You are on page 1of 18

Outline bài Unilever.

1. Lý do chọn đề tài là phân tích Unilever?


Một số dòng sản phẩm tiêu biểu, được đông đảo người dân Việt Nam biết:

Bên cạnh những sản phẩm trên, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng được người
dân Việt Nam sử dụng như là: Sunsilk, Clear, Dove, Vaseline … và điểm chung của tất cả
sản phẩm, thương hiệu này là đều thuộc quyền sở hữu của Unilever – Một trong những
công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trên lĩnh vực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết
yếu nhằm đáp ứng cho nhu cầu đời sống hằng ngày của mỗi con người.

Vậy cũng qua đây chúng ta rút ra được gì?

Đó chính là Unilever không cần phải quá nổi bật trên các mặt báo hay các trang
mạng truyền thông, không cần phải phô trương thân thế trên các diễn đàng quốc tế. Nhưng
những sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty đa quốc gia này đang dần len lỏi vào
đời sống của mỗi hộ gia đình không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới (khoảng 190
quốc gia và vùng lãnh thổ) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mỗi con người, mỗi thành
viên trong gia đình. Bên cạnh đó tại Việt Nam, Unilever đã cải thiện sức và đời sống cho
hàng triệu người dân Việt Nam thông qua rất nhiều trương trình cộng đồng như là: “Vì một
Việt Nam khỏe mạnh hơn”, “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” – Hợp tác với Hiệp hội Răng Hàm
Mặt Việt Nam và các bệnh viện Răng Hàm Mặt, hay là chương trình “Vững vàng Việt Nam”
– được Unilever khởi động nhằm mục đích hỗ trợ cộng đồng vượt qua dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó vào 22/04/2022, Unilever đã giới thiệu chiến dịch Easy Green, thiết lập
mối quan hệ hợp tác bền vững, độc quyền với nền tảng thương mại điện tử Lazada trong
vòng 3 năm. Sự hợp tác này nhầm mục đích là để hàng triệu người Việt Nam tiếp cận dễ
dàng với lối sống thân thiện với môi trường, đồng thời phù hợp với mục đích toàn cầu của
Unilever là “mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến”.

 Với những lý do trên, Unilever xứng đáng nhận được những sự tôn trọng, ủng hộ
từ tất cả mọi người. Cũng với những lý do trên đã thúc đẩy chúng em tìm hiểu,
phân tích không chỉ về lịch sử hình thành, các sản phẩm, các công ty con mà còn
là về tình hình kinh tế của “đế chế hàng tiêu dùng này”.
2. Giới thiệu Unilever PLC và Unilever Việt Nam.
2.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever:
-Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về sản xuất các mặt
hàng tiêu dùng nhanh (FMCG: Fast Moving Consumer Good) như: mỹ phẩm, hóa chất giặt
tẩy, kem đánh răng, dầu gội hay thực phẩm chăm sóc cơ thể ... Công ty là kết quả của việc
sát nhập giữa 2 nhà sản xuất bơ thực vật Hà Lan Margarine Unie và nhà sản xuất xà phòng
Anh Lever Brothers vào ngày 02 tháng 09 năm 1929. Chính vì vậy mà Unilever là một công
ty niêm yết kép bao gồm:

+ Unilever PLC có trụ sở tại London (Anh).

+ Unilever NV có trụ sở tại Rotterdam (Hà Lan).

Tuy nhiên 2 công ty trên hoạt động như là một doanh nghiệp duy nhất, với một bạn
giám đốc chung và trụ sở chính được đặt tại London (Anh).

 Từ đây ta cũng có thể nhận thấy được 1 điều là cái tên Unilever được kết hợp
bởi từ Uni trong Margarine Unie và từ Lever trong Lever Brothers. Người ta đã
lấy 2 cái tên đại diện cho 2 công ty sơ khai để tạo ra cái tên mới Unilever.

-Unilever đang kinh doanh trên 3 dòng sản phẩm chính là:

+ Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống.

+ Dòng sản phẩm vệ sinh chăm sóc cá nhân.

+ Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà.

-CEO của Unilever hiện tại là Alan Jope (54 tuổi), ông giữ chức vụ CEO của Unilever
từ tháng 1 năm 2019 để thay thế cho người tiền nhiệm là Paul Polman (người đã giữ chức
CEO trong vòng 10 năm). Alan Jope là một doanh nhân người Anh, ông gia nhập Unilever
từ những năm 1985 và trước khi trở thành CEO ông là chủ tịch mảng kinh doanh chăm sóc
cá nhân và sắc đẹp của Unilever.

Hình: CEO Unilever Alan Jope

2.2 Slogan và cũng là sứ mệnh của Unilever:

Hình: Slogan of Unilever

Từ slogan “To add vitality to life” (Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống), ta hiểu được
phần nào bản sắc của tập đoàn Unilever. Unilever luôn theo đuổi  triết lý kinh doanh liêm
khiết và tạo dựng cuộc sống bền vững cho mọi người trên thế giới bằng các sản phẩm của
mình. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn Unilever không nằm ngoài xã hội, mà phải hướng
đến giải quyết các vấn đề của cộng đồng như sức khỏe, vệ sinh, sinh kế,… Dấu ấn của
Unilever đã được hình thành dựa trên các bản sắc và giá trị mà tập đoàn theo đuổi. Không
những vậy, tầm nhìn chiến lược này còn ảnh hưởng đến tư duy thiết kế logo của tập đoàn
Unilever.

2.3 Đối thủ cạnh tranh:


Bất kì công ty trong bất kì lãnh vực nào trên thế giới đều có đối thủ cạnh tranh. Rất
hiếm ngành nào đó mà một công ty lãnh xướng cả một thị trường. Chính vì thế Unilever
cũng vậy, mặc dù đây là “Đế chế hàng tiêu dùng” hàng đầu thế giới nhưng nó cũng vấp phải
những sự cạnh tranh gây gắt đến từ các công ty khác trong lĩnh vực cung ứng hàng tiêu
dùng trên toàn thế giới.
Đối thủ của Unilever có thể kể đến như là:

Tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia Công ty dược phẩm, thiết bị y tế,
của Mỹ. Thành lập năm 1837. đống gói hàng hóa tiêu dùng của Mỹ

Thành lập năm 1886.

Công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất Tập đoàn chuyên về các sản phẩm

Thế giới. Có trụ sở tại Thụy Sĩ. (1866). Chăm sóc cá nhân của Pháp. (1909).

Bên cạnh đó cũng có một số cái tên khác trong ngành mà Unilever cũng phải cân
nhắc khi đưa ra chiến lược cạnh tranh của mình, như là: Tyson Foods, Danone, Kimberly
Clark, Kellogg, Henkel,…

Tuy nhiên theo Paul Polman chia sẽ vào những năm 2014 là những tập đoàn lớn
không phải những đối thủ cạnh tranh khó khăn nhất của Unilever, mà nó lại đến chính từ
những công ty ở những thị trường mới nổi. Vì thế Unilever đã quyết định áp dụng chiến
lược mua lại chuyên sâu để chống lại một số đối thủ cạnh tranh nhỏ cũng như là mở rộng
thị trường, ví dụ như là:
Unilever quyết định mua lại 82% cổ phần của Kalina

– một công ty mỹ phẩm của Nga vào năm 2011.

Được đăng trên tờ “The New York Times”.

Hay bên cạnh đó Unilever cũng đã hợp tác với đối thủ của mình trong một số dự án
nhất định như là:

Hay mới nhất là vào những năm 2021,


Henkel, L’Oréal, LVMH, Natura & Co, và
Unilever công bố sự hợp tác toàn cầu mới
nhằm đồng phát triển hệ thống đánh giá và
chấm điểm tác động môi trường toàn ngành
cho các sản phẩm mỹ phẩm.

2.4 Giới thiệu Unilever Việt Nam:


Unilever chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam vào năm 1995. Từ đó đến nay
Unilever được xem là một trong những nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại Việt
Nam.

Khi ra mắt thị trường Việt Nam năm 1995 thì Unilever lúc đó là tập hợp của 3 công ty
riêng biệt và Unilever đã đầu tư 120 triệu USD vào 3 công ty đó, được thể hiện ở bảng:

Tuy nhiên vào năm 2004, Công ty TNHH Elida P/S đã sáp nhập với Unilever
Bestfood vn tạo nên doanh nghiệp mới có tên là Công ty TNHH Bestfoods và Elida P/S Việt
Nam với tổng vốn đăng ký 54,6 triệu USD.

 Hiện tại Unilever đầu tư vào 2 doanh nghiệp chính ở Việt Nam là:
+ Công ty Lever Việt Nam – là một công ty liên doanh với Tổng công ty hóa chất
Việt Nam (Vinachem).
+ Công ty TNHH Bestfoods và Elida P/S Việt Nam – là công ty có 100% vốn
nước ngoài.
Unilever đã cung cấp trực tiếp cho hơn 1.700 người và 15.000 việc làm gián tiếp cho
những người làm việc trong các bên thứ 3 thông qua mạng lưới với hơn 300.000 nhà bán lẻ
và 150 nhà phân phối.

Trụ sở chính: 156 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Q. 7, Tp. HCM.

Hình: Trụ sở chính của Unilever tại Q.7.

Bên cạnh đó thì Unilever hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và KCN
Biên Hòa.

2.5 Sản phẩm của Unilever hiện tại ở thị trường Việt Nam:

3. Chu chuyển vốn trong tập đoàn Unilever 2006.

Trong khuôn khổ bài làm, nhóm em xin lấy tình huống tập đoàn
Unilever để phân tích quá trình chu chuyển vốn trên 3 thị trường là
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi trong 2 năm 2006 và 2007

Chu chuyển vốn Unilever

Năm 2006 (Đơn vị Triệu Euro)

Châu Âu Châu Mỹ Châu Á & Châu Phi


Doanh thu 15.000 13.799 10.863
LN thực hiện 1.903 2.178 1.327
Vốn đầu tư 14.489 11.564 11.019
Năm 2007 (Đơn vị: Triệu Euro)

Châu Âu Châu Mỹ Châu Á & Châu Phi


Doanh thu 15.205 13.422 11.540
LN thực hiện 1.678 1.971 1.596
Vốn đầu tư 14.703 10.878 11.721

Phân tích các số liệu trên ta thấy:

Doanh thu tại Châu Âu và Châu Mỹ trong 2 năm 2006 và 2007 của Unilever là
khá tương đương. Tuy nhiên, tỉ lệ lãi trên doanh thu giảm đi không ít (ở Châu Âu, tỉ lệ
này từ 12,68% xuống 11,035%, Châu Mỹ từ 15,784% xuống còn 14,68%). Ngược lại, ở
Châu Á, con số này tăng từ 12,216% lên 13,83%. Sở dĩ có sự tăng trưởng nàu đó là do
sự cạnh tranh thị trường Châu Âu và Châu Mỹ ngày càng trở nên khóc liệt, trong khi
đó các quốc gia Châu Á và Châu Phi còn trống rất nhiều. Tại Châu Á và Châu Phi chưa
có nhiều thương hiệu cạnh tranh trong cùng lĩnh vực mà có tên tuổi. Tư tưởng thích
tiêu dùng hàng ngoại quốc cho phép công ty đặt mức gía cao hơn cho sản phẩm của
mình mà người tiêu dùng vẫn quyết định mua. Hơn nữa trong quá trình gia nhập nền
kinh tế thế giới, các Quốc gia đang phát triển này cũng cam kết và từng bước thực
hiện việc bỏ hàng tào thuế quan và bảo hộ, tạo ra môi trường đầu tư sang các quốc
gia có mức thuế cao. Trên thực tế với các quốc gia này, Unilever đã phát triển 1 số
sản phẩm khá thành công như Omo, Comfort, Dove,….

Doanh thu là yếu tố quan trọng nhưng chưa nói lên tất cả. Khi xen xét việc
quản trị vốn của một doanh nghiệp nói chung và một công ty đa quốc gia nói riêng, ta
phả xem xét nhiều khía cạnh. Vốn đầu tư là một trong số đó. Nếu nhìn vào số vốn
đầu tư, ta thấy mặc dù thị trường Châu Mỹ là nơi doanh nghiệp đầu tư ít nhất song
lại là nơi có tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư cao nhất (lần lượt là 18% ở Châu Mỹ và
13% ở châu A và Châu Phi còn lại 11% Châu Âu). Như vậy, thị trường Châu Mĩ hiện
nay vẫn là thị trường hấp dẫn mà Uni không nên từ bỏ. Nguyên nhân đó là do Châu
Mỹ là nơi có nhiều quốc gia mà trình dộ khoa học công nghệ phát triển vược bậc. Từ
đó mà một đồng vốn bỏ ra thu về nhiều lợi nhuận hơn. VIệc chu chuyển vốn nên
thực hiện đó là cắt giảm các khoản đầu tư hay lợi nhuận giữ lại ở các công ty con
thuộc Châu Âu và chuyển sang đầu tư cho các công ty con ở Châu Á và Châu Mỹ. Vấn
đề là đầu tư vào Châu Á và Châu Mỹ ở nơi nào có lợi hơn?
Quay nược lại năm 2006, ta só sánh chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư giữa
Châu Mỹ (18,8%) với Châu Á và Châu Phi (12,4%). Như vậy chỉ số này đối với Châu Mỹ
vào năm 2007 đã giảm đi còn châu Á và Châu Phi là tăng lên. Giải thích cho hiện
tượng này, đó là bởi chi phí nhân công ở các quốc gia châu Á và châu Phi hiện nay
còn rất rẻ so với tại châu Mỹ. Lượng nhân công dồi dào giúp họ có thể tìm được cho
mình những lao động đủ tiêu chuẩn với mức giá cạnh tranh và phù hợp nhất. Đây
cũng là các quốc gia mà nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có sẳn. Chi phí
vận chuyển hay chuyển nhượng quyền mua nguyên liệu không còn là nỗi lo với
doanh nghiệp, còn có thể từ đó mà tiết kiệm được 1 khoản. Hàng hoá được sản xuất
với chi phí giảm đi trong khi giá bán không dao động nhiều tất yếu sẽ dẫn đến sự
tăng thêm của tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng vốn đầu tư xu hướng này sẽ tiếp tục
diễn ra khi mà các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi gỡ bỏ dần hàng rào
thuế quan cũng như pháp lý đối với doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh
nghiệp FDI nói riêng. Thêm vào lợi thế ban đầu về tỉ lệ giữa lợi nhuận ròng trên
doanh thu cao hơn, công ty Unilever nên tính đên việc đầu tư vốn cho các công ty
con trực thuộc mình tại Châu Á& Châu Phi trước trong điều kiện pháp lý và kĩ thuật
cho phép

 Kết luận: Với tình huống là tập đoàn Unilever, ta phần nào thấy được quản trị
tài chính là một công tác hết sức khó khăn, và càng nhiều thử thách hơn khi
nó được thực hiện trong các công ty đa quốc gia. Huy động vốn từ các nguồn
nào, tổ chức phân phối nó ra sao, ở đâu, vào những ngành nào để hoạt động
kinh doanh diễn ra hiệu qủa nhất, thu về được lợi ích nhiều nhất là câu hỏi
hóc búa đặt ra cới các nhà quản trị. Quản trị tài chính là hoạt động mà bất cứ
doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện, lại càng quan trọng hơn đối với các
công ty đa quốc gia khi mà số vốn lớn của công ty được trải rộng trên các thị
trường. Môi trường kinh tế thế giới vận động hàng ngày, hàng giờ luôn tác
động mạnh mẽ đến sự hoạt động của công ty. Nhà quản trị tài chính hiệu quả
phải là người sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả, để một đồng vốn đầu tư
mang lại nhiều lợi ích nhất cho công ty

4. Phân tích báo cáo tài chính của Unilever và so sánh với Procter &
Gamble.
4.1 Lấy số liệu từ:
Yahoo! Finance

4.2 Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán:

 Unilever:
 Procter & Gamble (P&G):

 Nhận xét:
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết với tổng số tài sản hiện có thì
doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được cá khoản nợ phải trả hay không (cả ngắn và
dài hạn).

Về mặt lý thuyết thì tỷ số này của Unilever và cả P&G đều lớn hơn 1. Điều này
thể hiện chỉ số này của cả 2 doanh nghiệp đều rất tốt và đảm bảo được khả năng thanh
toán tổng quát. .

Nhưng tuy nhiên trên thực tế dù có đủ hoặc dư sức trả nhưng khi nợ đến hạn trả
thì nếu không đủ tiền hoặc tương đương tiền thì các doanh nghiệp cũng hiếm khi bán tài
sản để trả nợ mà cố gắng thắt chặt lại tình hình tài chính và trả từ từ. Do đó thông
thường hệ số này lớn hơn hoặc bằng 2 thì mới đảm bảo rằng các chủ nợ có thể thu hồi
được nợ khi đáo hạn.

+ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn có nghĩa là các
khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng 1 năm hay 1 kì kinh doanh.
Về mặt lý thuyết thì chỉ số này của Unilever và P&G đều là không tốt vì cả chỉ số
trong 4 năm của 2 công ty trên đều bé hơn 1. Nó thể hiện tài sản ngắn hạn của cả
Unilever và P&G đều không bù đắp được các khoản nợ ngắn hạn.

Dẫn ý: Đúng là một doanh nghiệp có thể có thừa khả năng thanh toán tổng quát
cũng như thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng trong những giai đoạn nhất định trong năm,
khi cần thiết phải thanh toán nhanh các khoản nợ, thì doanh nghiệp lại không thể đáp
ứng được. Chính vì thế các nhà phân tích mới tìm hiểu về hệ số thanh toán nhanh để
xác định rõ là với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn liệu doanh nghiệp có thanh toán
được nợ ngắn hạn hay không? Và thanh toán tức thời để xác định doanh nghiệp có khả
năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay không?

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Về mặt lý thuyết Hhỉ số này của Unilever và P&G đều nằm trong khoảng từ 0-1.
Đây là khoảng rất tốt và qua đó cho thấy là cả Unilever và P&G đều có khả năng thanh
toán nhanh nếu doanh nghiệp có nợ cần thanh toán ngay lập tức.

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số này của Unilever và P&G đều nằm trong khoảng từ 0-0.5. Đây là khoảng
rất tốt và nó thể hiện doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán tức thời.

Hệ số này có giá trị cảnh báo rất cao, nếu doanh nghiệp không đảm bảo khả
năng thanh toán tức thời, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải áp dụng ngay các biện
pháp tài chính khẩn cấp để tranh cho doanh nghiệp không bị lâm vào tình trạng phá sản.

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: là cho biết với số tài sản dài hạn
hiện có thì doanh nghiệp có khả năng trang trải nợ dài hạn hay không?

+ Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn: để đảm bảo khả năng
thanh toán nợ dài hạn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,
tranh cho doanh nghiệp không bị rơi vào cảnh phá sản thì các nhà quản lý cần thiết lập
khoảng đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn.

Cả Unilever và P&G đều có hệ số giới hạn đầu tư vào tài sản dài hạn lớn hơn 1,
điều đó thể hiện doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

4.3 Tính ROA, ROE, ROS:

 Tính:
 Nhận xét:

+ ROE cho biết trong năm 2018 là 76% rất cao so với các năm sau và
giảm xuống 40% 2019 và còn 30,6% vào năm 2021. Nhìn vào tuyến thời gian
ta thấy được việc hiệu quả sử dụng vốn của họ đang giảm dần đây là điều
đặc biệt không tốt. Năm 2018 đạt đến 76% là do họ tiết kiệm được một
khoảng chi rất lớn trong khoảng các khoản chi hoạt động kinh doanh nên lợi
nhuận sau thuế cao gần 100% so với các năm sau.

So sánh với đối thủ của mình P&G thì họ đang đi ngược lại là ROE tăng
dần theo thời gian từ 17,9% lên 30,8% trong 4 năm. Nếu xem xét đầu tư thì
có lợi hơn vẫn là P&G vì ROE tăng trưởng qua từng năm, còn Unilever đang
thụt lùi.

+ ROA: Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, doanh nghiệp bỏ
ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế,
chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản tốt.

ROA của Unilever cũng có xu hướng giảm trong chu kì 4 năm từ 2018-
2021. Trong khi của P&G có xu hướng tăng trong cùng chu kì 4 năm với
Unilever. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của P&G ngày càng tốt
hơn, nó trái ngược so với Unilever khi ngày càng xấu đi.

+ ROS: Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, doanh nghiệp thu
được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

ROS củng giống vậy, Doanh thu unilver tăng trưởng thấp còn P&G
tăng trưởng rất tốt.

5. Quản trị rủi ro.


Khi xâm nhập vào một thị trường mới, đặc biệt là thị trường ngoại
quốc thì các công ty luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro bới sự khác
biệt về tôn giáo, văn hóa – xã hội cũng như ngôn ngữ.

Unilever cũng vậy khi muốn tham gia vào một thị trường mới nào
đó thì họ cũng sẽ gặp rất nhiều rủi ro, và với việc tìm hiểu kĩ các rũi ro
sẽ phải đối diện giúp cho tránh sự thất bại tại thị trường này.

5.1 Rủi ro về chính trị:


Unilever là tập đoàn đa quốc gia nên việc họ ở rộng kinh doanh
doanh và thâm nhập vào các nước trên thế giới là điều hiển nhiên. Tại
thời điểm hiện tại họ có mặt tại hơn 190 quốc gia. Riêng tại Việt Nam là
một quốc gia có thể chế chính trị tốt, một Đảng lãnh đạo nên không có
các vấn đề bất ổn về mặt chính trị. Ngoài ra trong thời gian tới Việt Nam
còn tạo thêm điều kiện, chính sách để cho các doanh nghiệp nước
ngoài kinh doanh lâu dài.

5.2 Rủi ro trong kinh doanh:


Trong giai đoạn hiện tại tình hình kinh tế đang có nhiều diễn biến
hết sức phức tạp: Việc chiến tranh giữa Ukraina và Nga đã khiến cho
giá dầu được đẩy lên mức cao kỷ lục, Trung Quốc đang thực hiện chiến
lược zero covid đóng của nguồn cung toàn cầu, điều này khiến cho giá
xăng tăng, lạm phát tăng khiến cho nguyên liệu đầu vào cũng tăng
theo. Trong báo cáo quý 1 năm 2022 họ cũng đã tính đên những rủi ro
trên mà đưa ra được những chiến lược cho trường hợp xấu nhất. Dự
kiến cho chi phí lạm phát chi phí đầu vào vào khoảng 2,1 tỷ euro trong
nửa đầu năm, nhưng chiến tranh bùng nổ ở Ukraine và sự gia tăng liên
quan đến lạm phát nguyên liệu thô đã nâng dự báo chi phí của Unilever
cho nửa cuối năm 2022. Công ty hiện dự báo lạm phát chi phí đầu vào
là khoảng 2,7 tỷ €.
Thời kỳ lạm phát chưa từng có này đòi hỏi họ phải thực hiện
thêm hành động định giá với một số tác động đến khối lượng. Họ dự
kiến tăng trưởng doanh số nhờ chiến lược định gía năm 2022 với mức
tăng trưởng khoảng 4,5% - 6,5%.

5.3 Rủi ro trong tài chính:


- Rủi ro tài chính trong giai đoạn hiện tại:
+ Việc FED nâng lãi suất sau hàng chục năm khiến cho nền kinh tế thế
giới có sự mất cân bằng. Đầu tiên chúng ta nói đến vấn đề FED tăng lãi
suất. Lý do việc tăng lãi suất là vì hiện tại kinh tế Mỹ hết sức khó khăn,
tỷ lệ lạm phát nằm ở mức 8,4% vì đã bơm quá nhiều tiền vào thị
trường. Sau khoảng thời gian một thâp kỷ thì lần đầu tiên lãi suất tăng
lên 0,75% và kéo dài đến cuối năm 2022. Dự kiến sau khi kết thúc thì
lãi suất sẽ tăng lên ở mức 3% để hút tiền về làm giảm phát.Vậy điều
này có nghĩa ràng việc giao thương với nước Mỹ và các nước khác
càng khó khăn hơn.

Qua bảng thông tin trên của Unilever ta thấy được doanh số tăng
trưởng cùng kỳ là 11,8%, trong đó có các yếu tố ảnh hưởng như việc
thay đổi về tỷ giá hối đoái nằm ở mức 3,1%.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái 31/12/2021 19/6/2022 Chênh lệch


USD/VND 22,826 23,230 1,7%

Tỷ giá tăng ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh
của Unilever?

Khi công ty nhập nguyên liệu từ nước ngoài vào Việt Nam thì việt
nhập các nguyên liệu từ nước ngài vào Việt Nam sẽ cao hơn và làm
tăng giá vốn hàng bán làm giảm đi lợi nhuận. Khi chuyển các lợi nhuận
kinh doanh từ công ty Việt Nam về công ty mẹ sẽ ít hơn nếu đồng $
tăng. Các công ty đa quốc gia phòng chống rủi ro này bằng cách ký các
hợp đồng đồng kỳ hạn.

6. Chuyển giá của tập đoàn tài chính đa quốc gia.


6.1 Chuyển giá:
Case 1: Unilever Việt Nam trốn thuế đăng trên Vietnam.net năm 2018.
https://vietnamnet.vn/tu-ket-luan-kiem-toan-thue-quyet-dinh-truy-thu-unilever-gan-600-ty-
dong-489272.html

Case 2: Hay là vụ chuyển giá giữa Unilever Kenya Limited và Unilever


Uganda Limited.

Unilever Uganda Limited (UUL) và Unilever Kenya Limited (UKL)


đều thuộc tập đoàn Unilever PLC. ULL và UKL đã kí kết một hợp đồng với
nhau vào năm 1995 là UKL sẽ thay mặt UUL sản xuất và cung cấp cho UUL
những sản phẩm mà UUL đặt. Suốt những năm 1995 và 1996, 2 công ty này
đã sản xuất và bán hàng hóa cho thị trường nội địa Kenya và cho thị trường
xuất khẩu - những khách hàng không liên quan tới UKL.

Tuy nhiên, cái giá mà UKL tính cho UUL khác với cả 2 doanh số
bán hàng trong nước lẫn xuất khẩu cho cùng các loại hàng hóa giống nhau.
Nói cách khác, UKL tính giá thấp hơn cho UUL sau đó tính phí lên người mua
trong nước và các nhà nhập khẩu ngoài nước không liên quan tới UKL.
Uỷ ban thuế đã đưa ra các đánh giá chống lại UKL khi cho rằng
UKL và UUL có mối quan hệ đặc biệt là cùng thuộc Unilever PLC. Họ cho
rằng các giao dịch giữa 2 công ty dẫn đến lợi nhuận chịu thuế ít hơn cho UKL
đó đã được sắp xếp. Họ cho rằng việc bán giá sản phẩm cho UUL của UKL
phải được tính tương đương với bán cho người dân Kenya cũng như là các
nhà nhập khẩu ngoài Kenya.

Kết luận:

-Định nghĩa: Chuyển giá được hiểu là một bộ phận các công ty có mối quan hệ liên
kết với nhau giao dịch, thực hiện chính sách đối với hàng hóa, dịch vụ, vay, đi vay được
chuyển dịch các các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết không theo giá thị trường nhằm
tối thiểu hóa số thuế phải nộp.

-Các phương pháp chuyển giá có thể kể đến như:

+ Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm
hoặc thành phẩm từ nước ngoài.

+ Chuyển giá thông qua việc mua tài sản cố định hữu hình với giá cao.

+ Chuyển giá thông qua việc mua bán tài sản cố định vô hình với giá cao.

-Ngoài vụ việc Unilever Việt Nam ở trên thì cũng có rất nhiều vụ chuyển giá trôn thuế
nổi tiếng xảy ra tại Việt Nam như là:

Vụ việc Metro báo lỗ suốt 12 năm mà không phải nộp bất kì một khoản thuế nào ở
Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều Ngân sách Nhà nước. Kết quả là Metro đã bị truy thu thuế
đến 507 tỷ đồng.
-Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam:

+ Hoàn thành khuôn khổ pháp lý về chống chuyển giá một cách rõ ràng và minh
bạch.

+ Tổng cục thuế nên tăng cường giám sát về tình hình tài chính và sản xuất kinh
doanh của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam.

+ Xây dụng luật pháp, chế tài nghiêm nhằm đủ sức răn đe các hành vi muốn sai
phạm.

6.2 Định giá:

-Định nghĩa: định giá chuyển giao cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp,
nhưng khi chuyển giá, chuyển giao nội bộ thấp hơn hay cao hơn thị trường thì sẽ
xảy ra hiện tượng chuyển giá.

You might also like