You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế

BÀI TẬP LỚN MÔN LOGISTICS


MÃ HỌC PHẦN: INE3056
Đề tài:
Phân tích Chiến lược Quản lý vận tải tại Unilever thuộc lĩnh vực Bán lẻ

Giảng viên: ThS. Phạm Thị Phượng


TS. Nguyễn Tiến Minh

Sinh viên: Đào Thị Minh Tâm

Mã sinh viên: 19051201

Lớp khóa học: QH-2019E KTQT CLC 1

Lớp học phần: INE3056 6

HÀ NỘI, 6/2021
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1

NỘI DUNG......................................................................................................................................2

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CASE STUDY.......................................................................................2

1. Giới thiệu về doanh nghiệp: Unilever...............................................................................2

2. Phân tích về chiến lược quản lý vận tải của Unilever.....................................................3

3. Đánh giá hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp.............................................................8

4. Xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững đã, đang và sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến chiến lược quản lý của doanh nghiệp?.................................................................10

PHẦN 2: BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN...............................................................................14

KẾT LUẬN...................................................................................................................................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................17


MỞ ĐẦU
Logistics là một ngành dịch vụ mới, đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và có đóng
góp quan trọng cho nền kinh tế và gắn liền với các hoạt động của ngành công thương. Logistics
là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu
tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng
thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến vận tải, trung
chuyển, kho bãi, thủ tục hành chính, dịch vụ tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…), thương mại
xuất nhập khẩu, kênh phân phối, bán lẻ…. Phát triển dịch vụ logistics thành ngành dịch vụ có giá
trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương
mại nội địa, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và công nghiệp, công nghệ thông tin ...
để từ đó hướng đến một thị trường dịch vụ logistics lành mạnh. Logistics là một ngành dịch vụ
quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế.
Nắm bắt được sự phát triển đó, Unilever đã không ngừng vươn xa, ngày càng mở rộng thị
phần và tên tuổi của mình trên thế giới. Là một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng
thiết yếu có tên tuổi với lịch sử phát triển lâu đời, Unilever hiện nay có hàng trăm nhãn hàng nổi
tiếng và sản phẩm của tập đoàn này có mặt hầu hết trên các quầy hàng của các siêu thị, chợ, cửa
hàng tạp hóa trên thế giới với đầy đủ chủng loại mẫu mã. Unilever thực sự là mối đe dọa cho các
đối thủ nha P&G, NESTLE',...và các công ty tại nội địa ở các quốc gia sở tại. Vì đâu Unilever đã
có những bước phát triển lớn mạnh như vậy trong suốt chặng đường thăng trầm của lịch sử như
vậy, phải chăng họ nắm giữ những bí quyết cho riêng mình trong quá trình chiếm lĩnh thị trường
thế giới.
Có nhiều yếu tố góp phần vào thành công của Unilever ngày hôm nay và một trong những
thế mạnh quan trọng của tập đoàn hàng đầu thế giới trên lĩnh vực quản sản xuất và phân phối
hàng tiêu dùng này này, đó là quản lý vận tải một cách hiệu quả với Hệ thống quản lý vận tải
(TMS) . Với mong muốn hiểu hơn về chiến lược quản lý vận tải mà tập đoàn này đã sử dụng để
hoạt động logistics một các hiệu quả, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược quản lý vận tải tại
Unilever thuộc lĩnh vực/ ngành hàng bán lẻ”. Trong bài này, tôi sẽ khái quát về chiến lược quản
lý vận tải của Unilever; đồng thời phân tích và đánh giá về mô hình TMS trong chiến lược quản
lý vận tải của Unilever. Bên cạnh đó, tôi đưa ra nhận xét về việc xu hướng chuyển đổi số và xu
hướng phát triển bền vững đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới chiến lược quản lý vận tải của Unilever.

1
NỘI DUNG
PHẦN 1: PHÂN TÍCH CASE STUDY
1. Giới thiệu về doanh nghiệp: Unilever

1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung ứng các sản phẩm tiêu dùng hàng đầu
thế giới với các ngành hàng như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá
nhân và gia đình. Unilever được thành lập vào năm 1930 do việc sáp nhập giữa Lever Brother -
một nhà sản xuất xà phòng của Anh với Margarine Uni - một nhà sản xuất bơ thực vật của Hà
Lan. Kể từ thời điểm đó, hãng đã có 2 trụ sở chính đặt tại Rotterdam, London và 2 tổng giám
đốc. Năm 2005, hãng sắp xếp lại cơ cấu này và từ đây sẽ chỉ có một tổng giám đốc duy nhất.
Unilever là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đang sở hữu những thương hiệu lớn như
Lipton, Hellmann's, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond,
Signal, Close-up, Surf và Omo...với hơn 265000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90
quốc gia trên thế giới cùng mức lợi nhuận hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 40 tỷ euro. Ngành
sản xuất thực phẩm của Unilever đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nestlé.
Thừa hưởng một doanh nghiệp do cha mình để lại, William đã tạo dựng ra một nhà máy
sản xuất của riêng mình và trở thành công dân giàu có nhất của Vương quốc Anh lúc bấy giờ.
Ông là người đầu tiên nghĩ tới việc kinh doanh không chỉ xà phòng mà còn cả nhãn hiệu. Các
chiến dịch PR của ông nhằm quảng bá cho các sản phẩm của mình đã đi vào lịch sử marketing
thế giới.

1.2. Sự lớn mạnh của Unilever


Unilever tăng trưởng mạnh bằng các cuộc thôn tính, mua bán diễn ra trên phạm vi toàn
cầu. Những tên tuổi lớn trên thế giới như Lipton's (Mỹ và Canada), Brooke Bond (Anh),
Pepsodent (Mỹ), Bachelors (Anh), Chesebrough-Pond's (Mỹ)... đã lần lượt “rơi” vào tay
Unilever.
Ngoài mặt hàng chủ yếu buổi ban đầu là xà phòng, Unilever đã mở rộng nhiều chủng loại
sản phẩm như trà, kem, dầu gội đầu, kem đánh răng, nước giảikhát, phụ gia thực phẩm...với các
nhãn hiệu được “cả thế giới tin dùng” như Lipton, Hellman's, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli,
Knorr, Bird'Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo. Và đó cũng chỉ là một
con số nhỏ trong tổng số các nhãn hiệu của tập đoàn.
Nếu như vào thập niên 30, 90% lợi nhuận của Unilever có được từ kinh doanh xà phòng và
dầu ăn thì vào đầu thập niên 80, con số này không nhiều hơn 40% vì hãng đã tăng cường sản
xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác như thực phẩm đông lạnh, phụ gia thực phẩm, kem, trà và

2
các loại mỹ phẩm, đồ vệ sinh gia đình. Vào thập niên 30, việc kinh doanh tại thị trường châu Âu
chỉ đem lại 20% lợi nhuận chung, và 50 năm sau, con số này đã tăng trưởng gấp đôi cùng với
việc mở rộng thị trường tới châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Đông Âu và SNG.
Thập niên 80-90, Unilever bắt đầu công cuộc cải tổ lại công ty với nhiều thay đổi căn bản:
tái cơ cấu, thanh lý tài sản, cắt giảm vị trí quản lý và nhân viên, đặt ra những mục tiêu co giãn,
đào tạo con người, xây dựng đội nhóm, hình thức hội họp mới mẻ và nhiều hoạt động khác nữa...
Thập niên 90 chứng kiến một khoảng thời gian khủng hoảng tại nhà máy Unilever Hà Lan, nơi
quá trình sáp nhập bị cản trở bởi sự khác biệt về lịch sử, cơ cấu tổ chức, thị trường, sản phẩm,
địa lý và con người.
2. Phân tích về chiến lược vận tải của Unilever

2.1. Khái quát về chiến lược quản trị vận tải

Giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các nguồn tài nguyên
thành sản phẩm thực tế. Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là giảm thiểu chi phí và tối đa
hóa dịch vụ, và đó cũng là mục đích của logistics trong kinh doanh. Chi phí vận chuyển và khả
năng đáp ứng nhu cầu khách hàng là hai yếu tố quan trọng nhất cần được doanh nghiệp tối ưu
hóa. Khi được lên kế hoạch cẩn thận, giao thông vận tải có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh
hàng đầu cho các công ty.
Unilever đã chọn LeanLogistics và hệ thống quản lý vận tải On-Demand TMS ™ của công
ty này vì sự phong phú của các chức năng hệ thống, các dịch vụ quản lý dự án vững chắc, và
chuyên môn vận tải thực tế. Với phương thức vận chuyển chủ yếu là nguyên xe FTL, đội quản lý
vận tải nhận ra rằng cách tốt nhất để nâng cao giá trị cho công ty là không tập trung vào tối ưu
hóa tải tốt hơn mà tập trung cải thiện các quy trình vận chuyển hàng hóa trên cả hai môi trường
lập kế hoạch vận tải tập trung và phi tập trung. Một cách tiếp cận cải tiến liên tục được sử dụng
để tung ra thêm các chức năng của On-Demand TMS™, chẳng hạn như lên lịch hẹn xếp dỡ,
thanh toán cước, và bảng điểm cho nhà chuyên chở (carrier scorecards). Chức năng hướng dẫn
định tuyến và lập kế hoạch năng lực tải cũng đang được sử dụng rộng rãi.
2.2. Cơ sở lý luận về chiến lược

2.2.1. Khái niệm Hệ thống quản lý vận tải (TMS)

Hệ thống quản lý vận tải (Transportation Management Systems – TMS) là một nền tảng
được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, nhằm đơn giản hóa quy trình giao hàng. TMS
là ứng dụng được các nhà phát triển phần mềm lập trình dành riêng cho lĩnh vực vận tải, ứng
dụng cung cấp các module tính năng giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống vận tải, chuỗi logistics
một cách hiệu quả, chính xác, hạn chế tối đa những sai sót thường gặp. TMS cho phép chủ hàng

3
tự động hóa các quy trình mà họ có và nhận thông tin chi tiết có giá trị để tiết kiệm thời gian và
giảm chi tiêu cho các lô hàng trong tương lai.
Chức năng cốt lõi của TMS chính là giúp doanh nghiệp có thể tìm được loại hình vận tải
phù hợp với mức cước phí tốt nhất. Hệ thống hỗ trợ quản lý hiệu quả các đơn vị vận chuyển, lập
kế hoạch vận chuyển, kiểm soát hoá đơn vận chuyển và xử lý các yêu cầu nhanh nhất.
2.2.2. Chức năng của Hệ thống quản lý vận tải
Thiết kế mạng lưới vận tải. Giai đoạn chiến lược này vạch ra một bản đồ mạng lưới sử
dụng các công cụ và giải pháp tối ưu. Quy trình này dùng để xác định việc hợp tác với các đối
tác trong mạng lưới và vị trí của các trung tâm phân phối
Lập kế hoạch vận chuyển. Lập kế hoạch vận chuyển tối ưu mạng lưới vận tải sử dụng mô
hình và mô phỏng. Ở mức độ chiến thuật, nó sẽ đánh giá các lộ trình và phương tiện. Ở mức độ
hoạt động, nó sẽ tối ưu kế hoạch vận tải hàng ngày. Lập kế hoạch vận tải bao gồm lập kế hoạch
năng lực giao hàng, cân chỉnh năng lực giữa khả năng cung cấp với nhu cầu dự báo. Lập kế
hoạch cũng xem xét quy định của quốc gia như giới hạn giờ hoạt động vì an toàn của lái xe.
Lập lộ trình. Việc định tuyến phải thực hiện với nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Ví
dụ, chuyến hàng xe tải được vận chuyển đầy tải (TL) và dưới tải (LTL). Các công cụ tối ưu hóa
việc chuyển hình thức vận tải qua các hình thức khác, như từ hàng không sang mặt đất, từ bưu
kiện đến LTO, hoặc từ chuyển phát nhanh đến hàng không đến chuyển phát nhanh. Hướng dẫn
định tuyến cho phép người dùng xác định các quy tắc về lộ trình vận chuyển và TMS có thể tự
động chọn các hãng vận chuyển. Dịch vụ định tuyến động có thể giao tiếp với thiết bị định vị
toàn cầu (GPS) để tránh tắc nghẽn giao thông.
2.2.3. Lợi ích của Hệ thống quản lý vận tải (TMS)
 Tối ưu hóa tuyến đường:
Giải quyết các bài toán tối ưu vận tải VPR, được xem là một tính năng nổi bật nhất. Nó
giải quyết các bài toán giao hàng đa kênh, đa điểm,.. với vô số khó khăn cho người vận hành.
Việc hợp nhất tuyến đường và tối ưu hóa thông qua các thuật toán trong công nghệ: trí tuệ
nhân tạo (AI); học máy (Machine Learning);… TMS có thể đề xuất phương pháp hiệu quả nhất
và tiết kiệm chi phí vận chuyển một nhóm đơn đặt hàng.
 Khả năng tối ưu hóa thời gian
Đối với bất cứ một công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì thời gian cũng
luôn được xem là nguồn tài nguyên vô giá, đặc biệt là trong khâu vận tải. Bởi nếu việc quản lý
vận tải tốn quá nhiều thời gian, chắc chắn tình trạng trì trệ sẽ xảy ra dẫn đến nhiều tổn thất về
mặt kinh tế.
Ngoài ra, hệ thống quản lý theo cách truyền thống như trước đây đã không còn phù hợp và
hiệu quả. Nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tối ưu hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp
4
thì việc sử dụng các phần mềm được xem là cách hợp lý nhất. Khả năng quản lý hoàn toàn tự
động giúp cho quá trình giao thông, vận tải được diễn ra một cách trơn chu, tiết kiệm thời gian
và cả công sức so với cách thức thông thường. Qua đó, mọi người có thể tận dụng khoảng thời
gian, nguồn lực để tập trung hơn cho những công việc chính của doanh nghiệp.
 Tối ưu chi phí vận tải
Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, các khoản chi phí dù là nhỏ nhất cũng đều cần
phải được tính toán và cân nhắc một cách tỉ mỉ. Đó cũng chính là yếu tố then chốt giúp các
doanh nghiệp có được lợi nhuận để phát triển trong tương lai. Chình vì vậy, vận tải hàng hóa
luôn được các nhà quản lý quan tâm đến bởi hoạt động này hay phát sinh các chi phí do sai sót
gây ra.
Khi sử dụng phần mềm TMS trong quản lý vận tải có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
Với tính năng theo dõi và quản lý mọi hoạt động của hàng hóa cũng như các hóa đơn giữa các
bên, doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu khoản chi phí trong mọi hoạt động. Hầu hết các khoản chi phí
phát sinh đều bởi thời gian chờ bốc xếp hàng hóa, hao phí nguyên liệu bởi lộ trình không hợp lý,
thất thoát từ các hóa đơn không rõ ràng,…. Tất cả những điều đó sẽ được khắc phục nhờ phần
mềm quản lý vận tải.
 Hỗ trợ quản lý trong thời gian thực dễ dàng
Một trong những lý do giúp cho phần mềm này có hệ thống quản lý hiệu quả đó chính là
nguồn thông tin tức thời. Tất nhiên, trong quản lý vận tải của các doanh nghiệp thì điều này là vô
cùng quan trọng. Nếu quá trình vận chuyển phát sinh sự cố không được xử lý kịp thời thì hậu
quả mang lại sẽ là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là về mặt kinh tế. Đó cũng là một trong những
lý do trong quản lý vận tải nên có sự hỗ trợ của phần mềm TMS.
Với chức năng theo dõi mọi bước di chuyển của hàng hóa, từ bốc hàng, vận chuyển cho
đến giao nhận, tất cả mọi thông tin sẽ được ghi nhận một cách chi tiết theo thời gian thực giúp
cho nhà quản lý có thể nắm rõ tình hình. Nhờ vậy, dù gặp phải bất kỳ một sự cố nào cũng có thể
nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.
 Nâng cao sự hài lòng thông qua trải nghiệm người dùng
Đối với khách hàng, hệ thống quản lý vận tải của doanh nghiệp là một trong những yếu tố
cần đặc biệt quan tâm đến. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của họ. Trước đây, khi
vẫn còn áp dụng phương pháp quản lý truyền thống, khách hàng và cả những người quản lý rất
khó để nắm bắt được thông tin của hàng hóa.
Chính vì vậy, khách hàng sẽ không thể xác định được thời gian nhận hàng. Đây thực sự là
một vấn đề lớn cần được chú trọng, đặc biệt là khi vận tải những đơn hàng lớn có giá trị cao giữa
các công ty, doanh nghiệp.

5
Tuy nhiên, khi áp dụng hệ thống quản lý mới với phần mềm TMS, mọi người sẽ có thể xác
định chính xác khi nào hàng hóa được vận chuyển đến. Đồng thời, TMS cũng sẽ thiết lập thêm
các kênh trao đổi, phản hồi thông tin từ phía khách hàng.
 Tối ưu quy trình quản lý thông minh
Quy trình quản lý luôn là yếu tố then chốt quyết định đến bất kỳ hoạt động nào của công
ty. Và đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa thì quy trình quản lý cũng yêu cầu phải được
triển khai một cách tối ưu. Như quy trình quản lý trước đây không thể đáp ứng các yêu cầu của
doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, bởi mô hình quản lý truyền thống có quá nhiều nhược điểm –
sai sót.
Phần mềm quản lý của TMS có khả năng lưu trữ thông tin và phân tích dữ liệu một cách
khoa học, chi tiết giúp các nhà quản lý xây dựng được quy trình quản lý tối ưu nhất.
 Khả năng mở rộng quy mô kinh doanh
Với nhiều đội xe; nhiều khách hàng; nhiều tuyến lộ trình vận tải việc điều phối vận tải hay
quản lý tốn nhiều chi phí cho nhân sự vận hành theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra, việc
mở rộng kinh doanh đòi hỏi cần những nhân sự có chuyên môn cao về vận tải; kinh nghiệm điều
phối điểm lấy hàng; giao hàng và các tuyến đường,…
Với TMS, chỉ cần 1 nhân sự được đào tạo về nghiệp vụ là có thể dễ dàng vận hành toàn bộ
hoạt động vận tải của một doanh nghiệp. Cho nên tự động hóa việc lập kế hoạch vận tải; giúp rút
ngắn một công việc cần 3-5 tiếng/người/ngày xuống còn 5 phút/ngày cho một đội xe khoảng 50
chiếc và từ 100 đến 150 điểm giao hàng.
Một quy trình phức tạp hơn cần ghi nhận các mốc thời gian và số liệu vận chuyển nhất
định trước khi thanh toán. Chẳng hạn như bằng chứng về việc giao hàng, nhận hàng và thời gian
vận chuyển. Theo đó, TMS được xem là phương án quản lý vận tải không thể thiếu tại các doanh
nghiệp.

2.3. Phân tích về chiến lược của doanh nghiệp đã áp dụng mô hình quản lý trên.

Unilever đã là khách hàng của LeanLogistics, trụ sở tại Mich, Hà Lan từ năm 2004, sử
dụng hệ thống quản lý vận chuyển On-Demand TMS của hãng này cho việc vận chuyển ngoài
nước đối với bộ phận hàng thực phẩm. Hai năm sau, bộ phận sản phẩm chăm sóc sức khỏe và
chăm sóc cá nhân sử dụng các công cụ của LeanLogistics cho các hoạt động vận chuyển ngoài
nước của mình. Sau đó, vào năm 2008, Unilever quyết định bắt đầu trực tiếp quản lý việc vận
chuyển các sản phẩm khô và đông lạnh trong nội địa đối với tất cả các bộ phận của mình. Ý
tưởng này được ấp ủ bởi bộ phận hàng thực phẩm đông lạnh, “nơi việc tối ưu hóa vận chuyển
đóng vai trò quyết định tới chi phí”. Phần lớn việc đều thông qua các hãng vận tải hàng lẻ, và
Unilever nghĩ mình có thể tiết kiệm tiền bằng cách thay đổi số lượng hàng hóa sao cho việc vận
6
chuyển đạt hiệu quả chi phí cao hơn. Nhằm giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động nội địa,
Unilever đã đi theo một xu hướng mới như những công ty khác trên toàn cầu.
LeanLogistics là một ứng viên tất yếu cho việc mở rộng năng lực trong các hoạt động nội
địa của Unilever tại Mỹ. Hãng này cung cấp các ứng dụng của mình thông qua một phương thức
quản lý qua trang chủ hay còn gọi là dịch vụ cung cấp dưới dạng phần mềm (SaaS), đây là
phương pháp đã gắn liền với văn hóa công ty của Unilever. Phương pháp này bao gồm các gói
On Demand TMS do LeanLogistics cung cấp mà Unilever đang áp dụng cho nhiều bộ phận của
mình. Unilever chọn Dịch vụ vận chuyển được quản lý (Managed Transportation Services) do
LeanLogistics cung cấp, trong đó kết hợp giữa gói On Demand TMS với việc hoạch định, thực
thi và thỏa thuận vận chuyển. Về bản chất, các phần mềm và nhân viên của LeanLogistics quản
lý toàn bộ chương trình vận chuyển nội địa của Unilever. LeanLogistics làm mọi việc mà một
nhà 3PL phải làm, bao gồm hệ thống đo lường, các chỉ số đo lường, cách thức quản lý, bảo đảm
việc xếp dỡ và giao nhận của hãng vận tải, và lập kế hoạch chất xếp phù hợp. LeanLogistics
không hề ký hợp đồng với các hãng vận tải mà để Unilever làm việc này. Unilever tự mình thực
tìm kiếm hãng vận tải, với sự hỗ trợ của những phân tích và xử lý dữ liệu trong hệ thống On
Demand TMS. Công ty này trả cho nhà cung cấp dịch vụ theo số lượng hàng hóa được xử lý,
chứ không phải dựa theo hóa đơn tiền cước vận chuyển hàng năm. Unilever bắt đầu chương trình
này trong ngành kinh doanh kem ăn, trong đó có các nhãn hiệu Ben & Jerry’s và Breyers (Công
ty này mua lại Breyers vào năm 1993, và Ben & Jerry’s vào năm 2000.) Công ty khi đó đã trong
quá trình áp dụng hệ thống On-Demand TMS vào hoạt động ở nước ngoài và không muốn thực
hiện những thay đổi lớn về công nghệ thông tin lần thứ hai.
Unilever không hề lo lắng về việc để cho người ngoài như LeanLogistics điều hành toàn bộ
hệ thống vận tải hàng hóa của mình. LeanLogistics biết rõ về phần mềm và cách sử dụng nó, và
họ có đội ngũ nhân viên tận tâm với Unilever. Trong bất kỳ trường hợp nào, Unilever không bao
giờ ủy thác cho người khác việc đàm phán trực tiếp với các hãng vận tải. Với quy mô như thế,
Unilever khiến cho mọi nhà cung cấp dịch vụ đều gặp phải những thách thức đáng kể. Có hàng
trăm hãng bán hàng trong mạng lưới kinh doanh nội địa, Kerr cho biết, trải rộng khắp trên các
lĩnh vực hàng đông lạnh, hàng khô, vận tải đa phương thức, vận tải hàng lẻ và vận tải đường
hàng không. Những phức tạp khác phát sinh do yêu cầu của Unilever xây dựng lộ trình gom
hàng tại nhiều điểm trong nội địa nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các hãng vận tải hàng đông
lạnh. Việc xác định lộ trình thường đòi hỏi việc vận chuyển những lô hàng rời cho nhiều bộ phận
khác nhau của công ty này. Đồng thời, việc thiết lập hệ thống quản lý đòi hỏi một cơ cấu điều
khiển tập trung sao cho Unilever có thể quản lý toàn bộ hệ thống.
Các bên mua hàng của Unilever và các nhà điều hành nhà máy ngày nay có nhiều thông tin
rõ ràng hơn về những gì đang diễn biến và biết được chính xác hàng hóa nào đã sẵn sàng để
7
được thu gom. Các nhà cung cấp công nghệ sẽ báo cho biết một khi có sự bất thường xảy ra, với
nhiều bảng thông tin quản lý cho phép Unilever chủ động một khi có những trục trặc có thể ảnh
hưởng đến khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm.
Các chỉ số đo lường tính hiệu quả được xác lập ngay từ đầu, bao gồm các yếu tố từ giao
hàng đúng hạn đến việc các hãng vận tải chấp nhận giá bỏ thầu. Trong quy trình này, Unilever có
thể kiểm soát việc sử dụng hàng ngày công suất của xe, bảo đảm việc tuân thủ hợp đồng và
hướng dẫn lộ trình, và loại trừ chi phí “khống”.
Các nhà quản lý của Unilever có thể nhận thông tin phản hồi hàng ngày, qua đó cho phép
kiểm soát liên tục cả chi phí lẫn mức độ dịch vụ. Hiện tại, chương trình này vẫn còn giới hạn ở
Bắc Mỹ. LeanLogistics làm rất tốt trong việc thu gom những lô hàng nhỏ để gộp thành những
chuyến hàng lớn, Lane nói. Và hầu hết các đơn đặt hàng của Unilever đều đạt số lượng lớn. Do
đó công ty cũng mong muốn giảm thiểu chi phí đối với những chuyến hàng nhỏ và những lô
hàng rời tại các khu vực khác nữa. LeanLogistics cũng muốn giúp Unilever trong những hoạt
động ngoài nước, lĩnh vực khách hàng đòi hỏi nhiều kiểm soát trực tiếp hơn nữa. Tất cả các
chuyến hàng vận chuyển trong và ngoài nước đều được chuyển qua cùng một nền tảng công
nghệ, nghĩa là Unilever có nhiều cơ hội để tối ưu hóa việc vận chuyển theo một hệ thống công ty
này hiện đang sử dụng.

3. Đánh giá hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp

 Cải thiện về mặt tổ chức và quy trình


Unilever đã thực hiện hai quyết định về chiến lược tổ chức: (1) nó sẽ tập trung vào tập
trung hóa thông tin vận tải chứ không phải tập trung hóa con người hay các hoạt động, và (2) nó
sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận “kéo” (pull) hơn là “đẩy” (push) đối với các chức năng tiên
tiến. Điều này có nghĩa là cho mọi người thấy những điều có thể với các hệ thống on-demand
TMS, sau đó để cho các nhà quản lý nhà máy và nhân viên vận chuyển tự nguyện đứng ra để chỉ
cho các cơ sở khác (kho/DC) những điều có thể.
Quá trình “khám phá” một cách tự nhiên này tạo ra sự đổi mới và sự chấp nhận khắp các
đơn vị vận tải tuyến dưới. Ví dụ như, có trường hợp một người quản lý phân phối chịu trách
nhiệm cho việc thiết lập mạng lưới cho một dòng sản phẩm mới mà sẽ được phân phối bởi các
đối tác 3PL. Người quản lý bắt buộc rằng các đối tác cũng phải sử dụng hệ thống TMS. Điều này
sẽ cho phép các nhà lập kế hoạch tồn kho của Unilever có một cái nhìn bao quát của quá trình
giao hàng, bao gồm việc có khả năng hiểu được sai lệch trong thời gian vận chuyển mà sẽ ảnh
hưởng đến việc cung cấp đủ hàng lên kệ.

8
Để cải thiện giao hàng đúng hạn, Unilever biết rằng họ cần phải đồng bộ hóa tốt hơn các
kế hoạch và hoạt động của toàn bộ những vận hành nội bộ và với nhà chuyên chở. Để làm như
vậy, họ đã sử dụng:
 Lên lịch trực tuyến
Các trung tâm phân phối đã không được kết nối với hệ thống vận tải máy chủ/khách hàng,
vì vậy họ không hề có thông tin về đơn hàng sắp chuyển vào (inbound order) cho đến khi nhà
vận tải gọi họ để đặt lịch, mà sau đó họ lên kế hoạch qua bảng tính (spreadsheets) hoặc qua hệ
thống quản lý kho hàng của nhà cung cấp 3PL.
Giờ đây, tất cả các cuộc hẹn xếp dỡ hàng đều được thực hiện thông qua hệ thống
LeanLogistics vì vậy tất cả các bên liên quan có thể nhìn thấy cả lịch hẹn chuyển vào và chuyển
ra (inbound và outbound). Kết quả là, nhóm chịu trách nhiệm chuyển hàng tồn kho giữa các nhà
máy và trung tâm phân phối có thể nhìn thấy liệu việc chuyển hàng vào có làm cho các lô hàng
chuyển ra (mà đã được lên lịch) chuyển đi không hay cần phải có hành động khác để đảm bảo
thời gian giao hàng cho khách hàng. Ngoài ra, do có tầm nhìn bao quát với ngày giao hàng thực
tế, các nhà lập kế hoạch đang nhận ra rằng họ cần ít hàng tồn kho dự trù hơn.
 Phục hồi và quản lý đơn hàng chủ động
Chuyên viên chăm sóc khách hàng phải liên tục rà soát những gián đoạn dịch vụ có thể xảy
ra và gọi cho các bộ phận vận tải để tìm hiểu tình trạng lô hàng. Nhiều vấn đề đã không được chú
ý cho đến phát hiện thì đã quá muộn để giải quyết. Với một hệ thống mà hiện tại cung cấp tầm
nhìn bao quát và cảnh báo trên toàn mạng lưới, các vấn đề như thế này được nhận diện một cách
chủ động hơn. Khả năng theo dõi và giải quyết vấn đề của hệ thống giúp mang lại sự cộng tác
bên ngoài với các nhà vận tải và trong nội bộ giữa các phòng ban khi giải quyết vấn đề. Hơn nữa,
những “dấu vết” của vấn đề và giải pháp được kiểm soát từ trung tâm, do đó Unilever có cơ hội
để nhận diện các vấn đề mang tính hệ thống và chia sẻ các chiến lược giải quyết tốt nhất.
 Chia sẻ dự báo sản lượng với các nhà vận tải
Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, sản lượng vận chuyển của một trung tâm phân phối có
thể biến động 100% trong suốt các chiến dịch khuyến mãi. Trong một môi trường vận tải hạn
chế về năng lực, điều này tạo ra nguy cơ lớn rằng các sản phẩm có thể sẽ không lên kệ kịp thời
hạn. Unilever đã quyết định bắt đầu chuyển dự báo sản phẩm sang dự báo sản lượng hàng tuần
để họ có thể hiểu được biến động về sản lượng và làm việc với các nhà vận tải để bảo đảm không
gặp vấn đề khi thực hiện.
Tuy nhiên, điều này hóa ra lại rắc rối bởi vì các nhóm bán hàng và người lập kế hoạch
chuỗi cung ứng chỉ quản lý ở cấp độ hàng tháng, chứ không phải ở cấp độ hàng tuần. Để giải
quyết điều này, nhóm thuê ngoài vận tải trung tâm đã tạo ra một vị trí nhân viên mới. Vị trí này
chịu trách nhiệm cho việc trích xuất sản lượng khuyến mãi và ngày có hiệu lực từ hệ thống kế
9
hoạch xúc tiến thương mại của công ty và sử dụng dữ liệu này để dự báo nhu cầu vận chuyển
hàng hóa theo vùng và theo tuần. Kết quả là, nhóm vận chuyển đã có thể xác định một số các
thời kỳ biến động vô cùng trong những tháng tiếp theo và đã làm việc với các nhà vận tải trước
để đảm bảo năng lực sẵn sàng và hiệu quả về giao hàng đúng hạn đối với những chương trình
khuyến mãi. Ngoài ra, nhóm cũng bắt đầu chia sẻ dự báo mang tính chiến thuật về sản lượng từ 4
đến 6 tuần với các nhà vận tải. Cùng với các cải tiến quy trình khác, những hoạt động này đã
giảm tỷ lệ từ chối đề nghị đầu tiên cho các gói thầu từ 30% xuống còn 9%.
 Quản lý phân bổ nhà vận tải
Bởi vì Unilever đàm phán giá cước ưu đãi dựa trên sản lượng hàng hóa, nhóm vận chuyển
có thể chủ động lên kế hoạch, giám sát, và điều chỉnh phân bổ nhà vận tải và các cam kết năng
lực. Bản thân quá trình lập kế hoạch tải đang sử dụng các hướng dẫn phân bổ nhà vận tải như là
“quy tắc” đầu tiên để lựa chọn nhà vận tải để đảm bảo rằng công ty đang đấu thầu dựa theo các
thỏa thuận với nhà vận tải.
Với kho lưu trữ thông tin trung tâm, công ty cũng có thể chứng minh với các nhà vận tải
với tỷ lệ từ chối thầu cao hơn rằng Unilever đã giữ thỏa thuận của phía mình và rằng bất kỳ sự
thiếu hụt sản lượng nào là do các nhà chuyên chở tự gây ra. Điều này, đến lượt nó, giúp công ty
đàm phán cước tốt hơn, khuyến khích tỉ lệ chấp nhận thầu cao hơn, và thông báo bên mua sắm
vận tải trung tâm khi cần có gì thay đổi.
4. Xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững đã, đang và sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến chiến lược quản lý của doanh nghiệp?

 Chuyển đổi số ảnh hưởng đến chiến lược quản lý vận tải của Unilever
Phần mềm quản lý vận tải TMS đang bắt đầu tích hợp hoặc được kết hợp với các thiết bị
phần cứng Internet of Things (IoT); được sử dụng để chuyển tiếp nhiều hơn là chỉ theo dõi GPS
đơn giản. Các nhà phân phối thực phẩm, xăng dầu,… Các nhà máy của Unilever đã tiến hành
chuyển đổi từ hoạt động vận hành sản xuất thủ công chủ yếu dựa trên sức người và quản lý dữ
liệu rời rạc sang tự động hóa thông minh, sử dụng robot trong nhà máy, và hướng đến đạt 100%
mục tiêu tự động hóa thông minh đến năm 2024.
Đồng thời, quá trình quản lý và sử dụng dữ liệu cũng được nâng cấp với hệ thống kết nối
vạn vật (IoT - Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua siêu ứng dụng cho phép tất cả
nhân viên và quản lý tại nhà máy có thể tương tác, theo dõi quá trình hoạt động và hiệu suất,
cũng như phát hiện và phân tích các tổn thất xảy ra với tất cả thiết bị trong nhà máy phục vụ quá
trình sản xuất sản phẩm, đồng thời ghi nhận và đồng bộ hóa tất cả các phản hồi và thông tin về
một hệ thống AI để phân tích và xử lý dữ liệu kịp thời. Đây cũng là giai đoạn đặt nền tảng và
thúc đẩy quá trình phân tích dữ liệu và dự báo, từ đó cải thiện hơn nữa hiệu suất vận hành và đón
đầu xu hướng tương lai.
10
Bên cạnh đó, Hệ thống quản lý vận tải TMS có tích hợp ERP giúp tạo ra các đơn hàng
một cách nhanh chóng. Với sự tích hợp đơn hàng giữa TMS và ERP, các đơn hàng sẽ tự động
chuyển từ ERP sang TMS để dễ dàng lập kế hoạch, đặt chỗ và đấu thầu. Thay vì qua lại giữa các
hệ thống và bảng tính truyền thống, thông tin đơn hàng được tự động điền. Loại bỏ nhu cầu nhập
lại bất cứ thứ gì.
Tích hợp ERP sẽ đảm bảo thông tin đơn hàng chính xác 100%. Thông tin được tự động
điền vào phần mềm TMS, giảm thiểu các rủi ro của con người. Số PRO, SKU sản phẩm, trọng
lượng và số liệu khác của đơn hàng sẽ tự động truyền và nhập.
Tích hợp ERP cung cấp cho chủ hàng khả năng hiển thị đơn hàng hoàn chỉnh.Một khi đơn
hàng đã được đặt cho lô hàng, chủ hàng không bị mất khả năng hiển thị đối với đơn hàng đó. Tất
cả các chi tiết lô hàng được phản hồi trở lại hệ thống ERP mục tiêu để lưu giữ hồ sơ chính xác và
khả năng hiển thị cho tất cả các bên liên quan.
Tích hợp ERP giúp chủ hàng nắm được chi phí hàng hóa. Vì tất cả thông tin đặt hàng được
theo dõi và chia sẻ giữa các hệ thống; Chủ hàng có thể tận dụng các báo cáo và phân tích để xem
chi phí hàng hóa. Điều này có nghĩa là họ có thể đưa ra quyết định thông minh hơn về lợi nhuận
của công ty. Khi họ tích hợp các đơn đặt hàng mua trực tiếp từ hệ thống ERP.
Được nhìn nhận là người dẫn đường cho ERP Việt Nam, bắt đầu từ năm 2000 Unilever
mạnh dạng ứng dụng hệ thống ERP cho hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc hệ thống bán
hàng và phân phối sản phẩm của mình. Bước đầu dòng sản phẩm Microsoft Business Solomon
v4.0 được ứng dụng để làm nền móng cốt lõi cho hệ thống. Unilever cùng với các đối tác là công
ty Magnus, SWSoft, công ty FPT tiến hành tìm hiểu, mapping nghiệp vụ; khảo sát nhu cầu các
đại lý phân phối của mình; hiệu chỉnh, Việt hóa lại hệ thống cho phù hợp với kinh tế, người dùng
cuối và cơ sở hạ tầng lúc bấy giờ ở Việt Nam.
Sau thành công thí điểm triển khai hệ thống ERP, Unilever cùng với công ty FPT tiếp tục
triển khai hệ thống với diện rộng với trên 200 nhà phân phối lúc bấy giờ. Hệ thống liên tục được
cập nhật, tinh chỉnh, nhân lực được huấn luyện bài bảng và kết quả đạt được là thời gian chỉ mất
1 tháng để triển khai cho 1 doanh nghiệp.
Với nền tảng hệ thống ERP đã được ứng dụng đồng bộ trên khắp Việt Nam, Unilever tiếp
tục gắn kết công cụ bán hàng trên máy Palm – PDA thay thế đơn đặt hàng của tiếp thị. Với công
cụ này thì thời gian để kế toán nhà phân phối có thể rút gắn được thời gian nhập liệu hàng trăm
hóa đơn vào hệ thống, tổng hợp và xuất đơn hàng tỗng cho bộ phận giao nhận nhanh chóng.
 Phát triển bền vững ảnh hưởng đến chiến lược quản lý vận tải của Unilever
Unilever thường xuyên xem xét quá trình vận chuyển đường bộ để xác định nơi nào họ có
thể tăng hiệu quả, chẳng hạn như chiến lược tìm các nhà máy và trung tâm phân phối để giảm
thiểu số km sản phẩm cần phải được vận chuyển và chuẩn hóa chiều cao pallet để đảm bảo xe tải
11
tối ưu. Việc sử dụng vận tải Xanh, không những giúp đỡ cho quá trình Logistics của Unilever trở
nên hiệu quả hơn, giảm phát thải khí nhà kính mà còn giảm chi phí, giúp lập kế hoạch kinh
doanh tốt hơn và cải thiện dịch vụ cho khách hàng.
Phần lớn việc vận chuyển hàng của Unilever vẫn được thực hiện bằng đường bộ. Tuy
nhiên, Unilever đang cố gắng cải thiện tình trạng này bằng việc chuyển khối lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường bộ sang đường sắt và đường biển. Ví dụ: ở Trung Quốc, Unilever đã khởi
chạy Chương trình Giao thông Thông minh, sử dụng đường sắt nhiều hơn đường bộ. Điều này có
nghĩa là chúng ta có thể giảm phát thải CO2 và chi phí trong khi hàng hóa được vận chuyển tới
tay người tiêu dùng nhanh như khi vận chuyển bằng đường bộ. Đến cuối năm 2016, hơn 40%
sản phẩm của Unilever ở Trung Quốc được vận chuyển bằng đường sắt.
Unilever cũng cố gắng sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong tất cả các hoạt động của mình để
giữ cho lượng khí thải từ vận tải đường bộ càng thấp càng tốt. Hàng loạt các sáng kiến trên toàn
thế giới đã được Unilever áp dụng vào mô hình của mình để tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Ở
LatAm, Unilever đã giới thiệu các xe kéo hai tầng có thể tăng công suất xe tải lên gấp đôi và
chương trình đào tạo lái xe sinh thái đã có kết quả khả quan, hay như ở Mỹ, Unilever sử dụng
chăn nhiệt cho các chuyến hàng nhạy cảm với nhiệt độ. Bằng cách tận dụng công nghệ nhiệt mới
nhất, Unilever đã có thể giảm lượng năng lượng cần thiết để làm lạnh hàng hóa và giảm sản
lượng Cacbon lên 927 tấn so với các xe kéo được điều khiển nhiệt độ truyền thống.Ngoài ra,
Unilever đang đầu tư vào nguyên liệu thay thế cho dầu Diesel, ví dụ như khí nén tự nhiên (CNG)
và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Nguyên nhân dẫn đến quyết định này chủ yếu do LNG sản
sinh ra ít hơn 11% khí Cacbonic, ít hơn 95% lượng chất thải hạt và ít hơn 35% Oxit Nitơ so với
Diesel. Xe tải chạy trên LNG cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít hơn 50% – một điểm quan trọng,
đặc biệt là ở khu vực thành thị. Ở một số nước, nó cũng rẻ hơn dầu Diesel và giá cả dao động ít
hơn. Do đó, Unilever đang tiến hành thử nghiệm nhiên liệu thay thế trên toàn thế giới, bao gồm ở
Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Trung Quốc và Nga. Trong mạng lưới
Logistics Bắc Mỹ, Unilever hiện đang chạy 45 xe tải sử dụng CNG thay vì dầu Diesel. Những xe
tải có thể vận chuyển được 3,5 triệu dặm mỗi năm. Kế hoạch là tăng công suất CNG lên 250
chiếc xe vào năm 2018, có thể làm giảm chi phí nhiên liệu lên tới 12 triệu USD và cắt giảm
lượng khí thải CO2 lên 6.000 tấn trong ba năm.
Mặc dù sự quan tâm đến LNG đang ngày càng gia tăng, nhiều khu vực trên thế giới vẫn
chưa có khả năng cung cấp một mạng lưới các trạm nạp nhiên liệu LNG đủ lớn. Để giải quyết
thách thức này ở châu Âu, vào đầu năm 2016, Unilever đã thành lập một liên minh mang tên
Connect2LNG. Dự án hợp tác độc đáo này, được hỗ trợ bởi Ủy ban châu Âu, nhằm xây dựng 5
trạm nạp nhiên liệu LNG ở Pháp và Đức, nơi khoảng cách về cơ sở hạ tầng là lớn nhất. Việc xây
dựng các trạm nạp nhiên liệu này sẽ hỗ trợ cam kết của Unilever về nhiên liệu thay thế trong
12
tương lai và hy vọng sẽ mở ra tiềm năng của LNG như một nhiên liệu cho vận tải đường dài
quốc tế ở châu Âu.
Mặc dù chúng ta biết rằng các nhiên liệu thay thế như CNG và LNG có nhiều lợi ích so với
dầu Diesel, chúng không phải là các giải pháp nhiên liệu bền vững lâu dài. Trong dài hạn, sử
dụng nguồn nguyên liệu bền vững hơn như Hydro và khí Biogas sẽ trở thành xu hướng mới.
Bằng việc khám phá các giải pháp thay thế nhiên liệu hoá thạch và làm việc với các đối tác của
mình, Unilever sẽ khuyến khích ngành công nghiệp rộng lớn hơn khám phá các lựa chọn thay
thế bền vững hơn.

13
PHẦN 2: BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Nguyễn Tiến Minh và Giảng viên
Phạm Thị Phượng. Cảm ơn thầy cô đã đồng hành cùng em trong suốt 15 tuần vừa qua với những
bài giảng tâm huyết và bổ ích về học phần Logistics, đem đến cho em nhiều kiến thức mới làm
hành trang rộng mở phát triển công việc sau này.
Học phần Logistics giúp em có cái nhìn mới, hiểu được từ những kiến thức tổng quan, cơ
bản nhất như khái niệm, vai trò mục tiêu, các thành phần và lịch sử phát triển của logistics. Bên
cạnh đó, em được cung cấp rất kiến thức vận dụng cao và chuyên sâu hơn liên quan đến quản trị
và nghiệp vụ của từng hoạt động logistics như quản trị dự trữ và kho bãi, hoạt động vận tải, giao
nhận hàng hóa,... thuộc các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tầm quan trọng của logistics ảnh
hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong tình hình hiện
nay khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối
ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào là nguyên vật liệu, phụ
kiện,... tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng. Qua học phần Logistics với 7 chương học, ở
mỗi chương, em còn được tìm hiểu rất nhiều doanh nghiệp thông qua bài giảng của thầy cô và
qua bài thuyết trình của các nhóm, em lý giải được phần nào lý do tại sao các doanh nghiệp lớn
trên thế giới lại có những thành công lớn đến như vậy.
Bên cạnh kiến thức về chuyên môn, qua học phần này, em đã học thêm được những kỹ
năng mềm để hoàn thiện hơn về bản thân, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm. Qua những bài
thuyết trình đầy đủ và tâm huyết ở trên lớp, bản thân em đã có thể học hỏi rất nhiều từ các thành
viên trong nhóm mình cũng như các nhóm khác về nhiều mặt. Không chỉ vậy, những buổi giao
lưu với các anh chị trong ngành nghề Logistics giúp em có được những định hướng về nghề
nghiệp tương lai. Hiểu rõ hơn về công việc cũng như nghiệp vụ, các dịch vụ liên quan đến việc
thông quan hàng, các thủ tục thông quan hàng hóa, dịch vụ lưu kho, lưu bãi và cho thuê các kho.
Những kiến thức đã tiếp thu được trong khóa học này, em sẽ cố gắng đem nó vẫn dụng vào công
việc sau này, trong các ngành nghề kinh tế nói chung chứ không chỉ riêng một ngành Logistics.
Kỳ học này là lần thứ hai em được học cô Phạm Thị Phượng. Thật sự vô cùng may mắn
vì được học lớp cô giảng dạy. Cô là một giảng viên trẻ rất vui tính và vô cùng hiểu tâm lý sinh
viên. Những kiến thức luôn được cô đưa ra và giải thích với cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Cô
cũng dành rất nhiều thời gian cho sinh viên tìm hiểu và phát huy khả năng tư duy và phát biểu.
Những giờ thuyết trình luôn được cô làm một cách nghiêm túc nhất và những nhận xét cô đưa ra
đều là những lỗi sai sinh viên còn chưa biết, nhờ cô mà có thể khắc phục. Cô cũng không bao giờ
tiếc lời động viên, khen ngợi sinh viên phát huy. Hai buổi học với diễn giả được cô mời đến chia
sẻ khiến cho em nghe được thêm rất nhiều những kiến thức từ thực tế mà có lẽ bọn em chưa bao
giờ nghĩ đến. Bên cạnh đó, khóa học này có một số buổi là do thầy Nguyễn Tiến Minh dạy thay.
14
Dù chỉ là 2-3 buổi ít ỏi nhưng thầy cũng để lại cho bọn em dấu ấn lớn về sự vui vẻ hài hước và
cách giảng bài dễ hiểu. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

15
KẾT LUẬN
Có thể nói, logistics là chìa khóa tăng trưởng kinh tế của bất kì doanh nghiệp, quốc gia
nào. Nó giúp các hoạt động sản xuất, giao thương trở nên thuận tiện và tiết kiệm. Đồng thời là
yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp nào xây
dựng được một hệ thống quản lý logistics hiệu quả, doanh nghiệp đó sẽ có được nhiều lợi thế.
Ngoài ra, logistics còn là “trợ thủ” đắc lực cho hoạt động Marketing. Bằng cách cung cấp sản
phẩm đúng lúc, đúng thời điểm mà khách hàng đang có nhu cầu. Đó chính là lý do mà ngày càng
Trong bài này, em đã khái quát về chiến lược quản lý vận tải của Unilever; đồng thời phân
tích và đánh giá về Hệ thống quản lý vận tải (TMS) trong chiến lược quản lý vận tải của
Unilever. Bên cạnh đó, em đưa ra nhận xét về việc xu hướng chuyển đổi số và xu hướng phát
triển bền vững đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới chiến lược quản lý vận tải của Unilever. Từ đó, em
đưa ra được kết luận sau: Trong những thập kỷ qua, Unilever đã trở thành một trong những tập
đoàn hàng đầu thế giới trên lĩnh vực quản sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng thế giới. Điều
này là kết quả của sự liên kết chặt chẽ giữa khách hàng, các nhà vận tải, phân phối và khả năng
quản lý vận tải một cách có hiệu quả để vừa đáp ứng các mặt hàng nhanh chóng bắt kịp thời gian
bán hàng vừa giải quyết luôn bài toán hàng tồn kho. Hơn nữa, bằng cách ứng dụng công nghệ
hiện đại trong công tác quản lý; đồng thời nắm bắt được xu hướng phát triển bền vững đã giúp
Unilever có một cái nhìn mới trong việc bảo vệ môi trường. Unilever đạt mục tiêu giúp hơn một
tỷ người hành động để cải thiện sức khỏe và điều kiện sống của họ. Các thương hiệu “sống bền
vững” của Unilever đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và không ngừng dẫn đầu như Wall’s,
Vaseline, Sunlight, Sunsilk, Dove, Lipton, Dirt Is Good, Rexona, Knorr và Hellmann’s. Đến nay
Unilever vẫn luôn là thương hiệu tiêu dùng nhanh đi đầu thế giới với các mục tiêu kinh doanh và
xây dựng thương hiệu vững mạnh. Cách tạo ra sự khác biệt và luôn đi đầu xu thế của Unilever
xứng đáng là chiến lược hình mẫu cho nhiều công ty học tập theo đuổi.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh, M. (2020), Unilever Việt Nam tiên phong lan tỏa tinh thần phát triển bền vững.
Được truy xuất từ:
https://vnexpress.net/unilever-viet-nam-tien-phong-lan-toa-tinh-than-phat-trien-ben-
vung-4206748.html
2. Ánh Dương (2019), Chuyển đổi số là trọng tâm chiến lược của Unilever,
BransVietNam.com. Được truy xuất từ:
https://www.brandsvietnam.com/19702-Chuyen-doi-so-la-trong-tam-chien-luoc-cua-
Unilever
3. Executive.com (2004), Unilever Aims to Improve Customer Service with On-demand
TMS. Được truy xuất từ:
https://www.sdcexec.com/home/news/10353967/unilever-unilever-aims-to-improve-
customer-service-with-ondemand-tms#:~:text=Unilever%20Foods%20North
%20America%2C%20manufacturer,performance%20and%20transportation
%20management%20processes
4. Kama-software.com (2020), Giải pháp phần mềm TMS cho các công ty vận tải Việt Nam.
Được truy xuất từ:
http://kama-software.com/giai-phap-phan-mem-tms/#Toi_uu_hoa_tuyen_duong
5. Smartlog.com (2017), TMS sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Được truy
xuất từ:
https://gosmartlog.com/tms-se-tro-thanh-uu-tien-hang-dau-cua-doanh-nghiep/
6. Unilever.com (2022), Áp dụng công nghệ vào các hoạt động cốt lõi. Được truy xuất từ:
https://www.unilever.com.vn/news/2022/ap-dung-cong-nghe-vao-cac-hoat-dong-cot-loi/
7. Unilever.com (2022), Unilever Full Year Results 2021. Được truy xuất từ:
https://www.unilever.com/news/press-and-media/press-releases/2022/unilever-full-year-
results-2021/

17

You might also like