận rộn có thể “đọc”
màu sắc của sản phẩm, thương hiệu một cách nhanh chóng hơn.

Tính linh hoạt trong cách thiết kế bao bì sản phẩm


Coca-Cola luôn tái thiết kế bao bì của thương hiệu và sử dụng đa dạng chất liệu như
thủy tinh, thiếc, nhựa… để đóng gói sản phẩm nhằm tối ưu các tiện ích khi sử dụng
cho khách hàng và đồng thời cũng hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường. Vào
những ngày, sự kiện đặc biệt, Coca Cola cũng giới thiệu những mẫu chai mới để đánh
dấu cột mốc và sử dụng chúng như một công cụ để branding.

Ví dụ: Cách thiết kế bao bì Coca-Cola với ý tưởng biến lon Coca-Cola đỏ thường thấy
thành màu trắng để góp phần kêu gọi bảo vệ môi trường sống của loài gấu Bắc cực.

Thay vì quảng cáo, tiếp thị lẻ thì các dòng sản phẩm của Coca Cola luôn quảng cáo
cùng nhau trên thị trường. Mỗi lon hay mỗi chai sẽ có thêm dòng mô tả thành phần ở
mặt trước để khách hàng dễ nhận biết hơn.

Ví dụ: Sản phẩm Coke Zero được giới thiệu là loại sản phẩm không có đường và calo;
dòng sản phẩm Coke truyền thống thì không có dòng mô tả, chỉ có dòng “since 1886”.

Logo

Kể từ năm 1886 cho đến nay, Coca Cola đã thay logo đến 10 lần. Cái tên Coca Cola ra
đời khi John S.Pemberton – cha đẻ của Coca Cola hỏi người cộng sự của mình là
Frank Mason Robinson về việc lựa chọn một cái tên cho sản phẩm mà ông sắp cho ra
mắt. Rob cho rằng, “2 C nhìn sẽ bắt mắt và hấp dẫn hơn trong quảng cáo” và ông cũng
đã quyết định sử dụng font chữ Spencerian mà các kế toán viên thường sử dụng làm
logo cho Coca bởi nghĩ rằng nó có thể tạo ra sự khác biệt hóa với các đối thủ cạnh
tranh. Và điều đó đã thành hiện thực. Logo của Coca Cola đã trở thành một biểu tượng
mang dấu ấn đậm nét trong tâm trí khách hàng trên thế giới hơn 100 năm qua.

Các xoáy màu trắng kích thích niềm đam mê và nhiệt huyết của giới trẻ ngày nay. Màu
sắc sử dụng trên logo chỉ gồm 2 màu trắng và đỏ được thiết kếđơn giản và hòa quyện
với nhau tạo sự hấp dẫn, dễ chịu, thu hút sự chú ý của các khách hàng, đặc biệt là
những người trẻ.

Bao bì độc đáo

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, số lượng chai Coca Cola được sản xuất và tung
ra thị trường đã vượt qua giá trị được tích lũy qua hơn 115 năm của công ty.

Cũng như những chai Coca Cola đầu tiên được tung ra thị trường mang hình dáng đầy
đặn ở phần giữa và thắt dần xuống đáy, gợi liên tưởng tới chiếc váy hobble của phụ
nữ, hay còn được gọi là “contour” theo thiết kế của Earl R. Dean năm 1915, những
chai Coca Cola hiện đại vẫn giữ được nét thiết kế độc đáo và duy nhất. Tính tới năm
1915, Candler vẫn tiếp tục đánh mất thị phần vào tay hàng trăm đối thủ cạnh tranh.
Ông đã phát động một cuộc thi nhằm tìm kiếm một mẫu thiết kế có khả năng gây ấn
tượng với khách hàng, đủ sức truyền tải thông điệp rằng Coke là một sản phẩm với
chất lượng khác biệt hoàn toàn so với những loại nước cola khác được đóng trong
những chai thủy tinh trong suốt giống hệt nhau.

Root Glass, một công ty sản xuất các sản phẩm thủy tinh ở Indiana đã tham dự cuộc
thi nói trên với ý tưởng thiết kế dựa trên chính tên sản phẩm. Khi đó, Earl R. Dean đề
xuất một mẫu thiết kế với cảm hứng lấy từ việc mô phỏng quả cacao, với hình dáng
cuốn hút và độc đáo. Cùng với nhóm của mình, ông đã được tuyên bố là người chiến
thắng khi kết quả cuối cùng của cuộc thi thiết kế được công bố trong năm tiếp theo.

Ban đầu, Coca Cola coi việc thiết kế mẫu chai như một phần trong chiến lược phòng
thủ Marketing, nhưng sau đó đã bắt đầu thực hiện quảng bá hình dáng mới với mức độ
tương đương với logo và sản phẩm. Việc quảng bá hình dáng của chai Coke như một
biểu tượng của công ty vẫn được tiếp tục thực hiện ngay cả khi đồ nhựa đã thay thế
thủy tinh và trở thành nguyên liệu chính được sử dụng để uống Coke ở một vài quốc
gia, trong đó có Hoa Kỳ

Cảm xúc chứa trong mỗi chai nước

Coke không bán nước ngọt có ga, họ bán “hạnh phúc” ở trong mỗi lon. Hạnh phúc là
thứ mà tất cả mọi người đều muốn có, và Coca Cola biết cách làm thếnào để chạm đến
trái tim khách hàng của mình.

Rất nhiều thương hiệu và các thiết kế bao bì theo đuổi chiến lược Marketing toàn cầu
tập trung duy nhất vào sản, trong khi đó Coke lại hướng tới việc bán cho khách hàng
những trải nghiệm và phong cách sống gắn liền với thương hiệu của mình. Ví dụ, vào
năm 2009, chiến dịch “Open Happiness (Mở tung hạnh phúc) được ra mắt và trở thành
một cơn sốt trên toàn cầu. Thông điệp của “Open Happiness” là lời mời, lời kêu gọi
hàng tỉ người trên thếgiới hãy tạm dừng các hoạt động, tạm dừng sự bận bịu và những
cảm xúc tiêu cực, làm tươi mới bản thân với một lon Coca Cola và tiếp tục tận hưởng
những niềm vui nho nhỏ và đơn giản của cuộc sống. Thông điệp này được xuất hiện
hàng loạt ở các cửa hàng, trên các tấm billboards quảng cáo, truyền hình và các tờ rơi
quảng cáo, các MV ca nhạc – bao gồm cả single của Janelle Monae cover lại bài hát
của những năm 1980s mang tên “Are you getting enough Happiness?”.

Những lon Coke được thiết kế lại nắp mở, vì vậy khi bất cứ ai mở lon, họ có thể nhìn
thấy hình một nụ cười. Sự điều chỉnh quá tinh tế đến mức những người trung thành sẽ
không thấy bất cứ điều gì thay đổi , và khi họ nhìn thấy nó, điều tất cả mọi người đều
có thể làm là mỉm cười.

Chiến lược giá

Ngày nay, các doanh nghiệp công nghệ startup thường bắt đầu kinh doanh bằng việc
cung cấp dịch vụ cho khách hàng miễn phí và sau đó sẽ yêu cầu họ chi trả mức chi phí
cao sau khi họ ấn tượng và quyết định trung thành lâu dài với dịch vụ. Coca Cola cũng
áp dụng cách tiếp cận tương tự để mở rộng mức độ nhận diện của mình trên toàn nước
Mỹ và sau đó tiến ra toàn cầu. Từ năm 1886 đến 1959, mỗi lon Coke chỉ có giá
khoảng 5 xu. Sau đó, giá mỗi lon Coke được nâng lên nhưng luôn ở tương đương,
chênh lệch rất rất ít với giá của đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp Coca Cola tạo được
cảm nhận khác biệt trong trí khách hàng nhưng vẫn phải chăng.

Chiến lược giá mà Coca Cola áp dụng sẽ dựa trên các tiêu chí:

 Giá tiền sẽ được đặt dựa trên nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng đó
 Giá tiền phải tối đa hóa lợi nhuận của công ty
 Giá tiền không được quá thấp hoặc quá cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh
 Giá tiền phù hợp với từng thị trường mục tiêu

Bậc thầy của word-of-mouth Marketing

Word – of – mouth Marketing là một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự thành
công của Coca Cola. Xét cho cùng, điều mà Coca Cola muốn đó là đem mọi người lại
gần nhau, sống trong cùng một tập thể có những thói quen, sở thích giống nhau.

Một trong số những chiến dịch Word – of – mouth rất thành công của Coca Cola có
thể kể tới:

 Năm 1888, ông trùm kinh doanh Asa Candler đã tiếp quản Coca-Cola. Hồi đó,
nó là một loại nước uống có ga 5 xu, chỉ bán được khoảng 9 ly mỗi
ngày. Candler đã tặng phiếu sử dụng miễn phí Coca-Cola cho người tiêu
dùng. Chủ các cửa hàng còn do dự với việc nhập bán sy rô Coca-Cola đã nhận
được những thùng hàng miễn phí, và nhanh chóng quay trở lại thành khách
hàng trả tiền của công ty sau khi những người mua có coupon đổ xô tới cửa
hàng của họ.
 Sáng tạo nên một bài hát toàn cầu: “Hilltop” là bài hát quảng cáo ra đời vào
năm 1971 của Coca Cola và nó đã trở thành một bài hát gây sốt trên toàn cầu.
Thậm chí, nó là bài hát thường xuyên được khán giả yêu cầu trên các chương
trình phát thanh.
 Coca Cola’s Polar Bears: Ngoài Santa Claus, một trong những biểu tượng đáng
nhớ nhất của Coca-Cola, là Gấu Polar. Nó xuất hiện từ chiến dịch quảng cáo
Northern Lights. Hình ảnh quảng cáo chú gấu Bắc cực đang xem một bộ phim,
trong khi uống Coca-Cola.
 Chiến dịch “Share the Coke”: Chiến dịch “Chia sẻ Coke” (Share the
Coke) xoay quanh chai Coke có in tên người khá phổ biến ở mỗi quốc gia (ví
dụ: “John”, “Sarah”) trên nhãn của chai Coca-Cola nhằm khuyến khích người
tiêu dùng “Chia sẻ Coke với” một người bạn có tên giống như vậy. Chiến dịch
này đã bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu khi chúng ta có thể tìm thấy hàng triệu
bức ảnh được chia sẻ và gắn hashtag trên Facebook, Instagram và Twitter. Coca
cola đã trở thành một thương hiệu đắt giá trên toàn cầu. Họ đã chứng minh
được rằng, khách hàng thường đưa ra những quyết định mang tính cảm xúc, và
Coke tạo ra những chiến lược Marketing tập trung vào việc gây sức ảnh hưởng
tích cực lên các quyết định của họ. Và mọi người đều thừa nhận rằng Coca Cola
là đại sứ của hạnh phúc. Khi uống mỗi lon Coke, chúng ta đều tin rằng đây là
nguyên nhân khiến chúng ta vui vẻ và yêu đời

COCA-COLA SỬ DỤNG CẢ CÁC KÊNH TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI ĐỂ


QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU VÀ SẢN PHẨM CỦA MÌNH, PHÁT ĐỘNG
CHIẾN DỊCH TASTE THE FEELING VÀO NĂM 2016 NHẰM GỘP TẤT CẢ
CÁC MẶT HÀNG VÀO MỘT THƯƠNG HIỆU. PHƯƠNG PHÁP “MỘT
THƯƠNG HIỆU” NÀY CỦA COCA-COLA ĐÁNH DẤU MỘT SỰ THAY ĐỔI
ĐÁNG KỂ SO VỚI CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ TRƯỚC ĐÂY CỦA HÃNG. NGOÀI
CÁC QUẢNG CÁO TRÊN TV VÀ CÁC CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO NGOÀI
TRỜI, CÔNG TY CŨNG SỬ DỤNG INTERNET VÀ TRÊN CÁC PHƯƠNG
TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, VỚI CÁC TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI
ĐƯỢC LẬP RA ĐỂ KẾT NỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐỂ THU HÚT SỰ
THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG. COCA-COLA CÓ HƠN 1.250 VIDEO
QUẢNG CÁO TRÊN KÊNH YOUTUBE CHÍNH THỨC CỦA HÃNG. VỚI
CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ NÀY, CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA COCA-
COLA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG ĐÁNG KỂ.

Chiến lược phân phối:

Mặc dù Coca-Cola là một công ty toàn cầu, các sản phẩm của nó không bao
giờ phải đi quá xa để tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng, Coca Cola biến
mình thành một công ty địa phương ở mỗi thị trường mà nó hoạt động. "Công
ty của chúng tôi là một doanh nghiệp địa phương," Buffington, Phó Chủ tịch
Phát triển Chuỗi cung ứng và Giám đốc Chuỗi cung ứng, Tập đoàn Đầu tư
Đóng chai Công ty Coca-Cola, đề cập "Chúng tôi thường không giao Coca-
Cola trong phạm vi hơn một vài trăm dặm, tất cả là để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và thị hiếu của người tiêu dùng địa phương ở mọi thị trường."

 Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, công ty đã liên tục cải tiến các chiến lược
quảng cáo, sản xuất, tài chính… để có thể thích nghi tồn tại cùng với sự
chuyển biến của xã hội cũng như các yêu cầu khác nhau của từng địa
phương. Bằng các chiến lược chiêu thị nhắm tới từng đối tượng khách hàng,
danh tiếng của CocaCola đã được biết đến ở từng ngõ ngách. Những biển
quảng cáo nổi bật màu đỏ tươi cùng với dòng chữ Coca-Cola xuất hiện khắp
nơi, từ sân bóng đến siêu thị, tiệm tạp hóa … Cũng vì lẽ đó mà cái tên
CocaCola trở nên quen thuộc với mọi người.

 SỬ DỤNG MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN


Nhượng quyền đóng chai là một bí quyết thành công đáng nhắc đến của
Coca- Cola. Nhượng quyền là cách mà Coca-Cola sử dụng để tạo nên hệ
thống của mình.

Nhượng quyền giúp tiết kiệm chi phí cho Coca- Cola và giúp mang thương
hiệu nước uống này mở rộng và phổ biến trên toàn thế giới chứ không chỉ trên
đất Mỹ nữa.

Chiến lược nhượng quyền này khởi nguồn từ lời đề nghị vào năm 1899 của
hai luật sư Benjamin F. Thomas và Joseph B. Whitehead ở Tennessee với
Candler về việc cho phép họ đóng chai Coke. Chính nhờ lời đề nghị ấy mà ý
tưởng nhượng quyền mới hình thành và mở rộng, và cho đến ngày nay đã có
hơn 250 nhà đóng chai Coke độc lập trên toàn thế giới.

Điều này cho thấy bí quyết thành công của Coca-Cola là hãy xây dựng một hệ
thống nếu bạn muốn mở rộng thương hiệu của mình một cách nhanh chóng.

You might also like