You are on page 1of 26

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI NHÀ HÀNG MCDONALD’S 5
1.1. Giới thiệu chung 5
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 5
1.2.1. McDonald’s thời kỳ anh em nhà McDonald 5
1.2.2. McDonald’s thời kỳ Raymond Kroc 6
1.2.3. McDonald’s hiện nay 8
1.3. Các thị trường và thành tựu của McDonald’s 9
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ ĐẾN
MCDONALD’S 11
2.1. Các yếu tố môi trường văn hoá 11
2.1.1. Tôn giáo 11
2.1.2. Văn hoá tiêu dùng 12
2.1.3. Văn hoá ẩm thực 13
2.1.4. Cấu trúc xã hội 16
2.2. Giải pháp của McDonald’s để thích nghi trước những ảnh hưởng của môi
trường văn hoá Ấn Độ 18
2.2.1. Các giải pháp của McDonald’s 18
2.2.2. Thành tựu đạt được của McDonald’s tại Ấn Độ 21
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH QUỐC TẾ 23
3.1. Bài học từ McDonald’s 23
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 24
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

3
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi xu hướng toàn cầu hoá kinh tế phát triển
mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và đổi mới
những chiến lược kinh doanh phù hợp với bối cảnh thời đại. Bên cạnh việc xây dựng
thương hiệu tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng tìm kiếm và thâm nhập vào
những thị trường nước ngoài tiềm năng, mở rộng thị phần.

Các doanh nghiệp lựa chọn tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế phức
tạp, bị tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là văn hoá. Mỗi quốc gia sẽ mang trong mình
những nét độc đáo, đặc trưng về văn hoá xã hội gắn liền với lịch sử hình thành và phát
triển của đất nước và cũng tác động đến hành vi tiêu dùng, lối suy nghĩ của người dân.
Văn hoá đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu thị trường, ảnh hưởng không
chỉ đến sản phẩm mà còn lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị
trường mới.

Bằng vốn kiến thức được cung cấp trong môn học Kinh doanh quốc tế, nhóm
chúng em sẽ nghiên cứu và đưa ra những phân tích của mình về vấn đề: “Ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ đến hoạt động kinh doanh của McDonald’s”

Để làm rõ nội dung đề tài, tiểu luận sẽ đi vào phân tích trường hợp những tác
động của văn hoá tới hoạt động kinh doanh của McDonald’s. Bài tiểu luận sẽ được chia
làm ba phần chính:

Chương 1: Tổng quan về chuỗi nhà hàng McDonald’s


Chương 2: Ảnh hưởng của môi trường văn hoá Ấn Độ đến McDonald’s
Chương 3: Bài học cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI NHÀ HÀNG MCDONALD’S

1.1. Giới thiệu chung

McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với
khoảng 33.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày. Công
ty được thành lập đầu tiên năm 1940 do anh em Richard và Maurice ("Mick & Mack")
McDonald. Nền tảng của sự kinh doanh thành công hôm nay là do Ray Kroc mua lại
McDonald và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh ẩm thực thành công
nhất thế giới của anh em nhà McDonald.

McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được
những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức… Ngày
nay, có khoảng trên 1.5 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi
đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một
thương hiệu quốc tế đích thực.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

1.2.1. McDonald’s thời kỳ anh em nhà McDonald

Năm 1930, hai anh em nhà McDonald là Dick và Mac, hai người con của một
công nhân nhà máy giày bị thất nghiệp ở New Hampshire, phải tha hương đến bang
California, làm đủ nghề mà vẫn không sống nổi. Năm 1937, hai anh em Dick và Mac đã
mở một cửa hiệu bán hot dog nhỏ (bánh mỳ kẹp xúc xích) chủ yếu cho ô tô qua lại theo
cách ô tô chỉ cần dừng lại và có người đưa hot dog ra xe. Ý tưởng này không có gì đặc
biệt và mới mẻ. Những cửa hiệu như vậy nhan nhản ở California. Năm 1940, anh em
nhà McDonald có được phát kiến mà những đồng nghiệp không có được và nó được coi
là sự khởi đầu của tập đoàn McDonald ngày nay: bán bánh mỳ kẹp thịt xay rán. Họ đã
vay ngân hàng 5000 USD để mở quán ăn. Thứ đồ ăn này ở đầu thế kỷ 20 vốn bị coi là
đồ ăn của người nghèo, nhưng rồi lại được giới trẻ ưa chuộng tới mức cửa hàng của
McDonald ở San Bernardo được coi là tụ điểm của thế hệ trẻ. Điều quyết định đối với
thế hệ trẻ không phải là ngon nhiều hay ít, mà là sự khác biệt so với đồ ăn mà thế hệ già

5
lão hơn ưa chuộng, là tính đặc chủng được tôn thờ thành sành điệu, là sự phá cách báo
hiệu thời đại mới. Cùng với món thịt xay nướng này là 24 món rán và nướng khác nữa.
Dick và Mac McDonald giàu lên nhờ đó. Năm đầu tiên họ đã kiếm được 40000 USD.
Họ hài lòng với những gì đã đạt được. Họ không phải là những doanh nhân có tham vọng
lớn. Họ không có ý định phát triển cửa hiệu nhỏ này thành một nhà hàng lớn hơn hoặc
nổi tiếng hơn. Họ như thể đã ngủ quên trong giàu có. Năm 1952, họ đã bán lại bản quyền
quán ăn nhanh, mời Ray Kroc chủ trì kinh doanh.

1.2.2. McDonald’s thời kỳ Raymond Kroc

Câu chuyện về sự phát triển thần kỳ của McDonald's bắt đầu vào khoảng những
năm đầu của thập niên 1950 ở San Bernardino, bang California. Ray Kroc là một người
bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa lắc trước khi uống và thức ăn trộn” cho một
cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac
McDonald. Kroc ước tính rằng cửa hàng này chắc chắn bán được trên 2,000 hộp
milkshake hàng tháng và từ đó, Kroc tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại sao công việc
kinh doanh của 2 anh em nhà McDonald lại phát đạt đến thế. Ông ta tới thăm cửa hàng
“phục vụ nhanh” này và cực kỳ kinh ngạc trước tốc độ phục vụ món Hamburger ở đây:
15 giây cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc. Kroc nhìn thấy
tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết định tham gia vào. Anh em
nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán ăn
nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ
thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago. Với tốc độ phát triển
cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh
hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương
4 năm sau đó, năm 1959. Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ
quyền lợi từ anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger thứ
một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm.

McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được
những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay,

6
có khoảng 1.7 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu
McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương
hiệu quốc tế đích thực.

Từ một cửa hàng gia đình phục vụ đồ ăn rất nhỏ, McDonald’s đã phát triển thành
một hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh với giá trị hàng tỉ đôla Mỹ. Khi mà bánh
hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh của
McDonald's thì khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng
chính là thành công lớn nhất của họ. Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish,
được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần
lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình
hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo
không ăn các món có thịt. Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu
cầu của người dân địa phương. Loại bánh xăng-uých “File-O-Fish” này được bán đầu
tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất
cả các cửa hàng McDonald’s khắp thế giới.

Tiếp theo đó, năm 1968 thì Big Mac - món bánh sandwich thành công nhất của
McDonald được làm bởi nhà hàng Jim Delligatti thuộc Pittsburg. Và 9 năm sau, cũng
nhà hàng trên, họ phục vụ thực đơn bữa sáng cho những người lái xe. Và điều này đã
làm thay đổi thói quen ăn sáng của hàng triệu người Mỹ.

Sự đổi mới và sáng tạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự lớn mạnh của
thương hiệu McDonald’s. Công ty có những đầu tư cực lớn trong công nghệ và tìm hiểu
nhu cầu của khách hàng. Đột phá lớn nhất của McDonald's là việc khai trương nhà hàng
ở Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô
tô. Ý tưởng trên xuất phát từ nhu cầu giải quyết khó khăn về việc bán hàng trong khu
vực đó, khi mà ở căn cứ quân đội gần đó không cho phép quân nhân xuống xe khi mặc
quân phục. Và ý tưởng này đã thành công ngay lập tức. Ngày nay, việc kinh doanh các
cửa hàng McDonald's nhờ ý tưởng trên chiếm hơn một nửa công việc kinh doanh của
họ.

7
McDonald's phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu
thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ
ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald's luôn
luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thỏa mãn được sự mong đợi của khách
hàng.

Trong thực đơn của các nhà hàng McDonald’s ở Mỹ có thêm cả bia, gà, cá, salad
và các món ăn chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống nóng và lạnh
với nhiều mùi vị khác nhau.

McDonald’s là cửa hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất
cả thành phần thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả các
sản phẩm của họ. Năm 2000, McDonald's cho ra đời một số sản phẩm mang tính chất
đổi mới như McSalad, Shaker và Fruit N’Yogurt Parfaits (Kem sữa chua Trái cây), dễ
ăn hơn trong những lúc bận rộn.

Tại Việt Nam, ra mắt thực đơn cơm là bước tiến lớn của chuỗi thức ăn nổi tiếng
toàn cầu McDonald's nhằm đến gần hơn với gu ẩm thực của người Việt.

Tuy nhiên không phải lúc nào công việc kinh doanh cũng thuận lợi. Tạp chí New
York đã tuyên bố rằng: “Đồ ăn McDonald’s cực kỳ khủng khiếp chứ chẳng có gì thú vị”.
Các nhà dinh dưỡng học cũng không sẵn lòng chấp nhận những sản phẩm của
McDonald’s. Các chính trị gia cũng nhóm ngó vào chuyện này. Vượt qua nhiều khó khăn
như vậy, McDonald’s vẫn có thể đứng vững trên thị trường ngày nay.

1.2.3. McDonald’s hiện nay

Cái tên McDonald’s do Raymond Kroc xây dựng là một trong những thương hiệu
đắt giá nhất của ngành công nghiệp ăn uống thế giới. Với hơn 32.000 cửa hàng,
McDonald’s hiện có mặt tại 119 quốc gia trên thế giới, phục vụ trung bình trên 58 triệu
lượt khách mỗi ngày trên toàn hệ thống. Đó là chưa kể hàng loạt nhà hàng ăn nhanh khác
được ông mua lại nhưng không đổi tên mà vẫn giữ tên cũ như “Partner-Brands” ở Mỹ
hay “Prêt à Manager” ở Anh.

8
1.3. Các thị trường và thành tựu của McDonald’s

McDonald’s đã trải qua một quá trình phát triển kéo dài hơn 70 năm. Vào thời
điểm này, rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới coi McDonald’s như một huyền thoại
trong lĩnh vực fastfood. Trong suốt 7 thập kỷ hình thành và phát triển, McDonald’s vẫn
luôn được ghi nhận như một sự khởi nguồn cho cuộc cách mạng thực thu về ẩm thực ở
nước Mỹ và sau đó là ở khắp thế giới. Hết tháng 3 năm 2021, tổng doanh thu của hoạt
động bán hàng của McDonald’s là hơn 21 tỷ USD, trong đó doanh thu từ hoạt động bán
hàng trực tiếp tại các nhà hàng do McDonald’s mở ra và tiền phí thu về từ hoạt động
nhượng quyền kinh doanh đạt mức rất cao, với lợi nhuận ròng lên tới 4,946 tỷ USD -
những con số khiến cho bất kỳ một doanh nghiệp bán đồ ăn nhanh nào cũng phải ao ước.
Tuy nhiên, thành công của McDonald’s không chỉ dừng lại ở đó. Sự lớn mạnh của
McDonald’s còn được thể hiện ở việc chuỗi cửa hàng bán loại thức ăn nhanh này đã lên
tới con số 32.737 với tỷ lệ số cửa hàng được nhượng quyền kinh doanh là 75%, đặt tại
119 quốc gia.

Người sáng lập McDonald’s, Ray Kroc đã phát triển tầm nhìn về thương hiệu dựa
trên những thứ hết sức đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đối với việc định hướng khách
hàng với khẩu hiệu “Chất lượng thức ăn, Cung cách phục vụ, Vệ sinh và Đáng đồng
tiền” (chữ viết tắt: QSC&V). Đây chính là phương châm dẫn tới thành công của Kroc và
khẩu hiệu “QSC&V” này chính là nền tảng lâu dài của thương hiệu McDonald’s.

Bí quyết thành công của McDonald’s chính là khả năng hiểu được nhu cầu của
đa số khách hàng với tính đồng nhất, thể hiện được bản chất của thương hiệu McDonald’s
mà không hiểu bằng cách nào nó luôn luôn thích hợp với tất cả các nền văn hoá khác
nhau. Với một thương hiệu mạnh như thế, tương lai McDonald's’ sẽ còn tiến rất xa.

Doanh thu thuần của Tập đoàn chế biến thức ăn nhanh khổng lồ McDonald's của
Mỹ trong quý I/2016 đã đạt 1,1 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Bước
tăng trưởng ngoạn mục này là nhờ thành công của chương trình khuyến mãi McPick 2
kéo dài một tháng với giá 5 USD cho hai sản phẩm bất kỳ trong danh mục các đồ ăn

9
thông dụng nhất của hãng bao gồm Big Mac, Chichken McNugget và Quarter Pounder
with Cheese. Thông thường, khách hàng sẽ phải bỏ ra 3-5 USD cho mỗi món đồ ăn này.

McDonald's hồi tháng Ba vừa qua công bố kế hoạch sẽ mở hơn 1.500 nhà hàng ở
Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc trong 5 năm
tiếp theo và tìm kiếm đối tác mở rộng kinh doanh ở khu vực châu Á.

Steve Easterbrook, Giám đốc điều hành của McDonald's, cho hay châu Á là một
khu vực quan trọng trong kế hoạch kết hợp tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu của tập đoàn
với những bản sắc riêng của các nước đó.

Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hong Kong và Hàn Quốc là một phần trong bản
đồ “các thị trường tăng trưởng cao” của McDonald's. Mới đây, McDonald's thông báo
tập đoàn này đang tìm kiếm các đối tác chiến lược tại vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung
Quốc) và Nhật Bản trong bối cảnh McDonald's muốn giảm số lượng nhà hàng do tập
đoàn này sở hữu và điều hành.

McDonald's vẫn xoay sở tốt giữa lúc phải chật vật với nhiều nhận xét tiêu cực về
thực phẩm không lành mạnh của hãng. Chuỗi thức ăn nhanh đang cố gắng thể hiện một
hình ảnh lành mạnh hơn, đơn cử là hãng thúc đẩy tiêu thụ thức uống McCafé nhiều hơn
là nước ngọt.

10
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ ĐẾN
MCDONALD’S

2.1. Các yếu tố môi trường văn hoá

2.1.1. Tôn giáo

Tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên môi trường văn hoá.
Là một đất nước với sự đa dạng về tôn giáo, thị trường Ấn Độ luôn đặt ra thách thức đối
với các doanh nghiệp khi đầu tư tại đây, đòi hỏi họ phải có sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ
lưỡng về nét đặc sắc này để tránh sự thất bại, tẩy chay từ chính người dân nơi đây. Trên
thực tế đã có những tập đoàn nói chung và nhà hàng nước ngoài từng thất bại hoặc phải
thay đổi căn bản ở Ấn Độ cho không hiểu rõ những nét độc đáo, riêng biệt tại đất nước
của những tôn giáo này. McDonald’s là nơi tiêu thụ thịt bò nhiều nhất thế giới. Kể từ khi
thành lập vào năm 1955, vô số động vật bị giết thịt để làm nên loại bánh Big Macs. Tuy
nhiên, khi thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, điều này lại là một thách thức đối với
McDonald’s. Ở Ấn Độ, hơn 80% dân số theo đạo Hindu. Họ coi bò là linh vật và được
tôn sùng như một vị thần, việc giết mổ hay ăn thịt bò bị coi là một tội ác nghiêm trọng.
Chính vì vậy, đạo Hindu cấm kỵ ăn các chế phẩm từ thịt bò hay làm các hành động
ngược đãi, tổn hại đến loài bò. Ngoài ra, có khoảng 12% dân số Ấn Độ còn theo đạo Hồi
với quan niệm coi heo là loài linh vật và những người theo tôn giáo này phải có trách
nhiệm bảo vệ, chăm sóc vị thần này. Điều này cũng dẫn tới việc người Ấn Độ kiêng kỵ
những món ăn chế biến từ thịt heo. Việc các món ăn của McDonald’s đều có những
nguyên liệu từ thịt bò và heo đã đặt ra thách thức lớn cho chuỗi nhà hàng này với nền
văn hoá tôn giáo đa dạng như ở Ấn Độ.

Với số dân đông cùng những tôn giáo đặc trưng cấm kỵ đối với thịt bò và heo,
McDonald’s chinh phục thị trường này bằng cách thay đổi hơn 70% thực đơn quen thuộc
của mình. Theo lời Trưởng đại diện của McDonald’s Ấn chia sẻ: “Chúng tôi đã thay đổi
bản thân để phục vụ cho bữa ăn của người Ấn”. Thật vậy, họ đã Ấn độ hoá các món ăn
trong thực đơn truyền thống như thay thế những nguyên liệu cho chiếc Big Macs được
chế biến từ thịt bò hay cơm thịt heo để phục vụ những người theo tôn giáo nơi đây. Chuỗi

11
nhà hàng McDonald’s đã sáng tạo ra các sản phẩm mới mẻ và phù hợp với thị trường
Ấn Độ từ những nguyên liệu thay thế là thịt gà và thịt cừu. Từ đó, McDonald’s đã cho
ra đời chiếc “Maharaja Mac” được làm từ thịt cừu và “McAloo Tikki Burger” từ thịt gà
với công thức tương tự như Big Mac truyền thống nhưng dành riêng cho thị trường Ấn
Độ. Để phù hợp hơn nữa với thị trường Ấn Độ, McDonald’s đã kiểm soát ngay từ nguyên
liệu đầu vào với tuyên bố sử dụng 100% dầu thực vật trong chế biến món ăn để phù hợp
với quốc gia tôn giáo này. Điều này càng thể hiện sự nghiên cứu và hiểu biết tâm lý
khách hàng, những người theo tôn giáo của McDonald’s. Ngoài ra, ở trước mỗi nhà hàng
McDonald’s tại Ấn Độ không khó để thực khách có thể nhìn thấy tấm biển “Thịt bò và
thịt lợn không được phục vụ tại đây”. Điều này giúp McDonald’s dễ dàng thâm nhập
được thị trường với những tôn giáo đặc trưng này.

2.1.2. Văn hoá tiêu dùng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Ấn Độ đang ngày càng phát triển kéo theo
sức mua đầu người ngày càng gia tăng. Chi tiêu của người Ấn Độ có thể chia thành 2
loại: chi tiêu thiết yếu và chi tiêu tuỳ ý. Các chi tiêu thiết yếu của người tiêu dùng Ấn
Độ mang lại lợi nhuận lớn cho lĩnh vực chủ yếu là thực phẩm. Họ có thể chi trả một số
tiền tương đối cho đồ ăn nhưng cũng yêu cầu chất lượng kéo theo đó. Đây cũng chính là
cơ hội cũng như thách thức về cạnh tranh cho các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nói
chung và McDonald’s nói riêng. Để có thể phát triển ở thị trường này, McDonald’s đã
phải nghiên cứu, nắm bắt chính xác về văn hoá tiêu dùng của người dân Ấn Độ.

Nhờ sự giao lưu văn hoá toàn cầu thông qua các phương tiện truyền thông và du
lịch, người Ấn Độ tiếp xúc nhiều hơn với ẩm thực quốc tế và họ có xu hướng thích những
đồ ăn nhanh, “nhiễm” thói quen thức ăn nhanh kiểu Hoa Kỳ. Theo kết quả nghiên cứu
của AC Nielsen, có hơn 70% người Ấn Độ tiêu thụ đồ ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng. Con
số này thể hiện đây là thị trường rất hấp dẫn cho các doanh nghiệp thức ăn nhanh. Xu
hướng trên cũng đã tạo cơ hội cho McDonald’s phát triển ở quốc gia tôn giáo này với
menu đa dạng và thường xuyên cập nhật từ Hamburger truyền thống tới món chay
McAloo Tikki từ đậu Hà Lan và khoai tây hay McNuggets nổi tiếng cũng được chuỗi

12
nhà hàng đem tới quốc gia này. Văn hoá này đã giúp McDonald’s thu hút được đông đảo
các thực khách Ấn Độ, nhất là ở những thành phố lớn như Mumbai hay New Delhi.

Tại những thành phố lớn ở Ấn Độ, nơi hệ thống giao thông phát triển, McDonald’s
cũng đã thiết kế hệ thống nhà hàng McExpress bán thức ăn nhanh cho khách hàng tại
những trạm tiếp nhiên liệu có vị trí thuận lợi. Phương thức này giúp phục vụ những thực
khách có thói quen mua thức ăn nhanh ngay trên xe hơi (drive-thru) một cách thuận tiện
và nhanh chóng hơn thay vì phải gửi xe. Nhờ cách thức mới mẻ này mà McDonald’s đã
có thể cạnh tranh được với Yum! Brands - tập đoàn fastfood có thị phần lớn nhất tại Ấn
Độ. Thậm chí, tập đoàn này đã phải học hỏi phương pháp cung cấp drive-thru này của
McDonald’s.

Đối với người Ấn Độ, bữa sáng chính là bữa ăn lớn và chính trong ngày nên họ
có thói quen ngồi bàn thưởng thức bữa sáng với đầy đủ các món thay vì những đồ ăn
nhanh. Hiểu được tâm lý người tiêu dùng, McDonald’s cũng đã cập nhật menu cho bữa
sáng với những món ăn đầy đủ nguyên liệu và tăng kích cỡ khẩu phần như Maharaja
Mac khổng lồ với thành phần đa dạng từ gà, bánh khoai tây, rau, cà chua... cùng với loại
sốt đặc trưng của Ấn Độ sẽ là bữa sáng phù hợp với những thực khách ở thị trường này.

2.1.3. Văn hoá ẩm thực

Nhiều cuộc khảo sát do McDonald’s thực hiện cho thấy rằng người dân Ấn Độ
ngày càng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn cho việc ăn ngoài. Người Ấn Độ muốn
thưởng thức đồ ăn nhanh của Mỹ tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đồ ăn nhanh của
McDonald’s có thể thay thế cho các món ăn Ấn Độ truyền thống. Chính vì thế, nếu
McDonald’s muốn thành công tại thị trường Ấn Độ, việc thay đổi menu để phù hợp với
khẩu vị của người dân nơi đây đóng một vai trò hết sức quan trọng.

● Tại Ấn Độ, việc ăn thịt bò và thịt lợn là điều cấm kỵ

Ấn Độ là đất nước tôn giáo. Ở Ấn Độ có 3 đạo lớn đó là đạo Hindu, đạo Phật và
đạo Hồi. Người theo đạo Phật ăn chay là chủ yếu và hạn chế ăn thực phẩm từ động vật.
Ở đạo Hindu thì bò được coi là linh vật, họ rất coi trọng và tôn sùng bò. Đạo Hồi không

13
ăn thịt lợn. Cũng giống như đạo Hindu lợn được coi là linh vật của đạo. Đây là một yếu
tố quan trọng quyết định đến các chiến lược kinh doanh của McDonald’s tại thị trường
này vì đa phần menu của chuỗi đồ ăn nhanh này đều có nguyên liệu chính từ thịt bò. Để
có thể thành công và thích nghi được với khẩu vị người dân nơi đây McDonald's cần
phải thay đổi và thiết kế sao cho menu của hãng phù hợp với thói quen ăn uống và phong
tục tập quán nơi đây, cụ thể, hãng đã thay thế toàn bộ thịt bò trong menu đồ ăn bằng thịt
cừu hoặc thịt gà.

● Đất nước của các loại gia vị

Người Ấn rất chuộng các loại gia vị và chế biến món ăn phải có các loại bột gia
vị thì món ăn mới trọn vẹn. Ấn Độ được biết đến là quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại
gia vị lớn trên thế giới. Các loại gia vị phổ biến ở Ấn Độ như: Gia vị hạt thì là, gia vị hạt
tiêu, gia vị bạch khấu đậu… Kèm theo các gia vị thô như lá thì là, lá quế, đinh hương,
nghê, rau mùi, nghệ tây, lá nguyệt quế, ớt… Có thể thấy người dân Ấn Độ rất ưa chuộng
các món ăn có màu sắc rực rỡ, hương vị đậm đà, đồ ăn phần lớn được chế biến bằng cách
chiên xào. Điều này tạo cơ hội lớn cho sự phát triển tại thị trường Ấn Độ của McDonald's
bởi bản chất các món ăn nhanh của McDonald’s đều là những món được chiên xào, nêm
nếm rất nhiều hương vị.

● Người ăn chay ở Ấn Độ chiếm gần một nửa dân số và có xu hướng ăn uống quan
tâm đến sức khỏe

Một điều đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Ấn Độ là sự xuất hiện của bơ sữa ở các
món ăn, người Ấn rất tích cực ăn chay với mục đích để thanh lọc tinh thần và để bảo vệ
sức khỏe. Điều này phù hợp với xu hướng và hình ảnh mà McDonald’s đang hướng tới
không chỉ ở Ấn Độ mà còn trên toàn thế giới. McDonald’s ở Ấn Độ đang thực hiện
những nỗ lực để xóa bỏ hình ảnh về việc chỉ cung cấp bánh hamburger và khoai tây
chiên. Cựu giám đốc điều hành Vikram Bakshi từng nói rằng “Chúng tôi mong muốn
phá bỏ suy nghĩ rằng McDonald’s chỉ cung cấp đồ ăn cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Chúng tôi nhận thức được rằng McDonald’s là chuỗi cửa hàng dành cho gia đình và
chúng tôi muốn tạo ra những món ăn phù hợp với cả đại gia đình”. Vì thế, McDonald’s

14
đã bắt đầu cung cấp cho người tiêu dùng món burger roti đặc biệt dành cho những người
trưởng thành quan tâm đến sức khỏe.

Một hệ thống quản lý cửa hàng (RMS) được tạo ra dành cho việc quản lý hiệu
quả chuỗi cửa hàng của hãng. Cân nhắc đến vấn đề về tôn giáo tín ngưỡng, những chuỗi
sản xuất thức ăn riêng biệt được duy trì xuyên suốt các quy trình tạp vụ, chế biến và phục
vụ. Các nhà bếp riêng biệt dành cho người ăn chay và không ăn chạy được lập ra với
đồng phục khác nhau cho các nhân viên nhà bếp. Khu vực dành cho việc chuẩn bị và
đóng gói cũng được phân ra riêng biệt. Menu đồ ăn dành cho người ăn chay được in
bằng mực xanh và menu dành cho người không ăn chay được in bằng mực tím. Khách
hàng được cung cấp các brochures về RMS để đảm bảo cho họ rằng có sự phân tách
riêng biệt dành cho người ăn chay và không ăn chay, khách hàng còn được tham gia các
tour đến những nhà bếp.

● Một số món ăn đặc trưng của Ấn Độ: Thali, cơm Biryani, gà Tikka, cà ri...

Khi mở rộng thị trường sang châu Á, McDonald’s gặp một thử thách lớn: làm thế
nào để menu đồ ăn phù hợp với khẩu vị của người dân các nước. Tại Thái Lan, rau húng
quế được thêm vào các loại bánh burger. Tại Nhật Bản, món burger Teriyaki được yêu
thích nhất, trong khi đó tại Indonesia burger cơm được hết sức ưa chuộng. Tuy nhiên,
khi đến Ấn Độ, việc thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây là một khó
khăn rất lớn bởi sự khác biệt về bản chất trong thói quen ăn uống và cả những nguyên
liệu được dùng giữa các món ăn Ấn Độ và đồ ăn nhanh của McDonald’s. Chính vì vậy,
những menu đặc biệt cần được sáng tạo và thiết kế để phù hợp với khẩu vị người Ấn Độ
với những gia vị và nguyên liệu được ưa chuộng khắp Ấn Độ.

Món Big Mac bò được thay thế bằng món Maharaja Mac với nguyên liệu chính
là thịt gà, món McAloo và các món sandwich salad dành cho người ăn chay như
McVeggie được đặc biệt tạo nên dành riêng cho Ấn Độ. Không chỉ có vậy, những loại
sốt đặc biệt như McMasala và McImli được dùng cho các món ăn của hãng cũng được
chế biến riêng để phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Ấn Độ, thêm vào đó những loại
sốt không tỏi hay không trứng cũng được tạo ra dành cho người ăn chay. Từ menu đồ ăn

15
nguyên gốc của McDonald’s chỉ giữ lại những món như Gà chiên cốm, Burger phi-lê cá,
khoai tây chiên, nước ngọt và sữa lắc. Nhìn chung, việc địa phương hoá menu của
McDonald’s chỉ dưới 5% trên các nước khác trên thế giới, tuy nhiên ở châu Á con số
này lên tới 33% và đặc biệt ở Ấn Độ, McDonald’s đã thay đổi 75% menu của mình.

2.1.4. Cấu trúc xã hội

● Dân số

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Tỷ lệ dân thành thị thấp với
34,47% dân số ở thành thị vào năm 2019 (World Bank). Ấn Độ có cơ cấu dân số trẻ.
Tính đến đầu năm 2017, Ấn Độ có phân bố độ tuổi như sau: 26,6% dân số dưới 15 tuổi
(World Bank), 67% dân số từ 15 đến 64 tuổi (World Bank), 6,4% dân số trên 64 tuổi
(World Bank).

Ngày càng nhiều người Ấn Độ có xu hướng ăn tại các nhà hàng, không chỉ vào
những dịp đặc biệt. Nhờ vào việc mức lương trung bình đang được nâng cao và ảnh
hưởng của việc đô thị hoá lên thói quen tiêu dùng, doanh số dịch vụ ăn uống tại Ấn Độ
đạt 1,3 tỷ USD và đang ngày càng tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ trung bình khoảng
10% mỗi năm.

Ấn Độ có cơ cấu dân số trẻ, cùng với tỷ lệ dân số thành thị hơn 39%. Điều này
phù hợp với đối tượng khách hàng mà McDonald’s nhắm tới. Tuy nhiên, khoảng ¾ dân
số Ấn Độ sống ở vùng nông thôn, miền núi, điều này đòi hỏi McDonald’s cần nâng cấp
chuỗi cung ứng và phân phối của mình mở rộng thị trường ra toàn Ấn Độ. Ngoài ra,
người tiêu dùng Ấn Độ thường nhận biết các thương hiệu thông qua các phương tiện
truyền thông và McDonald’s có thể tận dụng điều này để điều chỉnh chiến lược
marketing tăng độ nhận diện thương hiệu.

Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất tại Ấn Độ và sau đó là Hồi giáo và các đạo khác.
Chính yếu tố về tôn giáo này có một ảnh hưởng lớn đến menu của McDonald’s vì đa
phần người Ấn Độ vì lý do tôn giáo họ ăn chay hoặc không ăn thịt bò và thịt lợn.

16
Ấn Độ là một xã hội có hệ thống phân tầng theo đẳng cấp. Đẳng cấp không phải
là một hiện tượng đặc thù của xã hội, tuy nhiên ở Ấn Độ đẳng cấp đã có bề dày lịch sử
từ hơn 1000 năm trước công nguyên. Cơ cấu xã hội của xã hội Ấn Độ ngay từ thời xưa
đã được mô tả bằng sự phân tầng theo thứ bậc giữa những đẳng cấp. Gồm có 4 đẳng cấp
lớn sắp đặt theo một trật tự quy định.

Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hoá Ấn Độ, và các gia đình
chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ. Người tiêu dùng ở Ấn
Độ có xu hướng tiêu dùng hộ gia đình cao, hệ thống gia đình tạo cơ hội lớn cho
McDonald’s để tăng doanh thu bán hàng bởi người dân nơi đây có thói quen mua hàng
với số lượng lớn.

Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến việc thay đổi menu, chương trình khuyến
mãi, giá cả phải được tính toán để phù hợp với tính chất xã hội của Ấn Độ.

● Các yếu tố kinh tế

Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ ba thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) vào
năm 2020 (Statisticstimes). GDP năm 2019 của Ấn Độ đạt 2869 nghìn tỷ USD (World
Bank), đứng thứ 6 trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ nhanh và đạt 4,2%
vào năm 2019 (World Bank). Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân
đầu người chỉ đạt mức 2099 USD tính theo GDP danh nghĩa (World Bank), 6996,6 tỷ
đô tính theo sức mua tương đương (PPP) năm 2019 (World Bank). Ngân hàng Thế giới
(World Bank) xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp.

Những người có thu nhập trung bình đang ngày càng cao và đây là một tín hiệu
tốt cũng như một yêu cầu đến McDonald’s cần phải có chính sách giá hợp lý.
McDonald’s cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu đến những nhóm có thu nhập thấp
và trung bình bởi đây là nhóm người chiếm đa số trong thành phần dân số Ấn Độ

17
Cơ cấu thu nhập tại Ấn Độ năm 2019 (đvt: %)
100
90,8
90
80
70
60
50
40
30
20
8,6
10
0,6
0
Thu nhập nhỏ hơn 10000 Thu nhập hơn 10000 USD/năm Thu nhập trên 100.000
USD/năm dưới 100.000 USD/năm USD/năm

Hình 1: Cơ cấu thu nhập tại Ấn Độ năm 2019 (%) (Nguồn: Credit Suisse)

Một chính sách giá hợp lý còn giúp McDonald’s tăng sức cạnh tranh không chỉ
đối với những đối thủ cạnh tranh trong chuỗi nhà hàng như KFC, Domino’s Pizza mà
còn với cả những quán ăn vỉa hè, nơi đồ ăn được bán với giá thành hợp lý cùng với menu
mang đậm nền văn hoá ẩm thực được người dân Ấn Độ ưa chuộng.

2.2. Giải pháp của McDonald’s để thích nghi trước những ảnh hưởng của môi
trường văn hoá Ấn Độ

2.2.1. Các giải pháp của McDonald’s

a. Chiến lược “Địa phương hoá”

Chắc có lẽ chỉ tại McDonald's, bạn mới hoàn toàn có thể thưởng những món ăn
đặc trưng của từng quốc gia: Bubur Ayam McD (Malaysia), McAloo Tikki (Ấn Độ),
McArabia (Ai Cập), McMollete (Mexico), McPollo (Chile), McKroket (Hà Lan),
McTurco (Thổ Nhĩ Kỳ), và McLaks (Na Uy) ... Với hơn 34,000 cửa hàng có mặt tại 118
quốc gia, hiếm có thương hiệu nào thành công trong việc thâm nhập nhiều thị trường
như McDonald's.

18
Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại Ấn Độ luôn phải vượt qua thách thức đầu
tiên cũng là thách thức lớn nhất là thực đơn. Sau khi nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng, trải
qua những sai lầm và thất bại trước những khác biệt về văn hoá trong tôn giáo, ẩm thực…
của Ấn Độ, McDonald’s đã thay đổi phương châm của mình “Suy nghĩ toàn cầu – hành
động địa phương” và áp dụng rất thành công chiến lược “Địa phương hoá” tại Ấn Độ.
Chiến lược có thể kể ra 4 trọng điểm như sau:

● Không nhầm lẫn thương hiệu với sản phẩm. Dù cho thương hiệu thức ăn nhanh
McDonald's có gắn kết chặt chẽ với hình ảnh của chiếc bánh hamburger nhân bò
truyền thống, điều đó không có nghĩa McDonald's không thể thay đổi menu của
mình. Ở Ấn Độ, quốc gia có 80% dân số không ăn thịt bò vì lý do tín ngưỡng, hơn
140 triệu người dân Ấn Độ theo đạo Hồi không ăn thịt lợn. Không ăn thịt bò và thịt
lợn, trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ấy, McDonald’s đã thay đổi hoàn toàn thực
đơn chính từ Burger bò quen thuộc và cho ra đời “Maharaja Mac”, Big Mac phiên
bản Ấn Độ làm từ thịt gà. Và những món ăn khác cũng được thêm vào thực đơn cho
phù hợp với khẩu vị địa phương, chẳng hạn như burger kết hợp khoai tây và đậu Hà
Lan “McAloo Tikki Burger”, “McVeggie Burger”. Tất cả món ăn đều được phân
loại kỹ càng cho người ăn chay và ăn mặn để phù hợp với quốc gia nơi mà đa số
người Ấn Độ giáo là những người ăn chay.

Trưởng đại diện của McDonald’s tại Ấn Độ cho biết, “Chúng tôi đã phải thay đổi
rất nhiều cho phù hợp với khẩu vị của người Ấn Độ.” Thật vậy, 75% các món ăn
trong thực đơn của McDonald’s tại Ấn Độ đã được Ấn Độ hoá một cách kịp thời,
nhanh chóng và hợp lý sau những thất bại, tẩy chay vì chưa nghiên cứu kĩ lưỡng về
môi trường văn hoá nơi đây.

● Xác định những sản phẩm chủ lực có thể bán được ở nhiều quốc gia. Sẽ có 1 nhóm
sản phẩm có thể bán chạy cùng lúc ở nhiều quốc gia. Riêng với Ấn Độ, McDonald’s
tập trung vào Burger làm từ gà, khoai tây chiên, các món ăn nhanh cho người ăn
chay

19
● Xem thị trường mới như cơ hội tái định vị. Nếu như ở quê hương Mỹ quốc của mình
McDonald's được xem như một thương hiệu bình dân, thì tại các quốc gia như Ấn
Độ cửa hàng McDonald's chỉ dành cho nhóm khách hàng từ tầm trung lưu trở lên.
McDonald’s đã học được bài học đừng bao giờ cho rằng định vị thương hiệu tại tất
cả thị trường là như nhau qua rất nhiều sai lầm từ thị trường Châu Á.

● Quan tâm đến nhu cầu của khách hàng địa phương. Những sản phẩm địa phương
hoá của McDonald's không hoàn toàn do họ tạo ra mà còn đến từ những ý kiến đóng
góp của khách hàng. McDonald’s thường xuyên đầu tư thời gian, công sức vào
nghiên cứu, tiếp cận nhu cầu và thị hiếu khách hàng.

b. Luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm

Song hành với việc mở rộng thị trường sang các quốc gia khác biệt lớn về văn hoá
như Ấn Độ, một đội ngũ nhân viên Cam kết chất lượng (Quality Assurance) của
McDonald’s cũng được hình thành để duy trì các chuẩn mực thức ăn trên toàn cầu. Ấn
Độ được biết đến là đất nước rộng lớn với văn hoá đa dạng, vì vậy mà ở những khu vực
cụ thể, thực đơn và chăm sóc khách hàng lại được lên kế hoạch cụ thể, phù hợp.

Năm 2001, khi McDonald’s bị tố cáo bởi ba doanh nhân Ấn Độ về việc sử dụng bò
trong khoai tây chiên. Trước làn sóng dư luận lan nhanh, McDonald’s đã chấp nhận mức
phạt 10 triệu USD và chính thức gửi lời xin lỗi tới tất cả người dân Ấn Độ. Sau vụ việc
này, McDonald’s đã cam kết chấn chỉnh việc ghi thành phần nguyên liệu lên bao bì và
cũng là chuỗi cửa hàng ăn nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả thành phần
thức ăn và phân tích chi tiết thành phần dinh dưỡng các sản phẩm của mình.

Không chỉ chuẩn hoá thực đơn, khẩu vị, McDonald’s cũng luôn chú trọng các yếu
tố chuẩn hoá sản phẩm khác như: kích cỡ, hàm lượng dinh dưỡng, cách bố trí cửa hàng,
dụng cụ, đồng phục nhân viên cho phù hợp. Điển hình đó là việc xây dựng một thực đơn
dinh dưỡng chứa nhiều bơ sữa phù hợp với sở thích cũng như thói quen ăn uống của
người Ấn Độ, các món ăn nhanh với cỡ big size, cửa hàng luôn có những khu vệ sinh
tay do văn hoá ăn bằng tay của Ấn Độ…

20
c. Xúc tiến bán, nâng cao hiệu quả từ hoạt động PR

Cấu trúc xã hội Ấn Độ có sự phân tầng rất rõ ràng. Ấn Độ là một trong những nước
có nền kinh tế thuộc top cao trong bảng xếp hạng thế giới, tuy nhiên lại xếp trong nhóm
44 nước có tỷ lệ nghèo đói ở mức nghiêm trọng. Nhận thấy điều này, McDonald’s đã
thực hiện nhiều hoạt động PR qua các hoạt động từ thiện lớn nhỏ, các dự án liên quan
đến cộng đồng và đặc biệt là trẻ em. Các chương trình có sức lan toả rộng rãi có thể kể
đến: chương trình “McDonald’s spotlight”, chương trình “Blue Dot”, chương trình
“Pulse Polio”, chương trình “millennium dreamers’ global recognition” hay cuộc thi
“International Science Quiz” …

Theo khảo sát, người dân Ấn Độ biết tới McDonald’s bởi nhiều phương tiện truyền
thông khác nhau trong đó 80% là trên TV, các chương trình, 10% qua báo chí và 5% qua
các phương thức khác. Như vậy, việc tiến hành các dự án thiện nguyện đã giúp
McDonald’s gây dựng 1 hình ảnh đẹp, luôn chú trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc
sống người dân Ấn Độ từ đó thu được lòng tin từ khách hàng cũ, mở rộng hình ảnh tiếp
cận khách hàng mới.

2.2.2. Thành tựu đạt được sau những thích nghi của McDonald’s tại Ấn Độ

Với những chiến lược khôn ngoan, kịp thời, McDonald’s đã gặt hái được thành
tựu đáng tự hào trên đất nước Ấn Độ:

Tổng doanh thu của McDonald's do Westlife Development Private Limited


(WDL) điều hành tại Ấn Độ là khoảng 432,9 tỷ rupee Ấn Độ tương đương gần 307 triệu
USD trong năm tài chính 2020, tăng từ 16,8% so với 360,7 tỷ rupee trong năm tài chính
2019. WDL điều hành các nhà hàng McDonald's trên khắp Tây và Nam Ấn Độ, thông
qua Công ty TNHH Nhà hàng Tư nhân Hardcastle (HRPL), công ty con thuộc sở hữu
hoàn toàn của WDL, giúp chuỗi nhà hàng phát triển, được biết đến bởi đông đảo người
dân.

WestLife đã thêm 11 nhà hàng mới trong quý 4 năm 2019, nâng tổng số nhà hàng
lên 315. Phát biểu về kế hoạch mở rộng cho năm 2020, Jatia cho biết thêm: “Chúng tôi

21
sẽ có 27 nhà hàng trong năm nay. Khoảng 70% cơ sở mở sẽ ở trong cùng một thành phố
và 30% sẽ ở các thành phố mới. Sự thâm nhập và quy mô giúp người tiêu dùng quen với
nó. Thâm nhập thông qua các lĩnh vực mới thông qua các nhà hàng mới và đồng thời thu
hút khách hàng hiện tại của chúng tôi. Nó rất phù hợp với tầm nhìn của chúng tôi.”

Theo Westlife, công ty đã cố gắng đạt được lợi nhuận cao "bất chấp môi trường
kinh tế đầy thách thức" ở Ấn Độ. Công ty cho biết điều này được thúc đẩy bởi một chiến
lược mạnh mẽ và công ty sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng thị phần hơn
nữa trong tương lai.

22
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH QUỐC TẾ

3.1. Bài học từ McDonald’s

Trên thực tế, một trong những chìa khoá cho thành công của McDonald’s trong
việc mở rộng thị trường là chiến lược xuất khẩu mô hình quản lý kinh doanh đã được
phát triển và thử nghiệm tại thị trường Mỹ mà cụ thể hơn là hình thức nhượng quyền
kinh doanh.

Có thể nói, McDonald’s luôn đảm bảo rằng cấu trúc kinh doanh của họ thích hợp
nhất với môi trường toàn cầu, nhưng cũng không thiếu sự linh hoạt tại từng địa phương
riêng biệt. Cấu trúc kinh doanh đã mang đến cho họ tên gọi người khổng lồ trong ngành
thức ăn nhanh ấy thể hiện những điểm ưu việt rất rõ rệt, điển hình là:

● Để các đối tác kinh doanh, những người trực tiếp quản lý cửa hàng, tự mình làm
chủ.

McDonald’s thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của bên nhượng quyền, nếu
những tiêu chuẩn không được duy trì, họ có thể bị rút giấy phép. Có thể thấy, họ nhận
được sự huấn luyện, ủng hộ và kiểm soát liên tục từ công ty mẹ.

Mặc dù vậy, suy cho cùng, phía nhận quyền vẫn là chủ thể trực tiếp điều hành
việc kinh doanh của mình. Công ty nhận quyền tự hạch toán lỗ lãi cho chính họ. Việc
này khiến họ kinh doanh một cách tích cực hơn và sẽ tự quyết định sự thành công của
mình.

● Bán những sản phẩm chất lượng cao và ổn định

Ray Kroc khẳng định rằng tất cả những đại lý của McDonald's bán ra những sản
phẩm như nhau và đạt được chất lượng tương đồng, điều này đã dẫn tới sự tiêu chuẩn
hoá của quy trình và sự chú ý lớn vào chi tiết. Quy trình chế biến trong những nhà hàng
McDonald's được phân nhỏ, làm việc theo quy trình giúp cho nhân viên làm việc có hiệu
quả cao và thích nghi với tất cả công việc. Sự phân chia lao động và tỉ lệ quay vòng cao
của một cửa hàng nhất định sẽ liên quan đến lợi thế kinh tế theo quy mô

23
● Sự huấn luyện ban đầu kỹ lưỡng

Khoá huấn luyện kéo dài khoảng 9 tháng, gồm các nội dung:

⮚ Công việc trong nhà hàng, mặc đồng phục, bếp núc, chuẩn bị thức ăn, lau dọn...
⮚ Quản trị kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, làm việc theo đội, nhóm, hỗ trợ thông tin
khách hàng…
⮚ Cách sắp xếp và kiểm soát hàng hoá, lợi nhuận, những tài khoản bị lỗ vốn và sự
hợp pháp của việc thuê và sử dụng công nhân.... Sự huấn luyện kỹ lưỡng này giúp
trang bị những kỹ năng cần thiết cho người nhận quyền để họ có thể quản lý cửa
hàng một cách hiệu quả nhất.

● Có những đổi mới

Khẩu vị của khách hàng thay đổi theo thời gian vì thế phát triển sản phẩm mới là
thiết yếu đối với các doanh nghiệp, ngay cả doanh nghiệp đã đưa vào thành công một
thực đơn có hạn chế trong nhiều năm. Đổi mới sẽ giúp tạo nên những động lực và cho
phép công ty lựa chọn khai thác hoặc từ chối các thị trường tiềm năng.

● Kiềng 3 chân – nhà cung cấp

Chất lượng sản phẩm như là nhân tố cốt lõi của thành công, và vì vậy đặt ra những
tiêu chuẩn khắt khe cho nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng cao nhất là điều cần thiết,
thắt chặt quan hệ với nhà cung cấp để đảm bảo cung cấp những sản phẩm và công nghệ
sản phẩm đúng chuẩn, cùng với sự phát triển mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp –
mọi thứ sẽ được tổ chức và thực hiện tốt...

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường, xây
dựng thương hiệu để giữ được thị phần trong lĩnh vực đồ ăn nhanh trước sự xâm nhập
của hàng loạt tập đoàn kinh doanh nước ngoài.

● Xây dựng chiến lược marketing hợp lý, quảng bá được hình ảnh sản phẩm doanh
nghiệp mình đến người tiêu dùng và tạo được chỗ đứng khác biệt trong lòng người
tiêu dùng
24
● Xây dựng hệ thống quản lý kiểm soát chặt chẽ sau nhượng quyền

● Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chuyên tìm hiểu, nắm bắt được những
thay đổi trong quy định về luật pháp của Nhà nước, kịp thời điều chỉnh hoạt động
của doanh nghiệp mình theo đúng đường lối của Nhà nước và Chính Phủ

● Cần có chiến lược dài hạn, linh hoạt để kịp thời ứng phó với biến động của thị
trường

● Tận dụng những phát minh, sáng chế của các đại lý nhượng quyền quốc tế

Để có được thành công như ngày hôm nay, McDonald’s cũng đã tận dụng được
rất nhiều những phát minh, sáng chế xuất phát từ các đại lý nhượng quyền quốc tế. Đó
cũng là hệ quả của chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát huy tinh thần kinh
doanh và tự chủ cho các cá nhân. Một đại lý nhượng quyền ở Hà Lan đã đã phát minh ra
một phương tiện lưu trữ có thể đảm bảo hoạt động cho một nhà hàng McDonald’s lưu
động trong các dịp cuối tuần. Phát minh này mang lại cho McDonald’s rất nhiều lợi
nhuận qua việc thiết lập các cửa hàng lưu động tạm thời cho các điểm vui chơi hay những
dịp lễ hội. Sáng kiến của một chi nhánh ở Thụy Điển lại giúp tăng khả năng bảo quản
thịt cho các nhà hàng vì thế giảm thời gian và chi phí vận hành… Hiện các phát minh
này đã được sử dụng rộng rãi trên hầu khắp các nhà hàng McDonald’s, làm nên thành
công chung cho toàn công ty. Có thể nói, sự đổi mới và sáng tạo đóng vai trò quan trọng
trong sự lớn mạnh của thương hiệu.

Bí quyết thành công của McDonald’s ở chỗ tìm mọi cách đáp ứng tốt nhu cầu của
đa số khách hàng, thể hiện được bản chất của thương hiệu và để nó luôn thích hợp với
các nền văn hoá khác nhau.

25
KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến hoạt động kinh
doanh của McDonald’s”, tiểu luận của chúng em cơ bản đã làm rõ được những vấn đề
sau:

Những tác nhân gây nên sự khác biệt trong văn hoá xã hội giữa các quốc gia trên
thế giới. Tiểu luận lấy ví dụ phân tích bức tranh văn hoá đặc sắc của Ấn Độ để làm rõ
nguyên nhân chuỗi nhà hàng McDonald’s có những thay đổi trong mô hình kinh doanh.

Tiểu luận đưa đến cái nhìn tổng quan về sự tác động của yếu tố văn hoá trong môi
trường kinh doanh quốc tế lên chiến lược hoạt động của doanh nghiệp với trường hợp là
chiến lược của chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh McDonald’s tại thị trường Ấn Độ. Thị trường
Ấn Độ với những màu sắc văn hoá độc đáo đòi hỏi McDonald’s phải có quá trình nghiên
cứu kỹ lưỡng để có thể đưa ra những phương thức kinh doanh phù hợp, đảm bảo sự chấp
thuận của người tiêu dùng nơi đây và mang lại mức hiệu quả cao.

Tuy nhiên, trong quá trình viết tiểu luận, do điều kiện nghiên cứu và thông tin có
hạn, nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được
sự đóng góp của cô để có thể hoàn thiện nội dung hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bret, T. 2011, McDonald’s: Lessons learned from India. [online] Nation’s Restaurant
News. Available at: https://www.nrn.com/archive/mcdonald-s-lessons-learned-
india

2. Credit Suisse. 2021. Global wealth reports and Global wealth databook. [online]
Available at: https://www.credit-suisse.com/about-us/en/reports-research/global-
wealth-report.html

3. Npr.org, 2012, McDonald’s: Goes vegetarian in India. NPR Newsletter. [online]


Available
at: https://www.npr.org/sections/thesalt/2012/09/04/160543754/mcdonalds-goes-
vegetarian-in-india

4. Statista, 2020, Total revenue of McDonald's operated by Westlife Development


Private Limited in India from the financial year 2013 to 2020. [online] Available at:
https://www.statista.com/statistics/818829/india-annual-revenue-of-mcdonald-s-
operated-by-westlife

5. Statisticstimes. 2021. Projected GDP Ranking. [online] Available at:


https://statisticstimes.com/economy/projected-world-gdp-ranking.php

6. The Hindu Business line, 2020, McDonald’s India operator Westlife sees 228%
jump in Q3 profit. [online] Available at:
https://www.thehindubusinessline.com/companies/mcdonalds-india-operator-
westlife-sees-228-jump-in-q3-profit/article30644105.ece

7. World Bank. 2021. GDP (current US$) - India. [online] Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=IN

8. World Bank. 2021. GDP growth (annual %) - India. [online] Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?locations=IN

27
9. World Bank. 2021. GDP per capita (current US$) - India. [online] Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?locations=IN

10. World Bank. 2021. GDP per capita, PPP (current international $) - India. [online]
Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD?locations=IN

11. World Bank. 2021. Population ages 0-14 (% of total population) - India. [online]
Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.0014.TO.ZS?locations=IN

12. World Bank. 2021. Population ages 15-64 (% of total population) - India. [online]
Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.1564.TO.ZS?locations=IN

13. World Bank. 2021. Population ages 65 and above (% of total population) - India.
[online] Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.65UP.TO.ZS?locations=IN

14. World Bank. 2021. Urban population (% of total population) - India. [online]
Available at:
https://data.worldbank.org/indicator/SP.URB.TOTL.IN.ZS?locations=IN

28

You might also like