You are on page 1of 7

Marketing mix là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, nó bao

gồm tất cả các yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm của mình đến với
khách hàng. Marketing mix bao gồm 4 yếu tố chính, được gọi là 4P:
1. Sản phẩm (Product): Đây là sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp cho khách hàng.
2. Giá cả (Price): Đây là giá cả mà khách hàng phải trả để sử dụng sản phẩm
hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Chính sách bán hàng (Place): Đây là kênh phân phối sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.
4. Chiến lược quảng cáo (Promotion): Đây là các hoạt động quảng cáo và
tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
đến khách hàng.
Marketing mix là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định chiến
lược tiếp thị và tối ưu hóa các yếu tố để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Sơ lược về Coca Cola


Coca Cola lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng vào năm 1886. Sau
130 năm hình thành và phát triển Coca cola dần trở thành một thương hiệu nước
giải khát có gas lớn nhất thế giới. Tầm ảnh hưởng của nó thậm trí còn được coi là
biểu tượng của nước Mỹ và có mặt ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn
thế giới.
Năm 1960 Coca cola bắt đầu bước chân vào thị trường tại Việt Nam.
Năm 2010, Coca Cola Việt Nam đã có trên 50 nhà phân phối cùng với đó là
mạng lưới 300.000 đại lý trên toàn quốc.
Năm 2014, Doanh thu của Coca Cola Việt Nam đạt 6000 tỷ đồng (tăng gấp 8
lần so với năm 2004)
Thị trường mục tiêu của Coca Cola
Tại thị trường Việt Nam Coca Cola phân đoạn thị trường theo 2 tiêu chí bao
gồm: Theo nhân khẩu học và theo địa lý.
+ Theo nhân khẩu học: Mặc dù các sản phẩm của Coca Cola được biết đến
là dành cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trên thực tế giới trẻ (có độ tuổi từ 16 - 30) lại
mới chính là thị trường mà hãng muốn hướng đến. Điều này được lý giải bởi giới
trẻ có những đặc điểm khác biệt đem lại nhiều cơ hội tiềm năng như: Mức độ sử
dụng thường xuyên, thích tụ họp ăn uống, thích nước ngọt có gas hơn những lứa
tuổi khác...
+ Theo địa lý: Nhu cầu sử dụng nước ngọt có gas thường được tập trung
nhiều ở những thành phố lớn. Nơi có mật độ dân số đông và tần suất sử dụng
thường xuyên. Chính vì vậy công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất cũng như trụ sở
đại diện ở 3 thành phố lớn nhất tại Việt nam (Hà Nội, TP. HCM, TP Đà Nẵng)
Mục tiêu marketing của Coca Cola
Khi triển khai chiến lược marketing của Coca Cola, thương hiệu đã chia ra 2
mục tiêu chính sau:
+ Mục tiêu Marketing của Coca Cola: Coca-Cola cần tương tác cao trên cả
hai kênh online và offline. Chiến lược marketing của Coca Cola cần khuyến khích
những khách hàng mục tiêu trong độ tuổi dưới 24 quan tâm về những chai nước
ngọt, từ đó thúc đẩy doanh số bán ra đạt ngưỡng trong mùa hè.
+ Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu: Khách hàng có thể chia sẻ những
chai với nhau và đăng những tấm ảnh về chai Coca đó lên mạng xã hội để tăng độ
nhận diện thương hiệu rộng khắp.
Chiến lược cạnh tranh của Coca Cola
Trải qua nhiều năm, vị thế của Coca Cola vẫn chiếm trọn trái tim người hâm
mộ. Đằng sau thành công này là nỗ lực bền bỉ của thương hiệu trong đó chiến lược
cạnh tranh của Coca Cola tạo dấu ấn riêng bởi:
+ Liên tục tạo ra các thương hiệu mới: Trong bối cảnh các nhà bán lẻ trực
tuyến như Amazon ngày càng gia tăng thì việc cho ra đời những nhãn hiệu mới tạo
dựng lòng trung thành là mấu chốt dẫn đến thành công.
+ Luôn nhạy bén và chủ động trước thay đổi: Lý do mà Coca-Cola có thể
tạo ra những điều khác lạ đó là vì hãng luôn mang ý niệm sẵn sàng thử những điều
mới mẻ. Nếu thử nghiệm không mang lại thành công thì chí ít họ cũng đã hiểu
nhiều hơn về thị trường thông qua nó.
+ Thay đổi chiến lược marketing phù hợp với từng thương hiệu: Coca-Cola
đang định hướng các thương hiệu của mình để xác định những chiến lược
marketing thích hợp cho từng thương hiệu. Ví dụ, với Powerade, một thương hiệu
đồ uống thể thao đang chật vật trong việc chiếm lĩnh thị trường, là cái tên đang tạo
ra thách thức cho công ty, hãng không thể thực hiện chiến lược marketing của
Coca-Cola
Phân tích chiến lược marketing của Coca Cola gắn liền 4P
Chiến lược marketing của Coca Cola là sử dụng chiến lược tiếp thị dựa trên
nền tảng của mô hình tiếp thị nổi tiếng 4P trong marketing gồm: Product (sản
phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (quảng cáo - tiếp thị). Bên cạnh
đó thành công của Coca Cola còn nằm ở sự tinh tế và độc đáo đằng sau của chiến
lược.
+ Chiến lược sản phẩm của Coca Cola - Product
Theo dữ liệu của Nielson, Coca-Cola là thương hiệu số một trong thị trường
nước giải khát, nước trái cây, và nước uống đóng chai trong năm 2010. Từ sản
phẩm chủ lực là nước uống có ga, giờ đây Coca-Cola đã đa dạng hóa sản phẩm với
nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị như Fanta, Maaza, Limca, sprite, Thums Up,
Minute Maid, Nimbu Fresh hay Nested Iced Tea. Đây đều là những nhãn hiệu đồ
uống của Coca-Cola tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
Công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới
như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng
thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu
và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu.
Năm 2016, Coca cho ra mắt Coca không đường cạnh tranh trực tiếp với
Pepsi, đồng thời đáp ứng xu hướng sử dụng đồ uống ít đường ngày càng tăng của
người tiêu dùng để tránh tình trạng béo phì và các bệnh liên quan tới đường đang
trầm trọng.
Mặc dù đã có mặt tại thị trường Việt Nam trên 20 năm, Coca Cola vẫn đang
trên đà phát triển vượt bậc và chưa có dấu hiệu suy giảm cả về doanh thu lẫn lợi
nhuận.
Bao bì của Coca Cola không ngừng cải tiến giúp kéo dài chu kì sống của sản
phẩm nhằm đem đến cho khách hàng cảm giác mới lại, bắt mắt, lạc quan và thuận
tiện hơn khi sử dụng. Trong mỗi dịp Tết, Coca-Cola sử dụng hình tượng "chim én"
báo hiệu mùa xuân về tạo ấn tượng tốt cho người tiêu dùng, giúp cho sản phẩm
tăng thêm giá trị, rất phù hợp để biếu tặng và làm quà Tết.
Nhìn chung trong chiến lược sản phẩm của Coca-Cola đã mở rộng danh mục
sản phẩm hiện tại bằng cách tăng độ sâu của một dòng sản phẩm và tăng số lượng
các dòng sản phẩm, định vị sản phẩm phù hợp với từng thị trường đặc biệt là thị
trường Châu Á và Việt Nam đồng thời Coca biết cách khai thác thương hiệu để có
thể cạnh tranh trên thị trường "khổng lồ" nước giải khát.
Chiến lược giá của Coca Cola - Price
Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm. Giá cả rất quan trọng vì nó sẽ
quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của công ty. Điều chỉnh giá có tác
động sâu sắc đến các chiến lược marketing, và tùy thuộc vào độ co giãn giá của sản
phẩm, thường nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số. Các marketers nên
thiết lập một mức giá mà bù đắp cho các yếu tố khác trong chiến dịch marketing
mix.
Nhờ vào sự đa dạng của của sản phẩm, chiến lược giá của Coca-Cola được
điều chỉnh phù hợp theo từng phân khúc thị trường và địa lý. Mỗi nhãn hàng của
Coca-Cola đều có một chiến lược giá khác nhau.
Chiến lược marketing của Coca cola này dựa trên việc định dạng đối thủ
cạnh tranh của Coca cola, trong đó Pepsi chính là đối thủ trực tiếp lớn nhất của
thương hiệu Coke. Thị trường đồ uống khá độc quyền (số lượng người bán rất ít),
do đó các công ty sẽ ký với nhau một hợp đồng thỏa thuận để tạo được thế cân
bằng về giá bán sản phẩm.
Sản phẩm của Coca-Cola định giá bằng cách xem nhận thức của người mua
về giá trị chứ không phải chi phí của người bán.
Các chiến lược giá trong chiến lược marketing mix của Coca Cola:
Coca cola đã theo đuổi chiến lược định giá 3P và 3A nhằm giành lợi thế và
phục vụ khách hàng mục tiêu của coca cola và người tiêu dùng tốt nhất.
Chiến lược 3P:
Price to value (từ giá cả đến giá trị): người tiêu dùng không chỉ có khả năng
mua được coca cola mà còn có được những lợi ích từ sản phẩm.
Pervasiveness (lan tỏa): người tiêu dùng có thể mua coca - cola ở khắp mọi
nơi
Preference (sự ưa thích/ưu tiên): làm cho người tiêu dùng khôgn chỉ yêu
thích sản phẩm mà còn đảm bảo rằng Coca là sự lựa chọn hàng đầu khi họ tìm đến
nước giải khát
Chiến lược 3A:
Affordability (khả năng chi trả): giá bán Coca Cola đảm bảo phù hợp với
mọi đối tượng, ai cũng có thể mua được
Availability (tính sẵn có): người tiêu dùng phải mua được Coca bất cứ khi
nào và ở đâu
Acceptability (sự chấp nhận): Coca Cola phải làm cho khách hàng yêu thích
và chấp nhận sản phẩm, cảm thấy vui vẻ khi sử dụng sản phẩm.
Bên cạnh việc định giá tương đối thấp để thâm nhập thị trường, Coca còn
định giá chiết khấu, điều chỉnh giá để thưởng cho những khách hàng thanh toán
trước thời hạn và mua sản phẩm với số lượng lớn. Ngoài ra, Coca-Cola còn sử
dụng chiến lược phân biệt giá theo từng loại sản phẩm.
Chiến lược phân phối của Coca Cola - Place
Coca-Cola là thương hiệu được yêu thích nhất và hầu như có sẵn ở khắp nơi
trên thế giới. Các hệ thống phân phối của Coca-Cola đều theo mô hình phân phối
hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Mạng lưới phân phối đầy hiệu quả của Coke đã gần như xóa sổ những điểm
bán nhỏ và trung bình trên thị trường. Ở Ấn Độ, Coca-Cola đã “chinh phục” thị
trường ở nông thôn bằng cách phân phối rộng rãi và làm mất dần đi thị phần của
Bovonto, Kalimark,…
Tại Việt Nam, các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại 3
nhà máy đóng chai tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Đồng thời, mạng lưới phân phối
của Coca-Cola rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn tới vùng nông thôn, từ
tổng đại lý tới các cửa hàng nhỏ lẻ, có mặt trên khắp các địa điểm bán lẻ trên toàn
quốc, các quán cafe, nước giải khát hay nhà hàng, quán ăn,... Coca-Cola thu hút
các điểm phân phối nhỏ bằng cách hỗ trợ tài chính, trang trí cửa hàng, tặng ô,...
Chiến lược truyền thông của Coca cola - Promotion
Truyền thông là chiến lược đặc biệt nhất trong chiến lược marketing của
Coca Cola. Thông qua các chiến dịch marketing của Coca Cola đa dạng, thương
hiệu đã tạo ra một nhu cầu tiêu thụ trên thị trường bằng cách kết hợp phong cách
sống với hành vi ứng xử hằng ngày.
Vì thế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một quảng cáo của Coca-Cola cho từng
cá nhân trong những dịp đặc biệt hoặc khi Coca-Cola muốn truyền tải thông điệp
tốt đẹp đến toàn xã hội.
Coca-Cola sử dụng trách nhiệm xã hội (CSR) của mình như một công cụ
quảng cáo, đánh vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Ví dụ như chiến dịch
“Support my school” của Coca-Cola hợp tác cùng NDTV - một kênh truyền hình
lớn ở Ấn Độ, với nhiều đại sứ thương hiệu nổi tiếng của Ấn Độ như Shahrukh
khan, Hrithik Roshan, diễn viên miền Nam Ấn Độ Vijay, Trisha, Ghambir, Aamir
khan,…
Nhờ có chiến dịch, các sản phẩm của Coca-Cola đã được giảm giá nhiều hơn
mức bình thường ở quốc gia này cùng một số đặc quyền khác về phân phối và
quảng cáo.
Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi
phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Công ty
Coca-Cola Việt Nam đã từng khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc
dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời” nhằm thu hút khách
hàng mục tiêu là giới trẻ.
Điểm khác biệt của chương trình này với các chương trình khuyến mãi
thông thường là tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm bạn
hơn là một cá nhân. Chiến dịch "Happiness Factory: Truyền cảm hứng lạc quan
đến người tiêu dùng", dành gần một triệu mẫu sản phẩm dùng thử cho người tiêu
dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Hay như chiến lược pr của Coca Cola "Hát cùng Coca-Cola", được tổ chức
để khuyến khích tinh thần luôn thể hiện và trải nghiệm những điều mới mẻ ở giới
trẻ để cuộc sống tràn ngập hứng khởi. - “Có Coca-Cola món nào cũng ngon”:
Quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam thông qua nhiều hoạt động thú vị trong đó có
chương trình truyền hình thực tế: “Đua tài ẩm thực”,... và nhiều chương trình khác
tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.
Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-Cola không quên rằng hoạt
động khuyến mãi là một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của
sản phẩm. Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số
của công ty tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách
hàng của mình.

You might also like